1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhận thức của sinh viên đại học về sống thử

126 3,9K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 2,38 MB

Nội dung

Trong cuộc Hội thảo Gia đình với trẻ em do Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam tổ chức tháng 6 năm 2001, PGS.TS Lê Khanh đã phát biểu về một trong những thách thức đối với gia đình

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN

-

ĐÀO THỊ TUYẾT MAI

NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC VỀ SỐNG THỬ

( NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP Ở HÀ NỘI: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA,

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI - 2009

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN

-

ĐÀO THỊ TUYẾT MAI

NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC VỀ SỐNG THỬ

(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP Ở HÀ NỘI: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA,

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN)

Chuyên ngành : Xã hội học

Mã số : 60 31 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Mai Quỳnh Nam

HÀ NỘI - 2009

Trang 3

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, đời sống vật chất của con người được cải thiện ngày càng được nâng cao hơn, đồng thời đời sống tinh thần cũng có nhiều biến đổi, trong đó gia đình có thể coi là tấm gương phản ánh sâu sắc

sự biến đổi xã hội Sự biến đổi của gia đình biểu hiện ở nhiều mặt: quy mô, cơ cấu, vai trò, chức năng của gia đình Bên cạnh mô hình gia đình truyền thống, gia đình hiện đại, hiện nay ngày càng phổ biến các mô hình gia đình mới như gia đình đồng tính, gia đình chỉ có bố hoặc mẹ nuôi con, đặc biệt là việc chung sống trước hôn nhân của các cặp đôi nam nữ có thể coi là mô hình gia đình tiền hôn nhân

Theo Báo cáo tổng hợp được công bố vào tháng 2 năm 2009 của Dự án quốc gia điều tra về tình trạng hôn nhân của Mỹ (The national marrige Project) thì xu hướng ngày càng nhiều các cặp đôi nam nữ chung sống trước hôn nhân và tỉ lệ này gia tăng với tốc độ rất nhanh [60, pg2] (xem thêm phụ lục số 1) Qua bảng số liệu điều tra về tỉ lệ các cặp đôi chung sống không kết hôn trên tổng số các cặp đôi sống chung tại một số nước trên thế giới cho thấy cao nhất là ở New Zealand, thập niên đầu của thế kỷ 21 tỷ lệ các cặp đôi chung sống không kết hôn tăng 59,1% so với tỷ

lệ đó của những năm 90 thế kỷ 20 Con số này ở các nước Anh, Mỹ, Úc lần lượt là 52,5%; 49% và 48,2% Dữ liệu công bố ở Anh cho thấy rằng 12% dân chúng ở tuổi

từ 18 đến 24 là đang sống chung không hôn nhân với nhau [1, tr474]

Ở Mỹ, trong cuộc tổng điều tra dân số đều có chỉ số về các cặp chung sống trước hôn nhân (cohabiting), đồng nghĩa với việc họ xem việc chung sống trước hôn nhân cũng là một chỉ báo của hệ thống gia đình Hiện nay tỷ lệ kết hôn của Mỹ đã giảm xuống còn 43% kể từ năm 1960 Cùng với đó, số lượng cặp đôi nam nữ chung sống không kết hôn tại Mỹ tăng gấp 6 lần vào thập niên 60 của thế kỷ XX và đã tăng thêm 48% nữa vào giữa những năm 1990 và 1998 Theo báo cáo năm 2001 của Cục thống kê Mỹ, 50% số người tuổi từ 25 đến 40 là sống chung với nhau không kết hôn [1, tr475] Theo số liệu công bố của Dự án quốc gia nghiên cứu về hôn nhân của Mỹ cho thấy: năm 1960 có 439.000 cặp đôi sống chung không kết hôn, năm

Trang 4

1970 là 523.000 cặp đôi, năm 1980 là 1.589.000 cặp đôi, đến năm 2007 con số này

là 6.445.000 cặp đôi [59, pg7] (xem thêm phụ lục số 2) Như vậy từ năm 1960 đến năm 2007 số cặp đôi nam nữ chung sống không kết hôn đã tăng 15 lần Trong đó, tính riêng số lượng cặp đôi nam nữ chung sống trước hôn nhân có con dưới 15 tuổi

từ năm 1960 đến năm 2005 đã tăng 9,9 lần (Năm 1960 là 197.000 cặp, năm 2005 là 1.954.000 cặp) (xem thêm Phụ lục số 3)

Nếu như một nghiên cứu năm 1989, tại Mỹ đã chỉ ra rằng khoảng 60% các cặp chung sống trước hôn nhân đã kết thúc bằng cuộc hôn nhân thực sự [64, pg.8] thì cũng tại Quốc gia này đã có cuộc nghiên cứu kéo dài 3 năm, kết quả được công

bố vào tháng 8 năm 2002 cho thấy 86% cuộc sống thử kết thúc bằng chia tay Khi tiến hành điều tra tiếp 14% đã tiến đến hôn nhân thì những cặp đã sống thử này có tỉ

lệ ly hôn cao hơn gấp đôi những cặp đôi trước đây sống riêng [63, pg.3] Tại Canada, kết quả cuộc nghiên cứu do trường Đại học Western Ontario thực hiện, khảo sát 8000 người đã từng kết hôn, đã cho thấy mối liên quan chặt chẽ giữa ly hôn và chung sống trước hôn nhân Nghiên cứu đã chỉ ra việc chung sống trước hôn nhân đã tác động trực tiếp một cách tiêu cực đến hôn nhân, làm giảm tính hợp pháp

và sự bền vững trong hôn nhân [70, pg.5]

Ở Việt Nam, gần 10 năm trở lại đây xuất hiện hiện tượng nam nữ thanh niên chung sống trước hôn nhân – thường xuyên được nhắc đến là với khái niệm “sống thử” - trong đó có nhóm SV cùng việc ra đời xóm trọ “gia đình SV” Trong cuộc Hội thảo Gia đình với trẻ em do Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam tổ chức tháng 6 năm 2001, PGS.TS Lê Khanh đã phát biểu về một trong những thách

thức đối với gia đình Việt Nam hiện nay là: "Những quan niệm xa lạ với truyền

thống đạo đức của dân tộc về hôn nhân và gia đình (sống "thử" với nhiều người trước khi kết hôn với một người) của xã hội phương Tây đang làm xuất hiện ở Việt Nam những "gia đình giả" cùng với lối sống buông thả, tuỳ tiện trong quan hệ nam

nữ, ngang nhiên thách thức dư luận xã hội, đạo lý và luật pháp" [19, tr30]

Như vậy, các nhà nghiên cứu trong nước cũng đã đặt hiện tượng chung sống trước hôn nhân của thanh niên bên cạnh vấn đề gia đình, nhưng chưa thực sự coi đó

là một vấn đề của gia đình

Trang 5

Không phải bạn trẻ nào cũng thích sống thử nhưng tâm lý chung của giới trẻ

là thích thử Gọi là “sống thử” nhưng thực tế đây là cuộc sống thật bởi những cặp đôi này sống chung, cùng ăn, cùng sinh hoạt chung và có QHTD như các cặp vợ chồng thật, tuy nhiên chưa đăng ký kết hôn hay đơn giản hơn là chưa có một đám cưới chính thức ra mắt họ hàng

Đối tượng sống thử tập trung vào giới thanh niên, trong đó có SV Là một nhóm xã hội đặc thù, SV Việt Nam ngày càng đông đảo: năm 1996-1997 có 568.300 SV, đến 2001-2002 con số này đạt 974.119 SV, tăng 1,7 lần trong vòng 5 năm Số SV trên 1 vạn dân năm 1994 là 26, đến 2000-2001 đã là 118 SV/10000 dân Số SV năm 2003 là 1.131.000, năm 2004 là 1.319.800 SV, năm 2005 là 1.387.100 SV, năm 2006 là 1.666.200 SV và đến năm 2007 tính sơ bộ có 1.928.400

SV [58] Cùng với sự lớn mạnh về lượng là sự trưởng thành về chất Bên cạnh những thành tích vượt trội trong học tập và nghiên cứu khoa học, đời sống tinh thần của SV hiện nay cũng có nhiều biến đổi Việc nam nữ SV chung sống trước hôn nhân ngày càng phổ biến Cùng với đó là QHTD trước hôn nhân, những vấn đề về sức khỏe sinh sản, tình trạng nạo phá thai, sự biến đổi tâm lý giới trẻ,…

Ở Việt Nam, cũng đã có một số nghiên cứu về những vần đề liên quan như: nhận thức, thái độ và hành vi tình dục của SV đại học, nạo thai trước hôn nhân của

nữ thanh niên tại Hà nội, kiến thức phòng tránh thai của nam nữ thanh niên chưa lập gia đình,…Chỉ trong 0,22 giây tìm kiếm trên mạng Google cho kết quả 17.200.000 bài viết liên quan đến “sống thử” (tất nhiên trong số này có các bài báo trùng lặp vì đăng tải ở nhiều Website khác nhau) Một số nơi tổ chức những diễn đàn bàn luận

về sống thử - nên hay không nên, tiêu biểu là buổi tranh luận trực tuyến do báo mạng Tienphongonline tổ chức ngày 8/4/2005 đã thu hút số lượng độc giả rất lớn

Và ngày 2/12/2007 tại Hội trường trường ĐHKHXH&NV Hà Nội đã diễn ra cuộc trao đổi thẳng thắn và sôi nổi giữa các chuyên gia tâm lý và SV với chủ đề “Yêu và sống sao cho lành mạnh”,…Những điều này cho thấy sống thử thực sự đang là một vấn đề nóng bỏng trong giới SV và thu hút được nhiều sự quan tâm của nhiều đối tượng khác nhau

Trang 6

Có ý kiến đồng tình với sống thử, cũng có ý kiến phản đối kịch liệt lối sống này, còn những người trung lập thì không hưởng ứng cũng không phản đối Mỗi bên đều có những lý lẽ, những biện giải cho suy nghĩ của mình Nhưng một thực tế không thể phủ nhận được là việc sống thử trước hôn nhân đã ảnh hưởng sâu sắc đến lối sống của SV nói riêng và giới trẻ nói chung Cần có một định hướng rõ ràng, cụ thể hơn để các bạn trẻ nhận thức, hiểu biết được thực tế cuộc sống và tìm ra con đường đi tốt nhất Sống thử trước hôn nhân có thực sự là một lối sống mới cần được ủng hộ của SV nói riêng và giới trẻ nói chung không? Sống thử mang lại những lợi ích gì và để lại hậu quả thế nào cho những người trong cuộc? Để trả lời được những câu hỏi trên, cần có một cuộc nghiên cứu trên quy mô rộng và kéo dài về thời gian

Để bắt đầu cho quá trình tìm hiểu lâu dài, sâu rộng về vấn đề đó nên tìm hiểu nhận thức của SV đối với vấn đề này đồng thời giúp các bạn SV có lối sống đúng đắn và hợp lý hơn cần hiểu họ nhận thức ra sao về sống thử? Cuộc sống này có gì giống và khác với cuộc sống gia đình không?

