Tiểu luận pháp luật đại cương (PLĐC) đề tài Vi phạm pháp luật

27 15 0
Tiểu luận pháp luật đại cương (PLĐC) đề tài Vi phạm pháp luật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM TIỂU LUẬNVI PHẠM PHÁP LUẬTMÔN HỌC: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNGGVHD: …SVTH: Lê Đức Tính12345678Nguyễn Văn A12345678Nguyễn Thị B12345678LỚP: 19PLDC09TP. Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2022MỤC LỤCoOoLỜI NÓI ĐẦUCHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT11. Khái niệm vi phạm pháp luật12. Dấu hiệu và cấu thành vi phạm pháp luật42.1. Dấu hiệu vi phạm pháp luật42.2. Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật53. Phân loại vi phạm pháp luật103.1. Vi phạm hình sự (tội phạm)103.2. Vi phạm hành chính103.3. Vi phạm dân sự103.4. Vi phạm kỷ luật10CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT Ở NƯỚC TA121. Hành vi vi phạm hình sự121.1. Tình huống121.2. Cấu thành vi phạm pháp luật132. Hành vi vi phạm hành chính162.1. Tình huống162.2. Cấu thành vi phạm pháp luật:163. Hành vi vi phạm dân sự183.1. Tình huống183.2. Cấu thành vi phạm pháp luật184. Hành vi vi phạm kỷ luật204.1. Tình huống204.2. Cấu thành vi phạm pháp luật20KẾT LUẬN22TÀI LIỆU THAM KHẢO23 LỜI NÓI ĐẦUPháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội. Vì pháp luật không chỉ là công cụ để nhà nước quản lý xã hội; phương tiện để công dân thưc hiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cùa mình, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, lành mạnh hóa đời sống xã hội và góp phần bồi đắp những giá trị mới.Trong xã hội ta, pháp luật thể hiện ý chí của nhân dân, đem lại hạnh phúc cho nhân dân, nên các quy định của pháp luật được đông đảo nhân dân tôn trọng và tự giác thực hiện nghiêm minh. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong xã hội vẫn còn nhiều hiện tượng vi phạm pháp luật, xâm hại đến các lợi ích vật chất và tinh thần của nhà nước, của xã hội và của nhân dân. Đó là một hiện tượng nguy hiểm, tác động tiêu cực đến các mặt của đời sống xã hội. Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề vi phạm pháp luật, đặc biệt là cấu thành vi phạm pháp luật sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc góp phần đề ra những biện pháp hữu hiệu để đấu tranh phòng và chống vi phạm pháp luật trong xã hội. Tuy nhiên, cấu thành vi phạm pháp luật là gì, bao gồm những mặt nào? Ta sẽ phân tích một ví dụ trong thực tiễn để làm rõ vấn đề này. Do đó nhóm thực hiện nghiên cứu đề tài “Vi phạm pháp luật” để làm rõ hơn về các vấn đề kể trên.  CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT1. Khái niệm vi phạm pháp luậtVi phạm pháp luật được hiểu là hành vi trái pháp luật, có lỗi và do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. Hậu quả của vi phạm pháp luật là xâm hại dến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.Vi phạm pháp luật là một hiện tượng lịch sử, xuất hiện từ khi có pháp luật. Qua các thời đại, nhận thức của con người về vi phạm pháp luật có sự khác nhau. Ngày nay, cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, nhận thức của con người về vi phạm pháp luật cũng ngày càng toàn diện, đầy đủ và chính xác hơn. Theo đó, một hiện tượng xã hội bị coi là vi phạm pháp luật khi có đủ các dấu hiệu cơ bản sau:Thứ nhất, vi phạm pháp luật luôn là hành vi xác định của các chủ thể pháp luật. Bởi vì các quy định của pháp luật được Nhà nước đặt ra là để nhằm điều chỉnh hành vi của các chủ thể pháp luật. Hành vi đó có thể là xử sự của con người được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.Hành vi là xử sự của con người trong một điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, biểu hiện bằng lời nói, thao tác, cử chỉ nhất định hoặc bằng sự thiếu vắng những thao tác, cử chỉ, lời nói nào đó.Pháp luật được đặt ra là để điều chỉnh hành vi con người nhằm xác lập và duy trì trật tự xã hội. Bằng pháp luật, nhà nước và xã hội chính thức thể hiện quan điểm của mình trong việc khuyến khích hay ngăn cấm một hành vi cụ thể nào đó. Do vậy, phải có hành vi thực tế của chủ thể mới có cơ sở để xác định có vi phạm pháp luật hay không. Vi phạm pháp luật không phải là suy nghĩ, ước mơ, giấc mơ của con người hay những sự biến xảy ra nằm ngoài ý thức của con người... Vi phạm pháp luật phải là kết quả của ý thức của con người, được thể hiện ra thế giới khách quan bằng hành vi thực tế cụ thể.Thứ hai, vi phạm pháp luật không những là hành vi xác định của con người mà hành vi đó phải trái với các quy định của pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Hành vi trái pháp luật là hành vi không phù hợp với quy định của pháp luật như không thực hiện những gì mà pháp luật yêu cầu hoặc sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn mà pháp luật cho phép.Các quy phạm pháp luật là khuôn mẫu cho cách xử sự của con người, thông qua quy phạm pháp luật, các cá nhân, tổ chức trong xã hội biết mình được làm gì, không được làm gì, phải làm gì, phải làm như thế nào... Những hành vi ngược với cách xử sự nêu ra trong quy phạm pháp luật bị coi là hành vi trái pháp luật. Đó có thể là hành vi bị pháp luật cấm, hành vi vượt quá sự cho phép của pháp luật, hành vi không thực hiện sự bắt buộc của pháp luật hay hành vi thực hiện không đứng cách thức mà pháp luật yêu cầu. Sự quy định trước của pháp luật là cơ sở pháp lí để xác định tính trái pháp luật trong một hành vi cụ thể. Một hành vi nào đó có thể gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại cho xã hội nhưng nếu chưa được pháp luật quy định thì không bị coi là vi phạm pháp luật.Những hành vi trái đạo đức xã hội, trái với quy định của các tổ chức trong xã hội, trái phong tục tập quán... nhung không trái pháp luật không phải là vi phạm pháp luật.Thứ ba, vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật nhưng hành vi trái pháp luật đó phải chứa đựng lỗi của chủ thể của hành vi. Để xác định hành vi vi phạm pháp luật phải xem xét cả mặt chủ quan của hành vi, tức là xác định lỗi của học, biểu hiện trạng thái tâm lý của người thực hiện hành vi đó. Trạng thái tâm lý có thể là cố ý hay vô ý. Lỗi là yếu tố không thể thiếu được để xác định hành vi vi phạm pháp luật và lỗi cũng là cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể của hành vi vi phạm pháp luật.Thứ tư, hành vi trái pháp luật đó do chủ thể có năng lực hành vi thực hiện. Người có năng lực hành vi là người có khả năng nhận thức, điều khiển được hành vi, việc làm của mình và chịu trách nhiệm về hành vi của mình đã thực hiện.Trong đời sống hàng ngày, lỗi được hiểu là điều sai sót, không nên, không phải trong cách cư xử, trong hành động. Theo đó, lỗi được đồng nhất với hành vi, đó là những hành vi sai sót, hành vi không nên có, không đáng có. Trong khoa học pháp lí, lỗi là trạng thái tâm lí phản ánh thái độ tiêu cực của một người đối với hành vi trái pháp luật của họ và hậu quả của hành vi đó. Như vậy, lỗi trong khoa học pháp lí không phải là bản thân hành vi mà là thái độ của chủ thể đối với hành vi của chính mình và hậu quả của hành vi ấy. Lỗi trong khoa học pháp lí chỉ được đặt ra khi chủ thể có hành vi trái pháp luật.Trạng thái tâm lí của chủ thể khi thực hiện một hành vi có thể là vui, buồn, lo lắng, sợ hãi, tức giận, tích cực hoạt bát, thờ ơ lãnh đạm, nhận thức được hay không nhận thức được, mong muốn, không mong muốn... Một người bị coi là có lỗi khi thực hiện một hành vi trái pháp luật nếu đó là kết quả của sự tự lựa chọn, quyết định và thực hiện của chính chủ thể trong khi có đủ điều kiện để lựa chọn, quyết định và thực hiện một xử sự khác phù hợp với các quy định của pháp luật. Như vậy, không phải mọi trường họp chủ thể có hành vi trái pháp luật cũng đều bị coi là có lỗi. Một hành vi mặc dù trái pháp luật nhưng được thực hiện trong trường hợp chủ thể không có sự lựa chọn nào khác (bất kì ai trong điều kiện đó cũng chỉ có thể có sự lựa chọn như thế) hoặc trong trường hợp chủ thể bị mất tự do ý chí thì chủ thể không bị coi là có lỗi, do vậy hành vi đó không bị coi là vi phạm pháp luật.Tóm lại, các dấu hiệu trên đây là cơ sở nhận diện vi phạm pháp luật. Một hiện tượng cụ thể xảy ra trong đời sống chỉ bị coi là vi phạm pháp luật khi chứa đựng đầy đủ các dấu hiệu nêu trên. Do vậy, có thể khẳng định, mọi vi phạm pháp luật đều là hành vi trái pháp luật, nhưng không phải tất cả hành vi trái pháp luật đều bị coi là vi phạm pháp luật. Chỉ những hành vi trái pháp luật do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện trong trường hợp có lỗi mới bị coi là vi phạm pháp luật.Một người được coi là có năng lực trách nhiệm pháp lí khi họ đạt đến độ tuổi do pháp luật quy định, đồng thời có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Đối với mỗi lĩnh vực khác nhau, pháp luật quy định độ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lí khác nhau. Khả năng nhận thức ở đây được hiểu là, chủ thể nhận thức được hành vi của mình là đúng hay sai theo chuẩn mực xã hội, hành vi đó được xã hội khuyến khích, bắt buộc hay bị xã hội ngăn cấm... Khả năng điều khiển được hiểu là, trên cơ sở của sự nhận thức, chủ thể có thể chủ động, tích cực, quyết tâm thực hiện hành vi mà họ cho là phù hợp với đòi hỏi của xã hội; kiềm chế, không thực hiện hành vi nếu cho rằng nó đi ngược lại lợi ích của xã hội... Thông thường, khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của con người phát triển dần dần cùng với sự trưởng thành về tuổi tác