1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận sự phát triển của triết học Phật giáo và ảnh hưởng của triết học Phật giáo trong xã hội việt nam hiện nay, Triết học Mác Lênin

31 78 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • PHẦN MỞ ĐẦU

    • 1. Lý do chọn đề tài

    • 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài

      • 2.1. Mục tiêu:

      • 2.2. Nhiệm vụ:

    • 3. Phương pháp nghiên cứu

  • PHẦN NỘI DUNG

    • Chương 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA

    • TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO

      • 1. Nguồn gốc hình thành

        • 1.1. Nguồn gốc Ấn Độ

        • 1.2. Phân hóa của Phật giáo

      • 2. Nội dung tư tưởng triết học của Phật giáo

        • 2.1. Thế giới quan

        • 2.2. Nhận thức luận

      • 3. Quá trình du nhập Phật giáo ở Việt Nam

        • 3.1. Con đường du nhập

        • 3.2. Thời đại du nhập đầu tiên

        • 3.3. Các môn phái du nhập

        • 3.4. Phật giáo qua các thời kỳ ở nước ta

    • Chương 2: ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN XÃ HỘI VIỆT NAM NGÀY NAY

      • 1. Ảnh hưởng tích cực của Phật giáo

        • 1.1. Hình thành lòng từ bi, bác ái hòa nhập với tình yêu nước của người Việt Nam

        • 1.2. Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong quan hệ ứng xử, giao tiếp

        • 1.3. Lan toả tư tưởng bình đẳng, công bằng với mọi người, mọi tầng lớp

        • 1.4. Răn dạy con người tính trung thực, góp phần tạo nên xã hội chân thật, giảm dần sự lừa gạt, dối trá

