P. Tiền tệ kho quỹ Quản lý rủi ro
2.2.4 Kết quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa
Công Thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa
Trên cơ sở các quy định trong chính sách cho vay tiêu dùng và trước xu thế phát triển của hoạt động tiêu dùng, hoạt động CVTD tại chi nhánh ngày càng được chú trọng hơn. Trong giai đoạn 2009 – T6/2012 NH TMCP CTVN chi nhánh Đống Đa đã đạt được những kết quả khả quan. Điều này được thể hiện qua một số khía cạnh sau:
• Dư nợ cho vay tiêu dùng
Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 T6/2012 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 57,6 58,5 71,8 57,6 129,5 58,2 139,6 58,4 Trung hạn 29,5 30 35,2 28,3 58,1 26,1 63,5 26,6 Dài hạn 11,3 11,5 17,6 14,1 34.9 15,7 35,9 15 Tổng cộng 98,4 100% 124,6 100% 222,5 100% 239 100%
(Nguồn: Số liệu CVTD 2009 – T6/2012 phòng khách hàng cá nhân NH TMCP CTVN chi nhánh Đống Đa)
Thứ nhất, dư nợ CVTD của chi nhánh tăng trưởng liên tục qua các năm với tốc độ cao và ổn định. Cụ thể, năm 2010 dư nợ tăng 26,6% so với năm 2009, năm 2011 tăng 78,6% so với năm 2010. Ngoài ra, tốc độ tăng dư nợ của năm sau lớn hơn năm trước cho thấy chất lượng CVTD của chi nhánh đang dần được nâng cao.
Thứ hai, trong tổng dư nợ CVTD tại chi nhánh, dư nợ của các khoản cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 60%. Điều này được lý giải bởi những lý do sau: Một là các khoản vay tiêu dùng mua động sản như xe cộ, đồ dùng… các khoản vay hỗ trợ du học, cho vay chứng minh tài chính thường chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản vay tiêu dùng, đa số các khoản vay này thường là ngắn hạn. Các khoản cho vay tiêu dùng bất động sản như mua nhà ở, đất ở, xây dựng… có độ rủi ro cao, kỳ hạn dài, biến động giá cả các loại hình này rất phức tạp nên chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Mặt khác, thủ tục vay tiêu dùng đối với các khoản vay ngắn hạn thường đơn giản và điều kiện cho vay dễ dàng hơn. Nhưng yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới cơ cấu kỳ hạn của các khoản vay tiêu dùng là xu hướng tiêu dùng của người dân và chính sách cho vay của ngân hàng trong từng thời kỳ, vay tiêu dùng để phục vụ nhu
cầu sinh hoạt đương nhiên chiếm tỷ trọng lớn hơn. Vay tiền mua bất động sản, xây dựng nhà ở đòi hỏi người vay chịu chi phí cao trong thời gian kéo dài, hơn nữa chính sách CVTD của các ngân hàng đối với loại hình này khá chặt chẽ, bởi loại hình cho vay này hàm chứa những rủi ro khó lường.
Tuy nhiên, tình trạng này đang dần thay đổi. Dư nợ của các khoản cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng ngày một lớn hơn.
Trước đây, chi nhánh thường ưu tiên tài trợ cho những nhu cầu vay vốn tiêu dùng ngắn hạn. Khách hàng rất khó tiếp cận với nguồn vốn trung dài hạn của ngân hàng. Nhưng hiện nay, trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường ngân hàng, cộng với nhu cầu vay vốn mua bất động sản, xây dựng nhà ở ngày một tăng cao. Ngân hàng phải điều chỉnh chính sách cho vay để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn đó. Ngân hàng tăng cường cho vay trung dài hạn đối với các khoản vay tiêu dùng, làm cho các khoản tín dụng trung dài hạn tăng trưởng với tốc độ cao hơn so với các khoản tín dụng ngắn hạn. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng dư nợ của các khoản cho vay ngắn hạn giai đoạn 2009 – 2010 đạt mức 24,7%, sang giai đoạn 2010 – 2011 tăng 80,4%. Trong khi đó, tỷ lệ tăng trưởng của các khoản cho vay trung hạn là 19,3% giai đoạn 2009 – 2010, là 65,1% giai đoạn 2010 – 2011, tỷ lệ tăng trưởng của các khoản cho vay dài hạn giai đoạn 2009 – 2010 là 55,8% , tuy nhiên tăng lên 98,3% giai đoạn 2010 – 2011. Kết quả là, tỷ trọng của các khoản cho vay trung dài hạn có bước đột phá mạnh mẽ, đồng thời tỷ trọng của các khoản cho vay ngắn hạn chỉ giữ ở mức tăng ổn định. Điều đó cho thấy chi nhánh đang chú trọng vào việc đáp ứng nhu cầu vay trung dài hạn của người tiêu dùng, góp phần vào việc nâng cao chất lượng CVTD của chi nhánh.
