1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh phú thọ

140 249 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 140
Dung lượng 4,01 MB

Nội dung

Cúng tại Khoản 3, Điều này NHTM được định nghĩa: là loại hình ngân hàng đượcthực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quyđịnh của Luật Các Tổ chức tí

Trang 1

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN h t t p : / / www l r c t nu e d u vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Cao Thịnh

THÁI NGUYÊN - 2015

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa công bốtại bất kỳ nơi nào, mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là những thông tin xác thực

Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình

Phú Thọ, ngày 10 tháng 5 năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hà

Trang 3

Tôi xin chân thành cảm ơn tới các tới Ban lãnh đạo Ngân hàng Thương mại Cổphần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ, các cán bộ trong Chi nhánh đã tạo điềukiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Do bản thân còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tôirất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Phú Thọ, ngày 10 tháng 5 năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hà

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM

ƠN ii MỤC LỤC

iii DANH MỤC CÁC

CỤM TỪ VIẾT TẮT vi DANH MỤC BẢNG

vii DANH MỤC CÁC HÌNH

1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 2

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3

5 Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài nghiên cứu 3

6 Kết cấu của luận văn 3

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1 Cơ sở lý luận về cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 4

1.1.1 Ngân hàng thương mại và cho vay của ngân hàng thương mại 4

1.1.2 Cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 15

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 27

1.1.4 Nội dung đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng 27

1.2 Cơ sở thực tiễn 37

1.2.1 Kinh nghiệm cho vay tiêu dùng ở một số ngân hàng trên thế giới 37

1.2.2 Kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam 41

1.2.3 Một số chủ trương, chính sách của Ngân hàng Nhà nước đối với việc cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam 45

1.2.4 Bài học kinh nghiệm đối với Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ 45

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 48

2.1 Các câu hỏi nghiên cứu đặt ra cần giải quyết 48

2.2 Phương pháp nghiên cứu 48

Trang 5

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN h t t p : / / www l r c t nu e d u vn

iv

2.2.1 Khung phân tích 48

2.2.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 48

2.3 Một số chỉ tiêu phân tích cho vay tiêu dùng 53

2.3.1 Nhóm chỉ tiêu định lượng 53

2.3.2 Nhóm chỉ tiêu định tính 54

Chương 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHÚ THỌ 56

3.1 Khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ 56

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 56

3.1.2 Cơ cấu tổ chức 56

3.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh 59

3.2 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ 65

3.2.1 Dư nợ cho vay tiêu dùng 65

3.2.2 Loại hình sản phẩm chủ yếu và quy trình cho vay tiêu dùng 66

3.2.3 Đối tượng cho vay tiêu dùng từ Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ 72

3.2.4 Cơ cấu cho vay tiêu dùng 72

3.2.5 Hệ số thu hồi nợ và nợ xấu trong cho vay tiêu dùng 77

3.2.6 Đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng 83

3.3 Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến cho vay tiêu dùng tại Vietinbank -Chi nhánh Phú Thọ 88

3.3.1 Nhóm nhân tố thuộc về phía ngân hàng 88

3.3.2 Nhóm nhân tố từ phía khách hàng 90

3.3.3 Các nhân tố từ môi trường kinh tế - văn hóa - xã hội, môi trường pháp lý và chủ trương chính sách của Nhà nước 92

3.4 Những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong hoạt động cho vay tiêu dùng Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ 93

Trang 6

Chương 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI

NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH

PHÚ THỌ 96

4.1 Định hướng cho vay tiêu dùng của Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ 96

4.1.1 Định hướng kinh doanh của Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ 964.1.2 Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng của Vietinbank - Chi nhánhPhú Thọ, trong thời gian tới 974.2 Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Vietinbank - Chi nhánh

Phú Thọ 984.2.1 Hoàn thiện quy trình cho vay, xây dựng và tổ chức thực hiện thẩm định hồ sơkhoa học, chắc chắn 98

4.2.2 Áp dụng chính sách tín dụng theo hướng thông thoáng hơn 1004.2.3 Xây dựng chiến lược quản trị, giảm thiểu rủi ro và các chế tài đối với nhữngtrường hợp không thu hồi được nợ 101

4.2.4 Nghiên cứu, tìm hiểu, điều tra các yếu tố có liên quan tới cho vay tiêudùng dựa trên các kênh thông tin 1044.2.5 Xây dựng chính sách hướng đến nâng cao chất lượng dịch vụ cho vaytiêu dùng đối với khách hàng 1054.2.6 Nâng cao năng lực hoạt động của ngân hàng 1064.2.7 Đa dạng hoá sản phẩm cho vay tiêu dùng 1084.2.8 Đẩy mạnh công tác Marketing, quảng bá giới thiệu sản phẩm cho vaytiêu dùng tới công chúng 1104.3 Một số kiến nghị 1114.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan Nhà nước, các bộ, ngành 1114.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 112

4.3.3 Đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và Chi nhánh

Phú Thọ 113

KẾT LUẬN 115

TÀI LIỆU THAM KHẢO 117

Trang 7

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN h t t p : / / www l r c t nu e d u vn

vi

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

thương Việt Nam

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn của Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ 4 năm từ

2010 đến 2013 59

Bảng 3.2: Tình hình dư nợ của Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ 62

Bảng 3.3: Doanh thu hoạt động kinh doanh của Vietinbank Phú Thọ 64

Bảng 3.4: Tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ 65

Bảng 3.5: Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo loại hình khách hàng 72

Bảng 3.6: Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời gian vay vốn 73

Bảng 3.7: Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo tài sản bảo đảm 74

Bảng 3.8: Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo loại hình sản phẩm 75

Bảng 3.9: Hệ số thu hồi nợ từ cho vay tiêu dùng 77

Bảng 3.10: Tình hình nợ xấu trong hoạt động cho vay tiêu dùng 78

Bảng 3.11: Tình hình nợ xấu trong hoạt động cho vay tiêu dùng theo thời gian 79

Bảng 3.12: Tỷ trọng nợ xấu cho vay tiêu dùng theo loại hình sản phẩm 80

Bảng 3.13: Tỷ trọng nợ xấu cho vay tiêu dùng theo đối tượng vay 81

Bảng 3.14: Tỷ trọng nợ xấu cho vay tiêu dùng theo tài sản bảo đảm 82

Bảng 3.15: Lãi thu từ hoạt động cho vay tiêu dùng trong tổng lợi nhuận từ các hoạt động cho vay 84

Bảng 3.16: Tỷ trọng lợi nhuận của hoạt động cho vay tiêu dùng 85

Bảng 3.17: Đánh giá của khách hàng về một số hoạt động cho vay tiêu dùng 86

Bảng 3.18: Mong muốn của khách hàng về hoạt động cho vay tiêu dùng 87

Trang 9

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN h t t p : / / www l r c t nu e d u vn

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Sơ đồ cho vay tiêu dùng trực tiếp 21

Hình 1.2: Sơ đồ cho vay tiêu dùng gián tiếp 22

Hình 2.1: Khung phân tích nghiên cứu cho vay tiêu dùng 49

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ 57

Hình 3.2: Biểu đồ về dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ 66

Hình 3.3: Biểu đồ dư nợ cho vay theo loại hình sản phẩm cho vay tiêu dùng 75

Hình 3.4: Biểu đồ phản ánh độ hài lòng của khách hàng trong CVTD 87

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Theo đánh giá của một số chuyên gia tín dụng trong và ngoài nước, thì cho vaytiêu dùng được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng hiện nay, bởi “Việt Nam với trên 90triệu dân có cơ cấu dân số trẻ nên nhu cầu sử dụng các sản phẩm tài chính cho mục đíchtiêu dùng chiếm tỷ trọng lớn Với mức thu nhập ngày càng được cải thiện của hơn 51%dân số đang ở độ tuổi “vàng”, thị trường tài chính cá nhân đang thực sự rất nhiều cơ hội”

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) được thànhlập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, là Ngân hàngthương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam Ngày03/07/2009, Thủ tướng Chính phủ Quyêt đinh cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho

Ngân hang TMCP Công thương Viêt Nam (theo Quyết định số

142/GP-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Vietinbank - Chi nhánh

Phú Thọ là đơn vị thành viên của hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, đóngtại Thành Phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, có vị trí trung tâm vùng là cửa ngõ phía Tây Bắc củaThủ đô Hà Nội trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh (Trung Quốc),nơi ẩn chứa nhiều tiềm năng còn để ngỏ Chính vì vậy tiềm năng phát triển kinh tế củatỉnh Phú Thọ nói chung và nhu cầu vay tiêu dùng tại đây là rất lớn Sự phát triển của nềnkinh tế cũng như nhu cầu tiêu dùng của người dân nhất thiết phải có sự hỗ trợ của cácngân hàng Bởi vậy, CVTD là một thị trường cần có chiến lược khai thác đối với cácNgân hàng TMCP nói chung và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánhPhú Thọ nói riêng trong thời gian tới

Đặc biệt trước những yêu cầu mới của cạnh tranh và hội nhập kinh tế, ngành ngânhàng phải không ngừng phát triển và tìm kiếm những hướng đi mới phù hợp để vừa cóthể đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng vừa đứng vững trong cơ chế thịtrường Trước thực trạng đó, Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ đã sớm xác định thị trườngtín dụng mục tiêu là thị trường tín dụng tiêu dùng Cho nên mấu chốt là chiếm lĩnh tối đathị trường tín dụng tiêu dùng trước khi có quá nhiều ngân hàng cùng tham gia vào thịtrường tiềm năng này

Từ những phân tích trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Giải pháp nâng cao

chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ”.

Trang 11

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN h t t p : / / www l r c t nu e d u vn

2

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trước đề tài nghiên cứu này, đã có một số tổ chức cá nhân thực hiện các nghiêncứu đã công bố có liên quan đến luận văn, cụ thể như:

Năm 2011, Tác giả Huỳnh Thị Hà Phi đã thực hiện nghiên cứu “Giải pháp nâng caohiệu quả quản trị rủi ro trong công tác cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank - Chinhánh Đồng Nai” Cũng năm 2011 trong luận văn Thạc sỹ, Tác giả Nguyễn Thị HồngKhánh trong luận văn (2011) đã nghiên cứu: “Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tạiNgân hàng Thương mại cổ phần Quân đội”

Tác giả Nguyễn Thị Hoa, luận văn thạc sĩ (2013) đã tiếp cận nghiên cứu về: “Pháttriển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánhBình Định”

Nhóm tác giả: Trần Thị Ngọc, Tô Thiên Kim trong đề tài khoa học năm 2011 đãnghiên cứu về : “Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại NHTMCP Á Châu (ACB) Chi nhánhSài Gòn - Thực trạng và giải pháp” Năm 2012, Tác giả Ngô Thanh Phúc đã tìm hiểunghiên cứu “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại

Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Tây Đô”

Có thể thấy đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài này Nhìnchung các nghiên cứu trước đây đã đề cập đến các vấn đề lý luận và bài học kinh nghiệm

về CVTD Những kết quả này sẽ được luận văn chọn lọc, kế thừa, đồng thời bổ sung pháttriển thêm Đối với trường hợp nghiên cứu về CVTD tại Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ,cho đến thời điểm hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào

3 Mục têu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu phân tích đánh giá thực trạng, đề tài tiến hành đềxuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng CVTD tại Vietinbank - Chi nhánh PhúThọ

3.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá một số vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về CVTD của ngân hàngthương mại

- Đánh giá thực trạng CVTD tại Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng CVTD tại Vietinbank

