1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Viết một bài luận 3000 chữ về chức năng văn hoá của báo chí. Ví dụ minh họa, phân tích và chứng minh

11 288 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 50 KB

Nội dung

Người ta thường hiểu rằng, báo chí là tên gọi chung của các phương tiện thông tin đại chúng, như phát thanh (báo nói), truyền hình (báo hình), báo viết (báo in) và báo điện tử (trang thông tin sử dụng công nghệ internet). Trong đó, báo viết là loại hình ra đời sớm nhất và có lẽ vì thế, trở nên quen thuộc nhất với người đọc. Và dường như cũng chính do điều này,

Trang 1

Đề bài: Viết một bài luận 3000 chữ về chức năng văn hoá của báo chí.

Ví dụ minh họa, phân tích và chứng minh

Nói đến báo chí thì đầu tiên phải nói tới người làm báo, tức là các nhà báo Như thế, cũng có nghĩa là, để tạo ra sản phẩm báo chí “có văn hóa”, thì trước tiên, phải có những nhà báo - nhà văn hóa Nhà báo kỳ cựu Phan Quang khẳng định: “…người làm báo là người làm văn hóa Nói nhà báo - nhà văn hóa là nhấn mạnh hàm lượng về tố chất văn hóa của người cầm bút ”

Người ta thường hiểu rằng, báo chí là tên gọi chung của các phương tiện thông tin đại chúng, như phát thanh (báo nói), truyền hình (báo hình), báo viết (báo in) và báo điện tử (trang thông tin sử dụng công nghệ internet) Trong đó, báo viết

là loại hình ra đời sớm nhất và có lẽ vì thế, trở nên quen thuộc nhất với người đọc

Và dường như cũng chính do điều này, mà tính văn hóa trong báo viết cũng trở nên

rõ nét và sâu sắc hơn

Vậy thì tính văn hóa của báo chí được biểu lộ như thế nào? Trước tiên, cũng cần phải nhìn nhận rằng, “văn hóa”, bản thân nó là một khái niệm phức tạp và có rất nhiều quan niệm

Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu - nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam, ngay từ năm 1948 đã đưa ra quan điểm của mình về vấn đề này Người viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh

ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,

Trang 2

những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn mặc, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”

Như vậy có thể nhận thấy rằng, với một khái niệm phức tạp và rộng lớn như vậy, thì tính văn hóa trong báo chí cũng bao gồm nhiều khía cạnh, có liên quan mật thiết với nhau Tuy nhiên, vấn đề tư tưởng luôn là cốt lõi của một sản phẩm truyền thông, bởi vì chính nó là thể hiện cao nhất, cơ bản nhất của tính văn hóa

Về điều này, đối với nền báo chí cách mạng Việt Nam, gần 90 năm hình thành và phát triển, đã được định hướng một cách rõ ràng là phục vụ sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Điều đó xuất phát từ 5 định hướng lớn về phát triển văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là nhằm xây dựng: tâm lý, luân lý, xã hội, chính trị và kinh tế

Báo chí là phương tiện đầu tiên chuyển tải văn học Việt Nam hiện đại Chữ quốc ngữ trở thành công cụ truyền bá học thuật, văn hóa, kể cả văn hóa nước ngoài, khởi đầu từ khoa học xã hội đi đến khoa học tự nhiên và công nghệ Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước quyết định dùng tiếng Việt dạy các bậc học từ vỡ lòng đến đại học, vị thế chữ quốc ngữ càng được nâng cao Báo chí cách mạng ra đời,

đã du nhập nhiều thuật ngữ chính trị, kinh tế, triết học, xã hội học… chưa có trong tiếng ta, làm giàu ngôn ngữ Việt

Lấy chữ quốc ngữ làm phương tiện biểu đạt, báo chí góp phần hiện đại hóa

và thống nhất tiếng Việt theo những chuẩn mực chung, nâng cao dân trí ngoài học

đường và sau học đường Ngôn ngữ thống nhất là điều kiện để thống nhất dân tộc,

đoàn kết toàn dân, bảo đảm toàn vẹn chủ quyền cùng bản sắc văn hóa Dân trí được nâng cao là tiền đề của mọi tiến bộ, đổi thay, trong đó có tiến bộ, đổi thay của văn hóa và báo chí Dân trí tăng lên có công của báo chí; đổi lại, nhờ thêm người có học vấn, độc giả tiềm năng phát triển về số lượng và trình độ, báo chí quốc ngữ

