1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh, TTHCM, Đề tài Tư tưởng HCM về chức năng văn hoá và liên hệ với bệnh vô cảm của giới trẻ hiện nay.

25 150 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 1,92 MB

Nội dung

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ BỘ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN CUỐI KỲ Đề tài: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chức năng của văn hóa trong việc tuyên truyền nhằm hạn chế sự vô cảm của giới trẻ hiện nay. MÃ MÔN HỌC: THỰC HIỆN: Nhóm 10. Thứ năm - tiết 4,5 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phượng Tp.Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 12 năm 2019 DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT THUYẾT TRÌNH VÀ TIỂU LUẬN HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 – 2020 Nhóm số: 10 (Lớp thứ năm tiết 4,5) Tên đề tài: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chức năng của văn hóa trong việc tuyên truyền nhằm hạn chế sự vô cảm của giới trẻ hiện nay. STTHỌ VÀ TÊN SINH VIÊNMÃ SỐ SINH VIÊNTỈ LỆ % HOÀN THÀNH 1100% 2100% 3100% 4100% 5100% Ghi chú: -Tỷ lệ % = 100% -Trưởng nhóm: Nhận xét của giáo viên: Ngày……tháng 12 năm 2019 Giáo viên chấm điểm   MỤC LỤC ------ PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài:1 2. Mục tiêu nghiên cứu:1 3. Phương pháp nghiên cứu:2 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA VĂN HOÁ3 1. Cơ sở hình thành quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và chức năng của văn hoá:3 2. Nội dung quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và chức năng của văn hoá:4 2.1. Định nghĩa văn hoá theo quan điểm Hồ Chí Minh:4 2.2. Quan điểm về xây dựng một nền văn hoá mới:4 2.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về chức năng văn hoá:7 CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG VÀO VIỆC TUYÊN NHẰM HẠN CHẾ SỰ VÔ CẢM CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY11 1. Bệnh vô cảm là gì?11 2. Thực trạng về sự vô cảm của giới trẻ hiện nay:11 2.1. Trong học đường:12 2.2. Trong đời sống, xã hội:12 3. Nguyên nhân gây ra sự vô cảm của giới trẻ hiện nay:13 3.1.Trong học đường:13 3.2.Trong đời sống, xã hội:14 4. Tác hại của bệnh vô cảm ở giới trẻ:15 5. Các giải pháp nâng cao hiệu quả nhằm hạn chế sự vô cảm ở giới trẻ:16 KẾT LUẬN 18 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Văn hóa là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Để xây dựng đất nước Việt Nam hùng mạnh, văn minh, đậm đà bản sắc dân tộc không thể thiếu vai trò của văn hóa. Cùng với sự phát triển của xã hội, các công nghệ hiện đại xuất hiện ngày càng nhiều, con người có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nhưng bên cạnh đó, nhịp điệu phát triển của xã hội cũng làm cho người ta hình thành nên lối sống vội vã sao cho phù hợp với tình hình xã hội hiện tại. Vì vậy, con người ngày càng vô cảm, thờ ơ với mọi thứ xung quanh, điều đó được thể hiện rất rõ ở một bộ phận không nhỏ giới trẻ hiện nay. Để giải quyết vấn đề trên, không thể không kể đến vai trò cực kì quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa. Đó chính là lý do chúng em chọn đề tài “Làm rõ vị trí, vai trò và chức năng của văn hóa theo quan điểm của Hồ Chính Minh. Vận dụng vào việc tuyên truyền nhặm hạn chế sự vô cảm của giới trẻ hiện nay.” 2. Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu và làm sáng tỏ vị trí, vai trò, chức năng của văn hóa. Nội dung, cơ sở hình thành quan điểm Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và chức năng của văn hóa. Nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa trong việc tuyên truyền nhằm hạn chế sự vô cảm của giới trẻ hiện nay. Dựa vào tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa tìm hiểu thực trạng, nguyên về sự vô cảm của giới trẻ hiện nay. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả nhằm hạn chế sự vô cảm của giới trẻ. 3. Phương pháp nghiên cứu: - Tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích thông tin, nghiên cứu và đưa ra những nhận xét, đánh giá. - Vận dụng quan điểm toàn diện và hệ thống, kết hợp khái quát và mô tả, phân tích và tổng hợp các phương pháp liên ngành khoa học xã hội và nhân văn. - Học tập phương pháp của Hồ Chí Minh: gắn lý luận với thực tiễn trong quá trình cách mạng Việt Nam, lý trí cách mạng với tình cảm cao đẹp. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA VĂN HOÁ 1. Cơ sở hình thành quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và chức năng của văn hoá: Ngay từ lúc ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã nghĩ tới một xã hội mới tự do, hạnh phúc, không có áp bức, bóc lột, bất công. Trên cơ sở truyền thống tốt đẹp của nền văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã tiếp thu, chắt lọc tinh hoa văn hóa phương Đông, phương Tây, văn hóa mác-xít, từng bước xây dựng lý luận văn hóa. Con đường hình thành danh nhân văn hoá Hồ Chí Minh là một con đường hiếm thấy, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn, hoà mình vào cuộc sống của giai cấp cần lao. Trong quá trình đó, từ rất sớm. Người đã là hiện thân cho nền văn hoá của tương lai, đã trở thành “huyền thoại ngay khi còn sống”. Là danh nhân văn hoá kiệt xuất, Hồ Chí Minh tượng trưng cao đẹp cho cốt cách văn hoá dân tộc, thống nhất với các yếu tố văn hoá nhân loại. Trên cơ sở những nhận thức đầy đủ, đúng đắn về cốt cách văn hoá dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã kết tinh những giá trị ấy với tinh hoa văn hoá nhân loại trên những phương diện khác nhau. Đó là văn hoá tình nghĩa, tinh thần nhân văn Việt Nam, sự khoan dung, hoà nhập; lối sống và cách ứng xử... Hồ Chí Minh đã có một sự kết hợp hài hoà, nhuần nhị; đã giải quyết nhiều mâu thuẫn một cách biện chứng. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người sớm đưa ra những quan điểm xây dựng nền văn hoá mới Việt Nam, đồng thời Người là kiến trúc sư, tổ chức, lãnh đạo xây dựng nền văn hoá mới đó. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và chức năng của văn hoá chính là sự kết hợp hài hoà giữa tinh hoa văn hoá nhân loại với bản sắc văn hoá dân tộc. 2. Nội dung quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và chức năng của văn hoá: 2.1. Định nghĩa văn hoá theo quan điểm Hồ Chí Minh: Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm văn hóa được hiểu theo cả ba nghĩa rộng, hẹp và rất hẹp. Theo nghĩa rộng, văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra với phương thức sử dụng chúng, nhằm đáp ứng lẽ sinh tồn, đồng thời đó cũng là mục đích của cuộc sống loài người. Người viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”1. Định nghĩa về văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khắc phục được những quan niệm phiến diện về văn hóa trong lịch sử và hiện tại. Theo nghĩa hẹp, Người viết: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cần chú ý đến, cũng phải coi trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Nhưng văn hóa là một kiến trúc thượng tầng”2. Theo nghĩa rất hẹp, văn hóa đơn giản là trình độ học vấn của con người, thể hiện ở việc Hồ Chí Minh yêu cầu mọi người phải đi học “văn hóa”, xóa mù chữ… 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, T.3, tr. 458. 