        • 1.5. Lan toả tình nghĩa, tình thương, sự lương thiện đến mọi người

        • 1.6. Ảnh hưởng trong tinh thần tự lực, tự chủ của mỗi người

        • 1.7. Phật giáo có ảnh hưởng tích cực đến các mối quan hệ gia đình, xã hội

      • 2. Một số ảnh hưởng tiêu cực mà Phật giáo gián tiếp mang lại

  • PHẦN KẾT LUẬN

  • PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINHKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊSỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO TRONG Xà HỘI VIỆT NAM HIỆN NAYTiểu luận cuối kỳMôn học: Triết học Mác – Lênin.Mà SỐ LỚP HỌC PHẦN: GVHD: NHÓM THỰC HIỆN: CƠ ĐIỆN TỬ K19HỌC KỲ: 2 – NĂM HỌC: 2020 – 2021TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 6 NĂM 2021 DANH SÁCH NHÓM THAM GIAVIẾT THUYẾT TRÌNH VÀ TIỂU LUẬNHỌC KỲ II NĂM HỌC 2020 2021Lớp thứ 4, tiết 13 15Tên đề tài: Sự phát triển của Phật giáo và ảnh hưởng của Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay.STTHọ và tênMã số sinh viên1234Nhận xét của giảng viên:Ngày … tháng … năm 2021Giảng viên ký tên MỤC LỤCPHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài12. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài22.1. Mục tiêu:22.2. Nhiệm vụ:23. Phương pháp nghiên cứu2PHẦN NỘI DUNGChương 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO31. Nguồn gốc hình thành31.1. Nguồn gốc Ấn Độ31.2. Phân hóa của Phật giáo42. Nội dung tư tưởng triết học của Phật giáo62.1. Thế giới quan62.2. Nhận thức luận103. Quá trình du nhập Phật giáo ở Việt Nam133.1. Con đường du nhập133.2. Thời đại du nhập đầu tiên133.3. Các môn phái du nhập143.4. Phật giáo qua các thời kỳ ở nước ta14Chương 2: ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN Xà HỘI VIỆT NAM NGÀY NAY171. Ảnh hưởng tích cực của Phật giáo171.1. Hình thành lòng từ bi, bác ái hòa nhập với tình yêu nước của người Việt Nam171.2. Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong quan hệ ứng xử, giao tiếp181.3. Lan toả tư tưởng bình đẳng, công bằng với mọi người, mọi tầng lớp181.4. Răn dạy con người tính trung thực, góp phần tạo nên xã hội chân thật, giảm dần sự lừa gạt, dối trá191.5. Lan toả tình nghĩa, tình thương, sự lương thiện đến mọi người191.6. Ảnh hưởng trong tinh thần tự lực, tự chủ của mỗi người201.7. Phật giáo có ảnh hưởng tích cực đến các mối quan hệ gia đình, xã hội202. Một số ảnh hưởng tiêu cực mà Phật giáo gián tiếp mang lại21PHẦN KẾT LUẬNPHỤ LỤC HÌNH ẢNHTÀI LIỆU THAM KHẢO  PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiPhật giáo hay đạo Phật, đạo Bụt là một trong các tôn giáo lớn của thế giới, cũng là một tôn giáo phổ biến tại Việt Nam, đồng thời cũng là một hệ thống triết học bao gồm các giáo lý, tư tưởng triết học cũng như tư duy về nhân sinh quan, vũ trụ quan, thế giới quan, giải thích các hiện tượng tự nhiên, tâm linh, xã hội, bản chất sự vật và sự việc.Được cho rằng đã du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu Công Nguyên, Phật giáo dần có tầm ảnh hưởng và lan tỏa sâu rộng đến mọi tầng lớp trong xã hội ngày nay. Ảnh hưởng của Phật giáo không chỉ là đối với tư tưởng của con người mà còn ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội, thay đổi tích cực suy nghĩ, hành động của mọi người, từ đó hình thành những tổ chức, trung tâm, cộng đồng thiện nguyện vì lợi ích của mọi người… Sự hình thành đạo Phật không chỉ là sự hình thành một hệ tư tưởng triết học mới, riêng biệt, mà nó còn đóng góp sâu rộng vào sự phát triển tư duy và nhận thức của con người, tạo niềm tin, chỗ dựa tinh thần và khích lệ phát triển những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của mỗi người. Thực sự không thể phủ nhận sự ảnh hưởng tích cực đến đời sống văn hóa xã hội Việt Nam của Phật giáo, hình thành và bồi đắp tình yêu thương, lan tỏa nếp sống “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”, hạn chế được đáng kể tệ nạn, tội phạm… và những tư tưởng đó của Phật giáo cũng rất phù hợp với truyền thống đạo đức của người Việt Nam. Do đó, việc tìm hiểu và biết được nguồn gốc, sự phát triển của đạo Phật ở nước ta cũng là điều cần thiết. Nhận ra điều đó, nhóm đã quyết định chọn đề tài: “Sự phát triển của triết học Phật giáo và ảnh hưởng của Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay”. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài2.1. Mục tiêu:Tìm hiểu sự phát triển của Triết học Phật giáo ở Việt Nam và những ảnh hưởng của triết học Phật giáo trong xã hội Việt Nam ngày nay.2.2. Nhiệm vụ:Để đạt được mục tiêu nói trên, cần tập trung một số nhiệm vụ:–Khái quát được quá trình hình thành Phật giáo, dẫn chứng bằng các sự kiện lịch sử.–Trình bày quá trình phát triển của triết học Phật giáo ở Việt Nam từ khi được du nhập đến nay.–Nêu lên thực trạng những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của triết học Phật giáo đến đời sống văn hóa xã hội của Việt Nam.3. Phương pháp nghiên cứu–Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tra cứu giáo trình chính thống kết hợp một số sách tham khảo để tìm kiếm các thông tin cần thiết; dùng thêm các tài liệu trên Internet để tham khảo và tra cứu.–Sử dụng các kiến thức đã học trên lớp làm cơ sở để tra cứu và tìm hiểu. PHẦN NỘI DUNGChương 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦATRIẾT HỌC PHẬT GIÁO1. Nguồn gốc hình thành1.1. Nguồn gốc Ấn ĐộTheo các tài liệu khảo cổ học đã chứng minh, Đạo Phật ra đời khoảng thế kỷ VI trước Công Nguyên ở vùng phía Tây Bắc Ấn do thái tử Siddhartha Gautama (Tấtđạtđa Cồđàm) sáng lập hiệu là Thích Ca Mâu Ni.Đạo Phật mang tên người sáng lập là Phật Đà. Phật giáo chính là giáo lý mà Phật Đà thuyết giảng.Trước thời kỳ Đức Phật xuất thế, văn hóa Ấn Độ cũng đã phát triển tới một trình độ khá cao, do tư tưởng sáng tạo của giống người Aryan. Nguyên thủy, giống người Aryan cư trú tại miền Trung ương Á Tế Á, lấy nghề du mục để sinh sống. Vào khoảng 3000 năm trước Công Nguyên, giống người này vượt qua dãy núi Hindukush di cư xuống vùng Đông nam Á Tế Á; một phần của giống người này di chuyển về phía Tây nam thuộc Ba Tư (Iran), một phần thì tiếp tục di chuyển về phía Đông nam, xâm nhập vào phía Tây bắc nước Ấn Độ, đánh đuổi người bản xứ, chiếm lĩnh vùng Panjab (Ngũ hà địa phương), thuộc thượng lưu sông Indus, và giống người này được gọi là dân tộc Aryan Ấn Độ.Dân tộc này đã chế tác được bộ kinh điển đầu tiên, kinh điển Rg Veda (Lê Câu Phệ Đà) 40 quyển, là nguồn tư tưởng văn hóa ở thời kỳ thứ nhất của Bà La Môn giáo, trong khoảng 1500 1000 năm trước Công Nguyên.Nguồn tư tưởng ở thời kỳ thứ hai của Bà La Môn giáo là thời đại Bràhmana (Phạm thư), khoảng 1000 800 năm trước Công Nguyên. Trong thời kỳ này, dân tộc Aryan Ấn Độ tiến về phía Đông, chiếm cứ đồng bằng sông Gange (Hằng Hà).Về thời cổ đại, dân tộc Ấn Độ tổ chức guồng máy chính trị theo chính thể Cộng hòa. Nhưng tới thời kỳ Đức Phật xuất thế, thì chế độ đó đã bị suy tàn, và được thay thế bằng chính thể Quân chủ chuyên chế. Duy có hai nước là Magadha (Ma Kiệt Đà) và Kosala (Kiều Tát La) là chế độ Cộng hòa vẫn còn tồn tại.Nói thêm, thời cổ đại, dân tộc Ấn Độ rất tôn trọng nghi thức tế tự, kính thần. Lúc đầu họ đặt ra người gia trưởng, hoặc tộc trưởng để giữ việc tế lễ, gọi là chức Ty tế. Dần dần chức Ty tế này trở thành việc chuyên môn nên được thay thế bằng các Tăng lữ. Mặt khác, vì theo đà tiến triển của xã hội, liền phát sinh ra bốn chức nghiệp: Sĩ, nông, công, thương. Dần dần, nghề nghiệp này trở thành giai cấp hóa. Giai cấp Tăng lữ coi việc tế tự chiếm địa vị tối cao; thứ đến giai cấp vua chúa, nắm quyền thống trị; thứ dân thuộc hạng nông, công, thương ở địa vị thứ ba; sau cùng là tiện dân ở địa vị thấp nhất.Dòng họ Bàlamôn đã chế định ra bốn giai cấp, tự cho mình ở địa vị tối cao, và chia sự tu hành làm bốn thời kỳ, sinh hoạt theo lý tưởng. Nhưng trái lại còn ba giai cấp khác, nhất là giai cấp tiện dân bị xã hội khinh miệt, không được pháp luật bảo hộ, cấm chế không cho dự phần tín ngưỡng tôn giáo và tán tụng kinh điển Veda. Do đó mà gây thành sự tổ chức xã hội bất công, dân chúng khát vọng có bậc thánh nhân xuất hiện cứu đời.Để đáp lại lòng mong mỏi đó, đã phát sinh một tôn giáo tha thiết với mục đích nhất vị bình đẳng cứu đời, chính là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sáng lập. Đức Phật, Ngài không nương vào dòng họ cao thấp để định giá con người, mà chỉ nương vào phần phẩm hạnh đạo đức. Đặc biệt, Ngài phủ nhận giai cấp bất công, đem chế độ bình đẳng để đãi ngộ mọi hạng người trong xã hội. Cho nên, Ngài chỉ căn cứ vào phần trí tuệ có nông sâu, đức hạnh có hậu bạc để định thứ vị con người.1.2. Phân hóa của Phật giáoTừ thế kỉ thứ 7 trở đi, đạo Phật đã có nhiều phân hoá. Nhiều tông phái đã xuất hiện lại có đường lối dị biệt và nhiều lúc chia rẽ nhau. Thời gian đó, cũng là lúc ra đời các tông phái Mật tông. Các phái này đưa ra rất nhiều hình ảnh Bồ Tát và có nhiều hoạt động về hình thức tương tự với việc thờ cúng thần linh của Ấn giáo, do đó, ít nhiều đã làm lu mờ các điểm đặc thù của Phật giáo. Sự bao dung và tự do của Phật giáo cũng là một tiền đề cho sự suy tàn. Các vua trong nước Ấn mặc dù sẵn sàng nghe thuyết giảng Phật pháp nhưng vẫn không bỏ quên đạo Bà La Môn và không ngừng phát huy đạo này thay vì Phật giáo.Sau khi Siddhārtha Gautama nhập nibbāna (niếtbàn) thì Phật giáo bắt đầu phân hóa ra thành nhiều nhánh và nhiều hệ tư tưởng khác nhau, mặc dù cùng xuất phát từ tư tưởng Phật giáo nguyên thủy:Phật giáo Nam tông, còn gọi là Phật giáo Thượng tọa, Phật giáo Tiểu thừa. Đây là nhánh Phật giáo có hệ thống kinh điển được coi là gần nhất với triết lý nguyên thủy của Phật giáo. Tông phái này hình thành ngay trong thế kỷ đầu tiên sau khi Thích Ca viên tịch.Tiểu thừa khác với Thượng tọa bộ (Theravada Phật giáo nguyên thủy hay Trưởng lão bộ) vì Thượng tọa bộ được truyền tới Tích Lan và phát triển ở đó vào thế kỉ thứ III trước Công Nguyên (thời vua Asoka) khi chưa hề có các khái niệm Tiểu thừa và Đại thừa. Đến khi bộ phái Tiểu thừa hình thành ở Ấn Độ thì Thượng tọa bộ đã phát triển hoàn toàn độc lập ở Tích Lan.Phật giáo Bắc tông, còn gọi là Phật giáo Đại chúng, Phật giáo Đại thừa. Từ thế kỉ thứ I TCN các tư tưởng Đại thừa đã bắt đầu xuất hiện và thuật ngữ Mahayana (Đại thừa), chỉ thực sự có