• Tỷ trọng dư nợ CVTD
Bảng 2.7: Tỷ trọng dư nợ CVTD trong tổng dư nợ của chi nhánh
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Tổng dư Nợ tín dụng của chi nhánh (*) Dư Nợ VNĐ Dư Nợ CVTD Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Năm 2009 1.700 1.540 90,6 98,4 5,8 Năm 2010 2.000 1.750 87,5 124,6 6,2 Năm 2011 3.500 2.930 84 222,5 6,4 T6/2012 3.850 3.119 81 239 6,2
(Nguồn: Bảng so sánh hoạt động tín dụng của chi nhánh năm 2009 – T6/2012)
(*) Có tính cả cho vay bằng ngoại tệ đã quy đổi ra VND
Qua bảng 2.7 so sánh hoạt động tín dụng của chi nhánh có thể nhận thấy cơ cấu cho vay của chi nhánh đang có sự chuyển biến, dư nợ CVTD không những tăng trưởng liên tục mà tỷ trọng của nó trong tổng dư nợ của chi nhánh cũng tăng dần. Năm 2009 dư nợ CVTD chỉ chiếm 5,8%, năm 2010 chiếm 6,2% và đến năm 2011, tỷ lệ này đạt 6,4%. Riêng sáu tháng đầu năm 2012 dư nợ CVTD đã chiếm 6,2%. Tỷ trọng dư nợ CVTD tăng lên đồng nghĩa với sự giảm tỷ trọng dư nợ của các khoản vay kinh doanh. Bởi lẽ, trong những năm gần đây, thị trường ngân hàng diễn ra cạnh tranh gay gắt, thị trường CVTD trước đây bị xem nhẹ, dần dần trở thành mục tisêu mở rộng kinh doanh đối với các ngân hàng, để đạt được điều đó các ngân hàng buộc phải nâng cao chất lượng CVTD để thu hút khách hàng. Hơn nữa, khi cuộc đua lãi suất tiết kiệm bắt đầu, đồng nghĩa với việc gia tăng lãi suất, đặc biệt ở lĩnh vực cho vay kinh doanh, bởi cho vay kinh doanh trong ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn. Các doanh nghiệp phải chịu chi phí vốn cao hơn nên nhu cầu vay kinh doanh cũng giảm. Tỷ trọng dư nợ CVTD tăng lên chứng tỏ rằng
chi nhánh đang từng bước nâng cao chất lượng cho vay đối với nhu cầu tiêu dùng của người dân, qua đó lượng khách hàng vay tiêu dùng đến với chi nhánh ngày một đông đảo hơn.
Tất nhiên các khoản vay tiêu dùng luôn là hoạt động mang lại thu nhập lớn đối với ngân hàng. Tuy vậy, nếu đem so sánh với thu nhập của các khoản vay kinh doanh thì thu nhập từ CVTD vẫn còn bé nhỏ.