2. Hồ Chí Minh: Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, NXB. Văn Học, Hà Nội, 1984, tr. 34. 2.2. Quan điểm về xây dựng một nền văn hoá mới: Hồ Chí Minh đưa ra Năm điểm lớn định hướng cho việc xây dựng nền văn hoá dân tộc:  Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường  Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.  Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội.  Xây dựng chính trị: dân quyền  Xây dựng kinh tế. Ngay từ rất sớm, Bác đã quan tâm đến vị trí, vai trò của văn hoá trong đời sống xã hội. Điều này cũng chính là lí do vì sao Người bắt tay ngay vào xây dựng một nền văn hoá mới ở Việt Nam trên mọi lĩnh vực ngay sau khi giành độc lập. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của văn hoá trong đời sống xã hội: Thứ nhất, văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng. Theo Người: tiến lên CNXH phải có cả vật chất lẫn tinh thần, song con người là quyết định; để đưa đất nước đi lên, không thể không đặt trọng tâm vào kinh tế. Chủ thể của hoạt động kinh tế là con người nhưng thước đo trình độ con người lại chính là văn hóa. Vì vậy, HCM đặt văn hóa ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội, tạo thành bốn vấn đề chính của đời sống và có mối quan hệ mật thiết với nhau.  Trong quan hệ với chính trị, xã hội: Chính trị, xã hội được giải phóng thì mới mở đường cho văn hóa phát triển. Văn hóa là kiến trúc thượng tầng của xã hội, là mục tiêu, động lực cho cách mạng giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ xã hội cũ, xã hội thực dân phong kiến và xây dựng xã hội mới – XHCN tốt đẹp, biến một nước dốt nát cực khổ thành một nước văn hóa cao. Người nói: “Xã hội thế nào, văn nghệ thế ấy…”. Để văn hoá phát triển tự do phải tiến hành cách mạng chính trị trước để giành chính quyền, giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, từ đó giải phóng văn hoá, mở đường cho văn hoá phát triển.  Trong quan hệ với kinh tế: Xây dựng kinh tế để tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển văn hóa. Từ những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ kinh tế thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng văn hóa, xây dựng kiến trúc thượng tầng. Người cho rằng: “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển kinh tế và văn hoá. Vì sao không nói phát triển văn hoá và kinh tế. Tục ngữ ta có câu: có thưc mới vực được đạo, vì thế, kinh tế phải đi trước”1. Thứ hai, văn hóa là một mặt hợp thành toàn bộ đời sống xã hội, vì vậy, văn hóa không thể đứng ngoài “mà phải ở trong kinh tế và chính trị”, phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế. Nếu chỉ coi tăng trưởng kinh tế là mục tiêu duy nhất thì chẳng những môi trường văn hóa – xã hội bị hủy hoại mà mục tiêu kinh tế cũng không đạt được. Một chính sách phát triển đúng đắn là chính sách làm cho các yếu tố cấu thành văn hóa thấm sâu vào tất cả các lĩnh vực sáng tạo của con người như văn hóa trong sản xuất, trong sinh hoạt gia đình, trong giao lưu và hợp tác quốc tế,… Nói cách khác, hàm lượng trí tuệ, hàm lượng văn hóa trong các lĩnh vực của đời sống con người càng cao bao nhiêu thì khả năng phát triển kinh tế - xã hội càng trở nên hiện thực bấy nhiêu. Đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, Người không nhấn mạnh một chiều về sự “thụ động” của văn hoá vào kinh tế, chờ kinh tế phát triển xong mới phát triển văn hoá. Người cho rằng, văn hoá có tính tích cực, chủ động, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế và chính trị. Văn hoá phải ở trong kinh tế, chính trị nghĩa là văn hoá phải tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dụng và phát triển kinh tế. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, quan điểm “Văn hoá cũng là một mặt trận”, “Kháng chiến hoá văn hoá, văn hoá hoá kháng chiến”… mà Người đưa ra đã tạo nên một phong trào văn hoá văn nghệ sôi động chưa từng thấy. Văn hoá phải ở trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Văn hoá phải ở trong kinh tế và chính trị, có nghĩa là kinh tế, chính trị cũng phải có tính văn hoá. Ngày nay, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta chủ trương gắn văn hoá với phát triển, đưa văn hoá thấm sâu vào kinh tế và chính trị. 2.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về chức năng văn hoá: Thứ nhất, bồi dưỡng những tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp. Tư tưởng và tình cảm là hai vấn đề chủ yếu nhất trong đời sống tinh thần của con người. Tư tưởng có thể đúng đắn hoặc sai lầm, tình cảm có thể thấp hèn hoặc cao đẹp. Chức năng cao quý nhất của văn hóa là phải bồi dưỡng, nêu cao những tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho nhân dân, loại bỏ những sai lầm hoặc thấp hèn có trong mỗi người. Tư tưởng cách mạng lớn nhất thể hiện ở lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Vai trò của tư tưởng có 1 tác dụng là “soi đường” cho quốc dân đi, “lãnh đạo” quốc dân thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ. Vì vậy, Hồ Chí Minh đã chỉ ra chức năng hàng đầu của văn hoá là phải làm thế nào cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do; có tinh thần “vì nước quên mình, vì lợi ích chung và quên lợi ích riêng”. Tình cảm lớn nhất là tình cảm yêu nước, thương dân, thương nhân loại bị đau khổ, áp bức. Tình cảm này là động lực tạo ra sức mạnh trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Thứ hai, mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí. Dân trí là trình độ hiểu biết, vốn tri thức của người dân. Nâng cao dân trí bắt đầu từ chỗ biết đọc, biết viết đến việc hiểu biết các lĩnh vực khác của đời sống như trong sản xuất, cách đối nhân xử thế,…Thông qua tất cả các hoạt động của văn hóa mà cơ bản là văn hóa giáo dục, chúng ta đã xóa được nạn mù chữ, hiểu biết được các vấn đề kinh tế - chính trị - xã hội, hiểu biết được quy luật của cách mạng. “Dốt thì dại, dại thì hèn”, “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, cho nên, các lĩnh vực văn hóa đã giúp chúng ta thoát khỏi yếu hèn, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Thứ ba, bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh; hướng con người tới chân, thiện, mỹ để không ngừng hoàn thiện bản thân. Phẩm chất hay đạo đức được hình thành từ lối sống, thói quen của cá nhân và phong tục tập quán của cộng đồng. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Phải làm sao cho văn hóa thấm sâu vào tâm lý quốc dân, loại bỏ được tham nhũng, lười biếng, phù hoa xa xỉ thì mới “soi đường” cho quốc dân đi được. Những phẩm chất và phong cách tốt đẹp làm nên giá trị con người. Văn hoá giúp con người hình thành những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, vươn tới cái chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân thông qua nhận thức về cái tốt, cái xấu; cái tiến bộ với cái lạc hậu… Ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và chức năng văn hoá: Ngay từ khi mới bắt đầu hoạt động ở Pháp và còn chưa được tiếp cận với chủ nghĩa Mác - Lênin, Bác đã kịch liệt lên án chính sách ngu dân, vạch trần tâm địa xấu xa, bỉ ổi của chủ nghĩa thực dân đối với các dân tộc thuộc địa. Người viết: "Chúng tôi thiết tưởng rằng, những người Pháp thông minh và chân thực biết tỏ tính ưu việt tự nhiên của mình ở bất cứ nơi nào mình sống, thì không cần phải sống giữa những người bản xứ vĩnh viễn bị khoá mồm bịt miệng và bị xỏ mũi, mới có thể giữ được tính ưu việt đó” . Để thay thế văn hoá nô dịch của chủ nghĩa thực dân bằng một nền văn hoá mới cách mạng, ngay sau khi vừa giành được độc lập, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Hồ Chí Minh đã đề nghị mở ngay chiến dịch chống nạn dốt, bởi, một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Người cho rằng, văn hoá là tinh hoa của dân tộc, văn hoá phải góp phần khẳng định vị thế của dân tộc. Vì thế, trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ những mục tiêu cơ bản mà cách mạng Việt Nam cần phải đạt được trong lĩnh vực văn hoá. Đó là: “Phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hoá đế quốc. Đồng thời, phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hoá dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hoá tiến bộ thế giới, để xây dựng một nền văn hoá Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng” . Chủ trương trên đây thể hiện quan điểm rõ ràng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giá trị văn hoá dân tộc. Người cho rằng, càng thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin bao nhiêu càng phải coi trọng những truyền thống văn hoá tốt đẹp của cha ông bấy nhiêu và đòi hỏi chúng ta phải biết giữ gìn vốn văn hoá quý báu của dân tộc, khôi phục những yếu tố tích cực trong kho tàng văn hoá dân tộc, loại bỏ những yếu tố tiêu cực trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Đây là quan điểm bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc có chọn lọc của Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh rất quan tâm đến những di sản văn hoá dân tộc. Đối với Người, những làn điệu dân ca, những áng thơ cổ là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần. Tư tưởng bảo tồn vốn quý văn hoá dân tộc được Hồ Chí Minh thể hiện qua nhiều bài nói, bài viết của mình, đặc biệt là trong sắc lệnh về bảo tồn tất cả cổ tích trong toàn cõi Việt Nam ký ngày 23 - 11 - 1945; trong đó, quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của Đông phương bác cổ học viện. Tư tưởng về bảo tồn văn hoá dân tộc của Hồ Chí Minh không phủ nhận sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau của văn hoá các dân tộc mà ngược lại, khẳng định sự giao hoà giữa các nền văn hoá của các dân tộc khác nhau, coi đó như một động lực thúc đẩy sự phát triển văn hoá của mỗi dân tộc. Người cho rằng, "... văn hoá Việt Nam là ảnh hưởng lẫn nhau của văn hoá Đông phương và Tây phương chung đúc lại... Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt, ta học lấy để tạo ra một nền văn hoá Việt Nam. Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hoá xưa và văn hoá nay, trau dồi cho văn hoá Việt Nam thật có tinh thần thuần tuý Việt Nam để hợp với tinh thần dân chủ" . Với hơn 30 năm bôn ba khắp năm châu, hơn ai hết, Hồ Chí Minh am hiểu sâu sắc các trào lưu nghệ thuật trên thế giới, nhận dạng chính xác và đánh giá đúng từng nền văn hoá của nhân loại. Vì vậy, Người kêu gọi phải học cái hay trong từng nền văn hoá của các dân tộc trên thế giới. Người khâm phục nền văn hoá phát triển của các dân tộc khác, không kể đó là những dân tộc mà chế độ chính trị của họ đang là kẻ thù xâm lược của nhân dân Việt Nam. Một nhà báo Mỹ đã nhận xét rằng, Cụ Hồ Chí Minh là một con người yêu mến văn hoá Pháp trong khi chống thực dân Pháp, một con người biết coi trọng những truyền thống cách mạng Mỹ, khi Mỹ phá hoại đất nước cụ. Quan điểm văn hoá của Hồ Chí Minh chống lại mọi biểu hiện kỳ thị, độc tôn về văn hoá; chủ trương kế thừa truyền thống tốt đẹp của văn hoá dân tộc phải đi đôi với việc học tập và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại. Những tư tưởng lớn của Người về văn hoá là kim chỉ nam cho chúng ta trong việc xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trên cơ sở đó, hội nhập và giao lưu với các nền văn hoá khác trên thế giới, cùng nhau phát triển. Xu hướng phát triển chung của văn hoá nhân loại trong tương lai là kết hợp hài hoà nền văn minh khoa học, công nghiệp phương Tây với tinh hoa văn hoá nhân bản phương Đông. Cả hai ưu thế này đã được đúc kết trong nhân cách vĩ đại và tư tưởng sâu rộng về văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đúng như cảm nhận của nhà thơ Xô viết, Ô-xíp Man-den-xtam, khi tiếp xúc với Người cuối năm 1923: "Từ Nguyễn Ái Quốc đã toả ra một nền văn hoá, không phải văn hoá châu Âu, mà có lẽ là văn hoá của tương lai" .  CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG VÀO VIỆC TUYÊN NHẰM HẠN CHẾ SỰ VÔ CẢM CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY 1. Bệnh vô cảm là gì? “Bệnh vô cảm” được hiểu là một trạng thái tinh thần mà ở đó, con người không nảy sinh những cảm xúc đối với những sự vật, sự việc diễn ra xung quanh mình, những nỗi buồn, nỗi đau, sự mất mát, thiệt thòi của đồng loại. Hay như một cách nói hình tượng là con người bị “rô-bốt hóa”, khiến con người hành xử tàn nhẫn, vô tình. Vô cảm còn là con đường trực tiếp dẫn đến những cái xấu, cái ác. Nó là một căn bệnh lâm sàng mà trong đó, não của người bệnh vẫn hoạt động nhưng trái tim lại hoàn toàn băng giá. Những người sống vô cảm thường chỉ nghĩ đến lợi ích của riêng mình, ngại va chạm, sợ phiền toái, liên lụy với tâm niệm “đèn nhà ai nhà nấy rạng”. Những kẻ sống vô cảm thậm chí còn lạnh lùng, nhẫn tâm gieo rắc nỗi đau cho người khác mà không mảy may động lòng trắc ẩn. Và thực đáng buồn khi căn bệnh ấy lại gặp nhiều nhất ở giới trẻ, tương lai của đất nước. 2. Thực trạng về sự vô cảm của giới trẻ hiện nay: Nhân loại đang bước vào kỷ nguyên mới với những tiến bộ vượt trội, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của con người, bao gồm cả vấn đề học tập. Thông qua việc mở rất nhiều trường lớp, trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng, đều đã và đang cố gắng trong việc nâng cao dân trí. Thế hệ trẻ ngày nay cũng được hưởng những điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều so với thế hệ trước, cả về giáo dục, văn hoá, giải trí… Nhưng thật đáng buồn khi chính những chủ nhân tương lai ấy của đất nước lại là số đông nhất trong số những người mang căn bệnh “vô cảm” – vấn đề nan giải của xã hội đương thời.   2.1. Trong học đường: Tình trạng bạo lực học đường xảy ra ngày càng phổ biến trong cộng đồng học sinh, sinh viên. Những vụ đánh nhau, tổ chức đánh nhau vì ghen tức, vì tự cao… xảy ra gần như thường xuyên. Song, điều đáng nói ở đây là những người chứng kiến những sự việc đó, nhất là người trẻ, lại tỏ ra dửng dưng, vô cảm, phớt lờ đi những gì mình đang thấy. Hoặc hoạ chăng là có quan tâm thì cũng chỉ là chụp ảnh, quay phim tung lên mạng xã hội để lấy tiếng; hoặc cổ vũ, kích động, hùa theo chúng bạn để gây náo loạn, ức hiếp, bắt nạt các bạn khác. Những hành động đó thực sự đáng xấu hổ và đáng chê trách. Thậm chí còn có tình trạng học sinh đánh giáo viên đến trọng thương, phải nhập viện. Khi đi trên đường gặp người bị tai nạn thì thay vì dừng lại giúp đỡ, hỏi han lại bỏ đi xbạn như không có chuyện gì xảy ra, thậm chí còn tệ hơn nữa khi có những thành phần không những không giúp đỡ mà còn lợi dụng lúc người khác đang có sự cố để lấy cắp tài sản. Rất nhiều bạn khi nhìn thấy những người nghèo khó, ăn xin thì tỏ thái độ khinh thường, xua đuổi, dè bỉu. Trầm trọng nhất là những vụ án mạng xảy ra càng ngày càng nhiều với độ tuổi ngày càng trẻ hoá, rất nhiều người trong độ tuổi thanh thiếu niên đã trở thành tội phạm hình sự. 2.2. Trong đời sống, xã hội: Những vụ tai nạn thương tâm khi tham gia giao thông xảy ra rất nhiều, nhưng số người tử vong trong những vụ tai nạn ấy sẽ giảm đi đáng kể nếu những người chứng kiến không thờ ơ lướt qua, không dừng lại chỉ để bàn tán, quay clip, chụp ảnh, mà biết dừng lại giúp đỡ, hỗ trợ người bị tai nạn. Hơn hết, điều đáng nói là chính những người gây tai nạn lại là những kẻ đầu tiên bỏ trốn khỏi hiện trường, bỏ mặc nạn nhân dở sống dở chết. Là người Việt Nam, chắc hẳn ai cũng phải biết truyền thống “tương thân tương ái”, “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”… bao đời của dân tộc. Ấy vậy mà vẫn có những kẻ nhẫn tâm tàn sát cả một gia đình chỉ vì hám lợi, tham tài, những tên cướp của, giết người ấy cũng có phần lớn trong tuổi thanh thiếu niên. Đáng sợ nhất là những kẻ dám ra tay với cả đấng sinh thành, dưỡng dục, những tên ngáo đá mất nhận thức, những kẻ xbạn thường luật pháp giết cả cha mẹ ruột, quên đi cả câu “uống nước nhớ nguồn”, “công đức sanh thành”… 3. Nguyên nhân gây ra sự vô cảm của giới trẻ hiện nay: Vậy sự thật đằng sau sự vô cảm ấy là gì? Sự vô cảm là tình trạng chung đáng báo động trong giới trẻ, và có nhiều nguyên nhân cho căn bệnh này. 3.1. Trong học đường: Thứ nhất, do lo sợ sẽ trở thành nạn nhân của bạo lực học đường. Theo một cuộc khảo sát 400 học sinh trên 3 trường phổ thông thành phố Hồ Chí Minh, có 27% học sinh thừa nhận từng chửi mắng, dùng bạo lực với bạn khác, 19% đã từng bị bạn khác sử dụng bạo lực, trấn lột, “xin đểu”...; 23% coi bạo lực là bình thường, 4% cho đó là điều chấp nhận được. Tức là vì thể diện, vì bản ngã cao, thích tỏ vẻ “đầu gấu” nên mới có một bộ phận học sinh tụ tập đánh nhau, làm đại ca, đầu gấu. Hơn thế nữa, chỉ vì mâu thuẫn nho nhỏ không đáng kể nhưng các bạn lại cảm thấy bị “xúc phạm” nên cũng giải quyết bằng bạo lực. Ngoài ra, còn do mâu thuẫn trong quan hệ nam nữ; do giao du, học đòi theo những phần tử xấu trong và ngoài trường; do “nạn nhân” mách giáo viên… Khi được đặt câu hỏi: “Bạn sẽ làm gì khi là nạn nhân của bạo lực học đường?”, đa phần các bạn chọn cách im lặng hoặc báo phụ huynh. Chính vì các “nạn nhân”, “nhân chứng” của bạo lực học đường chọn con đường im lặng để yên thân nên dần hình thành thói vô cảm cho những người chứng kiến, những kẻ bắt nạt thấy thế cũng lấn tới. Thứ hai, do lối sống thực dụng, ích kỷ, sợ vạ lây, tốn thời gian. Những học sinh chứng kiến sự bất bình trong trường lớp thường sẽ dửng dưng, “bình chân như vại”, không quan tâm, sống theo chủ trương “đèn nhà ai nấy rạng”, tránh liên luỵ đến mình. 3.2. Trong đời sống, xã hội: Thứ nhất, do ảnh hưởng từ gia đình. Các bậc phụ huynh luôn dặn dò con khi thấy có ẩu đả, tai nạn, cướp giật… thì nên tránh xa, cốt là vì lo cho các bạn, nhưng đã vô tình hình thành trong các bạn sự vô cảm, vô tâm, khiến các bạn trở nên xa lánh với thế giới, với mọi người xung quanh, hình thành sự ích kỷ trong các bạn. Cách phản ứng, hành vi của giới trẻ một phần là do học hỏi ngoài xã hội và một phần là do ảnh hưởng từ trong gia đình, cũng có khi là do lối sống mà giới trẻ tự tạo nên. Hơn nữa, nhiều phụ huynh vì cưng chiều con nên đáp ứng tất cả những yêu cầu vô lối của con một cách vô điều kiện. Thế nhưng, họ lại không dạy con phải biết chia sẻ, quan tâm và có trách nhiệm với người thân, với bạn bè. Một đứa trẻ chỉ biết "nhận" chứ không biết "cho" sẽ nghèo nàn về cảm xúc, vô tâm trước đòi hỏi của tình người, và bàng quan trước nỗi đau của kẻ khác. Thứ hai, nguyên nhân từ phía nhà trường. Nhà trường là nơi đào tạo ra những người có tài và đức, “tiên học lễ, hậu học văn”, tuy vậy nhưng hiện nay, nhiều trường chỉ nhồi nhét về kiến thức mà vấn đề đạo đức dường như đang bị bỏ ngỏ, thậm chí là giảng dạy qua loa, đại khái. Bên cạnh những thầy cô mẫu mực vẫn có một số giáo viên ăn nói thô tục, xưng hô mày – tao, quát mắng học sinh như dân chợ búa. Thầy cô như cha mẹ thứ hai của học sinh, nếu họ đã vô cảm, không quan tâm đến các em thì thử hỏi làm sao có thể đào tạo được những học sinh biết quan tâm, giúp đỡ người khác. Thứ ba, do sự phát triển của công nghệ, mạng xã hội, khiến con người dần mất đi sự gần gũi trong giao tiếp người với người. Thói quen bó hẹp giao tiếp, chỉ giao lưu với những người ảo trên mạng game online. Những cảnh bạo lực từ đấm đá đến chém giết man rợ, đầy rẫy trong các trò chơi điện tử, trên ti vi, trong truyện tranh; những thú vui giải trí được giới trẻ yêu thích sẽ dẫn tới thờ ơ hay lãnh đạm với những việc xảy ra xung quanh, đó là một hệ quả không tránh khỏi. Và điều quan trọng nhất gây ra bệnh vô cảm là ý thức của cá nhân. Căn bệnh vô cảm bắt nguồn từ lối sống thực dụng của xã hội ngày nay. Khi mà các giá trị sống, giá trị đạo đức tinh thần, lòng bao dung nhân ái, tình thương yêu đồng loại, sự hy sinh... đang dần bị thế chỗ cho chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa duy lợi và chủ nghĩa cá nhân, con người không còn cảm giác trước nỗi đau của đồng loại. Bên cạnh đó, do sự gia tăng những bất công xã hội, là tình trạng quan liêu, tham nhũng, lối sống “phong bì”, người lớn không còn là tấm gương đạo đức cho giới trẻ, khiến đạo đức bị suy giảm. 4. Tác hại của bệnh vô cảm ở giới trẻ: Vì vô cảm mà con người trở thành thơ ơ, lạnh lùng đánh mất đi lương tâm, phẩm chất đạo đức. Con người dần xa lánh nhau, người trẻ chỉ biết sống vì mình, dần rơi vào trạng thái “tự kỷ” mà không hay biết. Chính căn bệnh vô cảm này cũng sẽ biến ta thành một người vị kỷ, không quan tâm đến mọi người xung quanh, từ đó dẫn đến nhiều hậu quả xấu, nó có thể biến một người bình thường thành tên sát nhân máu lạnh cướp của giết người; biến một cậu học sinh chăm ngoan thành một tên đầu gấu; biến một người lạc quan, hoà đồng thành một người lạnh lùng, khép kín. Bệnh vô cảm tuy không thể giết người, nhưng chính nó sẽ là nguyên nhân gây ra cái chết của nhiều người… 5. Các giải pháp nâng cao hiệu quả nhằm hạn chế sự vô cảm ở giới trẻ: Đối với bản thân: cần phải biết đồng cảm với mọi người, trau dồi, học hỏi cách ứng xử và các bài học trong cuộc sống, biết yêu thương mọi người xung quanh và học hỏi những tấm gương sáng trong xã hội, tham gia các phong trào tình nguyện, mùa hè xanh,… để mở lòng hơn với mọi người, để học cách sẻ chia, quan tâm, giúp đỡ. Đối với gia đình: Gia đình chính là nơi hình thành nhân cách con người, là hạt nhân của xã hội, vì thế muốn con nên tốt, gia đình phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, mọi thành viên trong gia đình sống phải quan tâm, chia sẻ với nhau. Khi con còn nhỏ dạy con cách nhận biết cảm xúc của người khác, hướng dẫn trẻ hiểu được nguồn gốc của những cảm xúc đó cũng như ảnh hưởng của nó đến mọi người từ đó điều chỉnh cảm xúc, hành vi của mình. Phụ huynh thường chỉ hay “ra lệnh” mà không quan tâm đến suy nghĩ của con, học cách lắng nghe, thấu hiểu con cái là việc mà những người làm bố và làm mẹ phải làm đầu tiên, con cái chỉ là có thể hiểu được một cách rõ ràng nhất khi được cha mẹ hướng dẫn một cách cụ thể, và khi được cha mẹ lắng nghe, thấu hiểu, con cái sẽ học được cách lắng nghe, quan tâm, thấu hiểu người khác. Đối với nhà trường: trường học không chỉ là nơi trang bị cho con người những kiến thức sách vở mà còn trang bị cả về nhân cách, đạo đức làm người, một khi nhà trường biết quan tâm đúng mực đến giới trẻ thì họ sẽ dễ dàng đào tạo ra những con người biết yêu thương, quan tâm người khác. Mặt khác nhà trường nên dạy học sinh biết cách ứng xử, biết cách quan tâm đến mọi người, giáo dục kỹ năng sống bằng cách khơi dậy tinh thần dám đấu tranh, đây cũng là nơi xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam giàu tình nghĩa nhưng hết sức mạnh mẽ, không khoan nhượng trước cái xấu, cái ác. Đối với xã hội: Xã hội nên quan tâm nhiều đến giới trẻ, tạo cơ hội giúp các bạn được sống theo chuẩn mực đạo đức của xã hội, giúp họ biết cách quan tâm, yêu thương, giúp đỡ mọi người.   KẾT LUẬN Tóm lại, trước tiên, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chức năng của văn hoá vẫn có vai trò và ý nghĩa đúng đắn, quan trọng trong xã hội ngày nay. Việc thấu hiểu và vận dụng hệ tư tưởng này không chỉ mang lại lợi ích cá nhân, không chỉ thay đổi thái độ, cách nhìn nhận của người trẻ với văn hoá mà từ đó còn gián tiếp ảnh hưởng tích cực đến toàn xã hội. Thực vậy, nếu người trẻ có thể ý thức được sự nguy hiểm khôn lường của việc thiếu văn hoá, ý thức được những lợi ích to lớn mà văn hoá, thuần phong mỹ tục mang lại thì nghiễm nhiên sẽ không còn nữa cảnh bạo lực mà chúng ta phải thấy nhan nhản hằng ngày trên từng bài báo, trước cổng trường, trong lớp học, thậm chí tại gia đình. Thế mới thấy, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chức năng, vai trò của văn hoá là yếu tố cần thiết để phát triển tư duy, nhận thức của mọi người, và cũng từ đó mà xã hội có thể phát triển phồn thịnh, văn minh. Không thể chối cãi rằng xã hội càng phát triển, công nghệ càng hiện đại, con người lại càng rời xa nhau. Mạng xã hội, Internet phát triển có thể đưa một kẻ vô danh lên thành người nổi tiếng sau một đêm, nhưng chính nó cũng là con dao hai lưỡi, có thể dễ dàng dìm chết một người dưới đáy xã hội cũng chỉ sau một đêm. Thêm nữa, mạng xã hội cũng là cầu nối, là nơi trải lòng và kiếm tìm sự giúp đỡ từ muôn phương, nhưng từ đó lại sản sinh ra những anh hùng bàn phím, những kẻ “cào phím” bất chấp lương tâm và nhân quả, từng cú “click” chuột, từng “biểu tượng cảm xúc” được thả ra trên mạng xã hội, con người lại càng trở nên vô cảm với thực tại hơn, cuộc sống của họ chỉ là “thả tim”, “thả buồn”, “thả vui”… cho từng người, từng bức ảnh, từng hoàn cảnh trên Internet, rồi lại vô tình bỏ quên những người xung quanh, người thân, bạn bè lúc nào không hay… Nhưng cũng không thể phủ nhận sự cố gắng, nỗ lực của một bộ phận lớp trẻ, vẫn hăng say từng ngày truyền lửa đam mê, cố gắng kéo mọi người ra khỏi “lớp cường lực bóng bẩy” kia để hoà vào xã hội nô nức bên ngoài. Những hành động của họ, tuy nhỏ, nhưng mang lại ý nghĩa lớn, và có tác động tích cực vô cùng…   PHỤ LỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Bạo lực học đường - Vấn nạn không của riêng thời đại nào. Hình 2: Người dân chỉ trỏ, hiếu kỳ khi xảy ra tai nạn Hình 3: Vẫn có những người miệt mài cống hiến cho cộng đồng, lan toả những điều tốt đẹp.   TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lm.Jos Tạ Duy Tuyền, Khi con người Vô Cảm xã hội sẽ sao?, http://www.tinmungchonguoingheo.com/blog/2019/09/28/khi-con-nguoi-vo-cam-xa-hoi-se-sao/, truy cập ngày 15 - 12 - 2019. 2. Hoàng Chung, "Bệnh vô cảm" trong giới trẻ ngày nay, http://tuyengiao.bacgiang.gov.vn/bantuyengiao/1552/Benh-vo-cam-trong-gioi-tre-ngay-nay.html, truy cập ngày 13 - 12 - 2019. 3. Hồng Phúc, Tháng Thanh niên sức trẻ và cống hiến!, https://tuoitrebinhdinh.vn/11995-2/, truy cập ngày 13 - 12 - 2019. 4. Thi An, Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, https://tennguoidepnhat.net/2012/04/05/t%C6%B0-t%C6%B0%E1%BB%9Fng-h%E1%BB%93-chi-minh-v%E1%BB%81-van-hoa/, truy cập ngày 14 - 12 - 2019. 5. PGS.TS. Phạm Duy Đức, Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa trong chính trị, http://tapchimattran.vn/nghien-cuu/gop-phan-tim-hieu-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-van-hoa-trong-chinh-tri-12652.html, truy cập ngày 14 - 12 - 2019. 6. Lê Minh Phượng, Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, http://phunukontum.org.vn/giu-gin-ban-sac-van-hoa-dan-toc-theo-tu-tuong-ho-chi-minh-trong-boi-canh-toan-cau-hoa-hoi-nhap-quoc-te-hien-nay.html, truy cập ngày 15 - 12 - 2019.