-Chi nhánh Phú Thọ

Trang 12

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động CVTD (không bao gồm thẻ tín dụng)đối với cá nhân, hộ gia đình tại Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ Ngoài ra trong một sốtrường hợp, đề tài sẽ tiếp cận một số đối tượng (tổ chức và cá nhân) vay vốn tín dụng

để nghiên cứu, phân tích sâu

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về mặt không gian: Nghiên cứu trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ

- Về mặt thời gian: Sử dụng dữ liệu 2011 - 2013, một số số liệu có thể lấy trong

phạm vi thời gian xa hơn (từ những năm 2008 và 2010)

- Nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trong pham vi nội dung về

thực trạng CVTD tại Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ từ năm 2011 đến năm 2013

5 Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa thiết thực về mặt lý luận cũng như thựctiễn Về mặt lý luận, đề tài sẽ hình thành một hệ thống lý luận liên quan đến CVTD (kháiniệm, nội hàm của các thuật ngữ liên quan; đặc điểm nhận dạng và các nội dung lý thuyếtliên quan đến CVTD…) Tổng kết những bài học kinh nghiệm của các ngân hàng trong vàngoài nước về CVTD

Về mặt thực tiễn, đề tài sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho nhà quản trị ngân hàngnhất là Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ, các thông tin một cách sát thực về vấn đềCVTD Đồng thời tham khảo một số các giải pháp do đề tài đề xuất để nâng cao chấtlượng CVTD tại ngân hàng

Kết quả thực hiện của Đề tài không chỉ cung cấp cho các ngân hàng những thôngtin quan trọng về lý thuyết, kỹ năng quản trị mà còn là tài liệu tham khảo cho các tổ chức,

cá nhân nghiên cứu khoa học… liên quan đến CVTD tại các ngân hàng ở Việt Nam

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm bốn chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về CVTD của Ngân hàng thương mại

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng hoạt động CVTD tại Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ

Chương 4: Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng CVTD tại

Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ

Trang 13

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN h t t p : / / www l r c t nu e d u vn

4

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Cơ sở lý luận về cho vay têu dùng của ngân hàng thương mại

1.1.1 Ngân hàng thương mại và cho vay của ngân hàng thương mại

1.1.1.1 Khái niệm và chức năng, vai trò của Ngân hàng thương mại

Khái niệm: Ngân hàng thương mại (NHTM) là tổ chức trung gian tài chính có vị trí

quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và hoạt động theo định hướng trung gian mangtính chất tổng hợp Các nhà nghiên cứu ghi nhận rằng, NHTM hình thành trên cơ sởcủa sự phát triển sản xuất, trao đổi hàng hóa và lịch sử phát triển của tiền tệ Khi sảnxuất phát triển thì nhu cầu trao đổi mở rộng sản xuất giữa các vùng lãnh thổ, giữa cácquốc gia tăng lên, để khắc phục sự khác biệt về tiền tệ giữa các quốc gia, khu vực thì xuấthiện các thương gia làm nghề đổi tiền Khi trao đổi hàng hóa phát triển quay trở lại kíchthích sản xuất hàng hóa Cùng sự phát triển đó, các nghiệp vụ được phát triển dần nhưgiữ tiền hộ, chi trả hộ… trên cơ sở đó thực hiện các hoạt động tín dụng

Tại Khoản 2 Điều 4 Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được Quốc hộinước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 12, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày16/6/2010, quy định: Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng coa thể được thực hiệntất cả các hoạt động ngân hang theo quy định của Luật Các Tổ chức tín dụng Theo tínhchất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm: NHTM, ngân hàng chínhsách, ngân hàng hợp tác xã

Cúng tại Khoản 3, Điều này NHTM được định nghĩa: là loại hình ngân hàng đượcthực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quyđịnh của Luật Các Tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận

Khoản 1, Điều 4 cũng quy định: Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiệnmột, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng,

tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân

Như vậy, có thể hiểu chung nhất NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnhvực tiền tệ - tín dụng, với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi, cho vay và cung cấpcác dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế quốc dân

Trang 14

Vị trí, chức năng của ngân hàng thương mại: Bất kỳ một quốc gia nào có nền kinh

tế phát triển, đang phát triển, thậm chí chưa phát triển thì hoạt động NHTM cũng

có tác dụng to lớn đến hoạt động của nền kinh tế vì nó có chức năng sau đây:

Một là: Chức năng làm trung gian tín dụng

Đây là chức năng cơ bản và đặc trưng nhất của NHTM và có ý nghĩa đặc biệt quantrọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển.Trong nền kinh tế thị trường cácgiao dịch kinh tế diễn ra rất sôi động đã tạo ra những khoản thu nhập, chi tiêu và tíchluỹ bằng tiền của các tầng lớp trong xã hội Quá trình đó làm hình thành nên những người

có tiền tích luỹ có khả năng cung cấp tín dụng và những người có nhu cầu tín dụng để đápứng cho nhu cầu đầu tư phát triển Nhưng làm thế nào để họ tìm gặp được nhau và làmsao có thể cùng thoả mãn những nhu cầu vốn đa dạng và to lớn trong khi các nguồn tiềntiết kiệm đang nằm phân tán trong xã hội mà mỗi khoản tiết kiệm lại theo đuổi một mụcđích riêng

Nhờ có thị trường tài chính và cơ chế chuyển giao vốn năng động của thị trườngtài chính mà trong đó hệ thống NHTM giữ vai trò chủ đạo, NHTM hoạt động như mộtcầu nối giữa khả năng cung ứng vốn và nhu cầu về vốn tiền tệ trong xã hội Là trung giantín dụng, Ngân hàng đóng vai trò là người môi giới giữa một bên là người có tiền cho vay

và một bên là những người có nhu cầu chi tiêu cần đi vay vốn Thông qua cơ chế thịtrường, bằng những biện pháp, chính sách và áp dụng những phương pháp kỹ thuậttheo hướng hiện đại ngân hàng có khả năng thu hút hầu hết những nguồn tiền tệ nhàn rỗitrong xã hội để phân bổ vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh Như vậy có nghĩa là ngânhàng đã biến những đồng tiền tạm thời nhàn rỗi thành những đồng tiền hoạt động, biếnnhững đồng tiền tệ nằm phân tán thành nguồn tiền tệ tập trung phục vụ cho nhu cầu sảnxuất kinh doanh, qua dó phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Hai là: Chức năng làm trung gian thanh toán

Theo Mác “Công việc của người thủ quỹ chính là ở chỗ làm trung gian để thanhtoán Khi ngân hàng xuất hiện thì chức năng này được chuyển giao sang cho ngân hàng”.Trong chức năng này, xuất phát từ việc ngân hàng là người thủ quỹ của các doanh nghiệp,khiến cho ngân hàng có thể thực hiện các dịch vụ thanh toán theo sự ủy nhiệm của kháchhàng

Trang 15

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN h t t p : / / www l r c t nu e d u vn

dư tiền gửi trên tài khoản của người mua chuyển sang tài khoản của người bán, tiến hànhcác nghiệp vụ này Ngân hàng trở thành là người thủ quỹ và là bộ máy kế toán đáng tincậy của các nhà kinh doanh trong việc làm trung gian nhận và trả tiền theo yêu cầu của

họ, kế toán và kết toán tài khoản cho họ Do đó, quá trình thực hiện chức năng này hệthống NHTM đã góp phần quan trọng làm giảm bớt khối lượng lưu thông tiền mặt, tiếtkiệm chi phí lưu thông thuần tuý, giúp cho việc thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ đượcthuận lợi, nhanh chóng, an toàn: tạo cho ngân hàng có thể duy trì và nâng cao khả năngthanh toán, quản lý được tình hình thu chi của các đơn vị qua đó có các quyết định kịpthời nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và an toàn tài sản cho khách hàng và Ngânhàng

Ba là: Chức năng tạo phương tiện thanh toán

Quá trình tạo tiền của NHTM bắt nguồn từ quá trình phát triển hoạt động tín dụnggắn liền với việc mở rộng thanh toán qua ngân hàng Qua việc thực hiện hai chức năngtrên ngân hàng đã thu hút được một lượng khách hàng và số lượng tiền gửi khá lớn tạingân hàng, bằng cách dùng tiền gửi của người này để cho người khác vay và người nàylại tạo nên tiền gửi của người khác nằm trong cùng hệ thống ngân hàng Quá trình đóNHTM đã tự tạo được khối lượng tiền gửi tăng thêm nhiều lần từ số tiền gửi đầu tiên(Tiền gửi sử dụng Sec), khối lượng tiền đó sẵn sàng cung ứng cho nhu cầu thanh toán vìngười ta có thể viết Sec để rút tiền từ tài khoản tiền gửi của họ, được sử dụng làmphương tiện thanh toán thay thế cho tiền trong mua bán hàng hoá và chi trả dịch vụ khác

Vai trò của Ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế: Cùng với sự phát triểncủa nhiều ngành nghề khác, từ khi ra đời và phát triển, NHTM đã đóng góp vai trò rất quantrọng trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thế giới Ở tất cả các nước, hệ thốngNHTM đã không ngừng phát triển, đóng vai trò tập trung những

Trang 16

khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế để cung ứng vốn cho các nhà đầu tư cần vốn Đóchính là quá trình huy động vốn và sử dụng vốn của các NHTM Bằng hoạt động củamình NHTM đã đóng góp một lượng vốn đáng kể và hàng loạt các dịch vụ ngân hàngkhác cho nền kinh tế Như vậy có thể thấy vai trò của NHTM là rất quan trọng, thể hiện:

Một là: Ngân hàng thương mại là nơi cung cấp tín dụng cho nền kinh tế, là

cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư

Là một trung gian tín dụng NHTM đã tích tụ và tập trung được một khối lượng lớntiền tạm thời nhàn rỗi thông qua nghiệp vụ huy động vốn và thực hiện các dịch vụ ngânhàng cho khách hàng Từ nguồn tiền đó tiến hành cấp phát tín dụng cho các thành phầnkinh tế, những tổ chức và cá nhân cần vốn để phục vụ cho nhu cầu chi tiêu của mình Tức

là ngân hàng đóng vai trò là người môi giới giữa một bên là những người có tiền nhànrỗi có thể cho vay và một bên là những người cần vay vốn Thực hiện chức năng này tức

là ngân hàng đã trở thành người khơi thông và kích hoạt các nguồn vốn, làm chonguồn tiền tệ luôn hoạt động và sinh lãi Những hoạt động đó của NHTM đã thực sựtác động điều hoà cung cầu tiền tệ, biến những đồng tiền nhàn rỗi thành những đồng tiềnhoạt động có ích, tập trung vốn vào việc tài trợ cho các ngành kinh tế khác phát triển, tạothêm việc làm cho người lao động và bằng những khoản tín dụng nhỏ thích hợp giúpngười lao động có thêm điều kiện ổn đinh và cải thiện đời sống

Hai là: Ngân hàng giúp cho các nhà kinh doanh trong việc nâng cao hiệu quả

sử dụng vốn

Ngân hàng tài trợ vốn cho các doanh nghiệp trên cơ sở phải tuân thủ các điều kiện

do ngân hàng đặt ra Trong đó các khoản tín dụng mà doanh nghiệp nhận được đều phảitrả lãi và khi hết thời gian sử dụng phải hoàn trả gốc Vì vậy để đảm bảo an toàn tài sảncho ngân hàng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp thì trước khi cho vay,ngân hàng cần phải thẩm định phương án sử dụng vốn vay của doanh nghiệp, thẩmđịnh tính khả thi của dự án, thẩm định các yếu tố liên quan đến doanh nghiệp (Uy tín,trình độ nhân viên, tài sản bảo đảm…) một cách chính xác rõ ràng, chi tiết, qua đó cán bộtín dụng giúp doanh nghiệp xây dựng phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả Sau khicho doanh nghiệp vay vốn, ngân hàng vẫn tiếp tục tiến hành giám sát quá trình sử dụngvốn vay của doanh nghiệp và thông

Trang 17

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN h t t p : / / www l r c t nu e d u vn

8

qua hoạt động thanh toán hộ thì ngân hàng có thể giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn

về vốn và sử dụng vốn

Ba là: Ngân hàng khuyến khích tiết kiệm trong nền kinh tế.