Xuất phát từ những trăn trở trên, tác giả luận văn chỉ tìm hiểu một góc cạnh nhỏ của vấn đề đó là “Nhận thức của SV Đại học về sống thử” (Qua nghiên cứu trường hợp: ĐHBKHN, HVBC&TT, ĐHKHXH&NV tại Hà Nội) Đây là 3 trường Đại học tiêu biểu cho 3 cụm trường Đại học lớn ở Hà nội và mỗi trường có những nét đặc trưng riêng: Đại học Bách khoa là trường về khoa học tự nhiên, ĐHKHXH&NV là trường về khoa học xã hội và HVBC&TT là trường Đảng

2 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Về góc độ lý luận, tác giả luận văn gắn sống thử với phạm trù gia đình, giúp các bạn SV nhận thức rõ hơn nữa sống thử thực sự là một phần trong bức tranh đa diện của đời sống gia đình

Về góc độ thực tiễn, tìm hiểu nhận thức của SV về vấn đề sống thử, đồng thời phân tích những yếu tố tác động đến nhận thức của SV, phân tích hệ quả xã hội

để giúp chính các bạn SV có cái nhìn đúng đắn hơn về vấn đề trên và phát triển lối sống lành mạnh

Đồng thời đề tài hy vọng giúp ích cho công tác quản lý SV đại học hiện nay

và cũng mong góp phần nhỏ bé vào chuyên ngành xã hội học gia đình

Trang 7

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu nhận thức của SV Đại học đối với vấn đề sống thử trước hôn nhân dưới góc độ so sánh với cuộc sống gia đình, đánh giá những yếu tố tác động đến nhận thức đó, phân tích hệ quả xã hội Từ đó góp phần đưa ra kiến nghị, giải pháp giúp cho SV có nhận thức đúng đắn hơn đối với vấn đề này và sẽ góp phần phát triển lối sống có văn hoá trong giới thanh niên nói chung và SV nói riêng

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ những khái niệm, cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như phương pháp nghiên cứu về nhận thức của SV đối với vấn đề sống thử

- Tìm hiểu nhận thức của SV đại học đối với vấn đề sống thử dưới góc độ so sánh với cuộc sống gia đình

- Phân tích những yếu tố tác động đến nhận thức của SV đối với vấn đề sống thử

- Nhận diện xu hướng sống thử thông qua nhận thức của SV

- Đề xuất một số giải pháp cụ thể để góp phần giúp SV có những nhận thức thực tiễn đúng đắn, hợp lý hơn về vấn đề sống thử

4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu: Nhận thức của SV đại học với vấn đề sống thử 4.2 Khách thể: SV Đại học, độ tuổi từ 18-24

4.3 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: SV 3 trường ở Hà Nội: ĐH BKHN, HVBC&TT và ĐH KHXH&NV

- Thời gian: từ tháng 9 năm 2008 đến tháng 9 năm 2009

5 Giả thuyết nghiên cứu

- Phần lớn SV chấp nhận sống thử như một hiện tượng tất yếu trong quá trình biến đổi xã hội của Việt Nam

- SV coi trọng đời sống tinh thần hơn đời sống vật chất và đời sống tình dục trong sống thử

- Nhà trường là yếu tố tác động sâu sắc nhất đến nhận thức của SV về sống thử

Trang 8

6 Phương pháp nghiên cứu

6.2 Phương pháp thu thập thông tin

a Phân tích tài liệu:

Trước khi tiến hành khảo sát thực tế, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để nắm bắt được thực trạng của vấn đề nghiên cứu Phân tích tài liệu giúp người nghiên cứu tổng quan vấn đề nghiên cứu, trên cơ sở đó giúp cho việc định hướng khảo sát thực tế cụ thể hơn, tìm hiểu những khía cạnh còn bỏ trống trong các đề tài nghiên cứu trước Việc thu thập và phân tích tài liệu bao gồm:

+ Các chuyên khảo về hôn nhân, gia đình, QHTD trước hôn nhân + Các bài báo có nội dung về vấn đề sống thử, QHTD trước hôn nhân, SKSS của thanh niên nói chung và SV

+ Các đề tài, công trình nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án có đề tài liên quan về QHTD trước hôn nhân

b Phỏng vấn sâu: 32 cuộc phỏng vấn sâu, cụ thể đối tượng là:

+ 20 SV lựa chọn có chủ định: 10 nam, 10 nữ + 3 phụ huynh SV

+ 3 chủ nhà trọ

+ 3 đại diện Ban quản lý KTX (mỗi trường một đại diện)

+ 3 cán bộ đoàn (mỗi trường một đại diện)

Trang 9

Danh sách các SV được lựa chọn để phỏng vấn:

- Học viện BC&TT: 6 sinh viên, 3 nam và 3 nữ

- Đại học KHXH&NV: 7 sinh viên, 4 nữ và 3 nam

- Đại học BKHN: 6 sinh viên, 4 nam và 3 nữ

Về tỉ lệ khóa học:

- Sinh viên năm 1 và năm 2: 10 người (5 ngoại tỉnh và 5 ở Hà Nội)

- Sinh viên năm 3 và năm 4: 10 người (6 ngoại tỉnh – có 2 bạn đang sống thử và 4 ở Hà Nội)

c Phát phiếu trưng cầu ý kiến: 300 bảng hỏi, số liệu được sử dụng song

song với đề tài "Thực trạng nhận thức, hành vi về tình dục và các biện pháp tránh thai của SV các trường Đại học ở Hà Nội hiện nay" - luận văn cao học xã hội học - Trương Thuý Hạnh

6.2 Phương pháp xử lý thông tin

- Xử lý thông tin định tính bằng chương trình NVivo

- Xử lý thông tin định lượng bằng chương trình SPSS 12.0

7 Khung lý thuyết

- Biến độc lập:

+ Đặc trưng nhân khẩu – xã hội: giới tính, tuổi, dân tộc + Gia đình: Quy mô, hoàn cảnh kinh tế, địa bàn cư trú + Nhà trường: khóa học, ngành học, hoạt động Đoàn

- Biến phụ thuộc: Nhận thức của SV đại học về sống thử

+ Nhận thức về đời sống vật chất + Nhận thức về đời sống tinh thần + Nhận thức về đời sống tình dục

- Hệ quả của biến phụ thuộc:

+ Lối sống của sinh viên + Hệ quả xã hội

Trang 10

- Biến can thiệp:

+ Sự biến đổi văn hoá: truyền thống và hiện đại, sự biến đổi các giá trị, các chuẩn mực xã hội

+ Sự biến đổi kinh tế - xã hội: dịch vụ, điều kiện sống, các phương tiện thông tin truyền thông,…

Đặc trưng nhân khẩu – xã hội

Nhận thức về đời sống vật chất

Nhận thức về đời sống tình dục Môi trường kinh tế - xã hội và văn hoá

Lối sống của sinh viên

Trang 11

8 Cấu trúc của luận văn:

Mở đầu

Nội dung:

Chương 1: Cở sở lý luận và thực tiễn

Chương 2: Nhận thức của SV đại học về hiện tượng sống thử của SV

hiện nay Chương 3: Những yếu tố tác động đến nhận thức của SV đại học về

sống thử và xu hướng sống thử Kết luận và khuyến nghị

Trang 12

Thứ hai, nguyên tắc mối liên hệ phổ biến cho rằng: sự vật trong một chỉnh thể toàn vẹn, có quan hệ biện chứng với nhau Bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, nên các cá nhân không khi nào vận động riêng rẽ hoàn toàn Nó luôn tương tác với các nhóm, cộng đồng xung quanh, cụ thể với SV đó là: gia đình, nhà trường

Thứ ba, nguyên tắc tính khách quan, phản ánh bản thân sự vật hiện tượng như chúng tồn tại thực tế, không phán đoán chủ quan, duy ý chí

Trong luận văn này, tác giả đã vận dụng các nguyên tắc trên để đánh giá nhận thức của sinh viên đại học về vấn đề sống thử luôn có sự biến đổi, chịu sự tác động của các nhóm xã hội khác (gia đình, nhà trường) Đặc biệt nhận thức của sinh viên phải được đánh giá một cách khách quan qua những suy nghĩ của họ về từng yếu tố trong cuộc sống thử: đời sống vật chất, đời sống tinh thần và đời sống tình dục

1.2 Một số lý thuyết và quan điểm của các nhà xã hội học

1.2.1 Lý thuyết về gia đình

- Khái niệm Gia đình:

Gia đình là một tổ chức xã hội được hình thành từ khá sớm trong lịch sử của loài người, đồng thời cũng là một thiết chế xã hội quan trọng và đặc biệt Mỗi ngành

Trang 13

khoa học có cách tiếp cận với gia đình không hoàn toàn giống nhau: tâm lý học nghiên cứu quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách của cá nhân trong gia đình; dân số học quan tâm đến vai trò và cơ cấu của gia đình trong tái sản xuất dân số; kinh tế học nghiên cứu về gia đình là một đơn vị kinh tế cơ bản - đơn vị tiêu dùng Xã hội học nghiên cứu các vấn đề xã hội của gia đình: các mối quan hệ bên trong gia đình, sự tương tác giữa các thành viên trong gia đình, sự tác động qua lại giữa gia đình và xã hội

Cũng từ cách tiếp cận khác nhau nên có nhiều cách giải đáp về khái niệm gia đình

Theo từ điển triết học, gia đình là đơn vị xã hội (nhóm xã hội nhỏ), hình thức

tổ chức quan trọng nhất của sinh hoạt cá nhân, dựa trên hôn nhân và các quan hệ huyết thống, tức là quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị

em và những người thân thuộc khác cùng chung sống và có kinh tế chung Đặc trưng của sinh hoạt gia đình là các quá trình vật chất và tinh thần [18, tr378]

Theo tác giả Levy Strauss: gia đình là một nhóm xã hội học được quy định bởi 3 đặc điểm thường thấy:

+ Hôn nhân

+ Quan hệ hôn nhân

+ Các ràng buộc và trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình

Aguste Comte coi "gia đình là một tập đoàn xã hội cơ bản và quan trọng nhất mang tính lịch sử trong quá trình tiến triển của xã hội" Còn Karl Marx cho rằng

"gia đình là một mối liên hệ, thông qua đó và nhờ đó mà thực hiện việc tái sản xuất con người và cơ cấu của việc tái sản xuất con người"

Theo Ăng-ghen: "Khái niệm gia đình thường gắn với hôn nhân và là khái

niệm phát sinh từ chính hôn nhân, song không chỉ quy trực tiếp vào hôn nhân được Gia đình đòi hỏi phải có hành động tương hỗ giữa các cá thể trong quá trình thoả mãn không chỉ các nhu cầu sinh dục; mà còn có các nhu cầu ăn uống và sinh hoạt giáo dục và tình cảm nữa Nó cũng bao gồm việc làm kinh tế chung, sinh con đẻ cái

và giáo dục chúng, việc con cháu được thừa hưởng tài sản của tổ tiên ” Về ý

Trang 14

nghĩa này, theo Ăng-ghen, gia đình có tính "xã hội" cao hơn so với hôn nhân; còn hôn nhân "có tính sinh học" ở một mức độ cao" [10, tr.41]

Liên Hợp Quốc định nghĩa: gia đình là một nhóm người có quan hệ họ hàng cùng sống chung và có ngân sách chung [22, tr.90-91]

Ở phương Tây, những năm gần đây xuất hiện nhiều dạng gia đình biến thái khiến cho định nghĩa về gia đình đều trở nên bất cập Chẳng hạn: Các tác giả Jame

W Vander Zanden - cho biết: “Một cuộc thăm dò mới đây cho thấy 45% người Mỹ ngày nay cho rằng một đôi không cần kết hôn mà cùng chung sống với nhau thì được coi là một gia đình đích thực, 33% coi các đôi cùng giới tính có nuôi nấng con cái là gia đình, còn 20% thì coi các cặp đồng giới tính chung sống với nhau là một gia đình” [22,tr.92]