của họ. Chính vì vậy, pháp luật của các nhà nước đều lấy dấu hiệu độ tuổi để phản ánh khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của chủ thể. Bên cạnh đó, sự quy định độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lí còn phản ánh chính sách pháp luật của một nhà nước cụ thể. Bởi lẽ, sự chênh lệch không lớn về độ tuổi không phản ánh rõ nét sự khác biệt trong khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của con người. Các nhà nước khác nhau có thể có sự quy định độ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lí một cách khác nhau, điều đó thể hiện mức độ nhân đạo trong pháp luật của các nhà nước.Ngược lại, trường hợp chủ thể thực hiện một hành vi có tính chất trái pháp luật nhưng người này không nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội hoặc nhận thức được hành vi và hậu quả của hành vi nhưng không điều khiển được hành vi của mình thì không bị coi là có lỗi và không phải là vi phạm pháp luật.Trên thực tế, nhiều trường hợp mặc dù đã đạt đến độ tuổi luật định nhưng vì những lí do khác nhau dẫn đến bị mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi nên cũng được coi là không có năng lực trách nhiệm pháp lí.Thứ năm, vi phạm pháp luật là hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ như: Quan hệ tài sản, quan hệ hôn nhân gia đình…Vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là những hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý.2. Dấu hiệu và cấu thành vi phạm pháp luật2.1. Dấu hiệu vi phạm pháp luậtDấu hiệu hành vi:Vi phạm pháp luật phải là hành vi của con người, tức là xử sự thực tế, cụ thể của cá nhân hoặc tổ chức nhất định, bởi vì pháp luật được ban hành để điều chỉnh hành vi của các chủ thể mà không điều chỉnh suy nghĩ của họ. Mác đã từng nói: ngoài hành vi của tôi ra, tôi không tồn tại đối với pháp luật, không phải là đối tượng của nó. Vì vậy, phải căn cứ vào hành vi thực tế của các chủ thể mới có thể xác định được là họ thực hiện pháp luật hay vi phạm pháp luật. Hành vi xác định này có thể được thực hiện bằng hành động (ví dụ: Giết người, gây thương tích….) hoặc bằng không hành động (ví dụ: trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế).Dấu hiệu trái pháp luật:Vi phạm pháp luật là hành vi trái với các quy phạm của pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệMột hành vi được coi là trái pháp luật khi nó không phù hợp với các quy định của pháp luật, xâm hại tới quyền của công dân, tài sản của Nhà nước….Thông thường, một người không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình nếu hành vi đó chưa được pháp luật quy định. Sự quy định của pháp luật là cơ sở pháp lý để xác định tính trái pháp luật trong một hành vi cụ thể. Hành vi của con người có thể được các quy phạm xã hội khác nhau cùng điều chỉnh.Dấu hiệu năng lực trách nhiệm pháp lý:Hành vi trái pháp luật xác định do chủ thể có năng lực hành vi thực hiện. Người có năng lực hành vi là người có khả năng nhận thức, điều khiển được hành vi, việc làm của mình và chịu trách nhiệm về hành vi của mình đã thực hiện.Dấu hiệu lỗi:Vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi của chủ thể.Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật nhưng hành vi trái pháp luật đó phải chứa đựng lỗi của chủ thể của hành vi. Để xác định hành vi vi phạm pháp luật phải xem xét cả mặt chủ quan của hành vi, tức là xác định lỗi của học, biểu hiện trạng thái tâm lý của người thực hiện hành vi đó. Trạng thái tâm lý có thể là cố ý hay vô ý. Lỗi là yếu tố không thể thiếu được để xác định hành vi vi phạm pháp luật và lỗi cũng là cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể của hành vi vi phạm pháp luật.Như vậy, chỉ những hành vi trái pháp luật mà có lỗi của chủ thể thì mới bị coi là vi phạm pháp luật. Còn trong trường hợp chủ thể thực hiện một xử sự có tính chất trái pháp luật nhưng chủ thể không nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội hoặc nhận thức được hành vi và hậu quả của hành vi của mình nhưng không điều khiển được hành vi của mình thì không bị coi là có lỗi và không phải là vi phạm pháp luật.Dấu hiệu quan hệ xã hội bị xâm hại:Vi phạm pháp luật là hành vi xâm hại trực tiếp hoặc gián tiếp tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, tức là làm biến dạng đi cách xử sự là nội dung của quan hệ pháp luật đó.2.2. Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luậtCấu thành vi phạm pháp luật là những dấu hiệu đặc trưng của một vi phạm pháp luật cụ thể.Vi phạm pháp luật bao gồm 4 yếu tố cấu thành là mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể.2.2.1. Chủ thểChủ thể của vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý và đã thực hiện hành vi trái pháp luật. Mỗi loại vi phạm pháp luật đều có cơ cấu chủ thể riêng tùy thuộc vào mức độ xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.Đối với chủ thể là cá nhân: Cá nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật phải có đầy đủ năng lực hành vi và năng lực pháp luật. Trong đó:Năng lực hành vi của cá nhân: Là khả năng của cá nhân tự nhận thức được hành vi của mình, nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội và hậu quả của hành vi do mình thực hiện, nhận thức được trách nhiệm của mình đối với hành vi đó.Năng lực hành vi của cá nhân trong từng quan hệ pháp luật khác nhau là khác nhau.Năng lực pháp luật của cá nhân: Là khả năng của chủ thể được có các quyền và nghĩa vụ pháp lí theo quy định của pháp luật.Năng lực pháp luật của cá nhân trong từng quan hệ pháp luật khác nhau là khác nhau.Ví dụ: Một người bị bệnh tâm thần khi thực hiện hành vi trái pháp luật không được xem là vi phạm pháp luật vì người bị bệnh tâm thần không có năng lực hành vi dân sự.Để xác định chủ thể của hành vi trái pháp luật có được những khả năng đó hay không, nhà nước đã căn cứ vào độ tuổi và khả năng lí trí của chủ thể vào thời điểm họ thực hiện hành vi trái pháp luật để quy định vấn đề trên.Ví dụ: Trong lĩnh vực hình sự, nhà nước ta quy định, cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự là người từ đủ 14 tuổi, có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ là từ đủ 16 tuổi; không mắc bệnh tâm thần hoặc một loại bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, làm chủ hành vi. Người đủ 14 tuổi là chủ thể của tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Người đủ 16 tuổi là chủ thể của mọi tội phạm mà họ gây ra.Đối với chủ thể là tổ chức: Tổ chức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật phảicó tư cách pháp nhân (là tổ chức do nhà nước thành lập hoặc được nhà nước thừa nhận thành lập hoặc được nhà nước cho phép thành lập).Năng lực pháp luật của pháp nhân do nhà nước quy định. Năng lực pháp luật của pháp nhân trong từng quan hệ pháp luật khác nhau là khác nhau.Chủ thể vi phạm pháp luật sẽ được xác định tương ứng với từng quan hệ pháp luật và loại vi phạm pháp luật khác nhau. Việc xác định hành vi vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí cũng khác nhau giữa chủ thể là cá nhân và chủ thể là tổ chức.2.2.2. Khách thểKhách thể của vi phạm pháp luật là quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi trái pháp luật xâm hại tới. Tính chất của khách thể vi phạm pháp luật cũng là một yếu tố đánh giá mức độ nguy hiểm trong hành vi trái pháp luật. Là một trong những căn cứ để phân loại hành vi vi phạm pháp luật.Ví dụ: Khách thể của tội trộm cắp tài sản là quan hệ tài sản về quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân được nhà nước bảo vệ.Khách thể là căn cứ để xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật. Các vi phạm pháp luật khác nhau sẽ xâm hại đến các khách thể khác nhau.2.2.3. Mặt chủ quanMặt chủ quan của vi phạm pháp luật gồm lỗi, động cơ, mục đích vi phạm pháp luật:Lỗi là một trạng thái tâm lý thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hậu quả xấu trong hành vi của mình (nhìn thấy trước được hậu quả xấu trong hành vi của mình mà vẫn thực hiện) và trong chính hành vi đó (hành vi chủ động, có ý thức….) tại thời điểm chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật đó.Lỗi được chia thành hai loại: cố ý và vô ý.Lỗi cố ý gồm:Lỗi cố ý trực tiếp: là lỗi của một chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.Lỗi cố ý gián tiếp: là lỗi của một chủ thể khi thực hiện một hành vi trái pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn song có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.Lỗi vô ý gồm:Lỗi vô ý do cẩu thả: là lỗi của một chủ thể đã gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả đó, mặc dù có thể thấy trước và phải thấy trước hậu quả này.Lỗi vô ý vì quá tự tin: là lỗi của một chủ thể tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội song tin chắc rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc cỏ thể ngăn ngừa được nên mới thực hiện và có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.