Răn dạy con người tính trung thực, góp phần tạo nên xã hội chân thật, giảm dần sự lừa gạt, dối trá

Một phần của tài liệu Tiểu luận sự phát triển của triết học Phật giáo và ảnh hưởng của triết học Phật giáo trong xã hội việt nam hiện nay, Triết học Mác Lênin (Trang 23 - 31)

Chương 2: ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN XÃ HỘI VIỆT NAM NGÀY NAY

1. Ảnh hưởng tích cực của Phật giáo

1.4. Răn dạy con người tính trung thực, góp phần tạo nên xã hội chân thật, giảm dần sự lừa gạt, dối trá

Trong giáo lý của nhà Phật, tính trung thực thuộc vào giới “không nói dối”

của ngũ giới. Thập thiện bao gồm: thực ở cả “thân, khẩu, ý”.

Trung thực ở ý là trung tâm điều chỉnh hành vi theo luật nhân quả, nhân nào quả ấy. Theo đó, sự dối trá sẽ bị nghiệp báo. Thuyết nhân quả, nghiệp báo của Phật giáo gặp gỡ với tín ngưỡng của người Việt Nam đã lan tỏa thành nếp sống, nếp nghĩ “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”…

Có thể thấy, rất nhiều người phạm tội vẫn biết quay đầu để nhận lỗi, không ít trường hợp phạm pháp vẫn tự nguyện đầu thú; nhặt được của rơi trả lại cho cố chủ… Điều này cũng phù hợp với quan niệm của nhân dân Việt Nam: “cây ngay không sợ chết đứng”, …

1.5.Lan toả tình nghĩa, tình thương, sự lương thiện đến mọi người

Tính thiện, tình nghĩa và tình thương mang bản sắc Việt Nam được con người Việt Nam hun đúc trong quá trình dựng nước và giữ nước. Cái thiện của con người Việt Nam mang tinh thần bình đẳng, vị tha, tôn trọng, yêu thương con người. Phật giáo đã hòa đồng với tư tưởng truyền thống Việt Nam để xây dựng tính thiện, tình nghĩa và tình thương. Đó là, tình “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”… Tình thương, tình nghĩa, tính thiện không chỉ thể hiện trong quan hệ với hiện tại mà còn được thể hiện trong quan hệ với quá khứ như: “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”…

Sự lan toả những tình cảm, tình nghĩa này thực sự đã được biểu hiện thông qua những hành động thiết thực: xây dựng nhà tình thương, quyên góp ủng hộ đồng bào miền lũ, hỗ trợ chắp cánh ước mơ, tiếp sức đến trường…

Đặc biệt, qua diễn biến dịch Covid-19, những tình cảm đó lại càng được thấy rõ thông qua những hành động: sáng chế ra ATM gạo, phát cơm, nước, nhu yếu phẩm, khẩu trang miễn phí, …

1.6.Ảnh hưởng trong tinh thần tự lực, tự chủ của mỗi người

Phật giáo khẳng định mỗi cá nhân là chủ nhân của chính mình, không phải làm nô lệ của người khác kể cả nô lệ cho đức Phật, hãy “tự đốt đuốc mà đi”. Tư tưởng này của Phật giáo khiến con người được giải phóng khỏi sự trói buộc của thần quyền, nhờ đó mà được tự do. Chính con người phải tự quyết định số phận và tiền đồ của chính mình. Quan điểm tự lực, tự chủ của Phật giáo đã góp phần xác định thêm cho tinh thần tự lực, tự chủ của mỗi người Việt Nam.

1.7.Phật giáo có ảnh hưởng tích cực đến các mối quan hệ gia đình, xã hội Những mối quan hệ trong gia đình và xã hội như cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái bạn bè họ hàng láng giềng... Phật giáo xem là thiêng liêng đáng được tôn kính và tôn thờ.

Trước tiên, cha mẹ là thiêng liêng đối với con cái, nhắc đến công lao dưỡng dục của cha mẹ, Phật dạy: “Muôn việc ở thế gian, không gì hơn công ơn nuôi dưỡng lớn lao của cha mẹ” (Kinh Thai Cốt). Phật dạy: con cái phải quan tâm chăm sóc bố mẹ của mình ở tuổi xế chiều; bố mẹ, ngược lại, phải có một số trách nhiệm đối với con cái của mình: phải giáo dục con cái tránh xa những việc làm xấu xa, cho con ăn học đến nơi đến chốn,...