Mặc dù có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về gia đình, nhưng theo

cách chung nhất, có thể hiểu một cách thông thường rằng: "Gia đình là một thiết chế xã hội liên kết con người lại với nhau nhằm thực hiện việc duy trì nòi giống

và chăm sóc con cái Các mối quan hệ gia đình còn được gọi là mối quan hệ họ hàng Đó là sự liên kết ít nhất là của hai người trên cơ sở huyết thống, hôn nhân

và việc nhận con nuôi Những người này cũng phải sống cùng nhau" [10, tr.54]

- Vai trò của gia đình [2, t1, tr10-40]:

Theo quan niệm của Nho giáo, gia đình chính là một cái nước nhỏ Vì thế, nếu “một nhà nhân hậu thì cả nước nhân hậu” Do đó, một xã hội muốn thanh bình thì trước hết cần phải có những gia đình hòa thuận Gia đình hòa thuận là gia đình

mà mọi thành viên luôn quan tâm đến nhau, chăm lo cho nhau Trong gia đình đó,

vợ chồng sống hòa thuận thương yêu nhau, cùng nhau chăm lo nuôi dưỡng dạy dỗ con cái nên người Cha mẹ phải luôn giữ gìn lời ăn tiếng nói cũng như tác phong làm việc của mình để làm tấm gương cho con cái noi theo Ngược lại, con cái phải luôn hiếu kính với ông bà, cha mẹ, biết phụng dưỡng chăm sóc ông bà, cha mẹ, biết làm cho ông bà, cha mẹ được rạng rỡ và không làm việc gì khiến cho ông bà, cha

mẹ phải tủi hổ với hàng xóm láng giềng Một gia đình hoà thuận còn là một gia đình

mà anh em biết bảo ban nhau cùng tiến bộ, biết thương yêu đùm bọc lẫn nhau, biết

em ngã thì chị nâng

Trang 15

Trong tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước, khi nhắc lại nhận xét của Mác về “sự giống nhau giữa thiết chế gia đình với những

hệ thống chính trị, pháp luật, tôn giáo và triết học”, Ăngghen cho rằng mọi thiết chế khác đều có thể thay đổi theo những điều kiện kinh tế – xã hội khách quan nhưng

“chỉ khi nào gia đình hoàn toàn thay đổi thì những hệ thống ấy mới hoàn toàn thay đổi” [10, tr.85] Ông cũng cho rằng cơ sở căn bản cho sự bền vững của các giá trị gia đình chính là sự chặt chẽ của các quan hệ huyết thống Nhưng quan hệ này, thậm chí trong khi nhiều chuẩn mực và giá trị trong gia đình đã có thể thay đổi thì chính bản thân tính huyết thống của nó vẫn cứ “chai sạn lại rất lâu”

Tính bền vững của mỗi gia đình đều có ảnh hưởng tới sự ổn định của xã hội, tới sự chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN mà chúng ta đang tiến hành Gia đình mới mà chúng ta xây dựng là một gia đình hòa thuận dựa trên cơ sở dân chủ: vợ chồng, cha con anh em tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau bàn bạc và quyết định những vấn đề lớn của gia đình Hạt nhân của mỗi gia đình ấy chính là vợ và chồng Vì vậy, những hành vi ứng xử và giao tiếp của mỗi thành viên trong gia đình được Nho giáo quy định chặt chẽ, phụ thuộc vào danh phận mỗi người gia đình là cái nước nhỏ (nhất gia nhân, nhất quốc hưng vong) Nho giáo khẳng định, nếu xây dựng được một gia đình hoà thuận, con cái biết hiếu đễ cha mẹ biết từ nhượng thì đó cũng là làm chính trị rồi Bởi nước cũng chỉ là một cái nhà to Các căn nhà nhỏ - gia đình mà hòa thuận thì căn nhà to cũng

sẽ hòa thuận

Cụ thể vai trò của gia đình thể hiện ở các khía cạnh sau:

+ Đối với các thành viên: gia đình có vai trò chăm sóc và giáo dục trẻ em; chăm sóc và phụng dưỡng người cao tuổi; thực hiện an sinh xã hội, chăm sóc người

ốm, người tàn tật, khuyết tật và phát triển kinh tế (để đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của từng thành viên trong gia đình); chăm sóc sức khỏe, luyện tập thể dục thể thao (tăng cường sức khỏe các cá nhân, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, trẻ

em, người cao tuổi, )

+ Đối với cộng đồng và xã hội: gia đình có vai trò giáo dục các thành viên thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của nhà nước; gìn giữ, kế

Trang 16

thừa, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, hương ước, quy ước của địa phương; giữ gìn trật tự an toàn xã hội và phòng chống tệ nạn xã hội; thực hiện bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình; phối hợp với nhà trường và các tổ chức

xã hội trong giáo dục con; giáo dục đạo đức và hướng nghiệp cho các thành viên

- Chức năng của gia đình [2,q1,tr.8-30]:

Với tư cách là một thiết chế xã hội, gia đình có nhiều chức năng, tuỳ thuộc vào lối sống văn hoá và nền kinh tế của từng dân tộc ở Việt Nam, gia đình thường được cho là có những chức năng cơ bản sau đây: sinh sản (tái sản xuất con người); kinh tế; giáo dục, xã hội hoá cá nhân; đáp ứng nhu cầu tinh thần, tình cảm Một xã hội muốn phát triển thì điều kiện cần và đủ là gia đình phải thực hiện được tốt các chức năng vốn có này

+ Chức năng sinh sản (tái sản xuất con người):

Đây là chức năng cơ bản và cũng là lí do chính khiến các cá nhân gắn kết lại với nhau và tạo nên gia đình Đây là chức năng quan trọng và tất yếu của gia đình Trước hết chức năng này là để duy trì và phát triển nòi giống Nếu gia đình không thực hiện chức năng tái sản xuất con người thì xã hội không phát triển thậm chí không thể tồn tại Chức năng sinh sản vừa là quy luật tự nhiên vừa là quy luật của đời sống xã hội

Quan niệm truyền thống thường xem sinh con như một nhiệm vụ cơ bản và quan trọng của gia đình Cùng với sự phát triển của xã hội, quan niệm về tầm quan trọng của chức năng sinh sản cũng có những thay đổi Trình độ dân trí và sự nhận thức đang dần làm thay đổi hành vi sinh đẻ Việc tái sản xuất con người từ một quá trình tự nhiên đang chuyển sang quá trình tự giác, được kiểm soát Dù tại một số xã hội công nghiệp, tâm lý không thích sinh con vì muốn tập trung cho công việc, cho việc hưởng thụ cá nhân vẫn tồn tại nhưng tại Việt Nam, đứa con vẫn là một biểu hiện của giá trị hạnh phúc gia đình

+ Chức năng kinh tế:

Chức năng kinh tế của gia đình được thể hiện trên hai khía cạnh: sản xuất và tiêu thụ; vì nhu cầu thiết yếu đầu tiên của các thành viên trong gia đình là được đảm

Trang 17

bảo nhu cầu về ăn, ở, mặc Chức năng kinh tế của gia đình vừa mang tính chia sẻ thu nhập vừa mang tính đóng góp thu nhập

Tiêu thụ là chức năng tất yếu của gia đình Để tồn tại và phát triển, các thành viên trong gia đình cần có đủ các phương tiện vật chất và tinh thần Chúng bao gồm thức ăn nuôi sống con người, nhà cửa, đồ dùng sinh hoạt, phương tiện đi lại, phương tiện thông tin phục vụ đời sống văn hoá, Ngày nay, chức năng tiêu thụ của gia đình càng được thực hiện tốt hơn bởi sự phát triển của điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội

Trong việc thực hiện chức năng kinh tế, gia đình Việt Nam hiện nay thực hiện tốt cả hai vai trò là đơn vị sản xuất và tiêu thụ Bên cạnh đó, vai trò tiêu thụ của gia đình ngày càng được đề cao bởi nhu cầu của con người không chỉ dừng lại ở việc sinh hoạt mà còn đòi hỏi được phát triển cá nhân, được vui chơi giải trí Những loại hình dịch vụ dành cho gia đình như người giúp việc, bác sĩ gia đình, ngày càng đa dạng

+ Chức năng giáo dục, xã hội hoá cá nhân:

Chức năng giáo dục của gia đình là sự tiếp tục hoàn thiện chức năng sinh sản Khoa học ngày nay đã khẳng định cơ sở trí tuệ và tình cảm cá nhân hình thành

từ tuổi ấu thơ và chính gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên của mỗi cá nhân, là

cơ sở nền tảng đầu tiên hình thành nhân cách của từng thành viên Xã hội hóa con người chính là biến thực thể tự nhiên thành thực thể xã hội, làm cho con người lĩnh hội được kinh nghiệm xã hội, lịch sử, có thái độ và hành động phù hợp với yêu cầu phát triển xã hội Gia đình tham gia vào tất cả các giai đoạn xã hội hóa của mỗi cá nhân từ lúc sinh ra đến lúc trưởng thành

Khác với các thiết chế xã hội khác như nhà trường, cộng đồng xã hội, quá trình giáo dục, xã hội hóa cá nhân thực hiện dựa trên mối quan hệ huyết thống thiêng liêng và chú ý đến tính cá biệt của đối tượng được giáo dục

Tuy nhiên, áp lực về cường độ lao động lẫn tiêu thụ vật chất đã khiến cho việc thực hiện chức năng giáo dục, xã hội hóa cá nhân của gia đình trở thành một công việc phức tạp và khó khăn bởi lẽ quỹ thời gian mỗi ngày dành cho mọi hoạt động là cố định, bất biến

Trang 18

+ Chức năng đáp ứng nhu cầu tinh thần, tình cảm:

Gia đình không chỉ là chỗ dựa về vật chất mà còn là điểm tựa quan trọng về tinh thần Có thể nói không một cộng đồng, tổ chức nào có thể mang lại tình cảm

ấm áp, sâu sắc và thiêng liêng như tình cảm gia đình

Trước đây, trong gia đình truyền thống, chức năng tâm lý tình cảm bị chìm xuống không được quan tâm hay đúng hơn là bị sự “lấn lướt” của yếu tố quyền uy - đặc biệt người chồng, người cha, người lớn tuổi luôn là đối tượng được phục tùng Trong đó, sở thích cá nhân, cá tính sáng tạo của các thành viên ít được bộc lộ và phát triển vì trên hết là sự toàn vẹn, danh dự của gia đình, của dòng họ

Ngày nay, khi các gia đình phần nào được xây dựng trên cơ sở bình đẳng, dân chủ, chức năng này càng trở nên cần thiết và quan trọng Độ bền vững của gia đình không chỉ phụ thuộc vào trách nhiệm, nghĩa vụ giữa các thành viên mà ngày càng bị chi phối bởi các mối quan hệ về tình cảm, tinh thần

Cấu trúc chức năng tình cảm trong gia đình có thể được biểu hiện cụ thể qua các mối quan hệ sau:

Một là, quan hệ giữa các thế hệ, ví dụ như ông bà - con cháu, bố mẹ – con cái, Cơ sở của những tình cảm trên là các chuẩn mực xoay quanh chữ “hiếu”

Hai là, quan hệ vợ chồng mà sự gắn kết là tình yêu và hôn nhân Có thể nói đây là mối quan hệ nền tảng của mỗi gia đình Sự gắn kết của người vợ và người chồng quyết định sự bền vững của gia đình Chuẩn mực của mối quan hệ này xoay quanh chữ “tình”