Động cơ là cái thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Mục đích là kết quả cuối cùng mà chủ thể vi phạm pháp luật mong đạt tới khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.2.2.4. Mặt khách quanMặt khách quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật. Nó bao gồm hành vi trái pháp luật, sự thiệt hại cho xã hội và quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại cho xã hội, thời gian, địa điểm, công cụ vi phạm. Trước hết phải xác định xem vụ việc vừa xảy ra có phải do hành vi của con người hay không, nếu phải thì hành vi đó có trái pháp luật không, nếu trái pháp luật thì trái như thế nào. Sự thiệt hại cho xã hội là những tổn thất về vật chất hoặc tinh thần do hành vi trái pháp luật gây ra.Quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại cho xã hội là việc xác định xem hành vi trái pháp luật có phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự thiệt hại cho xã hội hay không và sự thiệt hại cho xã hội có phải kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật hay không, vì thực tế có trường hợp hành vi trái pháp luật không trực tiếp gây ra sự thiệt hại cho xã hội, mà sự thiệt hại đó do nguyên nhân khác. Ngoài ra con phải xác định: thời gian vi phạm pháp luật là giờ, ngày, tháng, năm nào. Địa điểm vi phạm pháp luật là ở đâu. Phương tiện thực hiện hành vi vi phạm pháp luật là gì.Hành vi trái pháp luật hay còn gọi là hành vi nguy hiểm cho xã hội là xử sự nguy hại cho xã hội của con người ra thế giới khách quan ở những mức độ khác nhau, được ý thức của chủ thể kiểm soát và ý chí của người đó điều khiển; được quy định trong pháp luật. Những biểu hiện của hành vi trái pháp luật như:Chủ thể làm một việc mà pháp luật cấm. Ví dụ: Tàng trữ và mua bán trái phép chất ma tuý, giết người,…Chủ thể sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn mà pháp luật cho phép.Ví dụ: Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, tham nhũng…+ Chủ thể không thực hiện nghĩa vụ mà Nhà nước bắt buộc. Ví dụ: Trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế, không đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy,…Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: là thiệt hại gây ra cho các quan hệ xã hội được nhà nước xác lập và bảo vệ của vi phạm pháp luật (đây là dấu hiệu không bắt buộc phải có trong mọi vi phạm pháp luật). Thiệt hại cho xã hội thểhiện dưới những hình thức:Thiệt hại về thế chất: sức khoẻ, tính mạng của con người.Thiệt hại về tinh thần: danh dự, nhân phẩm, quyền tự do của con người.Thiệt hại về vật chất: tài sản bị tổn thất, hư hại.Ví dụ: Hành vi vu khống cho người khác gây thiệt hại cho danh dự, nhân phẩm của người bị hại; hành vi cố ý làm lây lan dịch bệnh gây thiệt hại cho sức khoẻ của cộng đồng; hành vi trộm cắp tài sản làm tổn thất tài sản của người bị hại,…Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội tức là giữa chúng phải có mối quan hệ nội tại và tất yếu với nhau. Hành vi đã chứa đựng mầm gây ra hậu quả hoặc là nguyên nhân trực tiếp của hậu quả nên nó phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian; còn hậu quả phải là kết quả tất yếu của chính hành vi đó mà không phải là của một nguyên nhân khác.Các yếu tố khác: công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh vi phạm pháp luật…Thời gian vi phạm pháp luật là giờ, ngày, tháng, năm xảy ra vi phạm pháp luật.Địa điểm vi phạm pháp luật là nơi xảy ra vi phạm pháp luật.Phương tiện vi phạm pháp luật là công cụ mà chủ thể sử dụng để thực hiện hành vi trái pháp luật của mình.Khi xem xét mặt khách quan của vi phạm pháp luật thì hành vi trái pháp luật luôn luôn là yếu tố bắt buộc phải xác định trong cấu thành của mọi vi phạm pháp luật, còn các yếu tố khác có bắt buộc phải xác định hay không là tuỳ từng trường hợp vi phạm. Có trường hợp hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng là yếu tố bắt buộc phải xác định, có trường hợp địa điểm vi phạm cũng là yếu tố bắt buộc phải xác định.Ví dụ: Luật Giao thông đường bộ nghiêm cấm hành vi bấm còi, rú ga liên tục trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ. Nếu như anh A thực hiện hành vi trên ngoài khoảng thời gian được quy định trong luật thì anh A không vi phạm pháp luật. Do đó, thời gian vi phạm là yếu tố bắt buộc trong trường hợp này.Hành vi thể hiện bằng hành động hoặc không hành động:Hành vi hành động: là hành vi biểu hiện ra bên ngoài, tác động trực tiếp lên đối tượng của chủ thể vi phạm pháp luật.Ví dụ: A dùng dao đâm B, vượt đèn đỏ,…Hành vi không hành động: là hành vi không biểu hiện ra bên ngoài nhưng vẫn gây ra hậu quả và có tính chất nguy hiểm cho xã hội.Ví dụ: Cán bộ cơ quan nhà nước không giải quyết đơn từ, khiếu nại của người dân; không tố giác tội phạm,…3. Phân loại vi phạm pháp luậtVi phạm pháp luật có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa vào các tiêu chí phân loại khác nhau. Ví dụ, nếu căn cứ vào đối tượng và phương pháp điều chỉnh của pháp luật thì có thể chia vi phạm pháp luật thành các loại tương ứng với các ngành luật như vi phạm pháp luật hình sự, vi phạm pháp luật dân sự…Dựa vào các tiêu chí phân loại thì vi phạm pháp luật có thể được phân theo nhiều loại khác nhau. Hiện nay vi phạm pháp luật được phân thành các loại dưới đây:3.1. Vi phạm hình sự (tội phạm)Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý…; xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân,Ví dụ: Buôn bán ma túy, hiếp dâm, giết người,…3.2. Vi phạm hành chínhLà hành vi có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính trái với các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hoặc trái với quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, chỉ bị xử lý hành chính.Ví dụ: Hành vi trốn thuế hay làm hư hỏng, thất thoát tài sản của nhà nước…3.3. Vi phạm dân sự Là hành vi trái pháp luật và có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm dân sự xâm hại tới các quan hệ tài sản, các quan hệ nhân thân phi tài sản.Ví dụ: Tranh chấp đất đai, nhà cửa, thừa kế,…3.4. Vi phạm kỷ luật Là hành vi có lỗi của chủ thể trái với các quy chế, quy định trong nội bộ cơ quan, tổ chức, có nghĩa là không thực hiện đúng kỷ luật lao động, học tập, công tác… trong nội bộ cơ quan, tổ chức đó.VD: Cán bộ, công viên chức làm sai thẩm quyền, không chấp hành đúng nội quy cơ quan... CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT Ở NƯỚC TANhững năm gần đây, công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở nước ta đã được Đảng và Nhà nước quan tâm chú trọng nhiều hơn. Những hoạt động của các cấp các ngành trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật đã góp phần nâng cao ý thức pháp luật của người dân, hầu hết người dân đã nắm rõ được tầm quan trong của pháp luật trong đời sống từ đó mà nhìn nhận đúng và tự giác hơn trong việc chấp hành pháp luật mà nhà nước đề ra.Hiện nay trong các hoạt động của pháp luật, ý thức của người dân Việt Nam đã nâng lên. Sự hiểu biết về pháp luật của nhân dân đã biểu hiện rõ nét, nhân dân ý thức được trách nhiệm, quyền hạn của mình đối với nhà nước thông qua pháp luật do đó họ tích cực tham gia vào các hoạt động quản lí nhà nước, giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước để thực hiện quyền lợi hợp pháp của mình. Trong những năm qua, người dân đã tích cực tham gia đóng góp các ý kiến cho các văn bản pháp luật, những ý kiến đó được đánh giá cao và có tính thực tiễn. Có những ý kiến cũng đã được các cơ quan có thẩm quyền ghi nhận để xem xét, nghiên cứu và bổ sung thêm. Như vậy, do nhận thức đúng trách nhiệm của mình trong các vấn đề quan trọng của đất nước cho nên người dân ngày càng quan tâm đến pháp luật; tự giác học hỏi và nghiên cứu nhằm hoàn hiện nhận thức đúng đắn nhất đưa ra những quan điêm sáng suốt và có giá trị. Người dân đã chủ động tố giác, cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng để triệt phá những vụ án lớn. Sau đây là những vụ án trong đặc trưng tiêu biểu cho từng loại hình vi phạm pháp luật:1. Hành vi vi phạm hình sự1.1. Tình huống Tình huống 1:Ngày 117, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh phát hiện hơn 100 tấn chất thải tại một trang trại ở phường Kỳ Trinh có nguồn gốc từ nhà máy của Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Trang trại nằm trong khu rừng tràm, rộng vài nghìn mét vuông, phía trong có bãi đất trống được đào hố rộng để tập kết loại chất thải màu đen, có mùi hôi. Tình huống 2:Nguyễn Đình T là sinh viên trường cao đẳng E, quận C, thành phố D. T không chịu học hành mà suốt ngày chơi bời, ăn nhậu và nợ một số tiền khá lớn từ việc đánh bạc. Đến hạn phải trả nợ, T không có tiền trả nên đã nảy sinh ý định đi vay người quen để trả nợ. Biết được người họ hàng của mình là ông Nguyễn Quốc P kinh tế khá giả, ngày 2992014, T đã đến nhà ông P tại quận B, thành phố D. Khi đi, T thủ sẵn một con dao mũi nhọn với mục đích nếu ông P không cho vay tiền thì sẽ dùng dao đe doạ để vay bằng được. Khi thấy ông P từ chối cho vay, T rút dao ra đe doạ. Ông P bỏ chạy lên tầng 2, đến gần cửa ra vào ban công thì T đuổi kịp và vung dao đâm vào vai trái ông P. Ông P quay lại chống đỡ thì bị T đâm nhiều nhát vào vai và tay phải. Thấy ông P vẫnkêu cứu T liền đâm vào ngực ông P khiến ông P chết tại chỗ. Sau đó, T lục soát nhà ông P lấy được 10 triệu đồng và bỏ đi. Tình huống 3:Chị Thanh (40 tuổi, không chồng), có quan hệ với anh Lê Mạnh H (đã có vợ), và sinh được một đứa con (cháu Minh). Sau khi chấm dứt quan hệ với anh H, chị luôn bị một người tên Đỗ Thị Kim Duân (43 tuổi) vợ của H, gọi điện thoại chửi mắng.Ngày 06112009, Duân đến nhà chị Thanh (Đông Anh, Hà Nội). Tại đây, Duân xin được bế đứa trẻ, chị Thanh đồng ý. Lấy cớ nghe điện thoại, Duân bế cháu xuống bếp và dùng chiếc kim khâu lốp dài 7cm mang theo đâm vào đỉnh thóp đầu cháu. Sợ bị phát hiện, Duân lấy mũ đậy vết đâm lại, nhưng máu chảy quá nhiều, cháu khóc thét lên nên bị mọi người phát hiện. Sau khi đưa đi cấp cứu, cháu Minh (40 ngày tuổi) qua đời.Duân (sinh năm 1974, Đông Anh, Hà Nội) không có bệnh về thần kinh, chưa có tiền án, là một người làm ruộng.1.2. Cấu thành vi phạm pháp luật Tình huống 1:Về mặt khách quan:Hành vi: việc làm của Formosa Hà Tĩnh là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định tại Bộ luật hình sự.Hậu quả: gây ô nhiễm môi trường một cách trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh.Thời gian: diễn ra vào khoảng trước 1172016Địa điểm: một trang trại ở phường Kỳ TrinhMặt chủ quan:Lỗi: hành vi của Formosa Hà Tĩnh là lỗi cố ý trực tiếp. Bởi Formosa Hà Tĩnh là tổ chức có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý, biết rõ việc mình làm là trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng vẫn mong muốn hậu quả xảy ra. Hành vi vi phạm đã được tính toán trước.