Phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội trong các vùng đồng bào có đạo, tạo cơ sở để giáo dân tiếp nhận những giá trị đạo đức mớ

Một phần của tài liệu anh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 162)

đạo, tạo cơ sở để giáo dân tiếp nhận những giá trị đạo đức mới

Phát huy những giá trị tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của đạo đức tôn giáo và việc xác lập những giá trị đạo đức mới trong đời sống đồng bào có đạo chỉ có

161

hiệu quả bền vững khi đƣợc thực hiện trên cơ sở một nền tảng kinh tế, xã hội vững chắc. Vì vậy, Đảng, Nhà nƣớc cần có các chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội phù hợp cho từng vùng, miền, khu vực có đồng bào tín đồ tôn giáo nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào có đạo. Xoá đói, giảm nghèo, nâng cao trình độ mọi mặt cho đồng bào các tôn giáo chính là một trong những điều kiện tiên quyết để đồng bào có đạo tin theo Đảng và Nhà nƣớc, lấy đạo pháp phục vụ dân tộc. Đặc biệt Đảng, Nhà nƣớc nên chú trọng quan tâm, đầu tƣ phát triển kinh tế- văn hoá-xã hội vùng đồng bào các dân tộc ít ngƣời nhằm ngăn chặn sự gia tăng tôn giáo và lợi dụng tôn giáo đang diễn ra những năm gần đây.

Bên cạnh việc ban hành các chính sách phát triển kinh tế- văn hoá- xã hội cho vùng đồng bào có đạo, vùng đồng bào các dân tộc ít ngƣời, cần phải tổ chức tốt hơn việc thực hiện các chính sách đó. Ngay từ những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định , muốn đồng bào các tôn giáo đồng tâm nhất trí, tin tƣởng vào công cuộc xây dựng xã hội mới, trƣớc hết Đảng, Nhà nƣớc phải quan tâm tổ chức tốt đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào. Trong bài nói chuyện tại lớp bồi dƣỡng cán bộ về công tác mặt trận( tháng 8 năm 1962) Hồ Chí Minh đã nói: “ Nguyện vọng của đồng bào giáo dân là “Phần xác no ấm, phần hồn thong dong”. Muốn được như thế thì phải ra sức cải cách hợp tác xã, phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho xã viên. Đồng thời phải đảm bảo

tín ngưỡng tự do”(114, tr198). Trong bài nói chuyện tại Đại hội Đảng bộ tỉnh

Nam Định ngày 21-5-1963 Ngƣời lại khẳng định: “Các cấp uỷ phải thật quan tâm đến phần đời và phần đạo của đồng bào Công giáo…” Đồng bào công giáo càng hiểu rõ chính sách của Đảng thì càng gắn bó với hợp tác xã. Cho nên phải ra sức giúp đỡ, củng cố và phát triển tốt các hợp tác xã của đồng bào Công giáo nhằm làm cho hợp tác xã ngày càng vững chắc, xã viên thu nhập ngày càng

162

Vấn đề quan trọng nhất giúp cho việc nâng cao đời sống vật chất cho đồng bào có đạo trong giai đoạn hiện nay là Đảng, Nhà nƣớc cần phải tổ chức tốt lao động sản xuất và việc làm cho đồng bào theo quỹ đạo chung của đất nƣớc. Việc tổ chức tốt lao động sản xuất và việc làm cho đồng bào có đạo có nghĩa là Đảng, Nhà nƣớc phải giải quyết công ăn việc làm, đảm bảo nhu cầu cho những ngƣời trong độ tuổi lao động, đồng thời với việc giải quyết nhu cầu việc làm phải thƣờng xuyên tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phù hợp với từng nghành nghề, từng địa phƣơng để nâng cao năng suất lao động nhằm đem lại hiệu qủa kinh tế, nâng cao đời sống của đồng bào có đạo. Tổ chức tốt lao động sản xuất và giải quyết nhu cầu việc làm cho đồng bào có đạo sẽ đem lại những lợi ích thiết thực cho công cuộc xây dựng đất nƣớc.

