hợp với nhân cách con người mới
Nhân cách, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, là toàn bộ những năng lực và phẩm chất xã hội- sinh lý- tâm lý tạo thành một chỉnh thể đóng vai trò chủ thể tự ý thức, tự đánh giá, tự khẳng định, tự điều chỉnh mọi hoạt động của mình.
Xã hội tiến bộ nào cũng cần phải tạo ra những con ngƣời có nhân cách trong sáng, và nhân cách đó phải đƣợc xem là kết quả của sự tác động đa chiều của cuộc sống. Trong xã hội Việt Nam, đạo đức tôn giáo một mặt đã góp phần hoàn thiện đạo đức cá nhân, hƣớng con ngƣời đến lẽ sống thiện, nhƣng mặt khác những quy phạm và chuẩn mực đạo đức tôn giáo hƣớng con ngƣời đến mục đích siêu nhiên cũng đã và đang tạo nên những nhân cách không phù hợp với nhân cách con ngƣời mới.
Có thể nói, mọi tôn giáo đều đƣa ra một hệ thống các quy phạm, chuẩn mực đạo đức với mục đích hoàn thiện nhân cách của con ngƣời, phục vụ cho đấng siêu nhiên. Trong mẫu hình nhân cách của các tôn giáo tuy có những yếu tố tích cực, song suy cho cùng đó không phải là mẫu hình nhân cách của con ngƣời thời đại.
Trƣớc hết, tôn giáo và đạo đức tôn giáo tạo cho con ngƣời tâm lý phụ thuộc, sợ hãi, sùng kính thế lực siêu nhiên, nặng về tin tƣởng vào quyền năng và phép màu nhiệm của các thế lực đó, xem nhẹ năng lực hoạt động thực tiễn của con ngƣời. Đây là một trong những hạn chế trong quá trình xây dựng con ngƣời mới và nền văn hoá, đạo đức mới XHCN ở Việt Nam hiện nay.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin đã chỉ ra rằng, tôn giáo là một hiện tƣợng đặc thù, mà ở đó với tƣ cách là một hình thái ý thức xã hội, tôn giáo đã phản ánh hiện thực một cách hƣ ảo, hoang đƣờng bằng những biểu tƣợng có tính trừu tƣợng nhằm hƣớng đến xây dựng một hình ảnh hoàn thiện, toàn mỹ về cái
107
siêu nhiên. Ph.Ănghen đã chỉ rõ rằng: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo- vào trong đầu óc của con người- của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những
lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế” [117,tr
12-13]. Nhƣ vậy, những lực lƣợng siêu nhiên chỉ là những khách thể hƣ ảo do con ngƣời tạo nên. Nhƣng những lực lƣợng siêu nhiên này lại luôn là lực lƣợng có thật đối với các tín đồ. Các nhà thần học dù ở mọi thời đại đều ra sức chứng minh rằng: “Thƣợng đế”, “cái siêu nhiên” là tồn tại thật và giữ vai trò quyết định trong việc sáng tạo ra con ngƣời và xã hội. Họ cho rằng, trật tự xã hội và đạo đức xã hội là do Thƣợng đế, Thần thánh quy định. Con ngƣời có đạo đức trƣớc hết là con ngƣời biết vâng phục mệnh lệnh của các đấng siêu nhiên. Thông qua các tổ chức tôn giáo những quan niệm tôn giáo và những tƣ tƣởng thần học nói trên tác động đến từng tín đồ tôn giáo góp phần điều chỉnh hành vi của họ.
Qua số liệu khảo sát thực tế của Viện nghiên cứu Tôn giáo cho thấy, niềm tin vào đấng siêu nhiên trong tín đồ tôn giáo ở Việt Nam hiện nay vẫn rất sâu sắc (xem phụ lục 6 và 7)
Các tín đồ tôn giáo không chỉ tin vào sự tồn tại và sức mạnh của các lực lƣợng siêu nhiên mà họ còn tin vào một thế giới khác, ở đó con ngƣời đƣợc sống tiếp cuộc sống của mình sau khi đã kết thúc cuộc sống trên trần thế. Thế giới đó là “Thiên đƣờng”, “Địa ngục” của Kitô giáo và Hồi giáo, là “Niết bàn” của Phật giáo.