Động cơ và mục đích: Formosa Hà Tĩnh thực hiện hành vi này là do mục đích cá nhân, trục lợi bất chính.Mặt khách thể:Hành vi của Formosa Hà Tĩnh là một vi phạm pháp luật nghiệm trọng, ảnh hưởng đến môi trường không những ở hiện tại mà còn có thể cả sau này.Chủ thể vi phạm:Chủ thể của vi phạm pháp luật là Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh là một doanh nghiệp có đủ khả năng nhận thức và điểu khiển hành vi của mình.Như vậy, xét về các mặt cấu thành nên vi phạm pháp luật có thể kết luận đây là một hành vi vi phạm pháp luật hình sự nghiêm trọng. Cần được xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.Theo điều 182a Bộ luật hình sự, người nào vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường nghiệm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác thì phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.Trường hợp phạm tội có tổ chức, gây hậu quả rất nghiêm trọng, tái phạm guy hiểm thì bị phạt tù từ hai đến 7 năm. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm. Tình huống 2:Chủ thể vi phạm pháp luật: Nguyễn Đình T, sinh viên trường cao đẳng E, có đầy đủ năng nực hành vi và năng lực pháp luật đã thực hiện hành vi dùng vũ lực đe doạ và lấy đi 10 triệu đồng của ông Nguyễn Quốc P.Khách thể vi phạm pháp luật: quan hệ tài sản về quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân được pháp luật bảo vệ.Mặt khách thể của vi phạm pháp luật: Hành vi dùng vũ lực đe doạ lấy đi 10 triệu đồng của T là hành vi thể hiện bằng hành động và là hành vi trái pháp luật.Hậu quả nguy hại đến xã hội: Ông P chết và bị thiệt hại 10 triệu đồng.Phương tiện vi phạm: dao mũi nhọn.Cách thức vi phạm: dùng dao đe doạ và đâm nhiều nhát vào người vai, tay, ngực ông P.Địa điểm vi phạm: nhà ông Nguyễn Quốc P tại quận B, thành phố D.Thời gian vi phạm: ngày 2992014.Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật: Hành vi của T được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp: T đã thủ sẵn con dao trong người để đe doạ ông P, khi ông P bỏ chạy lên tầng 2 thì T vẫn đuổi theo và đâm ông P nhiều nhát, sau đó lục soát nhà ông P để lấy tiền.Động cơ vi phạm: cướp tài sản của ông P.Mục đích vi phạm: có tiền trả nợ. Tình huống 3:Về mặt khách quan:Hành vi: việc làm của Duân (dùng kim khâu lốp đâm xuyên đầu đứa trẻ sơ sinh 40 ngày tuổi) là hành vi dã man, lấy đi tính mạng đứa trẻ, gây nguy hiểm cho xã hội được quy định tại Bộ luật hình sự.Hậu quả: gây nên cái chết của cháu Minh, gây tổn thương tinh thần gia đình đứa trẻ và bất bình trong xã hội. Thiệt hại được gây ra trực tiếp bởi hành vi trái pháp luật.Thời gian: diễn ra vào sáng ngày 06112009.Địa điểm: tại nhà bếp của chị Thanh.Hung khí: là một chiếc kim khâu lốp dài 7cm đã được chuẩn bị từ trước.Mặt chủ quan:Lỗi: hành vi của Duân là lỗi cố ý trực tiếp. Bởi Duân là người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý, biết rõ việc mình làm là trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng vẫn mong muốn hậu quả xảy ra. Duân có mang theo hung khí và có thủ đoạn tinh vi (lấy cớ nghe điện thoại, che đậy vết thương của bé Minh).Động cơ: Duân thực hiện hành vi này là do ghen tuông với mẹ đứa trẻ.Mục đích: Duân muốn giết chết đứa trẻ để trả thù mẹ đứa trẻ.Mặt khách thể:Hành vi của Duân đã xâm phạm tới quyền được bảo đảm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân, vi phạm đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.Chủ thể vi phạm:Chủ thể của vi phạm pháp luật là Đỗ Thị Kim Duân (43 tuổi) là một công dân có đủ khả năng nhận thức và điểu khiển hành vi của mình.Như vậy, xét về các mặt cấu thành nên vi phạm pháp luật có thể kết luận đây là một hành vi vi phạm pháp luật hình sự nghiêm trọng. Cần được xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.2. Hành vi vi phạm hành chính2.1. Tình huống Tình huống 1:Tối 20112015, Hùng có ăn liên hoan với thầy cô và các bạn trong lớp. Trong lúc vui chơi Hùng có sử dụng rựu bia với các bạn, sau khi vui chơi các bạn có rủ Hùng tham gia đua xe tại trên đường Phan Văn Trị và cũng tại thời điểm diễn ra cuộc đua xe Hùng cùng đám bạn đã bị đội tuần tra công an giao thông bắt giữ 2. Tình huống 2:Tháng 92008, Bộ tài nguyên môi trường đã phát hiện ra vụ việc sai phạm của công ty Bột ngọt Vedan (Công ty TNHH Vedan Việt Nam).Theo đó thì công ty Vedan đã hằng ngày sả nước thải bẩn (chưa qua xử lý) trực tiếp ra sông Thị Vải (Đồng Nai) suốt 14 năm qua kể từ khi đi vào hoạt động (1994): khoảng 45000m31tháng. Hành động này gây ô nhiễm nặng cho dòng sông Thị Vải, gây chết các sinh vật sống ở sông này và ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người dân ven sông…2.2. Cấu thành vi phạm pháp luật: Tình huống 1:Mặt khách quan:Hành vi nguy hiểm: là hành vi nguy hiểm cho xã hội và có thể gây hại đến tính mạng của chính bản thân và những người cùng tham gia giao thông.Hậu quả: có thể gây ra tại nạn giao thông ảnh hưởng đến tính mạng.Thời gian: Tối 20112015.Địa điểm: đường Phan Văn TrịPhương tiện: xe gắn máy.Mặt chủ quan:Lỗi: là lỗi cố ý gián tiếp. Vì, Hùng khi thực hiện hành vi này thì nhận thấy trước hậu quả, tuy không mong muốn nhưng vẫn để hậu quả xảy ra.Mục đích: thõa mãn nhu cầu cá nhân.Mặt khách thể: Hùng đã vi phạm luật giao thông đường bộ đã được quy định.Mặt chủ thể vi phạm: Hùng là một công dân đủ năng lực hành vi có đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Tình huống 2:Mặt khách quan:Hành vi nguy hiểm: sả nước thải bẩn chưa qua xử lý ra sông Thi Vải: 45000m31tháng. Đây là hành vi trái pháp luật hành chính.Hậu quả: dòng sông bị ô nhiễm nặng, phá hủy môi trường sống và làm thủy sản chết hàng loạt, gây thiệt hại cho các hộ nuôi thủy sản và ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người dân sống ven sông. Những thiệt hại đó do hành vi trái pháp luật của công ty Vedan gây ra trực tiếp và gián tiếpThời gian: 14 năm (từ năm 19942008).Địa điểm: sông Thị Vải (thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, Bà RịaVũng Tàu, Tp.Hồ Chí Minh).Phương tiện: sử dụng hệ thống ống sả ngầm.Mặt chủ quan:Lỗi: là lỗi cố ý gián tiếp. Vì, Công ty Vedan khi thực hiện hành vi này thì nhận thấy trước hậu quả, tuy không mong muốn nhưng vẫn để hậu quả xảy ra.Mục đích: nhằm giảm bớt chi phí xử lý nước thải. Theo quy định thì công ty Vedan phải đầu tư khoảng 1 chục triệu để xử lý 1m3 dịch thải đậm đặc. Đáng ra phải chi từ 15%20% vốn đầu tư cho việc xử lý nước thải thì Công ty Vedan chỉ dành 1,5% vốn cho việc đó.Mặt khách thể:Việc làm của công ty Vedan đã xâm hại đến các quy tắc quản lý nhà nước: vi phạm trật tự quản lý nhà nước, làm tổn hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.Mặt chủ thể vi phạm:Công ty Vedan (thuộc Công ty TNHH Vedan Việt Nam) là một công ty thực phẩm với 100% vốn đầu tư Đài Loan.Được xây dựng từ năm 1991.Có giấy phép hoạt động từ năm 1994.Dẫn đến, là một tổ chức có đầy đủ trách nhiệm pháp lý khi thực hiện hành vi trái pháp luật này.3. Hành vi vi phạm dân sự3.1. Tình huống Tình huống 1:Nguyễn Đình Cường (25 tuổi, Bến Tre), là sinh viên năm 2 trường ĐH Lạc Hồng.Năm 2010, quan Internet, Cường quen với anh Huy (Việt Kiều Úc).Năm 2013, anh Huy về thăm quê và trú tại huyện Chợ Lách, Bến Tre. Đúng lúc này, Cường không có tiền đóng học phí, nhiều lần nhà trường nhắc nhở.Ngày 01022013, Cường đến nhà anh Huy chơi và ở lại đêm. 02022013, lợi dụng lúc anh Huy đi vắng, tủ không khóa, Cường đã lấy đi 1 chiếc lắc 2 lượng vàng 18K.Sau khi bán được hơn 22 triệu đồng, Cường mua một chiếc xe máy và gởi tiền cho mẹ trả nợ, cho bà nội. Tình huống 2:Nguyễn T Cường (25 tuổi, Bến Tre), là sinh viên năm 2 trường ĐH Tây Đô. Năm 2006, quan Internet, Cường quen với anh Huy (Việt Kiều Úc).Năm 2009, anh Huy về thăm quê và trú tại huyện Chợ Lách, Bến Tre. Đúng lúc này, Cường không có tiền đóng học phí, nhiều lần nhà trường nhắc nhở.122009, Cường đến nhà anh Huy chơi và ở lại đêm. 222009, lợi dụng lúc anh Huy đi vắng, tủ không khóa, Cường đã lấy đi 1 chiếc lắc 2 lượng vàng 18K.Sau khi bán được hơn 22 triệu đồng, Cường mua một chiếc xe máy và gởi tiền cho mẹ trả nợ, cho bà nội.3.2. Cấu thành vi phạm pháp luật Tình huống 1:Mặt khách quan:Hành vi: việc làm của anh Cường (lấy cắp 2 lượng vàng 18K, bán lấy tiền để sử dụng theo mục đích riêng) là hành vi vi phạm pháp luật dân sự được quy định tại Bộ luật dân sự.Hậu quả: gây thiệt hại về mặt vật chất đối với anh Huy.Thời gian: nhà anh Huy (huyện Chợ Lách, Bến Tre).Thủ đoạn: lợi dụng lúc anh Huy vắng nhà và tủ không khóa.Mặt chủ quan:Lỗi: là lỗi cố ý trực tiếp. Bởi vì Cường nhìn thấy trước hậu quả thiệt hại do mình gây ra, nhưng vẫn mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.