Thứ hai mối quan hệ giữa thầy và trò, học trò phải cung kính và vâng lời thầy, siêng năng học tập và ngược lại thầy phải rèn luyện và dạy dỗ học trò trò nên người tốt.

Thứ ba, vợ và chồng, tình yêu giữa vợ và chồng được xem là rất thiêng liêng, vợ chồng phải tin tưởng lẫn nhau, tôn trọng và hết mình vì nhau.

Thứ tư, mối quan hệ giữa bạn bè, họ hàng quyến thuộc và hàng xóm, phải hiếu khách nhân từ đối với nhau, vui vẻ, dễ chịu, đối xử bình đẳng với nhau, giúp đỡ nhau những lúc cần thiết

2. Một số ảnh hưởng tiêu cực mà Phật giáo gián tiếp mang lại

Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực thì Phật giáo cũng có những hạn chế trong tiến trình chung của sự phát triển xã hội. Nhưng cần phải nhận thức một điều là những ảnh hưởng tiêu cực này không phải xuất phát từ bản chất, lý luận của đạo Phật mà do những người thừa hành. Có thể Kinh Phật qua nhiều nước, nhiều xã hội với nhiều nền văn hoá khác nhau khiển có nhiều cách giải thích và cách hiểu khác nhau về đạo Phật. Hơn nữa, từng cá nhân tiếp thu đạo Phật cũng theo nhiều cách và theo những trình độ khác nhau, có thể làm thay đổi ý nghĩa tốt đẹp của đạo Phật.

Thời đại toàn cầu hóa ngày nay. Nước ta vừa trải qua mấy chục năm chiến tranh và hàng chục năm sống dưới chế độ bao cấp, đời sống còn nghèo nàn, lạc hậu rất cần đến sự phát triển đột phá. Phát triển có nghĩa là tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, đời sống vật chất và văn hoá. Đảng và nhà nước đã chỉ ra nhiệm vụ trước mắt là làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để đạt mục tiêu đó, nước ta cần có những người có tham vọng lớn, năng động lạc quan, tin tưởng, dũng cảm mở rộng sáng tạo... Những phẩm chất này phần lớn trái với giáo lý nhà Phật, vì tham vọng trái với cấm dục, vô dục, ly dục của Nhà Phật …

Nhiều loại hình mê tín dị đoan sinh ra mang danh nghĩa Phật pháp, các hoạt động bói toán, bắt vong, cầu khấn nhằm đạt mục tiêu, nguyện vọng… Ngày nay, những người đi chùa hầu hết không có đủ tri thức về giáo lý nhà Phật cho

đình. Nhiều người quá lạm dụng yếu tố mê tín gây tốn tiền của cúng bái. Thậm chí nhiều người còn quá cả tin dẫn đến bị lợi dụng mất tiền của.

Nhiều người thụ động cho rằng con người đã có số mạng định trước thì còn phấn đấu làm gì cho mệt. Như thế chẳng khác nào Phật giáo đã làm con người ta mất đi động lực sinh tồn, xã hội không thể tiến lên được với những người như thế.

Sư giả, ni giả cũng là vấn đề đáng nói, họ lợi dụng tín ngưỡng của người dân nhằm trục lợi bất chính cho bản thân, hoặc dùng chính hình ảnh sư thầy giả của họ để làm xấu đi hành ảnh Phật tử, tăng ni. Những vụ việc sư giả đi khất thực, sư giả ăn thịt… đã không còn xa lạ với chúng ta, tuy vậy vẫn còn nhiều người không biết nên vẫn bị lừa gạt, làm mất đi niềm tin vào tăng ni phật tử, hoặc đơn giản là hao phí tài của vô ích.

