Tuy nhiên, trong hệ thống pháp luật hiện hành về kiểm toán nhà nước hầu như chưa có các quy định về chế tài trong các trường hợp vi phạm của đơn vị được kiểm toán, của Kiểm toán viên, đo
Trang 1Kiểm toán nhà nước
Hội đồng khoa học
đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở
CƠ SỞ Lí LUẬN VÀ THỰC TIỄN
QUY ĐỊNH BIỆN PHÁP XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH
CHÍNH ĐỐI VỚI TỔ CHỨC, CÁ NHÂN Cể HÀNH VI VI
PHẠM LUẬT KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Trang 2Phần mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong hoạt động kiểm toán cũng như trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào khác của Nhà nước, hệ thống pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh nhất thiết phải bao gồm các quy định về chế tài để xử lý các vi phạm của các bên tham gia trong các quan hệ pháp luật về kiểm toán nhà nước Các quy định về chế tài có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng để tăng cường pháp chế trong hoạt
động kiểm toán đảm bảo hoạt động kiểm toán diễn ra theo đúng pháp luật Tuy nhiên, trong hệ thống pháp luật hiện hành về kiểm toán nhà nước hầu như chưa
có các quy định về chế tài trong các trường hợp vi phạm của đơn vị được kiểm toán, của Kiểm toán viên, đoàn kiểm toán, cơ quan kiểm toán, các tổ chức và cá
nhân có liên quan, trừ một loại quy định rất chung như: “ chịu trách nhiệm trước
pháp luật, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật ”
Chính do chưa có các quy định về chế tài một cách cụ thể và đầy đủ cho nên việc chấp hành pháp luật về kiểm toán chưa nghiêm, phần nào đã ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu lực của hoạt động kiểm toán Thực tế, qua gần 5 năm thực hiện Luật Kiểm toán nhà nước, nhiều trường hợp vi phạm về nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan như: không cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu; không thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán; cản trở việc kiểm toán; che dấu các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, ngân sách , song chưa có quy định xử lý vi phạm đã làm giảm hiệu lực của hoạt động kiểm toán nói riêng và tính nghiêm minh của pháp luật nói chung
Do vậy, việc nghiên cứu Đề tài khoa học “Cơ sở lý luận và thực tiễn quy định biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Luật Kiểm toán nhà nước” có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn, nhất là trong điều kiện thực hiện Luật Kiểm toán nhà nước, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật Phòng, chống tham nhũng, góp phần thực hiện nghiêm chỉnh Luật kiểm toán nhà nước và nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước
Trang 32 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính
- Phân tích, đánh giá thực trạng quy định của pháp luật hiện hành về vi phạm hành chính và thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực KTNN
- Đề xuất những giải pháp cơ bản bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước
3 Phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quy định biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan
có hành vi vi phạm Luật Kiểm toán nhà nước
4 Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: lịch sử - cụ thể, phân tích - tổng hợp, thống kê, so sánh
5 Đóng góp của đề tài
Đề xuất những giải pháp cơ bản bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước Xác định rõ: hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực KTNN; đối tượng vi phạm, hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KTNN
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được trình bày thành 2 chương:
Chương 1: Tổng quan về vi phạm hành chính và thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước
Chương 2: Những giải pháp bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước
Trang 4Chương 1 Tổng quan về vi phạm hành chính và thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán nhà nước
xử lý kịp thời Chính vì lẽ đó, công tác đấu tranh phòng và chống vi phạm hành chính luôn là vấn đề được xã hội quan tâm Từ trước đến nay, nhà nước ta đã ban hành khá nhiều văn bản pháp luật quy định về vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý đối với loại vi phạm này, trong đó phải kể đến Nghị định 143/CP ngày 27/5/1977 của Chính phủ ban hành Điều lệ xử phạt vi cảnh, pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 30/11/1989, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 và văn bản đang có hiệu lực pháp lý thi hành là Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2007, năm 2008) Cùng với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Chính phủ đã ban hành hàng loạt các nghị định quy định cụ thể về việc xử lý vi phạm hành chính trên các lĩnh vực khác nhau của quản lý hành chính nhà nước
Để xác định rõ tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của loại vi phạm này đặc biệt là việc xác định ranh giới giữa vi phạm hành chính và tội phạm, tạo cơ sở cần thiết để quy định, xử lý cũng như đấu tranh phòng, chống một cách có hiệu quả đối với các vi phạm hành chính, cần thiết phải đưa ra một định nghĩa chính thức về vi phạm hành chính
Về phương diện lý luận cũng như thực tiễn, định nghĩa vi phạm hành
Trang 5trong đó thể hiện đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của chúng, đồng thời cũng phải thể hiện được sự khác biệt giữa loại vi phạm này với tội phạm về mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
Định nghĩa vi phạm hành chính lần đầu tiên được nêu ra trong Pháp lệnh
xử phạt vi phạm hành chính ngày 30/11/1989 Điều 1 của Pháp lệnh này đã chỉ
rõ: “Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý
hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 không trực tiếp đưa ra định nghĩa về vi phạm hành chính nhưng khoản 2 Điều 1 của Pháp lệnh này đã định
nghĩa vi phạm hành chính một cách gián tiếp, theo đó “xử phạt vi phạm hành
chính được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”
Tại khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, vi
phạm hành chính cũng được định nghĩa một cách gián tiếp: “Xử phạt vi phạm
hành chính được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung
là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”
Tuy có sự khác nhau về cách diễn đạt, quan niệm về vi phạm hành chính trong các văn bản pháp luật nêu trên đều thống nhất với nhau về những dấu hiệu, bản chất của loại vi phạm pháp luật này Trên cơ sở những nội dung được nêu ra trong các văn bản pháp luật nêu trên, có thể đưa ra định nghĩa về vi phạm hành
chính như sau: “Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện với
lỗi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và phải bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật”
Với vị thế là cơ quan chuyên môn về kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, Kiểm toán Nhà nước
Trang 6có chức năng kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt
động đối với mọi cơ quan, đơn vị, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài
sản nhà nước Mục đích của hoạt động kiểm toán nhà nước là nhằm phục vụ việc
kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước Với bản chất là cơ quan kiểm tra tài chính nhà nước, hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước là một trong những nội dung của quản lý nhà nước về lĩnh vực kiểm toán nhà nước Trong quá trình KTNN thực hiện nhiệm vụ kiểm toán đã làm phát sinh các mối quan hệ giữa KTNN với các đơn vị được kiểm toán, giữa KTNN với các tổ chức, cá nhân
có liên quan mà nội dung của các quan hệ này là quyền và nghĩa vụ của các bên Tất cả các quan hệ đó đều được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật được quy