Trang 1

BỘ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

Đề tài: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chức năng của văn hóa trong việc tuyên truyền nhằm hạn chế sự vô cảm của giới trẻ hiện nay.

MÃ MÔN HỌC:

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT THUYẾT TRÌNH VÀ TIỂU LUẬN

HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 – 2020

Nhóm số: 10 (Lớp thứ năm tiết 4,5)

Tên đề tài: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chức năng của văn hóa trong việc tuyên

truyền nhằm hạn chế sự vô cảm của giới trẻ hiện nay.

HOÀN THÀNH

Ghi chú:

- Tỷ lệ % = 100%

- Trưởng nhóm:

Nhận xét của giáo viên:

Ngày……tháng 12 năm 2019 Giáo viên chấm điểm

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài: 1

2 Mục tiêu nghiên cứu: 1

3 Phương pháp nghiên cứu: 2

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA VĂN HOÁ 3

1 Cơ sở hình thành quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và chức năng của văn hoá: 3

2 Nội dung quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và chức năng của văn hoá: 4

2.1 Định nghĩa văn hoá theo quan điểm Hồ Chí Minh: 4

2.2 Quan điểm về xây dựng một nền văn hoá mới: 4

2.3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về chức năng văn hoá: 7

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG VÀO VIỆC TUYÊN NHẰM HẠN CHẾ SỰ VÔ CẢM CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY 11

1 Bệnh vô cảm là gì? 11

2 Thực trạng về sự vô cảm của giới trẻ hiện nay: 11

2.1 Trong học đường: 12

2.2 Trong đời sống, xã hội: 12

3 Nguyên nhân gây ra sự vô cảm của giới trẻ hiện nay: 13

3.1 Trong học đường: 13

3.2 Trong đời sống, xã hội: 14

4 Tác hại của bệnh vô cảm ở giới trẻ: 15

5 Các giải pháp nâng cao hiệu quả nhằm hạn chế sự vô cảm ở giới trẻ: 16

Trang 4

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài:

Văn hóa là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh

Để xây dựng đất nước Việt Nam hùng mạnh, văn minh, đậm đà bản sắc dân tộckhông thể thiếu vai trò của văn hóa

Cùng với sự phát triển của xã hội, các công nghệ hiện đại xuất hiện ngàycàng nhiều, con người có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc Nhưng bên cạnh

đó, nhịp điệu phát triển của xã hội cũng làm cho người ta hình thành nên lốisống vội vã sao cho phù hợp với tình hình xã hội hiện tại Vì vậy, con ngườingày càng vô cảm, thờ ơ với mọi thứ xung quanh, điều đó được thể hiện rất rõ ởmột bộ phận không nhỏ giới trẻ hiện nay Để giải quyết vấn đề trên, không thểkhông kể đến vai trò cực kì quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa

Đó chính là lý do chúng em chọn đề tài “Làm rõ vị trí, vai trò và chức năng

của văn hóa theo quan điểm của Hồ Chính Minh Vận dụng vào việc tuyên truyền nhặm hạn chế sự vô cảm của giới trẻ hiện nay.”

