Đạo đức tôn giáo góp phần củng cố, duy trì, phát huy giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc

Một phần của tài liệu anh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 96)

đức truyền thống của dân tộc

Lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc Việt Nam luôn là lịch sử đấu tranh chống lại các thế lực xâm lƣợc ngoại bang. Điều kiện và hoàn cảnh đất nƣớc đã tạo nên những thế hệ ngƣời Việt Nam giàu lòng nhân ái, vị tha, khoan dung, độ lƣợng. Các tôn giáo khi mới vào Việt Nam cũng chuyển tải những ý tƣởng này, do vậy nó có sự gặp gỡ với các giá trị văn hoá của dân tộc và nhanh chóng hoà đồng với dân tộc. Một mặt các giá trị văn hoá dân tộc đã làm biến dạng các giá trị tôn giáo, cải biến các giá trị tôn giáo. Mặt khác các giá trị tôn giáo góp phần làm giàu, làm thay đổi và làm phong phú thêm các giá trị văn hoá dân tộc.

Tồn tại trong lòng dân tộc, các tôn giáo đã có ảnh hƣởng đáng kể tới mọi mặt của đời sống xã hội Việt Nam trong lịch sử, đặc biệt là trong lĩnh vực đạo đức.Tuy nhiên, để thích ứng với xã hội thế tục, tôn giáo lại phải hấp thu từ xã hội

95

thế tục những giá trị văn hoá, đạo đức để làm hình thành quy phạm, giới luật của mình. Hay nói cách khác, các tôn giáo ở Việt Nam chỉ có thể bền vững và có ý nghĩa khi đã biết gắn mình với dân tộc, hoà mình với dân tộc. Phật giáo khi truyền vào Việt Nam không phải là một học thuyết về chính trị, cũng không phải là một học thuyết về đạo đức, trong Phật giáo không có chủ nghĩa yêu nƣớc. Nhƣng muốn tồn tại ở mảnh đất Vịêt Nam vốn là nơi có truyền thống yêu nƣớc, chống ngoại xâm oanh liệt, Phật giáo không thể không thấm đƣợm tinh thần yêu nƣớc. Hay có thể thấy, từ các tôn giáo ngoại nhập nhƣ Phật giáo, Công giáo, đến các tôn giáo nội sinh nhƣ Cao Đài và Phật giáo Hoà Hảo, muốn tồn tại và đứng vững trong lòng dân tộc, đóng góp giá trị của mình cho nền văn hoá của dân tộc, thì sớm hay muộn đều phải đƣa vào trong mình tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên - đƣợc thể hiện nhƣ một đạo lý truyền thống của dân tộc Việt Nam qua nhiều thế hệ.

Như vậy, có thể thấy, để tồn tại và đứng vững trong lòng dân tộc, các tôn giáo đã phải kế thừa, hấp thụ những giá trị văn hoá, đạo đức của xã hội thế tục làm cho bản thân chúng phù hợp hơn với tinh thần dân tộc. Hay nói cách khác, chính người Việt đã thổi hồn dân tộc vào trong các tôn giáo. Đến lượt mình, các tôn giáo lại góp phần củng cố, duy trì, phát huy giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Mỗi quốc gia dân tộc, mỗi cộng đồng xã hội, trong quá trình tồn tại và phát triển tất yếu phải hình thành truyền thống của mình. Truyền thống là những giá trị tinh thần của con ngƣời đƣợc hình thành trong hoạt động, trong quan hệ ứng xử, đƣợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đƣợc mọi ngƣời nhận thức, thừa nhận, tự giác thực hiện, và tự điều chỉnh nhờ dƣ luận của cộng đồng, xã hội. Dân tộc ta có rất nhiều giá trị đạo đức truyền thống thể hiện đầy đủ quan hệ của con ngƣời với con ngƣời, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nhờ phát huy truyền thống đó mà thế hệ này nối tiếp thế hệ khác đã vƣợt qua muôn

96

vàn khó khăn vẫn giữ đƣợc bản sắc dân tộc, xây dựng đất nƣớc nhƣ ngày nay. Trong quá trình đó, không thể phủ nhận có những đóng góp nhất định của các tôn giáo. Ngày nay tôn giáo vẫn đóng vai trò là cái vỏ bọc thiêng liêng cho các giá trị văn hoá, đạo đức truyền thống của dân tộc, nó vẫn góp phần củng cố phát huy các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam nhƣ các giá trị đạo đức truyền thống trong gia đình, đạo lý uống nƣớc nhớ nguồn, truyền thống nhân nghĩa, truyền thống yêu nƣớc.v.v…

