1.Tính cấp thiết của đề tài. Với tư cách là tổ chức trung gian tài chính nhận tiền gửi và tiến hành các hoạt động cho vay, đầu tư. NHTM đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội như là người mở đường, tham gia quyết định đối với quá trình sản xuất kinh doanh của mọi thành phần trong nền kinh tế. Góp phần điều hoà lưu thông tiền tệ giúp ổn định tỷ giá, chống lạm phát……..NHTM ngày càng đóng vai trò là trung tâm tiền tệ, tín dụng và thanh toán của các thành phần kinh tế, trở thành định chế tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu cho các NHTM là tín dụng, tuy nhiên từ xưa tới nay, các ngân hàng chỉ quan tâm đến cho vay các nhà sản xuất kinh doanh mà chưa quan tâm đến giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất là tiêu dùng. Nếu chỉ cho vay sản xuất nhiều mà khách hàng không tiêu thụ được do người dân không có nhu cầu về hàng hoá đó hoặc có nhu cầu nhưng lại không có khả năng thanh toán thì tất yếu sẽ dẫn tới cung vượt quá cầu, hàng hoá bị tồn kho và ứ đọng vốn. Từ thực tế đó cho thấy khi xã hội ngày càng phát triển , không chỉ có các công ty, doanh nghiệp là cần vốn để sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường mà hiện nay, các cá nhân cũng là người cần vốn hơn bao giờ hết. Đáp ứng lòng mong mỏi của người dân, các ngân hàng đã phát triển một hoạt động cho vay mới, đó là cho vay tiêu dùng, một mặt vừa tạo thêm thu nhập cho chính ngân hàng, mặt khác giúp đỡ cho các cá nhân có được nguồn vốn để cải thiện cuộc sống của mình. Tuy nhiên hoạt động này đang có nhiều diễn biến khá phức tạp, những hạn chế nhất định vì vậy cần phải xem xét và đưa ra giải pháp khắc phục để hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Nhận thức được tầm quan trọng của CVTD đối với đời sống nói chung và các Ngân Hàng nói riêng, sau một thời gian thực tập tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Thanh Hoá cùng với những kiến thức tích luỹ được trong quá trình học tập em đã quyết định chọn đề tài : “Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Thanh Phố Thanh Hoá” làm nội dung thực tập của mình với hy vọng sẽ mở ra một hướng đi mới cho sự phát triển tín dụng tiêu dùng của chi nhánh nói riêng và Ngân Hàng TMCP Công Thương nói chung.
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
1.1 Khái quát chung về NHTM 4
1.1.1 Khái niệm về NHTM 4
1.1.2 Hoạt động của NHTM trong nền kinh tế 5
1.2 Hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM 10
1.2.1 Khái niệm hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM 10
1.2.2 Đặc điểm CVTD của NHTM 10
1.2.3 Các hình thức cho vay tiêu dùng 13
1.2.4 Vai trò của hoạt động cho vay tiêu dùng 14
1.3 Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng của NHTM 14
1.3.1 Khái niệm chất lượng cho vay tiêu dùng của NHTM 14
1.3.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng 15
1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng của NHTM 16
1.3.4 Phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể 18
1.3.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng của NHTM 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THUƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THÀNH PHỐ THANH HOÁ 23
2.1 Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh 23
Trang 22.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh 23
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban của chi nhánh 24
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh 26
2.2 Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Công Thương Thanh Hoá 37
2.3 Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Công Thương Thanh Hoá 39
2.3.1 Dư nợ cho vay tiêu dùng 39
2.3.2 Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng 40
2.3.3 Vòng quay vốn 42
2.3.4 Mối liên hệ giữa tỷ trọng dư nợ CVTD và tỷ trọng thu nhập từ hoạt động CVTD 43
2.3.5 Tỷ lệ nợ quá hạn của toàn chi nhánh với tỷ lệ nợ quá hạn của dư nợ CVTD 44
2.4 Đánh giá chung về chất lượng CVTD của chi nhánh 44
2.4.1 Những thành tựu của chi nhánh trong cho vay tiêu dùng 44
2.4.2 Những hạn chế của chi nhánh và nguyên nhân 45
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH THÀNH PHỐ THANH HÓA 49
3.1 Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh trong thời gian tới 49
3.1.1 Nhu cầu vay tiêu dùng trong thời gian tới 49
3.1.2 Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng của chi nhánh trong thời gian tới 50
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng của chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Thanh Hóa 51
Trang 33.2.1 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định cho vay 51
3.2.2 Tăng cường quản lý nợ có vấn đề, có biện pháp kịp thời và phù hợp với những khách hàng, khoản nợ có tiềm ẩn rủi ro cao 51
3.2.3 Có những biện pháp hiệu quả trong công tác thu hồi nợ, nợ quá hạn 52
3.2.4 Đa dạng hóa sản phẩm cho vay để phân tán rủi ro 52
3.2.5 Nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên, có định hướng phát triển nguồn nhân lực 53
3.2.6.Đẩy mạnh công tác Marketing 54
3.2.7 Tăng cường công tác huy động vốn 56
3.2.8 Xây dựng chính sách khách hàng theo hướng cởi mở hơn đối với khách hàng vay tiêu dùng 58
3.2.9 Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 60
3.2.10 Xử lý tài sản đảm bảo 60
3.3 Một số kiến nghị 61
3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Công Thương Việt Nam 61
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 62
3.3.3 Kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền liên quan 62
KẾT LUẬN 63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Thương Việt Nam
Trang 5Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh 36
Bảng 2.5 Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng so nhánh với tổng dư nợ
của chi nhánh
39
Bảng 2.6 Dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời gian 40
Bảng 2.8 Dư nợ cho vay tiêu dùng theo tài sản đảm bảo 42
Bảng 2.10 Tình hình thu nhập từ hoạt động CVTD của chi nhánh 43Bảng 2.11 Tình hình trích lập dự phòng rủi ro của chi nhánh 43Bảng 2.12 Tình hình nợ quá hạn của dư nợ CVTD và tổng dư nợ 44
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Tình tình nguồn vốn huy động của NHCT Thanh Hóa giai
đoạn 2010 – 2012
27
Trang 6Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của NHCT Thanh
Hóa giai đoạn 2010 – 2012
28
Biểu đồ 2.3 Tỷ trọng nguồn vốn huy động phân theo đối tượng gửi tiền
của NHCT Thanh Hóa giai đoạn 2010 – 2012
29
Biểu đồ 2.4 Tỷ trọng nguồn vốn huy động phân theo loại tiền tệ của
NHCT Thanh Hóa giai đoạn năm 2010 – 2012
30
Biểu đồ 2.5 Tổng dư nợ của NHCT Thanh Hóa giai đoạn 2010 – 2012 31
Biểu đồ 2.6 Tỷ trọng dư nợ phân theo loại đồng tiền cho vay của NHCT
Thanh Hóa giai đoạn 2010 – 2012
33
Biểu đồ 2.7 Tỷ trọng dư nợ phân theo thời hạn cho vay của NHCT Thanh
Hóa giai đoạn 2010 – 2012
33
Biểu đồ 2.8 Tỷ trọng dư nợ phân theo đối tượng cho vay của NHCT
Thanh Hóa giai đoạn 2010 – 2012
34
Biểu đồ 2.9 Tỷ trọng cho vay tiêu dùng phân theo mục đích của NHCT
Thanh Hóa giai đoạn 2010 – 2012
41
Trang 7LỜI NÓI ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài.
