Quan điểm Mác xít

Một phần của tài liệu anh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 41)

Vƣợt lên trên những quan điểm đã có trong lịch sử, chủ nghĩa Mác- Lênin với phƣơng pháp duy vật biện chứng triệt để và cách tiếp cận tôn giáo với sự gắn bó chặt chẽ của ba phƣơng diện bản thể luận, nhận thức luận và xã hội học đã nhận diện một cách khoa học nguồn gốc, bản chất và vai trò xã hội của tôn giáo, đƣa lý luận tôn giáo lên một tầm cao mới.

Từ phƣơng diện bản thể luận, chủ nghĩa duy vật vô thần trƣớc Mác đã cho rằng tôn giáo là sản phẩm của lịch sử xã hội loài ngƣời. Tiếp tục cuộc đấu tranh của chủ nghĩa duy vật vô thần chống lại các quan điểm duy tâm thần học, Mác đồng tình với quan điểm "con ngƣời sáng tạo ra tôn giáo, chứ tôn giáo không tạo ra con ngƣời". Khẳng định luận điểm này, các nhà duy vật vô thần trƣớc Mác đã có công trong việc bác bỏ các quan niệm duy tâm thần học, nhƣng họ mới chỉ dừng lại ở chỗ xem tôn giáo là kết quả giản đơn của quá trình nhận thức của con ngƣời, là biểu hiện sự ngu dốt của trí tuệ. Mác đã không dừng lại ở đó, ông xem xét tôn giáo nhƣ là sự phản ánh của những điều kiện kinh tế, xã hội

40

nhất định. Mác cho rằng: "Nhà nước ấy, xã hội ấy đã sản sinh ra tôn giáo".

Rằng” tôn giáo là sự phản ánh sự nghèo nàn của hiện thực" [117, tr 57- 58]

Nếu nhƣ trƣớc Mác, L. Feuerbach cho rằng, tôn giáo là sự "tha hoá của con ngƣời" là sự "nhân cách hoá giới tự nhiên" là sự "đánh mất bản chất ngƣời" của những con ngƣời trừu tƣợng, phi lịch sử, thì Mác cho rằng, con ngƣời ở đây là con ngƣời hiện thực, là sản phẩm của lịch sử và biến đổi cùng lịch sử. Do vậy, khi khả năng nhận thức và cải tạo thế giới của con ngƣời phát triển, khi điều kiện vật chất của xã hội thay đổi thì tôn giáo cũng sẽ biến đổi theo. Chính vì vậy, nếu nhƣ chủ nghĩa duy vật vô thần trƣớc Mác quan niệm khắc phục tôn giáo một cách giản đơn bằng giáo dục và nâng cao dân trí, thì Mác với việc phát hiện ra nguồn gốc xã hội của tôn giáo, đã khẳng định rằng, việc phê phán tôn giáo phải là tiền đề của việc phê phán, lật đổ chế độ chính trị - xã hội đã làm nảy sinh ra tôn giáo. Việc đấu tranh chống tôn giáo, theo Mác, phải hƣớng vào cuộc đấu tranh chống xã hội hiện thực.

Gắn việc xem xét tôn giáo từ phƣơng diện bản thể luận với phƣơng diện nhận thức luận, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác tiếp tục công việc của chủ nghĩa duy vật vô thần, vạch ra bản chất xuyên tạc, hƣ ảo của các biểu tƣợng tôn giáo. Theo Mác, "Tôn giáo chỉ là cái mặt trời ảo tưởng xoay xung quanh con

người chừng nào con người chưa bắt đầu xoay quanh bản thân mình" [117,tr 6].

Để làm rõ thêm quan điểm này của Mác, Ăngghen (1978) trong tác phẩm Chống Đuy rinh cũng đã viết: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc của con người của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế

đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế" [117, tr12 – 13]

Công lao của chủ nghĩa duy vật vô thần trƣớc Mác là từ góc độ nhận thức luận đã vạch ra đƣợc bản chất hƣ ảo, xuyên tạc của các biểu tƣợng tôn giáo và đấu tranh nhằm xoá bỏ các biểu tƣợng sai lầm giả dối đó. Song, do không thấy

41

hết đƣợc nguyên nhân hình thành và tồn tại của tôn giáo trong nhận thức, trong tâm lý và xã hội nên các nhà duy vật vô thần trƣớc Mác đã xem tôn giáo chỉ nhƣ là "sự bịa đặt giản đơn". Bằng việc gắn phƣơng pháp tiếp cận trên phƣơng diện nhận thức luận, với phƣơng pháp tiếp cận trên phƣơng diện xã hội học, chủ nghĩa Mác đã khắc phục đƣợc những hạn chế nói trên. Với phƣơng pháp tiếp cận này, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã chỉ ra, bên cạnh những mặt hạn chế, tiêu cực, tôn giáo cũng có những vai trò tích cực nhất định đối với xã hội. Nhƣ vậy, chủ nghĩa Mác không chỉ xem xét tôn giáo nhƣ một hình thái ý thức xã hội thuần tuý, mà còn xem xét nó nhƣ một tiểu hệ thống của kiến trúc thƣợng tầng xã hội.