Qua lao động sản xuất Đảng và Nhà nƣớc sẽ tập hợp đƣợc sức mạnh và khả năng sáng tạo trong đồng bào tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Đồng thời, tổ chức tốt lao động sản xuất và việc làm trong vùng đồng bào có đạo sẽ từng bƣớc nâng cao đƣợc đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, về trình độ phát triển giữa vùng đồng bào có đạo và vùng đồng bào không có đạo, tạo đƣợc niềm tin của quần chúng đối với Đảng và Nhà nƣớc, tạo động lực cho đồng bào có đạo phát huy và cống hiến khả năng sáng tạo của mình vào sự nghiệp chung của cả dân tộc. Mặt khác, qua lao động sản xuất theo đúng quỹ đạo công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhận thức của tín đồ ngày càng đƣợc nâng cao, mức sống của họ từng bƣớc đƣợc cải thiện. Lao động sẽ giúp làm hình thành nên những phẩm chất đạo đức mới, đó là tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, yêu lao động, yêu cuộc sống, tin ở khả năng của bản thân và dũng cảm sáng tạo trong hiện thực. Khi những phẩm chất đạo đức mới đƣợc hình thành, tạo đƣợc niềm tin trong đồng bào cũng có nghĩa là những niềm tin yếm thế sẽ từng bƣớc đƣợc đẩy

163

lùi, những tác động tiêu cực của tôn giáo trong đời sống của đồng bào sẽ dần đƣợc giảm thiểu.

Đồng thời với việc phát triển kinh tế, cần quan tâm, tạo điều kiện cho đồng bào có đạo tham gia tích cực vào sự nghiệp giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao dân trí, gắn đạo với đời, rút ngắn dần khoảng cách về trình độ học vấn giữa đồng bào có đạo và đồng bào không có đạo. Bên cạnh đó, cần chăm lo phát triển y tế, cùng các chính sách phúc lợi xã hội nhằm mục đích nâng cao đời sống mọi mặt của đồng bào, giúp họ nhận thức rõ những giá trị chân thiện, mỹ cũng nhƣ những hạn chế trong tôn giáo, từ đó họ ý thức đƣợc vị trí, vai trò trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp chung của toàn dân tộc.

Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào có đạo cần phải đi liền với đảm bảo công bằng xã hội và tiến bộ xã hội, giải quyết tốt các vấn đề xã hội nảy sinh nhằm tạo ra một môi trƣờng kinh tế, xã hội thuận lợi cho việc hình thành, giáo dục và phát triển những phẩm chất đạo đức mới.

3.2.6.Về phía các tôn giáo, cần tự nhận thức, điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với tôn chỉ hành đạo và luật pháp của Nhà nước.

Trong bất kỳ một quốc gia nào, hoạt động của các tôn giáo đều không thể vƣợt ra ngoài khuôn khổ luật pháp của Nhà nƣớc. Một tôn giáo chỉ có thể tồn tại và phát triển trong một quốc gia có sự ổn định về mọi mặt. Thực tiễn lịch sử của các tôn giáo ở Việt Nam cũng đã chứng minh rằng, các tôn giáo chỉ có thể có tự do khi đất nƣớc đƣợc độc lập, chỉ có thể phát triển và hƣng thịnh khi nó đi cùng dân tộc, đồng hành cùng dân tộc. Ngày nay cũng vậy, các tôn giáo muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện xã hội mới, muốn quảng bá đức tin cùng tính nhân văn, nhân đạo của mình, không có con đƣờng nào khác hơn là phải đồng hành cùng lợi ích dân tộc. Để các giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo đƣợc xã hội thừa nhận và ủng hộ cần phải có sự cố gắng nỗ lực của chính bản thân mỗi

164

chức sắc, tín đồ của các tổ chức, hội đoàn tôn giáo vì cùng một mục tiêu “tốt đời đẹp đạo”. Vì vậy, mỗi chức sắc, tín đồ tôn giáo cần làm tốt những điểm sau:

Một là, chức sắc, tín đồ các tôn giáo cần nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, tăng cường ý thức công dân, phát huy chủ nghĩ yêu nước, tăng cường đồng thuận xã hội, củng cố đoàn kết toàn dân vì mục

tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Mỗi chức sắc,

tín đồ tôn giáo cần nêu cao tinh thần dân tộc, nêu cao ý chí tự lực, tự cƣờng, đồng thời phải ý thức đầy đủ đƣợc quyền và nghĩa vụ của một tín đồ- một công dân đối với tổ quốc, tuân thủ theo luật pháp của Nhà nƣớc và hoạt động theo tôn chỉ hành đạo của tôn giáo mình. Các phƣơng châm hành đạo nhƣ “ Đạo pháp- dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để mƣu cầu hạnh phúc cho đồng bào” hay “Nƣớc vinh đạo sáng”.v.v…cần đƣợc tiếp tục duy trì và quán triệt thực hiện trong đông đảo chức sắc, tín đồ các tôn giáo.

