1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công trên địa bàn huyện thạch hà tỉnh hà tĩnh

128 1,5K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Định hướng của cải cách tài chính công là phải trên cơ sở phân biệt giữa cơ quan hành chính với các đơn vị sự nghiệp công, tiến hành nghiên cứu và áp dụng cơ chế phân bổ kinh phí mới, dầ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐỒNG XUÂN VÂN

CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐỒNG XUÂN VÂN

CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Trang 3

MỤC LỤC

Danh mục các từ viết tắt i

Danh mục các bảng biểu ii

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNGt 14

1.1 Đơn vị sự nghiệp công và cơ chế tự chủ tài chính 14

1.1.2 Cơ chế tự chủ tài chính 25

1.2 Nội dung và nguyên tắc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công 28

1.2.1 Nội dung thực hiện cơ chế tự chủ tài chính 28

1.2.2 Mục tiêu và nguyên tắc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính 33

1.3 Kinh nghiệm hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công tại một số nước và địa phương trong nước và bài học kinh nghiệm cho huyện Thạch Hà 34

1.3.1 Kinh nghiệm hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công tại một số nước và địa phương trong nước 34

1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho huyện Thạch Hà 46

Chương 2: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH 49

2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh và chính sách tự chủ tài chính đối với khu vực sự nghiệp công trong thời kỳ chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 49

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 49

2.1.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội 50

2.1.3 Khái quát về chính sách tự chủ tài chính đối với khu vực sự nghiệp công trong thời kỳ chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 63

2.2 Thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công trên địa bàn huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh 69

2.2.1 Tự chủ về biên chế 70

2.2.2 Phân bổ và giao dự toán kinh phí tự chủ tài chính 74

2.2.3 Về tự chủ về mức thu, khoản thu 75

2.2.4 Thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm 76

Trang 4

2.3 Đánh giá chung về thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh

Hà Tĩnh 78 2.3.1 Những mặt đạt được 78 2.3.2 Những hạn chế, yếu kém 80 2.4 Nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công trên địa bàn huyện Thạch Hà 84 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH

HÀ TĨNH 88 3.1 Những căn cứ cho việc đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính đối với khu vực sự nghiệp công ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh 88 3.1.1 Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính đối với khu vực sự nghiệp công là yêu cầu đặt ra của

sự nghiệp phát triển KT-XH ở huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh 88 3.1.2 Dự báo về xu hướng phát triển của khu vực SN công ở huyện Thạch Hà 91 3.2 Quan điểm định hướng hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính đối với khu vực sự nghiệp công ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh 94 3.2.1 Tiếp tục tăng chi NSNN cho các hoạt động sự nghiệp công 94 3.2.2 Đa dạng hóa nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển hoạt động sự nghiệp 95 3.2.3 Vận dụng các quan hệ thị trường trong hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính đối với khu vực sự nghiệp công trên địa bàn huyện 96 3.3 Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh 100 3.3.1 Nâng cao nhận thức về cơ chế TCTC 100 3.3.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giao toàn quyền cho các đơn vị trong việc quản lý, sử dụng biên chế 101 3.3.3 Đổi mới phương thức phân bổ và giao kinh phí tự chủ cho các đơn vị trực thuộc huyện Thạch Hà 104 3.3.4 Hướng dẫn các đơn vị xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ; quy chế quản lý và sử dụng tài sản công; tăng cường kiểm soát chi, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các khoản chi 105 3.3.5 Chủ động khai thác tốt các nguồn thu, tăng cường liên doanh, liên kết tại các đơn vị

sự nghiệp công 107 3.3.6 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và tin học hóa trong quản lý tài chính 107 3.3 Đề xuất, kiến nghị 109

Trang 5

3.3.1 Với chính phủ 109

3.3.2 Với tỉnh Hà Tĩnh 111

KẾT LUẬN 115

TÀI LIỆU THAM KHẢO 116

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

BHXH: Bảo hiểm xã hội

BHYT: Bảo hiểm y tế

CBCNVC: Cán bộ, công nhân viên chức CCVC Công nhân viên chức

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Biên chế và hệ số tiền lương tăng thêm của các đơn vị sự nghiệp công thực hiện

cơ chế tự chủ tài chính giai đoạn 2009-2013 72 Bảng 2.2: Quyết toán kinh phí các đơn vị sự nghiệp công thực hiện cơ chế tự chủ tài chính giai đoạn 2007-2011 77

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cải cách tài chính công là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cải cách nền hành chính, là đòi hỏi bức thiết trong công tác nghiên cứu, học tập cũng như hoạt động thực tiễn cho cán bộ ở mọi cấp, mọi ngành, đặc biệt trong thời kỳ đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay Định hướng của cải cách tài chính công là phải trên cơ sở phân biệt giữa cơ quan hành chính với các đơn vị sự nghiệp công, tiến hành nghiên cứu và áp dụng cơ chế phân bổ kinh phí mới, dần dần xóa bỏ chế độ cấp kinh phí theo

số lượng biên chế của cơ quan hành chính thay thế bằng tính toán kinh phí hoạt động trên cơ sở kết quả và chất lượng hoạt động

Một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay để thực hiện tốt việc cải cách tài chính công tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh là cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp Trên cơ sở đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 130/2005/NĐ-CP quy định về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về

sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập Mục đích chính của cơ chế tự chủ là phải thực sự trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động Mặt khác qua trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhằm thực hiện mạnh mẽ hơn chủ trương xã hội hóa trong cung cấp dịch vụ cho xã hội; huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ NSNN Và cơ chế tự chủ đã thể hiện được những mặt tích cực trong công cuộc cải cách nền

Trang 9

tài chính công của Chính phủ Tuy nhiên qua 6 năm triển khai thực hiện, cơ chế tự chủ tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập: thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới hiện nay, nhất là chưa phù hợp với lộ trình của chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn (2011-2020) mà Chính phủ đã ban hành

Thạch Hà là một huyện duyên hải nằm ở trung tâm của tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam Phía tây bắc giáp huyện Can Lộc và huyện Lộc Hà, phía nam giáp huyện Cẩm Xuyên và thành phố Hà Tĩnh, phía tây giáp huyện Hương Khê, phía đông giáp biển Đông Thành phố Hà Tĩnh nằm xen giữa huyện Thạch

Hà, chia huyện thành 2 nửa bên phía tây và bên phía đông của thành phố Huyện lỵ là thị trấn Thạch Hà nằm trên quốc lộ 1A ngay cửa ngõ vào thành phố Hà Tĩnh, cách thủ đô Hà Nội 345 km, cách thành phố Vinh 45 km, cách thành phố Hà Tĩnh 5 km

Vị trí địa lý và hệ thống giao thông cho phép Thạch Hà giao lưu và trao đổi hàng hóa thuận lợi với bên ngoài; hình thành khu công nghiệp tập trung như Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê, phát triển một số khu - cụm công nghiệp dọc theo Quốc lộ 1A từ cầu Nghèn đến cầu Cày (theo hướng từ Bắc vào Nam); hình thành các xí nghiệp vừa và nhỏ dọc đường Tỉnh lộ 2, Tỉnh lộ

Trang 10

cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước

Nhằm tìm hiểu, phân tích, đánh giá những kết quả và hạn chế trong cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian qua, đồng thời đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, đề tài Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh thực

sự có ý nghĩa lý luận và thực tiễn

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Đổi mới quản lý tài chính, NSNN nói chung và cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị SN công nói riêng là một chủ đề được sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học, đã có nhiều đề án, đề tài khoa học, nhiều luận án nghiên cứu vấn đề này, tiêu biểu là các luận án, đề tài nghiên cứu khoa học sau đây:

* “Công trình nghiên cứu của Lê Đình Nguyên (2007) trong luận văn Thạc Sĩ, hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế giai 2007-2010”, Luận văn mới tập trung đi sâu nghiên cứu ở một nội dung trong công tác phân bổ ngân sách nhà nước tại tỉnh Thừa Thiên Huế Do

