0
Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH PHỐ THANH HOÁ (Trang 32 -32 )

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn.

Huy động vốn là hoạt động quan trọng trong việc phát triển của chi nhánh thành phố Thanh Hóa cũng như toàn hệ thống NH TMCP Công Thương Việt Nam. Trong những năm gần đây, việc huy động diễn ra vô cùng gay gắt giữa các chi nhánh, các tổ chức tín dụng, các phòng giao dịch trong và ngoài hệ thống. Một trong số nguyên nhân đó là do ngày càng có nhiều ngân hàng được thành lập, các kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn. Tuy nhiên với nỗ lực, chính sách phù hợp, bằng cách sử dụng nhiều hình thức huy động vốn với lãi xuất phù hợp với từng thời kỳ như tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi

rút gốc linh hoạt…với lãi xuất hấp dẫn, cải tiến các mặt nghiệp vụ, đổi mới phong cách phục vụ khách hàng và mở rộng mạng lưới hoạt động nhằm khai thác nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Nhờ vậy mà tình hình huy động vốn của Chi nhánh vẫn tăng trưởng và phát triển với những con số ấn tượng.

NHCT Thanh Hoá là một trong 4 NHTM lớn trên địa bàn, có thị phần nguồn vốn huy động khá lớn. Dưới sự chỉ đạo đúng đắn, sát sao của Ban Giám đốc, sự nhiệt tình, năng động của lực lượng cán bộ huy động vốn có chuyên môn nghiệp vụ vững, hoạt động H ĐV của chi nhánh Thanh Hoá phát triển khá tốt. Chi tiết hoạt động HĐV của chi nhánh Thanh Hoá được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn từ năm 2010 đến năm 2012 của chi nhánh.

Biểu đồ 2.1: Tình tình nguồn vốn huy động của NHCT Thanh Hóa giai đoạn 2010 – 2012.

Trong những năm qua, hoạt động HĐV của NHCT Thanh Hoá khá tốt. Mặc dù, trong điều kiện nền kinh tế đang trong giai đoạn suy giảm, tốc độ

mất giá của đồng tiền Việt Nam tăng nhanh, nhưng quy mô huy động vốn của chi nhánh luôn tăng trưởng qua các năm, lần lượt là năm 2010 là 1.893 tỷ đồng, năm 2011 là 2.382 tỷ VNĐ và năm 2012 đạt 2.861 tỷ tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 25,8% (2011 so với 2010); 20,1%( 2012 so với 2011). Có được kết quả đó chi nhánh đã xác định được chiến lược tăng trưởng nguồn vốn gắn với chiến lược khách hàng để từ đó có chính sách chăm sóc, tiếp thị khách hàng ngày càng tốt hơn…

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy tổng nguồn vốn huy động năm 2012 tăng 20,1% so với năm 2011 và tăng về giá trị tuyệt đối là 480 tỷ VND. Để có thể thấy rõ hơn tình hình huy động vốn ở NHCT Thanh Hoá, chúng ta phân loại theo hướng sau:

- Phân theo kỳ hạn:

Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của NHCT Thanh Hóa giai đoạn 2010 – 2012.

Trong năm 2012 nguồn vốn có kỳ hạn dưới từ 12 tháng trở xuống ( ngắn hạn) của chi nhánh Thanh Hoá khá cao, bằng 82,1% Tổng nguồn vốn huy động của cả chi nhánh; nhìn vào cơ cấu nguồn vốn thì đây là cơ hội cho các

cá nhân, TCKT vay vốn lưu động. Nhưng thực tế tại NHCT Thanh Hoá, số lượng vốn trên 12 tháng không đủ đầu tư cho 4 doanh nghiệp lớn trên địa bàn, nguồn vốn trung dài hạn cho DN không đáng kể nên các DN càng khó hơn trong việc tiếp cận với nguồn vốn để đầu tư dài hạn.

- Phân theo đối tượng:

Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng nguồn vốn huy động phân theo đối tượng gửi tiền

của NHCT Thanh Hóa giai đoạn 2010 – 2012.