khi nó được đề cập trong bộ kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Nói chung, tư tưởng Đại thừa có xu hướng rộng rãi và tự do hơn các phép tắc ràng buộc của Tiểu thừa (Hinayana). Đến thế kỉ thứ III, khái niệm Đại thừa mới được xác định rõ ràng qua các trước tác của bồ tát Long Thọ trong Trung Luận (hay Trung Quán Luận), chứng minh tính không của vạn vật. Bên trong Đại thừa, lại có các trường phái khác như là Trung quán tông, Duy thức tông.Phật giáo Mật tông, còn gọi là Phật giáo Chân ngôn, Phật giáo Kim cương thừa. Mật tông thường có khuynh hướng giữ bí mật các thông tin nên khó xác định được chính xác thời điểm ra đời của tông phái này. Mật tông xuất hiện vào khoảng thế kỉ thứ VI, hay chắc chắn hơn là thế kỉ thứ VII. Mật tông có rất nhiều pháp môn thực hành được gọi là các phương tiện thiện xảo, bao gồm Mạn đà la, Chân ngôn, Ấn, Thần thể, Ngũ trí như lai (DhyaniBuddha), Chủng tử, Đại thủ ấn, Kim cương chử và Kiền trùy (Ghanta chuông nhỏ).2. Nội dung tư tưởng triết học của Phật giáo2.1. Thế giới quanVô thường – vô ngãVô thường mang ý nghĩa không chắc chắn, thay đổi, vận động biến đổi không ngừng. Thật vậy, đạo Phật cho rằng “Vô thường” là không cố định, luôn biến đổi. Các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ không đứng yên mà luôn luôn biến đổi không ngừng, không nghỉ theo chu trình bất tận là “sinh – trụ – dị – diệt”. Nghĩa là sinh ra, tồn tại, biến dạng và mất đi.Do đó, không có gì trường tồn, cố định, chỉ có sự vận động biến đổi không ngừng. Với quan niệm này, Đức Phật dạy: “Tất cả những gì trong thế gian đó là biến đổi, hư hoại, đều là vô thường” . Vì vậy mọi sự vật không mãi ở yên trong một trạng thái nhất định, luôn luôn thay đổi hình dạng, đi từ trạng thái hình thành đến biến dị rồi tan rã. Sinh và diệt là hai quá trình xảy ra đồng thời trong một sự vât, hiện tượng cũng như trong toàn thể vũ trụ rộng lớn. Đức Phật cũng dạy rằng không phải là sự vật, hiện tượng sinh ra mới gọi là sinh, mất (hay chết đi) mới gọi là diệt, mà trong sự sống có sự chết, chết không phải là hết, không phải là hết khổ mà chết là điều kiện của một sinh thành mới.Vô ngã, nghĩa đen là “không có ta”, nghĩa bóng có nhiều nghĩa, theo Đại thừa vô ngã có nghĩa là “vô tự tính”; theo Nguyên thủy vô ngã có nghĩa là “không phải là ta, không phải là của ta”.Trái với quan điểm của kinh Veda, đạo Bà La Môn và đa số các môn phái triết học tôn giáo đương thời thừa nhận sự tồn tại của một thực thể siêu nhiên tối cao, sáng tạo và chi phối vũ trụ, Phật giáo cho rằng thế giới xung quanh ta và cả con người không phải do một vị thần nào sáng tạo ra mà được cấu thành bởi sự kết hợp của 2 yếu tố là “Sắc” và “Danh”. Trong đó, Sắc là yếu tố vật chất, là cái có thể cảm nhận được, nó bao gồm đất, nước, lửa và không khí; Danh là yếu tố tinh thần, không có hình chất mà chỉ có tên gọi. Nó bao gồm: thụ (cảm thụ), tưởng (suy nghĩ), hành (ý muốn để hành động) và thức (sự nhận thức).Danh và sắc kết hợp lại tạo thành 5 yếu tố gọi là “Ngũ uẩn”. Ngũ uẩn bao gồm sắc (vật chất), thụ (cảm giác), tưởng (ấn tượng), hành (suy lý) và thức (ý thức), chúng tác động qua lại với nhau tạo nên vạn vật và con người. Nhưng sự tồn tại của sự vật chỉ là tạm thời, thoáng qua, không có sự vật riêng biệt nào tồn tại mãi mãi. Do đó, không có “bản ngã” hay “cái tôi” chân thực. Thập nhị nhân duyênDuyên, điều kiện cho nguyên nhân trở thành kết quả. “Duyên là trợ duyên, chỉ cho những vật gì có tánh cách trợ giúp trực tiếp hay gián tiếp cho vật khác được thành. Như phân, nước, ánh sáng, nhân công...là trợ duyên giúp cho hạt lúa được thành cây lúa. Vậy nhân duyên là chỉ cho các vật làm nhân cho nó mà cũng vừa là trợ duyên cho tất cả vật chung quanh nó.” Phật giáo cho rằng, mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ từ cái nhỏ nhất đến cái lớn nhất đều chịu sự chi phối của luật nhân duyên. Trong đó duyên là điều kiện giúp cho nguyên nhân trở thành kết quả. Kết quả ấy lại nhờ có duyên mà trở thành nhân khác, nhân khác lại nhờ có duyên mà trở thành kết quả mới. Cứ như vậy mà tạo nên sự biến đổi không ngừng của các sự vật, tuân theo quy luật “Nhân – Quả”, nhân là cái hạt, quả là cái trái, cái trái do mầm ấy phát sinh. Nhân và quả là hai trạng thái nối tiếp nhau, nương vào nhau mà có. Nếu không có nhân thì không thể có quả, nếu không có quả thì không thể có nhân, nhân thế nào thì quả thế ấy.Mười hai nhân duyên sinh ra loài hữu tình gồm: vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử.Vô minh không sáng, tối tăm, mờ ám, si mê... Theo Đại thừa giải thích: “Không tỏ ngộ chân tâm gọi là vô minh” (Bất giác đệ nhất nghĩa đế, vị chi vô minh). Thông cả Đại thừa và Tiểu thừa giải thích: “Hiểu biết các pháp không đúng như thật (hiểu sai lầm), nên gọi là vô minh” (Bất như thật tri chư đế lý, vị chi vô minh); như vô ngã mà chấp thật ngã, vô pháp mà chấp thật pháp… Vô minh, lại có khi để chỉ các phiền não như tham, sân, si.Hành hành động, tạo tác. Do vô minh phiền não nổi lên, làm cho thân, khẩu, ý, tạo tác ra các nghiệp lành hay dữ nên gọi là hành.Thức thần thức, tinh thần. Do thân, khẩu, ý, ba nghiệp tạo tác những nghiệp lành hay dữ nên khi chết rồi, các nghiệp dẫn dắt thần thức đi lãnh thọ quả báo (thân) khổ hay vui ở đời sau.Danh sắc thân thể. Thân thể người có hai phần: phần tinh thần (tâm) chỉ có tên kêu gọi, chứ không có hình sắc nên gọi là danh; phần thể chất có hình sắc, nên gọi là sắc.Lục nhập, nôm na là sáu chỗ vào. Khi đã có thân thể rồi, cố nhiên phải có sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý) là chỗ của sáu trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc và pháp) phản ảnh vào.Xúc tiếp xúc. Trong sáu căn, sáu trần, thường gặp gỡ tiếp xúc với nhau, như mắt tiếp xúc với sắc, tai tiếp xúc với tiếng, mũi tiếp xúc với mùi, lưỡi tiếp xúc với vị, thân tiếp xúc với ấm lạnh, trơn nhám, ý tiếp xúc với pháp trần.Thọ lãnh thọ. Khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần, rồi lãnh thọ những cảnh vui hay buồn, sướng hay khổ, hay cảnh bình thường.Ái ưa muốn. Khi lãnh thọ cảnh vui thì sinh lòng tham, muốn làm sao cho được; khi gặp cảnh khổ thì sanh tâm sân hận, muốn xa lìa; gặp cảnh bình thường thời si mê.Thủ giữ lấy, tìm cầu; nói rộng ra là các hành động tạo tác. Do gặp cảnh thuận thì tham cầu, gặp cảnh nghịch lại sân, si muốn xa lìa; mục đích là muốn tìm phương này kế nọ để bảo thủ cho được bản ngã của mình.Hữu có. Vì đời này đã có nhân lành hay dữ do mình tạo ra, thì đời sau quyết định phải có quả khổ hay vui mà mình phải thọ nhận. Sanh sanh ra. Do ái, thủ, hữu làm nhân hiện tại tạo ra các nghiệp, cho nên qua đời sau, phải sanh ra đời để thọ quả báo. Lão tử già, chết. Đã có sanh ra, tất nhiên phải chịu các khổ già và chết.Tứ diệu đếNội dung triết lý nhân sinh của Phật giáo được thể hiện tập trung trong thuyết “Tứ diệu đế” (Tứ thánh đế) tức là 4 chân lý tuyệt diệu đòi hỏi mọi người phải nhận thức được.Khổ đế, chân lí về sự khổ, cho rằng mọi dạng tồn tại đều mang tính chất khổ não, không trọn vẹn, cuộc đời con người là một bể khổ.Phật xác nhận đặc tướng của cuộc đời là vô thường, vô ngã và vì vậy mà con người phải chịu khổ. Có 8 nỗi khổ là: sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, thụ biệt khổ (yêu thương nhau phải xa nhau), oán tăng hội (ghét nhau phải gần nhau), sở cầu bất đắc (mong muốn mà không đạt được) và ngũ thụ uẩn (do 5 yếu tố tạo nên con người). Như vây, cái khổ về mặt hiện tượng là cảm giác khổ về thân, sự bức xúc của hoàn cảnh, sự không toại nguyện của tâm lý về bản chất. Về phương diện triết học, khổ đau là một thực tại như thực đối với con người. Khổ đế là một chân lý khách quan hiện thực, khổ hay hình thái bất an là kết quả hàng loạt nhân duyên được tạo tác từ tâm thức.Đạo Phật cho rằng đời là bể khổ, nỗi đau khổ là vô tận, là tuyệt đối. Cuộc đời là đau khổ không còn tồn tại nào khác. Ngay cả cái chết cũng không chấm dứt sự khổ mà là tiếp tục sự khổ mới. Phật ví sự khổ của con người bằng hình ảnh: “Nước mắt của chúng sinh nhiều hơn nước biển”.Tứ diệu đế gồm:Nhân đế (hay Tập đế), triết lý về sự phát sinh, nguyên nhân gây ra sự khổ. “Tập” là chứa nhóm, dồn thêm mỗi ngày mỗi nhiều hơn lên. “Đế” là sự thật vững chắc, đúng đắn hơn cả. “Tập đế” là sự thật đúng đắn, vững chắc về nguyên nhân của những nỗi khổ đã chứa nhóm, tích trữ lâu đời, lâu kiếp trong mỗi chúng sinh.Diệt tiêu diệt, trừ diệt. “Diệt” ở đây tức là diệt dục vọng mê mờ, phiền não. “Đế” là lý lẽ chắc thật, đúng đắn do trí tuệ sáng suốt soi thấu và thuyết minh. Diệt đế, chữ Pali gọi là Nirodha dukkha tức là sự thật đúng đắn, mà đức Phật đã thuyết minh về hoàn cảnh tốt đẹp mà mọi người có thể đạt được khi đã diệt hết mọi phiền não, mê mờ.