Với tư cách là tổ chức trung gian tài chính nhận tiền gửi và tiến hành cáchoạt động cho vay, đầu tư NHTM đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh tế - xãhội như là người mở đường, tham gia quyết định đối với quá trình sản xuấtkinh doanh của mọi thành phần trong nền kinh tế Góp phần điều hoà lưuthông tiền tệ giúp ổn định tỷ giá, chống lạm phát…… NHTM ngày càngđóng vai trò là trung tâm tiền tệ, tín dụng và thanh toán của các thành phầnkinh tế, trở thành định chế tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế
Hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu cho các NHTM là tín dụng, tuynhiên từ xưa tới nay, các ngân hàng chỉ quan tâm đến cho vay các nhà sảnxuất kinh doanh mà chưa quan tâm đến giai đoạn cuối cùng của quá trình sảnxuất là tiêu dùng Nếu chỉ cho vay sản xuất nhiều mà khách hàng không tiêuthụ được do người dân không có nhu cầu về hàng hoá đó hoặc có nhu cầunhưng lại không có khả năng thanh toán thì tất yếu sẽ dẫn tới cung vượt quácầu, hàng hoá bị tồn kho và ứ đọng vốn
Từ thực tế đó cho thấy khi xã hội ngày càng phát triển , không chỉ có cáccông ty, doanh nghiệp là cần vốn để sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường
mà hiện nay, các cá nhân cũng là người cần vốn hơn bao giờ hết Đáp ứnglòng mong mỏi của người dân, các ngân hàng đã phát triển một hoạt động chovay mới, đó là cho vay tiêu dùng, một mặt vừa tạo thêm thu nhập cho chínhngân hàng, mặt khác giúp đỡ cho các cá nhân có được nguồn vốn để cải thiệncuộc sống của mình
Tuy nhiên hoạt động này đang có nhiều diễn biến khá phức tạp, nhữnghạn chế nhất định vì vậy cần phải xem xét và đưa ra giải pháp khắc phục đểhoạt động ngày càng hiệu quả hơn Nhận thức được tầm quan trọng củaCVTD đối với đời sống nói chung và các Ngân Hàng nói riêng, sau một thời
Trang 8gian thực tập tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Thanh Hoá cùng vớinhững kiến thức tích luỹ được trong quá trình học tập em đã quyết định chọn
đề tài : “Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng
TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Thanh Phố Thanh Hoá” làm nội
dung thực tập của mình với hy vọng sẽ mở ra một hướng đi mới cho sự pháttriển tín dụng tiêu dùng của chi nhánh nói riêng và Ngân Hàng TMCP CôngThương nói chung
2.Mục đích nghiên cứu.
Chuyên đề nghiên cứu nhằm tìm hiểu một số vấn đề sau:
- Nghiên cứu lý luận cơ bản về CVTD, từ đó thấy được lợi ích củaCVTD đối với nền kinh tế,ngân hàng, khách hàng vay…
- Đánh giá thực trạng hoạt động CVTD tại NHCT Thanh Hóa và khảnăng cạnh tranh của hoạt động này để thấy những kết quả đạt được, phát hiệnnhững vấn đề còn tồn tại và đưa ra biện pháp, kiến nghị nhằm khắc phục nhữngtồn tại đó
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động CVTD
và giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng TMCPCông Thương Việt Nam – chi nhánh thành phố Thanh Hoá
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi của đề tài là nghiên cứu hoạt động chovay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân Hàng TMCP Công Thương Thanh Hoá từnăm 2010 đến năm 2012
4.Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp thu thậpthông tin và phương pháp phân tích Thông tin thu thập được qua nhiều kênhnhư quá trình thực tập trực tiếp tại ngân hàng, các báo cáo tài chính năm, báocáo tín dụng, các trang web liên quan…… Phương pháp phân tích sử dụngcác thông tin này, kết hợp với phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp
Trang 9thông tin từ đó đưa ra những nhận định về tình hình CVTD tại ngân hàngCông Thương Thanh Hoá
5.Kết cấu của khoá luận.
Ngoài lời mở đầu và kết luận khoá luận gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về cho vay tiêu dùng của Ngân Hàng ThươngMại
Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân HàngTMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Thành Phố Thanh Hoá
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tạiNgân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Thành Phố ThanhHoá
Trang 10CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái quát chung về NHTM
1.1.1 Khái niệm về NHTM
Do tập quán luật pháp của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ khác nhau
đã dẫn đến những quan niệm về NHTM không đồng nhất giữa các khu vựctrên thế giới Vì vậy, đã có rất nhiều khái niệm về NHTM như sau:
- Theo luật ngân hàng của Pháp (1941): “Ngân hàng thương mại là những xínghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúngdưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đócho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”
- Theo Nghị định số 59/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của ngânhàng thương mại có định nghĩa: “Ngân hàng Thương Mại là ngân hàng đượcthực hiện toàn bộ hoạt động của ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác
có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật các tổ chức tíndụng và các quy định khác của pháp luật
- Theo luật tổ chức tín dụng số 47/2010/QH 12 ban hành ngày16/06/2010 định nghĩa: “Ngân hàng Thương Mại là loại hình tổ chức tín dụngđược thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanhkhác có liên quan Trong đó, hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanhtiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sửdụng tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”
Như vậy, NHTM là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậcnhất trong nền kinh tế thị trường Nhờ hệ thống định chế này mà các nguồntiền vốn nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn để có
Trang 11thể cho vay phát triển kinh tế.