Nguồn vốn huy động của NHCT Thanh Hoá chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của dân cư chiếm tới 77,4% trong tổng nguồn, tiền gửi các doanh nghiệp chiếm tỷ lệ bình quân 22%- 25% trong tổng nguồn, và số còn lại là các hình thức huy động khác. Với tỷ lệ thấp trong tổng nguồn huy động cho thấy hoạt động tiền gửi, thanh toán qua tài khoản ngân hàng của các doanh nghiệp tại chi nhánh Thanh Hoá còn hạn chế. Việc tăng số lượng tài khoản của các doanh nghiệp và tăng cường thanh toán giữa các doanh nghiệp với nhau thông qua hệ thống ngân hàng sẽ là cơ sở làm tăng nguồn vốn huy động tại ngân hàng. Nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp cao là lợi thế của ngân hàng với

lãi suất huy động bình quân thấp sẽ phục vụ tốt hơn hoạt động cho vay của các doanh nghiệp. Khi đó, kết quả kinh doanh của ngân hàng sẽ khả quan hơn do chi phí về vốn thấp hơn.

-Phân theo loại tiền tệ:

Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng nguồn vốn huy động phân theo loại tiền tệ của NHCT Thanh Hóa giai đoạn năm 2010 – 2012.

Trong năm 2012, nguồn vốn ngoại tệ của chi nhánh Thanh Hoá tương đối ổn định ở mức là 330 tỷ VND quy đổi và tỷ lệ nguồn vốn ngoại tệ trong tổng nguồn huy động giảm do nguồn vốn bằng VND tăng rất nhanh. Nhất là năm 2012 vốn VND tăng giá trị tuyệt đối là 537 tỷ đồng, trong khi đó năm 2011 tăng 473 tỷ đồng so với năm trước. Và đây là tín hiệu tốt của chi nhánh Thanh Hoá trong việc tăng cường HĐV để đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn cho các doanh nghiệp.

Những tháng cuối năm 2012 có thể nói hoạt động ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là công tác HĐV do tác động của thị trường bất động sản, cũng như biến động bất thường về giá vàng, tỷ giá ngoại tệ... dẫn đến nguồn vốn huy động của ngân hàng giảm mạnh. Tuy nhiên, Ngân hàng TMCP Công thương VN - Chi nhánh Thanh Hoá đã chủ động phân tích

nghiên cứu thị trường, có nhiều giải pháp phù hợp, linh hoạt, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, kỳ hạn huy động và lãi suất hợp lý đảm bảo luôn chủ động về nguồn vốn cho đầu tư và thanh toán. Các biện pháp đã được áp dụng như: thành lập lại Ban chỉ đạo phát triển nguồn vốn, thường xuyên phân tích thị trường, xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng có số dư tiền gửi lớn, ổn định; thực hiện liên tục các đợt khuyến mại, tặng quà cho người gửi tiền.

2.1.3.2 Hoạt động cho vay.

Hoạt động tín dụng vẫn luôn là hoạt động chủ yếu đem lại nguồn thu cho NH. Vì thế việc chú trọng tăng trưởng và phát triển H ĐTD luôn được VietinBank thành phố Thanh Hóa chú trọng với nhiều biện pháp như tăng cường đào tạo cho nhân viên, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường quảng bá hình ảnh, uy tín…nên Vietin Bank thành phố Thanh Hóa đã đạt được những mức tăng trưởng tín dụng tương đối khả quan. Được thể hiện rõ qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ tín dụng từ năm 2010 đến năm 2012 của chi nhánh.

Biểu đồ 2.5: Tổng dư nợ của chi nhánh giai đoạn 2010 - 2012.

Bám sát định hướng của Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam về nâng cao hiệu quả tín dụng, cụ thể là mở rộng thị trường tín dụng bán lẻ, khách

hàng vừa và nhỏ, NHCT chi nhánh thành phố Thanh hóa đã tích cực triển khai và đạt được kết quả tốt. Năm 2011, 2012, NHCT Thanh Hóa đã đạt được nghiêm túc và đạt kết quả cao về chủ trương chống suy giảm kinh tế, khuyến khích đầu tư, tiêu dùng, kích thích tăng trưởng kinh tế thông qua kênh hỗ trợ lãi xuất cho vay của chính phủ, đồng thời góp phần đảm bảo ổn định các cân đối tiền tệ quan trọng, duy trì an toàn cho hệ thống ngân hàng và tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất kinh doanh và đời sống.

