Thường xuyên tuyên truyền giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, xây dựng nếp sống văn hoá mới trong các vùng đồng bào có đạo

Một phần của tài liệu anh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 157)

xây dựng nếp sống văn hoá mới trong các vùng đồng bào có đạo

Đi liền với việc khuyến khích phát huy các giá trị tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của đạo đức tôn giáo, Đảng Nhà nƣớc cần thƣờng xuyên tuyên truyền, giáo dục tƣ tƣởng chính trị đạo đức mới cho đông đảo đồng bào có đạo. Mục đích của việc tuyên truyền giáo dục tƣ tƣởng chính trị, đạo đức mới cho đồng bào có đạo là làm sao để đông đảo quần chúng tín đồ nắm đƣợc chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, hiểu rõ quyền hạn và trách nhiệm của một tín đồ- một công dân đối với tổ quốc. Từ đó giúp họ tự giác chấp hành các chủ trƣơng chính sách của Đảng và luật pháp của Nhà nƣớc, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân của mình. Đồng thời từng bƣớc giúp họ nhận diện những giá trị văn hoá đạo đức mới. Từ đó họ có thể so sánh đối chiếu với những giá trị văn hoá đạo đức mà tôn giáo đƣa lại. Trên cơ sở nắm vững chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của một công dân, đồng bào có đạo có thể tự giác phát huy những điểm tƣơng đồng trong các tôn giáo với các

156

giá trị đạo đức mới trong việc xây dựng đời sống văn hoá, đạo đức của mình, hạn chế những dị biệt của tôn giáo với nền đạo đức xã hội mới. Hay nói cách khác, tuyên truyền giáo dục tƣ tƣởng chính trị, đạo đức là làm cho chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc đi vào đời sống của đồng bào có đạo, làm cho các quan hệ đạo đức mới từng bƣớc đƣợc hình thành, hạn chế dần sự chi phối của tôn giáo trong đời sống sinh hoạt của đồng bào có đạo.

Để nhiệm vụ nêu trên đạt hiệu quả, trƣớc hết Đảng, Nhà nƣớc cần quan tâm, đầu tƣ xây dựng các thể chế văn hoá trong vùng đồng bào có đạo. Các thể chế văn hoá này bao gồm các cơ sở trƣờng, lớp, các trung tâm sinh hoạt văn hoá, thể thao, các tổ chức đoàn thể xã hội .

Xây dựng các thể chế văn hoá có nghĩa là đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất cho các hoạt động văn hoá, đồng thời đào tạo đội ngũ cán bộ cùng với việc ban hành các quy chế để đƣa cơ sở vật chất đó vào hoạt động nhằm mục đích tạo ra một môi trƣờng sinh hoạt văn hoá mang tính cộng đồng cao.

Thông qua các thể chế văn hoá-xã hội này mà thu hút, tập hợp quần chúng, tuyên truyền giáo dục tƣ tƣởng chính trị, đạo đức mới, đồng thời hƣớng quần chúng về với mục tiêu xây dựng và phát triển đất nƣớc.

Tuyên truyền giáo dục tƣ tƣởng chính trị, đạo đức mới là một quá trình lâu dài đòi hỏi phải có sự kiên trì, thƣờng xuyên của đội ngũ cán bộ làm công tác văn hoá xã hội. Đặc biệt, trong các vùng đồng bào có đạo việc tuyên truyền giáo dục tƣ tƣởng chính trị, đạo đức muốn có hiệu quả cần phải đƣợc kết hợp một cách khéo léo với việc biểu dƣơng phát huy những giá trị tích cực của tôn giáo. Kết hợp hài hoà giữa đạo và đời. Tuyên truyền giáo dục tinh thần “tốt đời đẹp đạo”, tinh thần vị tha, nhân ái, tƣơng thân giữa những ngƣời thuộc các tín ngƣỡng tôn giáo khác nhau, giữa ngƣời có đạo và ngƣời không có đạo…