Động cơ: không có tiền nộp học phí, nhận thấy anh Huy là người giàu có nên Cường đã nổi lòng tham.Mục đích: trả tiền học phí, giúp mẹ trả nợ và sử dụng vào mục đích cá nhân (mua xe máy).Mặt khách thể: Anh Cường đã xâm phạm đến quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ.Mặt chủ thể:Anh Cường (25 tuổi, sinh viên, không mắc phải bệnh về thần kinh) là người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý khi thực hiện hành vi phạm pháp. Tình huống 2:Mặt khách quan:Hành vi: việc làm của anh Cường (lấy cắp 2 lượng vàng 18K, bán lấy tiền để sử dụng theo mục đích riêng) là hành vi vi phạm pháp luật dân sự được quy định tại Bộ luật dân sự. Hậu quả: gây thiệt hại về mặt vật chất đối với anh Huy.Thời gian: nhà anh Huy (huyện Chợ Lách, Bến Tre).Thủ đoạn: lợi dụng lúc anh Huy vắng nhà và tủ không khóa.Mặt chủ quan:Lỗi: là lỗi cố ý trực tiếp. Bởi vì Cường nhìn thấy trước hậu quả thiệt hại do mình gây ra, nhưng vẫn mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.Động cơ: không có tiền nộp học phí, nhận thấy anh Huy là người giàu có nên Cường đã nổi lòng tham.Mục đích:trả tiền học phí, giúp mẹ trả nợ và sử dụng vào mục đích cá nhân (mua xe máy).Mặt khách thể:Anh Cường đã xâm phạm đến quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ.Mặt chủ thể:Anh Cường (25 tuổi, sinh viên, không mắc phải bệnh về thần kinh) là người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý khi thực hiện hành vi phạm pháp.4. Hành vi vi phạm kỷ luật4.1. Tình huống Tình huống 1:Lê Văn An (sinh viên năm 2, trường Đại học Bình Dương, tỉnh Bình Dương) nhiều lần bỏ học, quay cóp trong giờ kiểm tra nên bị giáo viên nhắc nhở nhiều lần. An hiện trú ở ký túc xá trường, lại còn thường xuyên uống rượu bia.Anh đã liên tục vi phạm từ cuối năm 2011 đến tháng 62012 và vượt quá giới hạn chấp nhận của nhà trường. Tình huống 2:Lê Văn An (sinh viên năm 2, trường Đại học X, Cần Thơ) nhiều lần bỏ học, quay cóp trong giờ kiểm tra nên bị giáo viên nhắc nhở nhiều lần. An hiện trú ở ký túc xá trường, lại còn thường xuyên uống rượu bia.Anh đã liên tục vi phạm từ cuối năm 2006 đến tháng 62007 và vượt quá giới hạn chấp nhận của nhà trường.4.2. Cấu thành vi phạm pháp luật Tình huống 1:Mặt khách quan:Hành vi: việc làm của An (nhiều lần bỏ học, quay cóp, uống rượu bia) là hành vi vi phạm kỷ luật nhà trường, ký túc xá.Hậu quả: gây ảnh hưởng xấu đến các sinh viên khác, cũng như tương lại của An và xâm phạm đến quy tắc quản lý của nhà trường.Thời gian: từ cuối năm 2011 đến tháng 62012.Địa điểm: trường ĐH Bình Dương, tỉnh Bình Dương, khu ký túc xá nhà trường.Mặt chủ quan:Lỗi: là lỗi cố ý trực tiếp. Bởi vì, An đã nhìn thấy trước hậu quả xã hội do hành vi của mình gây ra, nhưng vẫn mong muốn hành vi ấy xảy ra.Nguyên nhân: tính vô kỷ luật và sự xem thường kỷ luật nhà trường của An, thiếu tinh thần học tập và sự cầu tiến đáng có của một sinh viên.Mặt khách thể:Lê Văn An đã vi phạm, và xem thường quy tắc quản lý của nhà trường, ký túc xá. Đó là các quy tắc mà An buộc phải thực hiện khi theo học tại trường và lưu trú tại ký túc xá.Mặt chủ thể:Lê Văn An (sinh viên năm 2 trường ĐH Bình Dương, tỉnh Bình Dương) là người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý khi thực hiện hành vi vi phạm này. Tình huống 2:Mặt khách quan:Hành vi: việc làm của An (nhiều lần bỏ học, quay cóp, uống rượu bia) là hành vi vi phạm kỷ luật nhà trường, ký túc xá.Hậu quả: gây ảnh hưởng xấu đến các sinh viên khác, cũng như tương lại của An và xâm phạm đến quy tắc quản lý của nhà trường.Thời gian: từ cuối năm 2006 đến tháng 62007.Địa điểm: trường ĐH X, Cần Thơ, khu ký túc xá nhà trường.Mặt chủ quan:Lỗi: là lỗi cố ý trực tiếp. Bởi vì, An đã nhìn thấy trước hậu quả xã hội do hành vi của mình gây ra, nhưng vẫn mong muốn hành vi ấy xảy ra.Nguyên nhân: tính vô kỷ luật và sự xem thường kỷ luật nhà trường của An, thiếu tinh thần học tập và sự cầu tiến đáng có của một sinh viên.Mặt khách thể:Lê Văn An đã vi phạm, và xem thường quy tắc quản lý của nhà trường, ký túc xá. Đó là các quy tắc mà An buộc phải thực hiện khi theo học tại trường và lưu trú tại ký túc xá.Mặt chủ thể:Lê Văn An (sinh viên năm 2 trường ĐH X, Cần Thơ) là người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý khi thực hiện hành vi vi phạm này.KẾT LUẬNVi phạm pháp luật luôn là một đề tài rộng lớn đối với mỗi người. Việc nghiên cứu cấu thành vi phạm pháp luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình xét xử, phán xét các vi phạm pháp luật xảy ra trong cuộc sống thường ngày. Ta cần xác định đúng đắn và chính xác các mặt cấu thành vi phạm pháp luật, để từ đó đề ra những biện pháp chế tài phù hợp với chủ thể vi phạm pháp luật.Từ việc phân tích những vấn đề lý luận về vi phạm pháp luật và các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật thông qua ví dụ cụ thể trên, có thể thấy rằng không phải bất kì hành vi trái pháp luật nào cũng bị xem là hành vi vi phạm pháp luật. Một hành vi được xem là vi phạm pháp luật khi và chỉ khi hành vi đó đảm bảo đầy đủ các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật và các yếu tố khác theo quy định của pháp luật. Trong quá trình điều tra các vụ án, các cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền áp dụng luật cần phân tích chính xác tránh trường hợp bỏ sót tội phạm hoặc xử phạt sai, áp dụng chế tài sai đối với người vô tội. TÀI LIỆU THAM KHẢO1. PGS. TS. Nguyễn Thị Hồi, Những nội dung căn bản của môn học Lí luận Nhà nước và Pháp luật, nhà xuất bản Tư Pháp, Hà Nội, 2010.2. Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, nhà xuất bản CAND, Hà Nội, 2003.3. Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, 2009.4. Giáo trình pháp luật đại cương, nhà xuất bản Đại học Sư Phạm, 2015.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM  TIỂU LUẬN VI PHẠM PHÁP LUẬT MÔN HỌC: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG GVHD: … SVTH: Lê Đức Tính 12345678 Nguyễn Văn A 12345678 Nguyễn Thị B 12345678 LỚP: 19PLDC09 TP Hồ Chí Minh, tháng năm 2022 MỤC LỤC -oOo - LỜI NÓI ĐẦU Pháp luật có vai trị đặc biệt quan trọng đời sống xã hội Vì pháp luật khơng cơng cụ để nhà nước quản lý xã hội; phương tiện để công dân thưc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cùa mình, mà cịn tạo mơi trường thuận lợi cho phát triển ý thức đạo đức, lành mạnh hóa đời sống xã hội góp phần bồi đắp giá trị Trong xã hội ta, pháp luật thể ý chí nhân dân, đem lại hạnh phúc cho nhân dân, nên quy định pháp luật đông đảo nhân dân tôn trọng tự giác thực nghiêm minh Tuy nhiên, nhiều nguyên nhân khác nhau, xã hội nhiều tượng vi phạm pháp luật, xâm hại đến lợi ích vật chất tinh thần nhà nước, xã hội nhân dân Đó tượng nguy hiểm, tác động tiêu cực đến mặt đời sống xã hội Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề vi phạm pháp luật, đặc biệt cấu thành vi phạm pháp luật có ý nghĩa lớn việc góp phần đề biện pháp hữu hiệu để đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật xã hội Tuy nhiên, cấu thành vi phạm pháp luật gì, bao gồm mặt nào? Ta phân tích ví dụ thực tiễn để làm rõ vấn đề Do nhóm thực nghiên cứu đề tài “Vi phạm pháp luật” để làm rõ vấn đề kể CHƯƠNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT Khái niệm vi phạm pháp luật Vi phạm pháp luật hiểu hành vi trái pháp luật, có lỗi chủ thể có lực trách nhiệm pháp lý thực Hậu vi phạm pháp luật xâm hại dến quan hệ xã hội pháp luật bảo vệ Vi phạm pháp luật tượng lịch sử, xuất từ có pháp luật Qua thời đại, nhận thức người vi phạm pháp luật có khác Ngày nay, với phát triển đời sống xã hội, nhận thức người vi phạm pháp luật ngày toàn diện, đầy đủ xác Theo đó, tượng xã hội bị coi vi phạm pháp luật có đủ dấu hiệu sau: Thứ nhất, vi phạm pháp luật hành vi xác định chủ thể pháp luật Bởi quy định pháp luật Nhà nước đặt để nhằm điều chỉnh hành vi chủ thể pháp luật Hành vi xử người thể dạng hành động không hành động Hành vi xử người điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, biểu lời nói, thao tác, cử định thiếu vắng thao tác, cử chỉ, lời nói Pháp luật đặt để điều chỉnh hành vi người nhằm xác lập trì trật tự xã hội Bằng pháp luật, nhà nước xã hội thức thể quan điểm việc khuyến khích hay ngăn cấm hành vi cụ thể Do vậy, phải có hành vi thực tế chủ thể có sở để xác định có vi phạm pháp luật hay không Vi phạm pháp luật suy nghĩ, ước mơ, giấc mơ người hay biến xảy nằm ý thức người Vi phạm pháp luật phải kết ý thức người, thể giới khách quan hành vi thực tế cụ thể Thứ hai, vi phạm pháp luật hành vi xác định người mà hành vi phải trái với quy định pháp luật, xâm hại tới quan hệ xã hội pháp luật bảo vệ Hành vi trái pháp luật hành vi không phù hợp với quy định pháp luật khơng thực mà pháp luật u cầu sử dụng quyền hạn vượt giới hạn mà pháp luật cho phép Các quy phạm pháp luật khuôn mẫu cho cách xử người, thông qua quy phạm pháp luật, cá nhân, tổ chức xã hội biết làm gì, khơng làm gì, phải làm gì, phải làm Những hành vi ngược với cách xử nêu quy phạm pháp luật bị coi hành vi trái pháp luật Đó hành vi bị pháp luật cấm, hành vi vượt cho phép pháp luật, hành vi không thực bắt buộc pháp luật hay hành vi thực không đứng cách thức mà pháp luật yêu cầu Sự quy định trước pháp luật sở pháp lí để xác định tính trái pháp luật hành vi cụ thể Một hành vi gây đe doạ gây thiệt hại cho xã hội chưa pháp luật quy định khơng bị coi vi phạm pháp luật Những hành vi trái đạo đức xã hội, trái