Đặc điểm tôn giáo và tình hình tôn giáo Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu anh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 63)

Việt Nam là một đất nƣớc nằm ở nơi giao lƣu của nhiều luồng văn hoá. Suốt trong chiều dài lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc, dân tộc Việt Nam luôn luôn

62

phải tự bảo vệ mình chống lại các thế lực xâm lƣợc. Chính vì vậy đã tạo nên cho ngƣời dân Việt tinh thần dân tộc, tính cộng đồng cao và nhiều khả năng tiếp biến văn hoá ngoại sinh. Hơn nữa ngƣời Việt Nam lại luôn cởi mở, bao dung chứ không kỳ thị, hẹp hòi. Việt Nam vì vậy đã trở thành một quốc gia đa dân tộc và tôn giáo.

Nhƣ chúng ta đã biết, các tôn giáo nhƣ Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo…là những tôn giáo ngoại sinh, đƣợc du nhập vào nƣớc ta từ rất sớm. Với sự bao dung của ngƣời dân Việt, các tôn giáo đã từng bƣớc hoà nhập với cộng đồng dân tộc, tham gia góp sức mình vào quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc.

Phật giáo đến với dân tộc Việt Nam từ khoảng thế kỷ thứ II sau công nguyên. Với các tƣ tƣởng “từ bi, hỉ xả” nó đã đáp ứng đƣợc nhu cầu tâm linh và khát vọng sống của ngƣời dân Việt , góp phần bồi đắp lòng nhân ái, vị tha, sự bao dung, độ lƣợng cho con ngƣời Việt Nam …Vì vậy nó đã nhanh chóng đƣợc ngƣời Việt đón nhận.

Cùng với Phật giáo, văn minh Trung Hoa với Nho giáo và Đạo giáo cũng đƣợc du nhập vào Việt Nam và đƣợc ngƣời Việt tiếp nhận. Cùng với thời gian, các tôn giáo này đã đƣợc Việt hoá và chung sống với nhau một cách hoà bình. Sự tồn tại của Nho, Phật, Đạo trong thời kỳ này đã tạo nên một sắc thái văn hoá độc đáo cho lịch sử dân tộc, một thời kỳ lịch sử đặc biệt- thời kỳ “tam giáo đồng nguyên”. Phức thể tam giáo đồng nguyên đã góp phần tạo nên các thang bậc giá trị, các chuẩn mực sống cho ngƣời Việt.

Theo bi ký và truyền thuyết, cộng đồng ngƣời Chăm ở Việt Nam đã biết đến Hồi giáo từ thế kỷ thứ X thứ XI , nhƣng chỉ sau biến cố lịch sử vào giữa thế kỷ XV với sự suy vong của nhà nƣớc Chiêm Thành, Hồi giáo trong ngƣời Chăm mới biểu hiện rõ nét. Sau đó các nhóm Hồi giáo khác đƣợc hình thành vào khoảng thế kỷ XVIII.

63

Văn minh phƣơng Tây có mặt ở Việt Nam vào khoảng thế kỷ XV-XVI cùng sự có mặt của các nhà truyền đạo Kitô. Sự xung đột giữa triều đình phong kiến Việt Nam với đạo Kitô ban đầu có phần phản ánh sự xung đột giữa hai nền văn minh khác nhau, có phần do bản chất cứng rắn không khoan nhƣợng về đức tin, giáo lí, nghi thức của đạo. Trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, đạo Công giáo đã tạo nên một vết rạn nứt lớn với dân tộc. Sự xung đột giữa triều đình phong kiến Việt Nam với đạo Công giáo lên đến cao độ khi nó mang màu sắc chính trị, một bên là ngƣời bảo vệ dân tộc, một bên là đạo gắn liền với bƣớc chân của kẻ xâm lƣợc. Sự xung đột, mâu thuẫn giữa dân tộc và đạo Công giáo kéo dài từ thế kỷ XIX, phát triển nhanh trong thời Pháp thuộc và qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ.

