cho thấy, các phong trào xây dựng gia đình văn hoá, khu dân cƣ văn hoá đã thu đƣợc nhiều kết quả đáng khích lệ cần cần đƣợc tiếp tục phát huy, nhân rộng. Vì vậy, chú trọng xây dựng gia đình văn hoá, khu dân cƣ văn hoá trong vùng đồng bào có đạo là làm tăng thêm hạt nhân cho nền đạo đức xã hội mới, dần hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực của tôn giáo trong quá trình xây dựng các quan hệ đạo đức xã hội mới trong đồng bào có đạo
Đồng thời với việc tuyên truyền giáo dục tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, xây dựng nếp sống văn hoá mới cho đồng bào có đạo, cần giáo dục, tuyên truyền cho đồng bào nâng cao ý thức, trách nhiệm công dân, đề cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh ngăn ngừa các hành vi lợi dụng tôn giáo và đạo đức tôn giáo, lợi dụng chính sách tự do tôn giáo, tín ngƣỡng của Đảng và Nhà nƣớc để truyền bá các hành vi mê tín, dị đoan, phá vỡ các phong tục, tập quán, lối sống và truyền thống đạo đức của dân tộc, phá hoại sự nghiệp cách mạng của toàn dân.
3.2.4. Tăng cường vai trò của các tổ chức đoàn thể xã hội trong các vùng đồng bào có đạo vùng đồng bào có đạo
159
Để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của đạo đức tôn giáo, cũng nhƣ để hình thành và xác lập những giá trị đạo đức mới trong đời sống của đồng bào có đạo thì khâu vận động, thu hút, tập hợp quần chúng tín đồ trong các tổ chức đoàn thể xã hội của Đảng và Nhà nƣớc có một ý nghĩa quan trọng. Vì vậy, Đảng, Nhà nƣớc cần chú trọng củng cố, xây dựng các tổ chức đoàn thể xã hội nhƣ Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội phụ Đạo, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên…trong các vùng đồng bào theo tôn giáo.
Việc củng cố, xây dựng các tổ chức đoàn thể xã hội trong các vùng đồng bào có đạo phải đƣợc chú trọng cả về số lƣợng và chất lƣợng cán bộ cũng nhƣ hoạt động của các tổ chức này. Thực tế cho thấy, ở nhiều vùng đồng bào có đạo, các tổ chức đoàn thể xã hội của ta hoạt động còn kém hiệu quả, việc thu hút, tập hợp quần chúng tín đồ còn rất hạn chế. Đặc biệt, trong một số vùng đồng bào có đạo, nơi mà các tổ chức hội đoàn tôn giáo phát triển mạnh thì các tổ chức đoàn thể xã hội của ta rất lu mờ, chỉ hoạt động cầm chừng. Do vậy, muốn tuyên truyền những giá trị đạo đức mới cũng nhƣ khuyến khích phát huy các giá trị đạo đức tích cực của tôn giáo, hạn chế những mặt tiêu cực của nó trong đời sống của đồng bào có đạo, Đảng, Nhà nƣớc cần chú trọng củng cố, xây dựng các tổ chức đoàn thể xã hội và có những cơ chế phù hợp để các tổ chức này hoạt động có hiệu quả. Cần tăng cƣờng bồi dƣỡng nghiệp vụ và trang bị những kiến thức cơ bản về tôn giáo cho đội ngũ cán bộ các đoàn thể xã hội bằng cách tổ chức thƣờng xuyên các lớp tập huấn về nghiệp vụ. Trong chƣơng trình của những lớp tập huấn này cần có phần lý luận về tôn giáo, về công tác vận động quần chúng tín đồ tôn giáo.
Bên cạnh việc củng cố, xây dựng các tổ chức đoàn thể xã hội, Đảng, Nhà nƣớc cần quan tâm tổ chức tốt hoạt động của các tổ chức này nhằm thu hút, tập hợp quần chúng hƣớng họ về về với mục tiêu xây dựng và phát triển đất nƣớc. Hay nói cách khác Đảng, Nhà nƣớc phải quan tâm hơn đến việc tổ chức tốt các
160
sinh hoạt mang tính cộng đồng trong các vùng đồng bào có đạo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc ít ngƣời. Muốn tập hợp, thu hút đƣợc đông đảo quần chúng tín đồ tôn giáo, các tổ chức đoàn thể xã hội phải có nhiều biện pháp hoạt động phong phú, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi, phù hợp với đặc điểm văn hoá tôn giáo của từng vùng, miền, từng tôn giáo cụ thể.
Khi mà tất cả các tổ chức xã hội khác nhau của mọi tầng lớp ngƣời trong xã hội từ thanh thiếu niên đến ngƣời già, từ nông dân đến trí thức đều vững mạnh, tìm đƣợc phƣơng thức hoạt động có hiệu quả và thiết thực, khi mà công tác văn hoá, giáo dục, y tế, văn nghệ, thể thao cũng phát triển đi đôi với sự phát triển đời sống vật chất thì các tôn giáo mới xa lạ với văn hoá truyền thống của dân tộc sẽ khó có cơ hội xâm nhập và phát triển trong đời sống của đông đảo quần chúng nhân dân. Đồng thời, với quá trình phát triển mọi mặt của đời sống xã hội, đồng bào các tôn giáo sẽ ít lệ thuộc vào niềm tin tôn giáo, họ sẽ tìm đƣợc những sinh hoạt cộng đồng bổ ích không chỉ cho bản thân họ mà còn cho cả xã hội nói chung. Khi mà nhu cầu sinh hoạt cộng đồng của con ngƣời đƣợc Đảng, Nhà nƣớc tạo điều kiện đúng, lành mạnh và đầy đủ, khi mà con ngƣời đƣợc thể hiện vai trò trong nhiều phƣơng diện khác nhau của đời sống cộng đồng họ sẽ bớt hƣớng đến các sinh hoạt tôn giáo hay các sinh hoạt cộng đồng của tôn giáo. Các sinh hoạt mang tính cộng đồng do các tổ chức đoàn thể xã hội thƣờng xuyên tổ chức, phát động sẽ là môi trƣờng thuận lợi để tuyên truyền, giáo dục những phẩm chất đạo đức mới cho đông đảo đồng bào có đạo, đồng thời cũng là môi trƣờng tốt để khuyến khích phát huy những giá trị tích cực của đạo đức tôn giáo trong đời sống của đồng bào có đạo.