1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa

65 516 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 451 KB

Nội dung

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI 1.1 Cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 1.1.1 Khái niệm Cho vay tiêu dùng CVTD là việc ngân hàng cho vay giao cho k

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NH TMCP CTVN Ngân hàng thương mại cổ phần Công

Thương Việt Nam

Trang 3

DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BẢNG

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế Việt Nam năm 2012 đã vượt qua thời điểm khó khăn nhất

và bắt đầu có xu hướng phát triển tốt Tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm

2012 ước đạt 4,38%, trong khi lạm phát chỉ khoảng 3% (thấp nhất trong 3năm) Tổ chức đánh giá mức độ khả tín Standard & Poor’s đã nâng mức khảtín của Việt Nam từ tiêu cực lên ổn định vì cho rằng chính phủ đã có nhữngbiện pháp thắt chặt tài chính thành công

Mặt bằng lãi suất Việt Nam đồng đã giảm đáng kể, lãi suất cho vay cáclĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ phổ biến ởmức 12 -13%, cho vay sản xuất kinh doanh khác ở mức 14 - 17% Trong điềukiện nền kinh tế như vậy việc các ngân hàng thương mại chú trọng vào chovay tiêu dùng là một hướng đi mang lại nhiều triển vọng cũng như đóng gópmột phần lợi nhuận không nhỏ trong hoạt động cho vay của ngân hàng Hơnnữa, người tiêu dùng với mức thu nhập ngày càng ổn định và được cải thiện,cùng với trình độ dân trí và mức sống cao, hứa hẹn sẽ thúc đẩy hoạt động chovay tiêu dùng ngày càng phát triển

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tiền thân là ngân hàng nhànước, cũng là một trong những ngân hàng hàng đầu về quy mô và chất lượngđang hoạt động tại Việt Nam Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chinhánh Đống Đa là đơn vị thành viên của hệ thống NHCT trên cả nước cónhiệm vụ thay mặt NHCT trực tiếp kinh doanh trên địa bàn quận Đống Đa.Trên thực tế, tiềm năng phát triển của kinh tế quận Đống Đa và nhu cầu vaytiêu dùng tại đây còn rất lớn Sự phát triển của nền kinh tế cũng như nhu cầutiêu dùng của người dân nhất thiết phải có sự hỗ trợ của các ngân hàng ở ViệtNam nói chung và của hệ thống NHCT Việt Nam nói riêng với việc tìm hiểuthực trạng nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Công

Trang 5

Thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa là rất cần thiết Do vậy, đề tài “ Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa” đã được lựa chọn nghiên cứu.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

• Đối tượng nghiên cứu: Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngânhàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa

• Phạm vi nghiên cứu: Các số liệu trong bảng báo cáo kết quả cho vaytiêu dùng và báo cáo tín dụng của chi nhánh từ năm 2009 đến tháng 6năm 2012

4 Phương pháp nghiên cứu

• Sử dụng phương pháp: So sánh, phân tích, tổng hợp…

Cụ thể: Phương pháp so sánh theo thời gian giữa các giá trị đã đạt đượctrong bảng số liệu cho ta biết thực trạng cho vay tiêu dùng qua các nămthay đổi như thế nào Phương pháp tổng hợp các chỉ số, các chỉ tiêu cho

ta rút ra được kết luận về việc nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng rasao Phương pháp phân tích các số liệu cũng giúp đưa ra các giải phápgiải quyết các vấn đề còn tồn tọng trong hoạt động cho vay tiêu dùng…

5 Kết cấu của chuyên đề tốt nghiệp

Ngoài phần lời nói đầu và kết luận, kết cấu chuyên đề tốt nghiệp được chiathành:

Trang 6

• Chương 1: Tổng quan về cho vay tiêu dùng của NHTM

• Chương 2: Thực trạng cho vay tiêu dùng của ngân hàng TMCP CôngThương Việt Nam chi nhánh Đống Đa

• Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngânhàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa

Trang 7

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI 1.1 Cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm

Cho vay tiêu dùng (CVTD) là việc ngân hàng cho vay giao cho khách hàng một khoản tiền theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi trong một thời gian nhất định để sử dụng cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt

và các nhu cầu phục vụ đời sống.

Nhìn chung, CVTD được coi là khoản tiền vay cấp cho các cá nhân, hộgia đình để chi dùng cho các mục đích không kinh doanh

CVTD cho phép cá nhân, hộ gia đình được sử dụng trước khả năngmua hàng hóa của mình trong tương lai, tức là tạo điều kiện thỏa mãn nhu cầutiêu dùng trước khi họ có khả năng chi trả Do đó, ngoài việc nâng cao mứcsống về mặt vật chất, thì CVTD còn gián tiếp kích thích sản xuất

Tại Việt Nam, CVTD ra đời và phát triển muộn hơn thế giới rất nhiều.Hoạt động cho vay tiêu dùng đã xuất hiện từ những năm đầu thập kỷ 90 củathế kỷ 20 Nhưng phải đến sau năm 2000, khi nền kinh tế nói chung và đờisống của người dân nói riêng có những bước chuyển rõ rệt, sắc nét thì loạihình tín dụng này mới thực sự phát triển Bên cạnh đó, CVTD cũng nằm trongchiến lược đa dạng hóa các loại hình tín dụng, mở rộng danh mục sản phẩm,dịch vụ cũng như phân tán rủi ro của ngân hàng Điều đó giúp ngân hàng giatăng lợi nhuận và quảng bá thương hiệu

1.1.2 Đặc điểm

Dịch vụ cho vay tiêu dùng của NHTM có thể là một trong những dịch vụmang chi phí cao nhất với nhiều rủi ro nhất vì tình hình tài chính của các cánhân và hộ gia đình không ổn định, có thể thay đổi nhanh chóng tùy theo tình

Trang 8

trạng công việc hay sức khỏe của họ Do đó, các khoản CVTD luôn đượcquản lý một cách chặt chẽ và linh hoạt.