Đạo đế, muốn thực chứng, thể nhập Niếtbàn thì phải tu theo phương pháp mà Phật đã dạy. Phương pháp chân chính, có hiệu quả chắc thật để thành Phật.2.2. Nhận thức luậnLý tám thứcPhật giáo cho rằng, sự nhận thức của con người được hình thành từ sự kết hợp giữa chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức, thiếu một trong hai thứ này thì sự nhận thức không thể có được. Trong đó, Phật giáo cho rằng con người có sáu năng lực nhận biết về đối tượng, gọi là lục căn: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Tương ứng với lục căn là đối tượng trong khách thể nhận thức (gọi là cảnh) gồm lục trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Khi “lục căn” gặp “lục trần” trong quá trình nhận biết thì Phật giáo gọi là “lục nhập”. Sự gặp gỡ của lục căn và lục trần trong quá trình nhận biết sinh ra cái biết, gọi là “thức”, mà trước hết gồm có lục thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức.Nhãn căn lấy sắc trần làm đối tượng, có thể phát sinh ra Nhãn thức.Nhĩ căn lấy thính trần làm đối tượng, có thể phát sinh ra Nhĩ thức.Tỷ căn lấy hương trần làm đối tượng, có thể phát sinh ra Tỷ thức.Thiệt căn lấy vị trần làm đối tượng, có thể phát sinh ra Thiệt thức.Thân căn lấy xúc trần làm đối tượng, có thể phát sinh ra Thân thức.Tam cảnhĐề cập đến nhận thức luận, triết học Phật giáo cho rằng khách thể nhận thức được chia thành ba nhóm, gọi là “tam cảnh” gồm: tánh cảnh, đới chất cảnh và độc ảnh cảnh. Ba cảnh này còn được gọi là “tướng phần”, trong tương quan với chủ thể nhận thức thì được gọi là kiến phần.Về tánh cảnh, kinh Bộ lượng Du già của Phật giáo cho rằng, thực tại là một dòng biến chuyển, vận động không ngừng, là sự thống nhất của vận động và đứng im. Các thời điểm đứng im đó diễn ra trong thời khắc rất ngắn, và ngay trong thời điểm ngắn ngủi như vậy, thực tại cũng đã có sinh, có diệt, có đủ bốn tướng sinh, trụ, dị, diệt. Mặc dù có tương tục tiếp nối, song sự vật ở những sát na khác nhau được coi là những hiện tượng khác nhau. Mỗi sát na cũng có tính tách biệt với những sát na khác.Về đới chất cảnh, loại thực tại thứ hai là thực tại gián tiếp. Đây là thực tại vay mượn, thực tại có dự phần của tưởng tượng, dự phần của tư duy kiến tạo, tức là có phần tham dự và tạo dựng của con người. Nói theo ngôn ngữ ngày nay, nó là thực tại nhận được trong hình ảnh chủ quan, trong khái niệm, trong các bản sao tinh thần. Nhưng thực tại này không thuần là thực, nghĩa là nó chỉ là bản sao, là thực tại gián tiếp hóa. Loại hiện thực này cũng có thể gọi là bán hiện thực, bởi vì dù sao, nó cũng có sơ sở ở hiện thực khách quan.Về độc ảnh cảnh, đây là thế giới ảnh tượng do ý thức tái thiết lại khi vắng mặt cảm giác trực tiếp, nghĩa là khi nó hoạt động vượt qua ảnh hưởng cộng tác của năm thức đầu. Đây cũng là những hình ảnh, biểu tượng, khái niệm, ngôn từ có tính thuần túy đã vượt qua sự chi phối trực tiếp của hiện thực khách quan đứng sau chúng, là thực tại có trong tâm thức của con người, do con người tạo dựng nên, là sản phẩm thuần túy của tư duy con người.Tam lượngLượng là lượng tính, tính toán và so lường và cũng là sự phân biệt, cân nhắc vạn pháp của Tâm thức để hiểu biết. Nói cách khác, lượng ở đây là chỉ cho tâm thức thuộc về chủ thể, có khả năng phân biệt vạn pháp và Tâm thức phân biệt có tính cách so lường thiệt hơn, cân nhắc lợi hại, phân tích đúng sai để chọn lựa tinh tường, sâu sắc cho sự hiểu biết.Trong triết học Phật giáo hiện lượng được xem là hình thái đầu tiên của quá trình nhận thức. Hiện lượng nghĩa là hiểu biết trực tiếp những cảnh vật, đối tượng đã được hiện bày đầu tiên và sự hiểu biết hiện lượng hoàn toàn không có ý niệm diễn dịch và suy luận.Tỷ lượng xét đoán, tính toán theo sự so sánh đúng sai, cân nhắc lợi hại, phân biệt phải quấy, lựa chọn hơn kém... của tâm thức để hiểu biết. Đây là sự hiểu biết của ý thức (thức thứ sáu).Nhận thức theo tỷ lượng có hai loại, đó là chân tỷ lượng và tợ tỷ lượng, hình thái nhận thức thứ ba gọi là phi lượng.Chân tỷ lượng ý thức hiểu biết chính xác về tính chất, giá trị và ý nghĩa của vạn pháp hiện có mặt trong thế gian bằng sự suy luận và diễn giải. Những hiện tượng ảnh tử do năm thức đầu cung cấp đều phát sinh từ nơi những sự vật có thực chất trong thế gian nên gọi là chân và ý thức hiểu biết đúng những hiện tượng ảnh tử đó bằng sự suy luận và diễn giải nên gọi là chân tỷ lượng.Tợ tỷ lượng là việc ý thức hồi tưởng và so sánh những quá trình nghiệm sống của mình để hiểu biết tính chất, ý nghĩa và giá trị từng loại trong cuộc đời.Phi lượng, thực ra, đây không phải là một hình thái nhận thức độc lập với hai hình thái nhận thức trước. Hiện lượng và Tỷ lượng có khi đúng và cũng có khi sai, mà mỗi khi sai thì đều là Phi lượng.3. Quá trình du nhập Phật giáo ở Việt Nam3.1. Con đường du nhậpPhật giáo du nhập vào Việt Nam qua hai con đường: đường biển từ phía Nam lên và đường bộ từ phía Bắc xuống. Trong số bốn nhà truyền giáo đầu tiên đặt chân lên Việt Nam, thì hết ba nhà sư là người Ấn Ðộ, đi đường thủy sang Trung Hoa truyền đạo và đã ghé tại Việt Nam là các ngài: MaHaKỳVực, Khương Tăng Hội và ChiCươngLương.Nhà truyền giáo thứ tư là người Trung Hoa, ngài Mâu Bác, đã đi đường bộ từ phía Bắc xuống. Ðó là điều chứng minh rằng Phật giáo vào Việt Nam do cả đường thủy và đường bộ cả từ phía Nam lên và phía Bắc xuống. Nhưng vì nước ta bị Trung Hoa đô hộ hơn ngàn năm và sau đó vẫn còn lệ thuộc vào văn hóa và chính trị nên về sau con đường truyền giáo từ Trung Hoa sang là con đường chính.3.2. Thời đại du nhập đầu tiênNhà truyền giáo đầu tiên đến Việt nam (lúc bấy giờ là đất Giao Châu) là ngài Mâu Bác, người quận Thương Ngô tức là Ngô Châu (Trung Hoa bây giờ). Sau khi vua Hán Linh Ðế mất (189) nước Tàu thường loạn lạc, ông theo mẹ qua ở Giao Châu và truyền bá đạo Phật.Nhà truyền giáo thứ hai đặt chân lên đất Giao Châu là ngài Khương Tăng Hội, ông gốc Khương Cư (Soadiane, Ấn Ðộ). Mục đích của ông là sang Trung Hoa, nhưng ông thân của ông sang Giao Châu buôn bán nên ông cũng theo đường Giao Châu để sang Trung Hoa. Trung Hoa lúc ấy về đời Tam Quốc, ông đến nước Ðông Ngô và được Ngô Tôn Quyền sùng mộ, xin quy y với ông (229 252). Như thế là Ngài Khương Tăng Hội ghé lại Giao Châu vào khoảng đầu thế kỷ thứ III, sau Tây lịch. Vào khoảng giữa thế kỷ thứ III đến cuối thế kỷ thứ III, đất Giao Châu lại đón tiếp hai nhà sư Ấn Ðộ nữa là Ngài Ma Ha Kỳ Vực và Chi Cương Lương, trên bước đường sang Trung Hoa truyền giáo của các ngài, vào đời nhà Tần (265306). Như thế, có thể nói rằng: Ðạo Phật du nhập đầu tiên sang Việt Nam trong khoảng cuối thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ III, sau Tây lịch.3.3. Các môn phái du nhậpTrong thời kỳ đầu tiên du nhập Việt Nam, đạo Phật chỉ phớt qua trên đất nước, chưa có màu sắc riêng biệt và 6 dân chúng chỉ mới tiếp xúc với Ðạo Phật trong phương tiện thờ cúng lễ bái mà thôi. Phải đợi đến vài ba năm sau, đạo Phật mới thâm nhập dần vào dân chúng và do ảnh hưởng của Phật Giáo Trung Hoa. Có một đều chúng ta ngạc nhiên là, mặc dù Phật Giáo Trung Hoa gồm mười tôn phái, mà chỉ có Thiền Tôn là được truyền đi sang Việt Nam trước nhất và mạnh mẽ nhất. Ðến đời Dường (820) lại có ngài Vô Ngôn Thông ở Trung Hoa sang truyền giáo, lập thành phái Thiền Tôn thứ hai; kế đó là các phái Thảo Ðường, Tào động, Lâm tế v.v.. lần lượt truyền sang Việt Nam. Tóm lại, đạo Phật du nhập vào Việt Nam, chỉ có Thiền Tôn là gây ảnh hưởng mạnh mẽ hơn cả.3.4. Phật giáo qua các thời kỳ ở nước taPhật giáo dưới thời Hậu Lý Nam Ðế (571602) Và Bắc thuộc lần thứ ba (603 939).Trong khoảng thời gian gần bốn trăm năm, từ đời Hậu Lý Nam Ðế (571 602) cho đến hết thời kỳ Bắc thuộc lần thứ ba (603 939), sự truyền giáo ở Việt Nam có thể chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất, do công đức của phái Tỳ Ni Ða Lưu Chi.Giai đoạn thứ hai, do các đoàn truyền giáo Trung Hoa vào Việt Nam, và sự khuyến khích ủng hộ của các đời vua Tùy và Ðường.Giai đoạn thứ ba, do phái Vô Ngôn Thông.Phật giáo dưới thời Đinh và Tiền Lê (968 1009).Phật Giáo đời Ðinh Tiên Hoàng và Tiền Lê, được ưu đãi và giữ địa vị độc tôn, bởi: các vị tăng sĩ phần nhiều là những vị bác học thâm Nho. Chữ Nho mặc dù trước đó đã được đem dạy ở đất Việt, nhưng vì chưa có khoa thi cử, nên ít người theo học. Chỉ có các vị thiền sư, vì cần nghiên cứu Phật Giáo qua kinh điển bằng chữ Hán, nên phải học Nho nhiều. Những vị sư lúc bấy giờ, vừa túc Nho, vừa hiểu đạo lý mà vừa có đức hạnh, thì lẽ dĩ nhiên trong triều được vua trọng vọng, ngoài dân chúng được kính nể.Phật giáo dưới thời nhà Lý (1010 1225).Nếu ở Trung Hoa, đời Ðường là đời Phật giáo thịnh hành nhất, thì ở Việt Nam đời Lý là đời Phật giáo được thịnh hành nhất. Trong hơn hai trăm năm, Ðạo Phật giữ địa vị độc tôn về mọi phương diện: đạo đức, văn học, chính trị, ngoại giao. Tám đời vua nhà Lý đều sùng một đạo Phật và có nhiều vị đã xuất gia đắc đạo. Các vị tăng thời đó đã tận tụy đem cái sở học, sở đắc của mình nhập thế cứu đời, gây uy tín rất lớn cho Ðạo Phật.Phật giáo dưới thời nhà Trần (1225 1400).Nhà Trần nối nghiệp nhà Lý, thừa hưởng về mọi phương diện, một di sản quý báu mà nhà Lý đã xây dựng trên hai thế kỷ. Riêng về Phật giáo, mặc dù về cuối đời nhà Lý, triều đình gặp nhiều vụ nội biến và trong phái thiền môn, ít có được những vị cao tăng đại đức như ở đầu đời Lý, nhưng trong dân chúng, đạo Phật đã thấm nhuần sâu xa, đâu đâu củng có chùa, có tượng Phật để tín đồ sùng bái. Bước sang đầu đời nhà Trần, có nhiều lý do khiến chúng ta tin tưởng rằng Ðạo Phật sẽ được phát triển mạnh thêm, nhất là các vị vua đầu nhà Trần là những vị vua thông hiểu và sùng mộ Phật Giáo còn hơn cả những vị vua đầu nhà Lý.Phật giáo dưới đời nhà Hồ (1400 1407) và dưới đời Hậu Lê (1428 1527).Phật Giáo dần dần suy sụp từ dưới đời các vua cuối nhà Trần, sang nhà Hồ và kéo dài cho đến cuối đời Hậu Lê. Trên gần hai ngàn năm Phật Giáo có mặt trên đất nước này, có thể nói giai đoạn này là giai đoạn tối tăm nhất của Phật Giáo.Phật giáo trong thời Nam Bắc phân tranh (1528 1802).Trong giai đoạn này, ở Trung Quốc thường có loạn lạc, Phật giáo thường bị chèn ép bởi Lạt Ma giáo, nên một số vị cao tăng đã rời quê hương, sang Việt Nam truyền giáo, người thì vào ở đất Bắc, người thì vào Nam. Nhờ thế, nước ta Có nhiều tôn phái mới và nhiều vị sư Trung Hoa danh tiếng mà ảnh hưởng còn truyền đến bây giờ.Phật giáo dưới đời các vị vua đầu triều Nguyễn (1802 – 1945).Trong giai đoạn này, nước ta sống trong cảnh chiến tranh thường trực, ít ai có thì giờ nghĩ đến chuyện chấn hưng đạo đức tôn giáo. Một số chùa chiền bị tàn phá, kinh điển thất lạc, cảnh hoang tàn thật tiêu điều buồn bã. Chương 2: ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN Xà HỘI VIỆT NAM NGÀY NAY1. Ảnh hưởng tích cực của Phật giáo1.1. Hình thành lòng từ bi, bác ái hòa nhập với tình yêu nước của người Việt Nam“Đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam là hệ thống giá trị truyền thống yêu nước, cần cù, thương người, vì nghĩa, anh hùng, sáng tạo và lạc quan, trong đó chủ nghĩa yêu nước là giá trị đạo đức tinh thần đứng đầu bảng trong giá trị truyền thống Việt Nam, truyền thống đó được hình thành trong quá trình hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Trong bối cảnh lịch sử ấy và những giá trị đặc trưng truyền thống ấy, Phật giáo muốn tồn tại và phát triển được ở Việt Nam tất nhiên phải có sự thích ứng hòa hợp.” Sự hòa nhập của Phật giáo được thể hiện trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đã có rất nhiều vị cao tăng là quốc sư, giúp vua trị nước, an dân thời phong kiến. Thời kỳ đầu của chế độ phong kiến, chùa chiền cũng là nơi đào tạo giới trí thức, dạy dân cách tổ chức đời sống.Từ xưa đến nay, với tinh thần “lợi đạo, ích đời”, “… Phật giáo Việt Nam đã tập hợp được lực lượng tín đồ đông đảo để xiển dương cho các giá trị đạo đức, nhân văn vì hạnh phúc của chúng sinh, vì sự an bình của đất nước. Mang tư tưởng “từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha”, Phật giáo Việt Nam đã thực sự góp phần trong việc hình thành nền tư tưởng, văn hóa dân tộc Việt Nam, trong đó tư tưởng yêu nước là chủ yếu, …. Phật giáo khi được truyền vào Việt Nam luôn hòa mình vào văn hóa dân tộc, khơi dậy và phát huy tinh thần khoan dung, yêu nước, thương nòi, cùng chung tay xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, sự đồng thuận xã hội qua phương châm “sống tốt đời, đẹp đạo.” 1.2. Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong quan hệ ứng xử, giao tiếpĐạo đức Phật giáo hòa nhập với các giá trị đạo đức của dân tộc trở thành phương tiện diễn đạt quan niệm đạo đức truyền thống của người Việt Nam. Các thuật ngữ như “từ bi, hỷ xả”, “vô ngã, vị tha”, “cứu nhân độ thế”, “tu nhân tích đức”, “sống nhân từ để phúc cho đời sau”… đã không còn nguyên nghĩa của riêng Phật giáo, mà trở thành một phần trong lẽ sống của người Việt, trở thành ngôn ngữ của đời sống thường ngày.Nét phổ biến trong quan hệ ứng xử và giao tiếp của Phật giáo là cái thật, cái thiện ở cả thân, khẩu, ý. Trong bát chính đạo của Phật giáo, có chính ngữ (giữ cho lời nói được đúng mực), đó chính là một trong các điều kiện để mỗi con người có những ứng xử phù hợp với mọi người trong xã hội. Về ứng xử, giao tiếp trong gia đình, Phật giáo đề cao sự hòa thuận và trách nhiệm của các bậc cha mẹ, anh em, vợ chồng… đề cao sự hiếu thuận thông qua thực hiện Tứ ân. Điều này được thể hiện rất nhiều trong ca dao, tục ngữ Việt Nam: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ, kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”, hay như: “Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời, không ai khổ bằng cha” đã trở thành đạo lý, lẽ sống của người Việt.1.3. Lan toả tư tưởng bình đẳng, công bằng với mọi người, mọi tầng lớpTư tưởng bình đẳng, công bằng của Phật giáo khi du nhập và phát triển ở Việt Nam đã hòa nhập với tư tưởng, công bằng, bình đẳng của người Việt Nam. Cơ sở của sự ảnh hưởng hòa nhập này dường như bắt nguồn từ tư tưởng nguyên thủy của nền văn minh làng xã. Phật giáo chủ trương thiết lập quan hệ bình đẳng giữa mọi người và cho rằng mọi người đều bình đẳng như nhau, trong mỗi người đều có phật tính; trong quan hệ với người khác, mỗi cá nhân không được cầu lợi cho mình… có ảnh hưởng rất lớn đối với quan niệm sống của người Việt.Như thực tế đã cho thấy, ngày nay, tư tưởng trọng nam khinh nữ gần như đã không còn; tất cả mọi tầng lớp giàu, nghèo, mọi lứa tuổi, giới tính… đều được học tập, làm việc, giải trí, được chăm sóc… 1.4. Răn dạy con người tính trung thực, góp phần tạo nên xã hội chân thật, giảm dần sự lừa gạt, dối tráTrong giáo lý của nhà Phật, tính trung thực thuộc vào giới “không nói dối” của ngũ giới. Thập thiện bao gồm: thực ở cả “thân, khẩu, ý”. Trung thực ở ý là trung tâm điều chỉnh hành vi theo luật nhân quả, nhân nào quả ấy. Theo đó, sự dối trá sẽ bị nghiệp báo. Thuyết nhân quả, nghiệp báo của Phật giáo gặp gỡ với tín ngưỡng của người Việt Nam đã lan tỏa thành nếp sống, nếp nghĩ “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”…Có thể thấy, rất nhiều người phạm tội vẫn biết quay đầu để nhận lỗi, không ít trường hợp phạm pháp vẫn tự nguyện đầu thú; nhặt được của rơi trả lại cho cố chủ… Điều này cũng phù hợp với quan niệm của nhân dân Việt Nam: “cây ngay không sợ chết đứng”, …1.5. Lan toả tình nghĩa, tình thương, sự lương thiện đến mọi ngườiTính thiện, tình nghĩa và tình thương mang bản sắc Việt Nam được con người Việt Nam hun đúc trong quá trình dựng nước và giữ nước. Cái thiện của con người Việt Nam mang tinh thần bình đẳng, vị tha, tôn trọng, yêu thương con người. Phật giáo đã hòa đồng với tư tưởng truyền thống Việt Nam để xây dựng tính thiện, tình nghĩa và tình thương. Đó là, tình “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”… Tình thương, tình nghĩa, tính thiện không chỉ thể hiện trong quan hệ với hiện tại mà còn được thể hiện trong quan hệ với quá khứ như: “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”…Sự lan toả những tình cảm, tình nghĩa này thực sự đã được biểu hiện thông qua những hành động thiết thực: xây dựng nhà tình thương, quyên góp ủng hộ đồng bào miền lũ, hỗ trợ chắp cánh ước mơ, tiếp sức đến trường…Đặc biệt, qua diễn biến dịch Covid19, những tình cảm đó lại càng được thấy rõ thông qua những hành động: sáng chế ra ATM gạo, phát cơm, nước, nhu yếu phẩm, khẩu trang miễn phí, …1.6. Ảnh hưởng trong tinh thần tự lực, tự chủ của mỗi ngườiPhật giáo khẳng định mỗi cá nhân là chủ nhân của chính mình, không phải làm nô lệ của người khác kể cả nô lệ cho đức Phật, hãy “tự đốt đuốc mà đi”. Tư tưởng này của Phật giáo khiến con người được giải phóng khỏi sự trói buộc của thần quyền, nhờ đó mà được tự do. Chính con người phải tự quyết định số phận và tiền đồ của chính mình. Quan điểm tự lực, tự chủ của Phật giáo đã góp phần xác định thêm cho tinh thần tự lực, tự chủ của mỗi người Việt Nam.1.7. Phật giáo có ảnh hưởng tích cực đến các mối quan hệ gia đình, xã hộiNhững mối quan hệ trong gia đình và xã hội như cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái bạn bè họ hàng láng giềng... Phật giáo xem là thiêng liêng đáng được tôn kính và tôn thờ.Trước tiên, cha mẹ là thiêng liêng đối với con cái, nhắc đến công lao dưỡng dục của cha mẹ, Phật dạy: “Muôn việc ở thế gian, không gì hơn công ơn nuôi dưỡng lớn lao của cha mẹ” (Kinh Thai Cốt). Phật dạy: con cái phải quan tâm chăm sóc bố mẹ của mình ở tuổi xế chiều; bố mẹ, ngược lại, phải có một số trách nhiệm đối với con cái của mình: phải giáo dục con cái tránh xa những việc làm xấu xa, cho con ăn học đến nơi đến chốn,... Thứ hai mối quan hệ giữa thầy và trò, học trò phải cung kính và vâng lời thầy, siêng năng học tập và ngược lại thầy phải rèn luyện và dạy dỗ học trò trò nên người tốt. Thứ ba, vợ và chồng, tình yêu giữa vợ và chồng được xem là rất thiêng liêng, vợ chồng phải tin tưởng lẫn nhau, tôn trọng và hết mình vì nhau. Thứ tư, mối quan hệ giữa bạn bè, họ hàng quyến thuộc và hàng xóm, phải hiếu khách nhân từ đối với nhau, vui vẻ, dễ chịu, đối xử bình đẳng với nhau, giúp đỡ nhau những lúc cần thiết2. Một số ảnh hưởng tiêu cực mà Phật giáo gián tiếp mang lạiBên cạnh những ảnh hưởng tích cực thì Phật giáo cũng có những hạn chế trong tiến trình chung của sự phát triển xã hội. Nhưng cần phải nhận thức một điều là những ảnh hưởng tiêu cực này không phải xuất phát từ bản chất, lý luận của đạo Phật mà do những người thừa hành. Có thể Kinh Phật qua nhiều nước, nhiều xã hội với nhiều nền văn hoá khác nhau khiển có nhiều cách giải thích và cách hiểu khác nhau về đạo Phật. Hơn nữa, từng cá nhân tiếp thu đạo Phật cũng theo nhiều cách và theo những trình độ khác nhau, có thể làm thay đổi ý nghĩa tốt đẹp của đạo Phật.Thời đại toàn cầu hóa ngày nay. Nước ta vừa trải qua mấy chục năm chiến tranh và hàng chục năm sống dưới chế độ bao cấp, đời sống còn nghèo nàn, lạc hậu rất cần đến sự phát triển đột phá. Phát triển có nghĩa là tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, đời sống vật chất và văn hoá. Đảng và nhà nước đã chỉ ra nhiệm vụ trước mắt là làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để đạt mục tiêu đó, nước ta cần có những người có tham vọng lớn, năng động lạc quan, tin tưởng, dũng cảm mở rộng sáng tạo... Những phẩm chất này phần lớn trái với giáo lý nhà Phật, vì tham vọng trái với cấm dục, vô dục, ly dục của Nhà Phật …Nhiều loại hình mê tín dị đoan sinh ra mang danh nghĩa Phật pháp, các hoạt động bói toán, bắt vong, cầu khấn nhằm đạt mục tiêu, nguyện vọng… Ngày nay, những người đi chùa hầu hết không có đủ tri thức về giáo lý nhà Phật cho nên khó có thể giáo dục đạo Phật một cách tự giác, tích cực trong xã hội và gia đình. Nhiều người quá lạm dụng yếu tố mê tín gây tốn tiền của cúng bái. Thậm chí nhiều người còn quá cả tin dẫn đến bị lợi dụng mất tiền của. Nhiều người thụ động cho rằng con người đã có số mạng định trước thì còn phấn đấu làm gì cho mệt. Như thế chẳng khác nào Phật giáo đã làm con người ta mất đi động lực sinh tồn, xã hội không thể tiến lên được với những người như thế.Sư giả, ni giả cũng là vấn đề đáng nói, họ lợi dụng tín ngưỡng của người dân nhằm trục lợi bất chính cho bản thân, hoặc dùng chính hình ảnh sư thầy giả của họ để làm xấu đi hành ảnh Phật tử, tăng ni. Những vụ việc sư giả đi khất thực, sư giả ăn thịt… đã không còn xa lạ với chúng ta, tuy vậy vẫn còn nhiều người không biết nên vẫn bị lừa gạt, làm mất đi niềm tin vào tăng ni phật tử, hoặc đơn giản là hao phí tài của vô ích.Lấy danh nghĩa nhà Phật, quyên góp cứu đời, từ thiện, để trục lợi cho bản thân. Đó cũng là đánh vào lòng từ bi, đồng cảm của dân ta, dù không mang danh nghĩa Phật pháp, nhưng họ vẫn có thể giả câm, điếc, khuyết tật chỉ để lợi dụng lòng thương người của dân ta, cũng là điều mà Phật dạy, để trục lợi bất chính. PHẦN KẾT LUẬNTóm lại, Phật giáo là tôn giáo đã gắn liền với sự phát triển lâu dài của dân tộc Việt Nam, tác động tích cực của Phật giáo cũng góp phần không nhỏ cho sự phát triển và hoàn thiện văn minh tiến bộ của xã hội, hoàn thiện con người cả về nhận thức lẫn đạo đức, lối sống.Qua việc nghiên cứu đề tài này chúng ta phần nào hiểu thêm được nguồn gốc ra đời của triết học Phật giáo, hệ tư tưởng của triết học Phật giáo và ảnh hưởng của những tư tưởng, giáo lý đó đến xã hội và nhân dân ta, đồng thời hiểu thêm về lịch sử Việt Nam.Hơn thế nữa là nhấn mạnh việc cần phải xây dựng và tiếp tục hoàn thiện nhân cách, t¬ư duy con người Việt Nam trong tương lai với sự hỗ trợ của những giá trị đạo đức nhân văn của Phật giáo nói riêng, cũng như¬ một số tư¬ tưởng tôn giáo khác nói chung. Dù còn những khuyết điểm, hạn chế song chúng ta không thể phủ nhận những giá trị đạo đức to lớn mà Phật giáo đã mang lại cho đời sống văn hóa xã hội của mọi người. Tuy mang bản chất hướng nội và hầu như không nhìn nhận thế giới theo hướng tập thể mà chỉ nhìn nhận theo cá nhân, nhưng tính đặc trưng hướng nội của Phật giáo lại giúp con người tự suy ngẫm về bản thân, cân nhắc các hành động của mình để không gây ra đau khổ, bất hạnh cho người khác. Từ đó hình thành tư tưởng sống thân ái, yêu thương, vị tha, xã hội yên bình. Tuy nhiên, để giáo dục nhân cách đạo đức của thế hệ trẻ thì như¬ thế vẫn chư¬a đủ. Bước sang thế kỷ XXI, chuẩn mực nhân cách mà một thanh niên cần có đòi hỏi phải hoàn thiện cả về mặt thể xác lẫn tinh thần, phải có đủ khả năng chinh phục cả thế giới khách quan lẫn thế giới nội tâm. Đạo đức thế kỷ XXI do vậy có thể khai thác sự đóng góp tích cực của Phật giáo để xây dựng đạo đức nhân văn toàn thiện hơn, tự giác cao hơn vì trong thời đại mới, bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, những mâu thuẫn, chiến tranh giành quyền lực rất có thể sẽ nổ ra và dưới sự hậu thuẫn của khoa học, các loại vũ khí sẽ đ¬ược chế tạo hiện đại, tàn nhẫn hơn, dễ dàng thoả mãn cái ác của vài cá nhân và nguy cơ gây ra sự huỷ diệt sẽ khủng khiếp hơn. Khi đó đòi hỏi con người phải có đạo đức, nhân cách cao hơn để nhận ra đ¬ược cái ác dưới một lớp vỏ tinh vi hơn, “sạch sẽ” hơn. Như vậy trong cả quá khứ, hiện tại và tương lai, Phật giáo luôn luôn tồn tại và gắn liền với cuộc sống của con người Việt Nam. Từng hành động của con người vẫn sẽ xoay quanh những chuẩn mực đạo đức nhất định, và Phật giáo, vẫn sẽ đóng vai trò chủ đạo để tạo ra những chuẩn mực đạo đức đó.  PHỤ LỤC HÌNH ẢNH  TÀI LIỆU THAM KHẢOTài liệu sách:1.Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học Mác – Lênin (Sử dụng trong các trường đại học – Hệ không chuyên lý luận chính trị), Hà Nội, 82019.2.Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Lịch sử triết học, NXB Giáo dục.3.Doãn Chính (2001), Lịch sử triết học phương Đông, NXB Chính trị quốc gia.4.Hòa thượng Thích Thanh Kiểm (1995), Lược sử Phật giáo Ấn Độ, Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh.5.Hòa thượng Thích Thiện Hoa, Phật học phổ thông quyển I, NXB Tôn giáo.6.Hoàng Tâm Xuyên, Mười tôn giáo lớn trên thế giới, NXB Chính trị quốc gia Sự thật.7.Nina Van Gorkom, Tâm lý và triết học Phật giáo áp dụng trong đời sống, NXB TP. Hồ Chí Minh.Tài liệu tạp chí:Ths. Trần Huy Tạo, Vài nét về nhận thức luận trong triết học Phật giáo, tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 7 năm 2016.Tài liệu Internet:1.Thích Nguyên Tạng, Ảnh Hưởng Phật Giáo Trong Đời Sống Người Việt, https:thuvienhoasen.orga14322anhhuongphatgiaotrongdoisongnguoiviet, truy cập ngày 1342021.2.ThS. Nguyễn Thị Huyền Chi, Ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo đến suy nghĩ của người Việt Nam, https:tcnn.vnnewsdetail39636Anh_huong_cua_tu_tuong_Phat_giao_den_suy_nghi_cua_nguoi_Viet_Namall.html, truy cập ngày 1442021.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY Tiểu luận cuối kỳ Môn học: Triết học Mác – Lê-nin MÃ SỐ LỚP HỌC PHẦN: GVHD: NHÓM THỰC HIỆN: CƠ ĐIỆN TỬ - K19 HỌC KỲ: – NĂM HỌC: 2020 – 2021 TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG NĂM 2021 DANH SÁCH NHĨM THAM GIA VIẾT THUYẾT TRÌNH VÀ TIỂU LUẬN HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020 - 2021 Lớp thứ 4, tiết 13 - 15 Tên đề tài: Sự phát triển Phật giáo ảnh hưởng Phật giáo xã hội Việt Nam ST T Họ tên Mã số sinh viên Nhận xét giảng viên: Ngày … tháng … năm 2021 Giảng viên ký tên MỤC LỤC  PHẦN MỞ ĐẦU Lý chọn đề tài Mục tiêu nhiệm vụ đề tài 2.1 Mục tiêu: .2 2.2 Nhiệm vụ: .2 Phương pháp nghiên cứu .2 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO .3 Nguồn gốc hình thành .3 1.1 Nguồn gốc Ấn Độ .3 1.2 Phân hóa Phật giáo .4 Nội dung tư tưởng triết học Phật giáo .6 2.1 Thế giới quan 2.2 Nhận thức luận .10 Quá trình du nhập Phật giáo Việt Nam .13 3.1 Con đường du nhập 13 3.2 Thời đại du nhập .13 3.3 Các môn phái du nhập 14 3.4 Phật giáo qua thời kỳ nước ta .14 Chương 2: ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN XÃ HỘI VIỆT NAM NGÀY NAY 17 Ảnh hưởng tích cực Phật giáo 17 1.1 Hình thành lịng từ bi, bác hịa nhập với tình u nước người Việt Nam 17 1.2 Ảnh hưởng đạo đức Phật giáo quan hệ ứng xử, giao tiếp 18 1.3 Lan toả tư tưởng bình đẳng, cơng với người, tầng lớp 18 1.4 Răn dạy người tính trung thực, góp phần tạo nên xã hội chân thật, giảm dần lừa gạt, dối trá 19 1.5 Lan toả tình nghĩa, tình thương, lương thiện đến người .19 1.6 Ảnh hưởng tinh thần tự lực, tự chủ người .20 1.7 Phật giáo có ảnh hưởng tích cực đến mối quan hệ gia đình, xã hội .20 Một số ảnh hưởng tiêu cực mà Phật giáo gián tiếp mang lại 21 PHẦN KẾT LUẬN PHỤ LỤC HÌNH ẢNH TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN MỞ ĐẦU Lý chọn đề tài Phật giáo hay đạo Phật, đạo Bụt tôn giáo lớn giới, tôn giáo phổ biến Việt Nam, đồng thời hệ thống triết học bao gồm giáo lý, tư tưởng triết học tư nhân sinh quan, vũ trụ quan, giới quan, giải thích tượng tự nhiên, tâm linh, xã hội, chất vật việc Được cho du nhập vào Việt Nam từ năm đầu Công Nguyên, Phật giáo dần có tầm ảnh hưởng lan tỏa sâu rộng đến tầng lớp xã hội ngày Ảnh hưởng Phật giáo không tư tưởng người mà ảnh hưởng đến nhiều mặt đời sống xã hội, thay đổi tích cực suy nghĩ, hành động người, từ hình thành tổ chức, trung tâm, cộng đồng thiện nguyện lợi ích người… Sự hình thành đạo Phật khơng hình thành hệ tư tưởng triết học mới, riêng biệt, mà cịn đóng góp sâu rộng vào phát triển tư nhận thức người, tạo niềm tin, chỗ dựa tinh thần khích lệ phát triển phẩm chất đạo đức tốt đẹp người Thực khơng thể phủ nhận ảnh hưởng tích cực đến đời sống văn hóa xã hội Việt Nam Phật giáo, hình thành bồi đắp tình yêu thương, lan tỏa nếp sống “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”, hạn chế đáng kể tệ nạn, tội phạm… tư tưởng Phật giáo phù hợp với truyền thống đạo đức người Việt Nam Do đó, việc tìm hiểu biết nguồn gốc, phát triển đạo Phật nước ta điều cần thiết Nhận điều đó, nhóm định chọn đề tài: “Sự phát triển triết học Phật giáo ảnh hưởng Phật giáo xã hội Việt Nam nay” Mục tiêu nhiệm vụ đề tài 2.1 Mục tiêu: Tìm hiểu phát triển Triết học Phật giáo Việt Nam ảnh hưởng triết học Phật giáo xã hội Việt Nam ngày 2.2 Nhiệm vụ: Để đạt mục tiêu nói trên, cần tập trung số nhiệm vụ: – Khái quát trình hình thành Phật giáo, dẫn chứng kiện lịch sử – Trình bày trình phát triển triết học Phật giáo Việt Nam từ du nhập đến – Nêu lên thực trạng ảnh hưởng tích cực tiêu cực triết học Phật giáo đến đời sống văn hóa xã hội Việt Nam Phương pháp nghiên cứu – Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tra cứu giáo trình thống kết hợp số sách tham khảo để tìm kiếm thơng tin cần thiết; dùng thêm tài liệu Internet để tham khảo tra cứu – Sử dụng kiến thức học lớp làm sở để tra cứu tìm hiểu PHẦN NỘI DUNG Chương 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO Nguồn gốc hình thành 1.1.Nguồn gốc Ấn Độ Theo tài liệu khảo cổ học chứng minh, Đạo Phật đời khoảng kỷ VI trước Cơng Ngun vùng phía Tây Bắc Ấn thái tử Siddhartha Gautama (Tất-đạt-đa Cồ-đàm) sáng lập hiệu Thích Ca Mâu Ni Đạo Phật mang tên người sáng lập Phật Đà Phật giáo giáo lý mà Phật Đà thuyết giảng Trước thời kỳ Đức Phật xuất thế, văn hóa Ấn Độ phát triển tới trình độ cao, tư tưởng sáng tạo giống người Aryan Nguyên thủy, giống người Aryan cư trú miền Trung ương Á Tế Á, lấy nghề du mục để sinh sống Vào khoảng 3000 năm trước Công Nguyên, giống người vượt qua dãy núi Hindukush di cư xuống vùng Đông nam Á Tế Á; phần giống người di chuyển phía Tây nam thuộc Ba Tư (Iran), phần tiếp tục di chuyển phía Đơng nam, xâm nhập vào phía Tây bắc nước Ấn Độ, đánh đuổi người xứ, chiếm lĩnh vùng Panjab (Ngũ hà địa phương), thuộc thượng lưu sông Indus, giống người gọi dân tộc Aryan Ấn Độ Dân tộc chế tác kinh điển đầu tiên, kinh điển Rg Veda (Lê Câu Phệ Đà) 40 quyển, nguồn tư tưởng văn hóa thời kỳ thứ Bà La Môn giáo, khoảng 1500 -1000 năm trước Công Nguyên Nguồn tư tưởng thời kỳ thứ hai Bà La Môn giáo thời đại Bràhmana (Phạm thư), khoảng 1000 - 800 năm trước Công Nguyên Trong thời kỳ này, dân tộc Aryan Ấn Độ tiến phía Đơng, chiếm đồng sơng Gange (Hằng Hà) Về thời cổ đại, dân tộc Ấn Độ tổ chức guồng máy trị theo thể Cộng hòa Nhưng tới thời kỳ Đức Phật xuất thế, chế độ bị suy tàn, thay thể Quân chủ chuyên chế Duy có hai nước Magadha (Ma Kiệt Đà) Kosala (Kiều Tát La) chế độ Cộng hòa cịn tồn Nói thêm, thời cổ đại, dân tộc Ấn Độ tơn trọng nghi thức tế tự, kính thần Lúc đầu họ đặt người gia trưởng, tộc trưởng để giữ việc tế lễ, gọi chức Ty tế Dần dần chức Ty tế trở thành việc chuyên môn nên thay Tăng lữ Mặt khác, theo đà tiến triển xã hội, liền phát sinh bốn chức nghiệp: Sĩ, nông, công, thương Dần dần, nghề nghiệp trở thành giai cấp hóa Giai cấp Tăng lữ coi việc tế tự chiếm địa vị tối cao; thứ đến giai cấp vua chúa, nắm quyền thống trị; thứ dân thuộc hạng nông, công, thương địa vị thứ ba; sau tiện dân địa vị thấp Dịng họ Bà-la-mơn chế định bốn giai cấp, tự cho địa vị tối cao, chia tu hành làm bốn thời kỳ, sinh hoạt theo lý tưởng Nhưng trái lại ba giai cấp khác, giai cấp tiện dân bị xã hội khinh miệt, không pháp luật bảo hộ, cấm chế không cho dự phần tín ngưỡng tơn giáo tán tụng kinh điển Veda Do mà gây thành tổ chức xã hội bất cơng, dân chúng khát vọng có bậc thánh nhân xuất cứu đời Để đáp lại lòng mong mỏi đó, phát sinh tơn giáo tha thiết với mục đích vị bình đẳng cứu đời, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sáng lập Đức Phật, Ngài khơng nương vào dịng họ cao thấp để định giá người, mà nương vào phần phẩm hạnh đạo đức Đặc biệt, Ngài phủ nhận giai cấp bất cơng, đem chế độ bình đẳng để đãi ngộ hạng người xã hội Cho nên, Ngài vào phần trí tuệ có nơng sâu, đức hạnh có hậu bạc để định thứ vị người 1.2.Phân hóa Phật giáo Từ kỉ thứ trở đi, đạo Phật có nhiều phân hố Nhiều tơng phái xuất lại có đường lối dị biệt nhiều lúc chia rẽ Thời gian đó, lúc đời tông phái Mật tông Các phái đưa nhiều hình ảnh Bồ Tát có nhiều hoạt động hình thức tương tự với việc thờ cúng thần linh Ấn giáo, đó, nhiều làm lu mờ điểm đặc thù Phật giáo Sự bao dung tự Phật giáo tiền đề cho suy tàn Các vua nước Ấn sẵn sàng nghe thuyết giảng Phật pháp không bỏ quên đạo Bà La Môn không ngừng phát huy đạo thay Phật giáo Sau Siddhārtha Gautama nhập nibbāna (niết-bàn) Phật giáo bắt đầu phân hóa thành nhiều nhánh nhiều hệ tư tưởng khác nhau, xuất phát từ tư