định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau (chủ yếu là Luật Kiểm toán nhà nước) nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hoạt động kiểm toán nhà nước Tổng thể các quy phạm đó tạo thành hệ thống pháp luật về KTNN Các quy phạm pháp luật về KTNN quy định cho các bên tham gia quan hệ pháp luật về KTNN có các quyền và nghĩa vụ pháp
lý nhất định; đồng thời quy định trách nhiệm pháp lý của các bên nếu không thực hiện đúng quy định của pháp luật hoặc vi phạm quyền của bên kia trong quan hệ Đó chính là một trong những nội dung của quản lý nhà nước về hoạt
động kiểm toán nhà nước Do các quy phạm pháp luật về KTNN được Nhà nước
ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hôi phát sinh trong hoạt động kiểm toán nhà nước nên có tính bắt buộc chung và được Nhà nước bảo đảm thực hiện
Trong thực tế hoạt động kiểm toán luôn có những hành vi cố ý hay vô ý vi phạm các quy định của Nhà nước về hoạt động KTNN Các hành vi đó chính là các hành vi vi phạm pháp luật kiểm toán nhà nước xâm phạm đến trật tự quản lý nhà nước về hoạt động KTNN Các hành vi vi phạm pháp luật này tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm đều phải bị xử lý, có những hành vi bị xử lý hình sự khi gây nguy hiểm lớn cho xã hội và có đủ yếu tố cấu thành tội phạm như các hành
vi tham nhũng Tuy nhiên, đa số các hành vi vi phạm pháp luật KTNN không phải là tội phạm mà là vi phạm hành chính và cần phải bị xử lý theo quy định
Trang 7của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Từ những phân tích nêu trên cho thấy: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực
KTNN là hành vi do cá nhân, tổ chức (bao gồm: đơn vị được kiểm toán, tổ chức, cá nhân thuộc đơn vị được kiểm toán, tổ chức, cá nhân có liên quan) thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động KTNN mà không phải là tội phạm và phải bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật
1.1.1.2 Các dấu hiệu của vi phạm hành chính
Để xác định một hành vi xảy ra có phải là vi phạm hành chính hay không, cần xác định các dấu hiệu pháp lý của loại vi phạm pháp luật này Những dấu hiệu này được mô tả trong các văn bản pháp luật có quy định về vi phạm hành chính, hình thức và biện pháp xử lý đối với loại vi phạm này Cũng tương tự như bất kỳ loại vi phạm pháp luật nào, các dấu hiệu pháp lý của vi phạm hành chính thể hiện ở 4 yếu tố: mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan và khách thể
a Dấu hiệu trong mặt khách quan
Dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của vi phạm hành chính là hành
vi vi phạm hành chính Nói cách khác, hành vi mà tổ chức, cá nhân thực hiện là hành vi vi phạm pháp luật của nhà nước và bị pháp luật hành chính ngăn cấm Việc bị ngăn cấm thể hiện rõ ràng trong các văn bản pháp luật quy định về xử phạt hành chính, theo đó, những hành vi này bao giờ cũng bị pháp luật quy định
là sẽ bị xử phạt bằng các hình thức, biện pháp xử phạt hành chính Như vậy, khi xem xét để đi đến kết luận rằng vi phạm của cá nhân hay tổ chức có phải là vi phạm hành chính hay không, bao giờ cũng phải có những căn cứ pháp lý rõ ràng xác định hành vi đó phải được pháp luật quy định là sẽ bị xử phạt bằng các biện pháp xử phạt hành chính Cần tránh tình trạng áp dụng “nguyên tắc suy đoán” hoặc “áp dụng tương tự pháp luật” trong việc xác định vi phạm hành chính đối với các tổ chức và cá nhân
Đối với một số loại vi phạm hành chính cụ thể, dấu hiệu trong mặt khách quan có tính chất phức tạp, không đơn thuần chỉ có một dấu hiệu nội dụng trái pháp luật trong hành vi mà còn có thể có sự kết hợp với những yếu tố khác
Trang 8Những yếu tố khác, thông thường có thể là: thời gian thực hiện hành vi vi phạm; địa điểm thực hiện hành vi vi phạm; công cụ, phương tiện vi phạm; hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm hành chính với thiệt hại cụ thể đã xảy
ra do chính hành vi vi phạm hành chớnh đú gõy ra
b Dấu hiệu trong mặt chủ quan
Dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của vi phạm hành chính là dấu hiệu lỗi của chủ thể vi phạm Vi phạm hành chính phải là hành vi có lỗi, thể hiện dưới hình thức vô ý hoặc cố ý, nói cách khác, người thực hiện hành vi này phải trong trạng thái có đầy đủ khả năng nhận thức, và điều khiển hành vi của mình nhưng đã vô tình, hoặc thiếu thận trọng mà không nhận thức được điều đó hoặc nhận thức được nhưng vẫn cố tình thực hiện vi phạm Nếu xác định rằng, chủ thể thực hiện hành vi khi không có khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì chúng ta kết luận rằng không có vi phạm hành chính xảy ra
Ngoài lỗi là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của mọi vi phạm hành chính, ở một số trường hợp cụ thể, pháp luật còn xác định dấu hiệu mục đích là dấu hiệu bắt buộc của một số loại vi phạm hành chính Chính vì thế, khi xử phạt cá nhân, tổ chức về loại vi phạm hành chính này cần phải xác định rõ ràng hành
vi của họ có thoả mãn đầy đủ dấu hiệu mục đích hay không Khi xác định dấu hiệu lỗi trong mặt khách quan của vi phạm hành chính, vấn đề xác định dấu hiệu lỗi trong vi phạm hành chính của tổ chức là vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau
Có ý kiến cho rằng, lỗi là trạng thái tâm lý cá nhân trong khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính nên không đặt ra vấn đề lỗi đối với tổ chức vi phạm hành chính Khi xử phạt hành chính đối với tổ chức, chỉ cần xác định tổ chức đó có hành vi trái pháp luật hành chính và hành vi đó theo quy định của pháp luật bị xử phạt bằng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính là đủ điều kiện để xử phạt hành chính Cũng có quan điểm cho rằng, cần xác định lỗi của tổ chức khi vi phạm hành chính thì mới có đầy đủ cơ sở để tiến hành hoạt động xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức vi phạm Theo quan điểm này, lỗi của tổ chức
được xác định thông qua lỗi của các thành viên trong tổ chức đó khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao Tuy nhiên, pháp luật xử lý vi phạm hành chính hiện hành chỉ quy định chung rằng tổ chức phải chịu trách nhiệm về mọi vi phạm
Trang 9hành chính do mình gây ra và có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính Đồng thời, nó phải có trách nhiệm xác định lỗi của người thuộc tổ chức của mình trực tiếp gây ra vi phạm hành chính trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được giao để truy cứu trách nhiệm, kỷ luật và để bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật
c Dấu hiệu của chủ thể
Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính là các tổ chức, cá nhân có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật hành chính
Theo quy định của pháp luật hiện hành, cá nhân là chủ thể của vi phạm hành chính phải là người không mắc các bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi và đủ độ tuổi do pháp luật quy định, cụ thể là:
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là chủ thể của vi phạm hành chính trong trường hợp thực hiện với lỗi cố ý Như vậy, khi xác định người ở độ tuổi này có vi phạm hành chính hay không, cần xác định yếu tố lỗi trong mặt chủ quan của họ Pháp luật xử lý vi phạm hành chính hiện hành không định nghĩa thế nào là lỗi cố ý hoặc vô ý trong vi phạm hành chính Tuy nhiên, trong thực tiễn, người ta thường quan niệm người thực hiện hành vi với lỗi cố ý là người nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật cấm đoán nhưng vẫn cố tình thực hiện
+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên có thể là chủ thể của vi phạm hành chính trong mọi trường hợp
+ Tổ chức là chủ thể vi phạm hành chính bao gồm: các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật
Cá nhân, tổ chức nước ngoài cũng là chủ thể vi phạm hành chính theo quy
định của pháp luật Việt Nam trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác
d Dấu hiệu về khách thể
Trang 10Vi phạm hành chính cũng như mọi vi phạm pháp luật khác đều xâm hại
đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ Dấu hiệu khách thể để nhận biết
