Việt Nam là đất nƣớc nằm trong khu vực Đông Nam Á, với diện tích đất tự nhiên 330.991 km2. Dân số Việt Nam tính đến hết năm 2003 có 80.902.400 ngƣời (Theo Niên giám thống kê cả nƣớc).
55
Cho đến nay, về cơ bản, Việt Nam vẫn là nƣớc nông nghiệp, trình độ canh tác còn lạc hậu, năng suất lao động thấp. Thực tế này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhƣng trong đó không thể không tính đến những tàn dƣ còn khá nặng nề của xã hội phong kiến, những sai lầm của ta trong nhận thức và vận dụng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuât với tính chất và trình độ của lực lƣợng sản xuất trong quá trình cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội và hoàn cảnh đất nƣớc trong nhiều năm chiến tranh ác liệt.v.v…
Ở Phƣơng Tây, do những thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ, đến thế kỷ 17- 18, về cơ bản, Phƣơng Tây đã hoàn thành cách mạng tƣ sản. Nhƣng ở Việt Nam quan hệ sản xuất phong kiến vẫn còn tồn tại đến những thập niên đầu thế kỷ XX. Sự tồn tại dai dẳng của quan hệ sản xuất phong kiến bế quan toả cảng, chật hẹp đã tác động tiêu cực tới sự vận động, phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Cách mạng Tháng Tám thành công, Đảng và Hồ Chủ tịch đã xác định con đƣờng của cách mạng Việt Nam là con đƣờng tiến lên chủ nghĩa xã hội. Năm 1954, miền Bắc đƣợc hoàn toàn giải phóng và bắt đầu bƣớc vào thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đặc điểm cơ bản của miền Bắc trong thời kỳ này là nền kinh tế từ sản xuất nhỏ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, không qua giai đoạn phát triển tƣ bản chủ nghĩa; nền kinh tế chủ yếu là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, tự túc, tự cấp, vừa mới thoát thai từ xã hội thuộc địa nửa phong kiến lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Trong điều kiện đó, Đảng cộng sản Việt Nam chủ trƣơng nhanh chóng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, cơ chế kế hoạch hoá tập trung bắt đầu đƣợc hình thành. Trong điều kiện chiến tranh, mô hình kinh tế này đã giúp duy trì ổn định đời sống nhân dân và tập trung nhân tài vật lực cho công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nƣớc.
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nƣớc hoà bình, thống nhất, cả nƣớc bƣớc vào công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
56
Mô hình kế hoạch hoá tập trung đƣợc áp dụng trên phạm vi cả nƣớc. Sau 10 năm tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ 1975-1985), nền kinh tế nƣớc ta không những không phát triển đƣợc mà còn lâm vào tình trạng khủng hoảng nặng nề.
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng khủng hoảng của nền kinh tế nƣớc ta giai đoạn này, nhƣ đại hội lần thứ VI của Đảng đã chỉ ra là: Chúng ta tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tƣ bản chủ nghĩa từ một xuất phát điểm thấp về kinh tế, lại phải chịu hậu quả của chiến tranh lâu dài nên hiệu quả kinh tế đem lại không cao. Hơn nữa, chúng ta chƣa nắm vững và vận đúng quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lƣợng sản xuất. Biểu hiện ở chỗ, chúng ta đã sai lầm trong việc đánh giá thực trạng nền kinh tế và xác định mục tiêu, bƣớc đi, chủ quan nóng vội bỏ những bƣớc đi trung gian cần thiết; sai lầm trong bố trí cơ cấu kinh tế, quá chú trọng xây dựng công nghiệp nặng mà không chú ý đến công nghiệp nhẹ và nông nghiệp; chủ quan nóng vội muốn xoá bỏ ngay các thành phần kinh tế “phi xã hội chủ nghĩa” trong điều kiện lực lƣợng sản xuất còn thấp kém; chính sách phân phối lƣu thông không hợp lý; duy trì mô hình quản lý kinh tế không phù hợp; chuyên chính vô sản bị buông lỏng, luật pháp và kỷ cƣơng của Nhà nƣớc bị vi phạm…
Trong bối cảnh nhƣ vậy, yêu cầu phải thực hiện cải cách toàn diện mà trƣớc hết là trong lĩnh vực kinh tế- xã hội là một nhu cầu bức xúc nhằm đƣa nền kinh tế khỏi khủng hoảng từng bƣớc hội nhập với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đã đánh dấu bƣớc ngoặt trong đổi mới tƣ duy của Đảng ta về CNXH. Cùng với đổi mới tƣ duy chúng ta tiến hành đổi mới trên tất cả các lĩnh vực khác của cuộc sống. Trong lĩnh vực kinh tế, Đảng ta xác định phát triển nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng XHCN. Đây
57
là sự sửa chữa, bổ khuyết cho mô hình cũ để xây dựng và phát triển một nền kinh tế đi lên chủ nghĩa xã hội theo tƣ duy mới về chủ nghĩa xã hội.