•Đối tượng CVTD: Là các cá nhân, hộ gia đình Nhu cầu vay vốn củanhững người này phụ thuộc vào tình hình thu nhập, tài chính của họ Do đó,

có thể chia ra thành 3 trường hợp phổ biến sau:

- Các cá nhân có mức thu nhập thấp: Nhu cầu tín dụng thường khôngcao, nó chỉ xuất hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu gia đình tạo sự cân đối giữa thunhập và chi tiêu

- Các cá nhân có mức thu nhập trung bình: Nhu cầu tín dụng tiêu dùngphát triển mạnh do ý muốn vay mượn để mua hàng tiêu dùng lớn hơn khoảntiền dự phòng của mình

- Các cá nhân có mức thu nhập cao: Nhu cầu tín dụng tiêu dùng nảy sinhnhằm tăng thêm khả năng thanh toán hoặc tài trợ chi tiêu khi mà nguồn vốncủa họ đã nằm trong tài khoản đầu tư Nguyên nhân chủ yếu do khách hàngchỉ vay tiêu dùng khi đã có một lượng vốn tương đối, chỉ vay ngân hàng để bổsung số tiền còn thiếu Tuy nhiên số lượng các khoản CVTD lại rất lớn do đốitượng của loại hình cho vay này là mọi cá nhân trong xã hội với nhu cầu tiêudùng đa dạng Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu tiêu dùng tăng cao, số lượngcác khoản vay tiêu dùng sẽ càng nhiều thêm

•Thời hạn vay: Các khoản CVTD thường là ngắn và trung hạn do mónvay có giá trị nhỏ và độ rủi ro cao

•Nguồn trả nợ: Nguồn trả nợ chủ yếu của khoản vay tiêu dùng chính làthu nhập của người đi vay Ngân hàng thường xem xét mức thu nhập thườngxuyên của khách hàng để ra quyết định cho vay

•Lãi suất cho vay tiêu dùng: Các khoản CVTD có lãi suất cao hơn lãisuất cho vay trong các lĩnh vực khác Nguyên nhân là do quy mô của hợpđồng cho vay nhỏ, lại khó quản lý hơn vì vậy chi phí cho vay của ngân hàng

Trang 9

cao Để bù đắp chi phí này, tất nhiên, lãi suất cho vay sẽ cao Bên cạnh đó,không như hầu hết các khoản cho vay kinh doanh hiện nay với lãi suất thayđổi theo điều kiện thị trường, lãi suất CVTD thường được cố định ở một mứcnhất định.

•Rủi ro cho vay tiêu dùng: Hình thức CVTD chứa đựng độ rủi ro caohơn so với việc tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

- Rủi ro khách quan: Nguồn trả nợ chủ yếu của khoản vay tiêu dùng là từthu nhập ổn định tại thời điểm hiện tại của người vay, khả năng trả nợ củakhách hàng sẽ bị ảnh hưởng khi nền kinh tế gặp khó khăn, hoặc xảy ra nhữngbiến động tiêu cực chung như thiên tai, mất mùa, thất nghiệp Khả năng trả nợvay tiêu dùng còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của khách hàng, đặc biệtkhi người vay chết thì ngân hàng sẽ rất khó để thu hồi được khoản nợ Ngoài

ra, CVTD có tính nhạy cảm theo chu kỳ kinh tế Khi kinh tế tăng trưởng,người dân lạc quan về tương lai, nhu cầu vay ngân hàng nhiều hơn, nhưng khinền kinh tế suy thoái, đời sống trở nên khó khăn, người dân sẽ hạn chế vaymượn ngân hàng

- Rủi ro chủ quan: Thông tin tài chính của cá nhân và hộ gia đình thườngkhó đầy đủ và rõ ràng như thông tin về doanh nghiệp (thông qua báo cáo tàichính thường niên hoặc kiểm tra công tác kế toán) nên dẫn đến rủi ro đạo đức

và rủi ro thông tin không cân xứng Khách hàng có thể không có thiện trí trả

nợ cho ngân hàng mặc dù có khả năng thanh toán, hoặc cung cấp thông tinkhông đầy đủ và trung thực nhằm đạt mục đích vay vốn

•Chi phí cho vay tiêu dùng: CVTD là một trong những khoản mục cóchi phí lớn nhất trong danh mục cho vay của ngân hàng Do số lượng mónvay nhiều, khách hàng đông nhưng quy mô nhỏ, ngân hàng phải huy độngnhiều nhân lực, từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, quyết định cho vay, giảingân, kiểm soát và thu nợ Công tác quản lý các khoản CVTD với số lượnglớn cũng phát sinh nhiều chi phí

Trang 10

•Lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng: Hiện nay mức lợi nhuận thu được từcác khoản CVTD của các NHTM khá cao, chiếm tỉ trọng lớn trong tổng lợinhuận của ngân hàng Số lượng các khoản vay tiêu dùng là rất lớn, thêmvào đó mức lãi suất CVTD cao nên lợi nhuận của ngân hàng từ CVTDcũng khá lớn.

Vì triển vọng về lợi nhuận cũng như phạm vi khách hàng trong lĩnh vựcCVTD là rất lớn nên đối với hầu hết các nước phát triển hiện nay, CVTD đãtrở thành một trong những nguồn thu chủ chốt của các NHTM, đóng vai tròchủ đạo trong dịch vụ ngân hàng, mang ý nghĩa quan trọng trong quản lýngân hàng Khai thác lĩnh vực CVTD vẫn tiếp tục hứa hẹn nhiều triển vọngtrong tương lai Tại các nước đang phát triển, CVTD cũng đang dần khẳngđịnh được vai trò của mình, đem lại những lợi nhuận không nhỏ trong hoạtđộng cho vay của NHTM

1.1.3 Vai trò cho vay tiêu dùng đối với ngân hàng thương mại

Hoạt động cho vay của NHTM có vai trò quan trọng đối với sự pháttriển kinh tế xã hội Hoạt động cho vay giúp khai thông dòng tài chính, đểnhững luồng vốn được luân chuyển liên tục Đối với nền kinh tế, việcNHTM cho khách hàng cá nhân vay vốn cho mục đích tiêu dùng còn cónhiều ý nghĩa hơn thế

Đối với ngân hàng: Trước hết, CVTD giúp ngân hàng nâng cao hiệu

quả sử dụng vốn Như đã phân tích, CVTD tuy có chi phí cao nhưng đồngthời cũng tạo ra lợi nhuận lớn hơn trên đồng vốn bỏ ra so với các hình thứccho vay khác CVTD cũng giúp ngân hàng thu hút khách hàng sử dụng thêmcác hình thức dịch vụ khác như: Chuyển tiền hoặc sử dụng dịch vụ trả lươngqua tài khoản tại ngân hàng để thuận lợi cho hoạt động thanh toán lãi theo kỳhạn, sử dụng các dịch vụ thẻ, quảng bá thương hiệu ngân hàng thông quakhách hàng Khách hàng cũng có xu hướng sử dụng kèm các dịch vụ tại ngânhàng mình đã có quan hệ tín dụng Đây là điều kiện giúp ngân hàng nâng cao

Trang 11

năng lực cạnh tranh và mở rộng thị phần Ngoài ra, CVTD góp phần đa dạnghóa các lĩnh vực đầu tư, nâng cao thu nhập, phân tán rủi ro cho ngân hàng.

