Tăng cường hoạt động marketing

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa (Trang 54)

P. Tiền tệ kho quỹ Quản lý rủi ro

3.2.2 Tăng cường hoạt động marketing

Hiện nay, sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng đang diễn ra rất gay gắt. Thông qua hoạt động marketing, các NHTM phải chủ động tìm hiểu nhu cầu của thị trường, tìm kiếm khách hàng và lôi kéo họ về phía mình. Hoạt động marketing có ý nghĩa quyết định tới số lượng khách hàng cũng như sự trung thành của họ đối với ngân hàng. Chính vì lẽ đó, để nâng cao chất lượng CVTD, chi nhánh cần phải tăng cường hoạt động marketing, tập trung vào đối tượng khách hàng tiềm năng. Nhiệm vụ quan trọng nhất của hoạt động này là xác định được nhu cầu, mong muốn của khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng và cách thức đáp ứng nhu cầu đó một cách hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh của chi nhánh.

Để tăng cường hoạt động marketing, việc đầu tiên mà chi nhánh cần thực hiện là thành lập phòng marketing riêng biệt. Trong nhiều năm qua, hoạt động thế mạnh truyền thống của chi nhánh vốn là các khoản vay kinh doanh. Tuy nhiên, những năm gần đây chi nhánh đã có định hướng nâng cao chất lượng CVTD, qua đó mở rộng thị trường đối với loại hình dịch vụ này. Người tiêu dùng không những là đối tượng khách hàng mới, mà hiểu biết của họ về các dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ CVTD nói riêng còn hạn chế. Vì thế, để nâng cao chất lượng cho vay đối với nhóm khách hàng này, chi nhánh phải tìm hiểu về nhu cầu tiêu dùng thực tế của họ. Đồng thời, chi nhánh phải quảng bá hình ảnh của mình đến với khách hàng để họ biết đến những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao mà chi nhánh đang cung cấp. Điều này yêu cầu chi nhánh phải có một phòng marketing riêng biệt. Việc thành lập phòng marketing chuyên trách phải được thực hiện nhanh chóng. Phòng marketing với đội ngũ nhân viên marketing chuyên nghiệp có nhiệm vụ thực hiện các nội dung của marketing ngân hàng. Hơn thế nữa, chi nhánh nhất thiết phải tạo lập cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động của phòng marketing và hoạt động của phòng tín dụng. Chỉ khi đó, hoạt động marketing của chi nhánh mới thực sự hiệu quả.

Phòng marketing chuyên trách được thành lập có nhiệm vụ thực hiện các nội dung marketing ngân hàng. Nội dung đầu tiên chính là nghiên cứu môi trường kinh doanh. Phòng marketing phải thu thập, nghiên cứu thông tin về các yếu tố vĩ mô bao gồm: Môi trường địa lý, môi trường dân số, môi trường kinh tế, văn hóa xã hội, chính trị và pháp luật. Những thay đổi của các yêu tố môi trường này có tác động lớn đến hoạt động của cả chi nhánh lẫn hoạt động CVTD trên địa bàn. Vì vậy, bộ phận marketing phải dự báo được sự biến động của chúng, giúp lãnh đạo chi nhánh kịp thời điều chỉnh hoạt động của chi nhánh nói chung và hoạt động CVTD nói riêng cho phù hợp với những thay đổi của môi trường.

Không chỉ dừng lại ở đó, bộ phận marketing còn phải tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng, cụ thể là xu hướng tiêu dùng của xã hội và khu vực. Bộ phận marketing phải nghiên cứu thị trường, xác định được khách hàng mong muốn điều gì ở dịch vụ ngân hàng trong hiện tại và cả trong tương lai. Trên cơ sở những thông tin đầu vào mà bộ phận marketing cung cấp, chi nhánh mới có thể nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển thêm các dịch vụ mới, phù hợp với nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, bộ phận marketing còn có nhiệm vụ tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn của chi nhánh, để xây dựng chiến lược cạnh tranh phù hợp, tạo ra lợi thế cho chi nhánh trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ CVTD.