Sự xuất hiện của đạo Cao Đài năm 1926 và Phật giáo Hoà Hảo năm 1939 ở đồng bằng sông Cửu Long là sự kế thừa trên nền tảng giáo lý của các tôn giáo lớn đã có mặt ở Việt Nam.

Đạo Tin lành đến Việt Nam từ những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, do tổ chức Tin lành Phúc âm và Truyền giáo- CMA truyền vào. Năm 1911 Hội thánh Tin lành đầu tiên ở Việt Nam đã đƣợc thành lập. Sau đó đạo Tin lành đƣợc phát triển mở rộng trong thời gian chiến tranh chống Mỹ.

Là một quốc gia đa tôn giáo nhƣng ở Việt Nam không có tôn giáo nào giữ vị trí độc tôn trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Qua mỗi giai đoạn lịch sử, các tôn giáo có vị trí và vai trò khác nhau trong đời sống xã hội, song dù bất kỳ tôn giáo nào đƣợc giữ vai trò quốc giáo, đƣợc nhà nƣớc thế tục trọng dụng trong những giai đoạn lịch sử nhất định, nó vẫn không có sự đối đầu với các tôn giáo khác. Nếu nhƣ nhân loại đã từng chứng kiến những cuộc chiến tranh đẫm máu giữa các tôn giáo ở nhiều nƣớc trên thế giới, thì ở Việt Nam lại chƣa từng xảy ra điều đó. Trong lịch sử dân tộc đã từng có lúc, có nơi cũng có những xung đột nhất định giữa các tôn giáo, nhƣng nhìn chung các tôn giáo ở Việt Nam đều cùng

64

tồn tại hoà bình. Thậm chí, các tôn giáo còn tồn tại đan, xen hoà đồng lẫn nhau tạo nên một phức thể tôn giáo mang màu sắc rất Việt Nam, đó là hiện tƣợng “Tam giáo đồng nguyên” trong lịch sử, là sự ra đời của đạo Cao Đài - điển hình của một thứ hỗn dung tôn giáo.

Sở dĩ có hiện tƣợng trên là do bản tính ngƣời Việt Nam luôn cởi mở, bao dung chứ không kỳ thị hẹp hòi. Ngƣời Việt Nam luôn sẵn sàng chấp nhận bất kỳ một hệ tƣ tƣởng tôn giáo nào miễn là nó không đi ngƣợc lại lợi ích quốc gia và xâm phạm đến các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Và quan trọng hơn là do tâm thức tôn giáo ngƣời Việt luôn mềm dẻo, pha trộn. Từ những học thuyết tôn giáo khác nhau ngƣời Việt đã kết hợp chúng lại tạo nên những tôn giáo mới hoặc pha trộn chúng với các tín ngƣỡng bản địa tạo nên các tôn giáo mang màu sắc rất Việt Nam. Nhƣ vậy, các tôn giáo ngoại nhập khi vào Việt Nam đã đƣợc mang một màu sắc mới. Tính phiếm thần trong tâm thức tôn giáo của ngƣời Việt đã hạn chế những xung đột giữa các tôn giáo. Hơn nữa, lịch sử dân tộc Việt Nam luôn là lịch sử của quá trình đấu tranh chống lại các thế lực xâm lƣợc, do vậy lòng yêu nƣớc, ý thức tự lực, tự cƣờng dân tộc luôn là mối quan tâm thƣờng nhật của mỗi ngƣời dân. Bất kỳ một hệ tƣ tƣởng tôn giáo nào vào Việt Nam muốn đƣợc tồn tại và phát triển đều phải đƣợc trải nghiệm qua lịch sử đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc, đều phải hoà nhập với các tín ngƣỡng truyền thống của dân tộc. Hay nói cách khác, ngƣời Việt luôn dựa trên cơ tầng văn hoá bản địa của mình để tiếp nhận, nâng cao, sử dụng và cải biến tôn giáo ngoại nhập. Dù ở Việt Nam có rất nhiều tôn giáo tín ngƣỡng khác nhau, nhƣng trong tâm thức của ngƣời dân Việt, tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên vẫn đƣợc coi là quan trọng nhất, nó vừa là tín ngƣỡng, vừa là đạo lý sống của mọi thế hệ ngƣời Việt Nam. Tín ngƣỡng này đã hoà nhập nhuần nhuyễn vào trong mọi tôn giáo, cùng với các giá trị văn hoá truyền thống nhƣ lòng yêu nƣớc, ý chí tự lực, tự cƣờng, lòng nhân hậu, khoan dung…đã góp phần chế định, điều chỉnh các tôn giáo ở Việt Nam.