đó chưa bao hàm hết các nội dung trong cơ chế tự chủ tài chính như: tự chủ trong việc sử dụng biên chế, tự chủ trong sử dụng nguồn kinh phí được giao,

sử dụng chi phí tiết kiệm

* Luận án Tiến sỹ, nghiên cứu về: Một số vấn đề về đổi mới hoạt động của ngân sách Nhà nước trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường (Nguyễn Thị Hoài Thu - Năm 1991)

Trong Luận án này, tác giả đã có sự nghiên cứu tương đối toàn diện về đổi mới hoạt động của NSNN, phân tích được những vấn đề cụ thể đang đặt

ra và những giải pháp trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp truyền thống sang nền kinh tế thị trường; phạm vi đề cập trong luận án này tương đối rộng (bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động khác của

Trang 11

NSNN), nên các giải pháp đề ra về đổi mới hoạt động của NSNN được trình bày có tính khái quát chung, chưa có những đề xuất cụ thể đối với quản lý tài chính của các đơn vị SN Mặt khác do công trình này nghiên cứu từ năm

1990, thời kỳ nền kinh tế bắt đầu thực hiện chuyển đổi, nhiều vấn đề lý luận của kinh tế thị trường chưa được luận giải và thực thi ở Việt Nam bởi vậy nhiều nghiên cứu, đề xuất đến nay đã không còn phù hợp

Tuy vậy, những nghiên cứu của Luận án này đã gợi mở một số vấn đề cần phải giải quyết nhằm đổi mới quản lý chi NSNN cho các đơn vị SN công, đây là những gợi ý quan trọng để hình thành ý tưởng nghiên cứu về hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính đối với khu vực SN công

* Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, nghiên cứu về: Đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu (PTS Trần Thu Hà - Chủ nhiệm đề tài - Năm 1997)

Đề tài này là một công trình khoa học nghiên cứu tương đối tổng quát

về cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị SN, đã giải quyết được các vấn

- Đã đưa ra được một số quan điểm, định hướng và kiến nghị chín giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính các đơn vị SN có thu cho giai đoạn 1999-2005 Trên cơ sở các kiến nghị, đề xuất này, Bộ Tài chính

đã tiếp tục nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành Nghị định số

Trang 12

10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị SN

có thu và tiếp sau là Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành

cơ chế tự chủ tài chính đối với tất cả các đơn vị SN công

Tuy vậy đề tài này còn có những hạn chế như:

- Chỉ mới tập trung đánh giá về cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn

vị SN có thu, nặng về tổng kết thực tiễn Chưa phân tích làm rõ những khác biệt về bản chất của cơ chế quản lý tài chính các đơn vị SN thời kỳ này so với thời kỳ bao cấp, chưa khái quát được lý luận chung về chính sách tài chính đối với khu vực SN công nói chung

- Chưa luận giải rõ được sự tác động của các quy luật kinh tế thị trường đối với khu vực SN công

- Các đề xuất chủ yếu mới giải quyết được vấn đề cơ chế quản lý; chính sách quản lý chi NSNN vẫn còn mang nặng tư duy bao cấp, chưa làm rõ được chính sách tài chính đối với khu vực SN công; chính sách thuế, chính sách khuyến khích phát triển SN công, chính sách về quản lý vốn, tài sản công chưa phù hợp với cơ chế thị trường

* Luận án Tiến sỹ, nghiên cứu về: Đổi mới cơ chế quản lý tài chính trong các đơn vị hành chính sự nghiệp (Nguyễn Đăng Khoa - Năm 1999)

Luận án này là một công trình nghiên cứu tương đối sâu về cơ chế quản

lý tài chính trong các đơn vị hành chính sự nghiệp (HCSN), đã giải quyết được các vấn đề như:

- Làm rõ một số vấn đề về cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị HCSN trong cơ chế thị trường, như: bản chất, nội dung, vai trò của cơ chế quản lý tài chính và tác động của nó đối với hoạt động của các đơn vị HCSN

- Khái quát hóa về mặt lý luận, thực tiễn, những nhận xét về quá trình lập, chấp hành, quyết toán NS, quản lý tài sản công trong khu vực HCSN

- Đưa ra những yêu cầu, nguyên tắc quản lý tài chính đối với các đơn vị HCSN trong nền kinh tế thị trường và khi triển khai áp dụng Luật NSNN

Trang 13

- Đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị HCSN trong giai đoạn 2000 - 2005

Tuy vậy luận án còn có những hạn chế như:

- Hạn chế lớn nhất của tác giả là đã không phân định rõ sự khác biệt trong quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp so với quản lý tài chính của các

cơ quan hành chính (CQHC), bởi vậy những kiến nghị, đề xuất đều không đưa ra được những giải pháp phù hợp với yêu cầu đổi mới quản lý tài chính đối với các đơn vị SN công

- Các quy luật của kinh tế thị trường tác động đến cơ chế quản lý, chính sách tài chính đối với khu vực SN công cũng chưa được tác giả đề cập và luận giải rõ, do vậy các đề xuất vẫn chỉ nhằm tập trung vào giải quyết việc nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN, chưa thật sự thoát khỏi tư duy bao cấp

* Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, nghiên cứu về: Thực trạng và giải pháp tài chính nhằm thực hiện khoán chi đối với cơ quan hành chính và

cơ chế tự trang trải ở đơn vị sự nghiệp có thu (TS Bạch Thị Minh Huyền - Chủ nhiệm đề tài - Năm 2001)

Trong Đề tài này tác giả đã tập trung nghiên cứu làm rõ về cơ chế, bản chất của việc thực hiện khoán chi hành chính đối với các CQHC và cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị SN Luận giải kỹ về lý thuyết quản lý theo kết quả đầu ra; tổng kết, đánh giá được kinh nghiệm của Thụy Điển, Canada, Cộng hoà Pháp, Hàn Quốc, Côlômbia, và rút ra những bài học trong việc vận dụng vào việc thực hiện quản lý kinh phí trọn gói (khoán chi)

Tuy vậy, những nhiên cứu trong Đề tài này chỉ mới dừng lại ở việc tổng kết tình hình thực tiễn trong quản lý tài chính đối với các CQHC và đơn

vị SN nhằm mục tiêu giải quyết những vấn đề vướng mắc trong thực tế quản lý; tính khái quát, lý luận chưa toàn diện Các giải pháp thực hiện cơ chế tự trang trải ở đơn vị SN có thu chỉ mới được phác thảo những nét chung nhất, chưa có biện pháp cụ thể, đặc biệt chưa đi sâu phân tích làm rõ những đặc thù

Trang 14

khác biệt giữa các lĩnh vực SN, những khó khăn trong thực tiễn của các vùng, miền có điều kiện KT-XH khác nhau Mặt khác, do những nghiên cứu này thực hiện từ năm 2000, nên đến thời điểm hiện nay đã có nhiều nội dung không còn phù hợp

* Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, nghiên cứu về: Cơ chế, chính sách tài chính đối với hệ thống an sinh xã hội (PGS.TS Dương Đăng Chinh,

TS Nguyễn Đình Ánh - Đồng chủ nhiệm đề tài - Năm 2003)

Đề tài này đã tập trung nghiên cứu, đánh giá tương đối toàn diện hệ thống chính sách về an sinh xã hội (XH) ở Việt Nam trong giai đoạn 1995 -

2001, tổng kết các mô hình an sinh XH của một số nước; đã đưa ra được mô hình của hệ thống an sinh XH và đề xuất các giải pháp, kiến nghị về hệ thống

cơ chế, chính sách tài chính đối với hệ thống an sinh XH ở Việt Nam

* Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, nghiên cứu về: Hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp (TS Phạm Đức Phong - Chủ nhiệm đề tài - Năm 2003)

Đây là một đề tài tập trung nghiên cứu chuyên sâu vào vấn đề quản lý tài sản công tại các đơn vị SN Đề tài đã nghiên cứu, tổng kết và đánh giá khái quát về thực trạng quản lý tài sản công tại khu vực này; trong đó đã làm rõ phạm vi, phân cấp và cơ chế quản lý