Bất kỳ đối tượng nào trong nền kinh tế gửi tiền vào ngân hàng đều được hưởnglãi, điều đó có nghĩa là thu nhập của người gửi tiền sẽ tăng lên Người gửi tiền có thểgửi theo bất kỳ phương thức nào, bất kỳ thời hạn nào, Các cá nhân có số tiền nhàn rỗichưa sử dụng đến thì có thể gửi vào ngân hàng khi cần thì có thể rút ra bất cứ lúc nào.Thông qua chính sách lãi suất ngân hàng đã khuyến khích khách hàng tiết kiệm tiêudùng hiện tại để có thể tăng tiêu dùng trong tương lai

Bốn là: Hoạt động ngân hàng có tác dụng điều tiết sự dịch chuyển của vốn đầu tư

dẫn đến bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và pháttriển vùng

Trong hoạt động tài trợ của mình, ngân hàng có thể tài trợ đối với tất cả các đơn vị

và cá nhân trong nền kinh tế dưới các hình thức khác nhau Với hệ thống các ngân hàngchuyên doanh cùng với mạng lưới chân rết của mình, NHTM có mặt ở hầu hết các địabàn trong phạm vi cả nước Thông qua đó ngân hàng sẽ tiến hành cho vay đối vớinhững ai cần vốn mà đáp ứng được các điều kiện của ngân hàng thì ngân hàng sẽ tiếnhành cho vay Ngoài ra khi có sự ưu tiên của Nhà nước về phát triển ngành nghề hoặcvùng kinh tế nào đó thì Chính phủ đưa ra những chính sách riêng cho từng vùng và thôngqua hệ thống NHTM sẽ tiến hành cung ứng vốn cho những vùng đó Hoạt động tín dụngngân hàng ngày càng phát triển đã làm cho việc di chuyển vốn diễn ra một cách dễ dàng,tập trung duy trì lực lượng bình quân từ tất cả các ngành Đồng thời với sự tác động củangân hàng vốn được dịch chuyển từ vùng thừa vốn sang vùng thiếu vốn đảm bảo cho sựphát triển đồng đều giữa các ngành, xoá dần sự khác biệt, thúc đẩy nền kinh tế phát triển

ổn định

Năm là: Hoạt động của Ngân hàng góp phần chống lạm phát.

Với đặc điểm của NHTM là một tổ chức trung gian tài chính với các hoạt động chủyếu là huy dộng vốn, cho vay và thực hiện chức năng trung gian thanh toán Lượng tiềntrong lưu thông được ngân hàng kiểm soát Thông qua các khoản mục của NHTM, NHTƯ

sẽ xác định được lượng tiền mặt đang lưu thông trong nền kinh tế, từ đó để có các biệnpháp kiểm soát nhằm đề phòng và hạn chế những ảnh hưởng xấu có thể xảy ra Trườnghợp nếu xảy ra lạm phát thì bằng các nghiệp vụ của mình, NHTƯ sẽ tiến hành điềuchỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất

Trang 18

chiết khấu hoặc tái chiết khấu, tham gia vào thị trường mở để tác động tới NHTM

để qua đó làm thay đổi lượng tiền trong lưu thông

Sáu là: Ngân hàng tài trợ cho các hoạt động xuất nhập khẩu- thúc đẩy phát

triển thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế ngày càng phát triển, cùng với xu thế khu vực hoá và toàncầu hoá thì các mối quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia đóng vai trò ngày càngquan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Cùng hoà chungvới xu thế đó NHTM cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đưa nền kinh tế của quốcgia mình hội nhập vời nền kinh tế thế giới Bằng các hoạt động của mình như tài trợ xuấtnhập khẩu, thực hiện các hình thức thanh toán, bảo lãnh… đã góp phần thúc đẩy việc chuchuyển hàng hoá dịch vụ giữa các quốc gia với nhau một cách thuận lợi và nhanh chóng

1.1.1.2 Khái quát hoạt động kinh doanh cơ bản của Ngân hàng thương mại

Xuất phát từ những đặc trưng của nền kinh tế, từ đặc điểm kinh doanh tiền tệcùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật mà các NHTM hiện nay đang thực hiệntheo hướng đa năng tập trung vào ba hướng hoạt động sau:

Hoạt động huy động vốn: Hoạt động huy động vốn là một hoạt động quan trọng

của các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinhdoanh tiền tệ như ngân hàng Hoạt động này bao gồm huy động các nguồn vốn tiền gửi(tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi giao dịch và phi giao dịch), các khoản đi vay (vay từ dân

cư, từ các tổ chức kinh tế, từ các NHTM và các tổ chức tín dụng khác), tiền ủy thác đầu tư,tiền góp vốn kinh doanh

Ngoài ra NHTM còn huy động vốn từ việc cho vay của Ngân hàng Nhà nước,vay trên thị trường liên ngân hàng hoặc vay từ các thị trường vốn lớn trên thế giới

Hoạt động huy động vốn có vai trò cung cấp đầy đủ và kịp thời các nguồn vốnphục vụ cho các hoạt động khác của ngân hàng

Hoạt động tín dụng: Đây là hoạt động chủ yếu và quan trọng của các NHTM, nó

thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản Có của ngân hàng và là thành phần tài sảnsinh lời nhiều nhất cho NHTM

Hoạt động tín dụng giúp ngân hàng cung ứng vốn cho nền kinh tế thúc đẩy mởrộng sản xuất kinh doanh Các NHTM luôn phấn đấu để đạt mức dư nợ cao nhất bởi thulãi cho vay là nguồn thu chính, tuy nhiên bên cạnh đó nghiệp vụ này cũng

Trang 19

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN h t t p : / / www l r c t nu e d u vn

10

chứa đựng nhiều rủi ro Các NHTM thường thực hiện nghiệp vụ này thông qua các hình thức phổ biến sau:

- Hoạt động tín dụng ngắn hạn, trong đó bao gồm:

+ Cho vay chiết khấu: là hoạt động mà trong đó khách hàng phải chuyển giaocho ngân hàng những giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán và số tiền được vay sẽbằng mệnh giá trừ đi lãi suất chiết khấu và hoa hồng phí

+ Cho vay ứng trước: là hoạt động mà ngân hàng cho khách hàng vay bằng cách

mở cho khách hàng một tài khoản và chuyển số tiền vay vào tài khoản tiền gửi của họ.Khách hàng có thể phát hành séc, ủy nhiệm chi để mua hàng hóa dịch vụ

+ Cho vay thấu chi: là hoạt động ngân hàng cho phép khách hàng chi tiêu vượtquá số dư trên tài khoản vãng lai

+ Ngoài ra, hoạt động tín dụng còn có các loại hình khác như tín dụng ngân quỹ,tín dụng bằng chữ ký …rất phong phú và đa dạng Qua đó ngân hàng có thể đáp ứngđược đầy đủ nhu cầu vốn của các đối tượng khách hàng

- Hoạt động tín dụng trung và dài hạn, bao gồm:

+ Cho vay theo dự án: là một trong những phương pháp tài trợ cho dự án đãđược xây dựng trước Trong đó, việc cho vay được tiến hành trên một văn bản hoàn chỉnh

về việc vay và trả nợ đã được nghiên cứu, soạn thảo, được ký kết giữa các chủ dự án

và ngân hàng, đồng thời cũng dựa trên các căn cứ khoa học kỹ thuật phù hợp với đườnglối phát triển kinh tế của nhà nuớc

+ Cho vay thuê mua: là hình thức tín dụng trung-dài hạn trên cơ sở hợp đồng chothuê tài sản giữa bên cho thuê là Tổ chức tín dụng với khách hàng thuê Khi kết thúc thờihạn thuê, khách hàng được quyền mua lại hoặc tiếp tục thuê các tài sản đó theo các điềukiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê Trong thời hạn thuê, các bên không được đơnphương từ bỏ hợp đồng

+ Cho vay hợp vốn: là nghiệp vụ mà một nhóm ngân hàng sẽ cùng cho vay đối vớimột dự án vay vốn, trong đó sẽ có một tổ chức đứng ra làm đầu mối để dàn xếp theo quyđịnh

Việc phân bổ nguồn vốn huy động vào nghiệp vụ cho vay ngắn hạn và cho vaytrung dài hạn sao cho có hiệu quả nhất luôn chiếm được sự quan tâm lớn của ngân hàng.Nói như vậy bởi tín dụng là nghiệp vụ chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng tài sản có sinhlời của ngân hàng thương mại nên nó mang vai trò quyết định đến một bộ phận thunhập của ngân hàng

Trang 20

Hoạt động đầu tư tài chính: Bên cạnh hoạt động tín dụng - công cụ sinh lời chủ

yếu của NHTM thì hoạt động đầu tư Tài chính cũng là hoạt động sinh lời và phân tán rủi rocho NHTM

Đầu tư tài chính là hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng, đầu tư vào các Tài sảnTài chính như: giấy tờ có giá của Nhà nước, chứng khoán của công ty, các công cụ pháisinh

Thực hiện hoạt động này, các NHTM chủ yếu nhằm mục đích sinh lời, kế đến là

để đa dạng hoá các khoản mục bên Tài sản có nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao khả năngthanh khoản và đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Tuy nhiên, khi tham gia vào lĩnh vực này, các NHTM phải tuân theo các quy địnhrất chặt chẽ, chỉ được dùng vốn tự có để đầu tư tài chính và chịu giới hạn mức đầu tư tối

đa Thu nhập từ khoản vốn đầu tư có thể do chứng khoán mang lại do chênh lệch giá trênthị trường chứng khoán Điều hiển nhiên là ngân hàng phải chịu thua lỗ nếu các chứngkhoán, các khoản đầu tư mất giá

1.1.1.3 Đặc điểm cơ bản hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

- Tính pháp lý của nghiệp vụ cho vay: Cho vay của ngân hàng là một khái niệm kinh

tế hơn là pháp lý Các hành vi cho vay của ngân hàng có cùng một logíc kinh tế, hứng chịurủi ro cho một người mà ngân hàng tin tưởng ứng vốn cho vay, nhưng nó không chỉ gồmmột giao dịch pháp lý mà nhiều loại (cho vay, bảo lãnh , cầm cố…)

Luật ngân hàng các nước định nghĩa tín dụng như sau: “Cấu thành mộtnghiệp vụ tín dụng bất cứ tác động nào, qua đó một người đưa hoặc hứa đưa vốn chomột người khác dùng, hoặc cam kết bằng chữ ký cho người này nhưng đảm bảo, bảotrứng hay bảo lãnh mà có thu tiền” Định nghĩa này nêu ra 3 trường hợp xét về tínhchất pháp lý, các nghiệp vụ cho vay ngân hàng về cơ bản là:

+ Cho vay ứng trước (cho vay trực tiếp)

+ Cho vay dựa trên việc chuyển nhượng trái quyền

+ Cho vay qua chữ ký (cho vay qua việc cam kết bằng chữ ký)