HĐTD của chi nhánh Thanh Hoá trong những năm qua tăng trưởng khá tốt. Thị phần tín dụng của NHCT Thanh Hoá so với các NHTM trên địa bàn toàn tỉnh ổn định. Dư nợ cho vay tăng nhanh qua các năm: Năm 2012 tăng 5,3% so năm 2011, năm 2011 tăng 21,1 % so với năm 2010. Tốc độ tăng vốn vay ngắn hạn tăng hơn vốn trung và dài hạn. Nguyên nhân là năm 2010, 2011 chi nhánh mở rộng cho vay lĩnh vực thương mại, xây dựng…

Năm 2011, tốc độ tăng tín dụng của NHCT Thanh Hoá khá lớn tăng 559 tỷ đồng với tỷ lệ tăng là 21,1% so với năm 2010. Năm 2012 tốc độ tăng so với năm 2011 là 5,3 % với số tuyệt đối là 171 tỷ đồng nhưng do các ngân hàng cổ phần trên địa bàn cạnh tranh trong H ĐTD, làm cho thị phần của NHCT Thanh Hoá bị chia sẻ và chỉ chiếm 19% trong tổng dư nợ tín dụng của tỉnh.

Năm 2012 Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến chỉ đạo công tác tín dụng. Chi nhánh Thanh Hoá đã triển khai kịp thời và thực hiện đồng bộ các giải pháp như: tăng trưởng tín dụng đi đôi với với nâng cao chất lượng tín dụng đặt yêu cầu đảm bảo chất lượng tín dụng lên hàng đầu, mọi khoản cho vay đều được kiểm soát chặt chẽ. Dư nợ cho vay nền kinh tế toàn chi nhánh đến ngày 31/12/2012: 3.379 tỷ đồng, tăng 559 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng 21,1%, đây là tỷ lệ tăng khá cao tuy nhiên còn thấp hơn so với tỷ lệ tăng của toàn hệ thống( 52%).

Cơ cấu dư nợ cho vay nền kinh tế:

Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng dư nợ phân theo loại đồng tiền cho vay của NHCT Thanh Hóa giai đoạn 2010 – 2012.

+ Cho vay bằng VND đạt 3.039 tỷ đồng, so với đầu năm(2.755 tỷ đồng) tăng 667 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 42,3%; Chiếm tỷ trọng 84,8% trong tổng dư nợ.

+ Cho vay ngoại tệ qui VND đạt 340 tỷ đồng, so với đầu năm(453 tỷ đồng) giảm 113 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 24,9%; Chiếm 15,2% trong tổng dư nợ.

Phân theo thời hạn cho vay

Biểu đồ 2.7: Tỷ trọng dư nợ phân theo thời hạn cho vay của NHCT Thanh Hóa giai đoạn 2010 – 2012.

dư nợ trung và dài hạn. Điều này là do những chính sách kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng. Loại vay có thời hạn ngắn (dưới 12 tháng) đã được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn của các cá nhân trong xã hội. Cho vay ngắn hạn giúp ngân hàng tận dụng tốt vốn huy động do tăng vòng quay vốn, rủi ro thấp.

+ Cho vay ngắn hạn đạt 2.450 tỷ đồng, tăng 267 tỷ đồng so với đầu năm(2.183 tỷ); tỷ lệ tăng 12,2% ; chiếm tỷ trọng 60,4% trong tổng dư nợ.

+ Cho vay trung, dài hạn và cho vay khác đạt 929 tỷ đồng, giảm 96 tỷ đồng so với đầu năm (1.025 tỷ), tỷ lệ giảm 9,4 %; chiếm tỷ trọng 39,6% trong tổng dư nợ.

Phân theo khách hàng

Biểu đồ 2.8: Tổng dư nợ phân theo đối tượng cho vay của NHCT Thanh Hóa giai đoạn 2010 – 2012.

+ Cho vay cá nhân, hộ GĐ đạt 816 tỷ đồng, tăng 47 tỷ đồng so với đầu năm(769 tỷ); tỷ lệ tăng 6,1% ; chiếm tỷ trọng 24,2% trong tổng dư nợ.

+ Cho vay doanh nghiệp đạt 2.563 tỷ đồng, tăng 124 tỷ đồng so với đầu năm(2.439 tỷ); tỷ lệ tăng 5,1% ; chiếm tỷ trọng 75,8% trong tổng dư nợ.