tưởng Phật giáo ngun thủy: Phật giáo Nam tơng, cịn gọi Phật giáo Thượng tọa, Phật giáo Tiểu thừa Đây nhánh Phật giáo có hệ thống kinh điển coi gần với triết lý nguyên thủy Phật giáo Tơng phái hình thành kỷ sau Thích Ca viên tịch Tiểu thừa khác với Thượng tọa (Theravada - Phật giáo nguyên thủy hay Trưởng lão bộ) Thượng tọa truyền tới Tích Lan phát triển vào kỉ thứ III trước Công Nguyên (thời vua Asoka) chưa có khái niệm Tiểu thừa Đại thừa Đến phái Tiểu thừa hình thành Ấn Độ Thượng tọa phát triển hồn tồn độc lập Tích Lan Phật giáo Bắc tơng, cịn gọi Phật giáo Đại chúng, Phật giáo Đại thừa Từ kỉ thứ I TCN tư tưởng Đại thừa bắt đầu xuất thuật ngữ Mahayana (Đại thừa), thực có đề cập kinh Diệu Pháp Liên Hoa Nói chung, tư tưởng Đại thừa có xu hướng rộng rãi tự phép tắc ràng buộc Tiểu thừa (Hinayana) Đến kỉ thứ III, khái niệm Đại thừa xác định rõ ràng qua trước tác bồ tát Long Thọ Trung Luận (hay Trung Qn Luận), chứng minh tính khơng vạn vật Bên Đại thừa, lại có trường phái khác Trung quán tông, Duy thức tơng Phật giáo Mật tơng, cịn gọi Phật giáo Chân ngôn, Phật giáo Kim cương thừa Mật tông thường có khuynh hướng giữ bí mật thơng tin nên khó xác định xác thời điểm đời tông phái Mật tông xuất vào khoảng kỉ thứ VI, hay chắn kỉ thứ VII Mật tơng có nhiều pháp môn thực hành gọi phương tiện thiện xảo, bao gồm Mạn đà la, Chân ngôn, Ấn, Thần thể, Ngũ trí lai (Dhyani-Buddha), Chủng tử, Đại thủ ấn, Kim cương chử Kiền trùy (Ghanta - chuông nhỏ) Nội dung tư tưởng triết học Phật giáo 2.1.Thế giới quan *Vô thường – vô ngã Vô thường mang ý nghĩa không chắn, thay đổi, vận động biến đổi không ngừng Thật vậy, đạo Phật cho “Vô thường” không cố định, biến đổi Các vật, tượng vũ trụ không đứng yên mà luôn biến đổi không ngừng, không nghỉ theo chu trình bất tận “sinh – trụ – dị – diệt” Nghĩa sinh ra, tồn tại, biến dạng Do đó, khơng có trường tồn, cố định, có vận động biến đổi không ngừng Với quan niệm này, Đức Phật dạy: “Tất gian biến đổi, hư hoại, vơ thường”1 Vì vật không yên trạng thái định, ln ln thay đổi hình dạng, từ trạng thái hình thành đến biến dị tan rã Sinh diệt hai trình xảy đồng thời vât, tượng toàn thể vũ trụ rộng lớn Đức Phật dạy vật, tượng sinh gọi sinh, (hay chết đi) gọi diệt, mà sống có chết, chết khơng phải hết, hết khổ mà chết điều kiện sinh thành Hòa thượng Thích Thiện Hoa, Phật học phổ thơng I, Bài thứ 3: Vô thường, NXB Tôn giáo Nhận thức theo tỷ lượng có hai loại, chân tỷ lượng tợ tỷ lượng, hình thái nhận thức thứ ba gọi phi lượng Chân tỷ lượng - ý thức hiểu biết xác tính chất, giá trị ý nghĩa vạn pháp có mặt gian suy luận diễn giải Những tượng ảnh tử năm thức đầu cung cấp phát sinh từ nơi vật có thực chất gian nên gọi chân ý thức hiểu biết tượng ảnh tử suy luận diễn giải nên gọi chân tỷ lượng Tợ tỷ lượng việc ý thức hồi tưởng so sánh trình nghiệm sống để hiểu biết tính chất, ý nghĩa giá trị loại đời Phi lượng, thực ra, khơng phải hình thái nhận thức độc lập với hai hình thái nhận thức trước Hiện lượng Tỷ lượng có có sai, mà sai Phi lượng Quá trình du nhập Phật giáo Việt Nam 3.1.Con đường du nhập Phật giáo du nhập vào Việt Nam qua hai đường: đường biển từ phía Nam lên đường từ phía Bắc xuống Trong số bốn nhà truyền giáo đặt chân lên Việt Nam, hết ba nhà sư người Ấn Ðộ, đường thủy sang Trung Hoa truyền đạo ghé Việt Nam ngài: Ma-Ha-Kỳ-Vực, Khương Tăng Hội Chi-Cương-Lương Nhà truyền giáo thứ tư người Trung Hoa, ngài Mâu Bác, đường từ phía Bắc xuống Ðó điều chứng minh Phật giáo vào Việt Nam đường thủy đường từ phía Nam lên phía Bắc xuống Nhưng nước ta bị Trung Hoa hộ ngàn năm sau cịn lệ thuộc vào văn hóa trị nên sau đường truyền giáo từ Trung Hoa sang đường 3.2.Thời đại du nhập 13 Nhà truyền giáo đến Việt nam (lúc đất Giao Châu) ngài Mâu Bác, người quận Thương Ngô tức Ngô Châu (Trung Hoa bây giờ) Sau vua Hán Linh Ðế (189) nước Tàu thường loạn lạc, ông theo mẹ qua Giao Châu truyền bá đạo Phật Nhà truyền giáo thứ hai đặt chân lên đất Giao Châu ngài Khương Tăng Hội, ơng gốc Khương Cư (Soadiane, Ấn Ðộ) Mục đích ông sang Trung Hoa, ông thân ông sang Giao Châu buôn bán nên ông theo đường Giao Châu để sang Trung Hoa Trung Hoa lúc đời Tam Quốc, ông đến nước Ðông Ngô Ngô Tôn Quyền sùng mộ, xin quy y với ông (229 252) Như Ngài Khương Tăng Hội ghé lại Giao Châu vào khoảng đầu kỷ thứ III, sau Tây lịch Vào khoảng kỷ thứ III đến cuối kỷ thứ III, đất Giao Châu lại đón tiếp hai nhà sư Ấn Ðộ Ngài Ma Ha Kỳ Vực Chi Cương Lương, bước đường sang Trung Hoa truyền giáo ngài, vào đời nhà Tần (265-306) Như thế, nói rằng: Ðạo Phật du nhập sang Việt Nam khoảng cuối kỷ thứ II đến kỷ thứ III, sau Tây lịch 3.3.Các môn phái du nhập Trong thời kỳ du nhập Việt Nam, đạo Phật phớt qua đất nước, chưa có màu sắc riêng biệt dân chúng tiếp xúc với Ðạo Phật phương tiện thờ cúng lễ bái mà Phải đợi đến vài ba năm sau, đạo Phật thâm nhập dần vào dân chúng ảnh hưởng Phật Giáo Trung Hoa Có ngạc nhiên là, Phật Giáo Trung Hoa gồm mười tơn phái, mà có Thiền Tôn truyền sang Việt Nam trước mạnh mẽ Ðến đời Dường (820) lại có ngài Vơ Ngơn Thơng Trung Hoa sang truyền giáo, lập thành phái Thiền Tơn thứ hai; kế phái Thảo Ðường, Tào động, Lâm tế v.v truyền sang Việt Nam Tóm lại, đạo Phật du nhập vào Việt Nam, có Thiền Tơn gây ảnh hưởng mạnh mẽ 3.4.Phật giáo qua thời kỳ nước ta 14 *Phật giáo thời Hậu Lý Nam Ðế (571-602) Và Bắc thuộc lần thứ ba (603 - 939) Trong khoảng thời gian gần bốn trăm năm, từ đời Hậu Lý Nam Ðế (571 602) hết thời kỳ Bắc thuộc lần thứ ba (603 - 939), truyền giáo Việt Nam chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất, công đức phái Tỳ Ni Ða Lưu Chi Giai đoạn thứ hai, đoàn truyền giáo Trung Hoa vào Việt Nam, khuyến khích ủng hộ đời vua Tùy Ðường Giai đoạn thứ ba, phái Vô Ngôn Thông *Phật giáo thời Đinh Tiền Lê (968 - 1009) Phật Giáo đời Ðinh Tiên Hoàng Tiền Lê, ưu đãi giữ địa vị độc tôn, bởi: vị tăng sĩ phần nhiều vị bác học thâm Nho Chữ Nho trước đem dạy đất Việt, chưa có khoa thi cử, nên người theo học Chỉ có vị thiền sư, cần nghiên cứu Phật Giáo qua kinh điển chữ Hán, nên phải học Nho nhiều Những vị sư lúc giờ, vừa túc Nho, vừa hiểu đạo lý mà vừa có đức hạnh, lẽ dĩ nhiên triều vua trọng vọng, dân chúng kính nể *Phật giáo thời nhà Lý (1010 - 1225) Nếu Trung Hoa, đời Ðường đời Phật giáo thịnh hành nhất, Việt Nam đời Lý đời Phật giáo thịnh hành Trong hai trăm năm, Ðạo Phật giữ địa vị độc tôn phương diện: đạo đức, văn học, trị, ngoại giao Tám đời vua nhà Lý sùng đạo Phật có nhiều vị xuất gia đắc đạo Các vị tăng thời tận tụy đem sở học, sở đắc nhập cứu đời, gây uy tín lớn cho Ðạo Phật *Phật giáo thời nhà Trần (1225 - 1400) 15 Nhà Trần nối nghiệp nhà Lý, thừa hưởng phương diện, di sản quý báu mà nhà Lý xây dựng hai kỷ Riêng Phật giáo, cuối đời nhà Lý, triều đình gặp nhiều vụ nội biến phái thiền mơn, có vị cao tăng đại đức đầu đời Lý, dân chúng, đạo Phật thấm nhuần sâu xa, củng có chùa, có tượng Phật để tín đồ sùng bái Bước sang đầu đời nhà Trần, có nhiều lý khiến tin tưởng Ðạo Phật phát triển mạnh thêm, vị vua đầu nhà Trần vị vua thông hiểu sùng mộ Phật Giáo vị vua đầu nhà Lý *Phật giáo đời nhà Hồ (1400 - 1407) đời Hậu Lê (1428 1527) Phật Giáo suy sụp từ đời vua cuối nhà Trần, sang nhà Hồ kéo dài cuối đời Hậu Lê Trên gần hai ngàn năm Phật Giáo có mặt đất nước này, nói giai đoạn giai đoạn tối tăm Phật Giáo *Phật giáo thời Nam Bắc phân tranh (1528 - 1802) Trong giai đoạn này, Trung Quốc thường có loạn lạc, Phật giáo thường bị chèn ép Lạt Ma giáo, nên số vị cao tăng rời quê hương, sang Việt Nam truyền giáo, người vào đất Bắc, người vào Nam Nhờ thế, nước ta Có nhiều tơn phái nhiều vị sư Trung Hoa danh tiếng mà ảnh hưởng truyền đến *Phật giáo đời vị vua đầu triều Nguyễn (1802 – 1945) Trong giai đoạn này, nước ta sống cảnh chiến tranh thường trực, có nghĩ đến chuyện chấn hưng đạo đức tơn giáo Một số chùa chiền bị tàn phá, kinh điển thất lạc, cảnh hoang tàn thật tiêu điều buồn bã 16 Chương 2: ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN XÃ HỘI VIỆT NAM NGÀY NAY Ảnh hưởng tích cực Phật giáo 1.1.Hình thành lịng từ bi, bác hịa nhập với tình u nước người Việt Nam “Đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam hệ thống giá trị truyền thống yêu nước, cần cù, thương người, nghĩa, anh hùng, sáng tạo lạc quan, chủ nghĩa yêu nước giá trị đạo đức tinh thần đứng đầu bảng giá trị truyền thống Việt Nam, truyền thống hình thành trình hàng ngàn năm dựng nước giữ nước Trong bối cảnh lịch sử giá trị đặc trưng truyền thống ấy, Phật giáo muốn tồn phát triển Việt Nam tất nhiên phải có thích ứng hịa hợp.”1 Sự hịa nhập Phật giáo thể suốt chiều dài lịch sử dựng nước giữ nước dân tộc ta Đã có nhiều vị cao tăng quốc sư, giúp vua trị nước, an dân thời phong kiến Thời kỳ đầu chế độ phong kiến, chùa chiền nơi đào tạo giới trí thức, dạy dân cách tổ chức đời sống Từ xưa đến nay, với tinh thần “lợi đạo, ích đời”, “[…] Phật giáo Việt Nam tập hợp lực lượng tín đồ đơng đảo để xiển dương cho giá trị đạo đức, nhân văn hạnh phúc chúng sinh, an bình đất nước Mang tư tưởng “từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha”, Phật giáo Việt Nam thực góp phần việc hình thành tư tưởng, văn hóa dân tộc Việt Nam, tư tưởng yêu nước chủ yếu, […] Phật giáo truyền vào Việt Nam ln hịa vào văn hóa dân tộc, khơi dậy phát huy tinh thần khoan dung, yêu nước, thương nòi, chung tay xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thuận xã hội qua phương châm “sống tốt đời, đẹp đạo.”2 1.2.