Kiến nghị với Ngân Hàng Công Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa (Trang 62)

P. Tiền tệ kho quỹ Quản lý rủi ro

3.3.3Kiến nghị với Ngân Hàng Công Thương Việt Nam

Chi nhánh là bộ phận nằm trong hệ thống NHCT Việt Nam. Do đó, mọi hoạt động của chi nhánh đều chịu sự tác động trực tiếp từ đường lối hoạt động của NHCT Việt Nam. Bởi thế NHCT Việt Nam cần có những tác động nhằm hỗ trợ chi nhánh trong việc thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng CVTD. Cụ thể:

•Chỉ đạo phương hướng hoạt động tín dụng của chi nhánh là phải nâng cao chất lượng CVTD.

•Tạo cơ chế để chi nhánh chủ động hơn trong việc lựa chọn dịch vụ, nhu cầu cần tài trợ.

•Cùng với chi nhánh xây dựng quy trình cho vay phù hợp với các khoản vay tiêu dùng, điều chỉnh những điều kiện cho vay và chính sách tín dụng theo hướng mềm dẻo, linh hoạt hơn đối với khách hàng vay tiêu dùng.

•Hỗ trợ về tài chính để chi nhánh tăng cường các hoạt động giới thiệu hình ảnh và quảng bá thương hiệu.

•Thực hiện các chương trình quảng cáo, tài trợ cho các sự kiện để thương hiệu NHCT Việt Nam trở lên phổ biến hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh thu hút được nhiều khách hàng, qua đó thúc đẩy động lực nâng cao chất lượng CVTD tại chi nhánh

•Hỗ trợ việc đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn của lãnh đạo cũng như CBNV chi nhánh

•Tăng cường công tác kiểm tra để đảm bảo việc nâng cao chất lượng CVTD của chi nhánh phải gắn liền với tăng trưởng tỷ trọng CVTD trong hoạt động cho vay tại chi nhánh cũng như đảm bảo an toàn cho hoạt động của chi nhánh và của toàn hệ thống NHCT Việt Nam.

Tóm lại, để chất lượng CVTD được nâng cao thì nỗ lực của riêng chi nhánh là không đủ. Sự phối hợp đồng bộ từ phía NHCT Việt Nam, NHNN Việt Nam, từ Chính phủ là rất quan trọng. Những thay đổi, cải cách trong hoạt động của các cơ quan này sẽ giúp chi nhánh thực thi có hiệu quả các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng CVTD.

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, thị trường ngân hàng diễn ra cạnh tranh hết sức gay gắt, hoạt động cho vay kinh doanh vốn là thế mạnh truyền thống của các NHTM đang trở nên ngày càng khó khăn hơn. Trong bối cảnh đó, thị trường cho vay tiêu dùng được xem như thị trường tiềm năng để các NHTM đa dạng hóa danh mục đầu tư, nâng cao lợi nhuận. Vì vậy, các ngân hàng có xu hướng nâng cao chất lượng CVTD, qua đó thu hút lượng đông đảo khách hàng vay tiêu dùng đến với mình. NH TMCP CTVN chi nhánh Đống Đa cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Việc nghiên cứu thực trạng chất lượng CVTD của chi nhánh cho thấy hoạt động này đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, song những kết quả đó còn chưa xứng đáng với vị thế và tiềm năng của chi nhánh. Hoạt động CVTD của chi nhánh cũng còn nhiều hạn chế cần được khắc phục.

Quận Đống Đa – địa bàn hoạt động của chi nhánh là địa bàn trung tâm rộng lớn, tập trung nhiều dân cư. Với vị trí đó, nền kinh tế quận Đống Đa sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao. Hơn nữa, khu vực dân cư quận Đống Đa hầu hết có mức thu nhập cao, nhu cầu tiêu dùng và chất lượng tiêu dùng lớn. Đây thật sự là một thị trường đầy tiềm năng đối với hoạt động tín dụng của chi nhánh. Bởi vậy, chi nhánh cần nhanh chóng thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng CVTD. Hơn thế nữa, các giải pháp đó phải được thực hiện với sự đầu tư lớn và quyết tâm cao, để hoạt động nâng cao chất lượng CVTD thực sự đạt hiệu quả, góp phần tăng cường sức mạnh của chi nhánh trong cuộc cạnh tranh với các NHTM Việt Nam và nước ngoài.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa (Trang 62)