với quy định tổ chức xã hội, trái phong tục tập quán nhung không trái pháp luật vi phạm pháp luật Thứ ba, vi phạm pháp luật hành vi trái pháp luật hành vi trái pháp luật phải chứa đựng lỗi chủ thể hành vi Để xác định hành vi vi phạm pháp luật phải xem xét mặt chủ quan hành vi, tức xác định lỗi học, biểu trạng thái tâm lý người thực hành vi Trạng thái tâm lý cố ý hay vơ ý Lỗi yếu tố thiếu để xác định hành vi vi phạm pháp luật lỗi sở để xác định trách nhiệm pháp lý chủ thể hành vi vi phạm pháp luật Thứ tư, hành vi trái pháp luật chủ thể có lực hành vi thực Người có lực hành vi người có khả nhận thức, điều khiển hành vi, việc làm chịu trách nhiệm hành vi thực Trong đời sống hàng ngày, lỗi hiểu điều sai sót, khơng nên, khơng phải cách cư xử, hành động Theo đó, lỗi đồng với hành vi, hành vi sai sót, hành vi khơng nên có, khơng đáng có Trong khoa học pháp lí, lỗi trạng thái tâm lí phản ánh thái độ tiêu cực người hành vi trái pháp luật họ hậu hành vi Như vậy, lỗi khoa học pháp lí khơng phải thân hành vi mà thái độ chủ thể hành vi hậu hành vi Lỗi khoa học pháp lí đặt chủ thể có hành vi trái pháp luật Trạng thái tâm lí chủ thể thực hành vi vui, buồn, lo lắng, sợ hãi, tức giận, tích cực hoạt bát, thờ lãnh đạm, nhận thức hay không nhận thức được, mong muốn, không mong muốn Một người bị coi có lỗi thực hành vi trái pháp luật kết tự lựa chọn, định thực chủ thể có đủ điều kiện để lựa chọn, định thực xử khác phù hợp với quy định pháp luật Như vậy, khơng phải trường họp chủ thể có hành vi trái pháp luật bị coi có lỗi Một hành vi trái pháp luật thực trường hợp chủ thể khơng có lựa chọn khác (bất kì điều kiện có lựa chọn thế) trường hợp chủ thể bị tự ý chí chủ thể khơng bị coi có lỗi, hành vi khơng bị coi vi phạm pháp luật Tóm lại, dấu hiệu sở nhận diện vi phạm pháp luật Một tượng cụ thể xảy đời sống bị coi vi phạm pháp luật chứa đựng đầy đủ dấu hiệu nêu Do vậy, khẳng định, vi phạm pháp luật hành vi trái pháp luật, tất hành vi trái pháp luật bị coi vi phạm pháp luật Chỉ hành vi trái pháp luật người có lực trách nhiệm pháp lí thực trường hợp có lỗi bị coi vi phạm pháp luật Một người coi có lực trách nhiệm pháp lí họ đạt đến độ tuổi pháp luật quy định, đồng thời có khả nhận thức điều khiển hành vi Đối với lĩnh vực khác nhau, pháp luật quy định độ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lí khác Khả nhận thức hiểu là, chủ thể nhận thức hành vi hay sai theo chuẩn mực xã hội, hành vi xã hội khuyến khích, bắt buộc hay bị xã hội ngăn cấm Khả điều khiển hiểu là, sở nhận thức, chủ thể chủ động, tích cực, tâm thực hành vi mà họ cho phù hợp với đòi hỏi xã hội; kiềm chế, khơng thực hành vi cho ngược lại lợi ích xã hội Thơng thường, khả nhận thức điều khiển hành vi người phát triển với trưởng thành tuổi tác họ Chính vậy, pháp luật nhà nước lấy dấu hiệu độ tuổi để phản ánh khả nhận thức điều khiển hành vi chủ thể Bên cạnh đó, quy định độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lí cịn phản ánh sách pháp luật nhà nước cụ thể Bởi lẽ, chênh lệch không lớn độ tuổi không phản ánh rõ nét khác biệt khả nhận thức điều khiển hành vi người Các nhà nước khác có quy định độ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lí cách khác nhau, điều thể mức độ nhân đạo pháp luật nhà nước Ngược lại, trường hợp chủ thể thực hành vi có tính chất trái pháp luật người không nhận thức hành vi hậu hành vi gây cho xã hội nhận thức hành vi hậu hành vi không điều khiển hành vi khơng bị coi có lỗi vi phạm pháp luật Trên thực tế, nhiều trường hợp đạt đến độ tuổi luật định lí khác dẫn đến bị khả nhận thức khả điều khiển hành vi nên coi khơng có lực trách nhiệm pháp lí Thứ năm, vi phạm pháp luật hành vi xâm hại tới quan hệ xã hội pháp luật bảo vệ như: Quan hệ tài sản, quan hệ hôn nhân - gia đình… Vi phạm lĩnh vực bảo vệ môi trường hành vi vi phạm quy định quản lý nhà nước lĩnh vực bảo vệ môi trường cá nhân, tổ chức thực cách cố ý vô ý Dấu hiệu cấu thành vi phạm pháp luật 2.1 Dấu hiệu vi phạm pháp luật Dấu hiệu hành vi: Vi phạm pháp luật phải hành vi người, tức xử thực tế, cụ thể cá nhân tổ chức định, pháp luật ban hành để điều chỉnh hành vi chủ thể mà không điều chỉnh suy nghĩ họ Mác nói: ngồi hành vi tơi ra, tơi khơng tồn pháp luật, đối tượng Vì vậy, phải vào hành vi thực tế chủ thể xác định họ thực pháp luật hay vi phạm pháp luật Hành vi xác định thực hành động (ví dụ: Giết người, gây thương tích….) khơng hành động (ví dụ: trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế) Dấu hiệu trái pháp luật: Vi phạm pháp luật hành vi trái với quy phạm pháp luật, xâm hại tới quan hệ xã hội pháp luật xác lập bảo vệ Một hành vi coi trái pháp luật khơng phù hợp với quy định pháp luật, xâm hại tới quyền công dân, tài sản Nhà nước….Thông thường, người chịu trách nhiệm trước pháp luật hành vi hành vi chưa pháp luật quy định Sự quy định pháp luật sở pháp lý để xác định tính trái pháp luật hành vi cụ thể Hành vi người quy phạm xã hội khác điều chỉnh Dấu hiệu lực trách nhiệm pháp lý: Hành vi trái pháp luật xác định chủ thể có lực hành vi thực Người có lực hành vi người có khả nhận thức, điều khiển hành vi, việc làm chịu trách nhiệm hành vi thực Dấu hiệu lỗi: Vi phạm pháp luật hành vi có lỗi chủ thể Vi phạm pháp luật hành vi trái pháp luật hành vi trái pháp luật phải chứa đựng lỗi chủ thể hành vi Để xác định hành vi vi phạm pháp luật phải xem xét mặt chủ quan hành vi, tức xác định lỗi học, biểu trạng thái tâm lý người thực hành vi Trạng thái tâm lý cố ý hay vô ý Lỗi yếu tố thiếu để xác định hành vi vi phạm pháp luật lỗi sở để xác định trách nhiệm pháp lý chủ thể hành vi vi phạm pháp luật Như vậy, hành vi trái pháp luật mà có lỗi chủ thể bị coi vi phạm pháp luật Còn trường hợp chủ thể thực xử có tính chất trái pháp luật chủ thể khơng nhận thức hành vi hậu hành vi gây cho xã hội nhận thức hành vi hậu hành vi khơng điều khiển hành vi khơng bị coi có lỗi khơng phải vi phạm pháp luật Dấu hiệu quan hệ xã hội bị xâm hại: Vi phạm pháp luật hành vi xâm hại trực tiếp gián tiếp tới quan hệ xã hội pháp luật bảo vệ, tức làm biến dạng cách xử nội dung quan hệ pháp luật 2.2 Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật Cấu thành vi phạm pháp luật dấu hiệu đặc trưng vi phạm pháp luật cụ thể Vi phạm pháp luật bao gồm yếu tố cấu thành mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể khách thể 2.2.1 Chủ thể Chủ thể vi phạm pháp luật cá nhân, tổ chức có lực trách nhiệm pháp lý thực hành vi trái pháp luật Mỗi loại vi phạm pháp luật có cấu chủ thể riêng tùy thuộc vào mức độ xâm hại quan hệ xã hội pháp luật bảo vệ Đối với chủ thể cá nhân: Cá nhân thực hành vi vi phạm pháp luật phải có đầy đủ lực hành vi lực pháp luật Trong đó: Năng lực hành vi cá nhân: Là khả cá nhân tự nhận thức hành vi mình, nhận thức tính chất nguy hiểm cho xã hội hậu hành vi thực hiện, nhận thức trách nhiệm hành vi Năng lực hành vi cá nhân quan hệ pháp luật khác khác Năng lực pháp luật cá nhân: Là khả chủ thể có quyền nghĩa vụ pháp lí theo quy định pháp luật Năng lực pháp luật cá nhân quan hệ pháp luật khác khác Ví dụ: Một người bị bệnh tâm thần thực hành vi trái pháp luật không xem vi phạm pháp luật người bị bệnh tâm thần khơng có lực hành vi dân Để xác định chủ thể hành vi trái pháp luật có khả hay khơng, nhà nước vào độ tuổi khả lí trí chủ thể vào thời điểm họ thực hành vi trái pháp luật để quy định vấn đề Ví dụ: Trong lĩnh vực hình sự, nhà nước ta quy định, cá nhân có lực trách nhiệm hình người từ đủ 14 tuổi, có lực trách nhiệm hình đầy đủ từ đủ 16 tuổi; không mắc bệnh tâm thần loại bệnh khác làm khả nhận thức, làm chủ hành vi Người đủ 14 tuổi chủ thể tội phạm nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Người đủ 16 tuổi chủ thể tội phạm mà họ gây Đối với chủ thể tổ chức: Tổ chức thực hành vi vi phạm pháp luật phảicó tư cách pháp nhân (là tổ chức nhà nước thành lập nhà nước thừa nhận thành lập nhà nước cho phép thành lập) Năng lực pháp luật pháp nhân nhà nước quy định Năng lực pháp luật pháp nhân quan hệ pháp luật khác khác Chủ thể vi phạm pháp luật xác định tương ứng với quan hệ pháp luật loại vi phạm pháp luật khác Việc xác định hành vi vi phạm pháp luật trách nhiệm pháp lí khác chủ thể cá nhân chủ thể tổ chức 2.2.2 Khách thể Khách thể vi phạm pháp luật quan hệ xã hội pháp luật bảo vệ bị hành vi trái pháp luật xâm hại tới Tính chất khách thể vi phạm pháp luật yếu tố đánh giá mức độ nguy hiểm hành vi trái pháp luật Là để phân loại hành vi vi phạm pháp luật Ví dụ: Khách thể tội trộm cắp tài sản quan hệ tài sản quyền sở hữu tài sản hợp pháp công dân nhà nước bảo vệ Khách thể để xác định tính chất, mức độ nguy hiểm hành vi vi phạm pháp luật Các vi phạm pháp luật khác xâm hại đến khách thể khác 2.2.3 Mặt chủ quan Mặt chủ quan vi phạm pháp luật gồm lỗi, động cơ, mục đích vi phạm pháp luật: Lỗi trạng thái tâm lý thể thái độ tiêu cực chủ thể hậu xấu hành vi (nhìn thấy trước hậu xấu hành vi mà thực hiện) hành vi (hành vi chủ động, có ý thức….) thời điểm chủ thể thực hành vi trái pháp luật Lỗi chia thành hai loại: cố ý vô ý Lỗi cố ý gồm: Lỗi cố ý trực tiếp: lỗi chủ thể thực hành vi trái pháp luật nhận thức rõ hành vi trái pháp luật, thấy trước hậu hành vi mong muốn cho hậu xảy 10 yếu tố khác có bắt buộc phải xác định hay khơng tuỳ trường hợp vi phạm Có trường hợp hậu nguy hiểm cho xã hội mối quan hệ nhân hành vi hậu nguy hiểm cho xã hội yếu tố bắt buộc phải xác định, có trường hợp địa điểm vi phạm