1.1.2 Hoạt động của NHTM trong nền kinh tế.
* Hoạt động huy động vốn
Nghiệp vụ H ĐV là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản thân NHcũng như đối với xã hội Trong nghiệp vụ này, NHTM được phép sử dụngnhững công cụ và biện pháp cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động cácnguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối vớinền kinh tế
Thành phần nguồn vốn của ngân hàng thương mại bao gồm:
Trang 12phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, Các khoản tiền gửi khác
Vốn đi vay:
Nguồn vốn đi vay có vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thương mại Thuộc loại này bao gồm:
- Vốn vay trong nước:
- Vay ngân hàng trung ương: NHTW sẽ tiếp vốn cho ngân hàng thươngmại thông qua biện pháp chiết khấu, tái chiết khấu nếu các hồ sơ tín dụng cùngcác chứng từ xin tái chiết khấu có chất lượng Làm như vậy, NHTW sẽ trở thànhchỗ dựa và là người cho vay cuối cùng đối với ngân hàng thương mại
- Vay các ngân hàng thương mại khác thông qua thị trường liên ngânhàng
- Vốn vay ngân hàng nước ngoài
Khác với việc nhận TG, NHTM không thường xuyên đi vay mà chỉ vaykhi cần thiết Việc đi vay chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu chi trả khi khả nănghuy động bị hạn chế
Vốn tiếp nhận:
Ðây là nguồn tiếp nhận từ các tổ chức tài chính ngân hàng, từ ngân sáchnhà nước… để tài trợ theo các chương trình, dự án về phát triển kinh tế xãhội, cải tạo môi sinh… nguồn vốn này chỉ được sử dụng theo đúng đối tượng
và mục tiêu đã được xác định
Vốn khác:
Bên cạnh tiền gửi và tiền vay, NH còn có một lượng vốn khác, tuy chiếm
tỷ trọng nhỏ nhưng cũng góp phần làm tăng nguồn vốn cho các NHTM Đó làcác nguồn vốn phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng: đại lý,chuyển tiền, các dịch vụ ngân hàng, vốn uỷ thác, vốn trong thanh toán… Cácloại vốn này có thời gian sử dụng đôi khi rất ngắn nhưng NH không phải tốnchi phí huy động, lại có điều kiện tốt để phát triển các nghiệp vụ và dịch vụkhác, phục vụ tốt nhất nhu cầu của KH
Trang 13Như vậy nghiệp vụ H ĐV là hoạt động tạo ra nguồn chủ yếu của các NHTM.Bởi vậy, hoạt động huy động và quản lý vốn luôn là vấn đề mà các NHTM đặt lênhàng đầu Chất lượng và số lượng của nguồn vốn huy động được chính là nhân tốtác động lớn nhất tới hoạt động sử dụng vốn của NHTM
* Hoạt động sử dụng vốn
Trên cơ sở lượng vốn huy động được, NHTM tiến hành sử dụng vốn đểtạo ra lợi nhuận Nghiệp vụ cho vay và đầu tư là nghiệp vụ sử dụng vốn quantrọng nhất, quyết định đến khả năng tồn tại và hoạt động của ngân hàngthương mại Các hoạt động sử dụng vốn của NHTM bao gồm : Dự trữ, Cấptín dụng, Ðầu tư, Các hoạt động sử dụng vốn khác
- Dự trữ:
Hoạt động tín dụng của ngân hàng nhằm mục đích kiếm lời, song cầnphải bảo đảm an toàn để giữ vững được lòng tin của KH Muốn có được sự tincậy về phía KH, trước hết phải bảo đảm khả năng thanh toán: đáp ứng đượcnhu cầu rút tiền của KH Muốn vậy các ngân hàng phải để dành một phầnnguồn vốn không sử dụng nó để sẵng sàng đáp ứng nhu cầu thanh toán Phầnvốn để dành này gọi là dự trữ NHTW được phép ấn định một tỷ lệ dự trữ bắtbuộc theo từng thời kỳ nhất định, việc trả lãi cho tiền gởi dự trữ bắt buộc dochính phủ qui định Dự trữ bao gồm: Dự trữ sơ cấp và dự trữ thứ cấp
- Cấp tín dụng:
Số nguồn vốn còn lại sau khi để dành một phần dự trữ, các ngân hàngthương mại có thể dùng để cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân Các hoạtđộng cấp tín dụng bao gồm:
- Cho vay
Là nghiệp vụ tín dụng của NHTM Trong đó NHTM sẽ cho người đivay vay một số vốn để sản xuất kinh doanh, đầu tư hoặc tiêu dùng trong mộtkhoảng thời gian thoả thuận trước KH muốn vay được vốn phải tuân thủnhững điều kiện nhất định, những ràng buộc pháp lý để đảm bảo NH có thể
Trang 14thu hồi vốn khi đến hạn Người đi vay có ý thức trả nợ cho nên bắt buộc họphải quan tâm đến việc sử dụng vốn có hiệu quả để hoàn trả nợ vay Cáckhoản cho vay là loại tài sản kém lỏng hơn so với các tài sản khác, lại có rủi
ro vỡ nợ cao hơn, tuy nhiên NH lại có được lợi tức cao nhất từ chính các móncho vay Để đảm bảo hoạt động cho vay của NH an toàn và đạt hiệu quảcao,khi cho vay các ngân hàng sử dụng các biện pháp bảo đảm vốn vay như:thế chấp, cầm cố …
- Chiết khấu
Ðây là nghiệp vụ cho vay gián tiếp, NH sẽ cung ứng vốn tín dụng cho mộtchủ thể và một chủ thể khác thực hiện việc trả nợ cho ngân hàng Các loại chiếtkhấu bao gồm hối phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy nợ có giá khác
- Cho thuê tài chính
Là loại hình tín dụng trung, dài hạn Trong đó NH dùng vốn của mìnhhay vốn do phát hành trái phiếu để mua tài sản, thiết bị theo yêu cầu củangười đi thuê và tiến hành cho thuê trong một thời gian nhất định
- Bảo lãnh ngân hàng
Trong loại hình nghiệp vụ này KH được NH cấp bảo lãnh được vay vốn
ở ngân hàng khác hoặc thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký kết
Trang 15+ Các hoạt động sử dụng vốn khác
Các hoạt động sử dụng vốn còn lại mà NHTM được phép thực hiện là:liên doanh với tổ chức tín dụng nước ngoài, tham gia thị trường tiền tệ, kinhdoanh vàng, ngoại hối, thành lập công ty trực thuộc, xây dựng hoặc mua thêmnhà cửa để làm trụ sở văn phòng, trang thiết bị, máy móc, phương tiện vậnchuyển, xây dựng hệ thống kho quỹ…….Tuy nhiên, ngành NH là lĩnh vựcnhạy cảm, có tác động đến mọi mặt của nền kinh tế nên các hoạt động kinhdoanh của NH đều chịu sự quản lý rất chặt chẽ của pháp luật
* Hoạt động dịch vụ
Các dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển vừa cho phép hỗ trợ đáng kểcho nghiệp vụ khai thác nguồn vốn, mở rộng các nghiệp vụ đầu tư, vừa tạo rathu nhập cho ngân hàng bàng các khoản tiền hoa hồng, lệ phí… có vị trí xứngđáng trong giai đoạn phát triển hiện nay của ngân hàng thương mại Các hoạtđộng này bao gồm:
- Các dịch vụ thanh toán thu chi hộ cho KH (chuyển tiền, thu hộ séc,dịch vụ cung cấp thẻ tín dụng, thẻ thanh toán )
- Nhận bảo quản các tài sản quí giá, các giấy tờ chứng thư quan trọngcủa công chúng
- Bảo quản, mua bán hộ chứng khoán theo uỷ nhiệm của KH
- Kinh doanh mua bán ngoại tệ, vàng bạc đá quý
- Tư vấn tài chính, giúp đỡ các công ty, xí nghiệp phát hành cổ phiếu, trái phiếu…
Ba mặt hoạt động của NHTM có tác động qua lại lẫn nhau HĐV là tiền
đề cho hoạt động dịch vụ và sử dụng vốn Sử dụng vốn an toàn, hiệu quả, đemlại lợi nhuận cao là cơ sở để NH huy động được nhiều vốn hơn Hoạt độngdịch vụ có tác dụng thu hút thêm KH và quảng bá hình ảnh Vì vậy, nó hỗ trợrất nhiều công tác huy động và sử dụng vốn Thực hiện ba mảng hoạt độngnày một cách đồng bộ, hiệu quả chính là chìa khoá cho sự thành công của