Ảnh hưởng đạo đức Phật giáo quan hệ ứng xử, giao tiếp Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, tr.145 Thượng tọa Thích Thọ Lạc, Phật giáo với phát triển văn hóa người Việt Nam, Tạp chí Xây dựng Đảng 2/2015 17 Đạo đức Phật giáo hòa nhập với giá trị đạo đức dân tộc trở thành phương tiện diễn đạt quan niệm đạo đức truyền thống người Việt Nam Các thuật ngữ “từ bi, hỷ xả”, “vô ngã, vị tha”, “cứu nhân độ thế”, “tu nhân tích đức”, “sống nhân từ để phúc cho đời sau”… khơng cịn ngun nghĩa riêng Phật giáo, mà trở thành phần lẽ sống người Việt, trở thành ngôn ngữ đời sống thường ngày Nét phổ biến quan hệ ứng xử giao tiếp Phật giáo thật, thiện thân, khẩu, ý Trong bát đạo Phật giáo, có ngữ (giữ cho lời nói mực), điều kiện để người có ứng xử phù hợp với người xã hội Về ứng xử, giao tiếp gia đình, Phật giáo đề cao hịa thuận trách nhiệm bậc cha mẹ, anh em, vợ chồng… đề cao hiếu thuận thông qua thực Tứ ân Điều thể nhiều ca dao, tục ngữ Việt Nam: “Công cha núi Thái Sơn - Nghĩa mẹ nước nguồn chảy - Một lịng thờ mẹ, kính cha - Cho tròn chữ hiếu đạo con”, hay như: “Đi khắp gian, không tốt mẹ - Gánh nặng đời, không khổ cha” trở thành đạo lý, lẽ sống người Việt 1.3.Lan toả tư tưởng bình đẳng, cơng với người, tầng lớp Tư tưởng bình đẳng, cơng Phật giáo du nhập phát triển Việt Nam hịa nhập với tư tưởng, cơng bằng, bình đẳng người Việt Nam Cơ sở ảnh hưởng hòa nhập dường bắt nguồn từ tư tưởng nguyên thủy văn minh làng xã Phật giáo chủ trương thiết lập quan hệ bình đẳng người cho người bình đẳng nhau, người có phật tính; quan hệ với người khác, cá nhân không cầu lợi cho mình… có ảnh hưởng lớn quan niệm sống người Việt 18 Như thực tế cho thấy, ngày nay, tư tưởng trọng nam khinh nữ gần khơng cịn; tất tầng lớp giàu, nghèo, lứa tuổi, giới tính… học tập, làm việc, giải trí, chăm sóc… 1.4.Răn dạy người tính trung thực, góp phần tạo nên xã hội chân thật, giảm dần lừa gạt, dối trá Trong giáo lý nhà Phật, tính trung thực thuộc vào giới “khơng nói dối” ngũ giới Thập thiện bao gồm: thực “thân, khẩu, ý” Trung thực ý trung tâm điều chỉnh hành vi theo luật nhân quả, nhân Theo đó, dối trá bị nghiệp báo Thuyết nhân quả, nghiệp báo Phật giáo gặp gỡ với tín ngưỡng người Việt Nam lan tỏa thành nếp sống, nếp nghĩ “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”… Có thể thấy, nhiều người phạm tội biết quay đầu để nhận lỗi, khơng trường hợp phạm pháp tự nguyện đầu thú; nhặt rơi trả lại cho cố chủ… Điều phù hợp với quan niệm nhân dân Việt Nam: “cây khơng sợ chết đứng”, … 1.5.Lan toả tình nghĩa, tình thương, lương thiện đến người Tính thiện, tình nghĩa tình thương mang sắc Việt Nam người Việt Nam hun đúc trình dựng nước giữ nước Cái thiện người Việt Nam mang tinh thần bình đẳng, vị tha, tơn trọng, u thương người Phật giáo hịa đồng với tư tưởng truyền thống Việt Nam để xây dựng tính thiện, tình nghĩa tình thương Đó là, tình “thương người thể thương thân”, “lá lành đùm rách”… Tình thương, tình nghĩa, tính thiện khơng thể quan hệ với mà thể quan hệ với khứ như: “uống nước nhớ nguồn”, “ăn nhớ kẻ trồng cây”… 19 Sự lan toả tình cảm, tình nghĩa thực biểu thông qua hành động thiết thực: xây dựng nhà tình thương, qun góp ủng hộ đồng bào miền lũ, hỗ trợ chắp cánh ước mơ, tiếp sức đến trường… Đặc biệt, qua diễn biến dịch Covid-19, tình cảm lại thấy rõ thông qua hành động: sáng chế ATM gạo, phát cơm, nước, nhu yếu phẩm, trang miễn phí, … 1.6.Ảnh hưởng tinh thần tự lực, tự chủ người Phật giáo khẳng định cá nhân chủ nhân mình, khơng phải làm nô lệ người khác kể nô lệ cho đức Phật, “tự đốt đuốc mà đi” Tư tưởng Phật giáo khiến người giải phóng khỏi trói buộc thần quyền, nhờ mà tự Chính người phải tự định số phận tiền đồ Quan điểm tự lực, tự chủ Phật giáo góp phần xác định thêm cho tinh thần tự lực, tự chủ người Việt Nam 1.7.Phật giáo có ảnh hưởng tích cực đến mối quan hệ gia đình, xã hội Những mối quan hệ gia đình xã hội cha mẹ, anh em, vợ chồng, bạn bè họ hàng láng giềng Phật giáo xem thiêng liêng đáng tơn kính tơn thờ Trước tiên, cha mẹ thiêng liêng cái, nhắc đến công lao dưỡng dục cha mẹ, Phật dạy: “Mn việc gian, khơng công ơn nuôi dưỡng lớn lao cha mẹ” (Kinh Thai Cốt) Phật dạy: phải quan tâm chăm sóc bố mẹ tuổi xế chiều; bố mẹ, ngược lại, phải có số trách nhiệm mình: phải giáo dục tránh xa việc làm xấu xa, cho ăn học đến nơi đến chốn, Thứ hai mối quan hệ thầy trò, học trò phải cung kính lời thầy, siêng học tập ngược lại thầy phải rèn luyện dạy dỗ học trò trò nên người tốt 20 Thứ ba, vợ chồng, tình yêu vợ chồng xem thiêng liêng, vợ chồng phải tin tưởng lẫn nhau, tơn trọng Thứ tư, mối quan hệ bạn bè, họ hàng quyến thuộc hàng xóm, phải hiếu khách nhân từ nhau, vui vẻ, dễ chịu, đối xử bình đẳng với nhau, giúp đỡ lúc cần thiết Một số ảnh hưởng tiêu cực mà Phật giáo gián tiếp mang lại Bên cạnh ảnh hưởng tích cực Phật giáo có hạn chế tiến trình chung phát triển xã hội Nhưng cần phải nhận thức điều ảnh hưởng tiêu cực xuất phát từ chất, lý luận đạo Phật mà người thừa hành Có thể Kinh Phật qua nhiều nước, nhiều xã hội với nhiều văn hố khác khiển có nhiều cách giải thích cách hiểu khác đạo Phật Hơn nữa, cá nhân tiếp thu đạo Phật theo nhiều cách theo trình độ khác nhau, làm thay đổi ý nghĩa tốt đẹp đạo Phật Thời đại tồn cầu hóa ngày Nước ta vừa trải qua chục năm chiến tranh hàng chục năm sống chế độ bao cấp, đời sống nghèo nàn, lạc hậu cần đến phát triển đột phá Phát triển có nghĩa tăng trưởng nhanh chóng kinh tế, đời sống vật chất văn hoá Đảng nhà nước nhiệm vụ trước mắt làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Để đạt mục tiêu đó, nước ta cần có người có tham vọng lớn, động lạc quan, tin tưởng, dũng cảm mở rộng sáng tạo Những phẩm chất phần lớn trái với giáo lý nhà Phật, tham vọng trái với cấm dục, vô dục, ly dục Nhà Phật … Nhiều loại hình mê tín dị đoan sinh mang danh nghĩa Phật pháp, hoạt động bói tốn, bắt vong, cầu khấn nhằm đạt mục tiêu, nguyện vọng… Ngày nay, người chùa hầu hết khơng có đủ tri thức giáo lý nhà Phật khó giáo dục đạo Phật cách tự giác, tích cực xã hội gia 21 đình Nhiều người lạm dụng yếu tố mê tín gây tốn tiền cúng bái Thậm chí nhiều người tin dẫn đến bị lợi dụng tiền Nhiều người thụ động cho người có số mạng định trước cịn phấn đấu làm cho mệt Như chẳng khác Phật giáo làm người ta động lực sinh tồn, xã hội tiến lên với người Sư giả, ni giả vấn đề đáng nói, họ lợi dụng tín ngưỡng người dân nhằm trục lợi bất cho thân, dùng hình ảnh sư thầy giả họ để làm xấu hành ảnh Phật tử, tăng ni Những vụ việc sư giả khất thực, sư giả ăn thịt… khơng cịn xa lạ với chúng ta, cịn nhiều người khơng biết nên bị lừa gạt, làm niềm tin vào tăng ni phật tử, đơn giản hao phí tài vơ ích Lấy danh nghĩa nhà Phật, qun góp cứu đời, từ thiện, để trục lợi cho thân Đó đánh vào lịng từ bi, đồng cảm dân ta, dù không mang danh nghĩa Phật pháp, họ giả câm, điếc, khuyết tật để lợi dụng lòng thương người dân ta, điều mà Phật dạy, để trục lợi bất 22 PHẦN KẾT LUẬN Tóm lại, Phật giáo tôn giáo gắn liền với phát triển lâu dài dân tộc Việt Nam, tác động tích cực Phật giáo góp phần khơng nhỏ cho phát triển hoàn thiện văn minh tiến xã hội, hoàn thiện người nhận thức lẫn đạo đức, lối sống Qua việc nghiên cứu đề tài phần hiểu thêm nguồn gốc đời triết học Phật giáo, hệ tư tưởng triết học Phật giáo ảnh hưởng tư tưởng, giáo lý đến xã hội nhân dân ta, đồng thời hiểu thêm lịch sử Việt Nam Hơn nhấn mạnh việc cần phải xây dựng tiếp tục hoàn thiện nhân cách, tư người Việt Nam tương lai với hỗ trợ giá trị đạo đức nhân văn Phật giáo nói riêng, số tư tưởng tơn giáo khác nói chung Dù cịn khuyết điểm, hạn chế song phủ nhận giá trị đạo đức to lớn mà Phật giáo mang lại cho đời sống văn hóa xã hội người Tuy mang chất hướng nội khơng nhìn nhận giới theo hướng tập thể mà nhìn nhận theo cá nhân, tính đặc trưng hướng nội Phật giáo lại giúp người tự suy ngẫm thân, cân nhắc hành động để khơng gây đau khổ, bất hạnh cho người khác Từ hình thành tư tưởng sống thân ái, yêu thương, vị tha, xã hội yên bình Tuy nhiên, để giáo dục nhân cách đạo đức hệ trẻ chưa đủ Bước sang kỷ XXI, chuẩn mực nhân cách mà niên cần có địi hỏi phải hoàn thiện mặt thể xác lẫn tinh thần, phải có đủ khả chinh phục giới khách quan lẫn giới nội tâm Đạo đức kỷ XXI khai thác đóng góp tích cực Phật giáo để xây dựng đạo đức nhân văn toàn thiện hơn, tự giác cao thời đại mới, bên cạnh phát triển mạnh mẽ khoa học, mâu thuẫn, chiến tranh giành quyền lực 23 nổ hậu thuẫn khoa học, loại vũ khí chế tạo đại, tàn nhẫn hơn, dễ dàng thoả mãn ác vài cá nhân nguy gây huỷ diệt khủng khiếp Khi địi hỏi người phải có đạo đức, nhân cách cao để nhận ác lớp vỏ tinh vi hơn, “sạch sẽ” Như khứ, tương lai, Phật giáo luôn tồn gắn liền với sống người Việt Nam Từng hành động người xoay quanh chuẩn mực đạo đức định, Phật giáo, đóng vai trị chủ đạo để tạo chuẩn mực đạo đức 24 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH Hình Đồn từ thiện từ chùa Hoằng Pháp Hình Phật tử dự lễ Vu Lan báo hiếu Hình Sư thầy giả ăn thịt gây phẫn nộ Hình Chùa Ba Vàng bê bối "thỉnh vong báo oán" TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu sách: Bộ Giáo dục Đào tạo, Giáo trình Triết học Mác – Lê-nin (Sử dụng trường đại học – Hệ không chuyên lý luận trị), Hà Nội, 8/2019 Bộ Giáo dục Đào tạo (2002), Lịch sử triết học, NXB Giáo dục Dỗn Chính (2001), Lịch sử triết học phương Đơng, NXB Chính trị quốc gia Hịa thượng Thích Thanh Kiểm (1995), Lược sử Phật giáo Ấn Độ, Thành hội Phật giáo TP Hồ Chí Minh Hịa thượng Thích Thiện Hoa, Phật học phổ thông I, NXB Tôn giáo Hồng Tâm Xun, Mười tơn giáo lớn giới, NXB Chính trị quốc gia Sự thật Nina Van Gorkom, Tâm lý triết học Phật giáo áp dụng đời sống, NXB TP Hồ Chí Minh Tài liệu tạp chí: Ths Trần Huy Tạo, Vài nét nhận thức luận triết học Phật giáo, tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng năm 2016 Tài liệu Internet: Thích Nguyên Tạng, Ảnh Hưởng Phật Giáo Trong Đời Sống Người Việt, https://thuvienhoasen.org/a14322/anh-huong-phat-giao-trong-doi-song-nguoiviet, truy cập ngày 13/4/2021 ThS Nguyễn Thị Huyền Chi, Ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo đến suy nghĩ người Việt Nam, https://tcnn.vn/news/detail/39636/Anh_huong_cua_tu_tuong_Phat_giao_den_su y_nghi_cua_nguoi_Viet_Namall.html, truy cập ngày 14/4/2021 ... người Việt Nam Do đó, việc tìm hiểu biết nguồn gốc, phát triển đạo Phật nước ta điều cần thiết Nhận điều đó, nhóm định chọn đề tài: ? ?Sự phát triển triết học Phật giáo ảnh hưởng Phật giáo xã hội Việt. .. hưởng Phật giáo xã hội Việt Nam nay” Mục tiêu nhiệm vụ đề tài 2.1 Mục tiêu: Tìm hiểu phát triển Triết học Phật giáo Việt Nam ảnh hưởng triết học Phật giáo xã hội Việt Nam ngày 2.2 Nhiệm vụ: Để... NHĨM THAM GIA VIẾT THUYẾT TRÌNH VÀ TIỂU LUẬN HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020 - 2021 Lớp thứ 4, tiết 13 - 15 Tên đề tài: Sự phát triển Phật giáo ảnh hưởng Phật giáo xã hội Việt Nam ST T Họ tên Mã số sinh viên

Ngày đăng: 10/06/2021, 07:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w