Chức sắc tín đồ các tôn giáo cần tham gia tích cực vào các hoạt động chính trị xã hội ích nƣớc lợi dân, nêu cao cảnh giác, đấu tranh với những hành vi lợi dụng tôn giáo và đạo đức tôn giáo chống phá sự nghiệp cách mạng của dân tộc, có ý thức đoàn kết tôn giáo, đoàn kết giữa những ngƣời không cùng tín ngƣỡng, tôn giáo, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Hai là, chức sắc, tín đồ các tôn giáo cần chủ động phát huy những giá trị

nhân văn nhân đạo của tôn giáo mình trong việc xây dựng cuộc sống hiện thực.

Muốn vậy, trƣớc hết chức sắc và đồng bào các tôn giáo cần nâng cao trình độ mọi mặt để nhận diện đƣợc những tƣơng đồng của tôn giáo với những giá trị của nền đạo đức xã hội mới, từ đó có ý thức vận dụng, phát huy những giá trị đó trong thực tế cuộc sống.

Các chức sắc tôn giáo cần nêu cao phẩm hạnh tu hành, là tấm gƣơng tốt cho mọi tín đồ noi theo học tập. Những năm gần đây do tác động của nền kinh tế thị trƣờng, một số chức sắc tôn giáo đã đánh mất phẩm hạnh tu hành, xa rời

165

đƣờng hƣớng hành đạo để mƣu cầu lợi ích cá nhân. Những việc làm đó đã ảnh hƣởng không nhỏ đến nhận thức và hành vi của đông đảo tín đồ, làm giảm sút niềm tin của đồng bào vào phƣơng châm hành đạo, tạo điều kiện cho những biểu hiện tiêu cực trong tôn giáo phát triển. Do vậy, để lấy lại niềm tin cho quần chúng tín đồ, hạn chế những biểu hiện tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội, trƣớc hết bản thân mỗi chức sắc tôn giáo cần nghiêm khắc kiểm điểm bản thân mình, nêu cao phẩm chất đạo đức của ngƣời tu hành.

Bên cạnh đó, chức sắc các tôn giáo cần phải thƣờng xuyên phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức trong tôn giáo để hƣớng dẫn giáo dục tín đồ của mình, đồng thời có ý thức giáo dục tín đồ theo những tấm gƣơng ngƣời tốt, việc tốt trong tôn giáo, hƣớng dẫn tín đồ sống và làm việc theo pháp luật. Hƣớng hoạt động của quần chúng tín đồ theo đƣờng hƣớng hành đạo của tôn giáo vì lợi ích của dân tộc và của đạo. Thực tế trong lịch sử dân tộc Việt Nam cho thấy, tôn giáo và đạo đức tôn giáo có phát huy đƣợc vai trò tích cực hay không, có đồng hành với dân tộc, theo kịp xu hƣớng phát triển của xã hội hay không…. không chỉ phụ thuộc vào những giá trị trong giáo lý, giáo luật của tôn giáo, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào nhân cách, phẩm hạnh và mục đích hành đạo của những ngƣời đại diện cho tôn giáo ấy.

Đồng thời với việc nêu cao phẩm hạnh tu hành, phát huy những tấm gƣơng ngƣời tốt việc tốt để giáo dục tín đồ, những ngƣời đại diện cho các tôn giáo cũng cần hƣớng dẫn tín đồ chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động thực tiễn của Đảng, Nhà nƣớc để cống hiến sức lực và khả năng sáng tạo của mình, xây dựng cuộc sống hiện thực, đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc và gần gũi, hoà nhập hơn với cộng đồng ngoại đạo.

Ba là, tín đồ các tôn giáo cần luôn có ý thức vươn lên xây dựng cuộc sống (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của mình không trông chờ ỷ lại vào bất kỳ một thế lực nào khác để nâng cao đời

166

của xã hội. Tham gia tích cực vào các phong trào văn hoá, xã hội, các hoạt động nhân đạo, từ thiện để mở rộng giao lƣu văn hoá, nâng cao trình độ nhận thức và học hỏi kinh nghiệm tổ chức đời sống.