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Tìm hiểu và làm sáng tỏ vị trí, vai trò, chức năng của văn hóa Nội dung, cơ

sở hình thành quan điểm Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và chức năng của vănhóa

Nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa trong việc tuyêntruyền nhằm hạn chế sự vô cảm của giới trẻ hiện nay

Dựa vào tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa tìm hiểu thực trạng, nguyên về sự

vô cảm của giới trẻ hiện nay Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệuquả nhằm hạn chế sự vô cảm của giới trẻ

Trang 6

3 Phương pháp nghiên cứu:

- Tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích thông tin, nghiên cứu và đưa ranhững nhận xét, đánh giá

- Vận dụng quan điểm toàn diện và hệ thống, kết hợp khái quát và mô tả,phân tích và tổng hợp các phương pháp liên ngành khoa học xã hội và nhân văn

- Học tập phương pháp của Hồ Chí Minh: gắn lý luận với thực tiễn trong quátrình cách mạng Việt Nam, lý trí cách mạng với tình cảm cao đẹp

Trang 7

Con đường hình thành danh nhân văn hoá Hồ Chí Minh là một con đườnghiếm thấy, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn, hoà mình vào cuộc sống củagiai cấp cần lao Trong quá trình đó, từ rất sớm Người đã là hiện thân cho nền vănhoá của tương lai, đã trở thành “huyền thoại ngay khi còn sống”.

Là danh nhân văn hoá kiệt xuất, Hồ Chí Minh tượng trưng cao đẹp cho cốtcách văn hoá dân tộc, thống nhất với các yếu tố văn hoá nhân loại Trên cơ sởnhững nhận thức đầy đủ, đúng đắn về cốt cách văn hoá dân tộc Việt Nam, Hồ ChíMinh đã kết tinh những giá trị ấy với tinh hoa văn hoá nhân loại trên những phươngdiện khác nhau Đó là văn hoá tình nghĩa, tinh thần nhân văn Việt Nam, sự khoandung, hoà nhập; lối sống và cách ứng xử Hồ Chí Minh đã có một sự kết hợp hàihoà, nhuần nhị; đã giải quyết nhiều mâu thuẫn một cách biện chứng

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người sớm đưa ra những quanđiểm xây dựng nền văn hoá mới Việt Nam, đồng thời Người là kiến trúc sư, tổchức, lãnh đạo xây dựng nền văn hoá mới đó

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và chức năng của văn hoá chính là sựkết hợp hài hoà giữa tinh hoa văn hoá nhân loại với bản sắc văn hoá dân tộc

Trang 8

2 Nội dung quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và chức năng của văn hoá:

2.1 Định nghĩa văn hoá theo quan điểm Hồ Chí Minh:

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm văn hóa được hiểu theo cả banghĩa rộng, hẹp và rất hẹp

Theo nghĩa rộng, văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loàingười sáng tạo ra với phương thức sử dụng chúng, nhằm đáp ứng lẽ sinh tồn, đồngthời đó cũng là mục đích của cuộc sống loài người

Người viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới

sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó

mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” 1

Định nghĩa về văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khắc phục được nhữngquan niệm phiến diện về văn hóa trong lịch sử và hiện tại

Theo nghĩa hẹp, Người viết: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn

vấn đề cần chú ý đến, cũng phải coi trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa Nhưng văn hóa là một kiến trúc thượng tầng” 2

Theo nghĩa rất hẹp, văn hóa đơn giản là trình độ học vấn của con người, thểhiện ở việc Hồ Chí Minh yêu cầu mọi người phải đi học “văn hóa”, xóa mù chữ…

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, T.3, tr 458.

2 Hồ Chí Minh: Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, NXB Văn Học, Hà Nội, 1984, tr 34.

2.2 Quan điểm về xây dựng một nền văn hoá mới:

Hồ Chí Minh đưa ra Năm điểm lớn định hướng cho việc xây dựng nền vănhoá dân tộc:

Trang 9

 Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường

 Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng

 Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong

Thứ nhất, văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng

tầng Theo Người: tiến lên CNXH phải có cả vật chất lẫn tinh thần, song con người

là quyết định; để đưa đất nước đi lên, không thể không đặt trọng tâm vào kinh tế.Chủ thể của hoạt động kinh tế là con người nhưng thước đo trình độ con người lạichính là văn hóa Vì vậy, HCM đặt văn hóa ngang hàng với chính trị, kinh tế, xãhội, tạo thành bốn vấn đề chính của đời sống và có mối quan hệ mật thiết với nhau

 Trong quan hệ với chính trị, xã hội:

Chính trị, xã hội được giải phóng thì mới mở đường cho văn hóa phát triển.Văn hóa là kiến trúc thượng tầng của xã hội, là mục tiêu, động lực cho cách mạnggiải phóng dân tộc, lật đổ chế độ xã hội cũ, xã hội thực dân phong kiến và xây dựng

xã hội mới – XHCN tốt đẹp, biến một nước dốt nát cực khổ thành một nước vănhóa cao Người nói: “Xã hội thế nào, văn nghệ thế ấy…” Để văn hoá phát triển tự

do phải tiến hành cách mạng chính trị trước để giành chính quyền, giải phóng chínhtrị, giải phóng xã hội, từ đó giải phóng văn hoá, mở đường cho văn hoá phát triển

 Trong quan hệ với kinh tế:

Trang 10

Xây dựng kinh tế để tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển văn hóa Từnhững nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ kinh tếthuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng văn hóa, xây dựng kiến trúcthượng tầng Người cho rằng: “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triểnkinh tế và văn hoá Vì sao không nói phát triển văn hoá và kinh tế Tục ngữ ta cócâu: có thưc mới vực được đạo, vì thế, kinh tế phải đi trước”1.

Thứ hai, văn hóa là một mặt hợp thành toàn bộ đời sống xã hội, vì vậy, văn

hóa không thể đứng ngoài “mà phải ở trong kinh tế và chính trị”, phải phục vụnhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Nếu chỉ coi tăng trưởngkinh tế là mục tiêu duy nhất thì chẳng những môi trường văn hóa – xã hội bị hủyhoại mà mục tiêu kinh tế cũng không đạt được Một chính sách phát triển đúng đắn

là chính sách làm cho các yếu tố cấu thành văn hóa thấm sâu vào tất cả các lĩnh vựcsáng tạo của con người như văn hóa trong sản xuất, trong sinh hoạt gia đình, tronggiao lưu và hợp tác quốc tế,… Nói cách khác, hàm lượng trí tuệ, hàm lượng vănhóa trong các lĩnh vực của đời sống con người càng cao bao nhiêu thì khả năngphát triển kinh tế - xã hội càng trở nên hiện thực bấy nhiêu

Đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, Người không nhấn mạnhmột chiều về sự “thụ động” của văn hoá vào kinh tế, chờ kinh tế phát triển xongmới phát triển văn hoá Người cho rằng, văn hoá có tính tích cực, chủ động, là độnglực thúc đẩy phát triển kinh tế và chính trị

Văn hoá phải ở trong kinh tế, chính trị nghĩa là văn hoá phải tham gia thựchiện nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dụng và phát triển kinh tế Trong kháng chiếnchống thực dân Pháp, quan điểm “Văn hoá cũng là một mặt trận”, “Kháng chiếnhoá văn hoá, văn hoá hoá kháng chiến”… mà Người đưa ra đã tạo nên một phongtrào văn hoá văn nghệ sôi động chưa từng thấy Văn hoá phải ở trong cuộc khángchiến thần thánh của dân tộc

Trang 11

Văn hoá phải ở trong kinh tế và chính trị, có nghĩa là kinh tế, chính trị cũngphải có tính văn hoá Ngày nay, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội dướiánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta chủ trương gắn văn hoá với phát triển,đưa văn hoá thấm sâu vào kinh tế và chính trị.