Ba là, tình cảm giữa những người cùng thế hệ – là anh chị em trong một gia đình Người xưa vẫn ví tình cảm cao quý này là như chân với tay, không thể tách rời Mối quan hệ này được xây dựng trên cơ sở các chuẩn mực về “nghĩa”

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, các chuẩn mực về “hiếu”,

“tình” và “nghĩa” đều có sự biến đổi nên có sự mở rộng trong các mối quan hệ trên

1.2.2 Lý thuyết về giới

Trong các nghiên cứu về gia đình, lý thuyết về giới có vai trò đặc biệt quan trọng, nó cho phép xem xét, đánh giá, phân tích các sự vật hiện tượng theo một góc

Trang 19

độ hoàn toàn khác biệt so với các lý thuyết khác Đó là sự xem xét sự vật hiện tượng dựa trên vai trò xã hội xuất phát từ sự khác biệt về giới

Lý thuyết về giới, lý thuyết nữ quyền xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX ở Phương Tây Làn sóng nữ quyền thứ nhất (1848-1918) với mục tiêu đạt được các quyền phụ

nữ trong phạm vi công cộng, đặc biệt là quyền bầu cử, giáo dục, nghề nghiệp Quan điểm của các nhà nữ quyền thời kỳ này là nhanh chóng đưa phụ nữ tham gia vào lĩnh vực công cộng, nơi có sự nghiêm khắc về đạo đức giới tính và ứng xử Đại biểu cho thuyết nữ quyền thời kỳ này là Mary Wollstonecraft Làn sóng thứ hai (1918-1968) có liên quan đến các cải cách xã hội và cuộc "cách mạng" trong lĩnh vực riêng tư như quyền tránh thai, chấm dứt áp bức tình dục Trong thời kỳ này có hai

xu hướng lớn: phong trào nữ quyền Mac-xít và phong trào nữ quyền tự do, cấp tiến

và cách mạng Đại biểu của giai đoạn này là Betty Friedan Làn sóng thứ ba (từ

1968 đến nay) lại chủ yếu liên quan đến các vấn đề công cộng (vấn đề bình đẳng về lương, chấm dứt phân biệt giới tính trong nghề nghiệp, lương hưu, thế chấp tài sản ) và các vấn đề riêng tư (sự hãm hiếp và bạo lực gia đình) Trong giai đoạn này, lý thuyết nữ quyền được phân chia theo các lĩnh vực: địa lý, lịch sử, khoa học chính trị, tâm lý, xã hội học, [17,tr.158]

Theo lý thuyết này, vai trò giới, tương quan giới là kết quả của quá trình xã hội hoá cá nhân Cấu trúc hành vi, tình cảm, thái độ đặc thù cho mỗi giới đã sẵn có trong xã hội trước khi trẻ chào đời Kể từ khi lọt lòng đến khi mất đi, con người không ngừng tiếp thu và làm theo các cấu trúc giới đang tồn tại một cách khách quan Trẻ em nam, trẻ em nữ bắt chước, học tập theo các cách ứng xử theo khuôn mẫu quy định một cách tương ứng đối với nam hay nữ Điều này đã dẫn đến một thực tế là phụ nữ bị phân biệt đối xử ở cả gia đình và cộng đồng, theo các nhà nữ quyền thì phụ nữ bị đẩy xuống "địa vị hạng hai", không có quyền lực gì và chịu sự phân công lao động bất bình đẳng ngay trong gia đình của mình

Trong luận văn này, lý thuyết giới được vận dụng để tìm hiểu sự khác biệt trong nhận thức của nam sinh và nữ sinh về sự phân công lao động - một mặt biểu hiện của cuộc sống thử, đặc biệt lưu ý tới những quan niệm mang tính chất thiên lệch, nhạy cảm giới

Trang 20

1.2.3 Lý thuyết cấu trúc - chức năng

Hai đại biểu lớn nhất của thuyết cấu trúc chức năng là Emile Durkheim và Talcott Parson Thuyết cấu trúc chức năng giải thích sự tồn tại và phát triển của thể chế xã hội là do chức năng duy trì trật tự xã hội của chúng Các nhà nghiên cứu theo thuyết cấu trúc chức năng quan niệm xã hội bình thường nhu một cơ thể lành mạnh, trong đó các thể chế có chức năng riêng và quan hệ hữu cơ với nhau; cùng hướng vào tính duy trì tính hợp lý xã hội Xã hội là một hệ thống các thiết chế phụ thuộc lẫn nhau và tham gia tạo nên sự ổn định bền vững của chỉnh thể xã hội Để giải thích các thiết chế xã hội, phải tìm hiểu hệ thống xã hội như một tổng thể, đòi hỏi phải thoả mãn các nhu cầu của nó

Theo Durkheim, mỗi yếu tố, mỗi thành phần, mỗi bộ phận cấu thành của xã hội đều thực hiện những chức năng nhất định, thoả mãn những nhu cầu nhất định của hệ thống xã hội Ông chỉ ra hai đặc trưng quan trọng nhất của sự kiện xã hội: một là, tính khách quan của sự kiện xã hội thể hiện ở chỗ các sự kiện xã hội tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào ý thức cá nhân; hai là, sự kiện xã hội có khả năng cưỡng chế, kiểm soát, bắt buộc đối với hành vi, hoạt động của cá nhân Sự thay đổi một yếu tố, một bộ phận nào đó sẽ kéo theo sự thay đổi ở các bộ phận, yếu tố khác

sự phục tùng theo khuôn mẫu hành động xã hội

1.2.4 Lý thuyết hành vi lựa chọn hợp lý

Định đề cơ bản của lý thuyết này được nhà xã hội học người Mỹ Homans diễn đạt theo kiểu định lý toán học: khi lựa chọn các hành động có thể thực hiện, cá

Trang 21

nhân sẽ chọn cách nào mà họ cho là tích của xác xuất thành công của hành động đó

là lớn nhất Còn John Elster thì khái quát rằng:" Khi đối diện với một số cách hành động, mọi người thường làm cái mà họ tin là có khả năng đại được kết quả cuối cùng tốt nhất"

Như vậy, thuyết sự lựa chọn hợp lý được vận dụng để dự báo xu hướng sống thử của SV, phân tích mục đích họ muốn đạt được và có thể đạt được

Hai thành tố chủ chốt trong lý thuyết này là các tác nhân và các tiềm năng Tác nhân chính là SV và tiềm năng là một lối sống lành mạnh mà ai cũng mong muốn có được

Cuộc sống ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người càng vươn tới vô hạn trong khi khả năng thoả mãn những ước vọng đó có giới hạn và mức độ khác nhau ở các cá nhân khác nhau Bởi lẽ mỗi người bị bao vây bởi môi trường xung quanh cùng các đặc điểm tâm sinh lý riêng biệt Chính vì vậy, tác nhân phải lựa chọn các hành động để đạt được mục tiêu nhanh nhất, tối đa hoá được lợi ích hay thoả mãn mong muốn của họ:

+ Hợp lý kinh tế: tăng hiệu quả kinh tế bằng cách cân đối chi phí khi sống chung

+ Hợp lý văn hoá: tăng chất lượng cuộc sống và thỏa mãn nhu cầu tâm sinh

lý con người bằng QHTD và chung sống trước hôn nhân

Vận dụng lý thuyết này vào việc phân tích nhận thức của SV về sống thử có thể đánh giá xu hướng của sống thử

1.2.5 Xã hội học lối sống

Theo định nghĩa của GS Vũ Khiêu thì "Lối sống là một phạm trù xã hội, khái quát toàn bộ hoạt động của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế xã hội nhất định và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống: trong lao động và hưởng thụ, trong quan hệ giữa người với người, trong sinh hoạt tinh thần và văn hoá" (Văn hoá Việt Nam xã hội và con người, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2001, tr 514)

Trang 22

Như vậy, lối sống có văn hoá là toàn bộ hoạt động biểu hiện những phẩm chất tốt đẹp của con người trong lao động sản xuất, trong các quan hệ xã hội, quan

hệ với môi trường tự nhiên, qua sinh hoạt cá nhân và các sinh hoạt xã hội khác, phù hợp với văn hoá của dân tộc và thời đại

Theo TS Mai Thị Kim Thanh, nghiên cứu lối sống dưới góc độ xã hội học là làm rõ mặt văn hóa của lối sống hay nói cách khác nghiên cứu thái độ của con người, nhóm xã hội đối với từng mặt của đời sống như:

- Thái độ đối với lao động xã hội, nhu cầu lao động xã hội, điều kiện lao động

xã hội, thái độ ứng xử trong quá trình lao động xã hội (với người, với đồ vật…)

- Thái độ của con người, nhóm xã hội trong ứng xử hàng ngày (với người thân trong gia đình, với đồng nghiệp, với bạn bè, với hàng xóm), trong sử dụng thời gian rỗi (theo hướng tích cực: đọc báo lành mạnh, xem phim, học thêm, đến các câu lạc bộ vui chơi giải trí…hay theo hướng tiêu cực: đánh bài ăn tiền, tham gia vào các hoạt động đồi trụy, nghiện hút…) Đây là nhân tố quan trọng của từng

cá nhân

- Thái độ trong hoạt động chính trị - xã hội: sư tham gia vào các hoạt động chính trị - xã hội của cá nhân trong các tổ chức xã hội (mức độ, thái độ, hành vi khi tham gia (theo hướng nào? Tích cực hay tiêu cực) [44,tr.4-8]

Dưới góc độ xã hội học, nghiên cứu lối sống là nghiên cứu thái độ, làm rõ mặt văn hóa của lối sống con người, nhóm xã hội đối với từng mặt của đời sống (trong lao động xã hội, trong ứng xử hàng ngày và trong hoạt động chính trị - xã hội) Vì thế, để tiến hành nghiên cứu và lý giải nó dưới góc độ xã hội học, XHH lối sống không chỉ vận dụng những phương pháp nghiên cứu chung của xã hội học, mà còn phải vận dụng một cách thành thạo các phương pháp nghiên cứu của các ngành Khoa học xã hội khác có liên quan

Ứng dụng hướng tiếp cận xã hội học lối sống, tác giả luận văn xem xét nhận thức của SV đối với sống thử, qua đó biểu hiện thái độ của họ hay suy rộng ra là thể hiện một phần trong lối sống người Việt trẻ, có thể dự báo một phần xu hướng của lối sống này

Trang 23

tế hơn bởi lẽ khái niệm "sống thử" thường được khu biệt trong nhóm xã hội là sinh viên, dù chưa có một định nghĩa chính thức trong từ điển tiếng Việt Bên cạnh đó,

"sống thử" gắn với đôi nam nữ thanh niên, còn hiện tượng chung sống trước khi kết hôn có thể diễn ra ở nhiều lứa tuổi khác nữa

Trong nghiên cứu này, tác giả luận văn nhìn nhận sống thử như một hiện tượng phát sinh trong xã hội hiện đại và được xem xét qua ba khía cạnh: đời sống vật chất, đời sống tinh thần và đời sống tình dục

- Hôn nhân:

Theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000: "Hôn nhân là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà xác lập quan hệ trên cơ sở hoàn toàn bình đẳng và tự nguyện theo quy định của pháp luật nhằm chung sống với nhau suốt đời và xây dựng hạnh phúc gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững" (điều 8, khoản 6)