Đối với người tiêu dùng: CVTD giúp người tiêu dùng thỏa mãn và

nâng cao chất lượng tiêu dùng, cho phép người tiêu dùng sử dụng trước khảnăng thanh toán của mình trong tương lai, hưởng các dịch vụ tiện ích trướckhi có đủ nguồn tài chính, đặc biệt trong trường hợp chi tiêu cấp bách Trongnhững trường hợp cần gấp thì lãi suất cho vay của ngân hàng hợp lý hơnnhiều so với lãi suất vay “nóng” bên ngoài thị trường Thời hạn cho vay vàphương thức trả nợ linh hoạt căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng.Điều kiện và thủ tục để có được khoản vay tiêu dùng không quá phức tạp

Đối với nhà sản xuất: CVTD tạo điều kiện để người tiêu dùng có thế

mua hàng hóa nhiều hơn và nhanh hơn, giúp thúc đẩy quá trình sản xuất, rútngắn vòng quay vốn, gia tăng lợi nhuận

Đối với toàn bộ nền kinh tế: Có thể nói, hoạt động CVTD là đòn bẩy

kích thích sản xuất phát triển, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải

thiện đời sống dân cư, góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo CVTD góp

phần cải thiện môi trường thanh toán, giảm lượng tiền mặt lưu thông trên thịtrường Xét trên góc độ kinh tế vĩ mô: Dịch vụ ngân hàng bán lẻ đẩy nhanhquá trình lưu chuyển tiền tệ, tận dụng tiềm năng lớn trong dân cư để phát triểnkinh tế, cải thiện đời sống người dân, hạn chế dùng tiền mặt và tiết khiệm chiphí thời gian cũng như tiền bạc cho xã hội

1.1.4 Các hình thức cho vay tiêu dùng

Rất nhiều phương thức cho vay được NHTM đưa ra nhằm tạo thuận lợicho khách hàng Dựa vào nhu cầu vay của khách hàng, mức độ tín nhiệm củangân hàng đối với khách hàng, hai bên thỏa thuận để lựa chọn một phươngthức cho vay trong số các phương thức sau:

Trang 12

Đối với cho vay tiêu dùng trực tiếp

- Cho vay trả theo định kỳ: Là phương thức trong đó khách hàng vay vốn

và trả trực tiếp cho ngân hàng với mức trả và thời gian trả mỗi lần được quyđịnh khi cho vay

- Thấu chi: Là nghiệp vụ cho phép một cá nhân rút tiền từ tài khoản vãng

lai của mình vượt quá số dư Có tới một hạn mức được thỏa thuận

- Thẻ tín dụng: Là nghiệp vụ trong đó ngân hàng phát hành thẻ cho

những người có tài khoản ở ngân hàng đủ điều kiện cấp thẻ, ấn định mức giớihạn tín dụng tối đa mà người có thẻ được phép sử dụng

Đối với cho vay tiêu dùng gián tiếp

- Tài trợ truy đòi toàn bộ: Là hình thức khi bán cho ngân hàng các khoản

nợ mà người tiêu dùng đã mua chịu, công ty bán lẻ sẽ cam kết thanh toán chongân hàng toàn bộ nếu đến khi hết hạn người tiêu dùng không thanh toán chongân hàng

- Tài trợ truy đòi hạn chế: Là phương thức trong đó công ty bán lẻ sau

khi bán các khoản nợ do người tiêu dùng đã mua chịu cho ngân hàng sẽ camkết thanh toán cho ngân hàng một phần khoản nợ nếu khi đến hạn người tiêudùng không thanh toán cho ngân hàng

- Tài trợ miễn truy đòi: Là hình thức tài trợ mà sau khi bán các khoản nợ

cho ngân hàng, công ty bán lẻ không chịu trách nhiệm cho việc chúng cóđược hoàn trả hay không Phương thức này chứa đựng rủi ro rất cao nênkhoản nợ được lựa chọn rất kỹ và chỉ có các công ty bán lẻ đáng tin cậy mớiđược áp dụng phương pháp này

- Tài trợ có mua lại: Khi thực hiện theo phương pháp này, nếu xảy ra rủi

ro người tiêu dùng không trả nợ thì ngân hàng sẽ bán trở lại cho công ty bán

lẻ phần nợ mà mình chưa được thanh toán kèm với tài sản đã được tiêu thụtrong một thời gian nhất định

Trang 13

1.2 Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái niệm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng

Chất lượng của các khoản CVTD của NHTM thể hiện ở hiệu quả sửdụng vốn của người vay tiêu dùng Khách hàng sử dụng vốn vay đúng mụcđích, đạt được nhu cầu tiêu dùng thông qua sự tài trợ của ngân hàng Chấtlượng CVTD tốt giúp ngân hàng thu hồi được gốc và lãi, bù đắp chi phí vàthu được lợi nhuận Điều này có nghĩa là ngân hàng vừa tạo ra hiệu quả kinh

tế lại tạo được hiệu quả xã hội, tác động rất tích cực tới sự phát triển kinh tế.Tuy nhiên, vay vốn ngân hàng vẫn đang là khó khăn lớn của người tiêu dùng.Không kể nguồn vốn vay tại ngân hàng, để thỏa mãn và nâng cao nhu cầu tiêudùng, người tiêu dùng thường phải vay mượn từ những nguồn không chínhthức Nguồn vốn này mang tính chắp vá, không ổn định và chi phí cao, gâyảnh hưởng tới đời sống người tiêu dùng và tác động xấu đến nền kinh tế.Chính vì vậy, vấn đề quan trọng hiện nay là làm thế nào để nâng cao chấtlượng CVTD của NHTM

Nâng cao chất lượng CVTD là việc NHTM cải thiện hiệu quả vốn vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân cho mục đích tiêu dùng, qua đó thu hút thêm nhiều khách hàng đến với ngân hàng Nâng cao chất lượng CVTD biểu hiện ở sự gia tăng tổng dư nợ, tổng doanh số cho vay, giảm tỷ lệ nợ quá hạn, tăng trưởng số lượng khách hàng được vay vốn tại NHTM.