“Thiên đƣờng” là nơi mà mỗi một cành cây đều phủ đầy hoa thơm, quả ngọt, nơi có những thảm cỏ mƣợt mà mãi mãi xanh tƣơi, những dòng sông xanh tuyệt vời. Ở đó con ngƣời luôn luôn đƣợc sống trong nắng ấm yên bình, không ghen tuông, sợ hãi, không biết đến đau khổ và bệnh tật, già nua và chết chóc, mọi vật ở đây đều không có tuổi. Nhƣ vậy, “Thiên đƣờng” là một thế giới cực lạc, ở đó mọi nhu cầu, mọi ƣớc mơ, nguyện vọng của con ngƣời đều đƣợc thoả
108
mãn, là nơi con ngƣời thoát khỏi mọi lo lắng, sợ hãi, khổ đau, đƣợc trƣờng tồn vĩnh cửu.
“Niết bàn”, theo quan niệm nhà Phật, là nơi chấm dứt vòng luân hồi. Ở đó nhƣ Kinh Đại Niết Bàn đã viết “không có mặt trời mặt trăng, tinh tú, lạnh nóng, gió mưa, sanh, già, bệnh chết, hai mươi lăm cõi…Niết bàn như vậy là chỗ Như
lai ở thường không biến đổi” [59, tr122]. Ở nơi đây con ngƣời đạt tới sự bình
yên tối thƣợng, ý thức vị kỷ hay sự chấp ngã chấm dứt. Nhƣ vậy, đạt tới “Niết bàn” là con ngƣời đƣợc an lạc, tự tại, hạnh phúc, thanh tịnh, bất nhiễm và giải thoát.
Trái lại với “Thiên đƣờng” và “Niết bàn” là chốn “Địa ngục”. Các tín đồ đạo Kitô xem “Địa ngục” là nơi ở sau khi chết của những ngƣời khi sống không tin và không nghe lời Chúa, phạm nhiều tội ác. Đạo Hồi cho đây là nơi ghê rợn, lửa cháy đùng đùng, khói cuộn ngun ngút. Những ngƣời bị đày xuống đây phải chịu đủ mọi thứ cực hình, mình lằn roi vọt và nặng gông xiềng. Đạo Phật cho đây là cõi khổ để đày đọa những chúng sinh khi sống đã phạm nhiều tội ác. Nhƣng Phật giáo quan niệm cuộc sống ở “Địa ngục” không phải là vĩnh viễn. Theo luật nhân quả, luân hồi, những ai đã trả hết nợ do tội ác của mình gây ra sẽ đƣợc tái sinh ở cõi sống khác tốt hơn, trong đó có cõi ngƣời. Phật đƣa ra nhiều loại “Địa ngục”, tuỳ theo mức độ phạm tội mà con ngƣời bị đày xuống loại “Địa ngục” tƣơng ứng theo luật nhân quả.
Nhƣ vậy, đối với tín đồ các tôn giáo độc thần nhƣ Kitô giáo, Hồi giáo thì niềm tin vào “Thiên đƣờng” và khao khát đƣợc lên “Thiên đƣờng” là hành trang mang theo trong suốt cuộc đời của họ, nó thúc giục, chi phối hành vi của họ. “Thiên đƣờng” là mục đích duy nhất, cuối cùng, là cứu cánh cho mỗi tín đồ. Cũng tƣơng tự nhƣ vậy, tín đồ Phật giáo luôn khao khát và tìm kiếm con đƣờng để đạt tới cõi “Niết bàn” thanh tịnh, siêu thực. Niềm tin đó thúc đẩy họ thực hiện
109
một cách tự giác các chuẩn mực, quy phạm đạo đức tôn giáo. Qua khảo sát thực tế cho thấy, niềm tin này trong đồng bào tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam hiện nay cũng chiếm tỷ lệ rất cao (86,6% tín đồ Công giáo và 90,3% tín đồ Tin lành đƣợc hỏi tin có “Thiên đƣờng” và “Địa ngục” Trung tâm Khoa học về Tín ngưỡng và
Tôn giáo – Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2000- 2001).