yếu tố bắt buộc phải xác định Ví dụ: Luật Giao thơng đường nghiêm cấm hành vi bấm cịi, rú ga liên tục thời gian từ 22 đến Nếu anh A thực hành vi khoảng thời gian quy định luật anh A khơng vi phạm pháp luật Do đó, thời gian vi phạm yếu tố bắt buộc trường hợp Hành vi thể hành động không hành động: Hành vi hành động: hành vi biểu bên ngoài, tác động trực tiếp lên đối tượng chủ thể vi phạm pháp luật Ví dụ: A dùng dao đâm B, vượt đèn đỏ,… Hành vi không hành động: hành vi không biểu bên gây hậu có tính chất nguy hiểm cho xã hội Ví dụ: Cán quan nhà nước khơng giải đơn từ, khiếu nại người dân; không tố giác tội phạm,… Phân loại vi phạm pháp luật Vi phạm pháp luật phân loại theo nhiều cách khác dựa vào tiêu chí phân loại khác Ví dụ, vào đối tượng phương pháp điều chỉnh pháp luật chia vi phạm pháp luật thành loại tương ứng với ngành luật vi phạm pháp luật hình sự, vi phạm pháp luật dân sự… Dựa vào tiêu chí phân loại vi phạm pháp luật phân theo nhiều loại khác Hiện vi phạm pháp luật phân thành loại đây: 3.1 Vi phạm hình (tội phạm) Là hành vi nguy hiểm cho xã hội quy định Bộ luật Hình sự, người có lực trách nhiệm hình thực cách cố ý vơ ý…; xâm phạm chế độ trị, chế độ kinh tế, văn hố, quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác cơng dân, Ví dụ: Buôn bán ma túy, hiếp dâm, giết người,… 3.2 Vi phạm hành 13 Là hành vi có lỗi chủ thể có lực trách nhiệm hành trái với quy định pháp luật quản lý nhà nước mà tội phạm trái với quy định pháp luật an ninh, trật tự, an toàn xã hội chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, bị xử lý hành Ví dụ: Hành vi trốn thuế hay làm hư hỏng, thất thoát tài sản nhà nước… 3.3 Vi phạm dân Là hành vi trái pháp luật có lỗi chủ thể có lực trách nhiệm dân xâm hại tới quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân phi tài sản Ví dụ: Tranh chấp đất đai, nhà cửa, thừa kế,… 3.4 Vi phạm kỷ luật Là hành vi có lỗi chủ thể trái với quy chế, quy định nội quan, tổ chức, có nghĩa khơng thực kỷ luật lao động, học tập, công tác… nội quan, tổ chức VD: Cán bộ, công viên chức làm sai thẩm quyền, không chấp hành nội quy quan 14 CHƯƠNG THỰC TRẠNG VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT Ở NƯỚC TA Những năm gần đây, công tác phổ biến giáo dục pháp luật nước ta Đảng Nhà nước quan tâm trọng nhiều Những hoạt động cấp ngành việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật góp phần nâng cao ý thức pháp luật người dân, hầu hết người dân nắm rõ tầm quan pháp luật đời sống từ mà nhìn nhận tự giác việc chấp hành pháp luật mà nhà nước đề Hiện hoạt động pháp luật, ý thức người dân Việt Nam nâng lên Sự hiểu biết pháp luật nhân dân biểu rõ nét, nhân dân ý thức trách nhiệm, quyền hạn nhà nước thơng qua pháp luật họ tích cực tham gia vào hoạt động quản lí nhà nước, giám sát hoạt động quan nhà nước để thực quyền lợi hợp pháp Trong năm qua, người dân tích cực tham gia đóng góp ý kiến cho văn pháp luật, ý kiến đánh giá cao có tính thực tiễn Có ý kiến quan có thẩm quyền ghi nhận để xem xét, nghiên cứu bổ sung thêm Như vậy, nhận thức trách nhiệm vấn đề quan trọng đất nước người dân ngày quan tâm đến pháp luật; tự giác học hỏi nghiên cứu nhằm hoàn nhận thức đắn đưa quan điêm sáng suốt có giá trị Người dân chủ động tố giác, cung cấp thông tin cho quan chức để triệt phá vụ án lớn Sau vụ án đặc trưng tiêu biểu cho loại hình vi phạm pháp luật: Hành vi vi phạm hình 1.1 Tình - Tình 1: Ngày 11/7, Sở Tài nguyên Môi trường Hà Tĩnh phát 100 chất thải trang trại phường Kỳ Trinh có nguồn gốc từ nhà máy Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh Trang trại nằm khu rừng tràm, rộng vài nghìn mét vng, phía có bãi đất trống đào hố rộng để tập kết loại chất thải màu đen, có mùi - Tình 2: Nguyễn Đình T sinh viên trường cao đẳng E, quận C, thành phố D T không chịu học hành mà suốt ngày chơi bời, ăn nhậu nợ số tiền lớn từ việc đánh 15 bạc Đến hạn phải trả nợ, T khơng có tiền trả nên nảy sinh ý định vay người quen để trả nợ Biết người họ hàng ông Nguyễn Quốc P kinh tế giả, ngày 29/9/2014, T đến nhà ông P quận B, thành phố D Khi đi, T thủ sẵn dao mũi nhọn với mục đích ơng P khơng cho vay tiền dùng dao đe doạ để vay Khi thấy ông P từ chối cho vay, T rút dao đe doạ Ông P bỏ chạy lên tầng 2, đến gần cửa vào ban công T đuổi kịp vung dao đâm vào vai trái ơng P Ơng P quay lại chống đỡ bị T đâm nhiều nhát vào vai tay phải Thấy ông P vẫnkêu cứu T liền đâm vào ngực ông P khiến ông P chết chỗ Sau đó, T lục sốt nhà ơng P lấy 10 triệu đồng bỏ - Tình 3: Chị Thanh (40 tuổi, khơng chồng), có quan hệ với anh Lê Mạnh H (đã có vợ), sinh đứa (cháu Minh) Sau chấm dứt quan hệ với anh H, chị bị người tên Đỗ Thị Kim Duân (43 tuổi) vợ H, gọi điện thoại chửi mắng Ngày 06/11/2009, Duân đến nhà chị Thanh (Đông Anh, Hà Nội) Tại đây, Duân xin bế đứa trẻ, chị Thanh đồng ý Lấy cớ nghe điện thoại, Duân bế cháu xuống bếp dùng kim khâu lốp dài 7cm mang theo đâm vào đỉnh thóp đầu cháu Sợ bị phát hiện, Duân lấy mũ đậy vết đâm lại, máu chảy nhiều, cháu khóc thét lên nên bị người phát Sau đưa cấp cứu, cháu Minh (40 ngày tuổi) qua đời Dn (sinh năm 1974, Đơng Anh, Hà Nội) khơng có bệnh thần kinh, chưa có tiền án, người làm ruộng 1.2 Cấu thành vi phạm pháp luật - Tình 1: Về mặt khách quan: Hành vi: việc làm Formosa Hà Tĩnh hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, hành vi nguy hiểm cho xã hội quy định Bộ luật hình Hậu quả: gây ô nhiễm môi trường cách trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe người xung quanh Thời gian: diễn vào khoảng trước 11/7/2016 Địa điểm: trang trại phường Kỳ Trinh Mặt chủ quan: 16 Lỗi: hành vi Formosa Hà Tĩnh lỗi cố ý trực tiếp Bởi Formosa Hà Tĩnh tổ chức có đủ lực trách nhiệm pháp lý, biết rõ việc làm trái pháp luật gây hậu nghiêm trọng, mong muốn hậu xảy Hành vi vi phạm tính tốn trước Động mục đích: Formosa Hà Tĩnh thực hành vi mục đích cá nhân, trục lợi bất Mặt khách thể: Hành vi Formosa Hà Tĩnh vi phạm pháp luật nghiệm trọng, ảnh hưởng đến môi trường mà cịn sau Chủ thể vi phạm: Chủ thể vi phạm pháp luật Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh doanh nghiệp có đủ khả nhận thức điểu khiển hành vi Như vậy, xét mặt cấu thành nên vi phạm pháp luật kết luận hành vi vi phạm pháp luật hình nghiêm trọng Cần xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật Theo điều 182a Bộ luật hình sự, người vi phạm quy định quản lý chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường nghiệm trọng gây hậu nghiêm trọng khác phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm phạt tù từ tháng đến năm Trường hợp phạm tội có tổ chức, gây hậu nghiêm trọng, tái phạm guy hiểm bị phạt tù từ hai đến năm Phạm tội gây hậu đặc biệt nghiêm trọng bị phạt tù từ năm đến 10 năm Người phạm tội cịn bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề làm công việc định từ năm đến năm - Tình 2: Chủ thể vi phạm pháp luật: Nguyễn Đình T, sinh viên trường cao đẳng E, có đầy đủ nực hành vi lực pháp luật thực hành vi dùng vũ lực đe doạ lấy 10 triệu đồng ông Nguyễn Quốc P Khách thể vi phạm pháp luật: quan hệ tài sản quyền sở hữu tài sản hợp pháp công dân pháp luật bảo vệ 17 Mặt khách thể vi phạm pháp luật: Hành vi dùng vũ lực đe doạ lấy 10 triệu đồng T hành vi thể hành động hành vi trái pháp luật Hậu nguy hại đến xã hội: Ông P chết bị thiệt hại 10 triệu đồng Phương tiện vi phạm: dao mũi nhọn Cách thức vi phạm: dùng dao đe doạ đâm nhiều nhát vào người vai, tay, ngực ông P Địa điểm vi phạm: nhà ông Nguyễn Quốc P quận B, thành phố D Thời gian vi phạm: ngày 29/9/2014 Mặt chủ quan vi phạm pháp luật: Hành vi T thực với lỗi cố ý trực tiếp: T thủ sẵn dao người để đe doạ ông P, ông P bỏ chạy lên tầng T đuổi theo đâm ơng P nhiều nhát, sau lục sốt nhà ơng P để lấy tiền Động vi phạm: cướp tài sản ơng P Mục đích vi phạm: có tiền trả nợ - Tình 3: Về mặt khách quan: Hành vi: việc làm Duân (dùng kim khâu lốp đâm xuyên đầu đứa trẻ sơ sinh 40 ngày tuổi) hành vi dã man, lấy tính mạng đứa trẻ, gây nguy hiểm cho xã hội quy định Bộ luật hình Hậu quả: gây nên chết cháu Minh, gây tổn thương tinh thần gia đình đứa trẻ bất bình xã hội Thiệt hại gây trực tiếp hành vi trái pháp luật Thời gian: diễn vào sáng ngày 06/11/2009 Địa điểm: nhà bếp chị Thanh Hung khí: kim khâu lốp dài 7cm chuẩn bị từ trước Mặt chủ quan: Lỗi: hành vi Duân lỗi cố ý trực tiếp Bởi Duân người có đủ lực trách nhiệm pháp lý, biết rõ việc làm trái pháp luật gây hậu nghiêm trọng, mong muốn hậu xảy Dn có mang theo khí có thủ đoạn tinh vi (lấy cớ nghe điện thoại, che đậy vết thương bé Minh) Động cơ: Duân thực hành vi ghen tuông với mẹ đứa trẻ Mục đích: Duân muốn giết chết đứa trẻ để trả thù mẹ đứa trẻ Mặt khách thể: 18 Hành vi Duân xâm phạm tới quyền bảo đảm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm công dân, vi phạm đến quan hệ xã hội pháp luật bảo vệ Chủ thể vi phạm: Chủ thể vi phạm pháp luật Đỗ Thị Kim Dn (43 tuổi) cơng dân có đủ khả nhận thức điểu khiển hành vi Như vậy, xét mặt cấu thành nên vi phạm pháp luật kết luận hành vi vi phạm pháp luật hình nghiêm trọng Cần xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật Hành vi vi phạm hành 2.1 Tình - Tình 1: Tối 20/11/2015, Hùng có ăn liên hoan với thầy cô bạn lớp Trong lúc vui chơi Hùng có sử dụng rựu bia với bạn, sau vui chơi bạn có rủ Hùng tham gia đua xe đường Phan Văn Trị thời điểm diễn đua xe Hùng đám bạn bị đội tuần tra công an giao thông bắt giữ - Tình 2: Tháng 9/2008, Bộ tài ngun mơi