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng

Mức độ nâng cao chất lượng CVTD được xem xét ở một số chỉ tiêu cơ bảnnhư sau:

Số lượng khách hàng vay tiêu dùng vay vốn tại ngân hàng: Chỉ tiêu này

được tính trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm Sự tăngtrưởng của nó qua các năm cho thấy chất lượng CVTD đang được cải thiện

Doanh số cho vay (DSCV): Là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân

dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một thời gian nhất định

Trang 14

Doanh số thu nợ (DSTN): Là tổng số tiền mà ngân hàng thu hồi từ các

khoản giải ngân trong một thời gian nhất định

Dư nợ cho vay (DNCV): Là khoản tiền đã giải ngân mà ngân hàng chưa

thu hồi về

Dư nợ hay DNCV được tính như sau:

DNCV cuối kỳ = CNCV đầu kỳ + DSCV trong kỳ - DSTN trong kỳĐây là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất chất lượng CVTD của NHTM Nếu dư

nợ CVTD cuối kỳ lớn hơn đầu kỳ hoặc DSCV trong kỳ lớn hơn đầu kỳ thì cóthể khẳng định rằng, chất lượng CVTD đang được nâng cao

Tốc độ tăng trưởng dư nợ CVTD:

Tỷ trọng dư nợ CVTD trong tổng dư nợ cho vay của NHTM:

Dư nợ CVTD

- Tỷ trọng dư nợ CVTD =

Tổng dư nợ cho vay của NHTM

Sự tăng lên của con số này cũng đồng nghĩa với chất lượng CVTDđược nâng cao

Nợ quá hạn: Là số tiền khách hàng chưa hoàn trả cho ngân hàng cả gốc

và lãi khi đáo hạn hợp đồng tín dụng (CVTD) mà không làm đơn xin

Trang 15

gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn với nguyên nhân hợp lý.

Nợ quá hạn

- Tỷ trọng nợ quá hạn =

Tổng dư nợ cho vay TD của NHTM

Chỉ tiêu này cho biết tình hình nợ quá hạn tại NHTM đồng thời phảnánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thuhồi nợ của của ngân hàng đối với các khoản vay tiêu dùng Sự tăng lên củacon số này thể hiện chất lượng CVTD của ngân hàng kém đi và ngược lại.Tóm lại, sự tăng hoặc giảm của những chỉ tiêu trên cho biết chất lượng CVTDcủa ngân hàng đang được cải thiện hay bị giảm sút Tuy nhiên, kết luận rút rachỉ chính xác khi có sự kết hợp cả bốn chỉ tiêu

1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng.

1.2.3.1 Nhân tố chủ quan

Những nhân tố chủ quan thuộc về phía NHTM có tác động lớn tới sựnâng cao hay giảm sút chất lượng CVTD Có 5 nhân tố như sau:

Thứ 1: Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của một NHTM Vì thế nó

là nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến hoạt động CVTD Về cơ bản, nội dungcủa chính sách tín dụng bao gồm: Chính sách khách hàng, chính sáchmarketing, chính sách về quy mô và giới hạn tín dụng, chính sách lãi suất vàthời hạn tín dụng, chính sách về các khoản đảm bảo

•Chính sách khách hàng: Ngân hàng thường tiến hành phân loại kháchhàng Những khách hàng truyền thống, khách hàng mục tiêu, khách hàngđược xếp hạng cao thường được hưởng nhiều ưu đãi của NHTM Một chínhsách khách hàng hấp dẫn và chính sách marketing hướng tới nhóm kháchhàng là khách hàng vay tiêu dùng sẽ thúc đẩy người tiêu dùng đến vay vốn tạingân hàng Từ đó, chất lượng CVTD được nâng cao

Trang 16

•Quy mô và giới hạn tín dụng: Bên cạnh các quy định của pháp luật vềgiới hạn cho vay, mỗi NHTM thường có quy định riêng về quy mô và các giớihạn đối với từng khách hàng cụ thể Ví dụ như quy mô cho vay tối đa đối vớitừng khách hàng, từng ngành nghề, quy mô cho vay trên giá trị vật đảm bảo…Chính sách về quy mô và giới hạn tín dụng ảnh hưởng trực tiếp tới quy môcác khoản tín dụng mà khách hàng nhận được từ ngân hàng Khi muốn nângcao chất lượng CVTD, ngân hàng sẽ phải nới lỏng chính sách này theo hướngtăng quy mô và mở rộng giới hạn cho vay đối với khách hàng vay tiêu dùng.

•Chính sách lãi suất: Lãi suất cho vay của NHTM có tác động lớn tớinhu cầu vay vốn của khách hàng vay tiêu dùng Một mức lãi suất cao sẽ hạnchế ý muốn vay mượn của khách hàng bởi chi phí vốn cao Ngược lại, ngânhàng sẽ áp dụng mức lãi suất cho vay thấp khi muốn nâng cao chất lượng chovay đối với khách hàng vay tiêu dùng Chi phí vốn thấp góp phần giảm gánhnặng chi phí cho khách hàng Khi đó, sẽ có nhiều khách hàng tìm đến ngânhàng để vay vốn cho nhu cầu tiêu dùng Số lượng khách hàng vay tiêu dùngtại ngân hàng tăng lên, nghĩa là chất lượng CVTD được cải thiện

•Chính sách về các khoản đảm bảo: Chính sách đảm bảo bao gồm cácquy định về trường hợp vay vốn phải có tài sản đảm bảo, các hình thức đảmbảo, tỷ lệ phần trăm cho vay trên đảm bảo… Thông thường, các NHTM chỉcho vay với giới hạn thấp hơn giá trị thị trường của đảm bảo Tỷ lệ phần trămcho vay tuỳ thuộc vào khả năng bán và khả năng thay đổi giá trị của tài sảnđảm bảo Tỷ lệ này càng cao thì quy mô vốn mà khách hàng được nhận từngân hàng càng lớn Ngược lại, chính sách về các khoản đảm bảo quá chặtchẽ sẽ cản trở khả năng nâng cao chất lượng CVTD của NHTM

Thứ 2: Quy trình cho vay

Một quy trình cho vay rườm rà, phức tạp, tốn thời gian nhiều khi làmmất đi cơ hội kinh doanh của khách hàng Do đó, quy trình thủ tục cho vaycủa NHTM cần phải đơn giản, hợp lý, vừa đảm bảo để ngân hàng có được các

Trang 17

thông tin cần thiết, vừa không gây phiền hà cho khách hàng Điều này sẽ thuhút nhiều khách hàng tới ngân hàng để vay vốn.