- Quy trình cho vay, thu nợ: Các khoản vay đều phải theo một quy trình cho

vay, thu nợ nhất định Thông thường gồm 5 bước:

Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị vay

Bước 2: Phân tích tín dụng

Bước 3: Quyết định cấp tín dụng cho vay

Trang 21

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN h t t p : / / www l r c t nu e d u vn

12

Bước 4: Giải ngân

Bước 5: Giám sát thu nợ và thanh lý hợp đồng cho vay

- Lãi suất trong hợp đồng cho vay: Lãi suất trong hợp đồng cho vay theo thoả

thuận giữa khách hàng và ngân hàng cho vay (Ví dụ: Lãi suất cố định, lãi suất thả nổi…)

- Đánh giá và xếp hạng khách hàng: Các khoản cho vay có hoặc không có tài

sản bảo đảm tuỳ vào việc đánh giá và xếp hạng khách hàng của ngân hàng cho vay

- Nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi hoặc một số thoả thuận khác: Khi kết thúc hợp đồng

khách hàng có nghĩa vụ trả gốc và lãi hoặc một số thoả thuận khác nếu được ngân hàngcho vay chấp nhận Trường hợp khách hàng không thực hiện hợp đồng hay không có mộtđiều khoản nào khác thì tài sản bảo đảm thuộc quyền quyết định của ngân hàng cho vay

1.1.1.4 Các loại hình cho vay của Ngân hàng thương mại

- Dựa theo mục đích sử dụng tiền vay có 2 hình thức cho vay là cho vay tiêu dùng

và cho vay để kinh doanh

+ Cho vay tiêu dùng: Mục đích của loại cho vay này là người đi vay phải sử dụng

tiền vay vào việc tiêu dùng, mua sắm tài sản cố định nhằm mục đích phục vụ lợi ích cánhân Khi thực hiện hình thức cho vay này, cán bộ tín dụng đã phải tính đến nguồn tiềnđược dùng trả nợ ngân hàng chính là thu nhập cá nhân của người vay tiền Hình thứcphổ biến nhất của loại hình này là cho vay trả góp, một loại hình đã được áp dụng rấtthành công ở các nước phát triển Ngân hàng có thể cho các

công chức vay để họ mua sắm ô tô, xe máy, trả góp nhà

+ Cho vay để kinh doanh: Mục đích của loại cho vay này là ngân hàng cho các

doanh nghiệp vay để phục vụ hoạt động kinh doanh của mình, nhằm mở rộng sản xuấthay đáp ứng một nhu cầu nào đó về tiền của doanh nghiệp Dựa vào đặc điểm của từngngành mà ngân hàng sẽ thiết lập các điều kiện, phương thức cho vay, cách thức trả nợdựa trên nguồn thu tiền bán hàng của doanh nghiệp Có thể phân chia loại hình này theotiêu thức cho vay doanh nghiệp sản xuất và cho vay thương mại; hay có thể cho vay theocác ngành nghề kinh tế: Cho vay ngành công nghiệp, ngành nông nghiệp, cho vay ngànhdịch vụ

- Dựa theo thời hạn cho vay có 2 hình thức là cho vay ngắn hạn và cho vay

trung - dài hạn

Trang 22

+ Cho vay ngắn hạn: Hình thức cho vay này nhằm tài trợ cho tài sản lưu động

hoặc nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn của Nhà nước, doanh nghiệp, hộ sản xuất Cho vayngắn hạn trong những trường hợp sau:

(i) NHTM cho Nhà nước vay để tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của Nhà nước

Hình thức phổ biến hiện nay là ngân hàng mua trái phiếu do kho bạc phát hành Khả năng hoàn trả của Nhà nước rất cao, song cũng không loại trừ có những trường hợp

Nhà nước mất khả năng chi trả khi đến hạn

(ii) NHTM cho vay đối với các tổ chức tài chính như các ngân hàng, các công tytài chính, quỹ tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản Một số công ty chứng khoánvay vốn ngắn hạn của NHTM trong quá trình bảo lãnh và phân phối chứng khoán chocông ty phát hành Phần lớn các khoản cho vay này đều dựa trên uy tín của người vay

(iii) NHTM cho vay đối với doanh nghiệp nhằm tài trợ nhu cầu vốn tăng thêmcho sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp là khách hàng chiếm số lượng đông nhấtcủa các NHTM Phần lớn các khoản cho vay này có thế chấp hoặc cầm cố tài sản

Các doanh nghiệp bán lẻ, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng theo thời vụ là kháchhàng chủ yếu của ngân hàng

Các doanh nghiệp cần vay ngân hàng để xây dựng, mở rộng cải tiến sửa chữatài sản cố định Các khoản vay này có thời hạn dưới một năm

Ngân hàng tài trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Ngân hàng cho vay để phát triển đất đối với các công trình xây dựng và pháttriển đô thị

Ngân hàng cho vay đối với người tiêu dùng

+ Cho vay trung và dài hạn:

Doanh nghiệp có nhu cầu vay trung, dài hạn để mua trang thiết bị, xây dựng, cảitiến kỹ thuật, mua công nghệ với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, đểtồn tại, phát triển, nhu cầu vốn trung, dài hạn ngày càng cao

Nhà nước vay trung và dài hạn để đầu tư phát triển Ngân hàng mua các tráiphiếu trung và dài hạn doanh nghiệp nhằm tài trợ cho các quá trình hình thành tài sản

cố định Kỳ hạn và khả năng chuyển đổi của trái phiếu, lãi suất trái phiếu, tình hình tàichính doanh nghiệp, các kế hoạch tương lai đều được ngân hàng tính toán khi mua tráiphiếu

Trang 23

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN h t t p : / / www l r c t nu e d u vn

14

Khi khách hàng có kế hoạch mua sắm, xây dựng tài sản cố định, nhằm thực hiện

dự án nhất định, có thể xin vay ngân hàng Một trong những yêu cầu cho vay của ngânhàng là người vay phải xây dựng dự án, thể hiện mục đích, kế hoạch đầu tư, cũng nhưquá trình thực hiện dự án (sản xuất kinh doanh) Thẩm định dự án là điều kiện để ngânhàng quyết định phần vốn cho vay và xác định khả năng hoàn trả của doanh nghiệp

- Dựa theo hình thức đảm bảo của các khoản vay có 2 hình thức cho vay là chovay có đảm bảo và cho vay không có đảm bảo

+ Cho vay có đảm bảo: Đây là những khoản cho vay mà bên cạnh việc cho khách

hàng vay vốn, ngân hàng còn nắm giữ tài sản của người vay với mục đích xử lý tài sản đó

để thu hồi vốn vay khi người đi vay vi phạm hợp đồng tín dụng Quá trình cung ứng vốncủa NHTM, không kể dưới hình thức nào đều làm tăng khối lượng tiền vào nền kinh tế,làm tăng khối lượng hàng hoá trên thị trường Ngoài ra khi thực hiện việc cho vay ngânhàng không trực tiếp quản lý nguồn vốn của mình vì thế có rất nhiều rủi ro xảy ra, nguy

cơ không thu hồi đủ vốn vay là rất cao vì thế

các ngân hàng khi cho vay thường yêu cầu người vay phải có tài sản bảo đảm cho khoảnvay

Trong cho vay kinh doanh nguồn thu lợi thứ nhất là doanh thu đối với vay vốnlưu động, hoặc là khấu hao, lợi nhuận đối với những khoản vay trung và dài hạn Chovay tiêu dùng nguồn thu nợ thứ nhất của ngân hàng là thu nhập cá nhân như tiềnlương, các khoản thu nhập tài chính và các khoản thu nhập khác Khi đánh giá cáchoạt động của khách hàng, nếu ngân hàng nhận thấy là nguồn thu nhập thứ nhấtkhông có cơ sở chắc chắn thì ngân hàng phải yêu cầu thiết lập thêm chính sáchpháp lý để có thêm nguồn thu nợ thứ hai, chính là tài sản bảo đảm cho khoản vayđó

+ Các khoản cho vay không có đảm bảo: Là khoản cho vay mà ngân hàng

không nắm giữ tài sản của người đi vay để xử lý nhằm thu hồi nợ mà thay vào đó làđiều kiện ràng buộc khác khi ký hợp đồng tín dụng Những điều kiện này có thể là:người đi vay không được giao dịch với ngân hàng nào khác, hoạt động kinh doanhcủa người đi vay phải được ngân hàng quản lý Có như vậy ngân hàng mới quản lýđược tình hình tài chính của người đi vay Thông thường chỉ có những khách hàng cóquan hệ lâu năm với ngân hàng hoặc những khách hàng

Trang 24

có uy tín, hay những khách hàng mà ngân hàng có tham gia góp vốn vào thì mới

được cho vay không có đảm bảo

- Dựa theo hình thức hình thành khoản vay có hai hình thức cho vay là chovay trực tiếp và cho vay gián tiếp

+ Cho vay trực tiếp: Phần lớn cho vay của ngân hàng là cho vay trực tiếp Đây là

các khoản cho vay khi khách hàng trực tiếp đến ngân hàng và xin vay vốn Ngân hàng trựctiếp chuyển giao tiền cho khách hàng sử dụng trên cơ sở những điều kiện mà hai bên thoảthuận

Khi khách hàng có tài sản thế chấp, có uy tín cao mà không cần phải thông quatrung gian nào thì họ thường vay trực tiếp ngân hàng

+ Cho vay gián tiếp: Đây là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian.

Ngân hàng cho vay qua các tổ, đội, hội, nhóm, như nhóm sản xuất hội nông dân, hội cựuchiến binh, hội phụ nữ Các tổ chức này thường xuyên liên kết các thành viên theomột mục đích riêng, song chủ yếu đều hỗ trợ lẫn nhau, bảo vệ quyền lợi cho mỗithành viên Vì vậy việc phát triển kinh tế, làm giầu, xoá đói giản nghèo luôn được cáctrung gian rất quan tâm

Ngân hàng cũng có thể cho vay thông qua người bán lẻ các sản phẩm đầu vàocủa quá trìmh sản xuất Việc cho vay theo cách này sẽ hạn chế người vay sử dụng tiền saimục đích

Cho vay gián tiếp thường được áp dụng đối với thị trường có nhiều món vay nhỏ,người vay phân tán, cách xa ngân hàng Trong trường hợp như vậy cho vay trung gian cóthể tiết kiệm chi phí cho vay ( phân tích, giám sát, thu nợ )

Cho vay trung gian đều nhằm giảm bớt rủi ro chi phí của ngân hàng Tuy nhiên nócũng bộc lộ các khiếm khuyết Nhiều trung gian đã lợi dụng vị thế của mình và nếu ngânhàng không kiểm soát tốt sẽ tăng lãi suất để cho vay lại hoặc giữ lấy số tiền của các thànhviên khác cho riêng mình Các nhà bán lẻ có thể lợi dụng để bán hàng kém chất lượnghoặc với giá cho người vay vốn

1.1.2 Cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại

1.1.2.1 Khái niệm, đặc điểm cho vay tiêu dùng

- Khái niệm cho vay tiêu dùng: Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm

tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình Đây làmột nguồn tài chính quan trọng giúp người tiêu dùng có thể trang trải các nhu cầu trongcuộc sống như nhà ở, phương tiện, đồ dùng gia đình Bên cạnh

Trang 25

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN h t t p : / / www l r c t nu e d u vn

16

đó, những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế và du lịch cũng có thể được tài trợ

bởi cho vay tiêu dùng

Tại Khoản 16, Điều 4 Luật Các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 định nghĩa:

“Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho kháchhàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất địnhtheo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi” [15] Căn cứ vào bảng tổng kếttài sản của các NHTM, chúng ta thấy rằng cho vay luôn là khoản mục chiếm tỷ lệ lớn nhấttrong tổng tài sản của ngân hàng và là khoản mục đem lại thu nhập cao nhất cho ngânhàng Tuy nhiên rủi ro trong hoạt động ngân hàng có xu hướng tập trung vào danh mụccác khoản cho vay Tiền cho vay là một món nợ đối với cá nhân hay doanh nghiệp đi vaynhưng lại là một tài sản đối với ngân hàng So sánh với các tài sản khác khoản mục, chovay có tính lỏng kém hơn vì thông thường chúng không thể chuyển thành tiền mặttrước khi các khoản cho vay đó đến hạn thanh toán Khi một khoản vay được NHTM cấpcho người vay thì người vay mới là bên chủ động: có thể trả ngân hàng tiền vay trước hạn,đúng hạn thậm chí có thể xin gia hạn thêm thời gian trả nợ Còn các NHTM chỉ được phépquản lý các khoản vay đó tuân theo hợp đồng đã ký, ngân hàng phải thực hiện theo đúnghợp đồng đã ký trừ khi có những sai phạm của khách hàng khi thực hiện hợp đồng

- Đặc điểm của cho vay tiêu dùng:

+ Đặc điểm về khách hàng vay: Khách hàng mục tiêu của NHTM đối với loạiCVTD là các cá nhân và hộ gia đình Đối tượng của CVTD rất đa dạng, bên cạnh đó mứcthu nhập và trình độ dân trí cũng có tác động rất lớn đến việc sử dụng các khoản tiền vaycủa người tiêu dùng Có thể khái quát thành các nhóm đối tượng khách hàng vay như sau:(i) Nhóm đối tượng có thu nhập thấp: Những người có thu nhập thấp thì thông thườngnhu cầu vay để tiêu dùng không cao và bị giới hạn bởi thu nhập, việc vay vốn chỉ nhằmcân đối giữa thu nhập và chi tiêu (ii) Nhóm đối tượng có thu nhập trung bình: Nhóm đốitượng này muốn vay để tiêu dùng hơn là dùng chính tiền tích luỹ, dự phòng của mình đểchi tiêu Do đó nhóm đối tượng này có nhu cầu vay vốn tăng mạnh so với nhóm đốitượng có thu nhập thấp (iii) Nhóm đối tượng có thu nhập cao: Nhóm đối tượng này vaytiêu dùng nhằm tăng khả năng thanh toán và coi đó như một khoản linh hoạt để chi tiêukhi mà tiền tích luỹ của họ chưa cao hay lợi nhuận do đầu tư mang lại chưa thu được.Đây là nhóm đối tượng

Trang 26

+ Đặc điểm về quy mô khoản vay: Các khách hàng khi tìm đến ngân hàng nhằmmục đích vay tiêu dùng thường có nhu cầu vốn không lớn lắm Đó là bởi khi xác định muasắm bất cứ vật dụng gì người tiêu dùng đã phải có một khoản tích luỹ từ trước và các nhucầu chi tiêu cho tiêu dùng thường không quá đắt đỏ, kể cả khi người tiêu dùng vay đểmua nhà, xây nhà hoặc sửa chữa nhà để ở thì qui mô các khoản đó cũng không quá lớnđối với một ngân hàng Tuy vậy, số lượng các khoản vay tiêu dùng lại khá phổ biến, đadạng và chiếm tỷ trọng không nhỏ do đối tượng của CVTD là mọi tầng lớp dân cư trong xãhội và có nhu cầu vay vốn thường xuyên nên mặc dù mỗi món vay tiêu dùng có quy mônhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn khiến cho tổng quy mô CVTD của các ngân hàngthường khá lớn.

+ Đặc điểm về thời hạn vay: Các khoản vay tiêu dùng thường có thời hạn dài

do nguồn trả nợ chủ yếu từ thu nhập hàng tháng của người vay

+ Đặc điểm về lãi suất cho vay: Không như hầu hết các khoản vay kinh doanhhiện nay lãi suất có thể thay đổi theo điều kiện thị trường, các khoản vay tiêu dùngthường có lãi suất ở một mức cố định, đặc biệt là trong CVTD trả góp Ngay khi quan hệtín dụng được xác lập thì mức lãi suất đã được đưa ra và duy trì trong suốt thời hạn vay(kể cả có thay đổi lãi suất thì việc thay đổi đó cũng được qui định ngay trong hợp đồng tíndụng khi ký kết và cũng chỉ được thay đổi định kỳ) Vì vậy khi đưa ra mức lãi suất cho vay

cố định này các ngân hàng sẽ phải dự tính đến các yếu tố: lãi suất huy động đầu vào có xuhướng thay đổi như thế nào; phần bù rủi ro và chi phí Tuy qui mô mỗi khoản vay nhỏnhưng số lượng các khoản vay lớn nên tổng chi phí lớn, bên cạnh đó CVTD còn được xem

là tiềm ẩn nhiều rủi ro nên phần bù rủi ro cũng khá cao Vì thế, lãi suất CVTD thường cao

và cố định [1]

+ CVTD có tính nhạy cảm theo chu kỳ: Do số lượng các khoản CVTD phụ thuộc vàonhu cầu tiêu dùng của dân cư và khả năng thanh toán của họ nên nó có tính nhạy cảmtheo chu kỳ Số lượng các khoản CVTD sẽ tăng lên trong thời kỳ kinh tế phát triển vì lúcnày người dân có mức thu nhập tương đối cao và ổn định, tình hình kinh tế xã hội lạcquan Ngược lại, trong thời kỳ nền kinh tế suy thoái, rất

Trang 27

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN h t t p : / / www l r c t nu e d u vn

lý tiết kiệm, tăng động lực làm việc của khách hàng Đây là ý nghĩa gián tiếp của vay tiêudùng ảnh hưởng đến thu nhập (là nguồn trả nợ) của người vay

+ Đặc điểm về chi phí quản lý khoản vay tiêu dùng lớn: Các ngân hàng thườngphải tốn nhiều thời gian và nhân lực để điều tra, thu thập các thông tin về chủ thể vayvốn trước khi đưa ra các quyết định phê duyệt khoản vay, thêm vào đó, việc quản lý cáckhoản vay tiêu dùng với giá trị nhỏ nhưng số lượng lớn cũng không phải là một vấn

đề đơn giản đối với các NHTM nên chi phí tính trên một đơn vị tiền tệ CVTD cao hơn sovới các loại hình cho vay khác

+ Rủi ro trong cho vay tiêu dùng thường cao do tình hình tài chính của cá nhân, hộgia đình có thể thay đổi nhanh chóng tuỳ theo tình trạng công việc hay sức khoẻ của họ.CVTD chịu tác động của các yếu tố khách quan như thiên tai, bệnh tật, mất mùa, thấtnghiệp và chu kỳ kinh tế Thời kỳ nền kinh tế mở rộng và mọi người dân đều lạc quan tintưởng vào tương lai thì nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng lên nhưng khi nền kinh tế suy thoái, các

cá nhân, hộ gia đình thường có tư tưởng phòng bị cho tương lai, họ sẽ hạn chế tiêu dùng

và tăng cường tích luỹ Đây là thời kỳ khó khăn cho các nhà sản xuất và các ngân hàngtrong phát triển các sản phẩm, dịch vụ Ngoài ra, CVTD còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu

tố chủ quan từ phía người tiêu dùng khi họ muốn vay mượn để chi tiêu nhưng khôngmuốn trả Tuy nhiên, hầu hết các khoản CVTD đều có tài sản bảo đảm và mức cho vaythường thấp hơn một mức quy định so với giá trị tài sản bảo đảm được ngân hàng địnhgiá Do vậy, nếu rủi ro xảy ra, ngân hàng vẫn có thể thu hồi được nợ, dù thời gian có thểkéo dài hơn và thủ tục phức tạp hơn

Trang 28

Một loại rủi ro khác ngân hàng có thể phải đối mặt là rủi ro lãi suất khi chi

phí huy động tăng lên do các khoản vay tiêu dùng thường có lãi suất “cứng nhắc”

(đặc biệt là cho vay trả góp)

Việc thẩm định và quyết định cho vay đối với các khoản CVTD thường gặp khókhăn do vấn đề thông tin không đầy đủ Các thông tin của cá nhân thường không rõràng và minh bạch như báo cáo tài chính của doanh nghiệp Trong khi doanh nghiệp cócác báo cáo tài chính được kiểm toán thì khách hàng cá nhân và hộ gia đình có thể dễdàng giữ kín các thông tin về triển vọng công việc cũng như tình hình sức khoẻ của mình

+ Lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng: Do rủi ro và chi phí CVTD lớn nên các ngân hàngthường đặt mức lãi suất cao đối với các khoản CVTD Việc đặt ra mức lãi suất CVTD phảiđáp ứng được mức lợi nhuận dự kiến và cả phần bù rủi ro Mức lãi suất này thường đượcđưa ra cao đến mức mà chi phí và tỷ lệ tổn thất phải tăng lên đáng kể thì các khoản tíndụng tiêu dùng mới không mang lại lợi nhuận và hiệu quả cho ngân hàng Ngoài ra, cácngân hàng nắm bắt tâm lý của người tiêu dùng khi vay tiền thường kém nhạy cảm vớilãi suất mà thường quan tâm nhiều hơn tới khoản tiền họ phải trả hàng tháng (mặc dù

rõ ràng là lãi suất ghi trên hợp đồng ảnh hưởng đến qui mô số tiền phải trả) Việc đưa

ra một lịch trả nợ phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng trong một kỳ hạn nhấtđịnh sẽ là yếu tố mang tính quyết định trong việc chấp thuận vay vốn Chính vì triển vọng

về lợi nhuận do hoạt động CVTD mang lại mà dù phải đối mặt với khá nhiều thách thứcnhưng các ngân hàng trên toàn thế giới hiện nay đều hướng sự quan tâm vào hoạt độngnày, coi nó như một trong những lĩnh vực có vai trò chủ đạo trong dịch vụ cũng như trongquản lý ngân hàng

+ Một đặc điểm nữa của CVTD là người vay thường chỉ vay một lần, ít khi có nhucầu vay lại như các khoản cho vay thương mại: nhu cầu phát sinh theo chu kỳ kinhdoanh, lặp đi lặp lại Do đó, nếu không có các giải pháp mở rộng CVTD thì ngân hàng sẽmất dần đi nguồn khách hàng tiềm năng này

1.1.2.2 Đối tượng vay tiêu dùng

- Đối tượng vay tiêu dung, là những cá nhân, hộ gia đình người Việt Nam thỏamãn những yêu cầu mà ngân hàng và luật pháp đề ra Cá nhân: cán bộ, nhân viên chức…

Trang 29

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN h t t p : / / www l r c t nu e d u vn

20

+ Hộ gia đình: Là tập hợp các thành viên có tài sản chung để hoạt động sản xuấtkinh doanh theo quy định của phát luật Chủ hộ là người đại diện cho hộ gia đình để giaodịch với ngân hàng

+ Cá nhân: Là những cá nhân có đầy đủ năng lực pháp luật, dân sự và năng

lực hành vi dân sự trong quy định của pháp luật,

- Có thu nhập ổn định, đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng

- Có tài sản thế chấp, cầm cố dùng để đảm bảo thuộc sở hữu của chính người vayhoặc thân nhân có tài sản thế chấp, cầm cố bảo lãnh của bên thứ 3 hoặc không

có tài sản thế chấp cho vay không có tài sản thế chấp theo quy định của ngân hàng