Cho đến nay, sau gần 20 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới, nhờ những thành công trong tìm tòi, đổi mới trên tất cả các lĩnh vực, nên công cuộc đổi mới của chúng ta đã đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn. Đất nƣớc đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng về kinh tế –xã hội và tạo đƣợc những tiền đề cần thiết để bƣớc vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.
Sự nghiệp đổi mới đã mang lại những bƣớc tiến không nhỏ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Chúng ta tạo đƣợc một bƣớc chuyển biến rất quan trọng từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trƣờng, hình thành bƣớc đầu nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN. Đời sống nhân dân trên khắp các vùng, miền cả nƣớc đã đƣợc cải thiện rõ rệt. Sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá từng bƣớc đƣợc nâng cao. Tình hình chính trị-xã hội cơ bản ổn định, quốc phòng, an ninh đƣợc tăng cƣờng.
Tuy nhiên, hiện nay, trình độ kinh tế- xã hội của ta vẫn còn thấp, thiết bị công nghệ và năng lực quản lý còn lạc hậu, giá thành sản phẩm cao, trong khi chất lƣợng sản phẩm lại thấp. Đời sống nhân dân tuy có đƣợc cải thiện một bƣớc, song so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới thì vẫn còn nghèo. Có thể nói, nhìn một cách tổng thể, Việt Nam ít chịu ảnh hƣởng bởi thành tựu của các cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã diễn ra trong lịch sử. Do vậy, nền kinh tế nhìn chung còn ở trình độ thấp và chậm phát triển so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Đây là một trong những điều kiện chủ yếu chi phối nhận thức cải tạo thế giới của con ngƣời Việt Nam.
Trên lĩnh vực chính trị, tƣ tƣởng quân chủ, chuyên chế của chế độ phong kiến cũng có những tác động dai dẳng tới ý thức chính trị xã hội Việt Nam. Chúng ta không thể phủ nhận đƣợc rằng, một mặt nào đó, nền chính trị phong kiến cũng có những đóng góp cho lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, khi thời đại thay
58
đổi, tƣ tƣởng chính trị phong kiến chuyên chế, thiếu dân chủ, tƣ tƣởng ban phát vẫn tồn tại trong đầu óc con ngƣời và có những tác động tiêu cực tới tƣ tƣởng chính trị của xã hội, làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân vào chế độ mới. Bên cạnh đó, do ảnh hƣởng nặng nề của tƣ tƣởng Nho giáo trong thời kỳ Nho giáo độc tôn nên vũ trụ quan, nhân sinh quan ngƣời Việt không tránh khỏi những thiên lệch. Nho giáo nặng về giáo dục đạo đức, chủ trƣơng dùng đức trị, nhân trị để cai trị xã hội. Do vậy, những giá trị pháp luật ít đƣợc chú ý hơn những giá trị đạo đức. Thêm vào đó là sự tồn tại dai dẳng của chế độ làng xã Việt Nam mà ở đó “ phép vua thua lệ làng” đã làm cho xã hội thiếu đi một cơ sở pháp lý thống nhất. Đặc điểm này còn có những ảnh hƣởng nhất định đến việc hình thành thói quen sống và làm việc theo pháp luật của con ngƣời Việt Nam hiện nay. Cùng với trình độ còn nhiều hạn chế của ngƣời dân Việt Nam, đặc điểm nói trên đã và đang là cơ sở thuận lợi cho các thế lực phản động lợi dụng vấn đề dân tộc- tôn giáo nhằm thực hiện chiến diễn biến hoà bình, lật đổ chế độ XHCN ở Việt Nam hiện nay.