Thứ 3: Quy mô và cơ cấu vốn của NHTM

Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến nâng cao chất lượng CVTD Vớilượng vốn dồi dào, NHTM sẽ dễ dàng hơn đối với các chính sách tín dụngnhằm nâng cao chất lượng cho vay Ngược lại, nếu hoạt động huy động vốncủa ngân hàng gặp khó khăn thì ngân hàng sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu vaycủa khách hàng Tình trạng thiếu vốn khiến ngân hàng tăng lãi suất huy động,

từ đó lãi suất cho vay cũng phải tăng lên Khi đó, sức cạnh tranh của NHTMgiảm đi và mục tiêu nâng cao chất lượng CVTD khó lòng đạt được

Bên cạnh đó, cơ cấu nguồn vốn của NHTM cũng ảnh hưởng đến chấtlượng CVTD Nếu tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn quá lớn, ngân hàng không đủnguồn trung dài hạn để tài trợ cho các nhu cầu vốn dài hạn của khách hàngnhư nhu cầu mua bất động sản Việc nâng cao chất lượng CVTD cũng khókhăn hơn

Thứ 4: Đội ngũ cán bộ nhân viên của NHTM

NHTM là doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ tài chính mà ngành dịch

vụ có đặc điểm nổi bật là chất lượng dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tốcon người Nhân viên ngân hàng thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, do

đó, là hình ảnh đại diện cho ngân hàng trong con mắt khách hàng Đội ngũnhân viên có trình độ, có tác phong chuyên nghiệp, thái độ phục vụ chu đáo,nhiệt tình sẽ để lại cho khách hàng ấn tượng tốt Sự hài lòng của khách hàng

sẽ giúp cho việc nâng cao chất lượng CVTD của NHTM thuận lợi hơn

Thứ 5: Mạng lưới chi nhánh và cơ sở vật chất thiết bị của NHTM

Số lượng và sự phân bố chi nhánh của NHTM cũng tác động tới khảnăng nâng cao chất lượng CVTD Khách hàng thường giao dịch với ngânhàng có vị trí địa lý gần địa bàn hoạt động của mình để giảm chi phí về thờigian và phương tiện đi lại Vì thế, việc nâng cao chất lượngCVTD sẽ đạt hiệu

Trang 18

quả hơn nếu như NHTM có mạng lưới chi nhánh dày và rộng, trụ sở, phònggiao dich khang trang, lịch sự…

•Khả năng đáp ứng điều kiện vay của khách hàng: Khả năng này đượcxem xét trên các khía cạnh năng lực tài chính và tào sản đảm bảo của kháchhàng Các yếu tố này quyết định đến việc họ có được vay vốn ngân hànghay không

- Phân tích trước khi cấp tín dụng là khâu không thể thiếu trong hoạtđộng cho vay của NHTM Thông qua đó, ngân hàng nắm được tình hình vànăng lực tài chính của khách hàng cần vay vốn Tình hình và năng lực tàichính của khách hàng càng mạnh thì khả năng đáp ứng các điều kiện cho vaycàng lớn

- CVTD là hoạt động tín dụng hàm chứa nhiều rủi ro nên ngân hàng luônyêu cầu tài sản đảm bảo cho các khoản vay Tài sản đảm bảo là căn cứ đểngân hàng xác định mức cho vay đối với khách hàng Nếu khách hàng không

có tài sản đảm bảo, không có người bảo lãnh hoặc giá trị tài sản đảm bảo thấp,không đủ tiêu chuẩn thì khó vay được vốn NHTM

Trang 19

Như vậy, tình hình tài chính, năng lực tài chính và tài sản đảm bảo là vàtài sản đảm bảo là những yếu tố quyết định tới khả năng đáp ứng điều kiệnvay của khách hàng vay tiêu dùng Các chỉ số đó càng tốt thì việc nâng caochất lượng CVTD của NHTM càng được thực hiện dễ dàng hơn.

Thứ 2: Những nhân tố từ phía môi trường kinh doanh

•Thực trạng chung của nền kinh tế: Hoạt động ngân hàng có liên quanđến tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế Vì thế, những biến động của nềnkinh tế sẽ có tác động tới hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động chovay Cụ thể, khi nền kinh tế tăng trưởng, nhu cầu tiêu dùng của người dântăng lên Các NHTM có xu hướng nâng cao chất lượng tín dụng CVTD, qua

đó thu hút được nhiều khách hàng, mở rộng lĩnh vực đầu tư

•Môi trường pháp lý: Tín dụng là một trong những hoạt động rủi ro nhấtcủa ngân hàng, song lại rất quan trọng đối với nền kinh tế Vì thế, nó chịu sựkiểm soát rất chặt chẽ của pháp luật Môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạchvới hệ thống các văn bản pháp luật hợp lý, thống nhất là điều kiện để kháchhàng tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn của NHTM

•Môi trường chính trị - xã hội: Môi trường chính trị xã hội ổn định giúpđời sống người dân được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng tăng cả về chất vàlượng Trái lại, môi trường chính trị xã hội kém ổn định sẽ làm cho xu hướngtiêu dùng của người dân giảm sút, dẫn đến sự thu hẹp hoạt động CVTD củaNHTM

Tóm lại, việc nâng cao chất lượng CVTD không chỉ chịu ảnh hưởng từnhững nhân tố bên trong NHTM, mà còn từ nhiều nhân tố khách quan khác.Hoạt động đó tốt hay xấu, mạnh hay yếu đều do các nhân tố này quyết định.Thực trạng hoạt động CVTD của chi nhánh Ngân Hàng Công ThươngĐống Đa đang diễn ra như thế nào? Các nhân tố nêu trên có tác động ra saotới thực trạng ấy Những vấn đề này sẽ được trình bày rõ ràng ở chương 2