- Có mục đích sử dụng vốn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hợp pháp

- Có nhiều cách phân loại đối tượng khác nhau, cách phổ biến nhất chianhóm dựa trên khả năng tài chính của khách hàng:

+ Nhóm đối tượng khách hàng có thu nhập thấp: Với nhóm đối tượng này thìnhu cầu thường không cao, việc vay vốn chỉ để cân bằng giữa thu nhập và chi tiêu

+ Nhóm đối tượng có thu nhập trung bình: Nhu cầu vay tiêu dùng có xu hướngtăng mạnh, khách hàng thuộc nhóm đối tượng này muốn vay để tiêu dùng hơn là bỏ rakhoản tiết kiệm dự phòng của mình

+ Nhóm đối tượng có thu nhập cao: Nhu cầu vay tiêu dùng nảy sinh nhằm làmtăng khả năng thanh toán và coi như một khoản phụ trợ linh hoạt để chi tiêu khi tiền vốntích lũy của hộ đang được đầu tư trung và dài hạn Hay nói cách khác, các khoản vay tiêudùng này được coi là nguồn ứng trước của lợi nhuận do đầu tư mang lại Những ngườithuộc nhóm này thường xuyên cần chi tiêu trong mục đích tiêu dùng với số tiền lớn

1.1.2.3 Các hình thức cho vay tiêu dùng

- Căn cứ vào phương thức cho vay:

+ Cho vay tiêu dùng trả góp: là khoản cho vay mà người vay phải trả nợ vay

(cả tiền gốc và lãi) cho ngân hàng thành nhiều kỳ liên tiếp như đã thỏa thuận(thường là tháng hay quý)

+ Cho vay tiêu dùng từng lần: là khoản cho vay mà người đi vay chỉ thanh toán mộtlần với ngân hàng (cả tiền gốc và lãi) vào lúc đáo hạn hợp đồng theo thỏa thuận của haibên Thông thường đây là những khoản vay có quy mô vốn nhỏ, đi kèm với thời gian ngắn

và sử dụng cho những mục đích chi trả cho những chuyến đi nghỉ, tiền viện phí…

Trang 30

+ Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: Là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó ngânhàng cho phép khách hàng vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạnmức tín dụng nhất định bằng cách sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành séc được phépthấu chi dựa trên tài khoản vãng lai Theo phương thức này, trong thời hạn được thỏathuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm được từng kỳ, khách hàngđược ngân hàng cho phép vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạnmức tín dụng

- Căn cứ vào hình thức cho vay:

+ Cho vay tiêu dùng trực tiếp: là việc ngân hàng thực hiện phát vay trực tiếp chongười đi vay một số tiền mặt nhất định nhằm mục đích tiêu dùng Và định kỳ người vayphải trả một số tiền theo quy định cho ngân hàng CVTD trực tiếp thường được thực hiệntheo sơ đồ sau: (Hình 1.1)

Hình 1.1: Sơ đồ cho vay tiêu dùng trực tiếp

Nguồn: nghiên cứu của tác giả năm 2013

(1) Ngân hàng và khách hàng vay tiêu dùng ký kết Hợp đồng tín dụng

(2) Khách hàng vay trả trước một phần số tiền mua tài sản cho người bán hàng(3) Ngân hàng thanh toán số tiền còn thiếu cho người bán hàng

(4) Người bán hàng giao tài sản cho khách hàng vay

(5) Khách hàng vay thanh toán nợ vay cho ngân hàng

Ưu điểm của CVTD: (i) Trong CVTD trực tiếp ngân hàng có thể tận dụng được kiếnthức và kỹ năng của nhân viên tín dụng Những người này thường được đào tạo chuyênmôn và có kinh nghiệm cho vay nên các quyết định cho vay của ngân hàng thường có chấtlượng cao hơn so với trường hợp chúng được quyết định bởi công ty bán lẻ Ngoài ra,nhân viên tín dụng thường có xu hướng tạo ra những khoản vay có chất lượng cao trong

Trang 31

hàng Bên cạnh đó, tại các điểm bán hàng, các quyết định tín dụng thường được đưa ra vộivàng và như vậy có thể có nhiều khoản tín dụng được cấp một cách không chính đáng.Hơn nữa, trong một số trường hợp, do quyết định nhanh, công ty bán lẻ có thể từ chối cấptín dụng đối với những khách hàng tốt Nếu người quyết định tín dụng là nhân viên ngânhàng thì điều này có thể được hạn chế (ii) CVTD trực tiếp linh hoạt hơn so với CVTD giántiếp (iii) Khi khách hàng có quan hệ trực tiếp với ngân hàng, có rất nhiều lợi thế có thểphát sinh, có khả năng làm thoả mãn quyền lợi của cả hai phía ngân hàng và khách hàng.(iv) Thông qua CVTD trực tiếp, ngân hàng có thể bán các sản phẩm khác, tăng cườngquảng bá hình ảnh của ngân hàng…

Mặc dù sự phân chia nói trên chỉ mang tính tương đối song nó giúp chúng ta có cáinhìn toàn diện hơn về hoạt động CVTD, cũng như thấy được sự phong phú, đa dạng củaloại hình dịch vụ này từ nhiều khía cạnh khác nhau

+ Cho vay tiêu dùng gián tiếp: là việc ngân hàng thay người vay trả tiền cho nhàsản xuất hay nhà cung ứng bán hàng hóa Đây là hình thức phối hợp giữa ngân hàng vàcác tổ chức bán lẻ hàng hóa Sau đó, định kỳ ngân hàng sẽ thực hiện thu nợ từ người vay.Thông thường CVTD gián tiếp thực hiện theo sơ đồ sau (Hình 1.2):

Hình 1.2: Sơ đồ cho vay tiêu dùng gián tiếp

Nguồn: nghiên cứu của tác giả năm 2013

(1) Ngân hàng và công ty bán lẻ ký kết hợp đồng mua bán nợ Trong hợp đồngngân hàng thường đưa ra các điều kiện về đối tượng khách hàng được bán chịu, sốtiền bán chịu tối đa và các loại tài sản bán chịu

(2) Công ty bán lẻ và người tiêu dùng ký kết hợp đồng mua bán chịu hàng hoá.Thông thường, người tiêu dùng phải trả trước một phần giá trị tài sản

(3) Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng

(4) Công ty bán lẻ bán bộ chứng từ bán chịu hàng hoá cho ngân hàng

(5) Ngân hàng thanh toán tiền cho công ty bán lẻ

(6) Người tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho ngân hàng

Trang 32

Ưu điểm của hình thức CVTD gián tiếp là: (i) Cho phép ngân hàng dễ dàng tăngdoanh số CVTD (ii) Cho phép ngân hàng tiết kiệm được chi phí trong cho vay (iii) Lànguồn gốc của việc mở rộng quan hệ với khách hàng và các hoạt động khác Trong trườnghợp có quan hệ với những công ty bán lẻ tốt, CVTD gián tiếp an toàn hơn CVTD trực tiếp.

Nhược điểm CVTD gián tiếp: (i) Ngân hàng không tiếp xúc trực tiếp với người tiêudùng đã được bán chịu nên ngân hàng không bảo đảm được những đối tượng khách hàngđược vay tiêu dùng hoàn toàn đáp ứng được các điều kiện của ngân hàng (ii) Thiếu sựkiểm soát của ngân hàng khi công ty bán lẻ thực hiện việc bán chịu hàng hoá (iii) Kỹ thuậtnghiệp vụ CVTD gián tiếp có tính phức tạp cao

Do những nhược điểm kể trên mà CVTD gián tiếp không được các ngân hàngtích cực tham gia Những ngân hàng tham gia vào hoạt động này thường có kiểm soát tíndụng rất chặt chẽ

- Căn cứ vào hình thức đảm bảo:

+ Cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm (thế chấp): là phương thức cho vay màkhách hàng có tài sản để thế chấp hoặc cầm cố nhằm bảo đảm cho mức độ an toàn chokhoản vay của họ Tài sản bảo đảm có thể là bất động sản, bất động sản hình thành từ vốnvay của ngân hàng hoặc tài sản thuộc sở hữu của khách hàng trước khi vay vốn ngânhàng Tài sản bảo đảm làm tăng tính an toàn cho khoản vay do ngân hàng có thể tạo áplực để buộc khách hàng phải trả nợ hoặc trong tình huống xấu nhất khách hàng không trảđược nợ thì việc phát mại tài sản bảo đảm cũng giúp giảm bớt tổn thất cho ngân hàng.Cho vay có tài sản bảo đảm gồm có: (i) Cho vay cầm cố: Đây là hình thức ngân hàng chokhách hàng vay với điều kiện là khách hàng phải chuyển quyền kiểm soát tài sản bảo đảmsang cho ngân hàng trong thời gian cam kết Danh mục và điều kiện của tài sản cầm cốđược ngân hàng quy định cụ thể dựa trên quy định của pháp luật và chính sách tín dụngcủa từng ngân hàng Các tài sản cầm cố là các tài sản mà ngân hàng có thể kiểm soát vàbảo quản tương đối chắc chắn, đồng thời việc nắm giữ không ảnh hưởng đến quy trìnhhoạt động của khách hàng, chẳng hạn như: các loại giấy tờ có giá, kim loại quý, ngoại tệ…(ii) Cho vay thế chấp: Trong hình thức cho vay này, người vay phải chuyển các giấy tờchứng nhận quyền sở hữu (hoặc sử dụng) các tài sản bảo đảm sang cho ngân hàng nắmgiữ trong thời hạn đã cam kết Đối với thế chấp bằng tài sản thì những tài sản mang thếchấp thường là bất động sản như: nhà cửa, quyền sử dụng đất… hoặc là những động sản

mà việc nắm

Trang 33

giữ nó không thuận tiện như: ô tô, xe máy… Việc thế chấp bằng tài sản cho phép ngườinhận tài trợ tiếp tục được sử dụng tài sản trong thời gian vay, tuy nhiên quá trình sử dụng

có thể làm biến dạng tài sản, hơn nữa khả năng kiểm soát tài sản bảo đảm của ngân hàng

bị hạn chế Việc định giá tài sản bảo đảm cũng là một khó khăn đòi hỏi phải có sự thẩmđịnh kỹ lưỡng, tránh định giá quá cao gây thiệt hại cho ngân hàng hoặc định giá quá thấpgây ảnh hưởng đến khả năng vay của khách hàng Tuy nhiên đối với CVTD thì tài sản bảođảm cũng không quá lớn như nhà xưởng, dây chuyền sản xuất… như đối với cho vay kinhdoanh