Trang 16NHTM trên thị trường
1.2 Hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM.
1.2.1 Khái niệm hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM.
Cho vay tiêu dùng(CVTD) là việc Ngân Hàng Cho Vay giao cho khách hàng một khoản tiền theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi trong một thời gian nhất định để sử dụng cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt
và các nhu cầu phục vụ đời sống Nhìn chung, CVTD được coi là khoản tiền vay cấp cho các cá nhân, hộ gia đình để chi dùng cho các mục đích không kinh doanh
CVTD cho phép cá nhân, hộ gia đình được sử dụng trước khả năng muahàng hoá của mình trong tương lai, tức là tạo điều kiện thoả mãn nhu cầu tiêudùng trước khi họ có khả năng chi trả Do đó ngoài việc nâng cao mức sống
về mặt vật chất, thì CVTD còn gián tiếp kích thích sản xuất
Tại Việt Nam, cho vay tiêu dùng ra đời và phát triển muộn hơn thế giớirất nhiều Hoạt động cho vay tiêu dùng đã xuất hiện từ những năm đầu thập
kỷ 90 của thế kỷ 20 Nhưng phải đến sau năm 2000, khi nền kinh tế nóichung và đời sống của người dân nói riêng có những bước chuyển rõ rệt, sắcnét thì loại hình tín dụng này mới thực sự phát triển Bên cạnh đó, cho vaytiêu dùng cũng nằm trong chiến lược đa dạng hoá các loại hình tín dụng, mởrộng danh mục sản phẩm dịch vụ cũng như phân tán rủi ro của ngân hàng.Điều đó giúp ngân hàng gia tăng lợi nhuận và quảng bá thương hiệu
1.2.2 Đặc điểm CVTD của NHTM.
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn, tín dụng có thể chia thành cho vaykinh doanh và cho vay tiêu dùng Do đó, CVTD cũng là một trong những loạihình tín dụng của ngân hàng và mang đầy đủ những đặc điểm của hoạt độngtín dụng nói chung, tuy nhiên cũng mang những đặc trưng riêng:
Đối tượng cho vay tiêu dùng là các cá nhân, hộ gia đình Nhu cầu vay
vốn của những người này phụ thuộc vào tình hình thu nhập, tài chính của họ
Trang 17Do đó có thể chia ra thành 3 trường hợp phổ biến sau :
Các cá nhân có mức thu nhập thấp: nhu cầu tín dụng thường không cao,
nó chỉ xuất hiện nhằm thoả mãn nhu cầu gia đình tạo sự cân đối giữa thu nhập
và chi tiêu
Các cá nhân có mức thu nhập trung bình: nhu cầu tín dụng tiêu dùng
phát triển mạnh do ý muốn vay mượn để mua hàng tiêu dùng lớn hơn khoảntiền dự phòng của mình
Các cá nhân có mức thu nhập cao: nhu cầu tín dụng tiêu dùng nảy sinh
nhằm tăng thêm khả năng thanh toán hoặc tài trợ chi tiêu khi mà nguồn vốncủa họ đã nằm trong tài khoản đầu tư
Qui mô và số lượng các khoản vay tiêu dùng Các khoản CVTD thường
có qui mô tương đối nhỏ so với các khoản cho vay kinh doanh Cho vay bấtđộng sản có thể có giá trị lớn hơn, nhưng giá trị so sánh vẫn nhỏ hơn các mónvay khác tại Ngân hàng Nguyên nhân chủ yếu do KH chỉ vay tiêu dùng khi
đã có một lượng vốn tương đối, chỉ vay ngân hàng để bổ sung số tiền cònthiếu Tuy nhiên số lượng các khoản CVTD lại rất lớn do đối tượng của loạihình cho vay này là mọi cá nhân trong xã hội với nhu cầu tiêu dùng đa dạng.Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu tiêu dùng tăng cao, số lượng các khoảnvay tiêu dùng sẽ càng nhiều thêm
Thời hạn vay Các khoản CVTD thường là ngắn và trung hạn do món vay
có giá trị nhỏ và độ rủi ro cao
Nguồn trả nợ Nguồn trả nợ chủ yếu của khoản vay tiêu dùng chính là thu
nhập của người đi vay, NH thường xem xét mức thu nhập thường xuyên của
KH để ra quyết định cho vay
Lãi suất cho vay tiêu dùng
Các khoản cho vay tiêu dùng có lãi suất cao hơn lãi suất cho vay trongcác lĩnh vực khác Nguyên nhân là do quy mô của hợp đồng cho vay nhỏ lạikhó quản lý hơn vì vậy chi phí cho vay của ngân hàng cao Để bù đắp chi phí
Trang 18này, tất nhiên, lãi suất cho vay sẽ cao Bên cạnh đó, không như hầu hết cáckhoản cho vay kinh doanh hiện nay với lãi suất thay đổi theo điều kiện thịtrường, lãi suất cho vay tiêu dùng thường được cố định ở một mức nhất định
Rủi ro cho vay tiêu dùng
Hình thức cho vay tiêu dùng chứa đựng độ rủi ro cao hơn so với việc tàitrợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Rủi ro khách quan: Nguồn trả nợ chủ yếu của khoản vay tiêu dùng là từ
thu nhập ổn định tại thời điểm hiện tại của người vay, khả năng trả nợ của KH
sẽ bị ảnh hưởng khi nền kinh tế gặp khó khăn, hoặc xảy ra những biến độngtiêu cực chung như thiên tai, mất mùa, thất nghiệp Khả năng trả nợ vay tiêudùng còn phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của KH, đặc biệt khi người vaychết thì NH sẽ rất khó để thu hồi được khoản nợ
Rủi ro chủ quan: Thông tin tài chính của cá nhân và hộ gia đình thường
khó đầy đủ và rõ ràng như thông tin về doanh nghiệp (thông qua báo cáo tàichính thường niên, hoặc kiểm tra công tác kế toán), dẫn đến rủi ro đạo đức vàrủi ro thông tin không cân xứng KH có thể không có thiện chí trả nợ cho NHmặc dù có khả năng thanh toán, hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ vàtrung thực nhằm đạt mục đích vay vốn
Chi phí cho vay tiêu dùng CVTD là một trong những khoản mục có chi phí
lớn nhất trong danh mục cho vay của NH Do số lượng món vay nhiều, KHđông nhưng quy mô nhỏ, NH phải huy động nhiều nhân lực, từ khâu tiếp nhận