Trang 20

CHƯƠNG 2 THỰC TRANG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP

CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA

2.1 Tổng quan về ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam chi nhánhĐống Đa (NH TMCP CTVN chi nhánh Đống Đa) hiện nay là ngân hàngthương mại trực thuộc ngân hàng Công Thương Việt Nam, trụ sở chính là tòanhà Vietinbank số 183 phố Nguyễn Lương Bằng – Phường Quang Trung –Quận Đống Đa – TP Hà Nội

NH TMCP CTVN chi nhánh Đống Đa đã phát triển qua rất nhiều giaiđoạn, các giai đoạn này có thể được khái quát như sau:

Năm 1955 – 1957: NH TMCP CTVN chi nhánh Đống Đa trước đây làPhòng công thương nghiệp Ô Chợ Dừa thuộc chi nhánh ngân hàng nhà nướcthành phố Hà Nội

Năm 1957: Phòng công thương nghiệp Ô Chợ Dừa được nâng cấpthành Chi điếm ngân hàng nhà nước khu phố Đống Đa có trụ sở đặt tại số 237phố Khâm Thiên – Hà Nội

Năm 1972 – 1987: Chi điếm ngân hàng nhà nước khu phố Đống Đađược đổi tên thành chi nhánh ngân hàng nhà nước khu phố Đống Đa, có chứcnăng như một ngân hàng trung ương cơ sở, hoạt động vừa mang tính kinhdoanh vừa mang tính quản lý nhà nước

Năm 1988: Trong bối cảnh hệ thống ngân hàng Việt Nam có sự thayđổi lớn, chuyển từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng haicấp, chi nhánh nghiệp vụ ngân hàng nhà nước khu phố Đống Đa cũng đượcchuyển đổi thành NHCT quận Đống Đa trực thuộc NHCT thành phố Hà Nội

Trang 21

theo Nghị định 53/HĐBT (nay là Thủ tướng Chính Phủ) về “Đổi mới hoạtđộng Ngân hàng”.

Năm 1993: Hệ thống NHCT thực hiện đổi mới về cơ cấu tổ chức, theo

đó NHCT thành phố Hà Nội bị xóa bỏ và NH TMCP CTVN chi nhánh Đống

Đa trở thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHCT Việt Nam Sự đổi mới nàythực sự đã có hiệu quả, điều đó được chứng minh qua những bước phát triểnnhanh chóng của NH TMCP CTVN chi nhánh Đống Đa

Trong những năm qua chi nhánh liên tục được mở rộng về quy mô hoạtđộng, về tổ chức bộ máy và mạng lưới, kết quả hoạt động kinh doanh cũngkhông ngừng tăng trưởng, chi nhánh ngày càng có uy tín được nhiều bạn hàngđánh giá cao Sự nghiệp phát triển của ngành và quá trình phát triển kinh tế

xã hội của thủ đô có phần đóng góp rất lớn của NH TMCP CTVN chi nhánhĐống Đa

Do những thành tích xuất sắc trong hoạt động nên chi nhánh đã được Chủ tịchnước tặng thưởng huân chương lao động hạng ba năm 1995, năm 1998 đượctặng thưởng huân chương lao động hạng hai, năm 2002 được tặng thưởnghuân chương lao động hạng nhất Đặc biệt năm 2003 chi nhánh đã được traotặng danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”

Đến nay NH TMCP CTVN chi nhánh Đống Đa đã trở thành một chinhánh ngân hàng lớn, có uy tín trên địa bàn thành phố Hà Nội, là con chimđầu đàn trong hệ thống NHCT Việt Nam

Trang 22

- Rút tiền tự động, thanh toán hóa đơn trên máy ATM, thẻ tiền mặt, thẻtín dụng.

- Thanh toán thẻ tín dụng, séc du lịch, …

- Dịch vụ mua bán ngoại hối: Nghiệp vụ mua bán giao ngay, mua báncác hợp đồng ngoại hối kỳ hạn, hợp đồng ngoại hối tương lai

 Dịch vụ thanh toán điện tử

- Ngân hàng cung cấp tất cả các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặtnhư ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thư tín dụng, séc…cho các cá nhân, tổchức có nhu cầu một cách nhanh chóng

Trang 23

 Các sản phẩm dịch vụ hiện nay của NH TMCP CTVN chi nhánh Đống Đa được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Các sản phẩm dịch vụ của NH TMCP CTVN chi nhánh Đống Đa

2.1.3 Cơ cấu tổ chức

2.1.3.1 Bộ máy tổ chức

Hiện nay NH TMCP CTVN chi nhánh Đống Đa có tổng số 260 cán bộvới 11 phòng ban nghiệp vụ được đặt dưới sự điều hành của Ban giám đốc, đólà: Phòng khách hàng số 1, Phòng khách hàng số 2, Phòng khách hàng cánhân, Phòng Tài trợ thương mại, Phòng tổng hợp tiếp thị, Phòng quản lý rủi

ro, Phòng tổ chức hành chính, Phòng thông tin điện toán, Phòng tiền tệ khoquỹ, Phòng kế toán giao dịch, Phòng kế toán tài chính Ngoài ra, chi nhánhcòn có 15 phòng giao dịch và điểm giao dịch, trong đó: Có 6 phòng giao dịchloại một, 2 phòng giao dịch loại hai, 6 quỹ tiết kiệm, 1 điểm giao dịch

Các phòng ban này đều được chuyên môn hóa theo chức năng và

SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG

Tài khoản thanh toán

NH lưu ký & giám sát

Trang 24

nghiệp vụ cụ thể Tuy nhiên, chúng vẫn là một bộ phận không thể tách rờitrong ngân hàng do đó chúng luôn có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với nhau.