Đề tài đã đưa ra được quan điểm giá trị tài sản công trong đơn vị sự nghiệp có thu là tư liệu sản xuất; tuy vậy vẫn cho rằng giá trị tài sản công tại đơn vị SN không có thu lại là yếu tố tiêu dùng, như vậy vẫn chưa đánh giá đúng bản chất kinh tế của đơn vị SN

* Luận án Tiến sỹ, nghiên cứu về: Đổi mới cơ chế quản lý chi ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực y tế ở Việt nam trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước (NCS Nguyễn Trường Giang - Năm 2003)

Đây là một luận án nghiên cứu tương đối toàn diện về quản lý chi NSNN trong lĩnh vực SN y tế, đã đạt được các kết quả nổi bật như:

Trang 15

- Đã nghiên cứu và làm rõ được tính chất hàng hoá công cộng của các hoạt động y tế dự phòng; đảm bảo phúc lợi XH thông qua chính sách hỗ trợ người dân trong việc tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh; quyền được tiếp cận những dịch vụ y tế cơ bản đối với người nghèo, các đối tượng CS-XH

- Đánh giá được những đặc điểm, điều kiện đặc thù của hoạt động y tế (bao gồm cả y tế dự phòng và khám chữa bệnh) trong nền kinh tế thị trường, qua đó làm rõ được vấn đề bản chất vì sao Nhà nước cần phải có chính sách

để quản lý và can thiệp, không thả nổi cho thị trường

- Đã đi sâu nghiên cứu về Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) - định chế tài chính trung gian - một công cụ rất quan trọng để Nhà nước can thiệp vào lĩnh vực tài chính y tế, nhằm phát huy hết các nguồn lực phát triển SN y tế, đảm bảo ngày càng tốt hơn yêu cầu nâng cao chất lượng công tác phòng, khám và chữa bệnh phục vụ người dân

Tuy vậy Luận án còn có một số hạn chế như:

- Luận án đã có đề cập đến vấn đề giá viện phí cần tính đúng, tính đủ các loại chi phí, tuy vậy tác giả vẫn tiếp cận nghiên cứu viện phí theo quan điểm của chính sách phí, lệ phí - là nguồn thu của NSNN, chưa làm rõ được bản chất giá dịch vụ của các hoạt động y tế

- Chỉ mới tập trung đánh giá sâu về cơ chế quản lý chi NSN cho hoạt động y tế Chưa có đánh giá toàn diện về vấn đề quản lý tài chính y tế, chưa đi sâu đánh giá về những vướng mắc trong chính sách tài chính y tế, đặc biệt là đối với y tế tuyến huyện, xã, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo

- Một số giải pháp về chính sách bảo hiểm y tế do nghiên cứu từ những năm 2001 - 2002, đến nay đã không còn phù hợp với tình hình thực tế

* Luận án Tiến sỹ, nghiên cứu về: Hoàn thiện cơ chế tài chính nhằm thúc đẩy xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam (NCS Bùi Tiến Hanh - Năm 2006)

Tác giả Bùi Tiến Hanh đã tập trung nghiên cứu và luận giải rõ về cơ chế tài chính để thực hiện xã hội hóa giáo dục về các nội dung: cơ chế quản lý chi NSNN cho giáo dục, cơ chế quản lý tài chính công đối với giáo dục công

Trang 16

lập, cơ chế khuyến khích và quản lý tài chính đối với giáo dục ngoài công lập,

cơ chế thu và sử dụng học phí Tổng kết đánh giá tương đối tổng quan về thực trạng cơ chế quản lý tài chính cho các hoạt động giáo dục trong giai đoạn

1999 - 2006; trong đó đã nghiên cứu tương đối sâu về chính sách học phí, cơ chế khuyến khích các đơn vị giáo dục ngoài công lập (như: ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng )

* Năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nghiên cứu, xây dựng Đề án Đổi mới cơ chế tài chính của giáo dục và đào tạo giai đoạn 2008 - 2012

Trong Đề án này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổng kết, đánh giá rất khái quát, toàn diện về cơ chế quản lý hoạt động giáo dục đào tạo và các kết quả

mà toàn ngành đã đạt được trong giai đoạn 2000 - 2007; phân tích tỷ mỹ theo các cấp học, ngành học, đánh giá chi tiết theo điều kiện KT-XH cụ thể của các vùng, miền

* Năm 2008, Bộ Y tế đã nghiên cứu, xây dựng Đề án Đổi mới cơ chế hoạt động và cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp y tế công lập

Trong Đề án này, Bộ Y tế đã tổng kết, đánh giá khái quát về cơ chế hoạt động và cơ chế tài chính đối với đơn vị SN y tế công lập; đã thống kê, phân tích tổng thể về hệ thống y tế công lập, ngoài công lập; tình hình tài chính giai đoạn 2002 - 2007

* “Công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Nam (2008) trong luận văn Thạc sỹ hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính của Đài truyền hình Việt Nam” Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu tổng quan lý luận về cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị có thu và đi sâu phân tích cơ chế tự chủ tài chính tại Đài THVN, từ đó đề ra giải pháp cho một đơn vị cụ thể Do vậy, luận văn chưa khái quát tổng quan lý luận trên bình diện việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị và sự nghiệp công nói chung Mặt khác thời điểm nghiên cứu luận văn trước thời gian ban hành Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà

Trang 17

nước giai đoạn 2011 - 2020 nên một số nội dung và giải pháp chưa thật sự phù hợp với chủ trương mới

* Báo cáo tổng kết công tác thanh tra về thực hiện hiện cơ chế TCTC tại các đơn vị hành chính và sự nghiệp công thời kỳ 2006 - 2010 (2011) Báo

cáo tập trung tổng hợp đánh giá phân tích những ưu điểm và hạn chế trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp được thanh tra; Chưa hệ thống phân tích những nguyên nhân của những tồn tại bất cập của cơ chế tự chủ tài chính để kiến nghị có sự điều chỉnh sửa đổi

bổ sung với tình hình thực tế

* Tác giả Xuân Tuyến - Nhật Bắc với bài “Hoàn thiện cơ chế tự chủ của cơ quan, đơn vị sự nghiệp vị công lập” đăng trên báo điện tử Chính Phủ (VGPNEWS), và bài viết “Giải pháp cải cách, tăng cường tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập Mai Phương đăng trên tạp chí Tài chính số 2/2012 Những bài báo trên mặc dù cũng đã có những đánh giá, phân tích những kết quả đạt được triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm cơ chế tự chủ tài chính trong thời gian tới Song các giải pháp còn chưa toàn diện, những giải pháp không phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế tại Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà nói riêng

Nhìn chung các luận án, đề tài này đã tiếp cận và đi vào nghiên cứu sâu

về từng vấn đề như: cơ chế quản lý tài chính, quản lý chi NSNN (dự toán, kiểm soát chi, quản lý định mức chi tiêu), quản lý tài sản công hoặc nghiên cứu theo từng đối tượng cụ thể như: lĩnh vực giáo dục, lĩnh vực y tế Các luận án, đề tài đã đưa ra những kết luận, kiến nghị chủ yếu tập trung vào giải quyết những vấn đề bức xúc, những nhiệm vụ cụ thể của giai đoạn trước năm

2010 Điều có thể nhận thấy rõ nhất là hầu như các luận án, đề tài chỉ tập trung vào vấn đề lĩnh vực quản lý chi tiêu công, hay nói cụ thể hơn là chỉ mới nghiên cứu việc quản lý chi NSNN cho các hoạt động của các đơn vị SN công lập Chưa có một luận án, đề tài, bài báo nào đề cập đến nghiên cứu về tổng quan chung về cơ chế tự chủ tài chính đối với khu vực sự nghiệp công Phần

Trang 18

lớn các tác giả đều xuất phát từ mục tiêu tăng cường, nâng cao hiệu quả quản

lý chi tiêu của NSNN cho các hoạt động SN, nên cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu chưa thật sự thoát ra khỏi tư duy bao cấp, chỉ mới nghiên cứu để tháo gỡ những vấn đề bất cập trong thực tế mà thôi; chưa có tác giả nào trực tiếp nghiên cứu các đơn vị SN công - đây chính là khởi điểm quan trọng cho việc hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị SN công trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh

3 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu tình hình thực hiện tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn huyện từ thời gian 2007 - 2013 để xây dựng những căn cứ khoa học cho các giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công trên địa bàn huyện:

1 Trung Tâm Văn hóa Thông tin Thể thao và Du lịch Thạch Hà;

2 Trung Tâm Chuyển giao KHCN bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Thạch Hà;

3 Trung Tâm giáo dục thường xuyên kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề huyện Thạch Hà;

4 Trung Tâm dạy nghề huyện Thạch Hà;

5 Trung Tâm chính trị huyện Thạch Hà;

6 Ban quản lý các dự án xây dựng cơ bản huyện Thạch Hà

* Phạm vi nghiên cứu:

- Nội dung: Cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công huyện Thạch Hà

- Không gian: Trên địa bàn huyện Thạch Hà - Hà Tĩnh

- Thời gian: Từ năm 2007 đến năm 2013

Trang 19

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị nghiệp công

- Phân tích và đánh giá thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị

sự nghiệp công trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính cho các đơn

vị sự nghiệp công trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh

6 Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê có chọn lọc kết hợp với phương pháp so sánh kết quả trên cơ sở vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

* Phương pháp thu thập thông tin: thu thập các tài liệu thứ cấp về cơ chế tự chủ tài chính của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, các sách, giáo trình

về quản lý kinh tế; website các bộ Tài chính; các văn bản pháp lý có liên quan; các công trình nghiên cứu khác về cơ chế tự chủ tài chính tại các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công

* Phương pháp xử lý thông tin:

+ Hệ thống lý thuyết cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công;

+ Đối với các thông tin định lượng: sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, trình bày dưới dạng đồ thị, bảng số liệu để đưa ra nhận xét, đánh giá;

* Phương pháp lôgic và lịch sử:

Nghiên cứu một cách tổng quát nhằm tìm ra thực trạng cơ chế tự chủ tài chính của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó

* Phương pháp so sánh và đối chứng, dự báo

Đây là phương pháp thu thập và so sánh các thông tin cùng loại giữa hai hay nhiều đối tượng được nghiên cứu với nhau để từ đó có thể tổng hợp

Trang 20

các thông tin ở mức độ khái quát cao làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá với độ tin cậy cao và phù hợp với công trình nghiên cứu

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Luận văn được xây dựng thành công sẽ góp phần bổ sung và hệ thống hóa các vấn đề lý luận về cơ chế tự chủ tài chính, khái quát xu thế phát triển của cơ chế tự chủ tài chính trong thời gian tới; đồng thời đưa ra những giải pháp góp phần hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính

Các kết quả nghiên cứu thực trạng và giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính có ý nghĩa áp dụng thực tiễn đối với các đơn vị sự nghiệp công trên địa bàn huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh và các địa phương khác có điểm tương đồng trong cả nước

8 Kết cấu của đề tài

Đề tài luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công

Chương 2: Thực trạng hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị

sự nghiệp công trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh

Trang 21

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ

TÀI CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNGt

1.1 Đơn vị sự nghiệp công và cơ chế tự chủ tài chính

1.1.1 Đơn vị sự nghiệp công

1.1.1.1 Khái niệm, đặc trưng đơn vị sự nghiệp công

Theo nghĩa rộng, “sự nghiệp” là mục tiêu cao cả mà con người theo đuổi; thí dụ như: sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì sự nghiệp độc lập dân tộc

và chủ nghĩa xã hội Nghĩa hẹp dùng trong ngành kinh tế, từ “sự nghiệp” dùng để chỉ những hoạt động để thỏa mãn nhu cầu của xã hội và của cá nhân con người của các ngành như giáo dục, y tế, khoa học, văn hoá, xã hội,…; những hoạt động này thường không lấy lợi nhuận làm mục tiêu

Theo Từ điển tiếng Việt [23, tr 8]:

- Sự nghiệp là những công việc to lớn, có ích lợi chung và lâu dài cho

xã hội (nói tổng quát); thí dụ: sự nghiệp xây dựng đất nước, thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trãi

- Các hoạt động có tính chất nghiệp vụ riêng biệt, phục vụ cho sản xuất kinh doanh và cho sinh hoạt (nói tổng quát); thí dụ: cơ quan hành chính sự nghiệp, sự nghiệp giáo dục

Theo Đại từ điển Kinh tế thị trường: “Đơn vị sự nghiệp là đơn vị không

có tính chất xí nghiệp, lấy phát triển kinh tế, văn hóa và phúc lợi xã hội làm mục tiêu, như hồ chứa nước, trạm giống (cây, con), các trạm phổ biến khoa học kỹ thuật, trạm thủy văn, trạm khí tượng, trường học, bệnh viện, công viên, phát thanh truyền hình, các cơ quan nghiên cứu khoa học, v.v Nhân viên các đơn vị sự nghiệp thuộc sở hữu toàn dân thuộc biên chế sự nghiệp Nguồn kinh phí chủ yếu dựa vào cấp phát kinh phí sự nghiệp của NSNN, một phần dựa vào thu nhập bản thân của hoạt động sự nghiệp” [24, tr 664]

Trang 22

Trong Điều lệ quản lý đăng ký đơn vị sự nghiệp của Quốc vụ viện Trung Quốc, đơn vị SN được định nghĩa là: tổ chức xã hội hoạt động vì mục đích công ích trong giáo dục, khoa học, văn hoá, y tế do cơ quan Nhà nước thành lập hoặc do cơ quan khác thành lập nhưng dùng tài sản Nhà nước

Như vậy theo quan niệm của Trung Quốc, có 3 yếu tố được coi là quan trọng trong khái niệm “sự nghiệp”: tổ chức phục vụ xã hội, hoạt động công ích và do Nhà nước thành lập Các nhà nghiên cứu Trung Quốc coi “sự nghiệp” là một từ sinh ra từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây, chủ yếu bao gồm các lĩnh vực: khoa học, giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao công cộng, phúc lợi xã hội, cứu tế xã hội Khi chuyển sang kinh tế thị trường, vấn

đề được mở rộng ra, các tác giả Trung Quốc gọi là “sự nghiệp công doanh”, hay là “sự nghiệp công” Sự nghiệp công được coi là tên gọi chung các ngành phi vật chất bao gồm:

(1) Các ngành công ích xã hội đã có từ thời kỳ kế hoạch hóa tập trung: khoa học, giáo dục, văn hoá, y tế, thể thao, phúc lợi, cứu tế xã hội

(2) Các ngành SN công cộng: giao thông, vận tải, cấp điện, cấp khí (3) Các ngành bảo vệ tài nguyên công cộng: rừng, nguồn nước, đất, núi, công viên

Ở Việt Nam, theo Điều lệ quản lý tài vụ sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y

tế, xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 73-CP ngày 24/12/1960 của Hội đồng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà [25, tr2]: “Chi tiêu sự nghiệp văn xã là loại chi để đảm bảo yêu cầu của Nhà nước về:

- Đào tạo cán bộ,

- Nghiên cứu khoa học,

- Giáo dục chính trị và nâng cao trình độ giác ngộ của nhân dân,

- Nâng cao kiến thức văn hoá, khoa học của nhân dân,

- Tăng thêm phúc lợi cho nhân dân”

Cụm từ “hành chính sự nghiệp” được dùng để chỉ các cơ quan của Nhà nước; trong quá trình cải cách hành chính Nhà nước, chức năng của các cơ

Trang 23

quan Nhà nước được tách rõ thành hai nhóm chức năng độc lập nhau: quản lý nhà nước và các hoạt động sự nghiệp; từ đó đã hình thành khái niệm đơn vị

SN là các đơn vị do Nhà nước thành lập để thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước giao, hoạt động SN theo từng lĩnh vực về y tế, giáo dục, văn hóa thông tin, bảo tồn, bảo tàng, khoa học công nghệ, thể dục thể thao, SN kinh tế không thực hiện chức năng quản lý Nhà nước