Trang 3

càng có điều kiện khởi sắc Tác động qua lại ấy minh chứng chức năng và cống hiến của báo chí và của chữ quốc ngữ vào văn hiến Việt Nam, trong khi văn hiến Việt Nam là bình sữa, là cái nôi nuôi dưỡng báo chí, là năng lượng tiếp sức sống cho chữ quốc ngữ Thực tế ấy càng khẳng định vị thế, vai trò của báo chí trên tư cách bộ phận cấu thành văn hóa

Trách nhiệm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là của chung mọi người, mọi ngành, mọi cơ quan, đơn vị, xã, phường, thôn xóm Với vai trò là những người lính trên mặt trận văn hóa tư tưởng của Đảng, các nhà báo phải luôn

có ý thức và trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Bản sắc văn hóa là tấm thẻ căn cước của mỗi dân tộc để giữa đại đồng thế giới, người ta vẫn dễ nhận ra nét riêng, gương mặt riêng của dân tộc đó Bản là gốc, sắc là màu sắc Bản sắc dân tộc Việt Nam là màu sắc riêng đã có từ lâu đời của dân tộc, qua bao thế kỷ bị xâm lăng về lãnh thổ vẫn không bị đồng hóa, mai một, vẫn được các thế hệ cha ông lưu truyền và gìn giữ như báu vật để ngày càng ngời sáng

Trách nhiệm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là của chung mọi người, mọi ngành, mọi cơ quan, đơn vị, xã, phường, thôn xóm, rộng lớn hơn là của Đảng và Nhà nước Nhưng với vai trò là những người lính trên mặt trận văn hóa tư tưởng của Đảng, các nhà báo cũng phải luôn có ý thức và trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Bác Hồ dạy: “Nói đến báo chí trước hết phải nói đến người làm báo chí” Báo chí là văn hóa thì tất nhiên đòi hỏi người làm báo phải có văn hóa, nhà báo coi tác nghiệp của mình là hoạt động văn hóa Chắc không mấy ai dám vỗ ngực xưng mình là “nhà văn hóa”, tuy nhiên về thực chất, có văn hóa là yêu cầu quán xuyến cuộc đời nghề nghiệp của bất kỳ ai dấn thân vào nghề báo, viết văn hay làm nghệ thuật

Trang 4

Nói “nhà báo - nhà văn hóa” là nói đến tố chất văn hóa nơi người làm báo Tố chất văn hóa hiểu theo nghĩa nhân văn, không đơn thuần biểu hiện bằng tri thức, học vị, cống hiến, tài hoa… cho dù đấy là những phẩm cách không thể thiếu Căn bản văn hóa của con người không hẳn do tư chất bẩm sinh, do cái “gen” di truyền trong cơ thể Văn hóa của con người kết tinh từ truyền thống văn hiến của dân tộc, chất lượng giáo dục mà ta thụ hưởng từ gia đình, học đường, xã hội và cuộc sống Có thể coi văn hóa là tập đại thành của quá trình học tập, tích lũy, rèn luyện cả về kiến thức, trí tuệ, tinh thần, phẩm chất Nhà báo “ăn đong” khó trở thành người có văn hóa thâm hậu

Văn hóa của người làm báo thể hiện ở thái độ đối với tổ quốc, xã hội, tâm linh…, ở cách ứng xử với thiên nhiên, môi trường, đồng nghiệp, đồng bào…, cả với đối phương khi cần Do nhu cầu nghề nghiệp, nhà báo hòa nhập giới thượng lưu mà không lấy thế làm sang, sống chung với lớp người nghèo khó thậm chí bị coi là hạ đẳng trong xã hội mà không tiêm nhiễm những thói hư tật xấu của một số nào trong đó Từ khi ra đời, đội ngũ báo chí ta có rất nhiều gương sáng người cầm bút hiên ngang khí phách trước kẻ thù, cùng anh chiến sĩ xung kích lên tuyến lửa không chút ngại ngần, cho dù biết lát nữa mình có thể nằm lại vĩnh viễn nơi đây, những người ấy lại dễ tuôn nước mắt trước những mảnh đời bất hạnh Không thể gọi là có văn hóa những ai vô cảm trước nỗi đau của đồng bào, đồng loại, ra ngoài thì phong nhã hào hoa, về nhà dở thói côn đồ với vợ con, thô bạo với hàng xóm, dửng dưng trước biến đổi khí hậu, mải mê chạy theo đồng tiền và danh vọng mà bon chen, chụp giật, xâm phạm đời tư người khác, không ngại ngùng tung ra công chúng những sản phẩm chất lượng kém thậm chí độc hại, miễn là có tiền, nổi tiếng