Cùng với tiến trình lịch sử phát triển của dân tộc, gia đình Việt Nam cũng đã có những thay đổi lớn về đời sống, cơ cấu, chức năng. Nhiều yếu tố xã hội tác động đến sự biến đổi của gia đình đòi hỏi phải có một cách nhìn nhận, đánh giá mới về các mối quan hệ, vị trí và vai trò của các thành viên trong gia đình. Song những giá trị đạo đức truyền thống trong quan hệ giữa cha mẹ- con cái, vợ - chồng, anh- em vẫn là những giá trị đạo đức cần phải đƣợc củng cố, duy trì, giáo dục và phát huy trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay. Bởi vì, không có một thiết chế xã hội nào có thể thay thế đƣợc chức năng sinh đẻ, nuôi dƣỡng, giáo dục con ngƣời trong gia đình trên cơ sở huyết thống, máu mủ ruột rà và tình thƣơng yêu.

Có thể nói, những quan niệm đạo đức trong gia đình nói trên của các tôn giáo rất gần gũi với truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam. Trong truyền thống lịch sử dân tộc Việt Nam, những ngƣời làm cha, làm mẹ luôn phải thực hiện nghĩa vụ nuôi dạy con cái, nghĩa vụ này không dừng ở thiên chức làm cha, làm mẹ thông thƣờng mà thấm nhuần trách nhiệm thiêng liêng trong việc giáo dục thế hệ tƣơng lai của đất nƣớc. Những ngƣời con trong truyền thống gia đình Việt Nam cũng luôn phải thể hiện lòng kính yêu cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Việc chăm sóc, nuôi dƣỡng ông bà, cha mẹ đi liền với sự tôn kính vừa là trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ đạo đức đã có từ trong truyền thống ngàn đời của dân tộc, và

97

hiện nay vẫn đƣợc coi là một trong những nguyên tắc đạo đức đƣợc đặt lên hàng đầu.

Quan niệm về hôn nhân của các tôn giáo nói trên cũng có những điểm tích cực, phù hợp với quan niệm đạo đức của dân tộc. Chẳng hạn, quan niệm hôn nhân một vợ một chồng trong đạo Kitô là phù hợp với luật hôn nhân và gia đình của Nhà nƣớc ta hiện nay. Hay quan hệ vợ chồng yêu thƣơng, chung thuỷ mà các tôn giáo quy định cũng chính là nguyên tắc đạo đức truyền thống trong gia đình Việt Nam.

Với những quy định cụ thể trong các mối quan hệ giữa cha mẹ, con cái, chồng vợ, anh em, đạo đức tôn giáo không chỉ góp phần hoàn thiện đạo đức cá nhân, ổn định đạo đức xã hội ở những mức độ nhất định, mà còn góp phần củng

cố, duy trì và phát huy truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam.

Việc tôn kính, tƣởng nhớ tổ tiên, dòng tộc, biết ơn những ngƣời có công- một đạo lý văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam, hiện nay cũng đƣợc các tôn giáo giáo dục, duy trì và phát huy. Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo khi vào Việt Nam đã hoà nhập với tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của ngƣời dân Việt và nâng nó lên thành một đạo lý, đạo lý này "tuy không thành văn mà bền chắc, cùng với gia đình nhƣ là sợi dây thiêng liêng nối cá nhân, gia đình với cộng đồng, nòi giống" (40). Một trong Tứ Ân mà Phật giáo vẫn chú trọng giáo dục cho tín đồ của mình hiện nay là ân tổ tiên, cha mẹ.

Đạo lý biết ơn tổ tiên, dòng tộc và những ngƣời có công với đất nƣớc cũng đƣợc hai tôn giáo nội sinh là Cao Đài và Phật giáo Hoà Hảo thể hiện một phần trong giáo lý của mình.

Thế kỷ XV- XVI, đạo Công giáo đến Việt Nam. Lẽ ra tôn giáo này cũng đã có thể hoà nhập với dân tộc, đƣợc ngƣời Việt tiếp nhận nhƣ Nho, Phật, Đạo nếu nhƣ những ngƣời đại diện cho nó (các sứ giả Công giáo) không bài xích, lên án việc thờ cúng tổ tiên của tín đồ bản xứ. Giáo hội Công giáo đã buộc tín đồ của

98

mình phải từ bỏ tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên vì cho đó là một hành vi mê tín. Có thể nói, việc phải từ bỏ tín ngƣờng thờ cúng tổ tiên đã gây nên một sự tổn thất lớn trong đời sống tâm linh của mỗi tín đồ Công giáo ở Việt Nam. Trong sâu thẳm tâm linh họ không khỏi day dứt về việc "ông bà, cha mẹ, tổ tiên không thờ lại đi thờ kẻ ngoại lai". Linh mục Thiện Cẩm đã từng trăn trở:

Những giáo hội địa phƣơng đã bị lôi ra khỏi lòng mẹ quê hƣơng đã sinh ra mình để đi theo ngƣời mẹ xa lạ và nhiều nơi còn chống đối lại ngƣời mẹ thứ nhất, trong khi đáng lý ra, ngƣời mẹ mới đó tức giáo hội, hoàn toàn có thể nhập thế để mang cùng một khuôn mặt, có cùng một tiếng nói và tình yêu thƣơng với ngƣời khác, nhƣ ngƣời mẹ thứ nhất [10, tr56].