Bốn là, chức sắc các tôn giáo cần có sự phối kết hợp chặt chẽ với các tổ

chức đoàn thể chính trị xã hội, đƣa giáo dục đạo đức xã hội và pháp luật của Nhà

nƣớc vào cùng giáo dục đạo đức tôn giáo cho đông đảo quần chúng tín đồ. Đặc biệt, trong các chƣơng trình giảng dạy của các cơ sở đào tạo của tôn giáo cần bổ sung thêm phần giảng dạy môn lịch sử, môn giáo dục công dân và phần giảng dạy về văn hoá truyền thống của dân tộc, để học sinh trong các cơ sở đào tạo đó không những có tri thức về phần đạo mà còn am hiểu những vấn đề mà bất kỳ một công dân Việt Nam nào cũng cần phải biết, từ đó bồi đắp củng cố tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, con ngƣời. Góp phần làm cho tôn giáo gắn bó với dân tộc nhiều hơn.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên, trong đó Đảng, Nhà nƣớc luôn phải giữ vai trò chủ đạo, hƣớng dẫn cho hoạt động tôn giáo đi vào quỹ đạo chung theo mục đích của cuộc cách mạng của dân tộc trong thời kỳ mới. Làm đƣợc nhƣ vậy sẽ làm tăng thêm những ảnh hƣởng tích cực của tôn giáo trong đời sống xã hội nói chung, và trong đạo đức nói riêng, hạn chế đƣợc những tác động tiêu cực của tôn giáo và đạo đức tôn giáo đối với con ngƣời và nền đạo đức xã hội, góp phần xây dựng nền văn hoá, đạo đức trong thời kỳ mới.

Kết luận chương 3: Cùng với xu thế chung của toàn nhân loại, Việt Nam đang bƣớc vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Công cuộc đổi mới đƣợc tiến hành đồng bộ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ở Việt Nam đã làm thay đổi toàn diện đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Cùng với sự biến đổi của đời sống xã hội, các tôn giáo ở Việt Nam cũng đang có sự điều chỉnh để thích ứng với điều kiện mới của dân tộc và thời đại. Trong xu thế mới, các tôn giáo sẽ ngày càng gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, đồng thời với xu thế

167

này, tôn giáo và đạo đức tôn giáo cũng có nhiều đóng góp cho nền đạo đức xã hội, góp phần đƣa đồng bào các tôn giáo xích lại gần hơn với cộng đồng dân tộc.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong xu thế mới tôn giáo và đạo đức tôn giáo cũng đƣa lại nhiều tác động tiêu cực cho xã hội nói chung, cho quá trình xây dựng nền đạo đức mới XHCN ở Việt Nam nói riêng. Mặt trái của cơ chế thị trƣờng tác động vào trong các tôn giáo làm biến dạng các giá trị tôn giáo. Nhiều hủ tục lạc hậu cùng những tôn giáo phản giá trị, phi văn hoá đang ngày càng có xu hƣớng gia tăng, tác động xấu đến đời sống tinh thần, đạo đức của dân tộc. Bên cạnh đó các thế lực thù địch không ngừng thực hiện âm mƣu lật đổ chế độ XHCN ở Việt Nam, làm phức tạp thêm tình hình an ninh và trật tự đạo đức xã hội. Trong khi đó nền đạo đức xã hội trong điều kiện kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta hiện nay đang có sự suy thoái nghiêm trọng. Những suy thoái đó không thể dễ dàng đƣợc khắc phục trong ngày một, ngày hai mà là một quá trình lâu dài cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Với xu hƣớng tác động của tôn giáo và đạo đức tôn giáo nói trên sẽ làm cho đạo đức xã hội ngày càng vận động theo chiều hƣớng phức tạp, không có lợi cho quá trình xây dựng và hoàn thiện nền đạo đức XHCN. Để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của tôn giáo và đạo đức tôn giáo trong quá trình xây dựng nền đạo đức mới XHCN cần có sự cố gắng nỗ lực từ phía Đảng, Nhà nƣớc và từ chính các tôn giáo, trong đó Đảng và Nhà

Một phần của tài liệu anh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 162)