hồ sơ, thẩm định, quyết định cho vay, giải ngân, kiểm soát và thu nợ Công tácquản lý các khoản CVTD với số lượng lớn cũng phát sinh nhiều chi phí
Lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng
Hiện nay mức lợi nhuận thu được từ các khoản cho vay tiêu dùng củacác NHTM khá cao, chiếm tỉ trọng lớn trong tổng lợi nhuận của NH Sốlượng các khoản vay tiêu dùng là rất lớn, thêm vào đó mức lãi suất CVTD caonên lợi nhuận của NH từ CVTD khá lớn
Trang 19Vì triển vọng về lợi nhuận cũng như phạm vi KH trong lĩnh vực CVTD làrất lớn nên đối với hầu hết các nước phát triển hiện nay, CVTD đã trở thành mộttrong những nguồn thu chủ chốt của các NHTM, đóng vai trò chủ đạo trong dịch
vụ NH, mang ý nghĩa quan trọng trong quản lý NH Khai thác lĩnh vực CVTDvẫn tiếp tục hứa hẹn nhiều triển vọng trong tương lai Tại các nước đang pháttriển, CVTD cũng đang dần khẳng định được vai trò của mình, đem lại nhữnglợi nhuận không nhỏ trong hoạt động cho vay của NHTM
1.2.3 Các hình thức cho vay tiêu dùng
* Đối với cho vay tiêu dùng trực tiếp
Cho vay trả theo định kỳ: là phương thức trong đó KH vay vốn và trả trực
tiếp cho NH với mức trả và thời gian trả mỗi lần được quy định khi cho vay
Thấu chi: là nghiệp vụ cho phép một cá nhân rút tiền từ tài khoản vãng
lai của mình vượt quá số dư có tới một hạn mức được thoả thuận
Thẻ tín dụng: là nghiệp vụ trong đó NH phát hành thẻ cho những người
có tài khoản ở NH đủ điều kiện cấp thẻ, ấn định mức giới hạn tín dụng tối đa
mà người có thẻ được phép sử dụng
* Đối với cho vay tiêu dùng gián tiếp
Tài trợ truy đòi toàn bộ: là hình thức khi bán cho Ngân hàng các khoản
nợ mà người tiêu dùng đã mua chịu, công ty bán lẻ sẽ cam kết thanh toán choNgân hàng toàn bộ nếu đến khi hết hạn người tiêu dùng không thanh toán choNgân hàng
Tài trợ truy đòi hạn chế: là phương thức trong đó công ty bán lẻ sau khi
bán các khoản nợ do người tiêu dùng đã mua chịu cho Ngân hàng sẽ cam kếtthanh toán cho Ngân hàng một phần khoản nợ nếu khi đến hạn người tiêudùng không thanh toán cho Ngân hàng
Tài trợ miễn truy đòi: là hình thức tài trợ mà sau khi bán các khoản nợ
cho Ngân hàng, công ty bán lẻ không chịu trách nhiệm cho việc chúng cóđược hoàn trả hay không Phương thức này chứa đựng rủi ro rất cao nên
Trang 20khoản nợ được lựa chọn rất kỹ và chỉ có các công ty bán lẻ đáng tin cậy mới
áp dụng phương pháp này
Tài trợ có mua lại: Khi thực hiện theo phương pháp này, nếu xảy ra rủi
ro người tiêu dùng không trả nợ thì Ngân hàng sẽ bán trở lại cho công ty bán
lẻ phần nợ mình chưa được thanh toán kèm với tài sản đã được tiêu thụ trongmột thời gian nhất định
1.2.4 Vai trò của hoạt động cho vay tiêu dùng
Đối với Ngân hàng: Trước hết, CVTD giúp NH nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn Như đã phân tích, CVTD tuy có chi phí cao nhưng đồng thời cũngtạo ra lợi nhuận lớn hơn trên đồng vốn bỏ ra so với các hình thức cho vaykhác CVTD cũng giúp NH thu hút KH sử dụng thêm các hình thức dịch vụkhác như chuyển tiền hoặc sử dụng dịch vụ trả lương qua tài khoản tại Ngânhàng để thuận lợi cho hoạt động thanh toán lãi theo kỳ hạn, sử dụng các dịch
vụ thẻ, quảng bá thương hiệu NH thông qua KH
Đối với người tiêu dùng: CVTD giúp người tiêu dùng thoả mãn và nâng
cao chất lượng tiêu dùng, cho phép người tiêu dùng sử dụng trước khả năngthanh toán của mình trong tương lai, hưởng các dịch vụ tiện ích trước khi có
đủ nguồn tài chính, đặc biệt trong trường hợp chi tiêu cấp bách
Đối với nhà sản xuất: CVTD tạo điều kiện để người tiêu dùng có thể
mua hàng hoá nhiều hơn và nhanh hơn, giúp thúc đẩy quá trình sản xuất, rútngắn vòng quay vốn, gia tăng lợi nhuận
Đối với toàn bộ nền kinh tế: Có thể nói, hoạt động CVTD là đòn bẩy
kích thích sản xuất phát triển, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cảithiện đời sống dân cư, góp phần thực hiện xoá đói giảm nghèo
1.3 Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng của NHTM.
1.3.1 Khái niệm chất lượng cho vay tiêu dùng của NHTM.
Chất lượng của các khoản cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mạithể hiện ở hiệu quả sử dụng vốn của người vay tiêu dùng Khách hàng sử
Trang 21dụng vốn vay đúng mục đích, đạt được nhu cầu tiêu dùng thông qua sự tài trợcủa ngân hàng Chất lượng cho vay tiêu dùng tốt giúp ngân hàng thu hồi đượcgốc và lãi, bù đắp chi phí và thu được lợi nhuận Điều này có nghĩa là ngânhàng vừa tạo ra hiệu quả kinh tế lại tạo được hiệu quả xã hội,tác động rất tíchcực tới sự phát triển kinh tế
Chất lượng CVTD là việc NHTM cải thiện hiệu quả vốn vay tiêu dùngcủa KH cá nhân cho mục đích tiêu dùng, qua đó thu hút thêm nhiều KH đếnvới NH Chất lượng CVTD biểu hiện ở sự gia tăng tổng dư nợ, tổng doanh sốcho vay, giảm tỷ lệ nợ quá hạn, tăng trưởng số lượng KH được vay vốn tạiNHTM
1.3.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng.
1.3.2.1 Đối với nền kinh tế.
Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế thì CVTD ngày càng đóngvai trò quan trọng Vì vậy mà chất lượng của nó cũng được quan tâm hơn.Chất lượng CVTD tốt nghĩa là ngân hàng đã đáp ứng tốt, tạo ra một khoản lợinhuận cho ngân hàng Bên cạnh đó, chất lượng CVTD còn góp một phầnkiềm chế lạm phát
1.3.2.2 Đối với NHTM.