Một mặt, niềm tin vào cuộc sống ở thế giới khác ngoài thế giới hiện thực sẽ giúp cho việc ngăn ngừa những ý nghĩ và hành vi xấu, làm cho mỗi ngƣời tự giác tu dƣỡng, hoàn thiện đạo đức cá nhân. Nhƣng mặt khác, cũng chính vì niềm tin vào đấng siêu nhiên, tin vào quyền năng răn đe thƣởng phạt của đấng siêu nhiên ở một thế giới khác đã làm cho con ngƣời sợ hãi trƣớc các lực lƣợng siêu nhiên do chính mình tạo nên. Do tâm lý sợ hãi, sùng kính, phụ thuộc vào đấng siêu nhiên đã thúc đẩy tín đồ thực hiện một cách thƣờng xuyên các nghi lễ tôn giáo. Các tín đồ tôn giáo xem việc thực hiện các điều răn và các lễ nghi tôn giáo là một việc làm rất thiêng, một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của mỗi ngƣời. Do vậy, họ dành rất nhiều thời gian cho việc sinh hoạt tôn giáo. Đặc biệt, với tín đồ đạo Công giáo và đạo Tin lành ngoài việc đọc kinh cầu nguyện hàng ngày ở gia đình, họ còn phải đến nhà thờ đọc kinh và học giáo lý hàng ngày, hàng tuần theo quy định của giáo hội, phải nghỉ việc xác vào ngày cuối tuần…Họ quan niệm rằng càng thực hiện tốt nghĩa vụ của con chiên đối với Thiên Chúa thì càng đƣợc Chúa ban phƣớc lành và có nhiều cơ hội trở về với Chúa nơi “Thiên đƣờng” sống cuộc sống nhàn hạ, sung túc sau này. Do vậy, số lƣợng tín đồ thƣờng xuyên thực hành các nghi lễ tôn giáo chiếm một tỷ lệ khá cao.
Nếu những năm gần đây ngƣời ta nói nhiều đến xu thế nhạt đạo ở Châu Âu thì kết quả khảo sát ở Việt Nam lại cho một con số ngƣợc lại. Ở Châu Âu số lƣợng ngƣời có niềm tin tôn giáo nhƣng không thực hành việc đi lễ chiếm tỉ lệ cao. Ở Việt Nam thì số ngƣời tin và thực hành việc đi lễ chiếm tỷ lệ rất cao (86-
110
96% tín đồ Kitô giáo đƣợc hỏi thƣờng xuyên đi lễ, 6-17% thỉnh thoảng đi lễ. Trong đó 85,3% đi vì sùng kính Chúa, 95,3% vì đức tin (Nguồn: Viện Nghiên
cứu Tôn giáo 1995-1998); 79,3% tín đồ Phật giáo đƣợc hỏi thƣờng xuyên đi lễ;
20,7% thỉnh thoảng đi lễ. Trong đó, 96% muốn đƣợc thành Phật, Bồ Tát, La Hán. (Nguồn: Trung tâm Khoa học về Tín ngưỡng và Tôn giáo-Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 2000-2001))
Điều đó chứng tỏ rằng, tín đồ tôn giáo ở Việt Nam hiện nay vẫn rất đậm đạo, họ tin và thực hành các hành vi tôn giáo với tần xuất rất cao. Điều đó
chứng tỏ sự sùng kính, sự phụ thuộc của các tín đồ vào một thế lực siêu nhiên.