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức của NH TMCP CTVN chi nhánh Đống Đa

P Thông tin điện toán

P Tiền tệ kho quỹ

P Quản lý rủi ro

P GD loại 1 ( 6 phòng )

P GD loại 2 ( 2 phòng ) Điểm GD ( 1 điểm )

P Kế toán tài chính

P Kế toán giao dịch

Trưởng Phòng

Kế toán Phòng Giao Dịch

Các P Chuyên môn – Nghiệp vụ

Quỹ Tiết Kiệm ( 6 Quỹ )

Trang 25

2.1.3.2 Nhiệm vụ của các phòng ban

 Ban giám đốc: Gồm 6 người

Ban giám đốc thực hiện chức năng điều hành, quản lý chung toàn chinhánh và có quyền quyết định cao nhất trong chi nhánh

 Phòng kế toán giao dịch:

Phòng kế toán giao dịch thực hiện các giao dịch trực tiếp với kháchhàng như thực hiện mở, đóng tài khoản; thực hiện các giao dịch gửi, rút tiền,thanh toán không dùng tiền mặt; cung cấp các dịch vụ ngân hàng; tư vấn chokhách hàng khi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng; tiến hành thanh toán và

xử lý hạch toán kế toán các giao dịch theo quy định của nhà nước và củaNHCT Việt Nam Phòng kế toán giao dịch đồng thời cũng thực hiện cácnghiệp vụ thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử liên ngân hàng

 Phòng tài trợ thương mại

Phòng tài trợ thương mại thực hiện các nghiệp vụ về tài trợ thương mạitheo hạn mức được cấp như: Phát hành, sửa đổi, thông báo, thanh toán L/Cnhập khẩu; thực hiện nhờ thu, bảo lãnh cho hoạt động xuất nhập khẩu trongphạm vi được phép

Ngoài ra phòng tài trợ thương mại còn thực hiện nghiệp vụ kinh doanhngoại tệ trên thị trường ngoại hối; hướng dẫn và quản lý nghiệp vụ các đại lýthu đổi ngoại tệ thuộc chi nhánh quản lý; phối hợp với phòng kế toán giaodịch thực hiện chuyển tiền nước ngoài

Trang 26

 Phòng khách hàng số 1

Phòng khách hàng số 1 thực hiện nghiệp vụ tín dụng cho các doanhnghiệp lớn: Tiến hành thẩm định khách hàng và cung cấp các sản phẩm tíndụng cho khách hàng doanh nghiệp lớn như: Cho vay theo hạn mức tín dụng,cho vay dự án, bảo lãnh,… đồng thời theo dõi và xử lý các khoản tín dụngnày theo quy định hiện hành của NHNN và NH TMCP CTVN

 Phòng khách hàng số 2

Phòng khách hàng số 2 cũng thực hiện các nghiệp vụ tương tự phòngkhách hàng số 1 tuy nhiên đối tượng khách hàng giao dịch của phòng kháchhàng số 2 là các doanh nghiệp nhỏ và vừa

 Phòng thông tin điện toán

Phòng thông tin điện toán thực hiện công tác duy trì thông suốt hệthống thông tin điện toán tại chi nhánh, bảo dưỡng các thiết bị thông tin điệntoán của chi nhánh, cập nhật các phiên bản phần mềm mới về công nghệ ngânhàng do NHCT Việt Nam triển khai và hướng dẫn các phòng ban khác trongchi nhánh

 Phòng tổ chức hành chính

Phòng tổ chức hành chính thực hiện công tác quản lý nhân sự tại chi

Trang 27

nhánh như: Tuyển dụng cán bộ, tổ chức đào tạo cán bộ, điều chuyển và sắpxếp cán bộ phù hợp với năng lực, thực hiện các chính sách của Nhà nước liênquan đến người lao động như chính sách tiền lương, bảo hiểm,… Đồng thờiphòng này cũng thực hiện công tác quản trị văn phòng, như mua sắm theo dõicác trang thiết bị văn phòng, chăm lo đời sống của người lao động để hoạtđộng sản xuất kinh doanh hiệu quả.

 Phòng tiền tệ kho quỹ

Phòng tiền tệ kho quỹ có chức năng quản lý quỹ tiền mặt, đảm bảo antoàn kho quỹ theo quy định của NHNN và NH TMCP CTVN; tạm ứng và thutiền từ các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch của chi nhánh; tiến hành thu chitiền mặt cho các doanh nghiệp có khoản thu chi từ ngân hàng lớn vượt quáthẩm quyền cho phép của các giao dịch viên; tiến hành ghi chép và theo dõi

sổ sách thu chi; xuất nhập kho quỹ đầy đủ, chính xác và kịp thời

 Phòng tổng hợp tiếp thị

Phòng tổng hợp tiếp thị có chức năng tham mưu cho giám đốc chinhánh trong việc lập kế hoạch kinh doanh, tổng hợp phân tích đánh giá tìnhhình hoạt động kinh doanh Hàng năm, hàng quý phòng có nhiệm vụ lập vàtrình bày báo cáo hoạt động của chi nhánh cho NH TMCP CTVN

Phòng tổng hợp tiếp thị còn có nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về cácsản phẩm dịch vụ ngân hàng, hướng dẫn các khách hàng tới giao dịch tại chinhánh sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng

2.1.4 Tình hình hoạt động của chi nhánh trong 3 năm gần đây 2009 – T6/2012

 Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn là một hoạt động rất quan trọng của các ngânhàng thương mại (NHTM) Các NHTM luôn cố gắng huy động nhiều vốn bởi

Trang 28

vì vốn là vấn đề “sống còn” trong kinh doanh của các tổ chức tài chính Vớilợi thế là một chi nhánh cấp I của một ngân hàng được thành lập lâu đời cónhiều uy tín, NH TMCP CTVN chi nhánh Đống Đa có nhiều thuận lợi trongviệc huy động vốn, điều này được minh chứng qua lượng vốn huy động củachi nhánh trong các năm khá lớn so với các chi nhánh NHTM khác.

Kết quả huy động vốn của NH TMCP CTVN chi nhánh Đống Đa được thể hiệnqua bảng sau:

Bảng 2.1: Tình hình huy động Vốn

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 T6/2012

Tỷđồng

Từ bảng 2.1 ta thấy tổng nguồn vốn huy động đều tăng lên qua các năm

và tốc độ tăng cũng theo chiều hướng tăng lên theo Cụ thể năm 2010 tổngnguồn Vốn huy động là 4.350 tỷ đồng, tăng so với năm 2009 là 350 tỷ đồng,tốc độ tăng là: 8.75% Năm 2011 tổng nguồn vốn huy động đạt 6.543 tỷđồng, tăng so với năm 2010 là 2.193 tỷ đồng, tốc độ tăng là: 50.4% Riêngsáu tháng đầu năm nguồn vốn huy động được đã bằng 116% so với cả năm2011

Kết quả đó có được là nhờ chi nhánh đã làm tốt chính sách phục vụ

Trang 29

khách hàng, cải tiến phong cách giao dịch văn minh, lịch sự, nhiệt tình, chuđáo, nâng cấp các quỹ tiết kiệm và điểm giao dịch mẫu cũng như cung cấpnhiều loại dịch vụ ngân hàng tiện ích Đồng thời chi nhánh không ngừng đadạng hóa các hình thức huy động như huy động tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu,tiết kiệm dự thưởng…

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn Vốn

nguồn huy động quan trọng đối với NH TMCP CTVN chi nhánh Đống Đa

Trang 30

những yêu cầu mới về nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.