Đối tượng cuối cùng liên quan đến việc nâng cao chất lượng CVTD cũngchính là ngân hàng Chất lượng cho vay tăng lên đồng nghĩa với việc lợinhuận cũng tăng lên Cho thấy ngân hàng có nhiều khách hàng hoạt động hiệuquả, việc này sẽ tăng uy tín của ngân hàng dẫn đến số lượng khách hàng tănglên nhanh chóng
Như vậy, chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của CVTD và chất lượng của nókhông chỉ đối với ngân hàng, các cá nhân nói riêng mà cả nền kinh tế nói chung
Vì thế, vấn đề đặt ra là phải làm sao phân tích đánh giá một cách chính xác thựctrạng công tác cho vay cũng như chất lượng CVTD ở mỗi ngân hàng để có thểđưa ra những giải pháp thích hợp nhằm hoàn thiện nó, làm cho nó tốt hơn
Trang 221.3.2.3 Đối với khách hàng.
Trong cơ chế thị trường như hiện nay thì khách hàng được coi như là
“Thượng đế” Thu hút càng nhiều khách hàng thì doanh nghiệp càng có khảnăng tồn tại và phát triển trong tương lai Cho nên khi chất lượng cho vayđược nâng cao nghĩa là nhu cầu của khách hàng được đáp ứng một cách đầy
đủ và thuận tiện nhất Tuy nhiên không chỉ có nhu cầu của mình được đápứng mà khi đó khách hàng được ngân hàng quan tâm hơn…….Từ đó giúpkhách hàng phát hiện và sửa chữa những thiếu sót trong hoạt động tài chínhcủa mình Mục đích cuối cùng là góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh vàlành mạnh tài chính của khách hàng
1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng của NHTM.
Mức độ nâng cao chất lượng CVTD được xem xét ở một số chỉ tiêu cơ bảnnhư sau:
Nợ quá hạn: Là khoản nợ mà khách hàng không hoàn trả được cho ngân
hàng khi đã đến hạn thỏa thuận đã ghi trên hợp đồng tín dụng
Tỷ lệ nợ xấu:
Nợ xấu CVTD
Tỷ lệ nợ xấu CVTD = - *100%
Tổng dư nợ CVTD
Tỷ lệ nợ xấu cho ta biết trong một đồng dư nơ có bao nhiêu đồng là nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tíndụng Nợ xấu có độ rủi ro rất cao, khả năng thu hồi vốn là tương đối khó, khoảnvốn của Ngân hàng lúc này không còn là rủi ro nữa, mà đã gây thiệt hại cho
Trang 23Ngân hàng Đây là kết quả trực tiếp biểu hiện chất lượng của khoản tín dụng cấpcho khách hàng Một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao chứng tỏ chất lượng tín dụngcủa ngân hàng là rất thấp và lúc này cần phải xem xét lại toàn bộ hoạt động tíndụng của mình nếu không hậu quả khó lường trước được.
Tốc độ tăng trưởng dư nợ CVTD:
DNCV kỳ này - DNCV kỳ trướcTốc độ tăng trưởng dư nợ = - *100%
DNCV kỳ trướcĐây là chỉ tiêu phản ánh tốc độ nâng cao chất lượng cho vay của NHnhanh hay chậm Xem xét trong nhiều năm, tỷ lệ này cho biết tốc độ đó tănghay giảm Nếu như chỉ tiêu tăng dần qua các năm thì có thể thấy rằng tốc độnâng cao chất lượng ngày càng tăng Tuy nhiên, khi sử dụng chỉ tiêu này, cầnphải kết hợp với các chỉ tiêu khác thì mới rút ra được kết luận đúng Nếu nhưtốc độ tăng dư nợ CVTD nhỏ hơn so với các nhóm cho vay khác thì không thểnói rằng chất lượng CVTD được nâng cao
Tỷ trọng dư nợ CVTD trong tổng dư nợ cho vay của NHTM:
Tỷ trọng thu nhập CVTD:
Thu nhập CVTD
Tỷ trọng thu nhập CVTD =
-Tổng thu nhập từ hoạt động cho vay
Tỷ lệ này cho thấy mức độ đóng góp của hoạt động cho vay tiêu dùng
Trang 24đối với kết quả kinh doanh ngân hàng trong hoạt động cho vay.
Vòng quay vốn:
Doanh số thu nợ CVTDVòng quay vốn CVTD = -
Dư nợ CVTD bình quânChỉ tiêu này càng lớn càng tốt
Hệ số phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng CVTD hàngnăm Thể hiện khả năng thu hồi vốn của ngân hàng cao hay thấp, chất lượngquản lý vốn tín dụng CVTD tốt hay xấu Nếu vòng quay chậm chứng tỏ chấtlượng CVTD không tốt, thu nợ trong kỳ kém, vốn tín dụng bị đóng băng
Hiệu suất sử dụng vốn vay:
Tổng dư nợHiệu suất sử dụng vốn vay = -
Tổng vốn huy động Chỉ tiêu này cho biết khả năng cho vay của ngân hàng với khả năng huyđộng vốn, đồng thời xác định hiệu quả một đồng vốn huy động Ngân hàngluôn tìm cách để cân đối giữa nguồn vốn huy động và tổng dư nợ Vì nếu tỷ lệnày quá cao tức tiền cho vay nhiều hơn nhiều so với tiền gửi lúc đó ngân hàng
sẽ gặp rủi ro thanh khoản rất lớn, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng buộcngân hàng phải tìm kiếm nguồn vốn thêm với chi phí cao hơn Còn nếu tỷ lệnày quá thấp tức khi đó ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng thừa vốn, làm giảmhiệu quả sử dụng vốn và cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng
1.3.4 Phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể.
(i) Căn cứ vào thực trạng tài chính của khách hàng và/hoặc thời hạnthanh toán nợ gốc và lãi vay, tổ chức tài chính quy mô nhỏ thực hiện phânloại nợ theo năm (05) nhóm như sau:
a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ trong hạn;
Trang 25- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày.
b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu
c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngàytheo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khảnăng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng
d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đếndưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai
đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trởlên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
(ii) Theo QD 493/2005 và QD 18/2007 về việc phân loại nợ và trích lập
dự phòng rủi ro thì tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ quyđịnh tại Khoản 1 Điều này như sau:
Trang 26dư nợ gốc của khoản cho vay trước khi tính dự phòng cụ thể gồm:
a) 100% số dư tiết kiệm bắt buộc, tiền gửi tự nguyện tại tổ chức tàichính quy mô nhỏ;
b) 100% mệnh giá của trái phiếu Chính phủ (tín phiếu Kho bạc, tráiphiếu Kho bạc, trái phiếu công trình trung ương, trái phiếu đầu tư, công tráixây dựng Tổ quốc), trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh
(iv) Số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ được tính theo côngthức sau
R = (A – C) x r
Trong đó:
R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích
A: số dư nợ gốc của khoản nợ
C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm
Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của một NH Vì thế nó
là nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến hoạt động CVTD Về cơ bản, nội dungcủa chính sách tín dụng bao gồm chính sách KH, chính sách marketing, chínhsách về quy mô và giới hạn tín dụng, chính sách lãi suất và thời hạn tín dụng,chính sách về các khoản đảm bảo…
Quy trình cho vay:
Một quy trình cho vay rườm rà, phức tạp, tốn thời gian nhiều khi làmmất đi cơ hội kinh doanh của KH Do đó, quy trình thủ tục cho vay của NHcần phải đơn giản, hợp lý, vừa đảm bảo để NH có được các thông tin cầnthiết, vừa không gây phiền hà cho KH Điều này sẽ thu hút nhiều KH tới NH
Trang 27để vay vốn.