về vi phạm hành chính là hành vi vi phạm này đã xâm hại đến trật tự quản lý hành chính nhà nước đã được pháp luật hành chính quy định và bảo vệ Nói cách khác, vi phạm hành chính là hành vi trái với các quy định của pháp luật về quản
lý nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như quy tắc về an toàn giao thông, quy tắc về an ninh trật tự, an toàn xã hội Điều đó đã được quy
định trong các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
1.1.2 Trách nhiệm hành chính
1.1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm hành chính
Khi một tổ chức hay cá nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, về nguyên tắc, nhà nước sẽ buộc họ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi nhất định Việc làm này nhằm mục đích khôi phục lại trật tự pháp luật đã bị xâm phạm,
đồng thời giáo dục tổ chức, cá nhân vi phạm cũng như toàn thể cộng đồng ý thức tuân thủ pháp luật Trong khoa học pháp lý, thuật ngữ “trách nhiệm pháp lý” của
tổ chức, cá nhân thông thường được hiểu là hậu quả pháp lý bất lợi mà Nhà nước buộc tổ chức, cá nhân phải gánh chịu khi họ thực hiện hành vi vi phạm pháp luật Hậu quả pháp lý bất lợi mà tổ chức, cá nhân vi phạm phải gánh chịu thể hiện ở việc họ bị buộc phải thực hiện các biện pháp chế tài đã được quy định trong pháp luật Tương ứng với mỗi loại vi phạm pháp luật là một hình thức trách nhiệm pháp lý nhất định Trách nhiệm hành chính được đặt ra đối với tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm hành chính Vì vậy, nói khái quát, trách nhiệm hành chính là hậu quả pháp lý bất lợi mà nhà nước buộc các tổ chức, cá nhân phải gánh chịu khi họ thực hiện vi phạm hành chính
Trách nhiệm hành chính có đặc điểm sau đây:
* Trách nhiệm hành chính là hình thức trách nhiệm pháp lý đặt ra đối với
tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính
Trách nhiệm pháp lý chỉ đặt ra đối với những người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật Vì vậy, để tiến hành truy cứu trách nhiệm hành chính đối với một tổ chức hoặc cá nhân, cần xác định tổ chức, cá nhân đó có thực hiện vi phạm
Trang 11hành chính trên thực tế hay không Các dấu hiệu pháp lý của vi phạm hành chính
là căn cứ cần thiết để xác định hành vi của tổ chức, cá nhân thực hiện có đủ yếu
tố cấu thành vi phạm hành chính hay không Trách nhiệm hành chính không đặt
ra đối với các tổ chức, cá nhân không thực hiện vi phạm hành chính Việc truy cứu trách nhiệm hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính, về thực chất là tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân này
Người bị truy cứu trách nhiệm hành chính buộc phải thực hiện các biện pháp chế tài hành chính do người có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hành chính quyết định Các biện pháp chế tài hành chính áp dụng đối với người bị truy cứu trách nhiệm hành chính là các biện pháp buộc người vi phạm phải chịu những hạn chế về quyền, tài sản hoặc tự do Cần phân biệt việc áp dụng chế tài hành chính đối với người bị truy cứu trách nhiệm hành chính với việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính trong một số trường hợp khác dù việc áp dụng các biện pháp này cũng làm hạn chế quyền, tài sản hoặc tự do của đối tượng bị áp dụng Chẳng hạn, việc cán bộ có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo việc xử phạt hành chính không đồng nghĩa với việc các đối tượng bị áp dụng các biện pháp này bị truy cứu trách nhiệm hành chính Một người chỉ bị truy cứu trách nhiệm hành chính khi có đầy đủ cơ sở để xác định rằng người đó đã thực hiện vi phạm hành chính và chế tài hành chính áp dụng đối với họ là nhằm vào mục đích phạt người vi phạm Trong trường hợp áp dụng các biện pháp ngăn chặn hoặc bảo đảm như đã nêu trên, chưa có đầy đủ căn cứ để kết luận đối tượng bị áp dụng đã vi phạm hành chính và việc áp dụng các biện pháp này đối với họ cũng không nhằm mục đích phạt như khi truy cứu trách nhiệm hành chính
Cần lưu ý rằng vi phạm hành chính chỉ là cơ sở chung để truy cứu trách nhiệm hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm Việc một tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính có bị truy cứu trách nhiệm hành chính trên thực tế hay không còn phụ thuộc vào việc thực hiện nhiều quy định pháp luật khác có liên quan, chẳng hạn các quy định về thời hạn và thời hiệu trong xử phạt vi phạm hành chính Ví dụ, tổ chức, cá nhân đã thực hiện vi phạm hành chính, nhưng vi phạm hành chính đó đã hết thời hiệu xử phạt theo quy định của pháp luật thì trách
Trang 12nhiệm hành chính cũng sẽ không đặt ra đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong trường hợp này
Trách nhiệm hành chính đặt ra đối với cả cá nhân và tổ chức bởi lẽ theo quy định của pháp luật chủ thể vi phạm hành chính có thể là cá nhân hay tổ chức Đây là điểm khác biệt giữa trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự vì trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra đối với cá nhân thực hiện hành vi phạm tội
* Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm pháp lý của tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trước Nhà nước
Tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính đã xâm hại đến trật tự quản lý hành chính nhà nước do Nhà nước thiết lập Nhà nước buộc tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi để bảo vệ trật tự quản
lý hành chính nhà nước mà mình thiết lập ra Do vậy, việc phải thực hiện biện pháp chế tài của tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính là trách nhiệm của họ trước Nhà nước chứ không phải trước một tổ chức, cá nhân cụ thể nào trong xã hội Đây là điểm khác biệt giữa trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự Trong trách nhiệm dân sự việc thực hiện các biện pháp chế tài của tổ chức, cá nhân bị truy cứu trách nhiệm dân sự là nghĩa vụ của họ trước một tổ chức, cá nhân cụ thể có các quyền, lợi ích dân sự bị xâm hại Trong trường hợp này, Nhà nước là người đảm bảo việc thực hiện đầy đủ các biện pháp chế tài dân sự của tổ chức, cá nhân vi phạm đối với bên bị vi phạm
* Việc truy cứu trách nhiệm hành chính được thực hiện trên cơ sở các quy
định của pháp luật hành chính
Đặc điểm này biểu hiện cụ thể ở những nội dung dưới đây:
- Để tiến hành truy cứu trách nhiệm hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính, pháp luật hành chính đã xác định cụ thể những người có thẩm quyền thực hiện hoạt động này Đáp ứng nhu cầu xử lý nhanh chóng, khắc phục kịp thời hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra, thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hành chính được trao cho nhiều cơ quan nhà nước khác nhau Những người được trao thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hành chính trước hết và chủ yếu là những người có thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước trong hệ thống
Trang 13cơ quan quản lý hành chính nhà nước Ngoài ra, một số trường hợp đặc biệt, thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hành chính còn được trao cho thẩm phán toà án nhân dân và chấp hành viên của cơ quan thi hành án dân sự
- Truy cứu trách nhiệm hành chính phải bảo đảm lựa chọn và áp dụng
đúng pháp luật các biện pháp chế tài hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính
- Truy cứu trách nhiệm hành chính được tiến hành theo thủ tục hành chính
do pháp luật hành chính quy định
Truy cứu trách nhiệm pháp lý nói chung và trách nhiệm hành chính nói riêng đều tác động trực tiếp đến việc đảm bảo quyền, lợi ích hợp của các đối tượng có liên quan Vì vậy, khi tiến hành truy cứu trách nhiệm hành chính của các chủ thể có thẩm quyền phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt các quy định về thủ tục do pháp luật đặt ra Nếu như việc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc dân