Trong cho vay thế chấp còn có thêm hình thức cho vay thế chấp lương thườngđược áp dụng cho khách hàng có việc làm, thu nhập ổn định Ngoài các khoản chi tiêuthường xuyên hàng tháng còn một phần tích luỹ để trả nợ vay Số tiền ngân hàng chokhách hàng vay được xác định dựa trên nhu cầu muốn vay và thu nhập thường xuyên củakhách hàng Do đó, khi xét duyệt cho vay, ngân hàng cần thu thập đủ thông tin về cáckhoản thu nhập khác nhau cũng như các khoản chi tiêu thường xuyên khác của kháchhàng (iii) Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay: Khi khách hàng có nhu cầu vay vốnnhưng không có tài sản bảo đảm, hoặc tài sản đó không đáp ứng được các yêu cầu củangân hàng thì ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng sử dụng chính tài sản được hìnhthành từ nguồn tài trợ của ngân hàng làm vật đảm bảo Chẳng hạn khách hàng vay tiềnmua ô tô, ngân hàng có thể yêu cầu lấy chính chiếc ô tô đó làm vật bảo đảm, khi kháchhàng không có khả năng hoàn trả thì ngân hàng sẽ phát mại ô tô đó để thu nợ Để đảmbảo rằng khách hàng sẽ không bán hoặc sử dụng không cẩn thận, làm giảm giá trị của tàisản, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải cam kết bảo quản tài sản, mua bảo hiểm

và người thụ hưởng là ngân hàng đồng thời chuyển toàn bộ giấy tờ sở hữu tài sản chongân hàng

+ Cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm (tín chấp): là phương thức cho vay

mà khách hàng không có tài sản để thế chấp hoặc cầm cố để đảm bảo cho mức độ antoàn cho khoản vay của họ [2]

1.1.2.4 Vai trò của cho vay tiêu dùng

- Phương diện đối với nền kinh tế

+ Tác động tích cực: phát triển CVTD giúp cho các chi tiêu về hàng hóa và dịch vụtrong nước, góp phần đẩy mạnh kích cầu nội địa, tạo điều kiện phát triển sản xuất kinhdoanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Trang 34

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùngngày càng trở nên phong phú, đa dạng, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng Tuynhiên, với mức thu nhập như hiện nay, phần lớn người tiêu dùng không thể chi trả chotất cả các nhu cầu mua sắm cùng lúc, đặc biệt là những vật dụng đắt tiền Nếu người tiêudùng có thể vay được tiền từ ngân hàng thì họ có thể thoả mãn được nhu cầu của họngay trong hiện tại.

Có thể nói rằng hầu hết các chủ thể trong nền kinh tế, dù là trực tiếp hay gián tiếpcũng đều được hưởng những lợi ích do hoạt động của ngân hàng mang lại Việc ngân hàngthực hiện CVTD không chỉ làm tăng sự tiêu dùng hàng hoá, làm thoả mãn những nhucầu thiết yếu, nâng cao chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng, mà còn thúc đẩy hoạtđộng sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, tăng khảnăng cạnh tranh của các hãng sản xuất kinh doanh

Thông qua hoạt động CVTD, các NHTM đã góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ kíchcầu cho nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng sức cạnh tranh của hàng hóatrong nước từ đó hỗ trợ Nhà nước trong việc đạt được các mục tiêu xã hội như xoá đói,giảm nghèo, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, giảm tệ nạn xã hội, cải thiện vànâng cao mức sống cho người dân Đồng thời cũng tạo ra sự năng động cho nền kinh tế,thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung của toàn xã hội một cách nhanh chóng [1]

+ Tác động tiêu cực: vay tiêu dùng nếu không được sử dụng đúng mục đích kíchthích tiêu dùng nội địa, khách hàng vay tiêu dùng chỉ để mua sắm hàng hóa ngoại nhập, đi

du lịch nước ngoài,… vừa không có tác dụng kích cầu trong nước, còn làm giảm đi khảnăng tiết kiệm

- Phương diện đối với người vay

+ Tác động tích cực: Thông qua vay tiêu dùng, người tiêu dùng được hưởng cáctiện ích trước khi tích lũy đủ tiền, nhờ đó góp phần nâng cao mức sống, tạo niềmhưng phấn, tích cực lao động sản xuất Đặc biệt đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu có tínhcấp bách như giáo dục và y tế Đồng thời khuyến khích việc tăng thu nhập và tiết kiệm chitiêu để trả nợ vay

Đối với người tiêu dùng: CVTD là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chitiêu của khách hàng Nhờ những khoản vay tiêu dùng từ ngân hàng, họ có thể mua sắmnhững hàng hoá cần thiết, các hàng hoá xa xỉ, có giá trị cao, giúp thoả

Trang 35

mãn nhu cầu tiêu dùng và cải thiện cuộc sống ngay cả khi khả năng tài chính hiện tại của

họ chưa cho phép thực hiện điều đó

Việc ngân hàng thực hiện và phát triển hoạt động CVTD sẽ mang đến những lợi íchtốt, thiết thực cho khách hàng Có thể nói rằng, khách hàng chính là những người hưởnglợi nhiều nhất và trực tiếp những lợi ích mà hình thức CVTD này mang lại

Đối với người sản xuất: Mục tiêu của tất cả các nhà sản xuất là giá trị tăng thêmcủa tài sản, do đó dù bằng cách nào hay cách khác thì họ đều mong muốn tiêu thụ đượccàng nhiều hàng hóa càng tốt Tuy nhiên, họ cũng phải đối mặt với một thực tế là khôngphải lúc nào khách hàng cũng có tiền để thanh toán ngay mà có thể trong vài tuần, vàitháng sau khi họ đã nhận được thu nhập hoặc sau khi đã tích luỹ đủ Để đạt được mụctiêu tăng lợi nhuận, mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh với các đốithủ sản xuất cùng loại hàng hoá trên thị trường, các nhà sản xuất phải tìm đến ngân hàng

để được tài trợ vốn Thông qua hình thức CVTD gián tiếp này, các ngân hàng đã tạo điềukiện cho người sản xuất có thể tiêu thụ được nhiều sản phẩm, vòng quay vốn nhanh từ đó

mở rộng được sản xuất và gia tăng thu nhập

+ Tác động tiêu cực: Nếu lạm dụng việc đi vay để tiêu dùng vượt quá mức chophép, mà không cố gắng làm việc và tiết kiệm để trả nợ sẽ ảnh hưởng đến hoạt độngngân hàng Đồng thời, ảnh hưởng đến độ tín nhiệm của chính người vay, làm họ khó khănhơn trong việc vay mượn lần sau

- Phương diện đối với ngân hàng cho vay

+ Tác động tích cực: Hoạt động chủ yếu của NHTM là nhận tiền gửi với tráchnhiệm hoàn trả và sử dụng tiền đó để cho vay Vì vậy, song song với nỗ lực huy động vốn,các NHTM còn cố gắng tối đa cấp tín dụng cho mọi cá nhân, tổ chức kinh tế trong, ngoàinước và đối với hầu hết các ngân hàng, khoản mục cho vay thường chiếm tỷ trọng lớntrong giá trị tổng tài sản của ngân hàng

Trong cho vay tiêu dùng, ngân hàng thường tài trợ cho khách hàng các nhu cầutiêu dùng như mua ô tô, sắm sửa các phương tiện sinh hoạt, xây dựng và sửa chữa nhà ởhoặc tài trợ cho quá trình học tập…

Cho vay tiêu dùng tạo điều kiện đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, nhờ đó gópphần giúp các NHTM tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao thu nhập và phân tán được rủi

ro Trong điều kiện ngày nay, khi mà sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính

- ngân hàng ngày càng gay gắt, quyết liệt thì vai trò của CVTD thực sự quan trọng

đối với các NHTM Mặc dù cấp tín dụng cho các đối tượng này ngân hàng phải đối

Trang 36

mặt với nhiều rủi ro song ngày nay các ngân hàng đều tập trung khai thác vì hoạt độngnày tạo ra thu nhập cao cho ngân hàng và nó còn góp phần tăng khả năng cạnh tranh giữacác ngân hàng so với các định chế tài chính khác.

Nếu xét về tổng quy mô thì mức độ rủi ro của CVTD lớn (do quy mô lớn), nhưngthực tế do quy mô của mỗi khoản cho vay thường nhỏ và số lượng các khoản vay tiêudùng lớn nên ngân hàng có thể phân tán được rủi ro tốt hơn Các khoản vay tiêu dùngthường được cho vay với lãi suất khá cao nên CVTD vẫn được coi là khoản mục tín dụng

có khả năng sinh lời cao nhất cho ngân hàng

Cho vay tiêu dùng giúp các NHTM mở rộng quan hệ với nhiều khách hàng Do tínhlan truyền trong dân cư là rất cao nên các ngân hàng có thể thông qua các khoản CVTD

mà quảng cáo về mình, từ đó thu hút các khách hàng đến với các dịch vụ khác của ngânhàng và ngân hàng có khả năng mở rộng được các hoạt động dịch vụ, tận dụng đượcnguồn vốn huy động một cách hiệu quả Hơn nữa, dân cư là khách hàng tiềm năng lớncủa ngân hàng, để phát triển bền vững thì các ngân hàng cần phải dựa vào nhóm đốitượng này

+ Tác động tiêu cực: Cho vay tiêu dùng có rủi ro tín dụng cao nên cần có

biện pháp để khắc phục

1.1.3 Chất lượng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại

1.1.3.1 Khái niệm chất lượng cho vay tiêu dùng

Chất lượng CVTD là những lợi ích mà nó mang lại cho cả người cho vay vàngười đi vay Một khoản vay của ngân hàng có chất lượng tốt, khi nó mang lại lợi íchcho cả ngân hàng - đó là khoản lãi thu từ khách hàng và mang lại lợi ích cho kháchhàng – đó là việc sử dụng vốn có hiệu quả và tạo ra lợi nhuận trong sản xuất kinhdoanh Chất lượng CVTD chính là việc đáp ứng mục đích của các bên là người tiêudung có điều kiện mua sắm, và ngân hàng thu được lời trong việc cho vay

1.1.3.2 Nội dung đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng

a) Đánh giá cơ cấu cho vay tiêu dùng

Đánh giá cơ cấu CVTD cũng là một nội dung quan trọng trong xem xét, phân tíchkết quả, hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng Thông qua nghiên cứu, tìm hiểu về cơ cấudoanh sô cho vay, cơ cấu danh số cho vay theo từng sản phẩm, cơ cấu dư nợ, cơ

Trang 37

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN h t t p : / / www l r c t nu e d u vn

cấu dư nợ quá hạn và nợ xấu… để từ đó thấy được các xu hướng, diễn biến để giúp cho công tác quản trị, điều hành và ra các quyết định đúng trong cho vay tiêu dùng

b) Đánh giá kết quả cho vay tiêu dùng theo loại hình sản phẩm

Từ thực trạng CVTD có thể tiến hành phân ra các loại hình sản phẩm cho vay chủyếu: theo đặc điểm (mua nhà, ô tô, du học, mua sắm phương tiện đi lại…); mức độ (lớn,trung bình, nhỏ); thời hạn vay (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn)… để từ đó tiến hành đánh giákết quả cho vay đối với từng sản phẩm, đánh giá các vấn đề liên quan khác trong từng loạihình vay tiêu dùng…

c) Đánh giá kết quả cho vay tiêu dùng thông qua quy trình cho vay

Thông qua đánh giá quy trình để tiếp cận, phân tích xem khả năng và thực tế tiếpcận của khách hàng đối với các loại sản phẩm CVTD như thế nào? Số khách hàng đến vớingân hàng làm thủ tục vay và số hồ sơ được chấp nhận CVTD Việc đánh giá quy trình sẽgiúp cho chúng ta nhận biết được những mạnh/yếu, khó khăn, bất cập do chính quy trìnhtạo ra để từ đó có những điều chỉnh phù hợp, giúp cho hoạt động CVTD hiệu quả hơn

d) Đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng

Đây là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá hoạt động CVTD Để thựchiện nội dung này, chúng tôi sử dụng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả như: tỷ lệ vaytiêudùng/nguồn vốn; hệ số thu hồi nợ Tỷ lệ nợ quá hạn CVTD/nguồn vốn (tổng nguồn vốn

và nguồn vốn dành cho vay tiêu dùng); Tỷ lệ nợ xấu CVTD tổng dư nợ và Tỷ lệ nợ xấu/nợquá hạn; các chỉ tiêu liên quan đến lợi nhuận đem lại từ hoạt động CVTD (luận văn sẽ trìnhbày kỹ hơn tại Chương 2)…

e) Đánh giá về cho vay tiêu dùng của khách hàng

Để xem xét tính hiệu quả của CVTD, một trong những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu

đó là khách hàng đánh giá như thế nào về CVTD của ngân hàng thể hiện trên các khíacạnh: ý kiến của khách hàng về các vấn đề liên quan đến CVTD (Quy trình, sản phẩm, dịchvụ…); hiệu quả đem lại của việc CVTD đối với chính khách hàng; các nguyện vọng củakhách hàng đặt ra đối với phía ngân hàng khi tham gia CVTD…

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại

Trang 38

Chất lượng của các khoản CVTD chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố bao gồmnhân tố chủ quan và nhân tố khách quan Để có thể nâng cao chất lượng CVTD ngân hàngphải xem xét tác động của các nhân tố đến hoạt động cho vay của ngân hàng như thế nào,chỉ ra được những mặt tích cực và những hạn chế còn tồn tại Từ đó, phát huy một cáchhiệu quả những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực.