Lấy danh nghĩa nhà Phật, quyên góp cứu đời, từ thiện, để trục lợi cho bản thân. Đó cũng là đánh vào lòng từ bi, đồng cảm của dân ta, dù không mang danh nghĩa Phật pháp, nhưng họ vẫn có thể giả câm, điếc, khuyết tật chỉ để lợi dụng lòng thương người của dân ta, cũng là điều mà Phật dạy, để trục lợi bất chính.

PHẦN KẾT LUẬN

Tóm lại, Phật giáo là tôn giáo đã gắn liền với sự phát triển lâu dài của dân tộc Việt Nam, tác động tích cực của Phật giáo cũng góp phần không nhỏ cho sự phát triển và hoàn thiện văn minh tiến bộ của xã hội, hoàn thiện con người cả về nhận thức lẫn đạo đức, lối sống.

Qua việc nghiên cứu đề tài này chúng ta phần nào hiểu thêm được nguồn gốc ra đời của triết học Phật giáo, hệ tư tưởng của triết học Phật giáo và ảnh hưởng của những tư tưởng, giáo lý đó đến xã hội và nhân dân ta, đồng thời hiểu thêm về lịch sử Việt Nam.

Hơn thế nữa là nhấn mạnh việc cần phải xây dựng và tiếp tục hoàn thiện nhân cách, tư duy con người Việt Nam trong tương lai với sự hỗ trợ của những giá trị đạo đức nhân văn của Phật giáo nói riêng, cũng như một số tư tưởng tôn giáo khác nói chung.

Dù còn những khuyết điểm, hạn chế song chúng ta không thể phủ nhận những giá trị đạo đức to lớn mà Phật giáo đã mang lại cho đời sống văn hóa xã hội của mọi người. Tuy mang bản chất hướng nội và hầu như không nhìn nhận thế giới theo hướng tập thể mà chỉ nhìn nhận theo cá nhân, nhưng tính đặc trưng hướng nội của Phật giáo lại giúp con người tự suy ngẫm về bản thân, cân nhắc các hành động của mình để không gây ra đau khổ, bất hạnh cho người khác. Từ đó hình thành tư tưởng sống thân ái, yêu thương, vị tha, xã hội yên bình.

Tuy nhiên, để giáo dục nhân cách đạo đức của thế hệ trẻ thì như thế vẫn chưa đủ. Bước sang thế kỷ XXI, chuẩn mực nhân cách mà một thanh niên cần có đòi hỏi phải hoàn thiện cả về mặt thể xác lẫn tinh thần, phải có đủ khả năng chinh phục cả thế giới khách quan lẫn thế giới nội tâm. Đạo đức thế kỷ XXI do vậy có thể khai thác sự đóng góp tích cực của Phật giáo để xây dựng đạo đức nhân văn toàn thiện hơn, tự giác cao hơn vì trong thời đại mới, bên cạnh sự phát

có thể sẽ nổ ra và dưới sự hậu thuẫn của khoa học, các loại vũ khí sẽ được chế tạo hiện đại, tàn nhẫn hơn, dễ dàng thoả mãn cái ác của vài cá nhân và nguy cơ gây ra sự huỷ diệt sẽ khủng khiếp hơn. Khi đó đòi hỏi con người phải có đạo đức, nhân cách cao hơn để nhận ra được cái ác dưới một lớp vỏ tinh vi hơn,

“sạch sẽ” hơn.

Như vậy trong cả quá khứ, hiện tại và tương lai, Phật giáo luôn luôn tồn tại và gắn liền với cuộc sống của con người Việt Nam. Từng hành động của con người vẫn sẽ xoay quanh những chuẩn mực đạo đức nhất định, và Phật giáo, vẫn sẽ đóng vai trò chủ đạo để tạo ra những chuẩn mực đạo đức đó.

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. Đoàn từ thiện từ chùa Hoằng Pháp.

Hình 2. Phật tử dự lễ Vu Lan báo hiếu.

Hình 3. Sư thầy giả ăn thịt gây phẫn nộ.

Hình 4. Chùa Ba Vàng và bê bối "thỉnh vong báo oán".

Một phần của tài liệu Tiểu luận sự phát triển của triết học Phật giáo và ảnh hưởng của triết học Phật giáo trong xã hội việt nam hiện nay, Triết học Mác Lênin (Trang 23 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w