Từ những năm 90 thế kỷ XX, trong bối cảnh chuyển đổi từ mô hình kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường, bên cạnh các đơn vị SN do Nhà nước thành lập, đã xuất hiện các tổ chức giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao do các cá nhân, pháp nhân khác thành lập dưới các hình thức dân lập, tư nhân Đây là tiền đề xuất hiện cụm từ “sự nghiệp ngoài công lập” để phân biệt với các đơn vị SN do Nhà nước thành lập

Hiện nay khái niệm đơn vị SN công lập (gọi tắt là SN công) là những đơn vị được Nhà nước thành lập, để thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước giao, hoạt động sự nghiệp theo từng lĩnh vực về y tế, giáo dục, văn hóa, thông tin, bảo tồn, bảo tàng, khoa học công nghệ, thể dục thể thao, quản lý tài nguyên, môi trường, khí tượng, thuỷ văn,

Như vậy đơn vị SN công được xác định bởi những thành tố đặc trưng:

- Do các cơ quan Nhà nước thành lập và quản lý, thuộc sở hữu Nhà nước Đây là thuộc tính quan trọng nhất, là cơ sở để phân biệt các đơn vị SN công lập với các đơn vị ngoài công lập

- Thực hiện các nhiệm vụ do các cơ quan Nhà nước giao theo các lĩnh vực về y tế, giáo dục, đào tạo, văn hóa, thông tin, bảo tồn, bảo tàng, khoa học công nghệ, thể dục thể thao, quản lý tài nguyên, môi trường, khí tượng, thuỷ văn, SN kinh tế nhằm thỏa mãn yêu cầu phát triển của XH, và nhu cầu của các cá nhân về học tập, chăm sóc sức khoẻ, nâng cao thẫm mỹ, tiếp thu tri thức khoa học công nghệ

Trang 24

- Kinh phí hoạt động chủ yếu do NSNN cấp, được phép thu các khoản phí, lệ phí (là các khoản thu của NSNN) và được để lại sử dụng theo quy định của Nhà nước

- Tham gia thực hiện phân phối lại thu nhập quốc dân thông qua NSNN

và các quỹ tài chính (quỹ BHXH, BHYT, quỹ xoá đói giảm nghèo )

- Không thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và không bao gồm các đơn vị thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng

Từ quan niệm về đơn vị SN công như đã trình bày ở trên, có thể quan

niệm: Đơn vị sự nghiệp công là một tập hợp bao gồm các đơn vị sự nghiệp

được Nhà nước thành lập, để thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước giao trong các lĩnh vực chuyên môn, kinh phí hoạt động chủ yếu do Nhà nước cấp không vì mục tiêu lợi nhuận

1.1.1.2 Phân loại đơn vị sự nghiệp công

Có nhiều cách phân loại các đơn vị SN khác nhau, tùy theo yêu cầu quản lý, hay mục đích nghiên cứu để có cách thức phân loại thích hợp

Phân loại theo ngành, lĩnh vực hoạt đông:

Căn cứ theo tính chất hoạt động theo chuyên ngành có thể phân loại các đơn vị SN theo các lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, bảo tồn, bảo tàng, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học công nghệ, SN kinh tế

Cách phân loại này chủ yếu căn cứ vào các tính chất chuyên môn, nghiệp vụ theo chuyên ngành Trong thực tế có rất nhiều đơn vị SN có tham gia hoạt động đồng thời nhiều hơn hai lĩnh vực SN

Phân loại theo tính chất của cơ quan trực tiếp quản lý có thể chia thành bốn nhóm:

- Đơn vị SN trực thuộc các CQHC Nhà nước như: các trường, các bệnh viện, viện nghiên cứu,… thuộc các Bộ

Trang 25

- Đơn vị SN trực thuộc các đơn vị SN công như: các Đài khí tượng, thuỷ văn khu vực thuộc Trung tâm Khí thượng thủy văn Quốc gia; các viện, trung tâm thuộc Trường đại học

- Đơn vị SN thuộc các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp

- Đơn vị SN trực thuộc các doanh nghiệp Nhà nước

Cách phân loại này phân biệt rõ cấp quản lý trực tiếp, toàn diện của các

cơ quan cấp trên đối với các đơn vị SN công trực thuộc trong việc giao nhiệm

vụ và cấp kinh phí hoạt động

Phân loại theo cấp hành chính:

- Đơn vị SN cấp TW do các Chính phủ, Bộ, ngành TW thành lập và quản lý (hoặc phân cấp cho CQHC, đơn vị SN trực thuộc Bộ, ngành quản lý)

- Đơn vị SN cấp tỉnh là các đơn vị: do các cơ quan TW thành lập giao (phân cấp) cho tỉnh quản lý, do UBND Tỉnh thành lập và quản lý (hoặc phân cấp cho các Sở quản lý)

- Đơn vị SN cấp huyện, do UBND huyện thành lập và quản lý, hoặc UBND Tỉnh thành lập và phân cấp cho UBND huyện quản lý như: các trường tiểu học, mầm non; trung tâm y tế, văn hoá, thể dục thể thao huyện

Đây là cách phân loại theo chiều ngang, về cơ bản ở cả 3 cấp hành chính đều có các đơn vị SN theo hoạt động theo các lĩnh vực chuyên ngành như: giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội Tuy vậy chỉ có một số ngành do đặc thù

về yêu cầu chuyên môn cần thống nhất quản lý nên chỉ có ở cấp TW (BHXH,

dự báo KTTV, đo vẽ bản đồ, khảo sát điều tra địa chất )

Phân loại theo cấp dự toán: hiện nay theo qui định của Luật NSNN, các đơn vị SN công - là các đơn vị dự toán NS; được phân thành 3 cấp:

- Đơn vị dự toán cấp I: là đơn vị tiếp nhận dự toán NS hàng năm do Thủ tướng Chính phủ hoặc UBND giao; Có nhiệm vụ quản lý, sử dụng và thanh quyết toán các nguồn kinh phí với cơ quan tài chính

Trang 26

- Đơn vị dự toán cấp II: có nhiệm vụ phân bổ dự toán cho đơn vị dự toán cấp III trực thuộc, quản lý, sử dụng và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và đơn vị dự toán cấp III trực thuộc với Đơn vị dự toán cấp I

- Đơn vị dự toán cấp III: là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách, được đơn vị dự toán cấp I (hoặc cấp II) giao dự toán ngân sách; có trách nhiệm quyết toán ngân sách của đơn vị mình với đơn vị dự toán cấp trên

Phân loại theo cơ cẩu nguồn kinh phí: theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006, căn cứ theo khả năng cân đối các nguồn kinh phí thường xuyên, được phân thành 3 loại:

- Loại I - Đơn vị SN tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên là đơn vị có nguồn thu SN bảo đảm được toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên NSNN, không phải cấp kinh phí cho hoạt động thường xuyên

- Loại II - Đơn vị SN tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên là các đơn vị có nguồn thu SN nhưng chưa đủ, NSNN vẫn phải cấp thêm kinh phí để bảo đảm hoạt động thường xuyên của đơn vị

- Loại III - Đơn vị SN không có nguồn thu SN, hay có nguồn thu thấp

là những đơn vị mà NSNN phải cấp toàn bộ kinh phí để bảo đảm hoạt động thường xuyên của đơn vị

1.1.1.3.Vai trò của khu vực sự nghiệp công trong nền kinh tế thị trường

Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước phát huy vai trò của khu vực

SN công với tư cách là một công cụ quan trọng để thực hiện chức năng can thiệp, điều tiết nền kinh tế khắc phục những khuyết tật của thị trường, kích thích KT-XH phát triển cân bằng, ổn định Những vấn đề đó có thể thấy rõ qua các chức năng của khu vực SN công:

Một là, kích thích, đầu tư phát triển KT-XH thông qua các hoạt động: đầu

tư phát triển nguồn nhân lực (giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao ); cung cấp các