65

Đến lƣợt mình, do đƣợc hoà mình trong văn hoá truyền thống, trong phong tục, tập quán tín ngƣỡng bản địa của dân tộc mà các tôn giáo có điều kiện để phát huy ảnh hƣởng lâu dài đến mọi mặt của đời sống xã hội. Hay có thể nói, ngoài các tín ngƣỡng truyền thống và tàn dƣ của tôn giáo nguyên thuỷ nhƣ một nền tảng vững chắc đi suốt đời sống tâm linh của ngƣời dân Việt Nam theo chiều dài lịch sử thì Phật giáo, Công giáo, Cao đài, Phật giáo Hoà Hảo, Hồi Giáo…đã trở thành một bộ phận hữu cơ của nền văn hoá Việt Nam và đã có những đóng góp to lớn trên các lĩnh vực tƣ tƣởng, triết học, đạo đức nghệ thuật…của dân tộc. Đây là cơ sở thuận lợi để các tôn giáo tiếp tục phát huy ảnh hƣởng của mình trong đời sống xã hội của con ngƣời Việt Nam hiện nay.

Trong thời hiện đại, với xu thế chung của tôn giáo thế giới, các tôn giáo ở Việt Nam cũng đang tự điều chỉnh để ngày càng thích nghi với các điều kiện mới của thời đại và dân tộc. Những năm gần đây, chính sách tự do tín ngƣỡng tôn giáo và tự do không tín ngƣỡng tôn giáo, cùng với công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc đã đƣa lại cho tôn giáo Việt Nam một khởi sắc mới. Đình, chùa miếu mạo, nhà thờ, thánh thất, tịnh xá…đƣợc xây dựng, tu sửa khang trang hơn, các sinh hoạt tôn giáo đƣợc diễn ra thuận lợi hơn, số ngƣời tham gia vào các sinh hoạt tôn giáo đang có chiều hƣớng gia tăng.

Thực tế cho thấy, những năm gần đây hầu hết các tín ngƣỡng tôn giáo ở Việt Nam đang hồi sinh. Đạo Phật đang chấn hƣng, đạo Tin lành phát triển đột biến ở một số tỉnh miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên, đạo Công giáo đang khởi sắc, hàng loạt các tôn giáo mới ra đời. Bên cạnh đó, các lễ hội truyền thống (phần nhiều là lễ hội tôn giáo) đƣợc phục hồi, tổ chức quy mô rầm rộ hơn. Theo số liệu của Ban Tôn giáo Chính Phủ, số lƣợng tín đồ, chức sắc, cơ sở thờ tự của các tôn giáo ỏ Việt Nam hiện nay nhƣ sau: ( Xem bảng 2.1)

Bảng 2.1 Số lượng tín đồ, chức sắc, cơ sơ thờ tự của các tôn giáo ở Việt nam hiện nay

66 STT Tôn giáo Số lƣợng tín đồ Số lƣợng chức sắc Cơ sở thờ tự 1 Phật giáo 9.038.064 33.066 14.043 2 Công giáo 5.324.492 14.889 6.003 3 Tin lành 421.248 394 266 4 Cao Đài 2.276.987 7.104 1.284