Nhƣ vậy, với phƣơng pháp duy vật biện chứng và cách tiếp cận tôn giáo gắn bó chặt trẽ trên cả ba phƣơng diện bản thể luận, nhận thức luận và xã hội học, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã khắc phục đƣợc những sai lầm trong cách tiếp cận tôn giáo đã có trong lịch sử, đồng thời đánh giá về vai trò của tôn giáo một cách khách quan nhất.

Vậy vai trò của tôn giáo trong đời sống tinh thần xã hội nói chung, hay vai trò của tôn giáo với đạo đức xã hội nói riêng, đƣợc Mác, Ăngghen, Lênin đánh giá ra sao ?

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tôn giáo là một hiện tƣợng xã hội đặc thù mà ở đó với tƣ cách là một hình thái ý thức xã hội, tôn giáo đã phản ánh hiện thực một cách hƣ ảo, hoang đƣờng bằng những biểu tƣợng có tính trừu tƣợng cao nhằm hƣớng đến xây dựng một hình ảnh hoàn thiện, toàn mĩ về cái siêu nhiên. Từ đó các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác chỉ ra rằng, về cơ bản tôn giáo có vai trò tiêu cực trong đời sống xã hội, đặc biệt khi tôn giáo bị lợi dụng vào mục đích chính trị khi mà giai cấp thống trị đã tỏ ra lỗi thời, lạc hậu. Cần phải lƣu ý rằng, ở thời kỳ của Mác- Ănghen- Lênin, nhiệm vụ đặt ra cho cách mạng vô sản lúc này là đấu tranh lật đổ chủ nghĩa tƣ bản. Trong khi đó tôn giáo và đạo đức tôn giáo lại luôn bị giai cấp tƣ sản lợi dụng làm công cụ nô dịch tinh

42

thần của quần chúng. Do vậy, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin đã tập trung hơn vào việc phê phán mặt tiêu cực của tôn giáo và đạo đức tôn giáo.

Mác đã cho rằng, "Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân". Tôn giáo đƣa lại cho con ngƣời một bức tranh giả tạo về thế giới, nó hƣớng con ngƣời vào thế giới ảo tƣởng, vào các lực lƣợng siêu nhiên, nó khuyên con ngƣời nhẫn nhục chịu đựng và khuất phục trƣớc trật tự, đạo đức xã hội hiện thực. Về thực chất, tôn giáo hạn chế tính tích cực sáng tạo của con ngƣời, ru ngủ họ trong vòng hào quang thần thánh và biến họ trở thành kẻ phụ thuộc.

Khi đề cập đến vai trò xã hội của tôn giáo, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin cũng đề cập đến vấn đề đạo đức tôn giáo và vai trò của nó đối với đạo đức xã hội. Từ chỗ chỉ ra tôn giáo là “vòng hào quang thần thánh” của xã hội có giai cấp bóc lột, là công cụ để giai cấp bóc lột nô dịch quần chúng, các ông đã tập trung vào phê phán đạo đức tôn giáo.

Ăngghen trong tác phẩm Chống Đuy rinh đã cho rằng, mặc dù đạo Cơ Đốc có nhiều điểm tƣơng đồng với chủ nghĩa xã hội, nó kêu gọi sự bình đẳng, bác ái giữa con ngƣời với con ngƣời, nhƣng ông cũng chỉ ra rằng:

Đạo Cơ Đốc chỉ biết có một sự bình đẳng đối với tất cả mọi ngƣời - đó chính là sự bình đẳng về tội tổ tông, một sự bình đẳng hoàn toàn phù hợp với tính chất của nó là tôn giáo của những ngƣời nô lệ và những ngƣời bị áp bức. Bên cạnh sự bình đẳng ấy, nhiều lằm thì đạo Cơ Đốc cũng chỉ thừa nhận sự bình đẳng giữa những ngƣời đƣợc Chúa chọn, nhƣng sự bình đẳng ấy cũng chỉ đƣợc ngƣời ta nêu ra vào thời kỳ đầu của đạo Cơ Đốc mà thôi[117, tr 72]

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin chỉ ra rằng, trong xã hội có giai cấp, vì lợi ích của giai cấp mình, giai cấp thống trị luôn lợi dụng tôn giáo, biến đạo đức tôn giáo thành bộ áo ngụy trang cho lợi ích giai cấp để kìm chế nhân dân: “Bây giờ hơn bao giờ hết phải kìm chế nhân dân bằng phương tiện

43

đạo đức, nhưng phương tiện đạo đức trước tiên và quan trọng nhất mà người ta

dùng để tác động đến quần chúng vẫn là tôn giáo”[72, tr550).