2.1.3.3 Các hoạt động kinh doanh khác. a.Hoạt động thanh toán quốc tế.

Với việc chủ động đổi mới công nghệ, việc thanh toán chuyển tiền nhanh chóng, chính xác nên chi nhánh đã ngày càng thu hút nhiều khách hàng mới tới giao dịch, cũng như cải thiện mối quan hệ với các khách hàng cũ. Chi nhánh đã đảm bảo được quyền lợi cho các bên mua bán trong thanh toán hàng nhập, hàng xuất và chuyển tiền. Các giao dịch thanh toán được thực hiện kịp thời, chính xác, không để xảy ra bất kỳ sai sót nào. Tổng doanh thu của hoạt động năm 2010 đạt 15,6 tỷ chiếm 4,68% trong tổng doanh thu, năm 2011 đạt 28,7 tỷ chiếm 3,24% trong tổng doanh thu và năm 2012 đạt 18,4 tỷ chiếm 2% trong tổng doanh thu toàn chi nhánh.

b.Hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

Việc thay đổi không ổn định của tỷ giá trong những năm gần đây đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh, nhưng chi nhánh luôn tăng cường công tác quản lý ngoại tệ, đáp ứng mọi nhu cầu mua bán của khách hàng. Ngoài thu đổi mua bán của các đại lý, qua thị trường tự do và thị trường liên ngân hàng, chi nhánh còn khai thác, thu mua từ các đơn vị có nguồn ngoại tệ lớn, các doanh nghiệp xuất khẩu, đồng thời theo dõi sát sao chặt chẽ luồng tiền đi – đến, tỷ giá, hạn mức, điều chuyển vốn… Do vậy đã hạn chế được nhiểu rủi ro, thạng thái ngoại tệ được khắc phục, tuân thủ đúng quy định của Ngân Hàng TMCP CT Việt Nam. Tổng doanh thu của hoạt động năm 2010 đạt 10,4 tỷ chiếm 3,12% trong tổng doanh thu, năm 2011 đạt 30,3 tỷ chiếm 3,42% trong tổng doanh thu và năm 2012 đạt 10,6 tỷ chiếm 1,15% trong tổng doanh thu toàn chi nhánh.

Cùng với việc ứng dụng công nghệ trong công tác kế toán, việc triển khai các điểm giao dịch, xây dựng phong cách giao dịch mới, làm tốt các dịch vụ thanh toán, công tác giao dịch đã thực sự góp phần quan trọng vào kết quả hoạt động kinh doanh nói chung của chi nhánh, đồng thời xây dựng được lòng tin đối với khách hàng khi quan hệ với chi nhánh. Nhờ đó, dịch vụ bảo lãnh của chi nhánh đã trở nên phát triển hơn, lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngày càng tăng, uy tín của ngân hàng cũng theo đó mà nâng cao thêm. Tổng doanh thu của hoạt động năm 2010 đạt 9 tỷ chiếm 2,7% trong tổng doanh thu, năm 2011 đạt 11 tỷ chiếm 1,24% trong tổng doanh thu và năm 2012 đạt 9 tỷ chiếm 0,97% trong tổng doanh thu toàn chi nhánh.

2.1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Những năm vừa qua, hoạt động kinh doanh của Ngân HàngTMCP Công Thương chi nhánh thành phố Thanh Hóa đã có những bước tăng trưởng khá cao, điều này được thể hiện khá rõ qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh sau:

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Qua bảng số liệu trên ta thấy: kết quả kinh doanh – lợi nhuận của chi nhánh đều tăng qua các năm.

*/ So sánh năm 2011 với 2010: Ta có thể thấy tổng thu nhập đã tăng rất nhiều (333,106 tỷ - 885,117 tỷ) tăng 552,011 tỷ, tỷ lệ tăng là 165,72% mặc dù tổng thu nhập tăng rất cao nhưng bên cạnh đó tổng chi phí cũng tăng rất nhiều (281,341 tỷ – 827,909 tỷ) tăng 546,568 tỷ với tỷ lệ tăng là 194,27% vì thế cho nên lợi nhuận của NH tuy có tăng nhưng tăng không đáng kể (51,766 tỷ - 57,208 tỷ) tăng 5,442 tỷ, tỷ lệ tăng là 10,51%.

*/ So sánh năm 2012 với 2011: Ta cũng sẽ thấy tổng thu nhập tăng (885,117 tỷ – 924,926 tỷ) tăng 39,809 tỷ, tỷ lệ tăng là 4,5% và tổng chi phí cũng có tăng nhưng tăng ít (827,909 tỷ - 831,589 tỷ) tăng có 3,95 tỷ với tỷ lệ tăng là 0,48%, Tổng thu nhập tăng nhiều, tổng chi phí cũng tăng nhưng tăng ít vì vậy lợi nhuận của NH đã tăng đáng kể, đây là năm tăng mạnh nhất trong 3

năm 2010, 2011, 2012, từ 57,208 tỷ của năm 2011 lên đến 93,067 tỷ năm 2012 tăng 35,859 tỷ va tỷ lệ tăng là 62,68%.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH PHỐ THANH HOÁ (Trang 32 -32 )

×