5 Phật giáo Hoà Hảo 1.232.572 0 522

6 Hồi Giáo 65.000 697 77

Tổng 18.358.363 56.000 22.195

Nguồn : Ban Tôn giáo của Chính phủ 2003

Sự hồi sinh các tôn giáo cùng với xu thế thế tục hoá mạnh mẽ của các tôn giáo trong quá trình kết hợp dung hoà với các tín ngƣỡng dân gian đã làm hồi phục nhiều loại hình mê tín, dị đoan nhƣ xem ngày, kén giờ khi có đại sự, bói toán, đồng cốt, phù phép, bùa trú, xóc thẻ.

Bên cạnh đó là sự xuất hiện hàng loạt các hiện tƣợng tôn giáo mới nhƣ: Hội Long Hoa Di Lặc, Trƣờng ngoại cảm Tố Dƣơng, Thanh Hải Vô Thƣợng Sƣ, Chân Không, Ngọc Phật Hồ Chí Minh…Theo thống kê của Ban tôn giáo Chính phủ, trong vòng 15 năm, từ năm 1986 đến năm 2000 đã xuất hiện 60 hiện tƣợng tôn giáo mới. Các hiện tƣợng tôn giáo mới này là sự pha trộn nhiều yếu tố của các tôn giáo khác nhau, đƣợc giải thích nửa khoa học, nửa thần bí và phần nhiều mang tính tiêu cực. Những hiện tƣợng tôn giáo này đã thu hút đƣợc sự chú ý của một bộ phận dân cƣ làm lãng phí thời gian, tiền bạc, thậm chí cả tính mạng con ngƣời. Đặc biệt đáng chú ý là sự phát triển đột biến của đạo Tin lành ở các tỉnh miền núi phía bắc và khu vực Tây Nguyên những năm gần đây đã tác động không nhỏ đến mọi mặt của đời sống xã hội, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nƣớc.

Những hoạt động tôn giáo, tín ngƣỡng “nhộn nhịp” nói trên đã thu hút đủ mọi lứa tuổi và thành phần dân cƣ tham gia. Có thể nói, sinh hoạt tôn giáo là nhu

67

cầu tinh thần của một bộ phận đáng kể dân cƣ. Đó không chỉ là nhu cầu của ngƣời già, của tầng lớp ít học mà còn là nhu cầu của cả tầng lớp trí thức, của thế hệ trẻ, của thanh niên, sinh viên hiện nay.

Lý giải ra sao về sự gia tăng của tín ngƣỡng tôn giáo ở nƣớc ta những năm gần đây? Theo chúng tôi có tình hình đó là do những nguyên nhân sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ nhất: Đời sống vật chất của nhân dân còn nhiều khó khăn.

Công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc những năm qua đã thu đƣợc những thành tựu đáng kể, đời sống của mọi tầng lớp nhân dân trên khắp các vùng, miền trong cả nƣớc đƣợc nâng lên rõ rệt. Nhƣng nhìn chung, so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới thì đời sống của nhân dân ta vẫn còn nghèo.

Xem xét kết quả điều tra xã hội học cho thấy, nhiều ngƣời dân Việt Nam hiện nay đến với tôn giáo chƣa hẳn bằng niềm tin tôn giáo mà vì cuộc sống còn nhiều khó khăn. Họ thực hiện các hành vi tôn giáo với mong muốn đƣợc Thần, Phật giúp đỡ. Họ đi lễ không phải vì niềm tin vào giáo lý tôn giáo mà vì những mong muốn trần tục nhƣ cầu xin bổng lộc, cầu làm ăn phát tài….Nhƣ vậy, có thể nói, một bộ phận quần chúng nhân dân đã tìm đến với tôn giáo để bù đắp phần nào những khó khăn, nhọc nhằn trong cuộc sống.