Mác -Ăng ghen đã chứng minh rằng, trong suốt thời kỳ lịch sử xã hội có giai cấp, đạo đức tôn giáo đã phản ánh sự thống trị của các quan hệ bóc lột dƣới những hình thức khác nhau nhƣ nô lệ, phong kiến và tƣ bản. Theo hai ông, những nguyên tắc xã hội và cả những nguyên tắc đạo đức tôn giáo đã đề cao sự hèn nhát, tự ti, đã bào chữa cho chủ nghĩa nô lệ cổ đại, khuyến khích sự nô dịch trung cổ và bênh vực sự áp bức giai cấp vô sản. Mác trong Chủ nghĩa cộng sản

của báo “Rheinischer Beobachter”đã viết: “Những nguyên tắc xã hội của đạo

Thiên chúa biện hộ cho chế độ nô lệ cổ đại, đề cao chế độ nông nô trung cổ”

“ truyền bá sự tất yếu tồn tại các giai cấp thống trị và bị trị” “đề cao sự hèn

nhát, sự khinh thường bản thân, tự ti, ôn hoà, phục tùng, tóm lại là đề cao tất cả những phẩm chất của đám người tôi mọi…Những nguyên tắc xã hội của đạo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thiên chúa mang dấu ấn của sự bợ đỡ và nịnh hót”[122, tr 73]

Tiếp tục quan điểm của Mác- Ăng ghen, Lênin chỉ ra rằng, một mặt tôn giáo đem lại cho con ngƣời sự an ủi mơ hồ, răn dạy họ nhẫn nhục trong cuộc sống thực để hy vọng đƣợc đền bù ở cõi sống khác, mặt khác tôn giáo thực chất là sự biện hộ cho các thế lực lóc lột khi nó khuyên những ngƣời bị bóc lột hãy cam chịu cuộc sống hiện tại. Lênin trong Chủ nghĩa xã hội và tôn giáo đã viết:

Đối với những ai suốt đời vẫn lao động và sống trong cảnh thiếu thốn, tôn giáo dạy họ phải sống theo tinh thần cam chịu và nhẫn nhục trong cuộc sống dƣới trần gian, bằng cách làm cho họ hy vọng sẽ đƣợc đền đáp khi lên thiên đƣờng. Còn đối với những kẻ sống bằng lao động của ngƣời khác, tôn giáo dạy họ hãy làm điều thiện ở thế gian, biện hộ một cách rẻ tiền cho cuộc đời bóc lột của chúng và bán rẻ cho chúng những tấm thẻ lên thiên đƣờng của những ngƣời hạnh phúc [117, tr92]

44

Đặc biệt, Lênin đã chỉ ra rằng, trong xã hội tƣ bản, khi tôn giáo bị giai cấp tƣ sản lợi dụng làm công cụ chính trị thì nó trở thành “thứ rượu tinh thần, làm cho những người nô lệ của tư bản mất phẩm cách con người và quên mất hết những điều họ đòi hỏi để được sống một cuộc đời đôi chút xứng đáng với con

người” (117, tr92).

Từ chỗ chỉ ra những hạn chế của tôn giáo trong việc phát triển và hoàn thiện nhân cách con ngƣời, Lênin kết luận "Tôn giáo là một trong những hình thức áp bức về tinh thần, luôn luôn và bất cứ ở đâu cũng đè nặng lên quần chúng nhân dân khốn khổ vì phải lao động suốt đời cho người khác hưởng, vì

phải chịu cảnh bần cùng cô độc" [117, tr 91]

Với lập trƣờng duy vật biện chứng triệt để, chủ nghĩa Mác - Lênin đã xem xét tôn giáo một cách khá toàn diện và sâu sắc. Do vậy, ngoài việc phê phán những ảnh hƣởng tiêu cực của tôn giáo và đạo đức tôn giáo đối với con ngƣời, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin cũng thừa nhận những hạt nhân hợp lý nhất định của chúng.