Xét về dư nợ, các khoản cho vay kinh doanh vẫn chiếm một tỷ lệ áp đảo so với các khoản CVTD. Nguyên nhân chủ yếu do cho vay kinh doanh vẫn là hoạt động chủ đạo của chi nhánh. Cho vay kinh doanh là nghiệp vụ mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho chi nhánh, hơn nữa nghiệp vụ này còn có rất nhiều lợi thế như: Là hoạt động thế mạnh truyền thống của chi nhánh, các lợi thế về quy mô, lãi suất so với CVTD. Trong khi đó, CVTD có chi phí lớn, công tác quản lý lại gặp nhiều khó khăn do số lượng các khoản vay tiêu dùng rất lớn. Chính vì vậy, tỷ trọng dư nợ CVTD dù có tăng nhưng vẫn chưa đáng kể. Mục tiêu để tỷ trọng này lớn hơn hoặc bằng 7% vẫn chưa đạt được. Điều đó cho thấy, chính sách khách hàng của chi nhánh còn thiếu quan tâm đối với lĩnh vực CVTD, khiến cho việc nâng cao chất lượng cho vay đối với đối tượng này chưa thực sự hiệu quả.
• Doanh số cho vay tiêu dùng
Bảng 2.8: Doanh số cho vay tiêu dùng của chi nhánh
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 T6/2012
Giá trị Giá trị Tăng Giá trị Tăng Giá trị Doanh số
CVTD
247,6 296,2 19,6% 518,3 75% 570,6
(Nguồn: Số liệu cho vay tiêu dùng phòng KH cá nhân 2009 – T6/2012)
Qua bảng số liệu 2.8, doanh số cho vay tăng lên rõ rệt cho thấy chi nhánh đã đạt được những kết quả nhất định trong việc nâng cao chất lượng CVTD.
Cũng dựa vào bảng số liệu trên, ta có thể thấy rằng doanh số CVTD đang có xu hướng lớn dần. Năm 2009, doanh số CVTD đạt 247,6 tỷ, năm 2010 tăng 19,6% đạt 296,2 tỷ và năm 2011 tăng 75% . Riêng sáu tháng đầu năm 2012 doanh số CVTD cho vay đạt 570,6 bằng 110% doanh số của cả năm 2011. Doanh số CVTD tăng lên cả về tương đối lẫn tuyệt đối chứng tỏ rằng chất lượng CVTD đang được cải thiện đáng kể để hoạt động của chi nhánh phù hợp hơn với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế.
• Tỷ trọng nợ quá hạn CVTD
Bảng 2.9: Tỷ trọng nợ quá hạn trong tổng dư nợ CVTD của chi nhánh
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Tổng dư nợ CVTD Nợ quá hạn
Giá trị Tỷ trọng %
Năm 2009 98,4 0,74 0,75
Năm 2010 124,6 0,81 0,65
Năm 2011 222,5 1,2 0,54
T6/2012 239 1,24 0,52
(Nguồn: Bảng so sánh hoạt động tín dụng của chi nhánh năm 2009 – T6/2012)
Qua bảng 2.9 nợ quá hạn CVTD giảm đi rõ rệt. Cụ thể là tỷ trọng nợ quá hạn từ 0,75% năm 2009 giảm xuống còn 0,65% năm 2010 và chỉ còn 0,54% vào năm 2011. Riêng sáu tháng đầu năm 2012 giá trị dư nợ CVTD so với cả năm 2011 tăng là 16,5 tỷ nhưng tỷ trọng nợ quá hạn giảm xuống chỉ còn 0,52%. Sự giảm đi của tỷ trọng nợ quá hạn qua các năm thể hiện chất lượng CVTD càng ngày được nâng cao. Điều này cho thấy tình hình và năng lực tài chính của khách hàng có khả năng đáp ứng các điều kiện cho vay ngày càng tốt hơn cũng như sự quản lý tín dụng, đôn đốc thu hồi nợ của đối với các khoản vay tiêu dùng của chi nhánh ngày càng được nâng cao.
Qua những phân tích trên có thể nhận định rằng, chất lượng CVTD của chi nhánh đang được nâng cao, biểu hiện ở sự tăng trưởng dư nợ cho vay, sự
chuyển biến cơ cấu cho vay, gia tăng doanh số cho vay… Mặc dù vậy, xét về tỷ trọng dư nợ thì giữa CVTD và cho vay mục đích kinh doanh vẫn còn chênh lệch quá lớn. Thực tế này đang dần thay đổi, nhưng sự thay đổi đó diễn ra rất chậm.
Tóm lại, hoạt động nâng cao chất lượng CVTD của chi nhánh đã đạt được một số kết quả ban đầu, song vẫn còn nhiều hạn chế bởi những nguyên nhân khác nhau.