Quy mô và cơ cấu vốn của NHTM
Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến nâng cao chất lượng CVTD Vớilượng vốn dồi dào, NHTM sẽ dễ dàng hơn đối với các chính sách tín dụngnhằm nâng cao chất lượng cho vay Ngược lại, nếu hoạt động huy động vốncủa NH gặp khó khăn thì NH sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu vay của KH
Đội ngũ cán bộ nhân viên của NHTM
Ngành dịch vụ có đặc điểm nổi bật là chất lượng dịch vụ phụ thuộc rấtnhiều vào yếu tố con người NH là doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ tài chính.Nhân viên NH thường xuyên tiếp xúc với KH, do đó, là hình ảnh đại diện cho
NH trong con mắt KH Đội ngũ nhân viên có trình độ, có tác phong chuyênnghiệp, thái độ phục vụ chu đáo, nhiệt tình sẽ để lại cho NH ấn tượng tốt
Mạng lưới chi nhánh và cơ sở vật chất thiết bị của NHTM
Số lượng và sự phân bố chi nhánh của NH cũng tác động tới khả năngnâng cao chất lượng CVTD KH thường giao dịch với NH có vị trí địa lý gầnđịa bàn hoạt động của mình để giảm chi phí về thời gian và phương tiện đi lại
1.3.5.2 Những nhân tố khách quan.
Những nhân tố từ phía khách hàng
Trong nền kinh tế thị trường, khi nhu cầu về một loại hàng hóa nào đótăng lên thì việc tăng cung để đáp ứng nhu cầu đó là hết sức cần thiết Tronglĩnh vực tín dụng, điều này cũng hoàn toàn đúng Người tiêu dùng có nhu cầulớn về vốn tiêu dùng sẽ thúc đẩy NH nâng cao chất lượng CVTD, qua đó thuhút đông đảo hơn lượng KH đến với NH
Những nhân tố từ phía môi trường kinh doanh
Thực trạng chung của nền kinh tế: Hoạt động NH có liên quan đến tất cả
các lĩnh vực trong nền kinh tế Vì thế, những biến động của nền kinh tế sẽ cótác động tới hoạt động của NH, đặc biệt là hoạt động cho vay
Môi trường pháp lý: Tín dụng là một trong những hoạt động rủi ro nhất
Trang 28của NH, song lại rất quan trọng đối với nền kinh tế Vì thế, nó chịu sự kiểmsoát rất chặt chẽ của pháp luật Môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch với hệthống các văn bản pháp luật hợp lý, thống nhất là điều kiện để KH tiếp cận dễdàng hơn với nguồn vốn của NHTM.
Môi trường chính trị xã hội: Môi trường chính trị xã hội ổn định giúp đời
sống người dân được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng tăng cả về chất và lượng Tráilại, môi trường chính trị xã hội kém ổn định sẽ làm cho xu hướng tiêu dùng củangười dân giảm sút, dẫn đến sự thu hẹp hoạt động CVTD của NHTM
Trang 29CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THUƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ THANH HOÁ
2.1 Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh.
Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánhthành phố Thanh Hóa
Tên viết tắt: Vietinbank
Trụ Sở: Số 17 Phan Chu Trinh, Điện Biên, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh thanh HóaĐiện thoại: 037.3852318
Thực hiện Nghị quyểt Đại hội lần thứ 3 của BCH TW Đảng Cộng Sản ViệtNam khóa VI và Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộtrưởng (nay là chính phủ ) về việc chuyển hoạt động Ngân Hàng sang hạch toánkinh tế và kinh doanh XHCN,hình thành hệ thống Ngân hàng hai cấp :
Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạtđộng Ngân hàng và các Ngân hàng Thương Mại thực hiện chức năng kinhdoanh tiền tệ tín dụng và các dịch vụ Ngân Hàng
Đây là mốc son lịch sử của hệ thống ngân hàng được tách bạch rõ rànggiữa chức năng quản lý Nhà nước và chức năng kinh doanh.Đánh dấu sự rađời của các NHTM với sự vươn lên và phát triển mạnh mẽ,góp phần xứngđáng vào quá trình hội nhập và công cuộc đổi mới đất nước
Trong xu thế thời đại đó ngày 1/7/1988 Ngân hàng Công Thương ViệtNam đã ra đời và đi vào hoạt động.Hai tháng sau,ngày 01/9/1988 chi nhánhNHTC tỉnh Thanh Hóa được thành lập trên cơ sở NH Nhà nước thị xã ThanhHóa cùng với các phòng tín dụng công nghiệp,tín dụng thương nghiệp củaNgân hàng Nhà nước tỉnh để hợp thành chi nhánh NHCT tỉnh Thanh
Trang 30Hóa ,đơn vị thành viên nằm trong đội hình của NHTC Việt Nam.
Cùng thời gian đó các chi nhánh NHNN thị xã Bỉm Sơn,thị xã Sầm Sơnchuyển thành chi nhánh NHTC cấp II thuộc chi nhánh NHCT tỉnh Thanh Hóa.Cùng với quá trình đổi mới đất nước và toàn ngành,từ ngày thành lậpđến nay chi nhánh NHCT Thanh Hóa luôn khẳng định được vai trò vị trí củamột đơn vị luôn đi tiên phong trong công cuộc đổi mới,góp phần tích cực thúcđẩy sự phát triển của nền kinh tế tỉnh nhà
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban của chi nhánh.
2.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức.
Mối quan hệ trực tuyến
Mối quan hệ chức năng
Hình 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức của chi nhánh.
BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG KSNB
NHCT VN
Phòng TTĐT
Phòng
Kế Toán
Phòng TTKQ
Phòng
TT XNK
Phòng TCHC
Phòng QLRR
Phòng KHCN
Trang 312.1.2.2 Chức năng các phòng ban.
