Có cơ chế khuyến khích phát huy những giá trị đạo đức tích cực của tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng nền văn hoá đạo đức mới XHCN

Một phần của tài liệu anh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 154)

của tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng nền văn hoá đạo đức mới XHCN

Nhận diện giá trị và phản giá trị trong đạo đức tôn giáo, khuyến khích phát huy những giá trị đạo đức tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của đạo đức tôn giáo là việc làm cần thiết trong quá trình xây dựng con ngƣời mới và nền văn hoá, đạo đức mới XHCN hiện nay. Nhƣng nếu mới chỉ dừng lại ở nhận thức thôi thì chƣa đủ. Điều thiết yếu là nhận thực này phải đƣợc tiếp tục cụ thể hoá bằng những biện pháp và hành động thích hợp, tạo cơ sở cho những giá trị đạo đức tích cực của tôn giáo có điều kiện phát huy.

Đối với những giá trị của tôn giáo và đạo đức tôn giáo đã đƣợc xác định, Đảng, Nhà nƣớc cần ủng hộ, phổ biến rộng rãi những giá trị đó cho đông đảo quần chúng nhân dân trong xã hội thông qua các hình thức tuyên truyền giáo dục nhƣ sách, báo, phim ảnh và các phƣơng tiện truyền thông khác…Tuy nhiên, việc tuyên truyền, phổ biến các giá trị đạo đức tích cực của tôn giáo cần phải luôn gắn với những giá trị đạo đức mới, đặc biệt phải gắn với tinh thần yêu nƣớc và tự hào dân tộc. Đồng thời với việc ủng hộ, phổ biến các giá trị đạo đức tốt đẹp của tôn giáo, Đảng, Nhà nƣớc cũng cần phê phán, chỉ ra cho quần chúng thấy những hạn chế của tôn giáo và đạo đức tôn giáo, giúp quần chúng nhân dân có định hƣớng trong nhận thức và vận dụng.

Việc khuyến khích phát huy các giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo phải đƣợc thể hiện qua những việc làm cụ thể, qua các phong trào hoạt

153

động thực tiễn do các thiết chế xã hội thƣờng xuyên tổ chức phát động. Những phong trào này phải thực sự đáp ứng đƣợc yêu cầu của đất nƣớc và yêu cầu của đồng bào có đạo trong gia đoạn cách mạng mới.Ví dụ nhƣ các phong trào phát triển kinh tế, phong trào xoá đói giảm nghèo, phong trào xây dựng đời sống văn hoá, phong trào xã hội hoá giáo dục, phong trào nhân đạo từ thiện… Thực tế cho thấy, địa phƣơng nào tổ chức đƣợc các phong trào xã hội tích cực, phù hợp với lợi ích của đồng bào có đạo, thì ở địa phƣơng đó đời sống mọi mặt của đồng bào có nhiều chuyển biến theo chiều hƣớng tích cực, quan hệ giữa tôn giáo và chính quyền đƣợc giảm dần khoảng cách, đồng bào có đạo thêm tin tƣởng vào Đảng và Nhà nƣớc, thêm tin yêu chế độ.

Đồng thời với việc chủ động tổ chức các phong trào hoạt động thực tiễn, Đảng, Nhà nƣớc cũng cần quan tâm khuyến khích hỗ trợ các tổ chức hội đoàn tôn giáo tổ chức các phong trào sinh hoạt bổ ích, phù hợp đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi nhằm vận động mọi tầng lớp, lứa tuổi tín đồ phát huy những giá trị văn hoá đạo đức tích cực của tôn giáo trong cuộc sống.