1.1.4.1 Ảnh hưởng bởi các nhân tố chủ quan

Thứ nhất , chiến lược kinh doanh của ngân hàng

Chiến lược kinh doanh là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng tới chất lượng CVTD Chiếnlược được hiểu là tầm nhìn của doanh nghiệp trong dài hạn về phương hướng, vềquy mô phát triển, về thị trường, lợi thế, nguồn lực, môi trường ảnh hưởng tới khảnăng cạnh tranh, giá trị kỳ vọng mà những người trong và ngoài doanh nghiệp cần

Chiến lược kinh doanh liên quan đến khả năng cạnh tranh thành công trên mộtthị trường cụ thể Chiến lược kinh doanh nó quyết định việc lựa chọn sản phẩm, đáp ứngnhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác, khai thác và tạo racác cơ hội mới

Thứ hai, chính sách tín dụng

Các khoản vay là tài sản lớn nhất của một ngân hàng Sự lành mạnh của danh mụccho vay quyết định thu nhập của ngân hàng, cũng như tính hiệu quả của nó Ngân hàngluôn tìm cách cung cấp tối đa các dịch vụ tín dụng nhưng phải tuân theo nguyên tắc thậntrọng, an toàn và thanh khoản Chính sách tín dụng là nguyên tắc cơ bản chi phối mởrộng hoạt động tín dụng Một chính sách tín dụng được hoạch định tốt, phù hợp với cácquy luật khách quan là điều kiện tiên quyết để nâng cao hiệu quả tín dụng nói chung vàhiệu quả CVTD nói riêng

Trong từng thời kỳ khác nhau các ngân hàng luôn đặt ra các chỉ tiêu hoạt độngkhác nhau, phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế, phù hợp với mục tiêu hoạtđộng của ngân hàng Căn cứ vào đó, ngân hàng tiến hành xây dựng các biện pháp cụthể để đạt mục tiêu cụ thể đề ra Việc có một chính sách tín dụng hợp lý vừa giúp ngânhàng giảm thiểu các rủi ro, đồng thời tạo điều kiện thực hiện các mục tiêu đề ra

Chính sách cho vay của ngân hàng: là hệ thống các chủ trương, định hướng quyđịnh chi phối hoạt động cho vay do Hội đồng quản trị đưa ra nhằm sử dụng hiệu quảnguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân Thông

Trang 39

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN h t t p : / / www l r c t nu e d u vn

thường chính sách cho vay có các khoản mục sau: hạn mức cho vay, các loại hình cho vay

mà ngân hàng thực hiện, quy định về tài sản đảm bảo, kỳ hạn của các khoản chovay, hướng giải quyết phần cho vay vượt quá hạn mức cho vay, cách thức thanh toánnợ Chính sách cho vay vạch ra cho các cán bộ tín dụng hướng đi và khung tham chiếu rõràng về những căn cứ để xem xét các nhu cầu vay vốn Vì vậy, những yếu tố trong chínhsách cho vay đều tác động một cách mạnh mẽ tới việc mở rộng cho vay nói chung vàhoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng Nếu như có những hình thức CVTD không nằmtrong chính sách cho vay của ngân hàng thì chắc chắn khách hàng chẳng thể mong đợi vayđược những khoản tiền từ ngân hàng để tài trợ cho như cầu chi tiêu của mình Chẳng hạnnhư một ngân hàng không thực hiện cho vay theo thẻ tín dụng thì khách hàng dù có đủđiều kiện cũng không được cấp tín dụng Mặt khác khi một ngân hàng đã sẵn có các hìnhthức CVTD đa dạng với chất lượng tốt thì việc mở rộng cũng dễ dàng và thuận lợi hơn làcác ngân hàng mới chỉ có các sản phẩm đơn giản Do tính chất cạnh tranh giữa các ngânhàng ngày càng gay gắt thì một chính sách cho vay đúng đắn hợp lý là yếu tố thu hútkhách hàng hiệu quả Ngân hàng càng đa dạng hóa các mức lãi suất phù hợp với từng loạikhách hàng, có chính sách sản phẩm hấp dẫn thì càng thu hút được khách hàng, từ đóthực hiện thành công việc mở rộng CVTD

Thứ ba, quy mô và cơ cấu vốn của ngân hàng: Quy mô của ngân hàng là yếu tố

quan trọng quyết định cấu trúc, danh mục cho vay của ngân hàng, đặc biệt là quy mô vốnchủ sở hữu được sử dụng để xác định mức cho vay tối đa đối với một khách hàng Nếunhư các ngân hàng lớn là các ngân hàng bán buôn, chủ yếu cung cấp các khoản tín dụnggiá trị lớn cho khách hàng là tổ chức kinh tế, thì các ngân hàng nhỏ lại tập trung vàonghiệp vụ tín dụng bán lẻ dưới dạng các khoản cho vay cá nhân với giá trị nhỏ, cho vaycác hộ gia đình, chủ trang trại nhỏ

Quy mô vốn là yếu tố quyết định hạn mức tín dụng, do đó nó ảnh hưởng lớn đếnCVTD Ngoài ra, với nguồn vốn dồi dào cho phép ngân hàng triển khai các chiến lượcMarketing hiệu quả, thực hiện tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực, áp dụng công nghệmới, góp phần thúc đẩy CVTD

Thứ tư, chất lượng và tính đa dạng của các hình thức cho vay tiêu dùng: Trong

điều kiện hiện nay, khi mà mức sống của người dân được cải thiện, thu nhập của ngườidân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu của người dân ngày càng phong phú đadạng Việc đa dạng hóa các sản phẩm của ngân hàng là rất cần thiết,

Trang 40

một mặt nó là cơ sở để tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng so với ngân hàng khác,giúp cho ngân hàng củng cố, mở rộng thị trường, tăng thị phần của mình; Mặt khác, nóhạn chế rủi ro cho ngân hàng Do đó, việc đa dạng hóa các sản phẩm ngân hàng nói chung

và các sản phẩm CVTD nói riêng là vô cùng cần thiết (ví dụ cho vay mua ôtô bảo đảmbằng bất động sản, cho vay mua ôtô bảo đảm bằng chính chiếc xe định mua, cho vaymua ôtô kết hợp với bảo hiểm )

Thứ năm, quy trình cấp tín dụng: Là tổng hợp các nguyên tắc, các quy định của

ngân hàng trong việc cấp tín dụng, gồm các bước cụ thể theo một trình tự nhất định kể từkhi nhận hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng Đây là mộttrong các nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng CVTD Việc xây dựng một quytrình tín dụng hoàn thiện và hiệu quả có ý nghĩa rất lớn trong công tác ngăn ngừa vàhạn chế rủi ro xảy ra giúp, đồng thời nó còn gây được cảm tình với khách hàng, nhờ đóthu hút được nhiều khách hàng hơn

Thứ sáu, thông tin tín dụng và thẩm định khách hàng: Có thể nói, hoạt động

chính của ngân hàng là đi vay và cho vay Trong đó, hoạt động cho vay phụ thuộc vàolòng tin của ngân hàng đối với khách hàng Do vậy, để hoạt động cho vay nói chung vàCVTD nói riêng được mở rộng với chất lượng cao, hiệu quả lớn thì ngân hàng phải nắmbắt được thông tin một cách kịp thời và chính xác về khách hàng vay vốn Gồm có:

+ Các thông tin tài chính của khách hàng: Khả năng về tài chính của khách hàng,thu nhập hiện tại, khả năng trả nợ và đảm bảo tín dụng

+ Các thông tin phi tài chính của khách hàng: Tư cách, uy tín, các mối quan hệ xãhội

+ Các thông tin gián tiếp: Tình hình kinh tế xã hội, thông tin về xu hướng

phát triển và khả năng cạnh tranh của các NHTM khác

Do vậy, để hoạt động cho vay nói chung và CVTD nói riêng được mở rộng với chấtlượng cao, hiệu quả lớn thì ngân hàng phải nắm bắt được thông tin một cách kịp thời,chính xác và đầy đủ về khách hàng vay vốn Và cũng vì mọi thông tin chỉ có giá trị trongmột khoảng thời gian xác định cho nên nếu ngân hàng không nắm bắt được thông tinkịp thời sẽ không đáp ứng được nhu cầu về vốn cho khách hàng, hạn chế việc mở rộngCVTD

Đối với quá trình thẩm định khách hàng thì cũng rất quan trọng, nó là hoạtđộng chính đối với việc ra quyết định có cho khách hàng vay hay không, nhưng chính

Ngày đăng: 29/05/2018, 19:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB thống kê 2. David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tín dụng ngân hàng", NXB thống kê2. David Cox (1997), "Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại
Tác giả: Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB thống kê 2. David Cox
Nhà XB: NXB thống kê2. David Cox (1997)
Năm: 1997
3. Frederic S.Misku (1994), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính
Tác giả: Frederic S.Misku
Nhà XB: NXB Khoahọc kỹ thuật Hà Nội
Năm: 1994
4. Tô Ngọc Hưng (2001), Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng
Tác giả: Tô Ngọc Hưng
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2001
5. Nguyễn Thị Mùi (2007), Phát triển dịch vụ ngân hàng trong điều kiện hội nhập, Website Ngân hàng Nhà nước Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển dịch vụ ngân hàng trong điều kiện hội nhập
Tác giả: Nguyễn Thị Mùi
Năm: 2007
6. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ, Báo cáo thường niên các năm 2011, 2012, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thườngniên các năm 2011, 2012, 201
9. Tô Kim Ngọc (2008), Giáo trình tiền tệ - ngân hàng, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tiền tệ - ngân hàng
Tác giả: Tô Kim Ngọc
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2008
14. Lê Văn Tề và các cộng sự (2004), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.15. Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Tác giả: Lê Văn Tề và các cộng sự
Nhà XB: NXB Thốngkê.15. Website
Năm: 2004
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ, Báo cáo tình hình hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn các năm 2009-2013 Khác
8. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2012), Các tài liệu về chiến lược phát triển đến năm 2015 của Ngân hàng TMCP Việt Nam Khác
10. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 Khác
11. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi Khác
12. Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/05/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt đề án phát triển ngành ngân hàng Việt nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 Khác
13. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w