Ăngghen, khi nghiên cứu đạo Cơ Đốc sơ kỳ cũng đã thừa nhận nó nhƣ là sự phản ánh khát vọng của những ngƣời nô lệ và trong bản thân nó có những điểm tƣơng đồng với lý tƣởng của chủ nghĩa xã hội. Ông viết :

Trong lịch sử đạo Cơ Đốc sơ kỳ có những điểm giống đáng lƣu ý với phong trào công nhân hiện đại, đạo Cơ Đốc nảy sinh nhƣ là một phong trào của những ngƣời bị áp bức; lúc đầu nó là tôn giáo của những ngƣời nô lệ và nô lệ đã đƣợc tha, của ngƣời nghèo và ngƣời vô quyền, của các dân tộc bị La Mã chinh phục hoặc đuổi đi tản mát. Cả đạo Cơ Đốc lẫn chủ nghĩa xã hội công nhân đều tuyên truyền sự giải phóng con ngƣời trong tƣơng lai khỏi cảnh nô lệ và nghèo khổ [117, tr 88]

Quan điểm này của Ăngghen là phù hợp với quan điểm của Mác khi ông thừa nhận tôn giáo nhƣ là sự phản kháng chống lại sự khốn cùng của thực tại.

45

Nhƣ vậy, Mác- Ăngghen không phải chỉ đề cập đến những tiêu cực của tôn giáo nói chung, của đạo đức tôn giáo nói riêng mà còn thừa nhận những giá trị tích cực nhất định của nó.

Trên lập trƣờng duy vật vô thần triệt để, chủ nghĩa Mác - Lênin dù có thừa nhận những giá trị nhất định của tôn giáo và đạo đức tôn giáo, song vẫn phê phán nó, vì xét cho cùng, tôn giáo vẫn hƣớng con ngƣời vào một thế giới ảo tƣởng, an ủi họ quên nỗi đau khổ ở cuộc sống hiện thực và hứa hẹn sự đền bù cho họ ở một thế giới siêu nhiên, làm cho họ bị lệ thuộc, làm thui chột khả năng sáng tạo của con ngƣời, làm lu mờ cá tính cá nhân và sự phát triển nhân cách. Trong khi đó, để khắc phục những khổ đau ở cuộc sống trần thế, con ngƣời cần phải có phƣơng tiện hiện thực, có nghị lực, dũng cảm sáng tạo vƣợt qua trong xã hội hiện thực. Ăngghen đã chỉ ra điểm khác nhau căn bản giữa đạo Cơ Đốc và chủ nghĩa xã hội, đó là: "Đạo Cơ Đốc tìm sự giải thoát ấy trong cuộc sống trên trời, ở thế giới bên kia sau khi chết, còn chủ nghĩa xã hội thì tìm nó ở thế giới

bên này, ở việc tổ chức lại xã hội" [117, tr 88].

Sự phản kháng của tôn giáo nhằm chống lại sự nghèo nàn của hiện thực về cơ bản vẫn là sự phản kháng mang tính tiêu cực, thụ động, nó khuyên con ngƣời quỳ gối trƣớc hiện thực để mỗi ngƣời tự hoàn thiện mình, tách khỏi mọi mối quan hệ của xã hội hiện thực. Chính vì vậy, tôn giáo và đạo đức tôn giáo luôn là công cụ tinh thần để giai cấp bóc lột nô dịch, áp bức quần chúng lao động. Do đó, Ăngghen đã chỉ rõ: "Nếu như có một vài đoạn trong kinh thánh có thể được giải thích có lợi cho chủ nghĩa cộng sản, thì toàn bộ tinh thần của đạo lý kinh thánh vẫn hoàn toàn đối nghịch với chủ nghĩa cộng sản, cũng như với bất kỳ sự

khởi sướng hợp lý nào" [117, tr 100].

Nhƣ vậy, trên lập trƣờng duy vật biện chứng, với phƣơng pháp tiếp cận một cách toàn diện, chủ nghĩa Mác đã đánh giá vai trò của tôn giáo và đạo đức tôn giáo một cách khá chân thực. Trên cơ sở chỉ ra nguồn gốc, bản chất của tôn

46

giáo là sự phản ánh hƣ ảo, hoang đƣờng thế giới hiện thực, là "vầng hào quang thần thánh" là “bông hoa giả trang điểm cho cuộc sống”, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin đã cho rằng, tôn giáo và đạo đức tôn giáo chủ yếu có vai trò tiêu cực đối với đạo đức xã hội. Bên cạnh đó, các ông cũng chỉ ra rằng, tôn giáo và đạo đức tôn giáo cũng có những giá trị tích cực nhất định. Tuy nhiên, theo các ông, những giá trị tích cực đó cần thiết phải đƣợc lấp đầy bằng hơi thở của cuộc sống hiện thực, vì tính chất ảo tƣởng của tôn giáo vẫn luôn luôn tồn tại. Mặc dù thừa nhận những giá trị tích cực nhất định của đạo đức tôn giáo, nhƣng chủ nghĩa Mác-Lênin vẫn phê phán tôn giáo và đấu tranh với những nguồn gốc xã hội làm nảy sinh ra nó, với mục đích giải phóng con ngƣời khỏi sự ràng buộc của những thiên kiến tôn giáo. Và theo các ông, sự giải phóng đó chỉ có thể thực

Một phần của tài liệu anh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 41)