sự đòi hỏi phải tuân thủ các quy định về tố tụng tư pháp thì thủ tục truy cứu trách nhiệm hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính do pháp luật hành chính quy định Về căn bản, thủ tục này đòi hỏi người có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hành chính phải thực hiện các công việc theo đúng trình tự về thời gian, không gian nhằm đảm bảo có đầy đủ các căn cứ cần thiết để tiến hành truy cứu trách nhiệm hành chính đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính một cách nhanh chóng, kịp thời trong thời hạn pháp luật quy định
1.1.2.2 Xử phạt vi phạm hành chính
a Khái niệm
Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác (trong trường hợp cần thiết, theo quy định của pháp luật)
đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính
Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính có đặc điểm sau đây:
- Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Nói cách khác, vi phạm
Trang 14hành chính là cơ sở để tiến hành hoạt động xử phạt vi phạm hành chính Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các nghị định của Chính phủ quy định hành vi
vi phạm hành chính, hình thức, biện pháp xử phạt hành chính áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước cụ thể là những cơ sở pháp lý quan trọng để tiến hành hoạt động xử phạt vi phạm hành chính;
- Xử phạt hành chính được tiến hành bởi các chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các văn bản có quy định về xử phạt vi phạm hành chính xác định cụ thể các chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, hình thức, mức độ xử phạt hành chính mà họ
được phép áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính;
- Xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành theo những nguyên tắc, trình
tự, thủ tục được quy định trong các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
- Kết quả của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính thể hiện ở các quyết
định xử phạt vi phạm hành chính, trong đó ghi nhận các hình thức, biện pháp xử phạt áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính Việc quyết định áp dụng biện pháp xử phạt đó thể hiện sự trừng phạt nghiêm khắc của nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính, qua đó giáo dục cho mọi người ý thức tuân thủ pháp luật hành chính nói riêng và pháp luật nói chung
- Việc xử phạt vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật
- Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định;
Trang 15- Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay Việc xử lý phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng pháp luật;
- Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi Nhiều người cùng thực hiện một hành vi thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt;
- Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết
là cảnh cáo hoặc phạt tiền
* Cảnh cáo
Hình thức này được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính nhỏ, có tình tiết giảm nhẹ, hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện Khi xử phạt cảnh cáo, người có thẩm quyền quyết định xử phạt bằng văn bản
Như vậy, hình thức xử phạt cảnh cáo chỉ được áp dụng đối với cá nhân từ
đủ 16 tuổi trở lên hoặc tổ chức vi phạn hành chính khi có đủ các điều kiện sau
đây:
Trang 16- Hành vi vi phạm mà tổ chức, cá nhân thực hiện được văn bản pháp luật quy định là có thể áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo Điều này xác định rằng loại hành vi mà tổ chức, cá nhân đã thực hiện là vi phạm nhỏ Nếu loại vi phạm
mà tổ chức, cá nhân đó thực hiện mà pháp luật quy định chỉ bị áp dụng hình thức phạt tiền thì không được phép áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo;
- Việc áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chỉ được thực hiện khi đó là vi phạm lần đầu và có tình tiết giảm nhẹ theo quy định của Điều 8 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
Hình thức xử phạt cảnh cáo khác với hình phạt cảnh cáo ở mức độ nghiêm khắc của chế tài, cụ thể là: người bị toà án tuyên hình phạt cảnh cáo, theo thủ tục
tố tụng hình sự được coi là có án tích và bị ghi vào lý lịch tư pháp; hình thức xử phạt hành chính cảnh cáo là hình thức xử phạt mang tính giáo dục đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính; đối tượng bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo không bị coi là có án tích và không bị ghi vào lý lịch tư pháp
Cũng cần phân biệt hình thức xử phạt cảnh cáo với hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với cán bộ, công chức Hai hình thức này khác nhau ở chỗ:
- Hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hình vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật, thông thường là các quy định có liên quan đến nghĩa vụ của cán bộ, công chức, các quy định về các việc mà cán bộ công chức không được làm, các quy
định về nội quy làm việc trong cơ quan, đơn vị nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự
- Hình thức xử phạt cảnh cáo do người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quyết định áp dụng, theo thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đã được pháp luật quy định; hình thức kỷ luật cảnh cáo do thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức áp dụng đối với cán bộ, công chức thuộc quyền theo thủ tục xử lý kỷ luật do pháp luật quy định
* Phạt tiền
Phạt tiền là hình thức xử phạt chính được quy định tại Điều 14 Pháp lệnh
Trang 17xử lý vi phạm hành chính năm 2002 Nhìn chung, các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính nếu không thuộc trường hợp bị xử phạt cảnh cáo thị bị xử phạt bằng hình thức phạt tiền Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (đã được sửa
đổi, bổ sung năm 2007, năm 2008) quy định mức tiền phạt trong xử phạt vi phạm hành chính là từ 10.000đ đến 500.000.000đ
Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, mức phạt tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước được quy định như sau:
- Phạt tiền tối đa đến 20.000.000đ được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: Trật tự, an toàn xã hội, quản lý và bảo vệ các công trình giao thông, quản lý và bảo vệ các công trình thuỷ lợi, lao động, đo lường và chất lượng hàng hoá, kế toán thống kê, tư pháp, bảo hiểm xã hội
- Phạt tiền tối đa đến 30.000.000đ được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường thuỷ, văn hoá - thông tin, du lịch, phòng, chống tệ nạn xã hội, đất đai, đê điều và phòng chống lụt, bão, y tế, giá, điện lực, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, thú y, quản lý, bảo vệ rừng, lâm sản, quốc phòng, an ninh
- Phạt tiền tối đa đến 70.00.000đ được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: Thương mại, hải quan, bảo vệ môi trường, an toàn
và kiểm soát bức xạ, trật tự, an toàn giao thông đường sắt, xây dựng, bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện, chứng khoán, ngân hàng, chuyển giao công nghệ
- Phạt tiền tối đa đến 100.000.000đ được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: Khoáng sản, sở hữu trí tuệ, hàng hải, hàng không dân dụng, thuế (trừ các trường hợp các luật về thuế có quy định khác)
- Phạt tiền tối đa đến 500.000.000đ được áp dụng đối với hành vi xâm phạm vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm nghiên cứu, thăm dò, khai thác nguồn lợi thuỷ sản, dầu khí, các tài nguyên thiên nhiên khác
- Đối với các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước mà chưa được quy định tại các lĩnh vực trên đây thì Chính phủ quy định
Trang 18mức phạt tiền, nhưng tối đa không vượt quá 100.000.000đ
Việc lựa chọn, áp dụng mức tiền phạt đôi với người vi phạm phải trong khung phạt cụ thể được văn bản pháp luật quy định cho loại vi phạm đã thực hiện theo cách: khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt
Ngoài ra, Pháp lệnh hành chính năm 2002 quy định:
- Khi quyết định xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền chỉ ra một quyết định xử phạt trong đó quyết