Tác giả Đặng Cảnh Khanh và Lê Thị Quý cho rằng: "Khi nói đến hôn nhân, Ăng-ghen cho rằng trọng tâm ý nghĩa thường rơi vào mặt tính giao xác thịt trong quan hệ giữa đàn ông và đàn bà, vào việc làm thoả mãn nhu cầu sinh dục Mức độ phát triển cao nhất của nó là tình yêu chọn lọc giữa các cá nhân với nhau, với niềm

Trang 24

hưng phấn bởi một tình cảm cao quý Vấn đề bảo đảm các nhu cầu sinh học khác, trước tiên là các tư liệu sinh hoạt, cũng như việc sinh con đẻ cái và giáo dục chúng, trong trường hợp này nổi lên như một nhu cầu thứ yếu, có thể phát sinh hoặc không phát sinh từ cuộc hôn nhân nói trên" Và "hôn nhân là một mối quan hệ được thừa nhận về mặt pháp lý, thường bao gồm việc hợp tác về kinh tế, việc hoạt động tình dục cũng như việc nuôi dạy con cái trong một thời gian dài" [10, tr45]

Còn theo tác giả Đoàn Văn Chúc, hôn nhân được phân tích là từ ghép bởi hai

từ gốc Hán là hôn và nhân, gọi là hôn nhân là đứng trên quan điểm của cha mẹ hai bên gia đình lo dựng vợ gả chồng cho con; còn khi gọi là giá thú là trên quan điểm của đôi trai gái lấy nhau làm chồng làm vợ để lập thành gia đình

Tóm lại, hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn, là cơ sở của gia đình, là phương thức để xây dựng, duy trì, củng cố và phát triển gia đình bền vững Hôn nhân vừa tác động trực tiếp đến cuộc sống mỗi cá nhân, vừa là sự phản ánh sắc thái văn hoá tộc người vì mỗi dân tộc có nét độc đáo riêng trong hôn nhân Vì vậy, có thể nói hôn nhân không chỉ là thừa nhận tính hợp pháp của quan hệ giới tính mà còn mang nhiều ý nghĩa văn hoá - xã hội - kinh tế khác

- Giới tính - giới và các khái niệm liên quan:

+ Giới tính là sự khác biệt về mặt sinh học phổ biến và không thay đổi được

ở mỗi cá thể từ lúc sinh ra đến khi không tồn tại về mặt sinh học (Hiện nay có một vài trường hợp phẫu thuật thay đổi giới tính) Giới tính được quy định bởi hệ thống gen từ lúc con người còn là bào thai

+ Giới là nói đến vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ bao gồm cả việc phân công lao động, các kiểu phân chia nguồn và lợi ích Giới được xác định theo văn hoá, có thể thay đổi cùng thời gian và chịu sự chi phối của gia đình, xã hội gắn với nền văn hoá của từng khu vực

Sự khác nhau giữa giới và giới tính chỉ ra nguồn gốc sâu xa của bất bình đẳng về giới là giới tính Các cá thể nói riêng và xã hội nói chung phải vượt ra khỏi

mô hình sẵn có trước đây để xem xét tính riêng biệt của giới và giới tính Một nhu cầu đặt ra là phải hiểu nhu cầu của giới và khả năng thay đổi của nó thông qua các nghiên cứu về văn hoá xã hội

Trang 25

+ Định kiến giới: là những quan niệm mà xã hội gán cho phụ nữ và nam giới, cho rằng họ có khả năng và nghĩa vụ phải làm theo

+ Giá trị giới: là các ý tưởng hay những mong muốn mà xã hội yêu cầu phụ

nữ và nam giới nên thế nào, nên làm gì?

+ Vai trò giới: là những công việc và hành vi cụ thể mà xã hội trông chờ ở mỗi cá nhân với tư cách là người đàn ông hay đàn bà

+ Nhu cầu giới: mang tính lịch sử cụ thể, ở bối cảnh xã hội khác nhau thì nhu cầu xã hội khác nhau:

* Nhu cầu thực tế: là những nhu cầu của phụ nữ và nam giới nảy sinh từ cuộc sống hàng ngày trên cơ sở vai trò giới hiện có

* Nhu cầu chiến lược: là những nhu cầu của phụ nữ và nam giới mà việc đáp ứng chúng sẽ làm thay đổi các vai trò về giới hiện có Việc đáp ứng các nhu cầu chiến lược sẽ dẫn đến quan hệ giới bình đẳng hơn

- Bình đẳng giới:

Lý thuyết về bình đẳng giới đã và đang được các nhà khoa học, chính phủ các nước nghiên cứu và lồng ghép các chương trình phát triển Bình đẳng giới không có nghĩa là sự chia nhau bình quân về việc làm, sự hưởng thụ, địa vị theo kiểu số học giữa nam và nữ Vì có sự khác biệt về thể chất và thiên chức cho nên nam và nữ đóng vai trò khác nhau trong xã hội và có những nhu cầu khác nhau Vấn

đề là những sự khác biệt này cần được xem xét để thúc đẩy việc thực hiện công bằng, có hiệu quả thế mạnh của cả hai giới, đồng thời xoá bỏ những định kiến cổ hủ

về giới gây thiệt thòi cho phụ nữ

Theo quan niệm xã hội học, bình đẳng giới là sự đối xử ngang quyền giữa hai giới nam và nữ, cũng như giữa các tầng lớp phụ nữ trong xã hội, có xét đến đặc điểm riêng của nữ giới, được điều chỉnh bởi các chính sách đối với phụ nữ một cách hợp lý Hay nói cách khác, bình đẳng giới là sự thừa nhận, sự coi trọng ngang nhau đối với đặc điểm giới tính và sự thiết lập các cơ hội ngang nhau đối với nam và nữ trong xã hội

Trang 26

Có nhiều định nghĩa về bình đẳng giới, song để thống nhất cách hiểu chính thống chúng ta có thể sử dụng định nghĩa sau: Theo Điều 5, Khoản 3 Luật Bình đẳng giới của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thì “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và hưởng thụ như nhau về thành quả của sự phát triển đó”

Bình đẳng giới thể hiện ở nhiều mặt: nữ và nam có điều kiện ngang nhau để phát huy hết khả năng và thực hiện các mong muốn của mình; nữ và nam có cơ hội ngang nhau để tham gia, đóng góp và thụ hưởng các nguồn lực của xã hội trong quá trình phát triển; nữ và nam có các quyền lợi ngang nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như trong gia đình

Với nghiên cứu này, bình đẳng giới được xem xét trong sự phân công lao động, tham gia các hoạt động cộng đồng, quyền ra quyết định các vấn đề trong cuộc sống chung giữa đôi nam nữ SV

- Nhận thức:

Theo từ điển Triết học, nhận thức là quá trình phản ánh và tái tạo lại hiện thực ở trong tư duy của con người, được quyết định bởi những quy luật phát triển xã hội và gắn liền không thể tách rời với thực tiễn Mục đích của nhận thức là đạt tới chân lý khách quan Trong quá trình nhận thức, con người thu nhận những kiến thức, những khái niệm về những hiện tượng thực tế, hiện rõ thế giới xung quanh Những kiến thức đó được sử dụng trong thực tiễn nhằm mục đích cải tạo thế giới, bắt tự nhiên phải phục tùng những nhu cầu của con người Nhận thức và cải tạo thực tiễn giới tự nhiên và xã hội là hai mặt quy định lẫn nhau và xâm nhập lẫn nhau của một quá trình lịch sử thống nhất…Chỉ có gộp thực tiễn vào lý luận nhận thức mới biến lý luận thành một khoa học thật sự, phát hiện ra những quy luật khách quan của nguồn gốc và sự hình thành những kiến thức về thế giới vật chất

Trong nghiên cứu này, khái niệm nhận thức được xem như một quá trình, SV biết gì, hiểu thế nào về sống thử thông qua việc thu nhận thông tin từ cuộc sống xung quanh họ, từ những gì họ thấy được, nghe được, cảm nhận được trong bối cảnh kinh tế - xã hội đang chuyển mình mạnh mẽ

Trang 27

- Đời sống vật chất và đời sống tinh thần:

Trước hết, đời sống là toàn bộ nói chung những hoạt động trong một lĩnh vực nào đó của con người, của xã hội hoặc toàn bộ nói chung những điều kiện sinh hoạt của một tập thể, một xã hội Đời sống bao gồm đời sống vật chất và đời sống tinh thần

Đời sống vật chất quyết định đời sống tinh thần của xã hội, của các cá nhân Mối quan hệ giữa hai hình thức đó của cuộc sống con người thể hiện ở chỗ: đời sống vật chất bao hàm trong đó cái tinh thần với tư cách là phương thức biểu hiện của cái vật chất và đời sống tinh thần được thể hiện thông qua cái vật chất đó

Đời sống tinh thần là quá trình và kết quả của sự phát triển của cuộc sống con người Nó là “môi trường thứ hai” nhằm thoả mãn và phát triển những nhu cầu

đa dạng của con người Đời sống tinh thần tác động tích cực thông qua mọi nhận thức biểu hiện đối với nguyên nhân sinh ra nó, đối với đời sống vật chất và hoạt động sống, đời sống tinh thần là lĩnh vực độc lập tương đối so với đời sống vật chất

Nó không thường xuyên thay đổi trực tiếp tỷ lệ thuận và có khi không tương ứng với đời sống vật chất Ví dụ những người có cuộc sống vật chất nghèo khó nhưng đời sống tinh thần của họ lại vô cùng giàu có và phong phú Ngược lại, có những người có đời sống vật chất sung túc nhưng đời sống tinh thần lại nghèo nàn, đơn điệu F Enghen viết: “Tình hình không hoàn toàn như vậy, rằng chỉ trạng thái kinh

tế là nguyên nhân, rằng chỉ nó mới là có tính tích cực còn tất cả mọi cái còn lại, chỉ

là kết quả thụ động Không, ở đó, sự tương tác trên cơ sở tính tất yếu kinh tế, suy cho cùng, thường xuyên khai phá con đường riêng cho mình” Đời sống tinh thần của cá nhân có tính độc lập tương đối và có khoảng cách so với đời sống vật chất

Trong nghiên cứu này, đời sống vật chất và đời sống tinh thần được xem là hai trong ba khía cạnh của cuộc sống thử Đời sống vật chất là bao gồm nguồn thu, chi tiêu, nhà ở, phương tiện đi lại, chăm sóc sức khoẻ Đời sống tinh thần là sự chia

sẻ tình cảm, cảm xúc, những nhu cầu hưởng thụ giá trị tinh thần của cặp đôi trong cuộc sống chung, cụ thể gồm: sự phân công lao động theo giới, nhu cầu chia sẻ tình cảm, cảm xúc; hoạt động vui chơi giải trí,

Trang 28

- Đời sống tình dục:

Nội hàm quan trọng của khái niệm này là hành vi tình dục - sự thoả mãn nhu cầu sinh lý tất yếu của đôi nam nữ yêu nhau Bên cạnh đó, trong đề tài này, đời sống tình dục nhấn mạnh đến yếu tố QHTD an toàn và các vấn đề liên quan như SKSS trong sống thử Nghĩa là khái niệm này không bao hàm QHTD an toàn nhưng vi phạm pháp luật ví dụ như QHTD với gái mại dâm có dùng BSC, quan hệ đồng giới,

Trong đời sống tình dục, hành vi tình dục được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với tình yêu - hôn nhân - sinh con

Không chỉ làm thỏa mãn về mặt tinh thần, QHTD an toàn, lành mạnh thực sự mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ con người, kích thích thần kinh, giảm đau, tốt cho tim mạch, giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến, giảm loãng xương, chống lại thay đổi, giúp miễn dịch với bệnh cảm cúm, kéo dài tuổi thọ, duy trì khả năng sinh sản, giảm stress và ngủ ngon, giữ vóc dáng cho cơ thể, tạo làn da mịn màng và còn

có thể giảm béo (theo cimsi.org.vn)