Trang 27

dịch vụ công ích (phát triển các hạ tầng kỹ thuật của KT-XH); đầu tư phát triển khoa học công nghệ nâng cao công nghệ sản xuất, trình độ quản lý

Hai là, cung cấp những hàng hóa mà thị trường không muốn, hoặc

không thể cung cấp hiệu quả: thông qua các đơn vị SN công lập để cung cấp các dịch vụ SN cho vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn, các hoạt động phòng ngừa rủi ro (dự báo khí tượng thuỷ văn, y tế dự phòng ), phát triển bảo vệ tài nguyên môi trường phục vụ cho phát triển bền vững KT-XH; bảo tồn, phát triển các di sản văn hoá của đất nước

Ba là, tham gia vào quá trình thực hiện phân phối lại: đảm bảo cho

người dân được thụ hưởng những phúc lợi xã hội thiết yếu (thông qua các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá )

Bốn là, là công cụ vật chất để Nhà nước can thiệp, điều tiết đối với thị

trường: đối với các hoạt động đặc thù như dạy học, dạy nghề, khám chữa bệnh đây là những loại hàng hoá cá nhân (HHCN) thuần tuý, đòi hỏi người

sử dụng dịch vụ phải trả tiền sử dụng để bù đắp chi phí, đảm bảo tái sản xuất Tuy vậy, Nhà nước vẫn cần phải trực tiếp tham gia vào thị trường này, phát huy vai trò của các đơn vị SN công để cung cấp dịch vụ theo nhu cầu của thị trường; can thiệp, điều tiết thị trường, hạn chế việc các đơn vị hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân, cũng như của toàn xã hội vì các nguyên nhân sau:

- Đây là những sản phẩm dịch vụ đặc biệt, liên quan trực tiếp đến con người, nên Nhà nước phải tham gia để kiểm soát chất lượng và giá cả dịch vụ, tránh việc để thị trường vì mục tiêu lợi nhuận đẩy giá sản phẩm lên quá cao hạn chế khả năng sử dụng dịch vụ của người dân

- Trong nền kinh tế thị trường tất yếu dẫn tới sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn; người giàu có khả năng thanh toán cao nên sẽ được hưởng nhiều dịch vụ chất lượng cao, trong khi đó người nghèo do không có khả năng thanh toán nên sẽ không được hưởng sự chăm sóc y tế, giáo dục, văn hóa cần

Trang 28

thiết do vậy Nhà nước cần phải tham gia vào thị trường này để đảm bảo cho nhân dân được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ cơ bản, thiết yếu

- Vấn đề thông tin không hoàn hảo: do người bệnh, học sinh đi học không có đủ thông tin để so sánh, đánh giá về chất lượng chữa bệnh của bệnh viện, chất lượng dạy của trường học nên rất khó khi lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ có chất lượng và giá cả phù hợp với nhu cầu của mình

- Cạnh tranh không hoàn hảo: ở những khu vực kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa chỉ có một số ít trường học, bệnh viện do vậy vấn đề cạnh tranh giữa các đơn vị cung cấp dịch vụ khó xảy ra, người dân không có nhiều

sự lựa chọn Nhà nước phải thông qua các đơn vị SN công, cung cấp dịch vụ

để đảm bảo quyền lợi của người dân

1.1.1.4 Tính chất hoạt động của khu vực sự nghiệp công

Sử dụng các phương pháp, nguyên tắc của kinh tế học công cộng để phân tích, đánh giá hoạt động của các đơn vị SN công, chúng ta có thể thấy rõ tính đa dạng của khu vực SN công thông qua phân tích tính chất của hoạt động SN theo 5 nhóm lĩnh vực chính như sau:

Lĩnh vực giáo dục, đào tạo:

Xét đơn thuần về bản chất kinh tế thì hoạt động dạy học là cung cấp hàng hóa cá nhân (HHCN) thuần túy Tuy vậy, Nhà nước thông qua các cơ sở GD-ĐT công lập phải thực hiện các nhiệm vụ:

- Nâng cao dân trí, nâng cao trình độ người lao động, phát huy nguồn lực con người để phát triển KT-XH, đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế Bởi vậy, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân trong việc thụ hưởng các dịch vụ GD-ĐT Các cơ sở GD-ĐT công lập là công cụ quan trọng để thực hiện chiến lược phát triển GD-ĐT theo mục tiêu của Nhà nước Đặc biệt là đối với các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn; giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số

Trang 29

- Thực hiện các nhiệm vụ nâng cao phúc lợi XH đối với toàn dân, ưu đãi đối với các đối tượng CS-XH (người nghèo, người có công với cách mạng, học sinh dân tộc thiểu số, thương binh, con thương binh, liệt sỹ )

Lĩnh vực y tế:

- Các đơn vị y tế dự phòng thực hiện các nhiệm vụ: cung cấp thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm nâng cao hiểu biết của dân cư về bệnh tật và các biện pháp tự phòng chống; nghiên cứu để có biện pháp hạn chế và phòng chống bệnh tật qua đó nâng cao sức khỏe của toàn dân, trực tiếp góp phần quan trọng vào ổn định và phát triển KT-XH Sản phẩm dịch vụ phòng bệnh

có đầy đủ các thuộc tính cơ bản của hàng hóa công cộng (HHCC) thuần túy

- Các cơ sở y tế, bệnh viện thực hiện công việc khám, chữa bệnh, điều trị cho người bệnh Chi điều trị mang tính chất chi tiêu dùng cá nhân, phục vụ trực tiếp cho cá nhân được điều trị Hoạt động khám, chữa bệnh, xét về bản chất là HHCN thuần túy, các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ điều trị theo yêu cầu của người dân và người thụ hưởng dịch vụ phải trả chi phí khi khám, chữa bệnh (hoặc BHYT chi trả thay)

Tuy vậy hoạt động khám, chữa bệnh liên quan trực tiếp đến sức khoẻ của người dân, cũng giống như các hoạt động giáo dục, các cơ sở khám chữa bệnh phải thực hiện chiến lược phát triển con người và đảm bảo quyền được chăm sóc y tế của nhân dân, nâng cao sức khoẻ của nhân dân, chăm sóc sức khoẻ cho các đối tượng CS-XH (người nghèo, người có công với cách mạng, dân tộc thiểu số, người già yếu, người tàn tật ) đảm bảo cho họ được tiếp cận tất cả các dịch vụ y tế cần thiết; thông qua NSNN thực hiện phân phối lại thu nhập để nâng cao phúc lợi XH đối với người dân

Đặc biệt đối với các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, do các cơ sở y tế còn rất ít, hạn chế về trang thiết bị khám, chữa bệnh; hạn chế về trình độ y bác sỹ nên các cơ sở y tế công lập phải đảm bảo

- Các bệnh viện thực hiện nhiệm vụ khám, chữa các bệnh đặc thù như: bệnh lao - có nguy cơ lây nhiễm cao, có tác động trực tiếp đến cả cộng đồng;

Trang 30

bệnh tâm thần - khám chữa bệnh cho những người không có năng lực hành vi tuy cũng có thuộc tính của HHCN, nhưng không thể thực hiện thông qua thị trường như các hoạt động khám, chữa bệnh khác

Lĩnh vực văn hóa, thông tin:

- Các đơn vị SN bảo tồn, bảo tàng, thư viện, các nhà hát, đoàn văn hóa, nghệ thuật truyền thống (múa rối, chèo, tuồng, cải lương ) thực hiện nhiệm

vụ bảo tồn các loại hình nghệ thuật, văn hóa của các dân tộc ít người, bảo tồn

và tiếp tục phát triển các di sản văn hóa các dân tộc, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển các giá trị văn hóa chung của cả cộng đồng Các hoạt động này không thể hạch toán được chi phí