định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm, nếu các hình thức xử phạt là phạt tiền thì được cộng lại thành mức phạt chung
- Cá nhân, tổ chức vi phạm bị phạt tiền có thể nộp tiền phạt tại chỗ hoặc tại Kho bạc nhà nước theo đúng quy định pháp luật và được nhận biên lai thu tiền phạt
Ngoài các hình thức xử phạt chính nêu trên, tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung là: tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính
d Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Khác với việc xét xử các hành vi phạm tội mà ở đó thẩm quyền thực hiện công việc này được giao cho một cơ quan duy nhất là toà án thực hiện, việc xử phạt vi phạm hành chính được giao cho nhiều cơ quan, cán bộ có thẩm quyền khác nhau thực hiện Theo quy định của pháp luật, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc về các cơ quan sau đây:
- Uỷ ban nhân dân các cấp;
- Cơ quan công an nhân dân;
Trang 19- Cơ quan quản lý thị trường;
- Cơ quan Thanh tra chuyên ngành;
- Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ thuỷ nội địa, Giám đốc cảng vụ hàng không;
- Toà án nhân dân và cơ quan thi hành án dân sự
Đồng thời, pháp luật cũng quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cụ thể của mỗi cán bộ có thẩm quyền xử phạt trong các cơ quan này
Cần lưu ý rằng, mức phạt tiền mà pháp luật quy định cho những người có thẩm quyền xử phạt như trên là mức phạt cho một hành vi vi phạm hành chính Tuy nhiên, điều này không được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật trước kia về xử phạt vi phạm hành chính nên trong nhiều trường hợp đã xảy ra những tranh luận xung quanh trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện đồng thời nhiều vi phạm hành chính một lúc và mức phạt tiền tổng hợp đối với các tổ chức, cá nhân này vượt quá mức mà pháp luật quy định cho thẩm quyền của người xử phạt Về nguyên tắc, nếu tất cả các vi phạm đó đều thuộc thẩm quyền xử phạt của người có thẩm quyền thì dù mức phạt tổng hợp có lớn hơn mức quy định cho thẩm quyền của người xử phạt, vụ việc đó vẫn thuộc thẩm quyền xử phạt của người này Trường hợp nếu có một vi phạm hành chính mà mức phạt tiền được pháp luật quy định vượt quá thẩm quyền của người xử phạt thì vụ việc đó phải chuyển cho người khác có thẩm quyền xử phạt
Để khắc phục tình trạng quy định không rõ ràng trên và để đảm bảo cho việc thực hiện đúng thẩm quyển xử phạt Điều 42 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 quy định quy tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành cụ thể
Trang 20là:
- Chủ tịch Uỷ ban nhân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương
- Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các Điều
từ 31 đến Điều 40 của Pháp lệnh 2002 có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý
- Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện
- Thẩm quyền xử phạt của những người quy định tại các Điều từ Điều 28
đến Điều 40 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 là thẩm quyền áp dụng
đối với một hành vi vi phạm hành chính Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền
xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể
- Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau đây:
+ Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt, thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người
đ Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và một số vấn đề có liên quan
- Thủ tục ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính việc ra quyết định
xử phạt hành chính được tiến hành theo thủ tục dưới đây:
Trang 21Khi phát hiện ra vi phạm hành chính của các nhân, tổ chức người có thẩm quyền xử phạt phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức
Nếu xem xét và thấy rằng vi phạm đó của cá nhân, tổ chức chỉ bị phạt ở mức cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000đ thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt tại chỗ mà không cần phải lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính Đây là loại thủ tục xử phạt đơn giản
Nếu thấy rằng vi phạm đó của tổ chức, cá nhân bị phạt tiền ở mức từ 100.000đ trở lên thì người có thẩm quyền xử phạt phải thực hiện việc xử phạt như sau:
+ Lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính Biên bản này phải có chữ
ký của người vi phạm hành chính và của người lập biên bản Nếu có người làm chứng hoặc người bị thiệt hại thì họ cùng ký vào biên bản, nếu họ không ký thì phải ghi rõ lý do vào biên bản Biên bản lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức
vi phạm một bản, nếu vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì người đó phải gửi biên bản tới người có thẩm quyền xử phạt
+ Thời hạn ra quyết định xử phạt là mười ngày kể từ ngày lập biên bản về
vi phạm hành chính, đối với vụ vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 30 ngày Trong trường hợp xét cần thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn, việc gia hạn phải bằng văn bản Thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày
Trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính, khi xét thấy hành vi vi phạm
có dấu hiệu tội phạm, người có thẩm quyền giải quyết phải chuyển hồ sơ vụ việc
đó tới cơ quan bảo vệ pháp luật có thẩm quyền để xem xét xử lý theo pháp luật Pháp luật nghiêm cấm việc giữ lại các vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý hành chính
- Thủ tục thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết
định quy định ngày có hiệu lực khác Quyết định này phải được gửi cho tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính và cơ quan thu tiền phạt trong thời hạn ba ngày kể
Trang 22từ ngày ra quyết định Tổ chức, cá nhân bị xử phạt phải tự nguyện thi hành quyết
định xử phạt trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được giao quyết định xử phạt trừ trường hợp pháp luật có quy định khác Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt (trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản) hoặc nộp tại Kho bạc Nhà nước Điều quy định này đã tránh được những khó khăn, phiền hà cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt và cả người có thẩm quyền xử phạt Đồng thời, hạn chế được các tiêu cực có thể xảy ra trong xử phạt
vi phạm hành chính
Hết thời hạn tự nguyên thi hành quyết định xử phạt mà tổ chức, cá nhân không thi hành quyết định xử phạt thì cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt buộc tổ chức, cá nhân đó phải thi hành, bao gồm:
+ Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền tại tài khoản tại ngân hàng;
+ Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
+ áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác để thi hành quyết định xử phạt
1.2 Thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước
1.2.1 Thực trạng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước
1.2.1.1 Khái lược quá trình phát triển của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
Cũng như bất kỳ lĩnh vực pháp luật nào, pháp luật về vi phạm hành chính
và xử phạt vi phạm hành chính cũng có quá trình ra đời, phát triển và không ngừng hoàn thiện, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý xã hội Trước năm 1989, pháp luật về vi phạm hành chính ở nước ta chỉ dừng lại ở tầm thấp, đáng kể nhất là Nghị định số 143/CP ngày 25/10/ 1997 của Chính phủ về phạt vi cảnh Khai niệm “vi cảnh” được hiểu tương tự như khái niệm vi phạm hành chính sau này, nhưng với tính chất nhẹ, mức độ thiệt hại nhỏ Bước ngoặt cơ bản là Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 30/11/1989 được ban hành
Trang 23và có hiệu lực từ ngày 01/01/1990 (Pháp lệnh 1989) Đây là văn bản đầu tiên có tầm pháp lệnh quy định về trách nhiệm hành chính và quy định đầy đủ hơn, cụ thể hơn, chặt chẽ hơn Nghị định số 143/CP của Chính phủ về nhiều vấn đề cơ bản Tuy nhiên, do sự biến đổi nhanh chóng của đời sống xã hội, nhất là về giá trị đồng tiền, biến động về tổ chức bộ máy hành chính, Pháp lệnh năm 1989 và các nghị định hướng dẫn thi hành đã sớm bộc lộ sự lạc hậu, cần phải được sửa