Chỉ đến cộng đồng Vaticăng II, đặc biệt là đến khi có thông báo của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam ngày 15/6/1965 và thông báo bổ sung ngày 17/11/1975, tín đồ Công giáo ở Việt Nam mới đƣợc phép lập bàn thờ tổ tiên dƣới bàn thờ Chúa, đƣợc cúng giỗ theo phong tục, đƣợc đốt hƣơng nến, vái lạy trƣớc bàn thờ gia tiên, đƣợc phép vái lạy trƣớc thi hài ngƣời quá cố …

Mặc dù gặp phải sự ngăn trở từ phía giáo hội, song trong sâu thẳm tâm hồn mỗi ngƣời dân Công giáo vẫn luôn hƣớng về tổ tiên nguồn cội. Khi đoàn Linh mục Công giáo đến thăm Đền Hùng ngày 16/11/1984, Linh mục Phan Khắc Từ đã thắp hƣơng trƣớc mộ tổ và nói rằng: "Trước khi là người Công giáo, tôi là

người Việt Nam. Đã là người Việt Nam thì phải có tổ tiên gia đình" [ 102, tr23]

Cho đến nay, có thể nói, đã là ngƣời Việt Nam, bất kể theo tôn giáo nào đều có trong tâm mình một phần linh thiêng tƣởng nhớ ông bà, cha mẹ, tổ tiên. Trong gia đình của ngƣời không theo tôn giáo cũng nhƣ trong gia đình tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam đều có bàn thờ tổ tiên. Hàng năm đến ngày lễ, tết các gia đình đều tổ chức cúng giỗ, tƣởng nhớ ông bà, cha mẹ, tổ tiên, dòng tộc - thể hiện truyền thống uống nƣớc nhớ nguồn của ngƣời Việt Nam.

99

Theo kết quả khảo sát năm 2000 - 2001 của Trung tâm Khoa học về Tín ngƣỡng và Tôn giáo – Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho thấy: 99,2% tín đồ Phật giáo có lập bàn thờ tổ tiên và tổ chức cúng giỗ hàng năm; 0,8% trả lời không tham gia. Trong bộ phận tín đồ Công giáo, có lẽ phần nào còn chịu ảnh hƣởng bởi các quy định cũ của giáo hội nên tỷ lệ ngƣời tham gia thờ cúng tổ tiên ít hơn so với Phật giáo (89,4% tín đồ Công giáo đƣợc hỏi trả lời có tham gia thờ cúng tổ tiên và 10,6% trả lời không thờ). Với tín đồ Phật giáo Hoà Hảo, có 99,3% số ngƣời đƣợc hỏi khẳng định có tham gia thờ cúng tổ tiên.

Việc tôn kính, tƣởng nhớ tổ tiên là một đạo lý hƣớng về cội nguồn, về những ngƣời có công sinh thành, tạo dựng cuộc sống, đồng thời cũng là đạo lý hƣớng về cội nguồn chung của dân tộc, về những anh hùng đã có công dựng nƣớc và giữ nƣớc.

Những năm gần đây, các tôn giáo ở Việt Nam đều hƣớng tín đồ của mình tham gia một cách tích cực vào các phong trào uống nƣớc nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc gia đình thƣơng binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng. Thông qua các phong trào này, tín đồ các tôn giáo có dịp ôn lại truyền thống ơn nhớ những ngƣời có công với gia đình, tổ quốc, tạo nên một khí thế phấn khởi, hăng hái trong lao động sản xuất.