Trên lĩnh vực văn hoá,Việt Nam là một dân tộc có nền văn hiến lâu đời. Trong quá trình lịch sử 4000 năm dựng nƣớc và giữ nƣớc, dân tộc Việt Nam đã tạo ra cho mình một diện mạo, một bản sắc văn hoá độc đáo. Chính nhờ bản sắc văn hoá này, dân tộc ta đã vƣợt qua đƣợc những thăng trầm, những biến thiên khốc liệt và những mƣu toan đồng hoá của các thế lực ngoại bang. Trong hành trang văn hoá dân tộc có nhiều ƣu trội, nhƣng cũng có những khiếm khuyết nhất định.
Một trong những ƣu điểm nổi bật nhất trong nền văn hoá dân tộc phải kể đến chủ nghĩa yêu nƣớc Việt Nam. Đây là giá trị truyền thống điển hình, đóng vai trò chi phối các giá trị khác. Với ngƣời dân Việt Nam, yêu nƣớc là chuẩn mực giá trị đạo đức hàng đầu trong bảng giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nƣớc Việt Nam không chỉ đƣợc biểu hiện bằng tinh thần xả thân,
59
dựng nƣớc và giữ nƣớc mà còn đƣợc thể hiện trong việc gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc của cha ông ta trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Chính vì vậy, qua ngàn năm Bắc thuộc, văn hoá Việt Nam không những không bị đồng hoá mà ngƣợc lại, còn đƣợc cha ông ta bổ sung, làm cho phong phú thêm bằng chính các yếu tố văn hoá ngoại lai. Có thể nói, chính chủ nghĩa yêu nƣớc Việt Nam đã là cơ sở, là nền tảng cơ bản để ngƣời dân Việt Nam tiếp nhận, cải biến các học thuyết tƣ tƣởng và tôn giáo ngoại nhập, biến chúng thành cái mang bản sắc của dân tộc mình.
Một giá trị ƣu trội nữa trong nền văn hoá dân tộc đó là chủ nghĩa nhân văn sâu sắc. Ngƣời Việt Nam luôn trọng nghĩa khí, yêu hoà bình. Cha ông ta từ trong lịch sử đã “lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cƣờng bạo”. Mỗi ngƣời dân Việt Nam luôn sống trong sự đùm bọc, sẻ chia của cả cộng đồng. Phƣơng châm sống “mỗi ngƣời vì mọi ngƣời”, “lá lành đùm lá rách”, “thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân”…đã ăn sâu vào đời sống của mỗi ngƣời dân Việt Nam từ rất lâu trong lịch sử. Các tôn giáo khi mới vào Việt Nam cũng mang trong mình nó những ý tƣởng này, do vậy nó có sự gặp gỡ với các giá trị văn hoá của dân tộc và nhanh chóng đƣợc ngƣời dân Việt Nam tiếp nhận. Có thể nói, đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho các tƣ tƣởng nhân văn nhân đạo của tôn giáo có điều kiện thâm nhập và phát huy ảnh hƣởng sâu rộng của mình trong đời sống của ngƣời dân Việt Nam.
Ngƣời dân Việt rất bao dung, độ lƣợng. Họ có thể chấp nhận bất kỳ một học thuyết tƣ tƣởng, tôn giáo nào miễn là nó không đi ngƣợc lại với lợi ích quốc gia dân tộc. Từ xa xƣa ngƣời Việt đã dựa trên cơ tầng văn hoá bản địa của mình để tiếp nhận Nho, Phật, Đạo, và sau này là Hồi giáo, Kitô giáo.
Những giá trị trong các tôn giáo phù hợp với tâm thức của ngƣời dân Việt đã đƣợc chọn lọc, sử dụng, phục vụ cho nhu cầu ổn định và phát triển xã hội. Nhà nƣớc thế tục Việt Nam đã từng sử dụng, chấp nhận tôn giáo ở các mức độ
60
khác nhau trong những giai đoạn lịch sử cụ thể. Chẳng hạn, thời kỳ đầu khi mới giành độc lập và đặc biệt trong triều đại phong kiến Lý- Trần, Phật giáo đã từng đƣợc triều đình phong kiến Vịêt Nam coi là quốc giáo. Nhiều cao tăng Phật giáo đã tham gia vào chính sự. Vua chúa quan lại trong triều đình luôn khuyến khích sự học đạo, khuyến khích quần chúng nhân dân thực hành đạo đức Phật giáo. Các giai đoạn sau, triều đình phong kiến Việt Nam sử dụng Nho giáo làm quốc giáo, Phật giáo không đƣợc trọng dụng nhƣng nó vẫn đƣợc duy trì trong dân gian. Nhờ sự trợ giúp ban đầu của triều đình phong kiến Việt Nam, Phật giáo đã nhanh chóng hoà nhập với dân tộc, gắn liền với dân tộc và có những đóng góp đáng kể cho nền văn hoá, đạo đức của dân tộc trong lịch sử.