Một số thành tố của QHTD lành mạnh và an toàn:

+ Tính tự nguyện: QHTD luôn phải xuất phát từ sự tự nguyện của cả hai bên cho dù là đã kết hôn hay chưa Mỗi người tham gia vào QHTD đều có thể quyết định thực hiện hay chấm dứt hành vi này một cách tự do mà không bị ép buộc bởi bạo lực, tình cảm hay tài chính Điều này có nghĩa là mọi người đều có quyền hoàn toàn tự quyết định trước khi tham gia vào bất cứ hành vi tình dục nào

+ Tính sẵn sàng: được thể hiện ở sự chuẩn bị sẵn sàng về cả tâm lý và thể chất Sẵn sàng về tâm lý tức là bạn không còn bất kì lo lắng hay mặc cảm tội lỗi, bạn cũng đã chuẩn bị tinh thần đón nhận tất cả những điều tốt và xấu có thể xảy ra, liên quan đến việc QHTD của bạn, để không bao giờ phải hối tiếc

Sẵn sàng về thể chất là cơ thể của các bạn đã được chuẩn bị đầy đủ với tất cả các xúc cảm và hưng phấn của các bạn để có thể mang lại cho nhau nhiều khoái cảm nhất

+ Tính đồng thuận: sự thống nhất với nhau về tất cả các chi tiết liên quan tới việc quan hệ của hai người như thời điểm, thời gian, địa điểm, cách thức, phương tiện bảo vệ

Trang 29

+ Bình đẳng và tôn trọng: Mỗi người đều có quyền đưa ý kiến và có thể ra quyết định trong việc QHTD Không có yếu tố lạm dụng hoặc bóc lột trong QHTD Mọi hành vi gây hại cho người khác đều là không chấp nhận được Mặc dù mọi mối quan hệ đều có thể có nguy cơ làm cho con người bị tổn thương tình cảm nhưng những tổn thương này không được do chủ ý

+ An toàn: Để giảm các tổn thương về thể chất, những người tham gia vào hành vi tình dục cũng phải thực hiện các biện pháp bảo vệ bạn tình của mình khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và có thai ngoài ý muốn

+ Đạt khoái cảm: cảm thấy thoải mái và thoả mãn cả về tâm lý và thể chất trong việc QHTD

Cụ thể, SKSS bao gồm 10 nội dung:

1 Làm mẹ an toàn: bao gồm việc chăm sóc khi mang thai; khi đẻ và sau khi

mẹ đẻ và con an toàn

2 Kế hoạch hoá gia đình: làm cho mức sinh sản tự nhiên phù hợp với nhịp

độ phát triển kinh tế, bảo đảm thực hiện quyền sinh sản

3 Nạo, hút thai: giảm nạo, hút thai ngoài ý muốn, nạo thai an toàn

4 Bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản: viêm hố chậu, viêm âm đạo, viêm tử cung,

5 Các BLTQĐTD: lậu, giang mai, viêm gan B, HIV/AIDS

6 Giáo dục tình dục

Trang 30

7 Phát hiện sớm ung thư vú và đường sinh dục

8 Vô sinh (giúp đỡ các cặp vô sinh, cá nhân vô sinh)

9 SKSS vị thành niên

10 Giáo dục, truyền thông về SKSS-kế hoạch hoá gia đình với các đối tượng: các nhà lãnh đạo quốc gia, các nhà quản lý xã hội; những người cung cấp dịch vụ SKSS; những người sử dụng SKSS

- Quyền sinh sản:

Quyền sinh sản của cá nhân bao gồm ba thành tố:

+ Quyền quyết định số con, số lần sinh, khoảng cách giữa các lần sinh;

+ Quyền được tiếp cận đầy đủ thông tin về SKSS và dịch vụ chăm sóc SKSS; + Quyền được cung ứng và lựa chọn các dịch vụ chăm sóc SKSS có chất lượng Theo đó, mọi người đều được tạo điều kiện để thực hiện quyền sinh sản

- Phân công lao động theo giới:

Lao động là quá trình con người sử dụng phương tiện, công cụ để tác động vào thế giới tự nhiên nhằm phục vụ nhu cầu vật chất và tinh thần của con người

Quá trình lao động cơ bản của con người bao gồm hai hoạt động: tái sản xuất

và lao động sản xuất

+ Tái sản xuất là quá trình tạo ra chính bản thân con người Có giai đoạn tái sản xuất sinh học để duy trì nòi giống, gắn liền với thiên chức của phụ nữ Tái sản xuất xã hội là công việc chăm sóc nuôi dạy cho các cá nhân mang bản chất người Trong gia đình đó là việc lo chỗ ăn, chỗ ở, sức khoẻ, học tập cho con cái,cha mẹ cũng như mọi thành viên Hiện nay, có quan niệm gắn hoạt động này với thiên chức của người phụ nữ Đó là cách nhìn nhận chưa đúng đắn

+ Lao động sản xuất là những công việc tạo ra của cải vật chất, tinh thần biểu hiện dưới hình thức hàng hoá dịch vụ Đây là những công việc được trả lương, nghĩa là đem lại thu nhập cho gia đình Trên thực tế cả nam giới và phụ nữ cùng tham gia hoạt động nhưng xã hội thường gắn nó với vai trò của người đàn ông hơn, đồng nghĩa với việc phủ nhận vai trò của người phụ nữ

Trang 31

+ Phân công lao động theo giới: giữa hai giới có có những điểm khác biệt nhất định trong việc thực hiện vai trò sản xuất của mình, là tạo điều kiện để mỗi giới phát triển hết khả năng của mìn

Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với mọi phụ nữ được đại đại hội đồng LHQ phê chuẩn, có hiệu lực như một hiệp ước quốc tế Theo

đó, phụ nữ có quyền lợi như nam giới trên mọi lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, việc làm, giáo dục, y tế,hôn nhân- gia đình

Khi hòa nhập cùng thế giới và khu vực, người dân Việt Nam chung sức xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Như vậy điều đầu tiên trong quá trình hội nhập này là văn hóa mở, tiếp cận nhiều nét mới trong đời sống tinh thần cũng như vật chất Hiện tượng chung sống của cặp đôi nam nữ trước hôn nhân như một làn gió mới trong lối sống của giới trẻ Xung quanh vấn đề này, các nhà nghiên cứu khoa học trong mỗi lĩnh vực lại có cách tiếp cận khác nhau

1.4.1 Một số nghiên cứu liên quan

Trước hết, ở lĩnh vực dân số học, các tác giả chủ yếu đề cập đến sức khỏe

sinh sản là một nội dung quan trọng của dân số phát triển Tiêu biểu có công trình nghiên cứu của ủy ban Quốc gia về Dân số và kế hoạch hóa gia đình năm 1997

“Tuổi vị thành niên với vấn đề tình dục và các biện pháp tránh thai” (khảo sát trên 8 tỉnh thành phố trong cả nước) do nhóm tác giả Chu Xuân Việt và Nguyễn Văn Thắng; nghiên cứu của Nguyễn Thiện Trưởng và cộng sự năm 2008 về “Trách nhiệm của nam giới trong chương trình sức khỏe sinh sản bao gồm kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe giới tính” Đề tài này nhấn mạnh đến yếu tố nhân khẩu học, dịch

vụ kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe và trách nhiệm của nam giới

Trang 32

Trong y học, các nhà nghiên cứu đưa đến cho mọi người những kiến thức

mang tính chuyên ngành nhất về các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản: công trình nghiên cứu “Sức khỏe sinh sản vị thành niên – điều tra cơ bản tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Bình” do Quan Lệ Nga, Khuất Thu Hồng, Trần Thành Đô, Nguyễn Hồng Ngát, Đỗ Trọng Hiếu thực hiện năm 1996: tập bài giảng của bác sĩ Vương Tiến Hoài (2001) với cuốn “Sức khỏe sinh sản”: luận án thạc sĩ Y tế cộng đồng của tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh năm 2001 “Mô tả hành vi tình dục và kiến thức phòng tránh thai của nam nữ SV chưa lập gia đình tuổi 17-24 tại một số trường Đại học ở

Hà Nội” Nghiên cứu này cho thấy tuổi trung bình quan hệ lần đầu ở nam là 20,4 và

nữ là 20,8; 30,4% SV có sử dụng biện pháp tránh thai trong lần QHTD đầu tiên; 95,7% SV biết tên các biện pháp tránh thai trong đó bao cao su được biết đến nhiều nhất sau đó là thuốc uống tránh thai Kiến thức về biện pháp tránh thai mới chỉ dừng

ở việc kể tên các biện pháp còn cách sử dụng thì biết rất sơ sài thậm chí chưa hiểu đúng Năm 2003, Bộ Y tế cùng với các tổ chức phi chính phủ đã tiến hành cuộc điều tra quốc gia về sức khỏe sinh sản thanh thiếu niên – trên quy mô lớn với việc khảo sát 6 tỉnh Một số kết quả cho thấy tỷ lệ nam thanh niên QHTD trước hôn nhân

là từ 0%-19%, nữ thanh niên QHTD trước hôn nhân là từ 2% đến 9%

Các điều tra xã hội học quanh nội dung này cũng rất phong phú: năm 1996

phòng Xã hội học về Môi trường và Sức khỏe cộng đồng, Viện Xã hội học đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Tình dục và nạo phá thai trước hôn nhân của nữ thanh niên tại Hà Nội” Đề tài này tập trung phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng nạo phá thai trước hôn nhân của nữ thanh niên ở Hà Nội Năm 1999, Viện XÃ hội học và Hội đồng dân số tiến hành khảo sát tại 6 tỉnh và Thành phố Hồ Chí Minh về “Điều tra Vị thành niên và biến đổi xã hội vở Việt Nam” cho kết quả: 10% nam vị thành niên và 5% nữ vị thành niên trong độ tuổi 15-22% đã có QHTD trước hôn nhân

Cũng có một số đề tài khoa học nghiên cứu những nội dung có liên quan đến vấn đề sống thử như: hành vi tình dục của SV, QHTD trước hôn nhân, hiểu biết của

SV về SKSS, các biện pháp tránh thai, phòng tránh các BLTQĐTD, Tiêu biểu là

đề tài khoa học của nhóm SV Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2006 – “Nhận thức, thái độ và hành vi tình dục của SV Đại học” (qua khảo sát tại 4 trường Đại

Trang 33

học ở Hà Nội) đã chứng minh rằng SV đã có thái độ rất cởi mở về tình dục nói chung và tình dục trước hôn nhân nói riêng Có 50,2% SV tán thành QHTD trước hôn nhân và 25,7% SV trong nghiên cứu này có QHTD Nghiên cứu này cũng chỉ ra hành vi QHTD của SV có nhiều cung bậc và hình thái khác nhau Năm 2007, luận văn “Hành vi tình dục của SV đại học” của SV Lê Huyền Thu (Qua khảo sát Học viện Báo chí và Tuyên truyền) đã khẳng định thái độ của SV về QHTD trước hôn nhân khá thoáng, SV có đời sống tình dục khá phong phú và hiện nay chủ yếu hoạt động tình dục ngoài giao hợp