Đặc biệt hơn nữa, nhiều ngôi chùa Phật giáo ngày nay đã là nơi để quần chúng nhân dân thờ các anh hùng dân tộc và khắc bia tƣởng nhớ các anh hùng liệt sĩ- những ngƣời đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của tổ quốc. Thực tế đó chứng tỏ rằng, các tôn giáo ngày nay vẫn đóng vai trò là cái vỏ bọc dung chứa, bảo tồn các giá trị văn hoá, đạo đức truyền thống của dân tộc, đồng thời thông qua các sinh hoạt tôn giáo, những giá trị văn hoá, đạo đức truyền thống của dân tộc đã được khơi dậy và phát huy trong cuộc sống xã hội hiện nay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đạo đức tôn giáo không chỉ góp phần củng cố, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong gia đình, đạo lý uống nƣớc nhớ nguồn, mà còn góp phần

100

củng cố, phát huy truyền thống bao dung nhân nghĩa của dân tộc Việt nam. Truyền thống nhân nghĩa là một đạo lý rất cao thƣợng của dân tộc ta, nó thể hiện đạo đức của các thế hệ ngƣời Việt từ ngàn xƣa cho đến ngày nay và ngày càng đƣợc duy trì, phát triển. Nhân nghĩa thể hiện trƣớc hết ở lòng nhân ái, sự thƣơng yêu giúp đỡ lẫn nhau trong lao động sản xuất, trong lúc khó khăn, hoạn nạn. Đây là tình cảm của con ngƣời Việt Nam trong tình làng, nghĩa xóm, nó trở thành hành vi đạo đức ứng xử hàng ngày của ngƣời Việt Nam qua các thế hệ với phƣơng châm “lá lành đùm lá rách”, “thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân”….Vì vậy, tình thƣơng, lòng vị tha, bác ái mà các tôn giáo kêu gọi tín đồ của mình thực hiện cũng chính là những hạt nhân trong giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc. Những giá trị đó đã đƣợc lƣu giữ, trao truyền qua nhiều thế hệ, đƣợc các tôn giáo thể hiện một phần trong quan niệm đạo đức của mình. Trên ý nghĩa đó, những việc làm thể hiện tình yêu thƣơng con ngƣời của các tôn giáo nói trên, không những đã đem lại lợi ích thiết thực cho xã hội, mà còn góp phần giáo dục, phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của dân tộc.

Có thể nói, những giá trị văn hoá nhƣ hiếu thuận với ông bà, cha mẹ; tôn kính tổ tiên dòng họ; kính trọng thầy cô giáo, anh em, bè bạn hoà thuận; tình thƣơng yêu đồng bào…là những giá trị truyền thống tốt đẹp của ngƣời Việt Nam. Những giá trị văn hoá truyền thống đó đã đƣợc các tôn giáo vận dụng, kế thừa và phát huy. Trên ý nghĩa đó, ngày nay tôn giáo và đạo đức tôn giáo đang góp phần vào việc củng cố, duy trì, phát huy giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.

Không chỉ là tình yêu thƣơng giữa con ngƣời với con ngƣời, các tôn giáo ở Việt Nam còn luôn luôn hƣớng tình cảm của tín đồ đến với quê hƣơng đất nƣớc. Chúa Kitô đã dạy rằng, đạo đức là bác ái, mọi thứ trên đời đều đến từ Chúa Trời. Nhƣ vậy, Tổ quốc ta, non sông ta, dân tộc ta cũng từ Chúa Trời mà ra, do vậy, bổn phận của mỗi ngƣời dân Chúa là phải giữ gìn, tôn tạo để làm

101

sáng danh Thiên Chúa. Phật giáo cũng dạy rằng, làm ngƣời phải biết tri ân, đó là ân cha mẹ, tổ tiên, ân thầy, ân Tam bảo, ân Tổ quốc. Vì vậy, tri ân với Tổ quốc là bổn phận của một tín đồ Phật giáo chân chính.

Chúng ta đã từng chứng kiến trong lịch sử, khi tình cảm tôn giáo biến thành tình cảm dân tộc, thành tâm lý và tập quán chung của cộng đồng đã nó góp phần tạo ra nội lực đoàn kết dân tộc, chống lại các yếu tố ngoại lai. Hay sự hoà quyện của khát vọng bình đẳng, bác ái của tôn giáo với truyền thống yêu nƣớc đã từng là một động lực để dân tộc ta đánh thắng những kẻ thù hùng mạnh nhất, bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Ngày nay, những khát vọng đó đang hoà nhập với mục đích xây dựng một xã hội tiến bộ, văn minh – xã hội XHCN. Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ ngày thành lập (1981) đến nay vẫn kiên trì đƣờng hƣớng hành đạo tiến bộ “Đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Giáo hội Công giáo Việt Nam từ Thƣ Chung 1980 đến nay vẫn duy trì đƣờng hƣớng hành đạo tích cực “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để mƣu cầu hạnh phúc cho đồng bào”. Các Hội thánh Tin lành, Cao Đài và Ban đại diện Phật giáo Hoà Hảo cũng đều xây dựng

Một phần của tài liệu anh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 96)