Thứ hai: Chính sách cởi mở của Đảng và Nhà nƣớc

Dân tộc Việt Nam trong suốt quá trình lịch sử luôn phải đấu tranh chống lại các thế lực ngoại xâm. Hơn một trăm năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, mọi sức lực của dân tộc đều dành cho cuộc kháng chiến với mong muốn giải phóng đất nƣớc, giành độc lập cho dân tộc. Hoà bình lập lại Đảng, Nhà nƣớc có điều kiện chăm lo phát triển mọi mặt cho đời sống của nhân dân, nhu cầu tín ngƣỡng cũng có điều kiện thể hiện hơn. Đặc biệt, từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, với chính sách tự do tín ngƣỡng, tôn giáo và tự do không tín ngƣỡng, tôn giáo, Đảng, Nhà nƣớc đã tạo điều kiện cho mỗi công dân

68

có thể tự do lựa chọn đức tin của mình. Thêm vào đó là sự thừa nhận và khuyến khích các giá trị văn hoá, đạo đức tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc đã tạo điều kiện cho các sinh hoạt tôn giáo đƣợc diễn ra thuận lợi.

Thứ ba: Quá trình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và quá trình hoàn

thiện nhà nƣớc pháp quyền XHCN của Đảng và Nhà nƣớc còn nhiều vấn đề bất cập.

Nhà nƣớc pháp quyền XHCN của chúng ta đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nên còn tồn tại nhiều hiện tƣợng thiếu công bằng, dân chủ không đầy đủ, ngƣời dân còn bị chèn ép oan sai.v.v..Bên cạnh đó, mặt trái của kinh tế thị trƣờng làm cho phân cực xã hội trở nên sâu sắc, hiện tƣợng tiêu cực, cửa quyền, tham nhũng phát triển, đạo đức xã hội xuống cấp nghiêm trọng, nạn ô nhiễm môi trƣờng và tệ nạn xã hội gia tăng.v.v…

Tất cả những hiện tƣợng trên đã làm giảm lòng tin của nhân dân vào công cuộc đổi mới. Bên cạnh đó, những loại hình sinh hoạt văn hoá lành mạnh chƣa đủ sức thoả mãn nhu cầu sinh hoạt văn hoá của ngƣời dân. Do vậy, một bộ phận quần chúng nhân dân tìm đến sự thoả mãn nhu cầu sinh hoạt văn hoá trong niềm tin tôn giáo.

Thêm vào đó, việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với vùng dân tộc thiểu số và vùng đồng bào có đạo còn nhiều thiếu sót. Đời sống của đồng bào trong nhiều vùng dân tộc ít ngƣời còn rất khó khăn, trình độ văn hoá, nhận thức của đồng bào còn thấp kém. Thực tế này đã tạo điều kiện cho các thế lực thù địch lợi dụng truyền đạo trái phép. Sự phát triển đột biến của đạo Tin lành ở các tỉnh miền núi phía Bắc, ở khu vực Tây Nguyên, Tây Nam Bộ gần đây là một minh chứng. Đại đa số đồng bào các dân tộc do trình độ dân trí thấp nên dễ bị các thế lực phản động lợi dụng, mua chuộc, dụ dỗ lôi kéo theo đạo.

69

Thứ tư: Sự buông lỏng đấu tranh trên lĩnh vực tƣ tƣởng và sự buông lỏng

quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo. Trong những năm vừa qua, chủ nghĩa duy vật vô thần ít đƣợc giới nghiên cứu khoa học và những ngƣời làm công tác tƣ tƣởng, báo chí, truyền thông đại chúng quan tâm, giáo dục, tuyên truyền. Bên cạnh đó, quy trình quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo còn nhiều bất cập, hành lang pháp lý còn thiếu, tổ chức bộ máy quản lý Nhà nƣớc đối với tôn giáo chƣa đồng bộ, đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo còn hạn chế về

Một phần của tài liệu anh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 63)