trường phát vụ việc sai phạm công ty Bột Vedan (Công ty TNHH Vedan Việt Nam) Theo cơng ty Vedan ngày sả nước thải bẩn (chưa qua xử lý) trực tiếp sông Thị Vải (Đồng Nai) suốt 14 năm qua kể từ vào hoạt động (1994): khoảng 45000m3/1tháng Hành động gây nhiễm nặng cho dịng sơng Thị Vải, gây chết sinh vật sống sông ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người dân ven sông… 2.2 Cấu thành vi phạm pháp luật: - Tình 1: Mặt khách quan: Hành vi nguy hiểm: hành vi nguy hiểm cho xã hội gây hại đến tính mạng thân người tham gia giao thông Hậu quả: gây nạn giao thơng ảnh hưởng đến tính mạng Thời gian: Tối 20/11/2015 Địa điểm: đường Phan Văn Trị 19 Phương tiện: xe gắn máy Mặt chủ quan: Lỗi: lỗi cố ý gián tiếp Vì, Hùng thực hành vi nhận thấy trước hậu quả, không mong muốn để hậu xảy Mục đích: thõa mãn nhu cầu cá nhân Mặt khách thể: Hùng vi phạm luật giao thông đường quy định Mặt chủ thể vi phạm: Hùng công dân đủ lực hành vi có đủ khả nhận thức điều khiển hành vi - Tình 2: Mặt khách quan: Hành vi nguy hiểm: sả nước thải bẩn chưa qua xử lý sông Thi Vải: 45000m3/1tháng Đây hành vi trái pháp luật hành Hậu quả: dịng sơng bị nhiễm nặng, phá hủy mơi trường sống làm thủy sản chết hàng loạt, gây thiệt hại cho hộ nuôi thủy sản ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người dân sống ven sơng Những thiệt hại hành vi trái pháp luật công ty Vedan gây trực tiếp gián tiếp Thời gian: 14 năm (từ năm 1994-2008) Địa điểm: sông Thị Vải (thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tp.Hồ Chí Minh) Phương tiện: sử dụng hệ thống ống sả ngầm Mặt chủ quan: Lỗi: lỗi cố ý gián tiếp Vì, Cơng ty Vedan thực hành vi nhận thấy trước hậu quả, không mong muốn để hậu xảy Mục đích: nhằm giảm bớt chi phí xử lý nước thải Theo quy định cơng ty Vedan phải đầu tư khoảng chục triệu để xử lý 1m3 dịch thải đậm đặc Đáng từ 15%-20% vốn đầu tư cho việc xử lý nước thải Cơng ty Vedan dành 1,5% vốn cho việc Mặt khách thể: Việc làm cơng ty Vedan xâm hại đến quy tắc quản lý nhà nước: vi phạm trật tự quản lý nhà nước, làm tổn hại đến quan hệ xã hội pháp luật bảo vệ 20 Mặt chủ thể vi phạm: Công ty Vedan (thuộc Công ty TNHH Vedan Việt Nam) công ty thực phẩm với 100% vốn đầu tư Đài Loan Được xây dựng từ năm 1991 Có giấy phép hoạt động từ năm 1994 Dẫn đến, tổ chức có đầy đủ trách nhiệm pháp lý thực hành vi trái pháp luật Hành vi vi phạm dân 3.1 Tình - Tình 1: Nguyễn Đình Cường (25 tuổi, Bến Tre), sinh viên năm trường ĐH Lạc Hồng Năm 2010, quan Internet, Cường quen với anh Huy (Việt Kiều Úc) Năm 2013, anh Huy thăm quê trú huyện Chợ Lách, Bến Tre Đúng lúc này, Cường tiền đóng học phí, nhiều lần nhà trường nhắc nhở Ngày 01/02/2013, Cường đến nhà anh Huy chơi lại đêm 02/02/2013, lợi dụng lúc anh Huy vắng, tủ khơng khóa, Cường lấy lắc lượng vàng 18K Sau bán 22 triệu đồng, Cường mua xe máy gởi tiền cho mẹ trả nợ, cho bà nội - Tình 2: Nguyễn T Cường (25 tuổi, Bến Tre), sinh viên năm trường ĐH Tây Đô Năm 2006, quan Internet, Cường quen với anh Huy (Việt Kiều Úc) Năm 2009, anh Huy thăm quê trú huyện Chợ Lách, Bến Tre Đúng lúc này, Cường khơng có tiền đóng học phí, nhiều lần nhà trường nhắc nhở -1/2/2009, Cường đến nhà anh Huy chơi lại đêm 2/2/2009, lợi dụng lúc anh Huy vắng, tủ khơng khóa, Cường lấy lắc lượng vàng 18K Sau bán 22 triệu đồng, Cường mua xe máy gởi tiền cho mẹ trả nợ, cho bà nội 3.2 Cấu thành vi phạm pháp luật - Tình 1: Mặt khách quan: 21 Hành vi: việc làm anh Cường (lấy cắp lượng vàng 18K, bán lấy tiền để sử dụng theo mục đích riêng) hành vi vi phạm pháp luật dân quy định Bộ luật dân Hậu quả: gây thiệt hại mặt vật chất anh Huy Thời gian: nhà anh Huy (huyện Chợ Lách, Bến Tre) Thủ đoạn: lợi dụng lúc anh Huy vắng nhà tủ khơng khóa Mặt chủ quan: Lỗi: lỗi cố ý trực tiếp Bởi Cường nhìn thấy trước hậu thiệt hại gây ra, mong muốn cho hậu xảy Động cơ: khơng có tiền nộp học phí, nhận thấy anh Huy người giàu có nên Cường lịng tham Mục đích: trả tiền học phí, giúp mẹ trả nợ sử dụng vào mục đích cá nhân (mua xe máy) Mặt khách thể: Anh Cường xâm phạm đến quan hệ tài sản pháp luật bảo vệ Mặt chủ thể: Anh Cường (25 tuổi, sinh viên, không mắc phải bệnh thần kinh) người có đủ lực trách nhiệm pháp lý thực hành vi phạm pháp - Tình 2: Mặt khách quan: Hành vi: việc làm anh Cường (lấy cắp lượng vàng 18K, bán lấy tiền để sử dụng theo mục đích riêng) hành vi vi phạm pháp luật dân quy định Bộ luật dân Hậu quả: gây thiệt hại mặt vật chất anh Huy Thời gian: nhà anh Huy (huyện Chợ Lách, Bến Tre) Thủ đoạn: lợi dụng lúc anh Huy vắng nhà tủ không khóa Mặt chủ quan: Lỗi: lỗi cố ý trực tiếp Bởi Cường nhìn thấy trước hậu thiệt hại gây ra, mong muốn cho hậu xảy Động cơ: khơng có tiền nộp học phí, nhận thấy anh Huy người giàu có nên Cường lịng tham 22 Mục đích:trả tiền học phí, giúp mẹ trả nợ sử dụng vào mục đích cá nhân (mua xe máy) Mặt khách thể: Anh Cường xâm phạm đến quan hệ tài sản pháp luật bảo vệ Mặt chủ thể: Anh Cường (25 tuổi, sinh viên, không mắc phải bệnh thần kinh) người có đủ lực trách nhiệm pháp lý thực hành vi phạm pháp Hành vi vi phạm kỷ luật 4.1 Tình - Tình 1: Lê Văn An (sinh viên năm 2, trường Đại học Bình Dương, tỉnh Bình Dương) nhiều lần bỏ học, quay cóp kiểm tra nên bị giáo viên nhắc nhở nhiều lần An trú ký túc xá trường, lại thường xuyên uống rượu bia Anh liên tục vi phạm từ cuối năm 2011 đến tháng 6/2012 vượt giới hạn chấp nhận nhà trường - Tình 2: Lê Văn An (sinh viên năm 2, trường Đại học X, Cần Thơ) nhiều lần bỏ học, quay cóp kiểm tra nên bị giáo viên nhắc nhở nhiều lần An trú ký túc xá trường, lại thường xuyên uống rượu bia Anh liên tục vi phạm từ cuối năm 2006 đến tháng 6/2007 vượt giới hạn chấp nhận nhà trường 4.2 Cấu thành vi phạm pháp luật - Tình 1: Mặt khách quan: Hành vi: việc làm An (nhiều lần bỏ học, quay cóp, uống rượu bia) hành vi vi phạm kỷ luật nhà trường, ký túc xá Hậu quả: gây ảnh hưởng xấu đến sinh viên khác, tương lại An xâm phạm đến quy tắc quản lý nhà trường Thời gian: từ cuối năm 2011 đến tháng 6/2012 Địa điểm: trường ĐH Bình Dương, tỉnh Bình Dương, khu ký túc xá nhà trường Mặt chủ quan: 23 Lỗi: lỗi cố ý trực tiếp Bởi vì, An nhìn thấy trước hậu xã hội hành vi gây ra, mong muốn hành vi xảy Nguyên nhân: tính vơ kỷ luật xem thường kỷ luật nhà trường An, thiếu tinh thần học tập cầu tiến đáng có sinh viên Mặt khách thể: Lê Văn An vi phạm, xem thường quy tắc quản lý nhà trường, ký túc xá Đó quy tắc mà An buộc phải thực theo học trường lưu trú ký túc xá Mặt chủ thể: Lê Văn An (sinh viên năm trường ĐH Bình Dương, tỉnh Bình Dương) người có đủ lực trách nhiệm pháp lý thực hành vi vi phạm - Tình 2: Mặt khách quan: Hành vi: việc làm An (nhiều lần bỏ học, quay cóp, uống rượu bia) hành vi vi phạm kỷ luật nhà trường, ký túc xá Hậu quả: gây ảnh hưởng xấu đến sinh viên khác, tương lại An xâm phạm đến quy tắc quản lý nhà trường Thời gian: từ cuối năm 2006 đến tháng 6/2007 Địa điểm: trường ĐH X, Cần Thơ, khu ký túc xá nhà trường Mặt chủ quan: Lỗi: lỗi cố ý trực tiếp Bởi vì, An nhìn thấy trước hậu xã hội hành vi gây ra, mong muốn hành vi xảy Ngun nhân: tính vơ kỷ luật xem thường kỷ luật nhà trường An, thiếu tinh thần học tập cầu tiến đáng có sinh viên Mặt khách thể: Lê Văn An vi phạm, xem thường quy tắc quản lý nhà trường, ký túc xá Đó quy tắc mà An buộc phải thực theo học trường lưu trú ký túc xá Mặt chủ thể: Lê Văn An (sinh viên năm trường ĐH X, Cần Thơ) người có đủ lực trách nhiệm pháp lý thực hành vi vi phạm 24 KẾT LUẬN Vi phạm pháp luật đề tài rộng lớn người Việc nghiên cứu cấu thành vi phạm pháp luật có ý nghĩa vơ quan trọng trình xét xử, phán xét vi phạm pháp luật xảy sống thường ngày Ta cần xác định đắn xác mặt cấu thành vi phạm pháp luật, để từ đề biện pháp chế tài phù hợp với chủ thể vi phạm pháp luật Từ việc phân tích vấn đề lý luận vi phạm pháp luật yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật thơng qua ví dụ cụ thể trên, thấy khơng phải hành vi trái pháp luật bị xem hành vi vi phạm pháp luật Một hành vi xem vi phạm pháp luật hành vi đảm bảo đầy đủ yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật yếu tố khác theo quy định pháp luật Trong trình điều tra vụ án, quan nhà nước người có thẩm quyền áp dụng luật cần phân tích xác tránh trường hợp bỏ sót tội phạm xử phạt sai, áp dụng chế tài sai người vô tội 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO PGS TS Nguyễn Thị Hồi, Những nội dung môn học Lí luận Nhà nước Pháp luật, nhà xuất Tư Pháp, Hà Nội, 2010 Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lý luận nhà nước pháp luật, nhà xuất CAND, Hà Nội, 2003 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhà xuất Lao động, Hà Nội, 2009 Giáo trình pháp luật đại cương, nhà xuất Đại học Sư Phạm, 2015 26 ... rõ vấn đề Do nhóm thực nghiên cứu đề tài ? ?Vi phạm pháp luật? ?? để làm rõ vấn đề kể CHƯƠNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT Khái niệm vi phạm pháp luật Vi phạm pháp luật hiểu hành vi trái pháp luật, có... xảy vi phạm pháp luật Địa điểm vi phạm pháp luật nơi xảy vi phạm pháp luật Phương tiện vi phạm pháp luật công cụ mà chủ thể sử dụng để thực hành vi trái pháp luật Khi xem xét mặt khách quan vi phạm. .. luận vi phạm pháp luật yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật thơng qua ví dụ cụ thể trên, thấy khơng phải hành vi trái pháp luật bị xem hành vi vi phạm pháp luật Một hành vi xem vi phạm pháp luật

Ngày đăng: 28/12/2022, 16:43

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan