Các quan điểm ngoài mác xít

Một phần của tài liệu anh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 27)

Dựa trên cơ sở của chủ nghĩa duy tâm triết học, các nhà thần học cho rằng, có một thế lực siêu nhiên đứng trên con ngƣời và xã hội loài ngƣời. Bằng nhiều cách khác nhau họ chứng minh có sự tồn tại thật của một "Thƣợng đế - đấng sáng tạo tối cao". Các nhà thần học cho rằng "cái siêu nhiên" hay "Thƣợng đế", "Thánh thần", "Chúa"….giữ vai trò tạo dựng nên con ngƣời và xã hội. Vì vậy, mục đích của con ngƣời và xã hội không phải do con ngƣời định đoạt thông qua hoạt động thực tiễn của mình phù hợp với các quy luật khách quan mà do chính thần thánh quy định. Tôn giáo đƣợc xem là sản phẩm bẩm sinh chứ không phải là kết quả của sự vận động xã hội, của sự sáng tạo của con ngƣời. Theo họ, tôn giáo giữ vai trò quyết định số phận, mục đích và kết quả hoạt động của con ngƣời cũng nhƣ xu hƣớng vận động của xã hội. Nhƣ vậy, trật tự xã hội và đạo

26

đức xã hội là do "Thƣợng đế", "Thần thánh" quy định, và ngƣời có đạo đức trƣớc hết là ngƣời biết vâng phục mệnh lệnh của các đấng siêu nhiên

Thomas d’Aquin cho rằng, thế giới không tồn tại vĩnh cửu, toàn bộ giới tự nhiên phong phú, sống động và cả trật tự của nó đƣợc Thƣợng đế sáng tạo ra "từ hƣ vô". Thƣợng đế là hình thức lý tƣởng tuyệt đối, là mục đích riêng cuối cùng và là động lực tối cao, là "quy luật vĩnh cửu" của thế giới. Sự nhận thức của con ngƣời về thế giới chính là sự nhận thức cho đƣợc mục đích, động lực tối cao ấy, là sự trở về với Thƣợng đế. Và nhƣ vậy, mọi trật tự mà Chúa đã sắp đặt và ban phát cho con ngƣời (kể cả trật tự và đạo đức xã hội) đều là chân lý[12, tr142-167]. Theo Tertullien, thì ngƣời ngoan đạo, hay ngƣời có đạo đức trƣớc tiên là ngƣời phải biết nghe, hiểu, bênh vực và chứng minh những chân lý có sẵn mà Chúa đã vạch ra. Con ngƣời có đức hạnh là con ngƣời biết lựa chọn cái Chân, Thiện, vì họ biết lựa chọn cái Chân, cái Thiện nên họ đƣợc tự do, và vì đƣợc tự do nên họ đến đƣợc gần với Chúa[12, tr 54-60].

Các nhà thần học cho rằng, thân xác chỉ tồn tại để khẳng định bản chất thiêng liêng của linh hồn, linh hồn là bất tử trong một thể xác không bất tử. Do vậy, họ kêu gọi con ngƣời hãy biết chấp nhận nỗi đau thể xác tạm thời để chờ đợi sự phục sinh ở thế giới bên kia, bởi Chúa đã sắp đặt mọi trật tự, quy định mọi thứ kể cả tự do và ý chí của con ngƣời. Con ngƣời đƣợc chăm sóc chu đáo không phải vì con ngƣời mà là vì Chúa. Với quan niệm nhƣ vậy, các nhà thần học thời trung cổ đã hoàn toàn phủ nhận vai trò sáng tạo của con ngƣời. Vai trò đó đƣợc trao cho một thế lực siêu nhiên vô hình - một "Thƣợng đế" hay "Chúa". Con ngƣời chỉ là một sinh vật thụ động là sản phẩm của Chúa và thực hành mọi nguyên tắc mà Chúa đặt ra. Từ chỗ phủ định vai trò sáng tạo của con ngƣời, phủ định các giá trị đạo đức do con ngƣời sáng tạo ra, các nhà thần học đi đến phủ định lịch sử xã hội loài ngƣời, coi đó chỉ là sản phẩm sáng tạo của" Thƣợng đế", của" Chúa" mà thôi. Chính vì vậy, ở giai đoạn trung kỷ những thành tựu của

27

khoa học đều bị tôn giáo phủ nhận, nhiều nhà khoa học đã bị toà án tôn giáo trừng phạt.

Trong thời hiện đại, trƣớc những biến đổi của đời sống chính trị – xã hội, các tôn giáo nhận thấy nhu cầu phải hiện đại hoá những quan niệm thần học cho phù hợp với sự phát triển của xã hội nhằm bảo vệ lý luận của mình, chống lại các luận thuyết khoa học đụng chạm đến giáo lý tôn giáo.

Trong khi vẫn cố gắng tìm mọi cách giữ lấy những luận điểm những tƣ tƣởng cốt lõi của giáo lý nhà thờ cổ điển, của giáo hội truyền thống, các nhà thần học hiện đại đã có một thái độ mềm dẻo hơn đối với các thành tựu khoa học. Họ không những không thể phủ nhận mà còn phải đi đến chỗ thừa nhận ở mức độ nhất định những thành tựu khoa học hiện đại. Nhƣng họ cũng cho rằng theo cách duy lý của khoa học ta chỉ hiểu con ngƣời ở phần tự nhiên, phần sinh học mà thôi. Còn phần siêu tự nhiên, phần linh hồn, tinh thần của con ngƣời thì khó có thể lý giải đƣợc một cách thoả đáng bằng duy lý khoa học. Theo họ, muốn hiểu con ngƣời một cách thực sự thì không thể dừng lại ở khoa học duy lý mà phải dựa vào sự linh cảm, vào trực giác…. nghĩa là dựa vào thần học.

Các nhà thần học của chủ nghĩa Thomas mới vẫn cố gắng tìm cách chứng minh rằng, con ngƣời là một hiện tƣợng gồm hai mặt. Với tƣ cách là cá thể con ngƣời là một sinh vật, phần thể xác - là phần hữu hạn tạm thời - bị phụ thuộc vào các quy luật tƣ nhiên và quy luật xã hội. Phần quan trọng hơn trong con ngƣời là linh hồn là trƣờng tồn, vĩnh cửu. Thể xác chỉ là cái vỏ bọc chứa linh hồn, linh hồn là bản chất đích thực của con ngƣời, là cái siêu tự nhiên và là cái tạo ra nhân cách con ngƣời. Họ tìm cách chứng minh rằng, giữa con ngƣời và Thiên Chúa có sự đối thoại với nhau, con ngƣời đƣợc Thiên Chúa mời gọi thông phần với Ngài. Họ cũng cho rằng đây là ý nghĩa tối thƣợng, là phẩm giá cao cả nhất của con ngƣời. Từ quan niệm trên, các nhà thần học của chủ nghĩa Thomas mới đi đến

28

kết luận việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho con ngƣời một cách đúng đắn và hữu hiệu nhất phải dựa vào tôn giáo vào đạo đức tôn giáo.

Theo các nhà thần học hiện đại, nếu từ trƣớc đến nay động lực của sự phát triển tôn giáo là những tín điều, thì từ nay về sau động lực đó sẽ là đạo đức tôn giáo. Họ cố gắng kiếm tìm những chuẩn mực đạo đức khả dĩ đáp ứng đƣợc nhu cầu xã hội của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại

Trong nhiều công trình của các nhà thần học theo đạo Tin lành, phạm trù “ý thức trách nhiệm” đƣợc coi nhƣ một phạm trù cơ bản của đạo Cơ đốc, nhằm chứng minh sự tồn tại của tôn giáo trong xã hội hiện đại nhƣ một tất yếu. Theo họ “ ý thức trách nhiệm’ với ý nghĩa là sự thống nhất của đạo đức cá nhân và đạo đức cộng đồng. Họ cho rằng, trong xã hội hiện đại nếu không có thứ đạo đức này thì con ngƣời, với những thành tựu của KHCN chỉ đi đến chỗ tự phá hoại nền văn minh của chính mình.

Hơn thế nữa, các nhà thần học hiện đại còn cho rằng, sự suy thoái của đạo đức trong xã hội hiện đại là kết quả của việc con ngƣời xa rời Chúa, là kết quả của điều ác mang tính nhân loại. Vì vậy, biện pháp khắc phục duy nhất là tạo ra và truyền bá đạo đức tôn giáo mới. Theo họ, cần phải nhân đạo hoá nền văn minh công nghệ nhờ vào đạo đức tôn giáo.

Trong điều kiện xã hội khủng hoảng hiện nay, các nhà thần học lại đang cố gắng chứng minh tôn giáo và đạo đức tôn giáo có thể khắc phục đƣợc sự tha hoá của xã hội hiện đại. Daisaku Ikêda - nhà thần học Phật giáo Nhật Bản trong

Tiếng chuông cảnh tỉnh cho thế kỷ XXI đã trao cho tôn giáo nhiệm vụ khắc phục

những khủng hoảng của xã hội hiện đại. Ông muốn cảnh báo nhân loại trƣớc thực trạng khủng hoảng của họ về môi trƣờng sống, về sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và về nguy cơ hủy diệt hoàn toàn của chiến tranh hạt nhân. Ông kêu gọi một cuộc cách mạng đối với con ngƣời mà trong đó nhân tố trung tâm của cuộc cách mạng là tôn giáo.

29

Daisaku Ikêda cho rằng, các tôn giáo trên toàn thế giới có thể hợp tác với nhau để đảm đƣơng việc cứu loài ngƣời ra khỏi khủng hoảng. Các tôn giáo, đặc biệt là "các tôn giáo cao cả phải đóng vai trò quan trọng trong tâm trí con

người” [52, tr 142]. Bởi vì theo ông, không có tôn giáo, loài ngƣời mất một

phƣơng tiện để hiểu và thông cảm lẫn nhau. Một tôn giáo "cao cả" có thể giúp loài ngƣời đi đến hoà bình, tránh đƣợc sự tàn sát hạt nhân và sự huỷ diệt hoàn toàn. Ông cho rằng, "nguyên nhân sâu xa của mọi tai họa phải tìm trong bản thân con người. Đạo Cơ Đốc, đạo Hồi, và đạo Phật đều dạy rằng tình thương và lòng từ bi vượt lên những khác biệt về chủng tộc, ý thức hệ và đó là phương tiện đưa đến cho con người sự cảm thông và tôn trọng lẫn nhau và tạo nên một thứ

liên hiệp toàn thế giới về tôn giáo của loài người" [52,tr 41].

Tôn giáo, theo Ikêda, không chỉ là phƣơng tiện để con ngƣời hiểu, thông cảm và tôn trọng lẫn nhau, mà còn là phƣơng tiện mà nhờ đó mỗi cá nhân có đƣợc sức mạnh để tự mình tiêu diệt đƣợc những phần xấu xa không kiểm soát nổi trong bản chất con ngƣời. Ông tin rằng, "Nếu mỗi tín đồ của những tôn giáo cao đẳng, thật lòng ra sức đem những giáo lý của đạo mình ra thực hành, thì có thể tránh được cuộc khủng hoảng mà loài người ngày nay đang phải đương đầu"

[52, tr 142]. Cuối cùng, Ikêda kêu gọi một cuộc cách mạng "cải tạo cuộc sống tinh thần" con ngƣời. Theo ông, cuộc cách mạng đó không thể tìm ra lời giải đáp ở sự phát triển của khoa học công nghệ mà phải tìm ở sự thay đổi trong tƣ duy con ngƣời, cụ thể là thay đổi “thế giới vô thức", và tôn giáo là nhân tố mạnh mẽ nhất để hoàn thành cuộc cách mạng ấy.

Nhƣng lý luận của chủ nghĩa Mác đã chỉ ra rằng, lực lƣợng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lƣợng vật chất. Những khủng hoảng của xã hội hiện đại nhƣ nạn ô nhiễm môi trƣờng, sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, nguy cơ chiến tranh, bệnh dịch và sự suy đồi của đạo đức xã hội…. chỉ có thể khắc phục đƣợc

30

bằng chính sự phát triển của khoa học công nghệ chứ không phải nhờ đến tôn giáo và đạo đức tôn giáo.

Nhƣ vậy, bằng nhiều cách khác nhau, các trào lƣu thần học đã cố gắng tìm cách chứng minh rằng Thƣợng đế, đấng siêu nhiên, thần thánh giữ vai trò quyết định trong việc sáng tạo ra con ngƣời và xã hội. Sự tồn tại của con ngƣời và sự vận động của xã hội, theo họ, là do sự quy định của Thƣợng đế, thần thánh. Trật tự xã hội và đạo đức xã hội cũng chỉ là sản phẩm của Thƣợng đế, thần thánh mà thôi. Do vậy họ cho rằng, việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho con ngƣời, việc hoàn thiện nền đạo đức xã hội chỉ có thể trông chờ ở đạo đức tôn giáo. Có thể nói đây là những quan điểm cốt lõi nhất của các trào lƣu thần học.

Trên lập trƣờng thế giới quan duy vật vô thần, các nhà triết học duy vật vô thần trƣớc Mác đã tiến hành một cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại thế giới quan duy tâm, tôn giáo. Trong cuộc đấu tranh này, nhìn chung chủ nghĩa duy vật vô thần trƣớc Mác đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. Một trong những thành tựu cơ bản đã đƣợc Mác- Ăngghen đánh giá cao đó là họ đã bác bỏ các quan niệm duy tâm thần học cho rằng tôn giáo sáng tạo ra con ngƣời. Họ chỉ ra rằng, chính con ngƣời là lực lƣợng sáng tạo ra tôn giáo chứ không không phải ngƣợc lại. Các nhà triết học duy vật vô thần trƣớc Mác đã chỉ ra cơ sở làm nảy sinh tôn giáo. Theo họ, tôn giáo không có gì khác hơn là sự trừu tƣợng, nhân cách hoá giới tự nhiên, là sự thần thánh hoá các điều kiện sống hiện thực của con ngƣời.

