Nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên, có định hướng phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Thanh Phố Thanh Hoá (Trang 59)

triển nguồn nhân lực.

- Chuyên môn hóa CBTD: Mỗi CBTD sẽ được giao phụ trách một nhóm khách hàng nhất định, có những đặc điểm chung về ngành nghề kinh doanh hoặc loại hình doanh nghiệp. Việc phân nhóm tùy theo năng lực, sở trường, kinh nghiệm của từng cán bộ tín dụng. Qua đó, CBTD có thể hiểu biết khách hàng một cách sâu sắc, tập trung vào một công việc của mình và giảm chi phí trong điều tra, tìm hiểu khách hàng, giảm sai sót trong quá trình thẩm định, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.

- Đào tạo kỹ năng: NH cần đào tạo CBTD theo các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng điều tra, kỹ năng phân tích, kỹ năng đàm phán…

- Có cơ chế khen thưởng, đãi ngộ hợp lý đối với CBTD, thưởng phạt nghiêm minh: những CBTD thiếu tinh thần trách nhiệm, làm thất thoát vốn, vi phạm cơ chế cần được xử lý nghiêm khắc, đặc biệt đối với những CBTD có hành vi tiêu cực làm ảnh hưởng đến lợi ích của NH. Tùy theo mức độ có thể

áp dụng các hình thức xử lý, kỷ luật như chuyển công tác, tạm đình chỉ, sa thải…Ngoài việc nâng cao trách nhiệm của cán bộ NH phải có chế độ khen thưởng đối với những cán bộ có thành tích xuất sắc trong hoạt động tín dụng.

3.2.6.Đẩy mạnh công tác Marketing.

Việc làm cho người dân hiểu biết về ngân hàng và những lợi ích mà ngân hàng mang lại cho họ là điều rất cần thiết để mở rộng cho vay. Nếu như công tác tuyên truyền được thực hiện tốt thì sẽ có tác dụng trong việc thay đổi thói quen tích lũy để tiêu dùng và tâm lý sợ đi vay của người dân. Qua đó sẽ tăng số lượng khách hàng góp phần thúc đẩy cho vay tiêu dùng phát triển. Muốn vậy ngân hàng cần mở rộng hoạt động Marketing ngân hàng và cần thực hiện những vấn đề sau:

- Tuyên truyền quảng cáo ngay tại ngân hàng bằng cách bố trí cho khách hàng quan sát, thấy được các hình ảnh về ngân hàng, về các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.

- Cán bộ ngân hàng là hình ảnh thu nhỏ của ngân hàng nên các cán bộ ngân hàng cần ý thức được rằng: “Mỗi cán bộ ngân hàng là một tuyên truyền viên tích cực và hiệu quả nhất về chính sách cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng”. Muốn vậy phải có chế độ đãi ngộ thích hợp với chính cán bộ công nhân viên trong ngân hàng.

- Cử cán bộ đi sâu sát đến từng cơ quan, đơn vị để tuyên truyền, phổ biến về nghiệp vụ cho vay để người dân hiểu về tiện ích mà loại tín dụng này mang lại cho họ. Đồng thời, cần chiếm được sự ủng hộ nhiệt tình của các cán bộ lãnh đạo để qua đó việc tiếp cận và tập hợp những nhu cầu của người dân cũng như việc tiến hành thực hiện nghiệp vụ diễn ra một cách suôn sẻ.

- Hàng năm, ngân hàng tổ chức hội nghị, hội thảo khách hàng, qua đó tạo được mối quan hệ thân thiết hơn với khách hàng, để đánh giá những mặt được, chưa được về hoạt động cho vay tiêu dùng, từ đó có các biện pháp cải thiện, nâng cao chất lượng phục vụ. Qua hội nghị khách hàng, giúp ngân hàng

hiểu rõ những khó khăn, giải đáp những thắc mắc của khách hàng, đánh giá và nắm bắt được những nhu cầu mới nảy sinh trong khách hàng, từ đó đưa ra cách thức cung ứng sản phẩm, cải tiến sản phẩm sao cho phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng.

- Tài trợ cho các sự kiện tiêu biểu nhằm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Tất cả những sự kiện thu hút được sự chú ý của xã hội đều nên được tận dụng để làm cho thương hiệu chi nhánh trở nên quen thuộc hơn. Tuy nhiên, chi nhánh cũng cần có sự lựa chọn khi tài trợ, tránh tài trợ cho các sự kiện không phù hợp với hoạt động NH, không xứng đáng với vị thế của chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Việt Nam.

- Chủ động tìm kiếm khách hàng mới. Chi nhánh có thể tổ chức họp báo giới thiệu sản phẩm hoặc tổ chức sự kiện quảng bá sản phẩm mới, hướng dẫn, tư vấn khách hàng trong việc lựa chọn sản phẩm, dịch vụ phù hợp với họ. Đây là biện pháp trực tiếp làm tăng số lượng khách hàng vay vốn tại chi nhánh, qua đó nâng cao chất lượng CVTD.

- Ngoài việc việc tạo dựng mối quan hệ với khách hàng mới, chi nhánh không nên sao lãng việc duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng cũ. Bộ phận chăm sóc khách hàng phải liên tục thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng để có sự điều chỉnh hợp lý về sản phẩm. Bộ phận Marketing phải nghiên cứu đưa ra những chương trình khuyến mại, những chính sách ưu đãi dành cho KH vay tiêu dùng để khuyến khích họ tiếp tục vay vốn tại chi nhánh.

- Bên cạnh chiến lược quảng bá thương hiệu thì chiến lược sản phẩm cũng cần phải được chi nhánh quan tâm nhiều hơn. Hiện nay, các sản phẩm tín dụng của chi nhánh khá đa dạng song không có nhiều khác biệt so với các sản phẩm dịch vụ mà những NHTM khác đang cung cấp. Điều đó tạo ra tâm lý quen thuộc của KH là dù đến các NH khác nhau, họ cũng nhận được những loại hình dịch vụ như nhau, với chất lượng đồng đều. Bởi vậy, để nâng cao chất lượng CVTD, chi nhánh phải nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường, đa

dạng hoá danh mục tín dụng để đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của KH. Hơn thế nữa, chi nhánh cần phải tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình, bằng các dịch vụ tiện ích kèm theo, bằng phong cách phục vụ tận tình, chuyên nghiệp. Điều này sẽ tạo ra dấu ấn riêng cho các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh. Một mặt hoàn thiện các sản phẩm của mình, mặt khác, chi nhánh cần phải tìm hiểu xem các NH đối thủ đang triển khai dịch vụ gì, chất lượng ra sao và dịch vụ mới nào sắp được họ tung ra thị trường. Từ đó, chi nhánh có những động thái đáp lại để có thể cạnh tranh với các NH khác trong việc thu hút KH về phía mình.

Tất cả những biện pháp trên, từ việc nghiên cứu môi trường kinh doanh đến quảng bá thương hiệu đều phải được chi nhánh thực hiện đều đặn, thường xuyên hoặc định kỳ. Hoạt động marketing của chi nhánh không những được tăng cường về quy mô và còn được nâng cao về chất lượng. Nhờ đó, việc nâng cao chất lượng CVTD mới được thực hiện dễ dàng và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Thanh Phố Thanh Hoá (Trang 59)