Trong chiến lược marketing hiện nay của chi nhánh thì chiến lược quảng bá hình ảnh thương hiệu chưa được chú trọng đúng mức. Để khắc phục điều này, chi nhánh cần thực hiện một số biện pháp như sau:

•Tổ chức họp báo và hội nghị khách hàng để giới thiệu về định hướng nâng cao chất lượng CVTD của mình. Tại đây, những thông tin về các sản phẩm hiện có, kế hoạch triền khai sản phẩm chất lượng cao mới sẽ được chi nhánh cung cấp cho báo chí và khách hàng. Đồng thời, chi nhánh thu thập ý kiến phản hồi, giải đáp những thắc mắc của khách hàng khi vay vốn tại chi nhánh. Đây là biện pháp rất hiệu quả để chi nhánh và khách hàng hiểu biết sâu sắc hơn về nhau, giúp cho quan hệ tín dụng giữa hai bên được mở rộng và bền chặt hơn.

•Sử dụng các phương tiện truyền thông như truyền hình, báo chí, internet… để giới thiệu về chi nhánh và các chính sách ưu đãi dành cho khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng, quảng cáo về các sản phẩm mới, đặc biệt là các sản phẩm sắp tung ra thị trường. Biện pháp này không những giúp cho hình ảnh của chi nhánh trở lên phổ biến hơn mà còn giúp truyền thông điệp đầy thiện chí từ chi nhánh đến với khách hàng.

dùng. Tất cả những sự kiện thu hút được sự chú ý của xã hội đều nên được tận dụng để làm cho thương hiệu chi nhánh trở nên quen thuộc hơn. Tuy nhiên, chi nhánh cũng cần có sự lựa chọn khi tài trợ, tránh tài trợ cho các sự kiện không phù hợp với hoạt động ngân hàng, không xứng đáng với vị thế của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

•Chủ động tìm kiếm khách hàng mới: Chi nhánh có thể tổ chức họp báo giới thiệu sản phẩm hoặc tổ chức sự kiện quảng bá sản phẩm mới, hướng dẫn, tư vấn khách hàng trong việc lựa chọn sản phẩm dịch vụ phù hợp với họ. Đây là biện pháp trực tiếp làm tăng số lượng khách hàng vay vốn tại chi nhánh, qua đó nâng cao chất lượng CVTD.

•Bên cạnh việc chú trọng tạo dựng quan hệ với khách hàng mới, chi nhánh không nên sao lãng việc duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng cũ. Bộ phận chăm sóc khách hàng phải liên tục thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng để có sự điều chỉnh hợp lý về sản phẩm. Bộ phận marketing phải nghiên cứu đưa ra những chương trình khuyến mại, những chính sách ưu đãi dành cho khách hàng vay tiêu dùng để khuyến khích họ tiếp tục vay vốn tại chi nhánh.

•Bên cạnh chiến lược quảng bá thương hiệu thì chiến lược sản phẩm cũng cần phải được chi nhánh quan tâm nhiều hơn. Hiện nay, các sản phẩm tín dụng của chi nhánh khá đa dạng song không có nhiều khác biệt so với các sản phẩm dịch vụ mà những NHTM khác đang cung cấp. Điều đó tạo ra tâm lý quen thuộc của khách hàng là dù đến các ngân hàng khác nhau, họ cũng nhận được những loại hình dịch vụ như nhau, với chất lượng đồng đều. Bởi vậy, để nâng cao chất lượng CVTD, chi nhánh phải nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường, đa dạng hóa danh mục tín dụng để đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng. Hơn thế nữa, chi nhánh cần phải tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình, bằng các dịch vụ tiện ích kèm theo, bằng phong cách phục vụ tận tình, chuyên nghiệp. Điều này sẽ tạo ra dấu ấn riêng cho các

sản phẩm dịch vụ của chi nhánh. Một mặt hoàn thiện các sản phẩm của mình, mặt khác, chi nhánh cần phải tìm hiểu xem các ngân hàng đối thủ đang triển khai dịch vụ gì, chất lượng ra sao và dịch vụ mới nào sắp được họ tung ra thị trường. Từ đó, chi nhánh có những động thái đáp lại để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác trong việc thu hút khách hàng về phía mình.

Tất cả những biện pháp trên, từ việc nghiên cứu môi trường kinh doanh đến quảng bá thương hiệu đều phải được chi nhánh thực hiện đều đặn, thường xuyên hoặc định kỳ. Hoạt động marketing của chi nhánh không những được tăng cường về quy mô mà còn được nâng cao về chất lượng. Nhờ đó, việc nâng cao chất lượng CVTD mới được thực hiện dễ dàng và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w