- Các đơn vị SN phát thanh, truyền hình, thông tấn, báo chí thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin cho cộng đồng, góp phần giáo dục nhân cách, đạo đức lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân Các sản phẩm truyền thống có đầy đủ các thuộc tính của HHCC thuần túy; tuy vậy với điều kiện công nghệ hiện nay và trong cơ chế thị trường, đã xuất hiện nhiều sản phẩm truyền thông mang tính HHCN thuần túy như: truyền hình cáp, kỹ thuật số, internet khách hàng phải trả chi phí dịch

vụ theo giá cả thị trường khi được cung cấp dịch vụ; hoặc các đơn vị cung cấp dịch vụ được hưởng lợi từ việc cung cấp dịch vụ (do thu từ các hoạt động quảng cáo, tài trợ ), người tiêu dùng không phải trả tiền từ việc xem ti vi, nghe đài phát thanh, hoặc chỉ trả một ít tiền khi mua tờ báo , NSNN cũng không phải cấp kinh phí hoạt động cho các đơn vị này

- Các đơn vị SN văn hoá cung cấp các sản phẩm, dịch vụ như: nhà hát ca múa nhạc, rạp chiếu phim, các nhà xuất bản, đơn vị sản xuất kinh doanh các sản phẩm nghe, nhìn (sách, báo, phim, băng đĩa ca nhạc )- là các HHCN thuần túy, đơn vị cung cấp dịch vụ có thể hoạch toán đầy đủ chi phí và người tiêu dùng phải trả tiền để được sử dụng sản phẩm, xem phim, xem ca nhạc

Trang 31

Lĩnh vực khoa học công nghệ:

- Các hoạt động nghiên cứu khoa học cơ bản: đây là các hoạt động nhằm tạo nên nền tảng cơ bản cho việc nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật của XH, nâng cao công nghệ sản xuất, là động lực để phát triển KT-XH trong thời đại khoa học công nghệ; tuy vậy đây là lĩnh vực đòi hỏi phải có các nguồn lực đầu tư rất lớn (con người, trang thiết bị, kinh phí ), khó hạch toán chi phí và thu hồi vốn do vậy Nhà nước cần phải đầu tư

- Các hoạt động nghiên cứu khoa học ứng dụng, chuyển giao công nghệ: đây là các hoạt động trực tiếp tác động vào quá trình phát triển sản xuất, các hoạt động của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động của các tổ chức, cá nhân Đây là HHCN thuần túy, tuy vậy

có những hoạt động đòi hỏi đầu tư lớn, trong thời gian lâu dài, cần sự hỗ trợ

từ NSNN, hoặc Nhà nước có chính sách tín dụng ưu đãi

- Các hoạt động cung cấp dịch vụ khoa học kỹ thuật như: đây là các sản phẩm dịch vụ có tính HHCN thuần túy

Trong thực tế hoạt động của hầu hết các đơn vị SN khoa học công nghệ đều có cung cấp cả ba nhóm hoạt động nêu trên; có một số ít đơn vị chủ yếu làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cơ bản (như Viện Toán học, Viện Vật lý, Viện Hóa học, các viện nghiên cứu xã hội, nghiên cứu chiến lược )

Lĩnh vực sự nghiệp kinh tế:

- Các hoạt động thực hiện các nhiệm vụ vì ích lợi cộng đồng, như: dự báo khí tượng thuỷ văn, hải văn nhằm giúp toàn XH phòng, chống, hạn chế các thiệt hại, rủi ro do thiên tai; các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên quốc gia Kết quả hoạt động của nhóm này là cung cấp HHCC thuần túy cho XH

- Thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước giao, bảo vệ tài nguyên, chủ quyền quốc gia; nhóm này thực hiện các hoạt động SN như: nghiên cứu, điều

Trang 32

tra, khảo sát, đo vẽ bản đồ địa giới, bản đồ hành chính, bản đồ tài nguyên, địa chất khoáng sản

- Thực hiện nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công ích cho XH, như: đảm bảo giao thông, duy tu sửa chữa hệ thống đê điều, các hồ đập thuỷ lợi, hệ thống tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp đây là những đơn vị SN kinh

tế được Nhà nước uỷ quyền quản lý, đầu tư, khai thác các công trình hạ tầng

kỹ thuật công cộng phục vụ cho các nhu cầu phát triển KT-XH

1.1.2 Cơ chế tự chủ tài chính

Thuật ngữ “cơ chế” là sự chuyển ngữ của từ “mécanisme” trong tiếng Pháp và theo từ điển Le Petit Larousse năm 1999, nó được giải nghĩa là “cách thức hoạt động của một tập các yếu tố phụ thuộc vào nhau” Theo từ điển tiếng Việt do Viện ngôn ngữ học biên soạn năm 2000 giải nghĩa “cơ chế là cách thức mà theo đó một quá trình được thực hiện” Như vậy, “cơ chế” là cách thức hoạt động của một sự vật, hiện tượng trong quá trình tồn tại và phát triển

Tự chủ (autonomy), theo Từ điển tiếng Anh Oxford 2004 là nói đến trạng thái chất lượng của một đối tượng hoặc một đơn vị như là nhà nước, chính quyền địa phương, một tổ chức, một cơ quan [26, tr 69] Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học xuất bản 2010 giải nghĩa “tự chủ” là việc tự điều hành, quản lý mọi công việc của cá nhân hoặc của tổ chức, không bị cá nhân, tổ chức khác chi phối

Trong lĩnh vực TCTC, sự vận hành các phạm trù thuộc lĩnh vực TCTC chịu sự tác động chi phối của hai nhân tố, bao gồm:

Một là, các quy luật kinh tế, tài chính đã và đang tồn tại trong một môi trường kinh tế, tài chính nhất định

Hai là, sự phản ứng của con người trước sự vận động theo tính qui luật khách quan của các phạm trù kinh tế, tài chính Hay nói cách khác là con người đưa ra những cách thức để hướng sự vận động của các phạm trù kinh tế, tài chính mang tính quy luật khách quan theo những yêu cầu chủ quan của mình

Trang 33

Với quan niệm “cơ chế” là cách thức thì trong lĩnh vực TCTC cách thức đó do con người tạo ra và nó mang dấu ấn chủ quan là chủ yếu Như vậy, cách thức trong trường hợp này có thể hiểu là những quy định của con người trước sự vận động mang tính quy luật của phạm trù TCTC

Khi hàm ý cơ chế là những quy định của con người thì những quy định đó luôn bao gồm hệ thống các quyền và lợi ích Việc sử dụng hệ thống các quyền

và lợi ích để đưa ra những quy định (cơ chế) mang lại hiệu quả chung cho quốc gia khi những quy định này phù hợp với sự vận động mang tính quy luật của TCTC Đây là cách tiếp cận về thuật ngữ “cơ chế” trong lĩnh vực TCTC

- Cơ chế tự chủ tài chính là cơ chế quản lý nhằm tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị về các mặt hoạt động tài chính, tổ chức bộ máy và sắp xếp lao động qua đó làm tăng chất lượng hoạt động và cung cấp dịch vụ của đơn vị

- Cơ chế tự chủ tài chính là hệ thống các nguyên tắc, luật định, chính sách, công cụ về quản lý tài chính và mối quan hệ tài chính giữa các đơn vị dự toán các cấp với cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu nhất định

- Cơ chế tự chủ tài chính là tổng thể các phương pháp, các hình thức và các công cụ được vận dụng để quản lý các hoạt động tài chính của đơn vị

trong những điều kiện cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu nhất định

1.1.2.1 Phạm vi và phân loại đơn vị tự chủ tài chính

* Phạm vi đơn vị thực hiện tự chủ tài chính

Đơn vị thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm phải là đơn vị dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật Kế toán

Đối với Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, các đơn vị

sự nghiệp có quy trình hoạt động đặc thù và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc:

Trang 34

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được

áp dụng theo quy định tại Nghị định này

Các tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện theo quy định tại Nghị định

số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định cơ chế

tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập

* Phân loại đơn vị sự nghiệp công thực hiện tự chủ tài chính

Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp công được phân thành 3 loại đơn vị thực hiện quyền tự chủ:

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động)

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được NSNN cấp (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp

tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động)

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên do NSNN bảo đảm toàn bộ (NSNN bảo đảm toàn

bộ chi phí hoạt động)