Việc tuyên truyền giáo dục tƣ tƣởng chính trị, đạo đức trong vùng đồng bào có đạo phải đƣợc tiến hành bằng nhiều biện pháp nhƣ tranh thủ sự giúp đỡ

157

của các chức sắc tôn giáo và những tín đồ có uy tín, tranh thủ lồng ghép nội dung cần tuyên truyền vào trong các sinh hoạt tôn giáo…

Việc tuyên truyền giáo dục tƣ tƣởng chính trị, đạo đức không chỉ thực hiện trong vùng đồng bào có đạo mà còn phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên cho đông đảo quần chúng nhân dân lao động nói chung, để không chỉ đồng bào có đạo mà cả đồng bào không có đạo cũng hiểu rõ đƣợc chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, nhận thức đúng về những giá trị đạo đức mới, những tích cực và hạn chế trong các tôn giáo, làm cơ sở cho sinh hoạt tín ngƣỡng tâm linh lành mạnh, qua đó khắc phục những ảnh hƣởng tiêu cực của tôn giáo đến sinh hoạt văn hoá tinh thần của xã hội nói chung, đến việc xây dựng nếp sống đạo đức mới nói riêng.

Các hoạt động tuyên truyền giáo dục phải gắn với các phong trào hành động cụ thể của quần chúng nhƣ phong trào văn hoá, văn nghệ, phong trào đền ơn đáp nghĩa, uống nƣớc nhớ nguồn, phong trào xoá đói giảm nghèo, phong trào từ thiện xã hội, phong trào bảo vệ môi sinh, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng khu dân cƣ văn hoá, gia đình văn hoá mới, phong trào tiết kiệm chống lãng phí…Các phong trào này phải đƣợc xây dựng và tổ chức với những hình thức phong phú, phù hợp đặc điểm tôn giáo, văn hoá từng vùng, từng địa phƣơng nhằm thu hút đông đảo quần chúng nhân dân lao động tham gia. Qua các phong trào văn hoá- xã hội tính cố kết cộng đồng ngày càng đƣợc củng cố và nâng cao, tính tích cực xã hội đƣợc hình thành. Thông qua các phong trào văn hoá- xã hội một mặt đồng bào có đạo có điều kiện hoà nhập vào các phong trào chung của toàn dân, giúp họ chủ động thích nghi với điều kiện cách mạng mới của dân tộc, dần thoát khỏi những mặc cảm tự ti vốn có do lịch sử để lại, thoát khỏi tình trạng sống co cụm, biệt lập đã và đang tồn tại hiện nay ở một số vùng đồng bào có đạo. Mặt khác, qua phong trào, đồng bào các tôn giáo phát huy đƣợc lòng yêu nƣớc, ý thức tự tôn dân tộc, tình cảm gắn bó với lợi ích dân tộc, tham gia vào

158

công cuộc đổi mới đất nƣớc, bảo vệ tổ quốc theo nghĩa vụ và quyền lợi của công dân.

Trong các phong trào văn hoá- xã hội đƣợc tổ chức cho vùng đồng bào có đạo nên đặc biệt chú trọng đến các phong trào xây dựng gia đình văn hoá, xây dựng khu dân cƣ văn hoá, bởi nhƣ đã phân tích ở trên, trong các gia đình đồng bào có đạo, gia đình là môi trƣờng đầu tiên để mỗi trẻ em đƣợc tiếp xúc với tôn giáo, đƣợc học cách làm ngƣời theo quan điểm tôn giáo. Mặt khác, trong quan niệm của các tôn giáo về các quan hệ đạo đức trong gia đình mặc dù có những dị biệt nhất định, nhƣng cũng có nhiều điểm phù hợp với quan niệm đạo đức mới trong gia đình Việt Nam hiện nay. Hơn nữa, từ thực tế kinh nghiệm tổ chức các

Một phần của tài liệu anh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 157)