đổi, bổ sung cho phù hợp Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 (Pháp lệnh 1995) ra đời, thay thế Pháp lệnh năm 1989 Ngoài việc quy định lại các loại khung phạt tiền cho phù hợp, các chủ thể có thẩm quyền xử lý và thủ tục xử lý vi phạm hành chính cụ thể hơn, Pháp lệnh 1995 có sửa đổi rất quan trọng là đã đưa vào pháp lệnh “các biện pháp hành chính khác” và điều chỉnh thủ tục áp dụng các biện pháp này rất chi tiết, chiếm một số lượng rất lớn các điều của pháp lệnh Thời kỳ này, Chính phủ ban hành khoảng 50 nghị định để hướng dẫn thi hành Pháp lệnh 1995 Nhưng rồi cũng vì những lý do tương tự khi ban hành Pháp lệnh
1995 mà Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (Pháp lệnh 2002) được ban hành, thay thế Pháp lệnh 1995, trong đó “các biện pháp hành chính khác”
được giữ nguyên với những sửa đổi không đáng kể Tiếp đến là Pháp lệnh ban hành năm 2007 (Pháp lệnh 2007) bãi bỏ biện pháp quản chế hành chính và những điều liên quan của Pháp lệnh 2002 Lại cũng vì những lý do tương tự như trước mà Pháp lệnh ban hành 02/4/2008 (Pháp lệnh 2008) sửa đổi, bổ sung một lần nữa một số điều của Pháp lệnh 2002 (có hiệu lực từ 01/8/2008) Các biện pháp hành chính khác được giữ nguyên như Pháp lệnh 2007 Từ khi ban hành Pháp lệnh 2002, Chính phủ ban hành khoảng 70 nghị định để hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này, chưa kể Nghị định số 134/2003/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Pháp lệnh 2002 và Nghị định số 37/2005/NĐ-CP quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính Đồng thời, để thi hành pháp lệnh 2008, Chính phủ sẽ phải ban hành một loạt các nghị định mới để thay thế các nghị định cũ được ban hành trên cơ sở Pháp lệnh 2002
Như vậy, có thể hình dung hệ thống pháp luật về vi phạm hành chính nước
ta đồ sộ và thay đổi nhanh, khó theo dõi như thế nào, không chỉ đối với người áp dụng, người bị áp dụng, mà cả đối với người nghiên cứu Tuy các pháp lệnh và nghị định liên tục sửa đổi kế tiếp nhau, thay đổi nhanh, nhưng với kiểu chắp vá,
Trang 24đưa ra các giải pháp tình thế nên vẫn không thể theo kịp biến động của thực tiễn, nhất là dưới tác động của các yếu tố kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, lạm phát, đồng tiền mất giá Mặt khác, khi có quá nhiều nghị định thì không chỉ trong ban hành dễ bị chồng chéo, mâu thuẫn mà khi thực hiện cũng rất khó theo dõi và do đó lại dễ xảy ra vi phạm Hơn nữa, các nghị định này cũng giống như các nghị định trong các lĩnh vực khác, đều mắc một chứng tật chung là rất nhiều chỗ “copy lại pháp lệnh, luật và copy lẫn nhau” nên rất khó theo dõi
Quá trình ban hành, sửa đổi, bổ sung các pháp lệnh và kéo theo là các nghị định là một quá trình hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính làm cho nó thích ứng với cuộc sống Vì vậy, không thể phủ nhận rằng các pháp lệnh
và nghị định đã đem lại kết quả đáng kể trong lĩnh vực phòng và xử lý vi phạm hành chính, bảo đảm trật tự an toàn xã hội Mỗi pháp lệnh mới được ban hành là một bước tiến mới của công tác lập pháp, có những kinh nghiệm không thể xem nhẹ cần kế thừa, phát huy
Tuy nhiên, trong nội dung hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính vẫn còn không ít những tồn tại cơ bản Một nguyên nhân lớn của tình trạng này
là do sự thiếu hụt về lý luận, dẫn đến hậu quả là phương pháp điều chỉnh pháp luật còn nhiều bất cập với thực tiễn
1.2.1.2 Thực trạng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước
Đối với lĩnh vực hoạt động kiểm toán nhà nước, mặc dù đã có quá trình ra
đời và phát triển gần 15 năm, hệ thống pháp luật về kiểm toán nhà nước không ngừng hoàn thiện, đặc biệt là việc ban hành Luật Kiểm toán nhà nước (có hiệu lực từ ngày 01/01/2006) Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về kiểm toán nhà nước hiện hành chưa cú cỏc quy định cụ thể về chế tài đối với các hành vi vi phạm pháp luật kiểm toán nhà nước Trong hoạt động kiểm toán cũng như trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào khác, hệ thống pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh nhất thiết phải bao gồm các quy định về chế tài để xử lý các vi phạm của các bên tham gia trong các quan hệ đó Các quy định về chế tài có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng để tăng cường pháp chế trong hoạt động kiểm toán đảm bảo hoạt
động kiểm toán diễn ra theo đúng pháp luật Tuy nhiên, trong hệ thống pháp luật hiện hành về kiểm toán hầu như chưa có các quy định về chế tài trong các trường
Trang 25hợp vi phạm của đơn vị được kiểm toán, của kiểm toán viên, doanh nghiệp kiểm toán, các tổ chức và cá nhân có liên quan (trừ một số quy định rất chung như: “
chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước pháp luật; tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc
bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật ” )
Hệ thống pháp luật về vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính của nước ta mặc dù liên tục được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cho phù hợp thực tiễn quản lý nhà nước, song cũng chưa có quy định nào đề cập đến các hành vi vi phạm pháp luật kiểm toán nhà nước và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm đó Trong khi đó hầu hết các lĩnh vực của quản lý nhà nước, trong đó có những lĩnh vực rất mới như chứng khoán và thị trường chứng khoán, hoặc có những lĩnh vực đặc thù như tư pháp (xét xử, thi hành án dân sự) đều đã
có nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực đó
Chính do chưa có các quy định về chế tài một cách cụ thể và đầy đủ cho nên việc chấp hành pháp luật về kiểm toán chưa nghiêm, phần nào đã ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu qủa hoạt động của Kiểm toán Nhà nước và hiệu lực phỏp luật về kiểm
và tính nghiêm minh của pháp luật nói chung
Vi phạm hành chính trong hoạt động KTNN có thể khái quát theo 03 nhóm hành vi sau đây:
Thứ nhất, trong quá trình thực hiện hoạt động kiểm toán hành vi vi phạm hành chớnh trong lĩnh vực kiểm toỏn nhà nước của đơn vị được kiểm toán và tổ
Trang 26chức, cá nhân có liên quan bao gồm:
1 Không chấp hành quyết định kiểm toán;
2 Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho cuộc kiểm toán theo yêu cầu của Kiểm toán Nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước;
3 Không lập và gửi đầy đủ, kịp thời báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán
dự án đầu tư; kế hoạch thu, chi; báo cáo tình hình chấp hành và quyết toán ngân sách cho Kiểm toán Nhà nước theo yêu cầu;
4 Không cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu cần thiết để thực hiện việc kiểm toán theo yêu cầu của Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán viên nhà nước;
5 Báo cáo sai lệch, không trung thực, không đầy đủ và thiếu khách quan thông tin liên quan đến cuộc kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước; sửa đổi, chuyển dời, cất giấu, huỷ hoại tài liệu cú liờn quan đến nội dung kiểm toỏn;
6 Không trả lời và giải trình đầy đủ, kịp thời các vấn đề do Đoàn kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước yêu cầu;
7 Người đứng đầu đơn vị được kiểm toán không ký hoặc trì hoãn ký biên bản kiểm toán;
8 Mua chuộc, hối lộ Kiểm toán viên nhà nước;
9 Che giấu các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, ngân sách;
10 Cản trở công việc của Kiểm toán Nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước;
11 Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước
Thứ hai, trong việc thực hiện kết luân, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước hành vi vi phạm hành chớnh trong lĩnh vực kiểm toỏn nhà nước của đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan bao gồm:
1 Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước về sai phạm trong báo cáo tài chính và sai phạm
Trang 27trong việc tuân thủ pháp luật;
2 Không thực hiện các biện pháp để khắc phục yếu kém trong hoạt động theo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước;
3 Không báo cáo bằng văn bản về kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán cho Kiểm toán Nhà nước theo quy định
Thứ ba, trong công khai kết quả kiểm toán hành vi vi phạm hành chớnh trong lĩnh vực kiểm toỏn nhà nước của đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan bao gồm:
1 Không thực hiện công khai kết quả kiểm toán theo quy định của pháp luật;
2 Công khai kết quả kiểm toán không đầy đủ về nội dung, hình thức, thời hạn quy định;
3 Công khai tài liệu, số liệu sai sự thật;
4 Công khai tài liệu, số liệu thuộc bớ mật nhà nước, bớ mật nghề nghiệp của cơ quan, đơn vị, tổ chức được kiểm toỏn theo quy định của phỏp luật;
5 Đưa tin, bài phản ỏnh về cụng khai kết quả kiểm toỏn không chớnh xỏc, không trung thực, khỏch quan
1.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên
1.2.3.1 Nguyên nhân khách quan
Hoạt động kiểm toán nói chung, hoạt động KTNN nói riêng là lĩnh vực hoạt động mới ở Việt Nam Đây là một nguyên nhân khách quan, bởi lẽ: pháp luật phản ánh thực tiễn; trong khi thực tiễn hoạt động kiểm toỏn mới xuất hiện ở Việt Nam, do vậy chủ yếu vẫn phải dựa vào kinh nghiệm thực tiễn của nước ngoài để vận dụng vào các điều kiện về tổ chức và hoạt động của KTNN, nên sự
ra đời của hệ thống pháp luật KTNN chưa phù hợp hoàn toàn với điều kiện kinh
tế, xã hội của Việt Nam là điều khó tránh khỏi
1.2.3.2 Nguyên nhân chủ quan
- Nhận thức của hệ thống các cơ quan Nhà nước và các nhà làm luật của Việt Nam về lĩnh vực KTNN núi chung và phỏp luật xử lý vi phạm hành chớnh trong
Trang 28lĩnh vực hoạt động KTNN núi riờng còn nhiều mặt chưa toàn diện, chưa đúng và
đầy đủ nên việc nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về KTNN, trong đú cú cỏc quy định về xử lý hành vi vi phạm phỏp luật KTNN vừa chậm, vừa chưa bảo đảm tính thống nhất, đầy đủ và toàn diện của hệ thống pháp luật KTNN
Do vậy, đến nay chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước
- Nhận thức của các đơn vị được kiểm toán, của tổ chức, cá nhân có liên quan
đến hoạt động kiểm toán về Luật Kiểm toán nhà nước còn chưa đầy đủ, nhất là những quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của mình, dẫn đến có lúc, có nơi chưa thực hiện đúng đắn theo yêu cầu của pháp luật, gây khó khăn cho hoạt động kiểm toán của KTNN
- Cơ cấu tổ chức bộ máy của Kiểm toán Nhà nước chậm được kiện toàn, nhất
là trong giai đoạn đầu mới thành lập; đến nay, chưa có đơn vị chuyên trách làm công tác thanh tra, xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động kiểm toán nhà nước
Trang 29Chương 2 NHữNG giải pháp bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước
2.1 Yêu cầu khách quan của việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước
Như đã phân tích ở phần trên, để nõng cao hiệu lực của hoạt động kiểm toán và tính nghiêm minh của pháp luật, việc ỏp dụng biện phỏp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cỏ nhõn cú hành vi vi phạm phỏp luật về kiểm toán nhà nước là một đũi hỏi cấp bỏch Đũi hỏi này xuất phỏt từ cỏc yờu cầu khỏch quan của bảo đảm phỏp chế XHCN trong hoạt động của KTNN ở nước ta hiện nay, cụ thể là:
2.1.1 Đáp ứng yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước
Để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới cũng như đòi hỏi khách quan của sự tiếp tục phát triển KTNN, KTNN cần tiếp tục được phát triển toàn diện mà điều kiện cho sự phát triển đó là phải tạo lập được môi trường pháp lý thích hợp Pháp luật về kiểm toán nhà nước là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động của Kiểm toán Nhà nước Pháp luật về kiểm toán nhà nước xác định địa vị pháp
lý, cơ cấu tổ chức, hoạt động của Kiểm toán Nhà nước cũng như quyền và trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước và các bên có liên quan trong quá trình hoạt
động của Kiểm toán Nhà nước Như vậy, pháp luật về kiểm toán nhà nước là cơ
sở cho sự tồn tại và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước, cần phải được hoàn thiện, bảo đảm tính toàn diện của hệ thống pháp luật về kiểm toán nhà nước Tính toàn diện của hệ thống pháp luật được biểu hiện ở hai yêu cầu: yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể
+ Yêu cầu chung của tính toàn diện của hệ thống pháp luật về kiểm toán nhà nước thể hiện ở sự đầy đủ của các luật có liên quan có cơ cấu nội dung lôgic khách quan Các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động bao giờ cũng nằm trong một chỉnh thể thống nhất, không được coi trọng loại quan hệ này mà coi
Trang 30nhẹ loại quan hệ khác Yêu cầu chung của tính toàn diện của hệ thống pháp luật
về kiểm toán nhà nước không chỉ đòi hỏi ở sự đầy đủ của các luật liên quan, mà còn đòi hỏi ở sự phát triển đồng bộ giữa các ngành luật, tức là các ngành luật phải cùng nằm chung trên một mặt bằng phát triển
+ Yêu cầu cụ thể của tính toàn diện của hệ thống pháp luật về kiểm toán nhà nước thể hiện ở sự đầy đủ các chế định pháp luật, trong đó có các quy định
về xử lý các hành vi vi phạm pháp luật KTNN; các khía cạnh pháp lý và quy phạm pháp luật ngay trong bản thân nội dung Luật Kiểm toán nhà nước
2.1.2 Bảo đảm thực hiện nghiờm chỉnh phỏp luật về kiểm toỏn nhà nước
Pháp luật kiểm toán nhà nước là cơ sở, tiền đề của pháp chế XHCN trong hoạt động kiểm toán nhà nước Pháp chế XHCN trong hoạt động KTNN là sự đòi hỏi các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội, cán bộ công chức nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan phải triệt để tuân theo và chấp hành thường xuyên, nghiêm chỉnh pháp luật về kiểm toán nhà nước Đòi hỏi này của pháp chế là cơ sở để khẳng định rằng: xây dựng và hoàn chỉnh pháp luật là rất quan trọng, nhưng cũng chỉ là bước đầu, khó khăn lớn nhất là việc tổ chức thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống, biến pháp luật thành hoạt
động thực tiễn của xã hội Vì vậy, sau khi nhà nước ban hành pháp luật, việc tổ chức thực hiện pháp luật giữ vai trò quan trọng trong quá trình củng cố tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa Tình trạng của pháp chế tuỳ thuộc vào tình trạng hiện hành của pháp luật, nghĩa là pháp luật phải được tuân theo và chấp hành thường xuyên nghiêm chỉnh trong cuộc sống
2.1.3 Phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật về kiểm toán nhà nước
Pháp chế xã hội chủ nghĩa nhằm bảo đảm kỷ cương, duy trì trật tự pháp luật và trật tự xã hội Vì vậy, việc phát hiện và xử lý nghiêm minh những hành vi
vi phạm pháp luật là vấn đề có tính nguyên tắc Để đấu tranh chống và phòng ngừa những vi phạm pháp luật và tội phạm có hiệu quả, phải giải quyết kịp thời
từ những vụ việc vi phạm pháp luật không lớn cho đến những vụ việc lớn nguy hiểm cho xã hội Cũng như các lĩnh vực khác của quản lý nhà nước, trong hoạt
Trang 31động kiểm toán nhà nước, trách nhiệm pháp lý là bắt buộc đối với tất cả những ai
đã vi phạm pháp luật kiểm toán nhà nước Những người vi phạm pháp luật nhất thiết phải bị xử lý Không một người nào có thể biện bạch cho những hành vi vi phạm pháp luật của mình, dù người đó ở cương vị gì trong xã hội, hoặc do bất kỳ
lý do nào gây nên ở đây, điều quan trọng là phải làm cho mọi hành vi vi phạm pháp luật đều được phát hiện và xử lý công minh theo pháp luật Kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện lợi dụng chức quyền để vi phạm pháp luật, hoặc dung túng bao che cho những hành vi phạm pháp Nếu những hành vi phạm pháp không bị xử lý, thì sự buông lỏng đó sẽ là tiền đề gây ra những hành vi phạm pháp tiếp theo Hơn nữa nó còn gây nên tâm lý coi thường pháp luật, gây tổn hại cho pháp chế và trật tự pháp luật