1.4.2 Một số nghiên cứu xã hội học về gia đình và sống thử

Một số chuyên khảo về đề tài gia đình gần đây, như Gia đình trong tấm

gương xã hội học (Mai Quỳnh Nam chủ biên) xuất bản năm 2002 với 26 bài viết của các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực gia đình; Xu hướng gia đình ngày nay (Vũ Tuấn Huy chủ biên) xuất bản năm 2004, là kết quả cuộc nghiên cứu thực nghiệm tại một tỉnh của Đồng bằng Bắc Bộ; Gia đình học (Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý) xuất bản năm 2007 gồm 5 phần, 22 chương, được biên soạn dưới hình thức một giáo trình giảng dạy, nghiên cứu; Vấn đề hôn nhân – gia đình và trẻ em qua góc nhìn báo chí (Nguyễn Thu Nguyệt) xuất bản năm 2007, bằng phương pháp khảo cứu báo chí, tiến hành khảo sát trên 23 loại báo năm 2004, 24 loại báo năm 2005 và đầu năm 2006 với tổng số 415 bài báo viết, tác giả đã phân tích hai nhóm vấn đề lớn

là hôn nhân – gia đình và trẻ em, đã đề cập đến hai nhóm nội dung chính như sau:

- Một là, những vấn đế khái quát như vai trò, chức năng của gia đình, sự biến

đổi của gia đình Việt Nam với những thách thức trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; hôn nhân và quá trình gia đình;vấn đề giới và gia đình trong

xã hội hiện nay

- Hai là, những nội dung cụ thể: cấu trúc gia đình và vấn đề giới, sự biến đổi

và các quan hệ trong gia đình, phân công lao động trong gia đình, tình trạng việc làm

và thu nhập, SKSS và tình dục, giá trị con cái trong gia đình, quan hệ giữa các thế hệ, hôn nhân có yếu tố nước ngoài, quan hệ giữa các thế hệ và động thái của gia đình, ngoại tình và ly hôn, giáo dục con cái trong gia đình, bất bình đẳng giới và bạo lực gia đình, vấn đề gia đình ở một số nước, tình dục trước hôn nhân và tảo hôn

Trang 34

Như vậy, những chuyên khảo trên đã cùng nhau góp phần tạo nên một bức tranh về nghiên cứu gia đình khá đa diện với nhiều mảng màu sắc khác nhau Tuy nhiên, dù một cách khách quan hay do chủ quan thì vấn đề sống thử của thanh niên nói chung và SV nói riêng vẫn còn vắng bóng trong đó và các nhà nghiên cứu Việt Nam chưa thực sự đưa “sống thử” vào một trong các vấn đề trọng tâm của gia đình

Gần đây cũng có một số đề tài nghiên cứu khoa học về hiện tượng chung

sống trước hôn nhân, tuy nhiên các nhóm đối tượng là giới trẻ độc thân (như Đề tài nghiên cứu khoa học “Hiện tượng chung sống trước hôn nhân của giới trẻ độc thân tại Thành phố Hồ Chí Minh trong mối quan hệ với độ ổn định của gia đình trẻ” do ThS Lưu Phương Thảo (Trung tâm Xã hội học – Viện KHXH vùng Nam Bộ) làm chủ nhiệm đã tiến hành khảo sát trên 228 bạn trẻ đang sống thử); người lao động (như đề tài “Vấn đề sống chung, sống thử trước hôn nhân của nam nữ công nhân ở các khu chế xuất, khu công nghiệp tại TP.HCM” của nhóm SV Khoa học xã hội và nhân văn ĐH bán công Tôn Đức Thắng đã đạt giải A SV nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2007)

Ở Việt Nam hiện nay, có rất nhiều bài báo phản ảnh các chiều cạnh khác

nhau Tác giả luận văn đã tìm đọc hơn 60 bài báo gồm cả báo in, báo mạng và các bài viết tạp chí chuyên ngành Qua đó, có thể thấy phần lớn các bài viết (42/65 bài) phản ánh chủ yếu theo góc độ tiêu cực, nhìn nhận sống thử như một tệ nạn xã hội, cần phải lên án và kêu gọi các bản trẻ nên nói "không" với sống thử Một bài báo đã viết: "Khảo sát trong năm 2006 của Vụ Văn hóa, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, cho thấy trong số 13 biểu hiện chưa tốt của SV, đứng đầu là không chịu học hành, xin điểm và quay cóp, tiếp đến là “sống thử” trước hôn nhân"[41] Các tác giả này chủ yếu tập trung phân tích những tình huống cụ thể với các kết cục không tốt đẹp của cuộc sống không có ràng buộc pháp lý này Đặc biệt hậu quả xấu luôn nặng

nề cho phái nữ với tình trạng nạo phá thai ngày càng tăng Bài viết của Bích Thủy trên báo Phụ nữ Việt Nam đã đưa ra số liệu như sau: “Một trung tâm ở thành phố Huế cung cấp: trong năm 1999, tổng số người đến nạo hút thai là 1.546 trường hợp, riêng độ tuổi vị thành niên, thanh niên trẻ (từ 18-24 tuổi) là 96 trường hợp, chiếm tỉ

lệ 6,2% Nhưng đến năm 2003, số người đến nạo phá thai giảm xuống còn 965

Trang 35

người nhưng vị thành niên, thanh niên trẻ lại có 170 trường hợp chiếm tỉ lệ 17,6% trong đó phần lớn là những trường hợp chưa có gia đình và tập trung ở nhiều lứa tuổi SV Không phải chỉ đến một lần, thậm chí có trường hợp nạo phá thai đến lần thứ hai, thứ ba Lần đầu họ đến với thái độ sợ sệt, còn những lần sau họ xem đó như

là chuyện bình thường”[44]

Số ít hơn là các bài viết còn lại bày tỏ thái độ khách quan hơn, cho rằng sống thử là một xu hướng tất yếu của cuộc sống hiện đại, nên có cái nhìn thân thiện hơn với lối sống này vì cũng có những cặp từng sống thử vẫn tiến đến hôn nhân hạnh phúc Họ phân tich sống thử theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực và thường đưa

ra kết luận bỏ ngỏ như: “Sống thử” để có một cuộc sống thật thì điều không đáng trách, nhưng “sống thử” để trả giá thật thì cần phải suy nghĩ lại" [40]

Nhiều tác giả gắn việc sống thử với QHTD, cho rằng đó là một nhu cầu tất yếu và sống thử giúp con người thoả mãn nhu cầu chính đáng đó, như trrong bài viết của mình, tác giả Đinh Đoàn đã viết: “Khái niệm sống thử chẳng qua là cách nói tránh của hiện tượng QHTD trước hôn nhân ”[29] Thực tế, đó cũng mới chỉ là

sự phân tích sống thử ở một góc cạnh nhỏ bởi lẽ trong cuộc sống thử không chỉ có QHTD mà còn nhiều vấn đề về đời sống tình cảm, đời sống vật chất nhưng các bài báo chưa thể hiện được bức tranh đa diện đó

Qua việc tổng thuật một số công trình nghiên cứu có liên quan đến sống thử cho thấy các đề tài trước tập trung đến sức khỏe sinh sản thanh niên, vấn đề nạo phá thai, thái độ và hành vi QHTD trước hôn nhân Tuy nhiên, luận văn này nghiên cứu sống thử với ý nghĩa là một góc thể hiện của bức tranh gia đình hiện đại Nghiên cứu tập trung tìm hiểu suy nghĩ của các bạn SV về đời sống vật chất, đời sống tình cảm và QHTD trong sống thử Cách tiếp cận này gắn bó với việc xem xét những giá trị bền vững của gia đình – mục tiêu hướng tới trong mọi thời đại của xã hội Việt Nam và cũng là nét văn hóa rất riêng của dân tộc ta

Trang 36

Chương 2

NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC TẠI HÀ NỘI

VỀ HIỆN TƯỢNG SỐNG THỬ CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY (Nghiên cứu trường hợp: Đại học Bách khoa, Học viện

Báo chí và Tuyên truyền và Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn)

2.1 Giới thiệu một số nét giới thiệu về địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Đại học Khoa học xã hội và nhân văn1

Tổ chức tiền thân của Trường ĐHKHXH&NV thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội là Trường Đại học Văn khoa Hà Nội (thành lập theo sắc lệnh số số 45 do Chủ tịch Hồ Chí Minh kí ngày 10/10/1945), tiếp đó là Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (thành lập ngày 05.06.1956) Ngày 10/12/1993, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 97/CP thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội, trong đó có Trường ĐHKHXH&NV được thành lập trên cơ sở các khoa xã hội của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội

Trong hơn sáu mươi năm xây dựng và phát triển, Trường ĐHKHXH&VN luôn được nhà nước Việt Nam coi là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học

xã hội nhân văn lớn nhất của đất nước với nhiều thành tích về đào tạo đội ngũ cán

bộ khoa học phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc

Hiện nay, tổng số cán bộ, SV của trường (tính đến 30/11/2008) là:

+ Tổng số cán bộ: 513, bao gồm 134 cán bộ hành chính và 379 giảng viên Trong 379 giảng viên, có: 130 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học, 177 thạc sĩ, 06 giáo sư, 55 phó giáo sư

+ Tổng số SV: 12.888, trong đó: 5.472 SV đại học hệ chính quy, 4.571 SV đại học hệ không chính quy, 2.122 học viên cao học, 161 nghiên cứu sinh, 562 SV nước ngoài

Là một trường đại học trọng điểm, đầu ngành, có uy tín và truyền thống lâu đời, Trường ĐHKHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội có sứ mệnh đi đầu trong

1 Nguồn: http://www.ussh.edu.vn

Trang 37

sáng tạo, truyền bá tri thức và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học

xã hội và nhân văn, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước

2.1.2 Đại học Bách khoa - Hà Nội2

Trường ĐHBKHN được thành lập theo Nghị định số 147/NĐ ngày 6-3-1956

do Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên ký Đây là trường đại học kỹ thuật đầu tiên của nước ta có nhiệm vụ đào tạo kỹ sư công nghiệp cho công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam

Trường luôn là một trong những trường đại học kỹ thuật hàng đầu của nền giáo dục Việt Nam với bề dày lịch sử Với nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc, Trường đã được Đảng và Nhà nước tặng nhiều danh hiệu và phần thưởng quý giá cho các cá nhân và tập thể

Tổng số cán bộ, công chức gồm 1950 cán bộ, với 1192 giảng viên và 394 cán

bộ phục vụ giảng dạy và NCKH: 154 Nhà giáo nhân dân và Nhà giáo ưu tú; 399 Giáo sư và Phó giáo sư; 703 Tiến sỹ khoa học và Tiến sỹ; 1200 Thạc sỹ

Trường ĐHBK Hà Nội đang đào tạo trên 40.000 SV, học viên cao học và NCS với 67 chuyên ngành đại học và 33 chuyên ngành cao học, 57 chuyên ngành tiến sĩ Trong giai đoạn này, Nhà trường đã đẩy mạnh công tác NCKH-CGCN và sản xuất kinh doanh, đây là nhân tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, là thước đo uy tín và trình độ của một trường đại học Hiện nay Nhà trường có quan hệ hợp tác trong đào tạo, NCKH với trên 200 trường đại học, trung tâm NCKH, viện nghiên cứu và tổ chức giáo dục của 32 quốc gia trên thế giới, là thành viên của 8 tổ chức mạng lưới đại học quốc tế Thông qua HTQT Nhà trường đã cử khoảng 500 cán bộ và SV đi nước ngoài học tập, nghiên cứu, trao đổi,