Trong khi xã hội Việt Nam của chúng ta hiện nay đang cần phải có những con ngƣời lạc quan, năng động, dũng cảm, tự tin vào khả năng sáng tạo hiện thực cuộc sống của mình. Hay nói cách khác, chúng ta cần có những con ngƣời có thế giới quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ để có thể nhận rõ vị trí và vai trò của mình trong thế giới, để vƣơn lên ngự trị và làm chủ tự nhiên, làm chủ cuộc sống của mình. Đảng ta trong công cuộc đổi mới đã chỉ ra rằng, mục tiêu mà chúng ta hƣớng tới là phát triển con ngƣời toàn diện cả về thể chất và tinh thần. Với niềm tin vào lực lƣợng siêu nhiên, tin vào thế giới khác ngoài thế giới hiện thực, các tôn giáo đã tạo cho con ngƣời thế giới quan và nhân sinh quan sai lệch, làm méo mó cách nghĩ, cách sống, làm thui chột trí tuệ, hạn chế tính tích cực của con ngƣời. C.Mác đã chỉ ra rằng con ngƣời cống hiến cho thần thánh càng nhiều thì cái mà con ngƣời còn lại càng ít.
Nhƣ vậy, có thể thấy, với mức độ niềm tin rất đậm nhƣ đã nói ở trên, tôn giáo đã và đang tạo ra những tác động tiêu cực lớn cho quá trình xây dựng con ngƣời mới và nền đạo đức mới XHCN ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc tham dự thƣờng xuyên vào các nghi lễ tôn giáo làm mất rất nhiều thời gian, sức khoẻ, tiền bạc và ảnh hƣởng nhiều đến công việc lao động sản xuất của tín đồ. Hơn thế nữa, việc tham dự thƣờng xuyên vào các nghi
111
lễ tôn giáo làm cho tín đồ trở nên mê muội, họ tin tƣởng tuyệt đối vào đối tƣợng đƣợc thờ phụng, tin rằng mọi suy nghĩ và hành vi của họ đều có sự chứng giám của đấng siêu nhiên và bản thân họ luôn đƣợc đấng siêu nhiên che trở. Đôi khi niềm tin mê muội, mù quáng khiến họ phản ứng lại những cá nhân không cùng tín ngƣỡng bằng các biểu hiện cực đoan nhƣ cuồng tín, hoặc sống co cụm, biệt lập. Lối sống đó ngày nay vẫn còn tồn tại ở nhiều vùng đồng bào có đạo, gây trở ngại cho quá trình giao lƣu văn hoá và làm cản trở ít nhiều sự phát triển đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của đồng bào có đạo.
Đạo đức tôn giáo, về cơ bản, thƣờng làm tăng tính thụ động của con ngƣời trong cuộc sống. Nó hƣớng con ngƣời tới khát vọng hạnh phúc, song hạnh phúc mà đạo đức tôn giáo hƣớng tới là hạnh phúc ở thế giới bên kia, nơi “Thiên đƣờng”, “Niết bàn”. Còn cuộc sống ở trần gian, theo quan niệm của các tôn giáo, chỉ là tạm thời, hạnh phúc nơi trần gian chỉ là ảo giả, do vậy, hầu hết các tôn giáo đều khuyên con ngƣời tự bằng lòng chấp nhận điều kiện thực tại của cuộc sống hiện thực để chờ đợi hạnh phúc thực sự ở kiếp sau. Để đạt hạnh phúc ở kiếp sau, tôn giáo hƣớng con ngƣời đến những việc thiện, tránh xa cái ác, cái phi nhân và khuyên con ngƣời nhẫn nhục cam chịu. Nhƣng cái thiện mà đạo đức tôn giáo hƣớng tới là cái thiện trừu tƣợng đƣợc hình thành bằng cách thoả hiệp với cái ác, nhẫn nhục chịu đựng trƣớc cái ác.
Tín đồ Phật giáo muốn đƣợc giải thoát phải thực hiện “Lục độ” trong đó có “Nhẫn” tức là chịu đựng khổ ải, chịu hại mà không oán giận. Bồ Tát giới khuyên “Tàn sát sự sống để trả thù sự sống là điều không thuận với đạo hiếu” [82, tr135], hay “Hận thù diệt hận, đời này không thể có. Từ bi diệt hận thù là định luật nghìn thu”. Trƣớc cổng chùa Báo Quốc - Huế có câu “Lấy oán trả oán, oán oán chất chồng; lấy ân trả oán, oán tự tiêu tan”.
Trong “Bài giảng trên núi”, Chúa Giêsu cũng khuyên tín đồ của mình
112
chúc phúc cho kẻ nguyền rủa anh em và hãy cầu nguyện cho các kẻ vu vạ cho anh em. Ai vả má bên này, anh em hãy giơ má bên kia cho họ nữa. Và ai cướp áo
ngoài của anh em thì đừng cản họ lấy áo trong nữa’[58, tr1903].
Trong một chừng mực nào đó, những tƣ tƣởng nói trên là có giá trị nhất định. Song, nhìn chung, những tƣ tƣởng này thể hiện thái độ cực đoan, nó thủ tiêu tinh thần đấu tranh, khuyên con ngƣời chịu đựng điều kiện thực tại bằng bất cứ giá nào. Do vậy, trong thực tế cuộc sống, các tín đồ tôn giáo thƣờng làm ngơ trƣớc những việc làm sai trái, không có ý thức đấu tranh, phê phán những hệ tƣợng tiêu cực trong xã hội. Thậm chí, đôi khi họ còn dung túng cho cái ác mặc sức hoành hành với quan niệm kẻ gây tội ác sẽ phải chịu hình phạt thích đáng ở kiếp sau. Triết lý nhân sinh thụ động trong đạo đức tôn giáo đã và đang có những ảnh hƣởng tiêu cực đến nhận thức và hành vi của đồng bào có đạo trong quá trình cải tạo và xây dựng thế giới hiện thực để mƣu cầu hạnh phúc thực sự cho con ngƣời.
Nhƣ vậy, hạnh phúc mà đạo đức tôn giáo hƣớng tới thực chất chỉ là một thứ hạnh phúc hƣ ảo. Trong khi hạnh phúc mà nền đạo đức mới của chúng ta hƣớng tới là hạnh phúc ngay trên trần gian, thứ hạnh phúc đó chỉ có thể có đƣợc do quá trình con ngƣời tích cực lao động sản xuất và đấu tranh xã hội nhằm tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của con ngƣời. Để đạt đƣợc hạnh phúc con ngƣời phải tích cực tham gia vào các hoạt động thực tiễn làm tròn bổn phận của mình với xã hội. Bởi vì, qua lao động sản xuất con ngƣời tìm thấy niềm vui trong cuộc sống, đồng thời lao động sản xuất tạo ra những sản phẩm có giá trị đáp ứng nhu cầu con ngƣời, làm thay đổi thế giới hiện thực và qua đó làm nảy sinh nhu cầu mới, kích thích khả năng sáng tạo và năng lực hoạt động của con ngƣời. Nhƣ vậy, hạnh phúc chính là sự thoả mãn những nhu cầu của con ngƣời trong sự phát triển năng lực và nhân cách. Muốn
113
có hạnh phúc con ngƣời phải không ngừng vƣơn lên làm chủ bản thân và cuộc sống của mình.
Hơn nữa, đạo đức tôn giáo là thứ đạo đức đặt trọng tâm vào cá nhân mỗi con ngƣời, đề cao chủ thể cá nhân một cách thái quá mà ít chú trọng đến đạo đức