2.3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về chức năng văn hoá:

Thứ nhất, bồi dưỡng những tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp Tư tưởng

và tình cảm là hai vấn đề chủ yếu nhất trong đời sống tinh thần của con người Tưtưởng có thể đúng đắn hoặc sai lầm, tình cảm có thể thấp hèn hoặc cao đẹp Chứcnăng cao quý nhất của văn hóa là phải bồi dưỡng, nêu cao những tư tưởng đúngđắn và tình cảm cao đẹp cho nhân dân, loại bỏ những sai lầm hoặc thấp hèn cótrong mỗi người

Tư tưởng cách mạng lớn nhất thể hiện ở lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa

xã hội Vai trò của tư tưởng có 1 tác dụng là “soi đường” cho quốc dân đi, “lãnhđạo” quốc dân thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ Vì vậy, Hồ Chí Minh đã chỉ rachức năng hàng đầu của văn hoá là phải làm thế nào cho ai cũng có lý tưởng tựchủ, độc lập, tự do; có tinh thần “vì nước quên mình, vì lợi ích chung và quên lợiích riêng”

Tình cảm lớn nhất là tình cảm yêu nước, thương dân, thương nhân loại bị đaukhổ, áp bức Tình cảm này là động lực tạo ra sức mạnh trong sự nghiệp dựng nước

và giữ nước, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc

Thứ hai, mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí.

Dân trí là trình độ hiểu biết, vốn tri thức của người dân Nâng cao dân trí bắtđầu từ chỗ biết đọc, biết viết đến việc hiểu biết các lĩnh vực khác của đời sống nhưtrong sản xuất, cách đối nhân xử thế,…Thông qua tất cả các hoạt động của văn hóa

mà cơ bản là văn hóa giáo dục, chúng ta đã xóa được nạn mù chữ, hiểu biết đượccác vấn đề kinh tế - chính trị - xã hội, hiểu biết được quy luật của cách mạng “Dốt

Trang 12

thì dại, dại thì hèn”, “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, cho nên, các lĩnh vựcvăn hóa đã giúp chúng ta thoát khỏi yếu hèn, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xãhội.

Thứ ba, bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành

mạnh; hướng con người tới chân, thiện, mỹ để không ngừng hoàn thiện bản thân.Phẩm chất hay đạo đức được hình thành từ lối sống, thói quen của cá nhân vàphong tục tập quán của cộng đồng Người cách mạng phải có đạo đức, không cóđạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân Phải làm sao chovăn hóa thấm sâu vào tâm lý quốc dân, loại bỏ được tham nhũng, lười biếng, phùhoa xa xỉ thì mới “soi đường” cho quốc dân đi được

Những phẩm chất và phong cách tốt đẹp làm nên giá trị con người Văn hoágiúp con người hình thành những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, vươntới cái chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân thông qua nhận thức về cái tốt, cáixấu; cái tiến bộ với cái lạc hậu…

 Ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và chức năng văn hoá:Ngay từ khi mới bắt đầu hoạt động ở Pháp và còn chưa được tiếp cận với chủnghĩa Mác - Lênin, Bác đã kịch liệt lên án chính sách ngu dân, vạch trần tâm địaxấu xa, bỉ ổi của chủ nghĩa thực dân đối với các dân tộc thuộc địa Người viết:

"Chúng tôi thiết tưởng rằng, những người Pháp thông minh và chân thực biết tỏtính ưu việt tự nhiên của mình ở bất cứ nơi nào mình sống, thì không cần phải sốnggiữa những người bản xứ vĩnh viễn bị khoá mồm bịt miệng và bị xỏ mũi, mới cóthể giữ được tính ưu việt đó”1 Để thay thế văn hoá nô dịch của chủ nghĩa thực dânbằng một nền văn hoá mới cách mạng, ngay sau khi vừa giành được độc lập, tạiphiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, HồChí Minh đã đề nghị mở ngay chiến dịch chống nạn dốt, bởi, một dân tộc dốt làmột dân tộc yếu Người cho rằng, văn hoá là tinh hoa của dân tộc, văn hoá phải góp

Trang 13

phần khẳng định vị thế của dân tộc Vì thế, trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đãchỉ rõ những mục tiêu cơ bản mà cách mạng Việt Nam cần phải đạt được trong lĩnh

vực văn hoá Đó là: “Phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô

dịch của văn hoá đế quốc Đồng thời, phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hoá dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hoá tiến bộ thế giới, để xây dựng một nền văn hoá Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng” 1.Chủ trương trên đây thể hiện quan điểm rõ ràng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vềgiá trị văn hoá dân tộc Người cho rằng, càng thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lêninbao nhiêu càng phải coi trọng những truyền thống văn hoá tốt đẹp của cha ông bấynhiêu và đòi hỏi chúng ta phải biết giữ gìn vốn văn hoá quý báu của dân tộc, khôiphục những yếu tố tích cực trong kho tàng văn hoá dân tộc, loại bỏ những yếu tốtiêu cực trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Đây là quan điểm bảo tồnbản sắc văn hoá dân tộc có chọn lọc của Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh rất quan tâm đến những di sản văn hoá dân tộc Đối với Người,những làn điệu dân ca, những áng thơ cổ là một phần không thể thiếu trong đờisống tinh thần Tư tưởng bảo tồn vốn quý văn hoá dân tộc được Hồ Chí Minh thểhiện qua nhiều bài nói, bài viết của mình, đặc biệt là trong sắc lệnh về bảo tồn tất cả

cổ tích trong toàn cõi Việt Nam ký ngày 23 - 11 - 1945; trong đó, quy định rõnhiệm vụ và quyền hạn của Đông phương bác cổ học viện

Tư tưởng về bảo tồn văn hoá dân tộc của Hồ Chí Minh không phủ nhận sự tácđộng, ảnh hưởng lẫn nhau của văn hoá các dân tộc mà ngược lại, khẳng định sựgiao hoà giữa các nền văn hoá của các dân tộc khác nhau, coi đó như một động lựcthúc đẩy sự phát triển văn hoá của mỗi dân tộc Người cho rằng, " văn hoá ViệtNam là ảnh hưởng lẫn nhau của văn hoá Đông phương và Tây phương chung đúclại Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt, ta học lấy để tạo ra một nền văn

1 Hồ Chí Minh Toàn tập., t.6, tr.173.

Ngày đăng: 25/03/2021, 06:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w