Ban giám đốc gồm: 01 giám đốc và 02 phó giám đốc: nhiệm vụ lãnh đạo
và điều hành mọi hoạt động kinh doanh cảu nhân hàng cũng như quyết địnhnhững vấn đề liên quan đến quản lý và tổ chức trong ngân hàng đồng thờichịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng giám đốc NHTMCP NN CôngThương Việt Nam
Phòng khách hàng doanh nghiệp: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch
với khách hàng là các doanh nghiệp để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoạitệ;thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng,quản lý các sản phẩm tíndụng phù hợp với chế độ,thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT VN Trựctiếp quảng cáo,tiếp thik,giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng chocác doanh nghiệp
Phòng khách hàng cá nhân: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với
khách hàng là các cá nhân để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; thực hiệncác nghiệp vụ liên quan đến tín dụng,quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợpvới chế độ,thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT VN.Trực tiếp quảngcáo,tiếp thị,giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các kháchhàng cá nhân
Phòng quản lý rủi ro: Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho
Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh.Quản lý giámsát thực hiện danh mục cho vay,đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụngcho từng khách hàng.Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng,dự án,phương
án đề nghị cấp tín dụng.Thực hiện chức năng đánh giá,quản lý rủi ro trongtoàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của NHCT VN
Phòng tổ chức hành chính: Phòng tổ chức hành chính là phòng nghiệp
vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủtrương chính sách của nhà nước và quy định của NHCT VN.Thực hiện côngtác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh,thực
Trang 32hiện công tác bảo vệ,an ninh an toàn chi nhánh.
Phòng thanh toán xuất nhập khẩu: Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện
nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánhtheo quy định của NHCT VN
Phòng tiền tệ kho quỹ: Phòng tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý
an toàn kho quỹ,quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và NHCTVN.Ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm,các điểm giao dịch trong và ngoàiquầy,thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu,chi tiền mặt lớn
Phòng kế toán: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với
khách hàng;các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tàichính,chi tiêu nội bộ tại chi nhánh;Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quanđến nghiệp vụ thanh toán,xử lý hạch toán các giao dịch.Quản lý và chịu tráchnhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy,quản lý quỹ tiền mặt đến từng giaodịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và NHCT VN.Thực hiện nhiệm
vụ tư vấn cho khách hang về sử dụng các sản phẩm của Ngân hàng
Phòng thông tin điện toán: Thực hiện công tác quản lý,duy trì hệ thống
thông tin điện toán tại chi nhánh.Bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thôngsuốt hoạt động của hệ thống mạng máy tính của chi nhánh
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn.
Huy động vốn là hoạt động quan trọng trong việc phát triển của chinhánh thành phố Thanh Hóa cũng như toàn hệ thống NH TMCP CôngThương Việt Nam Trong những năm gần đây, việc huy động diễn ra vô cùnggay gắt giữa các chi nhánh, các tổ chức tín dụng, các phòng giao dịch trong vàngoài hệ thống Một trong số nguyên nhân đó là do ngày càng có nhiều ngânhàng được thành lập, các kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn Tuy nhiên với nỗlực, chính sách phù hợp, bằng cách sử dụng nhiều hình thức huy động vốn vớilãi xuất phù hợp với từng thời kỳ như tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi
Trang 33rút gốc linh hoạt…với lãi xuất hấp dẫn, cải tiến các mặt nghiệp vụ, đổi mớiphong cách phục vụ khách hàng và mở rộng mạng lưới hoạt động nhằm khaithác nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế Nhờ vậy mà tình hình huy độngvốn của Chi nhánh vẫn tăng trưởng và phát triển với những con số ấn tượng.NHCT Thanh Hoá là một trong 4 NHTM lớn trên địa bàn, có thị phầnnguồn vốn huy động khá lớn Dưới sự chỉ đạo đúng đắn, sát sao của BanGiám đốc, sự nhiệt tình, năng động của lực lượng cán bộ huy động vốn cóchuyên môn nghiệp vụ vững, hoạt động H ĐV của chi nhánh Thanh Hoá pháttriển khá tốt Chi tiết hoạt động H ĐV của chi nhánh Thanh Hoá được thể hiện
Năm 2011
Năm 2012
Trang 34mất giá của đồng tiền Việt Nam tăng nhanh, nhưng quy mô huy động vốn củachi nhánh luôn tăng trưởng qua các năm, lần lượt là năm 2010 là 1.893 tỷđồng, năm 2011 là 2.382 tỷ VNĐ và năm 2012 đạt 2.861 tỷ tương ứng với tốc
độ tăng trưởng là 25,8% (2011 so với 2010); 20,1%( 2012 so với 2011) Cóđược kết quả đó chi nhánh đã xác định được chiến lược tăng trưởng nguồnvốn gắn với chiến lược khách hàng để từ đó có chính sách chăm sóc, tiếp thịkhách hàng ngày càng tốt hơn…
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy tổng nguồn vốn huy động năm 2012tăng 20,1% so với năm 2011 và tăng về giá trị tuyệt đối là 480 tỷ VND Để
có thể thấy rõ hơn tình hình huy động vốn ở NHCT Thanh Hoá, chúng taphân loại theo hướng sau:
Năm 2011
Năm 2012
Trung và dài hạn Ngắn hạn
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của NHCT
Thanh Hóa giai đoạn 2010 – 2012.
Trong năm 2012 nguồn vốn có kỳ hạn dưới từ 12 tháng trở xuống ( ngắnhạn) của chi nhánh Thanh Hoá khá cao, bằng 82,1% Tổng nguồn vốn huy động của cả chi nhánh; nhìn vào cơ cấu nguồn vốn thì đây là cơ hội cho các
Trang 35cá nhân, TCKT vay vốn lưu động Nhưng thực tế tại NHCT Thanh Hoá, số lượng vốn trên 12 tháng không đủ đầu tư cho 4 doanh nghiệp lớn trên địa bàn,nguồn vốn trung dài hạn cho DN không đáng kể nên các DN càng khó hơn trong việc tiếp cận với nguồn vốn để đầu tư dài hạn.
- Phân theo đối tượng:
Năm 2011
Năm 2012
TG của Dân cư
TG của TCKT
Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng nguồn vốn huy động phân theo đối tượng gửi tiền
của NHCT Thanh Hóa giai đoạn 2010 – 2012
Nguồn vốn huy động của NHCT Thanh Hoá chủ yếu là tiền gửi tiết kiệmcủa dân cư chiếm tới 77,4% trong tổng nguồn, tiền gửi các doanh nghiệpchiếm tỷ lệ bình quân 22%- 25% trong tổng nguồn, và số còn lại là các hìnhthức huy động khác Với tỷ lệ thấp trong tổng nguồn huy động cho thấy hoạtđộng tiền gửi, thanh toán qua tài khoản ngân hàng của các doanh nghiệp tạichi nhánh Thanh Hoá còn hạn chế Việc tăng số lượng tài khoản của cácdoanh nghiệp và tăng cường thanh toán giữa các doanh nghiệp với nhau thôngqua hệ thống ngân hàng sẽ là cơ sở làm tăng nguồn vốn huy động tại ngânhàng Nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp cao là lợi thế của ngân hàng với