Do vậy, trong định hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước, cần thiết phải xác định trách nhiệm pháp lý của Kiểm toán Nhà nước, của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật về kiểm toán nhà nước để cú cơ sở phỏp lý
xử lý nghiờm minh mọi hành vi vi phạm Điều này thể hiện ở những nội dung chủ yều như sau:
- Kiểm toán Nhà nước phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm toán của mình và có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp gây thiệt hại cho đơn vị được kiểm toán;
- Đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi có hành vi vi phạm các điều cấm của Luật KTNN; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật KTNNN;
- Kiểm toán viên nhà nước phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Tổng KTNN về kết quả kiểm toán của mình và có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp gây thiệt hại cho đơn vị được kiểm toán; trong quá trình thực hiện kiểm toán nếu có hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật
Nguyên tắc xử lý hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể nêu trên là: tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật Đây là những nội dung chế tài cần thiết phải được
Trang 32nghiên cứu để quy định cụ thể trong hệ thống pháp luật về kiểm toán nhà nước, tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý kịp thời, nghiêm minh mọi hành vi vi phạm, góp phần bảo đảm hiệu lực hoạt động của KTNN và tính nghiêm minh của pháp luật
2.2 Những giải pháp bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước
2.2.1 Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính để bổ sung hành vi vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước
Trong hệ thống phỏp luật của Nhà nước ta hiện nay, Phỏp lệnh xử lý vi phạm hành chớnh là văn bản quy phạm phỏp luật cú giỏ trị và hiệu lực cao nhất tạo cơ sở phỏp lý cho việc xử lý vi phạm hành chớnh Căn cứ Phỏp lệnh xử lý vi phạm hành chớnh, Chớnh phủ ban hành Nghị định quy định hành vi vi phạm hành chớnh, hỡnh thức xử phạt, biện phỏp khắc phục hậu quả đối với từng hành
vi vi phạm hành chớnh trong cỏc lĩnh vực quản lý nhà nước Để phự hợp với thực tiễn đời sống xó hội, trong những năm qua cỏc bản Phỏp lệnh xử lý vi phạm hành chớnh liờn tục được thay thế hoặc sửa đổi bổ sung cho phự hợp Một trong những nội dung quan trọng đó được bổ sung vào phỏp lệnh là hành vi và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính có hiệu quả Phỏp lệnh xử lý vi phạm hành chớnh năm 2002 (cú hiệu lực từ ngày 01/01/2002) thay thế Phỏp lệnh xử lý vi phạm hành chớnh năm 1995 đó bổ sung cỏc lĩnh vực
và cỏc chức danh cú thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chớnh như: Cảnh sỏt biển, Giỏm đốc cảng vụ hành hải, hàng khụng, đường thuỷ nội địa, thẩm quyền
xử lý vi phạm hành chớnh của Toà ỏn nhõn dõn và cơ quan thi hành ỏn dõn sự Phỏp lệnh xử lý vi phạm hành chớnh năm 2008 (cú hiệu lực từ ngày 01/8/2008) sửa đổi, bổ sung một số điều của Phỏp lệnh xử lý vi phạm hành chớnh năm 2002 cũng đó bổ sung cỏc lĩnh vực và cỏc chức danh cú thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chớnh như người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lónh sự, cơ quan khỏc được uỷ quyền chức năng lónh sự của Việt Nam ở nước ngoài, Cục trưởng cục quản lý lao động ngoài nước; Chủ tịch hội đồng cạnh tranh và thủ
Trang 33trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh và thẩm quyền xử lý vi phạm hành chớnh của
Uỷ ban chứng khoỏn Do vậy, để tạo cơ sở phỏp lý đầy đủ và toàn diện cho việc
xử lý vi phạm hành chớnh trong hoạt động KTNN, cần xem xột sửa đổi, bổ sung Phỏp lệnh xử lý vi phạm hành chớnh (hoặc Dự ỏn Luật xử lý vi phạm hành chớnh đang được xõy dựng) để bổ sung hành vi vi phạm hành chớnh trong lĩnh vực KTNN và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chớnh của Kiểm toỏn Nhà nước nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính trong hoạt động KTNN, gúp phần nõng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của KTNN
2.2.2 Xõy dựng và trình Chớnh phủ ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính tạo cơ sở phỏp lý cho việc xử phạt vi phạm hành chớnh trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước
Việc xõy dựng và trỡnh Chớnh phủ ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KTNN dựa trờn cơ sở phỏp lý:
- Luật Kiểm toán nhà nước được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005, Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 24/6/2005
và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006 Đây là một đạo luật quan trọng trong
hệ thống pháp luật của Nhà nước ta tạo cơ sở pháp lý để tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước, đồng thời tạo cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng Kiểm toán Nhà nước trở thành một công cụ mạnh của Nhà nước, góp phần làm minh bạch và lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia Luật Kiểm toán nhà nước không chỉ quy định về địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của KTNN mà còn quy định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm và những hành vi bị nghiêm cấm đối với đơn vị
được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan Đú chớnh là cơ sở phỏp lý quan trọng đầu tiờn cho việc tiến hành xử lý cỏc hành vi vi phạm Luật Kiểm toán nhà nước của đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan
- Phỏp lệnh xử lý vi phạm hành chớnh được ban hành ngày 02/4/2008 sửa đổi bổ sung một số điều của Phỏp lệnh xử lý vi phạm hành chớnh năm 2002 cú hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2008 tuy chưa cú quy định về xử phạt cỏc vi phạm hành chớnh trong lĩnh vực KTNN, nhưng đó quy định nguyờn tắc xử lý vi
Trang 34phạm hành chớnh và những quy định cú tớnh chất định hướng cho việc xử phạt vi phạm hành chớnh trong lĩnh vực KTNN: Phỏp lệnh giao cho Chớnh phủ quy định hành vi vi phạm hành chớnh, hỡnh thức xử phạt, biện phỏp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chớnh trong cỏc lĩnh vực quản lý nhà nước, trong
đú cú lĩnh vực KTNN (Điều 2 Phỏp lệnh); đối với các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước mà chưa được quy định tại khoản 2 Điều 14 của Phỏp lệnh thì Chính phủ quy định mức phạt tiền, nhưng tối đa không vượt quá 100.000.000đ (khoản 3 Điều 14 Phỏp lệnh)
- Đặc biệt, ngày 18/8/2008 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/2008/NĐ-CP về cụng khai kết quả kiểm toỏn và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toỏn của Kiểm toỏn Nhà nước Tại Điều 15 của Nghị định đó quy định rừ cỏc hành vi vi phạm về công khai kết quả kiểm toán bao gồm: Công khai không đầy đủ nội dung, hình thức, thời hạn quy định; Công khai tài liệu, số liệu sai sự thật; Công khai tài liệu, số liệu thuộc bớ mật nhà nước, bớ mật nghề nghiệp của cơ quan, đơn vị, tổ chức được kiểm toỏn theo quy định của phỏp luật; Đưa tin, bài phản ỏnh về cụng khai kết quả kiểm toỏn không chớnh xỏc, không trung thực, khỏch quan Đồng thời, quy định rõ việc xử lý đối với hành vi vi phạm cụ thể như sau: Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về công khai kết quả kiểm toán theo quy định của Nghị định này thì tuỳ theo tính chất, mức
độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự Đõy là văn bản quy phạm phỏp luật tạo cơ sở phỏp lý trực tiếp để KTNN trỡnh Chớnh phủ ban hành Nghị định của Chớnh phủ quy định xử phạt vi phạm hành chớnh trong lĩnh vực kiểm toỏn nhà nước
Ngoài ra, cũn phải kể đến một loạt cỏc văn bản quan trọng khỏc liờn quan đến những quy định về xử phạt vi phạm hành chớnh như Luật Thanh tra năm
2004, Luật phũng, chống tham nhũng năm 2005, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lóng phớ năm 2005 và cỏc văn bản cú liờn quan khỏc
Căn cứ cỏc văn bản quy phạm phỏp luật nờu trờn, Nghị định của Chớnh