Bảng 2.4: Dư nợ tín dụng theo tài sản đảm bảo

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của phòng khách hàng doanh nghiệp)

Từ bảng số liệu 2.4 ta thấy tỷ trọng của dư nợ tín dụng theo TSBĐ ngày

Trang 31

càng tăng qua các năm Từ 60% năm 2009 tăng lên 65% năm 2010 và 72%năm 2011 Riêng sáu tháng đầu năm 2012 dư nợ tín dụng theo TSBĐ cũngtăng lên 74% Điều này cho thấy sự bảo đảm an toàn tăng lên trong nguồn thu

nợ thứ hai của ngân hàng cũng như việc nâng cao hơn trách nhiệm của kháchhàng trong vấn đề trả nợ

 Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.5: Lợi nhuận của chi nhánh

Qua 3 năm kết quả hoạt động kinh doanh của nhi nhánh tăng lên dosản phẩm dịch vụ của chi nhánh ngày càng đa dạng đáp ứng nhiều hơn cácnhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ của khách hàng dẫn tới doanh thu cũngcao hơn

2.2 Thực trạng cho vay tiêu dùng của ngân hàng Thương Mại Cổ Phần

Trang 32

Công Thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa.

2.2.1 Các hình thức cho vay tiêu dùng

Hiện nay tại NH TMCP CTVN chi nhánh Đống Đa các hình thức CVTDkhá đa dạng:

Căn cứ vào mục đích vay

NH TMCP CTVN chi nhánh Đống Đa hiện đang cung cấp cho ngườitiêu dùng các hình thức sau:

- Cho vay mua đất và xây dựng nhà ở trên đất

- Cho vay mua nhà ở

- Cho vay mua đất ở

- Cho vay mua ô tô và các động sản khác

- Cho vay hỗ trợ du học

Căn cứ vào hình thức bảo đảm

- Cho vay có tài sản đảm bảo: Cho vay mua động sản, bất động sảnnhư ô tô, đất ở, vay mua và sửa chữa nhà cửa…

- Cho vay không có tài sản đảm bảo: Chủ yếu là cho vay qua lương

Căn cứ vào phương thức hoàn trả

- Cho vay trực tiếp từng lần: Kỳ hạn trả nợ gốc và kỳ hạn trả lãi cóthể trùng nhau hoặc không trùng nhau Kỳ hạn trả nợ gốc, trả lãi cóthể là 1 tháng hoặc 3 tháng, hoặc trả một lần vào cuối kỳ nếu là chovay ngắn hạn

- Cho vay trả góp: Kỳ hạn trả nợ gốc và trả lãi phải trùng nhau Sốtiền phải trả được chia thành nhiều khoản đều nhau và hoàn trả định

kỳ là 1 tháng hoặc 3 tháng Khi trả trước hạn, khách hàng phải hoàntrả đầy đủ số nợ gốc và lãi đã xác định trong lịch trả nợ

Ngày đăng: 19/03/2015, 08:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình ngân hàng thương mại – Đại học Kinh tế quốc dân – NXB Thống kê Khác
2. Perter S. ROSE – Quản trị Ngân hàng thương mại – NXB Tài chính Khác
3. Các văn bản hiện hành liên quan đến công tác tín dụng trong hệ thống Ngân Hàng Công Thương Việt Nam Khác
4. Báo cáo tổng kết năm chi nhánh NHCT Đống Đa 2009 – T6/2012 Khác
5. Báo cáo tình hình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHCT Đống Đa 2009 – T6/20126. Tạp chí Ngân hàng Khác
7. Thời báo kinh tế Việt Nam (www.vneconomy.com.vn) 8. Website Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (www.sbv.gov.vn) 9. Tạp chí khác và các Website Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1:  Các sản phẩm dịch vụ của NH TMCP CTVN chi nhánh Đống Đa - Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa
Sơ đồ 2.1 Các sản phẩm dịch vụ của NH TMCP CTVN chi nhánh Đống Đa (Trang 23)
Sơ đồ 2.2:  Sơ đồ tổ chức của NH TMCP CTVN chi nhánh Đống Đa - Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức của NH TMCP CTVN chi nhánh Đống Đa (Trang 24)
Bảng 2.1:  Tình hình huy động  Vốn - Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa
Bảng 2.1 Tình hình huy động Vốn (Trang 28)
Bảng 2.2:  Cơ cấu nguồn Vốn - Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa
Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn Vốn (Trang 29)
Bảng 2.4:  Dư nợ tín dụng theo tài sản đảm bảo - Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa
Bảng 2.4 Dư nợ tín dụng theo tài sản đảm bảo (Trang 30)
Bảng 2.3:  Tình hình hoạt động tín dụng - Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa
Bảng 2.3 Tình hình hoạt động tín dụng (Trang 30)
Bảng 2.5:   Lợi nhuận của chi nhánh - Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa
Bảng 2.5 Lợi nhuận của chi nhánh (Trang 31)
Sơ đồ 2.3: Quy trình cho vay tiêu dùng - Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa
Sơ đồ 2.3 Quy trình cho vay tiêu dùng (Trang 36)
Bảng 2.6:  Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn - Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa
Bảng 2.6 Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn (Trang 40)
Bảng 2.7:  Tỷ trọng dư nợ CVTD trong tổng dư nợ của chi nhánh                                                                                                    Đơn vị: Tỷ - Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa
Bảng 2.7 Tỷ trọng dư nợ CVTD trong tổng dư nợ của chi nhánh Đơn vị: Tỷ (Trang 42)
Bảng 2.9:  Tỷ trọng nợ quá hạn trong tổng dư nợ CVTD của chi nhánh                                                                                            Đơn vị: Tỷ đồng - Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa
Bảng 2.9 Tỷ trọng nợ quá hạn trong tổng dư nợ CVTD của chi nhánh Đơn vị: Tỷ đồng (Trang 44)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w