Sau mỗi phong trào đƣợc phát động, tổ chức, cần có sự tổng kết, biểu dƣơng, khen thƣởng những cá nhân và đơn vị có nhiều thành tích đóng góp để tạo động lực phấn đấu cho đồng bào. Thực tế những năm qua cho thấy, đồng bào các tôn giáo tham gia rất tích cực vào các phong trào hoạt động nhƣ phong trào từ thiện xã hội, phong trào thi đua yêu nƣớc sống tốt đời đẹp đạo, phong trào xây dựng khu dân cƣ văn hoá, phong trào đền ơn đáp nghĩa…Qua các phong trào này những giá trị văn hoá đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo đã đƣợc đồng bào vận dụng, phát huy đem lại những lợi ích thiết thực cho xã hội. Có thể thấy những phong trào nhƣ phong trào xây dựng xứ họ đạo tiên tiến, phong trào xây dựng gia đình ngƣời Công giáo gƣơng mẫu, phong trào thanh niên Công giáo sống đẹp… do Uỷ ban đoàn kết Công giáo kết hợp với các tổ chức đoàn thể xã hội ở

154

một số địa phƣơng tổ chức và phát động là những mô hình cần đƣợc nhân rộng, phát huy trong các vùng đồng bào tôn giáo trên cả nƣớc.

Qua các phong trào hoạt động thực tiễn, những giá trị văn hoá, đạo đức của các tôn giáo sẽ đƣợc đồng bào có đạo có ý thức phát huy một cách tối đa, đồng thời những tác động tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội của đồng bào sẽ dần đƣợc hạn chế.

Cùng với việc tổ chức các phong trào hoạt động thực tiễn, Đảng, Nhà nƣớc cần thƣờng xuyên nêu gƣơng, biểu dƣơng những tấm gƣơng ngƣời tốt, việc tốt là chức sắc, tín đồ các tôn giáo trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng để đông đảo quần chúng nhân dân hiểu hơn về đời sống của đồng bào có đạo, đồng thời để tín đồ các tôn giáo học tập, noi gƣơng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy rằng, “Nói chung thì các dân tộc Phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ

một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” [31,

tr263]. Thật vậy, lịch sử dân tộc Việt Nam đã từng ghi dấu nhiều tấm gƣơng chức sắc, tín đồ quên mình vì ngƣời khác. Hình ảnh nhà sƣ Thích Quảng Đức tự thiêu trên đƣờng phố Sài Gòn để phản đối chế độ Mỹ - Diệm đã làm xúc động hàng triệu trái tim, tạo nên những phong trào đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc rất sôi động trong đồng bào tín đồ Phật giáo những năm 1963-1964. Hay hình ảnh của những nữ tu tận tụy quên mình chăm sóc trẻ mồ côi và những bệnh nhân nghèo không nơi nƣơng tựa, những bệnh nhân trong các trại phong…đã thực sự gây xúc cảm cho nhiều ngƣời (cả tín đồ tôn giáo và ngƣời không tôn giáo) về lòng bác ái, bao dung, hƣớng thiện….Những tấm gƣơng ngƣời tốt việc tốt sẽ là những bài học vô cùng bổ ích cho đồng bào tín đồ và cho cả đông đảo quần chúng nhân dân không tôn giáo noi theo học tập nếu đƣợc Đảng, Nhà nƣớc và những ngƣời đại diện cho các tôn giáo ấy thƣờng xuyên phát huy.

155

giáo, Đảng, Nhà nƣớc cũng cần xử lý nghiêm minh với những hành vi lợi dụng tôn giáo, lợi dụng các giá trị văn hoá, đạo đức tôn giáo chống phá sự nghiệp cách mạng, đi ngƣợc lại lợi ích của dân tộc. Một trong những lĩnh vực dễ bị lợi dụng trong quá trình khuyến khích, phát huy các giá trị văn hoá, đạo đức của các tôn giáo đó là lĩnh vực từ thiện xã hội . Do vậy, đi đôi với khuyến khích phát huy các hoạt động từ thiện xã hội của tôn giáo, cần phải quản lý hƣớng dẫn giúp đỡ các tổ chức tôn giáo thực hiện đúng các quy định của Nhà nƣớc, đồng thời nêu cao tinh thần cảnh giác chống các âm mƣu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm bằng luật pháp của Nhà nƣớc. Thực hiện đƣợc điều này không những lợi ích quốc gia, dân tộc đƣợc bảo đảm mà những nét hay, nét đẹp trong văn hoá, đạo đức của tôn giáo cũng đƣợc bảo tồn và có điều kiện phát huy.

Một phần của tài liệu anh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)