Diderot- nhà triết học duy vật vô thần của triết học khai sáng Pháp, một đại biểu của phái “Bách khoa toàn thƣ” thế kỷ XVIII đã cho rằng, Thƣợng đế chẳng qua chỉ là sự thần thánh hoá các điều kiện sống hiện thực của con ngƣời. Ông cho rằng "Nếu như lý tính là của trời cho và tín ngưỡng cũng tương tự như vậy, nghĩa là trời cho chúng ta hai vật mà không thể dung hợp được với nhau… Để loại trừ bế tắc đó, cần phải thừa nhận rằng tín ngưỡng là một nguyên lý

31

Ludwid Feuerbach- nhà triết học duy vật vô thần của triết học cổ điển Đức, trong "Bản chất của Kitô giáo" cũng chỉ ra rằng, thƣợng đế siêu hình không phải là cái gì khác hơn mà là “sự tập hợp, là toàn bộ những đặc tính chung nhất rút ra từ giới tự nhiên, song con người, nhờ vào sức tưởng tượng tức là bằng chính phương pháp tách rời như thế khỏi bản chất cảm tính, khỏi vật chất của giới tự nhiên, lại đem giới tự nhiên biến thành một chủ thể hay một thực thể độc lập” [69, tr 71]. Lênin đã nhận xét bên lề đoạn trích này là "hết sức đúng".

Có thể nói, đây là những cống hiến vô giá của chủ nghĩa duy vật vô thần trƣớc Mác vào lịch sử phát triển của chủ nghĩa duy vật vô thần. Tuy nhiên, phê phán tôn giáo thuần tuý ở góc độ nhận thức luận nên chủ nghĩa duy vật vô thần trƣớc Mác đã dẫn đến sự đối lập cực đoan, trừu tƣợng giữa ý thức sai lầm và chân lý, giữa tôn giáo và khoa học. Do vậy, họ chỉ nhìn thấy ở tôn giáo những sai lầm tiêu cực mà không nhận thấy bên cạnh những sai lầm, tiêu cực đó nó còn có những ảnh hƣởng tích cực nhất định đối với con ngƣời và xã hội. Diderot cho rằng, khoa học thì hƣớng tới trang bị cho con ngƣời quan niệm đúng về thế giới, làm cho con ngƣời lớn mạnh thêm, còn tôn giáo thì chỉ đem lại những điều ảo tƣởng, làm cho con ngƣời yếu mềm đi. Thƣợng đế của những ngƣời Cơ Đốc giáo, theo ông, là ngƣời bố chỉ coi trọng những đám mây, chứ chẳng để tâm gì đến những đứa con của mình trên trần gian cả [130, tr133]

Trong quan hệ giữa tôn giáo và đạo đức, Diderot cho rằng, chính tôn giáo đã làm trụy lạc, làm hƣ hỏng con ngƣời, làm cho con ngƣời mềm yếu, chỉ biết tin vào số mệnh mà không tự vƣơn lên đƣợc trong cuộc sống. Ông kịch liệt phê phán những quan niệm đạo đức của tôn giáo, coi đó chỉ là trò giáo dục con ngƣời đƣa họ tới chỗ cả tin vào số mệnh. Theo ông, tôn giáo thực chất chỉ là chiếc dây cƣơng yếu ớt ngăn chặn các hành vi phạm tội của con ngƣời. Ông cho rằng, "sự cám dỗ rất gần gũi, còn sự đe dọa trừng phạt của địa ngục thì rất xa xôi, do vậy đừng có chờ đợi bất cứ điều gì tốt lành ở hệ thống các quan điểm lạ

32

kỳ mà chỉ có trẻ con mới có thể nghe được "[130, tr133]. Ông cho rằng, đạo đức

của con ngƣời trong xã hội không thể trông chờ ở các tôn giáo, ở sự giáo dục của các quan niệm đạo đức tôn giáo. Ông khẳng định rằng, bộ mặt trí tuệ và đạo đức của con ngƣời đƣợc tạo dựng bởi chính môi trƣờng và hoàn cảnh sống của họ. Vì vậy, con ngƣời muốn phát triển trí tuệ, muốn xây dựng hệ thống đạo đức của mình thì cần phải xây dựng cuộc sống một cách hiện thực chứ đừng tin vào tôn giáo.

Ludwid Feuerbach thì cho rằng, tôn giáo hƣớng con ngƣời vào cái thiên giới, kêu gọi con ngƣời hạn chế đến mức tối đa các nhu cầu cơ bản của mình, bóp nghẹt đi phần cảm tính của con ngƣời. Điều này hoàn toàn trái ngƣợc với bản chất con ngƣời, vì bản chất con ngƣời, theo ông, là tổng thể những khát vọng, khả năng, nhu cầu, ham muốn và trí tƣởng tƣợng của họ. Việc giải phóng

Một phần của tài liệu anh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)