Có thể nói, sự khoan dung của ngƣời dân Việt và sự chấp nhận ủng hộ ở những mức độ nhất định của nhà nƣớc thế tục ở các giai đoạn lịch sử cụ thể đối với các tôn giáo đã tạo điều kiện cho tôn giáo hoà nhập, gắn bó với dân tộc. Chính vì vậy, các tôn giáo đã có điều kiện để phát huy ảnh hƣởng của mình trong đời sống xã hội Việt Nam trong lịch sử. Đây cũng là một trong những tiền đề thuận lợi để đạo đức của các tôn giáo tiếp tục phát huy ảnh hƣởng của mình trong đời sống đạo đức của con ngƣời Việt Nam hiện nay.
Về mặt xã hội, sự tồn tại dai dẳng của công xã nông thôn và cuộc sống mƣu sinh đầy gian khó đã làm cho ngƣời dân Việt phải gắn chặt mình trong cộng đồng làng xã. Cái “Tôi” của ngƣời Việt Nam luôn phải trộn lẫn vào cái “Ta” làng xã, cộng đồng. Tâm lý bình quân trở thành tâm lý phổ biến của con ngƣời Việt Nam. Đây là điểm gặp gỡ với tƣ tƣởng an phận thủ thƣờng trong đạo đức của các tôn giáo.
Bên cạnh đó, tính cộng đồng mặc dù là một truyền thống quý nhƣng nó cũng dễ tạo ra tính cục bộ, địa phƣơng chủ nghĩa, gia đình, dòng tộc…Khi các tôn giáo du nhập và nảy sinh, tính bảo thủ của tôn giáo và tính cục bộ địa phƣơng của cộng đồng làng xã đã tạo nên một sức ỳ rất lớn cho đời sống xã hội
61
Việt Nam. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho các tôn giáo có sức sống lâu bền và ảnh hƣởng đáng kể tới mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có đời sống đạo đức của con ngƣời Việt Nam.
Ngoài ra, điều kiện và hoàn cảnh đất nƣớc cũng tạo ra cho con ngƣời Việt Nam nhiều phẩm chất đáng quý khác nhƣ cần cù, nhẫn nhịn …. Đây là một trong những cơ sở để ngƣời ngƣời Việt Nam dễ dàng tiếp nhận tƣ tƣởng cam chịu, nhẫn nhục trong đạo đức của các tôn giáo.
Hơn nữa, trong lịch sử nhân loại, chƣa từng có dân tộc nào lại phải liên tiếp đấu tranh giành và giữ nền độc lập của Tổ quốc nhƣ dân tộc Vịêt Nam. Chƣa đầy 1000 năm gần đây, dân tộc ta đã phải tiến hành hàng trăm cuộc khởi nghĩa, hàng chục cuộc kháng chiến gian khổ để bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc. Ngƣời dân Việt Nam đã phải trải qua những cuộc chiến tranh với những đau thƣơng, mất mát quá lớn. Hoàn cảnh lịch sử này đã tạo cho ngƣời Vịêt Nam tâm lý uỷ mị, sót thƣơng, tin vào số phận. Mặt khác, ở một xứ sở mà thiên tai, nghèo đói bệnh tật và chiến tranh luôn là mối đe dọa thƣờng xuyên, dai dẳng, trong điều kiện một xã hội nông nghiệp tù túng, trì trệ làm cho con ngƣời chịu bao khó khăn trong cuộc sống, sự bấp bênh may rủi trong đời thƣờng và bƣớc thăng trầm của vận nƣớc làm cho họ mang nặng nỗi lo sợ, tìm kiếm sự chở che của những lực lƣợng siêu nhiên. Điều đó cũng giúp cho họ dễ dàng tiếp nhận những ảnh hƣởng tiêu cực của đạo đức tôn giáo.v.v…
Có thể nói, những đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hoá- xã hội nói trên là mảnh đất màu mỡ để các tôn giáo tiếp tục duy trì, tái sinh và phát huy ảnh hƣởng của mình trong đời sống xã hội Việt Nam nói chung, trong đời sống đạo đức của con ngƣời Việt Nam nói riêng.