“Nghề báo có thể đưa người ta đến bất kỳ đâu, cái quan trọng là biết dừng lại khi cần”, người xưa từng nói

Trang 5

Trong công việc, tố chất văn hóa người làm báo thể hiện bằng đạo đức nghề nghiệp Nhà báo có văn hóa tôn trọng luật pháp, tuân thủ các quy ước của cộng đồng

Tố chất văn hóa của người làm báo, hàm lượng văn hóa trong sản phẩm truyền thông hiện lên mặt báo, màn hình qua âm thanh, màu sắc, công nghệ, kỹ xảo… Tuy nhiên sẽ sai lầm nếu đồng nhất tác phẩm báo chí ăn khách nhất thời nhờ thủ thuật, nhờ hợp thị hiếu một bộ phận nào đó trong cư dân, với tác phẩm có lượng văn hóa hàm súc bên trong, cũng như không nhất thiết nhà báo nổi danh nào cũng là người văn hóa cao.

Báo chí với vai trò và chức năng của mình đang cùng các cấp, các ngành và toàn thể người dân hướng tới xây dựng thủ đô văn minh, giàu đẹp, quyết tâm bảo tồn

và phát huy các giá trị văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo của thủ đô theo đúng mục tiêu

mà Đảng ta đã đề ra, đó là: Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Gắn kết chặt chẽ hơn với phát triển kinh tế xã hội; Làm cho văn hóa thấm sâu và mọi lĩnh vực đời sống xã hội; Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam; Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời

kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế; Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, sinh viên, học sinh, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa Việt Nam; Đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể; Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn, phát huy với kế thừa và phát triển, giữ gìn di tích với phát triển kinh tế du lịch tinh thần tự nguyện, tính tự quản của nhân dân trong xây dựng văn hóa; Đa dạng hóa các hoạt động của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”./

2 Ví dụ phân tích, chứng minh

Trang 6

Trách nhiệm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là của chung mọi người, mọi ngành, mọi cơ quan, đơn vị, xã, phường, thôn xóm Với vai trò là những người lính trên mặt trận văn hóa tư tưởng của Đảng, các nhà báo phải luôn

có ý thức và trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Việc phát huy và bảo tồn là nhiệm vụ bất khả kháng của báo chí hiện đại Văn hóa cung cấp cho báo chí sự đa dạng trong các bài viết, ngược lại, báo chí muốn phát triển phải biết bảo tồn những giá trị văn hóa của dân tộc

Hiện nay, đã có nhiều bài báo nhấn mạnh đến những yếu tố truyền thống của văn hóa như các di tích lịch sử cần bảo tồn hay những giá trị văn hóa phi vật thể, tiêu biểu như ca trù Nếu không có sự xuất hiện của báo chí, nhất là các phương tiện thông tin đại chúng thì giới trẻ khó có thể biết đến ca trù – một làn điệu văn hóa đỉnh cao của dân tộc Đương nhiên, nếu tất cả đều bàng quang với ca trù, nó sẽ mãi biến mất Có thể nói báo chí chính là cứu tinh cho bộ môn nghệ thuật này

Từ đó, chúng ta có thể khẳng định, báo chí có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền văn hóa Việt Nam Các nhà báo văn hóa văn nghệ tất nhiên phải luôn biết tìm tòi những giá trị văn hóa dân tộc đưa đến với đông đảo bộ phận quần chúng Điều này là cần thiết, bởi lẽ, đất nước ta đang trong xu hướng hòa nhập với thế giới nhưng không thể hòa tan, phải có những bản sắc riêng Vậy ai có thể làm được điều này? Đó chính là nhà báo

Ngày đăng: 17/08/2021, 17:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w