Nhận thức được vai trò của tôn giáo trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đảng ta từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đã có những quan điểm bổ sung, phát triển đối với
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HOÀNG THỊ LAN
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC TÔN GIÁO ĐỐI VỚI ĐẠO
ĐỨC TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC CHUYÊN NGÀNH: CNDVBC & CNDVLS
MÃ SỐ: 5.01.02
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS NGUYỄN HỮU VUI
HÀ NỘI 2004
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU trang
Chương 1: Về vấn đề đạo đức tôn giáo
1.1 Đạo đức tôn giáo-khái niệm, đặc trưng
1.2 Những quan điểm khác nhau trong lịch sử về vai trò của đạo đức
tôn giáo đối với đạo đức xã hội
Chương 2: Những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của đạo đức tôn
giáo đối với đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay
2.1 Những đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hoá- xã hội và tôn giáo quy
định ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức xã hội
2.2 Những ảnh hưởng tích cực của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức
trong xã hội Việt Nam hiện nay
2.3 Những ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức
trong xã hội Việt Nam hiện nay
Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích
cực hạn chế mặt tiêu cực của đạo đức tôn giáo trong quá trình xây
dựng nền đạo đức xã hội mới
3.1 Xu hướng của đạo đức tôn giáo và yêu cầu của việc xây dựng nền đạo
đức xã hội mới ở Việt Nam
3.2 Một số giải pháp
KẾT KUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 31
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội là một hệ thống cấu trúc phức tạp với nhiều yếu tố hợp thành, tồn tại trong sự tác động biện chứng Tôn giáo với tính cách là một yếu tố của cấu trúc đó đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến con người và xã hội, góp phần tạo nên sắc thái đặc biệt cho đời sống nhân loại
Trong lịch sử, tôn giáo được kiến giải, đánh giá hết sức khác nhau, thậm chí đối lập nhau Tuy nhiên, có thể rút ra những thống nhất nếu tạm gác qua những dị biệt, đó là, tôn giáo vừa có khả năng cản trở sự phát triển của con người
và xã hội, đồng thời cũng có thể tạo nên những giá trị có tính tích cực Vì vậy, việc nghiên cứu phải hướng đến phát hiện những hợp lý và khiếm khuyết của hiện tượng tôn giáo và những ảnh hưởng của nó đã, đang và sẽ có đối với lịch sử nhân loại Và điều này, theo chúng tôi là thực sự cần thiết trong thời đại ngày nay, khi mà cùng với sự phát triển của khoa học, của các trào lưu hiện đại hoá, các tôn giáo trên thế giới đang có xu hướng hội nhập với đời sống thế tục, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị, đạo đức và văn hoá xã hội để nhằm tự điều chỉnh,
tự thích ứng cho phù hợp xu thế của thời đại, mong giữ được thánh địa thiêng liêng của mình để tiếp tục tồn tại và tồn tại lâu dài
Thực tế ở Việt Nam, trong quá trình lịch sử lâu dài, bên cạnh những hạn chế nhất định, tôn giáo đã có những đóng góp tích cực trong việc điều chỉnh hành vi của con người, duy trì đạo đức xã hội, giữ gìn sự thống nhất của dân tộc
và góp phần tạo nên bản sắc văn hoá độc đáo của dân tộc Việt Nam.v.v
Ngày nay, trước những biến đổi của tình hình thế giới và trong nước, tôn giáo ở Việt Nam đang có những biến động phức tạp theo nhiều chiều hướng Nhiều vấn đề đã được đặt ra xung quanh việc đánh giá ảnh hưởng của tôn giáo đến lĩnh vực tinh thần của xã hội Việt Nam trong thời hiện tại hiện tại và tương
Trang 42
lai như vấn đề ảnh hưởng của tôn giáo với chính trị hay rộng lớn hơn là ảnh hưởng của tôn giáo với văn hoáv.v
Riêng vấn đề xem xét ảnh hưởng của tôn giáo đối với đạo đức xã hội cũng
đã được đặt ra và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học Có tình hình đó bởi lẽ, cơ chế kinh tế thị trường hiện nay đã làm nảy sinh, tồn tại và phát triển nhiều quy phạm đạo đức đi ngược lại tiến bộ xã hội Trên mức độ nào đó, những quy phạm đạo đức ấy đang làm xói mòn nền đạo đức xã hội mà lịch sử dân tộc ta
đã phải mất hàng ngàn năm mới có thể hình thành được
Có một thời kỳ dài, chúng ta chỉ chú ý và nhấn mạnh đến mặt tiêu cực của tôn giáo và đạo đức tôn giáo, cho rằng tôn giáo sẽ mất đi cùng với quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội Do vậy, ta thường tìm cách phê phán và loại trừ ảnh hưởng của nó trong đời sống xã hội Song, thực tế đã chứng minh rằng, tôn giáo vẫn còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, và bên cạnh những hạn chế nhất định, tôn giáo và đạo đức tôn giáo còn có những đóng góp tích cực trong quá trình xây dựng xã hội mới Nhận thức được vai trò của tôn giáo trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đảng ta từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đã có những quan điểm bổ sung, phát triển đối với tôn giáo và đạo đức tôn giáo Trong Nghị quyết 24- NQ/TW ngày 16-10-1990 của Bộ Chính trị
về công tác tôn giáo trong tình hình mới đã khẳng định rằng, “tín ngưỡng tôn
giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới” Tiếp tục quan điểm này, Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX(2001) của Đảng một lần nữa khẳng
định, “phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo”
Vì vậy, nghiên cứu ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong
xã hội Việt Nam hiện nay nhằm tìm kiếm các giải pháp phù hợp để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của đạo đức tôn giáo trong quá trình xây dựng
Trang 53
nền văn hoá, đạo đức mới xã hội chủ nghĩa là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay
2.Tình hình nghiên cứu đề tài
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, từ xa xưa nó đã là đối tượng được quan tâm chú ý của nhiều nhà khoa học Từ thời cổ đại (và trong suốt quá trình lịch sử) các nhà triết học đã đề cập tới vấn đề tôn giáo dưới những hình thức và quan điểm khác nhau
Một trong những thành tựu quan trọng mà chủ nghĩa duy vật vô thần trước Mác đã đạt được đó là việc bác bỏ quan niệm duy tâm thần học cho rằng tôn giáo sáng tạo ra con người, đồng thời chỉ ra chính con người là lực lượng sáng tạo ra tôn giáo Tuy nhiên, do hạn chế lịch sử và giai cấp, chủ nghĩa duy vật vô thần trước Mác đã không vạch ra được bức tranh chân thực về tôn giáo và vai trò của
nó đối với xã hội
Trong chủ nghĩa Mác- Lênin, vấn đề tôn giáo và đạo đức tôn giáo cũng được các nhà kinh điển quan tâm nghiên cứu Mác, Ăngghen, Lênin đã đề cập
đến vấn đề tôn giáo trong rất nhiều tác phẩm như: Phê phán triết học pháp quyền
của Hê ghen (Lời nói đầu), Gia đình thần thánh, Hệ tư tưởng Đức, Bản thảo kinh tế- triết học 1844, Luận cương về Phoi ơ bắc, Chiến tranh nông dân ở Đức, Chống Đuy rinh, Lút vích Phoi ơ bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức, Bàn về lịch sử đạo Cơ đốc sơ kỳ, Chủ nghĩa xã hội và tôn giáo, Về thái độ của đảng công nhân đối với tôn giáo v.v…Sự tiếp cận khoa học toàn diện của chủ
nghĩa Mác đối với hiện tượng tôn giáo đã làm sáng tỏ không những nguồn gốc, bản chất, mà cả tính chất, chức năng và vai trò xã hội của nó Chủ nghĩa Mác- Lênin cho rằng, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, phản ánh tồn tại
xã hội một cách hư ảo Từ đó, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin chỉ ra
Trang 64
rằng, về cơ bản tôn giáo và đạo đức tôn giáo có vai trò tiêu cực trong đời sống xã hội, đặc biệt khi nó tham gia vào hệ tư tưởng của giai cấp thống trị phản động Cùng với việc chỉ ra những tiêu cực của tôn giáo và đạo đức tôn giáo, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin cũng thừa nhận những tác dụng nhất định của tôn giáo và những giá trị đạo đức tích cực của nó
Do tiếp cận tôn giáo dưới góc độ xã hội học, các học giả tư sản hiện đại cũng đóng góp nhiều công trình về tôn giáo và vai trò của tôn giáo như
E.Durkheim với tác phẩm Định nghĩa về hiện tượng tôn giáo và tôn giáo, Yves Lambert với Tháp Babel định nghĩa về tôn giáo Max Weber với Đạo đức Tin
Lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản, Daisaku…Ngoài ra, còn một số nhà nghiên
cứu khác như A.Toynbee, F Brondel, Will Duraut…cũng đều rất coi trọng yếu
tố tôn giáo và đạo đức tôn giáo trong tiến trình văn hoá, văn minh nhân loại v.v… Nhìn chung các học giả tư sản hiện đại đã tiếp cận tôn giáo dưới một góc
độ mới- góc độ xã hội học Song, bên cạnh đó họ đã vấp phải những hạn chế không nhỏ đó là đã bỏ qua việc nghiên cứu tôn giáo dưới góc độ bản thể luận và nhận thức luận, vì vậy vai trò của tôn giáo đã được thổi phồng trên thực tế
Trong xã hội Phương Đông hiện đại, vấn đề đạo đức tôn giáo và vai trò của nó trong đời sống xã hội cũng đã được được quan tâm nhiên cứu Các học giả Nhật bản như Shinobu Koichi, Okamoto Koji cho rằng, mặc dù tôn giáo có những hạn chế nhất định nhưng trong nó có chứa đựng những nội dung nhân đạo
và những nội dung này cần thiết phải được giáo dục cho quần chúng nhân dân trong xã hội để quần chúng học tập và định hướng vấn đề tâm linh cá nhân
Các học giả Trung Quốc như Sun Zhenhua, Lin Zhaorong cũng rất chú ý đến cái thiện, cái nhân bản trong đạo đức tôn giáo Lin Zhaorong cho rằng, trong
xã hội hiện đại, với xu thế thế tục hoá, ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo sẽ vượt
ra xa ngoài quan hệ giữa các tín đồ và trở thành một bộ phận quan trọng của đạo đức xã hội
Trang 75
Nhìn chung, ở Phương Đông hiện đại, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những tích cực và tiêu cực của đạo đức tôn giáo Họ quan tâm nhiều đến những đóng góp tích cực của tôn giáo và đạo đức tôn giáo trong đời sống tinh thần của
xã hội
Ở trong nước, một thời kỳ dài, chúng ta quan niệm tôn giáo sẽ chết đi cùng với quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, do đó vấn đề tôn giáo ít được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Những năm gần đây, trước sự bùng nổ của tôn giáo, trước yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong thời kỳ đổi mới đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về tôn giáo, về đạo đức tôn giáo và ảnh hưởng
của nó trong đời sống xã hội như: Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo
đối với con người Việt Nam hiện nay - Nxb CTQG 1997, Những vấn đề lý luận
và thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam, Nxb KHXH, HN1998, Phật giáo với văn hoá Việt Nam, Nxb HN1999, Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo Việt Nam hiện nay, Nxb CTQG, HN2001, Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hoá Việt Nam, Nxb KHXH, HN2001.v.v
Những công trình nói trên đã đề cập đến vấn đề tôn giáo và vai trò của nó
trong đời sống xã hội Việt Nam ở những khía cạnh khác nhau Trong Ảnh hưởng
của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay do GS
Nguyễn Tài Thư chủ biên đã phân tích ảnh hưởng của tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay trên một số phương diện như ảnh hưởng đối với hệ tư tưởng, ảnh hưởng đối với sự hình thành nhân cách, ảnh hưởng trong đời sống của thanh thiếu niên.v.v…Qua đó các tác giả đã đề cập đến vấn đề đạo đức Phật giáo, đạo đức Thiên chúa giáo và ảnh hưởng hai mặt của nó trong đời sống đạo đức của
con người Vịêt Nam GS Đặng Nghiêm Vạn trong Lý luận về tôn giáo và tình
hình tôn giáo Việt Nam hiện nay đã qua các số liệu khảo sát xã hội học để phân
tích làm nổi rõ đặc điểm, vai trò và các đặc trưng cơ bản của tôn giáo ở Việt
Nam hiện nay TS Nguyễn Hồng Dương qua Nghi lễ và lối sống Công giáo trong
Trang 86
văn hoá Việt Nam đã phân tích, chứng minh làm rõ sự hội nhập của văn hoá Kitô
giáo trong nền văn hoá của dân tộc Hay Nguyễn Đăng Duy trong Phật giáo và văn hoá Việt Nam cũng đã đề cập đến vai trò của Phật giáo trong đời sống chính trị, văn hoá, đạo đức của dân tộc Việt Nam.v.v Mặc dù trong những công trình nói trên, vấn đề đạo đức tôn giáo và vai trò của nó không được các nhà nghiên cứu đề cập đến một cách trực tiếp, song trong quá trình phân tích vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội Việt Nam, vấn đề đạo đức tôn giáo và ảnh hưởng của
nó đối với đạo đức xã hội cũng đã phần nào được đề cập đến
Liên quan đến vấn đề đạo đức tôn giáo và ảnh hưởng của nó đối với đạo
đức xã hội còn có một số luận án như: Vai trò xã hội của tôn giáo ở Việt Nam
hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận án PTS Triết học của Hồ
Trọng Hoài 1995, Ảnh hưởng của những tư tưởng triết học Phật giáo trong đời
sống văn hoá tinh thần ở Việt Nam - Luận án tiến sĩ Triết học của Lê Hữu Tuấn
1999, Đạo Hoà hảo và ảnh hưởng của nó ở đồng bằng sông Cửu Long- Luận án tiến sĩ Triết học của Nguyễn Hoàng Sa 1999, Góp phần tìm hiểu đạo đức trong
Kinh Thánh- Luận án tiến sĩ Triết học của Trương Như Vương v.v… Nghiên cứu
tôn giáo và đạo đức tôn giáo, chỉ ra vai trò của nó trong đời sống tinh thần của dân tộc nói chung, trong đời sống đạo đức nói riêng với mục đích tìm kiếm các giải pháp để phát huy những nhân tố tích cực của nó trong quá trình xây dựng nền văn hoá, đạo đức của dân tộc, các tác giả nói trên đã có những đóng góp mới
cho việc nghiên cứu tôn giáo và đạo đức tôn giáo ở Vịêt Nam
Bên cạnh đó còn có một số công trình trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo về
vai trò của đạo đức tôn giáo có giá trị như: Kỷ yếu hội thảo Đạo đức Phật giáo
trong thời hiện đại- TPHCM 1993, Một số vấn đề đạo Thiên Chúa giáo trong lịch sử dân tộc Việt Nam- của Viện Khoa học xã hội và Ban tôn giáo TPHCM
1988 Một số bài viết trên các tạp chí như: Về vấn đề đánh giá vai trò của tôn
giáo (Tạp chí Triết học số 2/ 1992), Tôn giáo và đạo đức nhìn từ mặt triết học
Trang 97
(Tạp chí Triết học số 4/ 1993) của GS.TS Nguyễn Hữu Vui, Tín ngưỡng, tôn
giáo và đạo đức tôn giáo dưới cái nhìn đổi mới (Tạp chí Thông tin lý luận số 7/
1992) của TS Nguyễn Đức Lữ, Vai trò của các học thuyết tư tưởng và tôn giáo ở
Việt Nam hiện nay (Tạp chí Cộng sản số 3/ 1995) và Phật giáo và sự hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện nay (Tạp chí Triết học số 2/ 1994) của PGS
Nguyễn Tài Thư, Tôn giáo và khoan dung trường hợp Việt Nam (Tạp chí Triết học số 5/1997) và Tôn giáo tín ngưỡng trong đời sống văn hoá hiện nay (Tạp chí
Cộng sản số 15/1999) của GS.TS Đỗ Quang Hưng v.v… Những công trình khoa học này ở những góc độ khác nhau đã đề cập đến vấn đề đạo đức tôn giáo nói chung, đạo đức của từng tôn giáo nói riêng và vai trò của nó trong đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc
Nhìn một cách tổng thể, những nghiên cứu trên đều thống nhất ở một điểm
là thừa nhận tôn giáo và đạo đức tôn giáo có nhiều tác động tiêu cực tới đời sống
xã hội Việt Nam, song bên cạnh đó nó còn có những giá trị tích cực nhất định cần kế thừa, phát huy, nhất là trên phương diện văn hoá, đạo đức Tuy nhiên, do tính phức tạp của đối tượng nghiên cứu, do yêu cầu của xã hội hiện nay nên việc tiếp tục có những nghiên cứu ở dạng chuyên biệt về tôn giáo vẫn cần thiết Theo
hướng nghiên cứu này, tác giả luận án chọn đề tài “ Ảnh hưởng của đạo đức tôn
giáo đối với đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu trên
cơ sở kế thừa giá trị của các công trình đi trước đã đạt được
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Hồ Chí Minh, luận án phân tích ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của đạo đức tôn giáo trong quá trình xây dựng nền đạo đức xã hội mới
3.2 Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích trên luận án có nhiệm vụ:
Trang 108
- Phân tích khái niệm và những đặc trưng cơ bản của đạo đức tôn giáo, khái quát các quan điểm cơ bản trong lịch sử về vai trò của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức xã hội
- Phân tích những ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong
xã hội Việt Nam hiện nay
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của đạo đức tôn giáo trong quá trình xây dựng nền đạo đức xã hội mới
4 Đối tượng và phạm vi của luận án
4.1 Đối tượng: Đối tượng của luận án là đạo đức tôn giáo trong sự tác
động đối với đạo đức của xã hội Việt Nam hiện nay
4.2 Phạm vi: Ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong xã
hội Việt Nam hiện nay là một đề tài rất rộng lớn, trong khuôn khổ luận án, tác giả đi vào phân tích những ảnh hưởng chủ yếu của đạo đức tôn giáo nói chung đối với đạo đức trong xã hội giới hạn qua một số tôn giáo lớn ở Việt Nam (Phật giáo, Công giáo, Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo, Hồi giáo, Tin Lành) từ năm 1986 đến nay
Ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay được thể hiện trên rất nhiều phương diện, qua nhiều yếu tố cấu thành tôn giáo Vì vậy tác giả luận án mặc dù đã cố gắng đưa ra định nghĩa về đạo đức tôn giáo để xem xét sự tác động độc lập tương đối của nó đối với đạo đức xã hội Nhưng, xét trong tổng thể, đạo đức tôn giáo phát huy ảnh hưởng của mình thông qua nhiều yếu tố cấu thành tôn giáo như qua giáo lý, luật lệ, lễ nghi, tổ chức…Do đó, trong quá trình phân tích ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong xã hội, có chỗ tác giả phân tích những giá trị đạo đức trong giáo
lý, giáo luật tôn giáo, có chỗ tác giả phân tích những yếu tố khác cấu thành tôn giáo để làm rõ những ảnh hưởng của nó
Vấn đề đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay cũng là vấn đề rất rộng lớn trong đó bao hàm đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội Song, trong khuôn khổ
Trang 119
luận án chưa bàn cụ thể ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức cá nhân
và đạo đức xã hội mà chỉ nghiên cứu những ảnh hưởng chủ yếu của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức của xã hội nói chung
5 Phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, trong đó chú trọng phương pháp lôgíc và lịch sử, phương pháp
so sánh phân tích- tổng hợp, cấu trúc hệ thống, điều tra xã hội học và sử dụng có mức độ phương pháp thống kê, biểu đồ
6 Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án góp phần làm rõ những đặc trưng cơ bản của đạo đức tôn giáo, phân tích một số ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của đạo đức tôn giáo trong quá trình xây dựng nền đạo đức xã hội mới
7 Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy
lý luận về tôn giáo và một số lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn khác, và có thể góp phần vào cơ sở lý luận cho việc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thực tiễn ở nước ta hiện nay
8 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 3 chương, 7 tiết
Trang 1210
Chương 1
VỀ VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TÔN GIÁO
1.1 Đạo đức tôn giáo - khái niệm và đặc trưng
1.1.1 Về khái niệm “Đạo đức tôn giáo”
Tôn giáo là một hiện tượng đã xuất hiện từ rất sớm và còn tồn tại lâu dài trong lịch sử xã hội loài người Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo đã có tác động tới nhiều mặt của đời sống nhân loại và đạo đức là một trong những lĩnh vực chịu nhiêù sự tác động đó Để phân tích những tác động của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức xã hội trước hết cần tìm hiểu khái niệm đạo đức tôn giáo
Khi nghiên cứu về tôn giáo, đã từng có ý kiến cho rằng, tôn giáo không có đạo đức riêng, đạo đức tôn giáo chỉ là sự vay mượn đạo đức chung của nhân loại Quan niệm này, theo chúng tôi, xuất phát từ chỗ cho rằng, đạo đức có trước tôn giáo, rằng khi con người chưa có ý niệm gì về giáo lý nhưng đã biết cách cư xử theo đạo đức Hơn nữa khi tiếp cận tôn giáo, người ta thấy căn bản các giá trị, chuẩn mực trong tôn giáo là những giá trị, chuẩn mực của đạo đức thế tục đã được thiêng hoá
Ngược lại, có ý kiến lại cho rằng, tôn giáo có đạo đức riêng, nhưng đạo đức tôn giáo là thứ đạo đức hoàn toàn đối lập với đạo đức trần thế và trong nó không chứa đựng một yếu tố tiến bộ nào
Cả hai ý kiến trên đều hiểu chưa đầy đủ về tôn giáo Chủ nghĩa Mác- Lênin
đã chỉ rõ, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, nó phản ánh tồn tại xã
Trang 13Hơn nữa, là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, tôn giáo không chỉ có các quan niệm đạo đức mà còn có cả những chức năng và tổ chức để điều chỉnh các hành vi đạo đức của con người, cũng như hiện thực hoá các quan niệm đạo đức Các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức tôn giáo thông qua sinh hoạt tôn giáo, thông qua tổ chức tôn giáo mà chuyển tải vào tín đồ và in dấu ấn của mình trong đời sống xã hội
Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, trong quá trình tồn tại và phát triển của mình tôn giáo còn có sự tác động qua lại với các hình thái ý thức khác như triết học, văn hoá nghệ thuật, đạo đức… Do vậy, trong tôn giáo có các quy phạm, chuẩn mực của đạo đức nhân loại là điều không khó hiểu
Vì vậy, không thể nói, tôn giáo không có đạo đức riêng, và đạo đức tôn giáo chỉ là sự vay mượn của đạo đức nhân loại
Nhưng nếu cho rằng, đạo đức tôn giáo hoàn toàn đối lập với đạo đức trần thế
và trong nó không chứa đựng một yếu tố tiến bộ nào thì cũng là thiếu cơ sở Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin, mọi tôn giáo đều do con người dựa trên những cơ tầng văn hoá nhất định của mình mà sáng tạo ra Hơn nữa, trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, một mặt các tôn giáo tự sản sinh ra những giá trị, mặt khác, nó chịu sự tác động và những ảnh hưởng mang tính quy định của văn hoá nhân loại Chính sự tác động đó đã làm cho một số giá trị văn hoá của đời
Trang 1412
sống thế tục được phản ánh vào trong tôn giáo Bởi vậy, dù ít hay nhiều, các tôn giáo đều chứa đựng những giá trị văn hoá nhất định Chúng tôi hoàn toàn tán
thành ý kiến của Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Hữu Vui khi cho rằng : “Trong hệ thống
những giá trị chuẩn mực tôn giáo, ngoài những điều khuyên răn cấm đoán tạo nên nội dung riêng của đạo đức tôn giáo, còn có những điều khuyên răn, cấm đoán không hề có nội dung tôn giáo, mà là biểu hiện của các mối quan hệ thuần tuý trần thế”[131, tr46]
Thực tế cho thấy, trong quan niệm đạo đức của hầu hết các tôn giáo, ngoài những giá trị đặc thù để bảo vệ niềm tin tôn giáo thiêng liêng còn có những chuẩn mực cơ bản của đạo đức nhân loại như hướng thiện, tránh ác, kính trọng người già, thương yêu trẻ nhỏ, trung thực, nhân ái.v.v…Những giá trị cơ bản này của đạo đức nhân loại đã được di chuyển, tiếp biến vào trong tôn giáo, đồng thời thông qua các sinh hoạt tôn giáo, thông qua các tổ chức tôn giáo mà những giá trị
đó được chuyển tải vào trong tín đồ và in dấu ấn của mình trong đời sống xã hội Chúng ta đã từng chứng kiến trong lịch sử tôn giáo đã góp phần tạo nên những nền văn minh khác nhau như văn minh Ki tô giáo, hay văn minh Hồi giáo mà ở
đó, những quy định, luật lệ, lễ nghi của Ki tô giáo và Hồi giáo đã trở thành một bộ phận quan trọng của các phép ứng xử xã hội Hay đạo đức bác ái của Ki tô giáo đã
để lại dấu ấn sâu đậm trong văn hoá đạo đức phương Tây, đạo đức từ bi , hỉ xả của Phật giáo đã in dấu ấn trong văn hoá đạo đức phương Đông.v.v… Nhưng cũng sẽ
là sai lầm nếu tuyệt đối hoá vai trò của đạo đức tôn giáo, đồng nhất nó với đạo đức xã hội, bởi vì trong ý thức tôn giáo nói chung, ý thức đạo đức nói riêng, các quan hệ xã hội hiện thực đã mang màu sắc của các mối quan hệ siêu nhiên
Như vậy, trên cơ sở của chủ nghĩa Mác- Lênin và sự tồn tại lịch sử của các tôn giáo, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định rằng, tôn giáo có đạo đức riêng, đạo đức tôn giáo là những lời khuyên răn về đức tin vào thần thánh và những lời khuyên răn về cách ứng xử giữa con người với con người Những lời khuyên răn
Trang 1513
này tạo thành hệ thống những quy phạm, chuẩn mực đạo đức mà tín đồ các tôn
giáo phải tuân thủ Hay có thể nói, “đạo đức tôn giáo là hệ thống những quy tắc,
chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh giá sự giao tiếp và hành vi ứng xử của tín đồ trong mối quan hệ giữa họ với đối tượng thờ phụng (Thượng đế, thần thánh, Chúa, Phật), cũng như giữa họ với nhau, với cộng đồng xã hội và với tự nhiên nhằm đảm bảo sự thống nhất lợi ích của cá nhân, tập thể và cộng đồng tôn giáo.”
Trong hệ thống những quy phạm và chuẩn mực đạo đức tôn giáo thì những quy phạm và chuẩn mực về đức tin thần thánh bao giờ cũng có tính bao trùm và giữ vai trò chủ đạo, còn những quy phạm và chuẩn mực về cách ứng xử của con người với con người, của con người với tự nhiên thường chỉ được biểu hiện như là
sự cụ thể hoá của những quy phạm và chuẩn mực về đức tin thần thánh Chẳng hạn, điều răn lớn nhất đối với các tín đồ Ki tô giáo là phải tin vào Chúa Tin vào Chúa cũng có nghĩa là phải tin và thực hành các điều răn khác của Chúa như: Thảo kính với cha mẹ, không giết người, không gian dâm, không tham của người, không làm chứng dối, không được ham muốn vợ chồng người khác v.v…Với tín
đồ Phật giáo, tin vào Phật và tin vào những lời Phật dạy cũng có nghĩa là phải tin
và thực hiện một cách nghiêm túc những lời răn của Phật như: Không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu say v.v…Giáo lý Hồi giáo cũng quy định, tôn thờ thánh Alla và thánh Môhamét là nguyên tắc tối thượng Ngoài ra tín đồ Hồi giáo phải là người đấu tranh bảo vệ lẽ phải, chống những sai trái, tìm kiếm những gì đích thực và từ bỏ những gì gian dối, thân thương với những gì cao đẹp, lành mạnh và xa rời những gì không đúng đắn, coi chân lý và đạo hạnh là mục tiêu của con người, phải quan tâm đến người già và trẻ nhỏ, chăm sóc người
ốm đau, yểm trợ người nghèo và thương cảm người hoạn nạn v.v…Như vậy, trong đạo đức tôn giáo có sự đan xen, hoà quyện giữa cái vô hình và cái hữu hình,
Trang 1614
cái siêu nhiên và cái trần tục Điều này tạo nên những nét đặc thù phức tạp rất riêng của đạo đức tôn giáo
1.1.2 Những đặc trưng cơ bản của đạo đức tôn giáo
Mỗi tôn giáo khác nhau đều xây dựng được cho mình một hệ thống giá trị, chuẩn mực đạo đức riêng Không thể phủ nhận được rằng, trong hệ thống giá trị, chuẩn mực của các tôn giáo có những điểm khác nhau căn bản tạo nên sắc thái đặc biệt cho học thuyết đạo đức của từng tôn giáo Tuy nhiên, bên cạnh đó đạo đức của các tôn giáo không phải không có những điểm chung nhất định, tạo nên các đặc trưng cơ bản của đạo đức tôn giáo nói chung Xin nêu lên một vài đặc trưng cơ bản của đạo đức tôn giáo như sau:
Thứ nhất: Đạo đức tôn giáo được hình thành trên cơ sở niềm tin vào cái siêu nhiên: Cái siêu nhiên là lực lượng tự nhiên, xã hội đã được thiêng hoá,
được con người tưởng tượng như là lực lượng sáng tạo, chi phối cuộc sống của mình Có thể nói, về cơ bản, các hệ thống đạo đức tôn giáo đều được được xuất phát từ niềm tin siêu nhiên Đạo đức Kitô được xây dựng từ niềm tin vào Thượng đế, tin vào Chúa Đạo đức Hồi giáo được xây dựng từ niềm tin vào thánh Alla v.v…Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp đặc biệt như Phật giáo thời kỳ đầu Nhưng về giai đoạn sau, Phật cũng được thiêng hoá trở thành đối tượng thiêng Từ niềm tin vào cái siêu nhiên mà có các nguyên tắc và chuẩn mực trong ứng xử giữa người và người Đồng thời, những nguyên tắc ứng xử giữa người và người trong đạo đức tôn giáo, suy cho cùng cũng là để phục vụ cho niềm tin siêu nhiên
Cái siêu nhiên luôn luôn được coi là mẫu hình hoàn thiện Do vậy, những nguyên tắc, chuẩn mực mà đấng siêu nhiên đã tạo ra cũng là những nguyên tắc, chuẩn mực hoàn thiện mà mỗi tín đồ bắt buộc phải chấp nhận và tuân thủ Những nguyên tắc này, suy cho cùng, là nhằm để xây dựng nên những mẫu
Trang 1715
người phù hợp với ý chí của đấng siêu nhiên, phục vụ cho đấng siêu nhiên
Niềm tin vào đấng siêu nhiên chi phối sâu sắc quá trình áp dụng các nguyên tắc, quy phạm, chuẩn mực đạo đức tôn giáo vào cuộc sống của cá nhân mỗi tín đồ Từ niềm tin này, tín đồ các tôn giáo tự giác thực hiện nghiêm túc các chuẩn mực, quy phạm mà đấng siêu nhiên đã đề ra để hoàn thiện bản thân và cũng là nhằm mục đích hướng đến cái siêu nhiên Bởi họ tin rằng, nếu không thực hiện đúng các chuẩn mực, quy phạm mà đấng siêu nhiên đã vạch ra họ sẽ bị trừng phạt, nếu làm đúng họ sẽ được phần thưởng ở kiếp sống khác sau khi chết
Tín đồ Phật giáo lo làm thiện, từ bi, thực hiện Ngũ giới (không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu), Thập thiện (không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không nói lời thêu dệt, không nói hai chiều, không ác khẩu, không tham lam, không thù hận, không si mê) v.v… với mục đích hoàn thiện bản thân theo yêu cầu của Phật, để được giải thoát về thế giới Niết bàn cực lạc Tín đồ đạo Kitô thực hiện nghiêm túc mười điều răn của Chúa (phải thờ kính Thiên Chúa trên hết mọi sự; không được lấy danh Thiên Chúa để làm những việc phàm tục, tầm thường; dành ngày chủ nhật để thờ phụng Thiên Chúa; thảo kính cha mẹ; không được giết người; không làm sự dâm dục; không được tham lam lấy của người khác; không làm chứng dối, che dấu sự gian dối; không ham muốn vợ (hoặc chồng) người khác; không được ham muốn của cải trái lẽ ), yêu người, làm việc thiện để mong đạt được ân sủng của Chúa, được đến gần Chúa và được giải thoát ở nơi Thiên đường cùng Chúa.v.v…
Như vậy, từ niềm tin vào cái siêu nhiên, các tôn giáo xây dựng nên hệ thống đạo đức của mình Hệ thống đạo đức này chi phối, điều chỉnh hành vi của tín đồ và hướng họ đến với những yêu cầu mà đấng siêu nhiên đã đặt ra
Thứ hai: Coi trọng giá trị nhân bản: Nhân bản là hằng số muôn đời của
hệ đạo đức bất kể dù ở thời đại nào Chính vì vậy, đây cũng là một trong những
Trang 1816
giá trị được đề cao trong hệ thống đạo đức của các tôn giáo Giáo sư Trần Quốc
Vượng đã viết: “Ở trong mỗi tôn giáo lớn đều có hạt nhân triết học, đều có chủ
nghĩa nhân đạo là thành tựu văn hoá lớn nhất của loài người, cái từ bi của Phật, cái bác ái của Khổng Nho là những hạt ngọc văn hoá đó”[88, tr23]
Thật vậy, đặc trưng cơ bản và xuyên suốt trong tư tưởng đạo đức Phật giáo
là lòng từ bi, hỉ xả, là sự hướng thiện và khuyến thiện Từ bi của nhà Phật là tình yêu thương, vị tha rộng lớn Tình yêu thương này không chỉ giới hạn trong tình yêu con người nói chung mà còn phải mở rộng cho muôn loài, đến cả cỏ cây, hoa
lá Phật rất quan tâm và tôn trọng sự sống của muôn loài nói chung, sự sống của con người nói riêng Không phải ngẫu nhiên trong “Ngũ giới” của nhà Phật, điều cấm kỵ trước tiên, quan trọng nhất và cũng là đạo đức, là nếp sống mà Phật đòi hỏi mỗi tín đồ của mình phải tuân theo là cấm sát sinh, mà trước hết là cấm giết người
Tương tự như vậy, trong đạo đức Kitô giáo, Tình thương yêu cũng được
đề cập đến trên cả ba bình diện: yêu thương bản thân mình, yêu tha nhân(yêu thương người khác) và yêu thiên nhiên Kinh Thánh cho rằng, con người trước hết phải yêu mến Thiên Chúa rồi yêu thương đến bản thân mình Đây là cơ sở, là tiền đề để thực hiện tình yêu tha nhân Bên cạnh đó, thiên nhiên cũng như con người- là tạo vật của Chúa, do vậy, yêu thiên nhiên, chăm sóc thiên nhiên cũng
là nghĩa vụ của con người
Trong quan niệm của Kinh Thánh, yêu tha nhân là trọng tâm của quan niệm đạo đức về tình yêu Giới răn yêu thương nhau được coi như là nền tảng
chung cho hết thảy mọi hành vi bắt chước đức Kitô “Thày ban cho chúng con
một điều răn mới, là chúng con phải thương yêu nhau Thày đã yêu chúng con thế nào, chúng con phải yêu nhau như vậy” [58, 1977] Tình yêu này đã bao hàm
trong nó tình yêu chồng vợ, cha mẹ con cái, anh em, làng xóm cộng đồng Trong mười điều răn của Chúa thì có đến bảy điều buộc con người phải tôn trọng người
Trang 19Phật giáo với phương châm “cứu một mạng người còn hơn xây bảy tháp
phù đồ”, nên Đức Phật luôn kêu gọi tín đồ của mình “hãy du hành vì hạnh phúc cho quần sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì an lạc cho chư Thiên
và cho loài người”(Tương ưng 1,128) Trong đạo đức Kitô giáo, đức ái nhất thiết
phải được thể hiện bằng những việc làm có hiệu quả trong khả năng có thể của mỗi người Chúa Giêsu luôn kêu gọi tín đồ của mình đừng chỉ yêu thương bằng
đầu môi chót lưỡi “Hỡi các con bé mọn, anh chị em đừng thương yêu nhau bằng
lời nói xuông, bằng miệng lưỡi bên ngoài, nhưng phải thương yêu một cách thành thực và bằng việc làm”[58, tr2274-2275]
Cũng chính từ việc đề cao tình yêu thương con người, các tôn giáo không chấp nhận bất cứ điều gì làm phương hại đến danh dự, sự sống của con người Chính vì vậy, nhiều tôn giáo đã lên tiếng bảo vệ hoà bình, lên án chiến tranh và những gì làm tổn hại nhân cách, phẩm hạnh của con người
Sự sống của con người, theo quan niệm của các tôn giáo, được bắt đầu ngay từ phút đầu tiên hình thành mầm mống trong lòng mẹ Việc phá thai, cấy thai, hay việc chấm dứt sự sống sớm…là những hành động được coi là trái lẽ phải, không hợp đạo đức Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi chính giáo hội các tôn giáo là những người lên án mạnh mẽ nhất chủ trương toàn cầu hoá, chủ
Trang 2018
trương sinh sản vô tính trong xã hội hiện đại
Nhưng nếu yêu người, thương người trong đạo đức xã hội được gắn với giai cấp, dân tộc, quốc gia cụ thể thì yêu người, thương người trong đạo đức tôn giáo mới chỉ mang tính chất chung chung trừu tượng Yêu người, thương người trong đạo đức xã hội là chuẩn mực nhằm hoàn thiện bản thân mỗi người và xã hội hiện thực, còn trong đạo đức tôn giáo đây là chuẩn mực chủ yếu nhằm hoàn thiện bản thân cá nhân mỗi người hướng đến mục đích siêu nhiên Yêu người, thương người trong đạo đức tôn giáo được thể chế bằng những quy định cụ thể
rõ ràng, nó điều chỉnh hành vi của con người không chỉ qua dư luận xã hội mà còn qua đức tin vào cái siêu nhiên, qua những quy định nghiêm ngặt của thần quyền
Như vậy, có thể nói rằng, mặc dù có những hạn chế, song những giá trị nhân bản của đạo đức tôn giáo còn có giá trị nhất định trong cuộc sống xã hội hiện nay và những giá trị đó cần thiết phải được kế thừa, phát huy trong việc xây dựng con người và nền đạo đức xã hội mới
Thứ ba: Tính cam chịu, nhẫn nhục: Có thể nói, hầu hết hệ thống đạo
đức của các tôn giáo đều khuyên con người sống trung thực, đề cao đức tính hy sinh, chịu đựng của con người Nhưng tính hy sinh, chịu đựng của con người trong tôn giáo luôn được đẩy cao thành sự nhẫn nhục, cam chịu
Tín đồ Phật giáo muốn thực hiện giải thoát phải thực hiện “Lục độ” trong
đó có “nhẫn”, tức là nhẫn nại, chịu khổ, chịu hại mà không kêu ca, oán giận Phật giáo xem đây là một biện pháp để giải quyết mâu thuẫn Bồ Tát giới khuyên
“Phật tử thì không được đem sự giận giữ trả lại sự giận giữ, không được đem sự
đánh đập trả lại sự đánh đập…Tàn sát sự sống để trả thù sự sống là điều không thuận với đạo hiếu” [82, tr135] Tuy nhiên, trong quan niệm của Phật giáo, cam
chịu, nhẫn nhục không phải là một sự yếu hèn, khiếp nhược, mà ngược lại, nó được coi là hành động dũng cảm, cao thượng Đức Phật kêu gọi tín đồ của mình
Trang 21Cam chịu, nhẫn nhịn trong Phật giáo còn được coi là một thứ vũ khí để con người tự vệ, đối phó với cái ác Bởi Phật giáo quan niệm, kẻ thù của con người không phải là những con người bằng xương, bằng thịt đang gây đau khổ
và chết chóc cho con người, mà suy đến cùng kẻ thù của con người chính là tham, sân, si Tham, sân, si đã thúc đẩy con người đến những hành vi ác độc Vì vậy, tiêu diệt cái ác không phải bằng hành động lấy ác báo ác, mà phải cam chịu, nhẫn nhịn, mở rộng tấm lòng khoan dung, tha thứ để cảm hoá nó Bởi vì Phật giáo quan niệm “Lấy oán báo oán, oán sẽ chất chồng, lấy đức báo oán, oán sẽ tiêu tan”
Sự cam chịu, nhẫn nhục trong hệ thống đạo đức tôn giáo đạt đến đỉnh
điểm trong đạo đức Kitô giáo Kinh Thánh Tân ước kêu gọi tín đồ “hãy thương
yêu kẻ thù địch của anh em, hãy làm ơn cho kẻ ghét anh em”[58, tr1903] Ngay
cả khi cái ác xâm phạm thân thể con người, Kinh Thánh vẫn khuyên tín đồ của mình hãy cam chịu, nhẫn nhục và không nên ngăn cản cái ác, không nên nói lời
nguyền rủa, thậm trí “ Ai vả má bên này, anh em hãy giơ má bên kia cho họ nữa
Và ai cướp áo ngoài của anh em, thì đừng cản họ lấy áo trong nữa”[58, tr1903]
Hơn thế nữa, Kinh Thánh còn khuyên tín đồ của mình, hãy chúc phúc
cho kẻ hại mình và kiên nhẫn cầu nguyện Chúa “Hãy chúc phúc cho kẻ nguyền
rủa anh em và hãy cầu nguyện cho các kẻ vu vạ cho anh em”[58, tr1903] Hãy
Trang 2220
cho kẻ thù của mình ăn nếu nó đói, cho nó uống nếu nó khát “ Kẻ thù con đói,
hãy cho nó ăn, nó khát, hãy cho nó uống, thế là con chất than hồng lên đầu nó,
và Chúa sẽ thưởng con” [58, 1189]
Kinh Thánh cũng khuyên tín đồ của mình “Đừng lấy ác báo ác, đừng lấy
nguyền rủa báo nguyền rủa, trái lại hãy chúc phúc vì Chúa gọi anh chị em có mục đích ấy, để anh chị em cũng được chúc phúc”[58, tr2257], đồng thời còn
khuyên tín đồ chủ động làm hoà với người gây ra tội lỗi với mình Bởi vì Kitô giáo quan niệm, nhẫn nại với cái ác, với kẻ thù, một mặt để tạo điều kiện cho kẻ thù ăn năn hối cải, mặt khác là phương tiện hoà giải mâu thuẫn giữa ta và kẻ thù
Tinh thần cam chịu, nhẫn nhịn trong đạo đức tôn giáo có giá trị nhất định trong quan hệ cha mẹ, vợ chồng, anh em Nhưng về cơ bản, nó thủ tiêu tinh thần đấu tranh, khuyên con người cam chịu, nhẫn nhục, khuất phục thực tại bằng bất
cứ giá nào Đây ít nhiều là những lực cản để con người đến với hạnh phúc thực
sự trên trần thế
Thứ tư: Hướng thiện, tránh ác Thiện và ác là cặp phạm trù đối lập
nhau trong mọi thời đại, mặc dù quan niệm về nó có thể thay đổi trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của các quốc gia, dân tộc khác nhau Thiện, ác cũng là những cặp phạm trù cơ bản làm gianh giới hay là thước đo đời sống đạo đức của mọi cá nhân
Đạo đức xã hội và đạo đức tôn giáo xét về mặt hình thức đều khuyên con người làm điều thiện, tránh điều ác Nhưng đặc trưng của đạo đức tôn giáo là khuyên con người tu thân để hướng vào điều thiện hợp ý chí tối cao của đấng siêu nhiên
Thiện là phạm trù rất được Phật giáo chú trọng, trong quan niệm của nhà Phật, thiện không chỉ là một chuẩn mực đạo đức mà còn là một phương tiện để mỗi người tự giải thoát Thiện là bản chất thường trụ của pháp giới (có ở trong mỗi người) Do vậy, mỗi người chỉ cần chịu khó tu đạo là có thể đạt được tâm
Trang 2321
thiện
Trong đạo đức Phật giáo có rất nhiều nguyên tắc, chuẩn mực hướng con người tới điều thiện, tránh xa cái ác Ngũ giới (không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu), Lục độ (Bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, thiền định, trí tuệ), Bát chính đạo (chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tấn, chính niệm, chính định).v.v… là những chuẩn mực hướng con người đến cái thiện theo những cấp
Theo Phật, có cái thiện trong tâm, cái thiện nơi lời nói và cái thiện ở việc làm Trong đó, cái thiện trong tâm có vai trò quan trọng, bởi vì, xuất phát từ thiện tâm mà có cái thiện trong lời nói và cái thiện trong hành động Tâm ý tốt, lời nói tốt và việc làm tốt sẽ đem lại lợi ích cho con người cả trong hiện tại và tương lai, bởi Phật quan niệm, con người của hiện tại là thành quả hành thiện của con người quá khứ và là nhân của con người trong tương lai
Phật cho rằng, cái thiện thể hiện qua thân, miệng, ý Thân không được giết hại sinh vật, không trộm cắp, tà dâm; miệng không nói châm chọc, không thêm bớt và không nói lời độc ác; ý không tham, sân, si
Ai thực hành được mười điều thiện nói trên sẽ không còn ích kỷ mà vị tha, mở rộng tâm từ bi, hỷ xả, cái ác sẽ bị ngăn chặn và con người sẽ được giải thoát khỏi những nỗi khổ của cuộc sống Hơn thế nữa, ai thực hành được mười điều thiện, lại biết đem giáo hoá cho người khác, giúp cho người khác hướng thiện, người ấy đã đủ quả giác ngộ Bồ đề [61]
Trang 2422
Trong đạo đức Kitô giáo, Chúa là cái thiện toàn năng, là mẫu hình của cái thiện mà tín đồ phải noi theo Kinh Thánh của đạo Kitô yêu cầu tín đồ của
mình “hãy nên trọn lành như Cha anh em trên trời là đấng trọn lành” [58,
tr1806] Kinh Thánh cho rằng, Chúa dựng nên con người theo hình ảnh của mình, cho nên khởi thuỷ con người là thiện, còn cái ác trong xã hội loài người là
do con người gây ra ngoài ý muốn của Chúa Do vậy, con người hướng thiện là con người biết noi gương Chúa, tuân theo những lời Chúa phán truyền mà trở nên người thiện Để đạt mục đích này, con người không phải cứ nỗ lực tự tu luyện mà được mà phải tuân theo con đường duy nhất mà Chúa đã vạch sẵn
Kinh Thánh cho rằng, nhân đức là biểu hiện cụ thể của cái thiện, và nguồn gốc của nhân đức là từ lòng người Khi con người không làm chủ được bản thân, không chế ngự được dục vọng trong mình thì tội lỗi xuất hiện và nhân đức sẽ lu mờ
Theo quan niệm của Kitô giáo, con người có hai loại nhân đức, nhân đức đối nhân và nhân đức đối thần Nhân đức đối nhân là cái thiện của con người trong quan hệ ứng xử với người khác, với bốn nhân đức chính là, khôn ngoan, tiết độ, chịu đựng, công bằng, cùng một số nhân đức khác như nghèo khó, khiết tịnh, vâng lời, thật thà…
Nhân đức đối thần là cái thiện trong mối quan hệ giữa con người và Thiên Chúa, đây được coi là điểm xuất phát của nhân đức đối nhân Nhân đức đối thần có ba nhân đức là đức tin, đức cậy, đức mến Đức tin nghĩa là tin và chấp nhận vô điều kiện những lời răn dạy của Chúa Đức cậy nghĩa là hy vọng nhờ sự trợ giúp của Thiên Chúa mà đạt hạnh phúc vĩnh cửu nơi Thiên đường Đức mến là lòng kính yêu Thiên Chúa bằng tất cả tấm lòng, sức lực, linh hồn
Cái ác, theo quan niệm của Kinh Thánh, đã xuất hiện trên trái đất từ khi con người ăn trái cấm, phạm tội tổ tông Nguồn gốc của cái ác là do quỷ dữ kết hợp với những tật xấu của con người Kinh Thánh cho rằng, con người có bẩy tật
Trang 25Như vậy, có thể thấy, hướng thiện, tránh ác là một trong những đặc trưng
cơ bản của đạo đức tôn giáo Nhưng cái thiện của đạo đức tôn giáo là cái thiện trừu tượng được hình thành bằng cách thoả hiệp với cái ác, nhẫn nhục chịu đựng trước cái ác Bởi vậy, mục đích giải thoát và cứu vớt của tôn giáo không thể thực hiện được trong một xã hội có sự đối lập gay gắt về lợi ích kinh tế giữa các giai cấp
Thứ năm: Đặt trọng tâm vào việc tu dưỡng đạo đức cá nhân Trong
nền đạo đức xã hội chủ nghĩa, đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội luôn gắn kết với nhau, biểu hiện qua nhau và vì nhau, được xác định bằng những chuẩn mực
rõ ràng Con người cá nhân, cá thể phải luôn gắn với con người tập thể, đạo đức
cá nhân luôn phải gắn với ý thức đạo đức làm chủ tập thể, với chủ nghĩa yêu nước, gắn với ý thức quốc gia dân tộc Nhưng trong đạo đức tôn giáo, về cơ bản thường ít hoặc không đề cập trực tiếp đến đạo đức xã hội, mà chỉ chú trọng và quan tâm nhiều đến các chuẩn mực đạo đức mang tính cá nhân Có thể nói, hầu hết các chuẩn mực, quy phạm đạo đức tôn giáo chỉ là nhằm hoàn thiện đạo đức
cá nhân cho mỗi con người Trên cơ sở các chuẩn mực tôn giáo đã được các tổ chức tôn giáo thừa nhận và thông qua, tín đồ các tôn giáo phải thực hiện một cách nghiêm túc để tự hoàn thiện bản thân theo yêu cầu của đấng siêu nhiên Hay nói cách khác, đạo đức cá nhân được thể hiện bằng những chuẩn mực đạo đức gần như trở thành nếp sống của con người trong tôn giáo và nó buộc những người có đạo phải chấp nhận một cách khách quan
Trang 2624
Phật giáo quan niệm rằng, bản chất con người là tham, sân, si Vì tham nên con người phải khổ và muốn thoát khổ, không còn con đường nào khác là, trong cuộc sống hằng ngày, cá nhân mỗi người phải lo trau dồi trí lực, gạt bỏ vô minh, thực hiện Ngũ giới và Thập thiện để đạt giác ngộ và giải thoát Sự giải thoát mà Phật nói đến là sự giải thoát khỏi cái khổ trên phương diện tinh thần, sự giải thoát của cá nhân con người Phật không đề cập đến cái khổ chung của toàn
xã hội cũng như không đề cập đến việc mỗi cá nhân con người phải làm gì để giải thoát xã hội nói chung, tức không gắn giải thoát cá nhân với giải thoát xã hội
Tương tự như vậy, trong đạo đức Kitô giáo, những chuẩn mực đạo đức như thảo kính với cha mẹ, không giết người, không gian tham, không ham muốn
vợ chồng người, không làm chứng dối, không tham của người… cũng đều chỉ là những chuẩn mực nhằm hoàn thiện đạo đức cá nhân của mỗi con người
Giải thoát trong quan niệm của Kitô giáo cũng là sự giải thoát của cá nhân con người, ai tin Chúa, thực hiện nghiêm túc những lời dạy bảo của Chúa, người đó sẽ đạt được ân sủng của Chúa, được đến gần Chúa và được ở cạnh Chúa sau khi chết, ai không tin Chúa, kẻ đó sẽ bị trừng phạt Sự giải thoát xã hội nói chung cũng chưa được Kitô giáo đề cập đến
Trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi cá nhân với cộng đồng xã hội, quốc gia dân tộc, quốc tế hầu như rất ít hoặc không được các tôn giáo trực tiếp đề cập đến
Có chăng, nhiều lắm thì các tôn giáo cũng mới chỉ kêu gọi tình thương yêu giữa con người với con người Nhưng tình yêu này chỉ mang tính chất chung chung, trừu tượng chưa gắn kết với lợi ích quốc gia, dân tộc và giai cấp cụ thể Hơn nữa, yêu người, thương người trong các tôn giáo mục đích cũng là để bản thân mình được hoàn thiện hơn
Phật giáo, mặc dù có đề cập đến trách nhiệm của mỗi người với dân tộc
và nhân loại bằng điều răn trong “Tứ ân” đó là ân tổ quốc, ân đồng bào nhân loại
Trang 2725
nhưng cũng chưa chỉ ra được con người phải làm gì để thực hiện cái ân đó
Mặc dù đặt trọng tâm vào việc tu dưỡng đạo đức cá nhân, chưa gắn kết được đạo đức cá nhân với đạo đức xã hội, nhưng nhìn chung đạo đức tôn giáo luôn đề cao trách nhiệm của mỗi cá nhân với hành động của chính mình, đồng thời đã trực tiếp hoặc gián tiếp không công nhận chủ nghĩa cá nhân Do vậy, con người cá nhân trong đạo đức tôn giáo thường rất trong sạch, không tham lam và
ít tội ác Trên thực tế, chúng ta cũng không thể phủ nhận được rằng, cá nhân mỗi người phải đạt tới một mức độ trưởng thành nào đó về mặt trí tuệ và nhân cách thì mới có thể phục vụ xã hội một cách hiệu quả Bởi vậy, việc hoàn thiện nhân cách cá nhân mà các tôn giáo quan tâm đề cao có một ý nghĩa nhất định trong cuộc sống xã hội hiện nay
1.2 Những quan điểm khác nhau trong lịch sử về vai trò của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức xã hội
1.2.1 Các quan điểm ngoài mác xít
Dựa trên cơ sở của chủ nghĩa duy tâm triết học, các nhà thần học cho rằng,
có một thế lực siêu nhiên đứng trên con người và xã hội loài người Bằng nhiều cách khác nhau họ chứng minh có sự tồn tại thật của một "Thượng đế - đấng sáng tạo tối cao" Các nhà thần học cho rằng "cái siêu nhiên" hay "Thượng đế",
"Thánh thần", "Chúa"….giữ vai trò tạo dựng nên con người và xã hội Vì vậy, mục đích của con người và xã hội không phải do con người định đoạt thông qua hoạt động thực tiễn của mình phù hợp với các quy luật khách quan mà do chính thần thánh quy định Tôn giáo được xem là sản phẩm bẩm sinh chứ không phải
là kết quả của sự vận động xã hội, của sự sáng tạo của con người Theo họ, tôn giáo giữ vai trò quyết định số phận, mục đích và kết quả hoạt động của con người cũng như xu hướng vận động của xã hội Như vậy, trật tự xã hội và đạo
Trang 2826
đức xã hội là do "Thượng đế", "Thần thánh" quy định, và người có đạo đức trước hết là người biết vâng phục mệnh lệnh của các đấng siêu nhiên
Thomas d’Aquin cho rằng, thế giới không tồn tại vĩnh cửu, toàn bộ giới
tự nhiên phong phú, sống động và cả trật tự của nó được Thượng đế sáng tạo ra
"từ hư vô" Thượng đế là hình thức lý tưởng tuyệt đối, là mục đích riêng cuối cùng và là động lực tối cao, là "quy luật vĩnh cửu" của thế giới Sự nhận thức của con người về thế giới chính là sự nhận thức cho được mục đích, động lực tối cao ấy, là sự trở về với Thượng đế Và như vậy, mọi trật tự mà Chúa đã sắp đặt
và ban phát cho con người (kể cả trật tự và đạo đức xã hội) đều là chân lý[12, tr142-167] Theo Tertullien, thì người ngoan đạo, hay người có đạo đức trước tiên là người phải biết nghe, hiểu, bênh vực và chứng minh những chân lý có sẵn
mà Chúa đã vạch ra Con người có đức hạnh là con người biết lựa chọn cái Chân, Thiện, vì họ biết lựa chọn cái Chân, cái Thiện nên họ được tự do, và vì được tự do nên họ đến được gần với Chúa[12, tr 54-60]
Các nhà thần học cho rằng, thân xác chỉ tồn tại để khẳng định bản chất thiêng liêng của linh hồn, linh hồn là bất tử trong một thể xác không bất tử Do vậy, họ kêu gọi con người hãy biết chấp nhận nỗi đau thể xác tạm thời để chờ đợi sự phục sinh ở thế giới bên kia, bởi Chúa đã sắp đặt mọi trật tự, quy định mọi thứ kể cả tự do và ý chí của con người Con người được chăm sóc chu đáo không phải vì con người mà là vì Chúa Với quan niệm như vậy, các nhà thần học thời trung cổ đã hoàn toàn phủ nhận vai trò sáng tạo của con người Vai trò đó được trao cho một thế lực siêu nhiên vô hình - một "Thượng đế" hay "Chúa" Con người chỉ là một sinh vật thụ động là sản phẩm của Chúa và thực hành mọi nguyên tắc mà Chúa đặt ra Từ chỗ phủ định vai trò sáng tạo của con người, phủ định các giá trị đạo đức do con người sáng tạo ra, các nhà thần học đi đến phủ định lịch sử xã hội loài người, coi đó chỉ là sản phẩm sáng tạo của" Thượng đế", của" Chúa" mà thôi Chính vì vậy, ở giai đoạn trung kỷ những thành tựu của
Trang 29Trong khi vẫn cố gắng tìm mọi cách giữ lấy những luận điểm những tư tưởng cốt lõi của giáo lý nhà thờ cổ điển, của giáo hội truyền thống, các nhà thần học hiện đại đã có một thái độ mềm dẻo hơn đối với các thành tựu khoa học Họ không những không thể phủ nhận mà còn phải đi đến chỗ thừa nhận ở mức độ nhất định những thành tựu khoa học hiện đại Nhưng họ cũng cho rằng theo cách duy lý của khoa học ta chỉ hiểu con người ở phần tự nhiên, phần sinh học mà thôi Còn phần siêu tự nhiên, phần linh hồn, tinh thần của con người thì khó có thể lý giải được một cách thoả đáng bằng duy lý khoa học Theo họ, muốn hiểu con người một cách thực sự thì không thể dừng lại ở khoa học duy lý mà phải dựa vào sự linh cảm, vào trực giác… nghĩa là dựa vào thần học
Các nhà thần học của chủ nghĩa Thomas mới vẫn cố gắng tìm cách chứng minh rằng, con người là một hiện tượng gồm hai mặt Với tư cách là cá thể con người là một sinh vật, phần thể xác - là phần hữu hạn tạm thời - bị phụ thuộc vào các quy luật tư nhiên và quy luật xã hội Phần quan trọng hơn trong con người là linh hồn là trường tồn, vĩnh cửu Thể xác chỉ là cái vỏ bọc chứa linh hồn, linh hồn là bản chất đích thực của con người, là cái siêu tự nhiên và là cái tạo ra nhân cách con người Họ tìm cách chứng minh rằng, giữa con người và Thiên Chúa có
sự đối thoại với nhau, con người được Thiên Chúa mời gọi thông phần với Ngài
Họ cũng cho rằng đây là ý nghĩa tối thượng, là phẩm giá cao cả nhất của con người Từ quan niệm trên, các nhà thần học của chủ nghĩa Thomas mới đi đến
Trang 30Trong nhiều công trình của các nhà thần học theo đạo Tin lành, phạm trù
“ý thức trách nhiệm” được coi như một phạm trù cơ bản của đạo Cơ đốc, nhằm chứng minh sự tồn tại của tôn giáo trong xã hội hiện đại như một tất yếu Theo
họ “ ý thức trách nhiệm’ với ý nghĩa là sự thống nhất của đạo đức cá nhân và đạo đức cộng đồng Họ cho rằng, trong xã hội hiện đại nếu không có thứ đạo đức này thì con người, với những thành tựu của KHCN chỉ đi đến chỗ tự phá hoại nền văn minh của chính mình
Hơn thế nữa, các nhà thần học hiện đại còn cho rằng, sự suy thoái của đạo đức trong xã hội hiện đại là kết quả của việc con người xa rời Chúa, là kết quả của điều ác mang tính nhân loại Vì vậy, biện pháp khắc phục duy nhất là tạo ra
và truyền bá đạo đức tôn giáo mới Theo họ, cần phải nhân đạo hoá nền văn minh công nghệ nhờ vào đạo đức tôn giáo
Trong điều kiện xã hội khủng hoảng hiện nay, các nhà thần học lại đang
cố gắng chứng minh tôn giáo và đạo đức tôn giáo có thể khắc phục được sự tha hoá của xã hội hiện đại Daisaku Ikêda - nhà thần học Phật giáo Nhật Bản trong
Tiếng chuông cảnh tỉnh cho thế kỷ XXI đã trao cho tôn giáo nhiệm vụ khắc phục
những khủng hoảng của xã hội hiện đại Ông muốn cảnh báo nhân loại trước thực trạng khủng hoảng của họ về môi trường sống, về sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và về nguy cơ hủy diệt hoàn toàn của chiến tranh hạt nhân Ông kêu gọi một cuộc cách mạng đối với con người mà trong đó nhân tố trung tâm của cuộc cách mạng là tôn giáo
Trang 3129
Daisaku Ikêda cho rằng, các tôn giáo trên toàn thế giới có thể hợp tác với nhau để đảm đương việc cứu loài người ra khỏi khủng hoảng Các tôn giáo,
đặc biệt là "các tôn giáo cao cả phải đóng vai trò quan trọng trong tâm trí con
người” [52, tr 142] Bởi vì theo ông, không có tôn giáo, loài người mất một
phương tiện để hiểu và thông cảm lẫn nhau Một tôn giáo "cao cả" có thể giúp loài người đi đến hoà bình, tránh được sự tàn sát hạt nhân và sự huỷ diệt hoàn
toàn Ông cho rằng, "nguyên nhân sâu xa của mọi tai họa phải tìm trong bản
thân con người Đạo Cơ Đốc, đạo Hồi, và đạo Phật đều dạy rằng tình thương và lòng từ bi vượt lên những khác biệt về chủng tộc, ý thức hệ và đó là phương tiện đưa đến cho con người sự cảm thông và tôn trọng lẫn nhau và tạo nên một thứ liên hiệp toàn thế giới về tôn giáo của loài người" [52,tr 41]
Tôn giáo, theo Ikêda, không chỉ là phương tiện để con người hiểu, thông cảm và tôn trọng lẫn nhau, mà còn là phương tiện mà nhờ đó mỗi cá nhân có được sức mạnh để tự mình tiêu diệt được những phần xấu xa không kiểm soát
nổi trong bản chất con người Ông tin rằng, "Nếu mỗi tín đồ của những tôn giáo
cao đẳng, thật lòng ra sức đem những giáo lý của đạo mình ra thực hành, thì có thể tránh được cuộc khủng hoảng mà loài người ngày nay đang phải đương đầu"
[52, tr 142] Cuối cùng, Ikêda kêu gọi một cuộc cách mạng "cải tạo cuộc sống tinh thần" con người Theo ông, cuộc cách mạng đó không thể tìm ra lời giải đáp
ở sự phát triển của khoa học công nghệ mà phải tìm ở sự thay đổi trong tư duy con người, cụ thể là thay đổi “thế giới vô thức", và tôn giáo là nhân tố mạnh mẽ nhất để hoàn thành cuộc cách mạng ấy
Nhưng lý luận của chủ nghĩa Mác đã chỉ ra rằng, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất Những khủng hoảng của xã hội hiện đại như nạn ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, nguy cơ chiến tranh, bệnh dịch và sự suy đồi của đạo đức xã hội… chỉ có thể khắc phục được
Trang 32tự xã hội và đạo đức xã hội cũng chỉ là sản phẩm của Thượng đế, thần thánh mà thôi Do vậy họ cho rằng, việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho con người, việc hoàn thiện nền đạo đức xã hội chỉ có thể trông chờ ở đạo đức tôn giáo Có thể nói đây là những quan điểm cốt lõi nhất của các trào lưu thần học
Trên lập trường thế giới quan duy vật vô thần, các nhà triết học duy vật
vô thần trước Mác đã tiến hành một cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại thế giới quan duy tâm, tôn giáo Trong cuộc đấu tranh này, nhìn chung chủ nghĩa duy vật
vô thần trước Mác đã đạt được những thành tựu đáng kể Một trong những thành tựu cơ bản đã được Mác- Ăngghen đánh giá cao đó là họ đã bác bỏ các quan niệm duy tâm thần học cho rằng tôn giáo sáng tạo ra con người Họ chỉ ra rằng, chính con người là lực lượng sáng tạo ra tôn giáo chứ không không phải ngược lại Các nhà triết học duy vật vô thần trước Mác đã chỉ ra cơ sở làm nảy sinh tôn giáo Theo họ, tôn giáo không có gì khác hơn là sự trừu tượng, nhân cách hoá giới tự nhiên, là sự thần thánh hoá các điều kiện sống hiện thực của con người
Diderot- nhà triết học duy vật vô thần của triết học khai sáng Pháp, một đại biểu của phái “Bách khoa toàn thư” thế kỷ XVIII đã cho rằng, Thượng đế chẳng qua chỉ là sự thần thánh hoá các điều kiện sống hiện thực của con người
Ông cho rằng "Nếu như lý tính là của trời cho và tín ngưỡng cũng tương tự như
vậy, nghĩa là trời cho chúng ta hai vật mà không thể dung hợp được với nhau…
Để loại trừ bế tắc đó, cần phải thừa nhận rằng tín ngưỡng là một nguyên lý huyền thoại, không tưởng[130, tr133]
Trang 3331
Ludwid Feuerbach- nhà triết học duy vật vô thần của triết học cổ điển Đức, trong "Bản chất của Kitô giáo" cũng chỉ ra rằng, thượng đế siêu hình không
phải là cái gì khác hơn mà là “sự tập hợp, là toàn bộ những đặc tính chung nhất
rút ra từ giới tự nhiên, song con người, nhờ vào sức tưởng tượng tức là bằng chính phương pháp tách rời như thế khỏi bản chất cảm tính, khỏi vật chất của giới tự nhiên, lại đem giới tự nhiên biến thành một chủ thể hay một thực thể độc lập” [69, tr 71] Lênin đã nhận xét bên lề đoạn trích này là "hết sức đúng"
Có thể nói, đây là những cống hiến vô giá của chủ nghĩa duy vật vô thần trước Mác vào lịch sử phát triển của chủ nghĩa duy vật vô thần Tuy nhiên, phê phán tôn giáo thuần tuý ở góc độ nhận thức luận nên chủ nghĩa duy vật vô thần trước Mác đã dẫn đến sự đối lập cực đoan, trừu tượng giữa ý thức sai lầm và chân lý, giữa tôn giáo và khoa học Do vậy, họ chỉ nhìn thấy ở tôn giáo những sai lầm tiêu cực mà không nhận thấy bên cạnh những sai lầm, tiêu cực đó nó còn
có những ảnh hưởng tích cực nhất định đối với con người và xã hội Diderot cho rằng, khoa học thì hướng tới trang bị cho con người quan niệm đúng về thế giới, làm cho con người lớn mạnh thêm, còn tôn giáo thì chỉ đem lại những điều ảo tưởng, làm cho con người yếu mềm đi Thượng đế của những người Cơ Đốc giáo, theo ông, là người bố chỉ coi trọng những đám mây, chứ chẳng để tâm gì đến những đứa con của mình trên trần gian cả [130, tr133]
Trong quan hệ giữa tôn giáo và đạo đức, Diderot cho rằng, chính tôn giáo đã làm trụy lạc, làm hư hỏng con người, làm cho con người mềm yếu, chỉ biết tin vào số mệnh mà không tự vươn lên được trong cuộc sống Ông kịch liệt phê phán những quan niệm đạo đức của tôn giáo, coi đó chỉ là trò giáo dục con người đưa họ tới chỗ cả tin vào số mệnh Theo ông, tôn giáo thực chất chỉ là chiếc dây cương yếu ớt ngăn chặn các hành vi phạm tội của con người Ông cho
rằng, "sự cám dỗ rất gần gũi, còn sự đe dọa trừng phạt của địa ngục thì rất xa
xôi, do vậy đừng có chờ đợi bất cứ điều gì tốt lành ở hệ thống các quan điểm lạ
Trang 3432
kỳ mà chỉ có trẻ con mới có thể nghe được "[130, tr133] Ông cho rằng, đạo đức
của con người trong xã hội không thể trông chờ ở các tôn giáo, ở sự giáo dục của các quan niệm đạo đức tôn giáo Ông khẳng định rằng, bộ mặt trí tuệ và đạo đức của con người được tạo dựng bởi chính môi trường và hoàn cảnh sống của họ Vì vậy, con người muốn phát triển trí tuệ, muốn xây dựng hệ thống đạo đức của mình thì cần phải xây dựng cuộc sống một cách hiện thực chứ đừng tin vào tôn giáo
Ludwid Feuerbach thì cho rằng, tôn giáo hướng con người vào cái thiên giới, kêu gọi con người hạn chế đến mức tối đa các nhu cầu cơ bản của mình, bóp nghẹt đi phần cảm tính của con người Điều này hoàn toàn trái ngược với bản chất con người, vì bản chất con người, theo ông, là tổng thể những khát vọng, khả năng, nhu cầu, ham muốn và trí tưởng tượng của họ Việc giải phóng con người khỏi sự lệ thuộc vào tự nhiên chỉ có thể thực hiện được nhờ hoạt động cải tạo giới tự nhiên một cách có mục đích của con người chứ không phải trông chờ ở tôn giáo, con người chỉ có thể có tự do trong sự liên minh với tự nhiên mà thôi
Phê phán mạnh mẽ tôn giáo, khẳng định tôn giáo là biểu hiện sự kém hiểu biết của con người, nhưng do chưa tìm ra được cơ sở xã hội làm nảy sinh tôn giáo nên chủ nghĩa duy vật vô thần trước Mác đã chỉ ra những biện pháp khắc phục tôn giáo chỉ thuần tuý trên phương diện tinh thần, bằng giáo dục và nâng cao dân trí Diderot cho rằng, cần phải xoá bỏ tôn giáo, tiêu diệt giới tu hành, bãi
bỏ mọi ảnh hưởng của giáo hội ở các trường học, xoá bỏ bộ môn thần học trong các trường đại học để học sinh không bị phụ thuộc vào các quan niệm tôn giáo, cần xây dựng xã hội của những người vô thần
Ludwid Feuerbach mặc dù có những lập luận sâu sắc hơn các nhà duy vật Pháp, nhưng ông cũng lại sai lầm khi cố gắng dựng lên một thứ tôn giáo không
có Thượng đế Ông cho rằng, nếu như trước đây tôn giáo chưa hề được nhận
Trang 35"Luận cương thứ bảy về Ludwid Feuerbach đã viết rằng: "L.Phoi ơ bắc không
thấy rằng bản thân "tình cảm tôn giáo" cũng là một sản phẩm xã hội và cá nhân trừu tượng mà ông phân tích là thuộc một hình thức xã hội nhất định” [72,
tr257] Vậy nên ông đã không biết biến sự phê phán "trời" thành sự phê phán
"đất" nghĩa là phê phán những quan hệ của xã hội tư sản đương thời Rốt cuộc từ chỗ muốn loại bỏ tôn giáo, ông lại đi "hoàn thiện tôn giáo" Thay vì một Thượng
đế mang bản chất tình yêu, ông lại đi tôn sùng một tình yêu ở ngôi Thượng đế
Như vậy, chủ nghĩa duy vật vô thần trước Mác đã không cho phép vạch ra bức tranh chân thực về tôn giáo, về đạo đức tôn giáo và vai trò của nó đối với đạo đức xã hội Do hạn chế lịch sử và giai cấp, các nhà triết học duy vật vô thần trước Mác đã không triệt để trong việc đấu tranh với thế giới quan duy tâm tôn giáo và thần học, họ đã tấn công quyết liệt vào tôn giáo, phát hiện ra những tiêu cực của chúng, nhưng chưa tìm ra được cơ sở kinh tế xã hội làm nảy sinh tôn giáo Do vậy, họ chưa chỉ ra được rằng, tôn giáo là một tất yếu của lịch sử khi con người còn cảm thấy bất lực trước các mối quan hệ với tự nhiên và xã hội, rằng tôn giáo tuy là bức tranh xuyên tạc hiện thực nhưng bản thân nó vẫn chứa đựng những yếu tố hợp lý nhất định Vì vậy, biện pháp khắc phục tôn giáo mà họ đưa ra chỉ thuần tuý trên phương diện tinh thần
Trang 3634
Bước sang thế kỷ XX, đặc biệt là nửa sau thế kỷ XX, loài người đã bước vào thời đại phát triển mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mà nổi bật là những tiến bộ của khoa học công nghệ Quá trình hiện đại hoá đã làm cho các nước, các khu vực gắn kết với nhau trong một hệ thống kinh tế thế giới
và hệ thống chính trị quốc tế Hiện đại hoá đem lại sự tiến bộ về nhiều mặt, nhưng cũng đem lại những tiêu cực không nhỏ như sự bóc lột về kinh tế của các nước phát triển đối với các nước kém phát triển, sự phụ thuộc về chính trị của các nước nhỏ vào các nước lớn, sự ô nhiễm môi trường, sự bùng nổ dân số và sự gia tăng các nguy cơ đại dịch trên phạm vi toàn cầu… Đối với nhiều người, hiện đại hoá bao hàm cả sự khủng hoảng xã hội và mất an toàn cá nhân
Những biến đổi của sự phát triển kinh tế, xã hội đã dẫn đến những biến đổi chưa từng xảy ra trong các tôn giáo, làm cho diện mạo tôn giáo có nhiều nét mới lạ Trong số những biến đổi đó nổi lên hai hiện tượng, đó là trào lưu thế tục hoá và phong trào tôn giáo mới
Đứng trước những biến động lớn về mặt xã hội và tôn giáo thời hiện đại, một mặt do chịu ảnh hưởng của phong trào cải cách tôn giáo do Luther, Calvin
đề xướng, các nhà tôn giáo tư sản hiện đại đã đưa ra nhiều cách tiếp cận mới đối với tôn giáo mà trong đó nổi bật nhất là cách tiếp cận xã hội học Qua đó vai trò của tôn giáo đã được đề cao, thổi phồng, bơm to một cách thái quá
Nhà tư tưởng tôn giáo hiện đại Paul Tillich đã cho rằng, tôn giáo là mối quan tâm cao nhất của con người trong xã hội hiện đại, với ý nghĩa là nó chỉ ra cho loài người tính duy lý thực chất, khác với tính duy lý của hiện đại hoá, giúp con người khắc phục sự tha hoá quay trở lại với chính mình[114,tr25] Còn nhà
tư tưởng người Pháp Tocqueville thì cho rằng "Một xã hội nếu không có tín
ngưỡng sẽ không thể phát triển mạnh mẽ, thậm chí có thể nói, một xã hội không
có tín ngưỡng chung sẽ căn bản không thể tồn tại”[114, tr28]
Sự phát triển của cách mạng khoa học công nghệ đã đem lại cho nhân
Trang 3735
loại những thành tựu to lớn mà tôn giáo không thể phủ nhận được Chính vì vậy, luân lý thần học cũng có sự chuyển hướng theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật Nếu như trước đây các nhà thần học hướng hoạt động của con người vào thiên quốc tương lai, thì giờ đây họ chuyển sự quan tâm vào hiện thực, vào cõi trần Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XIX giáo đoàn Soka Gakkai thuộc dòng Phật giáo Nhật Bản đã thay thế học thuyết "Chân, Thiện, Mỹ" bằng học thuyết giá trị về "Lợi, Thiện, Mỹ" tức là cái mà con người hiện đại quan tâm không còn
là sự thưởng phạt thiện, ác ở thế giới bên kia- ở thế giới sau khi chết, mà là vấn
đề luân lý, đạo đức trong thế giới hiện thực
Phát triển tư tưởng của thần học thế tục, Durkheim - một trong những nhà sáng lập ra xã hội học tôn giáo hiện đại cho rằng, mọi tôn giáo đều là cần thiết vì nó có lợi Nó là cần thiết và có lợi vì trong nó chứa đựng chân lý Tôn giáo có lợi về mặt tâm lý vì nó kích thích cảm giác vui sướng, kích thích hành động, nó đáp ứng nhu cầu tập thể vững chắc mà mỗi xã hội đều cần Nhờ tôn giáo mỗi cá nhân có thể chia sẻ các giá trị, các chuẩn mực chung trong xã hội
Từ đó có thể đồng cảm, cố kết liên hệ xã hội với nhau tạo nên một sự thống nhất
xã hội Tôn giáo có vai trò định hướng cho con người, điều chỉnh các hành vi xã hội Đặc biệt, theo ông khi con người cố kết trong một cộng đồng tôn giáo thì sẽ hạn chế được các hành vi tiêu cực Và như vậy, một trong những chức năng xã hội của tôn giáo là nhằm cung cấp một tập hợp đáng kể các giá trị "tối thượng" làm chỗ dựa cho nền đạo đức xã hội
Trên thực tế, trong những chừng mực nhất định, tôn giáo có khả năng làm cân bằng trạng thái tâm lý cá nhân, liên kết các cá nhân trong những cộng đồng tôn giáo và các phong trào thực tiễn Song không phải lúc nào tôn giáo cũng củng cố sự ổn định xã hội Trong nhiều trường hợp, chính tôn giáo lại là nguyên nhân làm rạn nứt các quan hệ xã hội, phá vỡ sự ổn định xã hội Tôn giáo
có vai trò định hướng, điều chỉnh các hành vi xã hội của con người, song trên
Trang 3836
thực tế, nó đáp ứng khả năng nhận thức của con người bằng hiện thực đã bị biến dạng, do vậy, nó không thể là nơi mà mọi người trong xã hội có thể chia xẻ các chuẩn mực chung Lý luận chủ nghĩa Mác đã chỉ ra rằng, cái đem lại sự cân bằng tâm lý thật sự cho con người phải là những điều kiện sinh hoạt vật chất, là hạnh phúc và tự do thật sự trong cuộc sống hiện thực, sự thống nhất xã hội là do đời sống sản xuất, do những mối liên hệ về lợi ích của các giai cấp trong xã hội quyết định Tôn giáo có khả năng thực hiện liên kết xã hội, nhưng suy cho cùng,
cái đóng vai trò là cơ sở cho sự liên kết xã hội vẫn là kinh tế Ăngghen cho rằng:
"Ngay cả những ảo tưởng hình thành trong đầu óc con người cũng là những vật thăng hoa tất yếu của quá trình đời sống vật chất của họ, một quá trình có thể xác định được bằng kinh nghiệm và gắn liền với những tiền đề vật chất"[72,
tr277]
Chính vì vậy, coi tôn giáo và các giá trị, các chuẩn mực của nó cao hơn
và làm chỗ dựa cho nền đạo đức xã hội là một quan niệm hoàn toàn sai lầm
Ăngghen trong cuộc luận chiến chống Đuyrinh đã khẳng định rằng, "Chung quy
lại thì mọi thuyết đạo đức có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ" [122, tr51]
Nếu như trong thời kỳ trung cổ, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đều được sát nhập vào thần học và tôn giáo, bóng đen của thần học và các giáo điều tôn giáo phủ kín các tri thức khoa học, thì trong xã hội hiện đại, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, tôn giáo và thần học đã không còn giữ được vai trò như trước đây trong đời sống xã hội Các nhà thần học và lý luận tư sản hiện đại bắt buộc phải có thái độ mềm dẻo hơn với các thành tựu khoa học Một mặt các nhà tư tưởng tư sản thừa nhận ở những mức độ nhất định những tri thức khoa học hiện đại, nhưng mặt khác họ cũng cố gắng tìm mọi cách để thoả hiệp với tôn giáo và thần học Họ cho rằng, tôn giáo có thể lấp vào khoảng trống của
xã hội hiện đại, có thể giải quyết được những khủng hoảng xã hội do sự phát
Trang 3937
triển của khoa học công nghệ gây ra Tôn giáo và đạo đức tôn giáo góp phần không nhỏ vào sự hình thành và hưng thịnh của xã hội tư bản hiện đại Mặt khác, tôn giáo và đạo đức tôn giáo có thể bổ sung những khiếm khuyết cho xã hội tư bản…
Max Weber – nhà xã hội học tôn giáo người Đức, khi xem xét hiện tượng tôn giáo đã cụ thể hoá những ràng buộc bên ngoài của sự kiện tôn giáo, đó là những ràng buộc đạo đức do tôn giáo tạo ra đối với hành vi của con người Ông
đi tìm xem động cơ, mục đích, giá trị và các chuẩn mực của tôn giáo có quan hệ
gì với các lĩnh vực khác của đời sống như kinh tế, chính trị, văn hoá… Câu hỏi
mà ông đặt ra là, bằng cách nào mà một số tôn giáo lại quyết định sự xuất hiện của một tâm thức kinh tế, nói khác đi là cái đạo lý của một hình thái kinh tế Ông cho rằng, đạo đức tôn giáo là công cụ làm chủ thế giới và xã hội, vì nhờ nó mà con người có thể hình dung những gì có thể xảy ra, để nhận ra tội lỗi và có thể sửa chữa nó, đặt nó vào trong sự "đảm bảo của ý chí Chúa Trời"
Với tác phẩm nổi tiếng Đạo đức Tin lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản,
M.Weber cho rằng, có một sự trùng hợp đáng ngạc nhiên giữa đòi hỏi của logic đạo Tin lành với lôgic của chủ nghĩa tư bản, rằng đạo đức Tin lành nhờ được củng cố bằng sự duy lý hoá của đời sống phương Tây đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa tư bản M.Weber cho rằng, gốc rễ đích thực của văn hoá phương Tây chính là tinh thần chủ nghĩa tư bản lấy quan niệm về “thiên chức” của chủ nghĩa cấm dục trong đạo Tin lành làm đặc trưng, nó bao gồm các nội dung được cấu thành bởi một thứ đạo đức tôn giáo đã được thế tục hoá Và trong chủ nghĩa tư bản cận đại phương Tây, thứ đạo đức ấy đã tạo ra một loạt ảnh hưởng to lớn đối với quá trình hình thành và phát triển lối sống, đạo đức tư bản chủ nghĩa như hạn chế tiêu dùng một cách hợp lý, chạy theo lợi nhuận một cách hợp pháp, thúc đẩy nhanh và mạnh mẽ sự tích luỹ tư bản… Từ đó ông đi đến kết
Trang 40Thực chất, ở đây M.Weber muốn dung hoà giữa quan điểm duy vật và quan điểm duy tâm, tìm cách thoả hiệp với tôn giáo và thần học Trên thực tế, ảnh hưởng của tôn giáo đối với xã hội, mà cụ thể là ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản là một thực tế không thể phủ nhận Tôn giáo đã từng đóng vai trò là cái vỏ bọc tư tưởng cho các phong trào xã hội (cả tiến bộ và phản tiến bộ) mà ngọn cờ cải cách của Calvin là một ví
dụ điển hình Tôn giáo đã góp phần tạo nên những nền văn minh khác nhau trong lịch sử nhân loại, nhưng nó không thể là một động lực chủ yếu thúc đẩy sự tiến
bộ xã hội, thậm chí, ở những mức độ nhất định, nó còn là động lực kìm hãm sự phát triển xã hội
Như vậy, với cách tiếp xã hội học, các nhà tư tưởng và tôn giáo học tư sản hiện đại đã có những đóng góp nhất định trong việc nghiên cứu tôn giáo Song, với việc xem xét tôn giáo chủ yếu trên góc độ xã hội học, nhiều học giả tư sản đã cho rằng, tôn giáo là cần thiết cho xã hội, là cứu cánh cho cá nhân, tôn giáo có khả năng thoả mãn cho con người về nhận thức, về đạo đức Tôn giáo chiếm lĩnh cái khoảng trống mà xã hội hiện đại không thể lấp đầy, hơn thế nữa, tôn giáo còn là phương tiện khắc phục những khủng hoảng xã hội do sự phát triển của khoa học công nghệ tạo nên Từ đó các học giả tư sản hầu hết đều đi đến kết luận, tôn giáo là chỗ dựa cho nền đạo đức xã hội, là động lực cho sự phát