Sứ mạng của Đại học Bách Khoa Hà Nội là đem lại cho xã hội và cộng đồng các lợi ích với chất lượng tốt nhất từ các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và dịch vụ, góp phần đắc lực vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, giữ gìn an ninh quốc phòng và phát triển Hệ thống Giáo dục Đại học Việt Nam

2 Nguồn: http://www.hut.edu.vn

Trang 38

2.1.3 Học viện Báo chí và Tuyên truyền3

HVBC&TT (thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) được thành lập ngày 16-01-1962 theo Nghị quyết số 36 NQ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá III, trên cơ sở hợp nhất 3 trường: Trường Nguyễn ái Quốc phân hiệu II, Trường Tuyên huấn và Trường Đại học Nhân dân Ngày 16 tháng 01 hàng năm là ngày kỷ niệm thành lập Trường

Từ năm 1990, do yêu cầu chung của công tác đào tạo cán bộ của Đảng và phù hợp với điều kiện thực tế của Nhà trường, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết định số 406-HĐBT ngày 20/11/1990 công nhận Trường là trường đại học Từ thời điểm này, Trường vừa là một trường Đảng trực thuộc Ban Bí thư Trung ương, đồng thời là trường đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân Các hoạt động chuyên môn của nhà trường đều thực hiện theo quy chế của Bộ Giáo dục- Đào tạo

và luật Giáo dục

Năm 1993, theo quyết định số 61 QĐ/TW ngày 10/03/1993 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc sắp xếp lại các Trường Đảng trực thuộc Trung ương, Nhà trường trở thành trường đại học trực thuộc cơ quan chủ quản là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Theo quyết định này, Trường có nhiệm

vụ đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên các ngành lý luận Chính trị Mác-Lê nin,

Tư tưởng Hồ Chí Minh, đội ngũ cán bộ Tư tưởng - Văn hoá, Báo chí và Truyền thông đại chúng cho Đảng và Nhà nước trong phạm vi toàn quốc

Hiện tại Nhà trường đào tạo 16 chuyên ngành bậc đại học, 4 chuyên ngành bậc cao học, 2 chuyên ngành Báo chí đào tạo nghiên cứu sinh Tổ chức bộ máy của Nhà trường có 31 đơn vị Ban, Khoa, Phòng, Viện, Trung tâm trực thuộc Ban Giám đốc Tổng số đội ngũ cán bộ 334 người, cán bộ nghiên cứu giảng dạy chiếm 75%, trong đó có: 1 Giáo sư, 8 Phó Giáo sư, 62 Tiến sỹ, 90 Thạc sỹ, 1 Giảng viên cao cấp, 94 Giảng viên chính

Học viện Báo Chí và Tuyên truyền có tổng diện tích 88.128m2 trên địa bàn Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Thủ đô Hà Nội, trụ sở của trường bao gồm các

3

Nguồn: http://www.ajc.edu.vn

Trang 39

khu nhà làm việc, nhà học tập, khu tập thể cán bộ, KTX SV và diện tích sân trường, vườn hoa, cây xanh Nhà học chính gồm năm tầng được đưa vào sử dụng từ năm

1995 Tại đây có 19 phòng học và các khu giảng đường rộng từ 100 đến 200 chỗ ngồi Học viện còn đầu tư xây dựng các studio truyền hình và phát thanh với các thiết bị kỹ thuật số hiện đại, cho phép SV Báo chí có thể thực hành xây dựng chương trình báo hình, báo nói ngay tại trường Sáu phòng máy vi tính có thể truy cập Internet, mỗi phòng từ 50 đến 100 máy, đáp ứng khá đầy đủ việc học tập, nghiên cứu của cán bộ và SV Thư viện Trường với trên 15 nghìn đầu sách và gần

200 loại báo, tạp chí có thể phục vụ cùng lúc 250 bạn đọc Ngoài ra trường còn đầu

tư xây dựng thêm trạm y tế tại khu nhà 16A với diện tích rộng gần 250 m2, là nơi chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho cán bộ, SV và lưu học sinh của Học viện KTX Học viện có 9 khu nhà, hiện đang phục vụ cho 1100 SV và lưu học sinh Lào và một số nước khác Hai khu tập thể của Trường ở Quận Cầu Giấy và Quận Thanh Xuân hiện

là nơi ở cho cán bộ và giảng viên của Trường

2.2 Nhận thức của sinh viên một số trường đại học tại Hà Nội về hiện tượng sống thử của sinh viên hiện nay

“Khi làm toán, người ta thường thử lại sau mỗi phép tính Thử để biết đúng hay sai để sửa Khi nghiên cứu một nguyên tố hóa học, người ta sẽ thử với nhiều phản ứng khác nhau để tìm ra lý, hóa tính của nguyên tố đó Khi nấu ăn, những người nội trợ vẫn thường nếm thử món ăn với các vị mặn, ngọt, chua chát và để vừa miệng hơn Vậy tại sao trong cuộc sống hôn nhân chúng ta không nên thử?”

Đó là triết lý phổ biến của những người đang sống thử hoặc ủng hộ xu hướng sống thử Trong nghiên cứu này, sống thử được hiểu là quá trình chung sống của cặp đôi nam nữ sinh viên khi chưa đăng ký kết hôn và cũng chưa tổ chức đám cưới Đó là trên cơ sở pháp lý những cặp đôi này chưa được công nhận là vợ chồng nhưng thực

tế về đời sống họ ở chung, ăn chung, ngủ chung, sinh hoạt như một đôi vợ chồng thật Sự nhìn nhận của SV về hiện tượng này không hoàn toàn đồng nhất Có thể khái quát chung thành ba nhóm: ủng hộ, phản đối và trung lập (không ủng hộ cũng không phản đối) đối với sống thử Tuy nhiên, khi khảo sát vể những biểu hiện cụ thể, suy nghĩ của các SV đa chiều cạnh và phong phú hơn rất nhiều

Trang 40

Sống thử là hiện tượng mới xuất hiện từ những năm đầu của thế kỷ XIX Việc tiếp cận với vấn đề này có thể cho thấy nhận thức của SV về sống thử đã có một quá trình hay chỉ là đánh giá nhất thời Vậy nên, cuộc phỏng vấn đã được bắt đầu với câu hỏi: "Lần đầu biết đến sống thử là khi nào?", câu trả lời chủ yếu của các bạn là: khi bắt đầu bước vào cuộc sống sinh viên, thông qua bạn bè kể chuyện Một

số ít thì biết từ khi còn đi học phổ thông và biết qua báo viết, Internet Như vậy, vấn

đề sống thử không phải là xa lạ đối với các bạn sinh viên Tuy nhiên, việc tự nguyện, chủ động tham gia các diễn đàn, thảo luận về sống thử thì vẫn còn mới mẻ với các bạn Chỉ có 2/20 bạn đã từng tham gia, phát biểu ý kiến trong các buổi thảo luận của trường tổ chức về vấn đề giới tính, QHTD trước hôn nhân và sống thử (trường Đại học KHXH và NV tổ chức) và diễn đàn trên mạng Internet Phần lớn cũng nghe nói đến một số cuộc thảo luận, diễn đàn về sống thử nhưng không tham gia vì thấy không liên quan đến mình, số ít có tham gia nhưng thường do yêu cầu của trường,lớp và tham dự cũng không đầy đủ, thậm chí có một phần nhỏ các bạn chưa bao giờ tham gia bất kỳ diễn đàn,thảo luận nào

Một cuộc khảo sát khác do báo Vnepress.net tổ chức năm 2005[46, tr.2], thăm dò ý kiến của các bạn thanh niên có chấp nhận, muốn sống thử hay không, kết quả như sau:

Biểu đồ số 2.1: Tỉ lệ chấp nhận sống thử của các bạn trẻ

Ngày đăng: 20/03/2015, 16:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1) Phạm Thuỷ Ba (dịch). Nhập môn xã hội học. NXB Khoa học Xã hội 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn xã hội học
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội 1993
3) E.A Capitonov. Xã hội học thế kỷ XX - Lịch sử và công nghệ. Người dịch TS. Nguyễn Quý Thanh. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học thế kỷ XX - Lịch sử và công nghệ
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 2000
4) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI. Nxb ST, Hà Nội, 1987 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Nhà XB: Nxb ST
5) Lê Thanh Hà. Những giá trị đạo đức của gia đình truyền thống Việt Nam, Thông tin lý luận 11/2000. NXB KHXH 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những giá trị đạo đức của gia đình truyền thống Việt Nam
Nhà XB: NXB KHXH 1997
6) Vũ Quang Hà. Xã hội học đại cương. NXB ĐHQG, Hà Nội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học đại cương
Nhà XB: NXB ĐHQG
7) Lê Ngọc Hùng - Nguyễn Thị Mĩ Lộc. Xã hội học về giới và phát triển.NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học về giới và phát triển
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội
8) Lê Ngọc Hùng. Lịch sử và lý thuyết xã hội học. NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử và lý thuyết xã hội học
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội
9) Vũ Tuấn Huy (Chủ biên). Xu hướng gia đình ngày nay (Một vài đặc điểm từ nghiên cứu thực nghiệm tại Hải Dương). NXB Khoa học xã hội, năm 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xu hướng gia đình ngày nay (Một vài đặc điểm từ nghiên cứu thực nghiệm tại Hải Dương)
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
10) Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý. Gia đình học. NXB Lý luận chính trị, Hà nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia đình học
Nhà XB: NXB Lý luận chính trị
11) Jean CAZENEUVE. 10 khái niệm lớn của xã hội học. Người dịch Thanh Lê. NXB Thanh niên, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 10 khái niệm lớn của xã hội học
Nhà XB: NXB Thanh niên
13) Mai Quỳnh Nam (chủ biên). Gia đình trong tấm gương xã hội học. NXB Khoa học xã hội, năm 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia đình trong tấm gương xã hội học
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
14) Nguyễn Thu Nguyệt. Vấn đề hôn nhân – gia đình và trẻ em qua góc nhìn báo chí. NXB Khoa học xã hội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề hôn nhân – gia đình và trẻ em qua góc nhìn báo chí
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
15) Nguyễn Đình Tấn. Xã hội học. NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học
Nhà XB: NXB Lý luận chính trị
16) Vi Quang Thọ, Đời sống tinh thần của cá nhân, Khái niệm và nguyên tắc nghiên cứu, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đời sống tinh thần của cá nhân, Khái niệm và nguyên tắc nghiên cứu
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
17) Richard T.Schaefer. Xã hội học. Người dịch Huỳnh Văn Thanh. NXB Thống kê, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học
Nhà XB: NXB Thống kê
18) Từ điển Triết học. Cung Kim Tiến biên soạn. NXB Văn hóa Thông tin Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Triết học
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin Hà Nội
19) Uỷ ban bảo vệ chăm sóc trẻ em Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo gia đình với trẻ em, năm 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu hội thảo gia đình với trẻ em
20) Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em; KFW, Trung ương Đoàn, Cẩm nang truyền thông về Chăm sóc Sức khoẻ sinh sản vị thành niên/thanh niên, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang truyền thông về Chăm sóc Sức khoẻ sinh sản vị thành niên/thanh niên
21) Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em. Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với gia đình Việt Nam hiện nay, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với gia đình Việt Nam hiện nay
22) Viện Xã hội học. Gia đình Việt Nam, các trách nhiệm, các nguồn lực trong sự đổi mới của đất nước. Nxb KHXH, Hà Nội, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia đình Việt Nam, các trách nhiệm, các nguồn lực trong sự đổi mới của đất nước
Nhà XB: Nxb KHXH

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w