Việc phân loại đơn vị sự nghiệp theo quy định trên, được ổn định trong thời gian 3 năm, sau thời hạn 3 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù họp Trong thời gian ổn định phân loại, trường hợp đơn vị sự nghiệp có thay đổi chức năng, nhiệm vụ tổ chức thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét điều chỉnh phân loại lại cho phù hợp

Cách xác định để phân loại đơn vị sự nghiệp:

Mức tự bảo đảm chi phí Tổng số nguồn thu sự nghiệp

hoạt động thường xuyên = - X 100 (1.1) của đơn vị (%) Tồng số chi hoạt động thường xuyên

Trong đó:

(1) Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, gồm:

Trang 35

- Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo công thức (1.1), bằng hoặc lớn hơn 100%

- Đơn vị sự nghiệp đã tự bảo đảm chi phí hoạt động từ nguồn thu sự nghiệp, từ nguồn ngân sách nhà nước do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước đặt hàng

(2) Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động: là đơn vị

sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo công thức (1.1) từ trên 10% đến dưới 100%

(3) Đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, gồm: (4) Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo công thức (1.1) từ 10% trở xuống

(5) Đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu

1.2 Nội dung và nguyên tắc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị

- Sắp xếp, bố trí và sử dụng cán bộ, viên chức phải phù hợp giữa nhiệm

vụ được giao với ngạch viên chức và quy định của Nhà nước về trách nhiệm

Trang 36

thi hành nhiệm vụ, công vụ

1.2.1.2 Tự chủ về nguồn thu, mức thu, khoản thu

Nguồn thu là những khoản kinh phí đơn vị nhận được không phải hoàn trả Theo luật pháp, nó được dùng cho việc triển khai hoạt động hoạt động, chức năng, nhiệm vụ được giao Nó bao gồm: 1) Nguồn thu từ NS cấp cho chi thường xuyên, chương trình mục tiêu quốc gia, đầu tư XDCB và các loại kinh phí khác như tinh giản biên chế; đào tạo lại; kinh phí đối ứng; thực hiện các nhiệm vụ đặt hàng của nhà nước (như điều tra, quy hoạch, khảo sát ); kinh phí y tế; xây dựng cơ sở hạ tầng (điện, nước, đường giao thông.); ký túc xá sinh viên Các nguồn thu này được quản lý, sử dụng theo sự phân loại dự toán chi tiêu của nhà nước 2) Nguồn thu hoạt động sự nghiệp là các khoản thu nhận được từ thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật; khoản thu hoạt động dịch vụ; tiền lãi chia từ hoạt động liên doanh, liên kết, tiền gửi ngân hàng; thu nhập do các đơn vị trực thuộc nộp lên; 3) Nguồn thu từ nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, cho, tặng theo quy định của pháp luật 4) Nguồn thu khác là nguồn thu ngoài phạm vi quy định nói trên như vốn vay tín dụng; vốn liên doanh, liên kết

Trong TCTC yêu cầu các đơn vị quản lý và khai thác các nguồn thu theo đúng chế độ, đúng phạm vi và định mức, sử dụng phiếu thu phù hợp, phải đưa vào dự toán và được quản lý, hạch toán đúng pháp luật Các khoản thu đảm bảo tính công khai, minh bạch, kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố thẩm quyền và trách nhiệm Những khoản thu theo quy định thì đơn vị sự nghiệp có nghĩa vụ thu đúng, thu đủ Hoạt động có tính đặc thù, phục vụ nhu cầu XH, hoạt động SXKD, cung ứng dịch vụ, liên doanh liên kết thì các đơn vị sự nghiệp công tự quyết định mức thu theo nguyên tắc bù đắp đủ chi phí và có tích lũy

1.2.1.3 Tự chủ về sử dụng nguồn tài chính

Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đối với

Trang 37

các khoản chi thường xuyên, Thủ trưởng đơn vị được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định Căn cứ tính chất công việc, thủ trưởng đơn vị được quyết định phương thức khoán chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc

Nội dung chi thực hiện CCTC gồm

Một là, chi thường xuyên:

- Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, gồm: Tiền, lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành; dịch vụ công cộng; văn phòng phẩm; các khoản chi nghiệp vụ; sửa chữa thường xuyên tài sản cố định

- Chi hoạt động thường xuyên phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí, gồm: Tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành cho số lao động trực tiếp phục vụ công tác thu phí và lệ phí; các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn; sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy định phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí

- Chi cho các hoạt động dịch vụ; gồm: Tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành; nguyên, nhiên, vật liệu, lao vụ mua ngoài; khấu hao tài sản cố định; sửa chữa tài sản cố định; chi trả lãi tiền vay, lãi tiền huy động theo hình thức vay của CBVC; chi các khoản thuế phải nộp theo quy định của pháp luật và các khoản chi khác

Hai là, chi không thường xuyên:

- Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

- Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức;

- Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia;

Trang 38

- Chi thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác) theo giá hoặc khung giá do Nhà nước quy định

- Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quy định;

- Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;

- Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định;

- Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Chi thực hiện các dự án từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài;

- Chi cho các hoạt động liên doanh, liên kết;

- Các khoản chi khác theo quy định

1.2.1.4 Thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm

Nhà nước khuyến khích các đơn vị sự nghiệp tăng thu, tiết kiệm chi, tinh giản biên chế, tăng thêm thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với NSNN; căn

cứ kết quả tài chính trong năm, đơn vị quyết định tổng mức thu nhập tăng thêm trong năm, như sau:

Một là, đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, được quyết định tổng mức thu nhập tăng thêm trong năm theo quy chế chi tiêu nội

bộ của đơn vị, sau khi đã thực hiện trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp theo quy định

Hai là, đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, được quyết định tổng mức thu nhập tăng thêm trong năm, nhưng tối đa không quá 02 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do Nhà nước quy định, sau khi đã thực hiện trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp

- Quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ làm cơ sở để tính tổng thu nhập tăng thêm trong năm của đơn vị, bao gồm:

Trang 39

+ Tiền lương ngạch bậc và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung: Tính trên cơ sở hệ số lương, hệ số phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung của người lao động trong đơn vị (lao động trong biên chế và lao động hợp đồng từ 1 năm trở lên) và mức tiền lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định

+ Tiền lương tăng thêm của người lao động do nâng bậc theo niên hạn hoặc nâng bậc trước thời hạn

Quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm của đơn vị nêu trên không bao gồm khoản tiền công trả theo hợp đồng vụ việc

- Chi trả thu nhập tăng thêm:

Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định; phần chênh lệch thu lớn hơn chi (thu, chi hoạt động thường xuyên, nhiệm vụ Nhà nước đặt hàng), đơn vị được sử dụng theo trình

tự như sau:

+ Trích tối thiểu 25% số chênh lệch thu lớn hơn chi để lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;

+ Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động;

+ Trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng ổn định thu nhập, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi mức trích tối đa hai quỹ này không quá

3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân trong năm Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi bằng hoặc nhỏ hơn 01 (một) lần quỹ cấp bậc, chức vụ trong năm đơn vị được quyết định sử dụng, như sau: Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động; Trích lập các quỹ: quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (khống chế tối thiểu 25% chênh lệch thu lớn hơn chi), quỹ khen thường, quỹ phúc dự phòng ổn định thu nhập Đối với quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi định mức tối đa hai quỹ này không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng bình quân trong năm

Trang 40

Căn cứ quy định trên đây, mức cụ thể chi trả thu nhập tăng thêm và trích quỹ do thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quyết định theo quy chế chi tiêu nội

bộ đơn vị

- Tạm chi trước thu nhập tăng thêm: Căn cứ kết quả hoạt động tài chính quý, năm của đơn vị, nhằm động viên người lao động phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, thủ trưởng đơn vị sự nghiệp có thể tạm chi trước thu nhập tăng thêm cho người lao động trong đơn vị Mức tạm chi trước thu nhập tăng thêm hàng quý tối đa không quá 40% số chênh lệch thu lớn hơn chi đơn

vị xác định được theo quý

Sau khi quyết toán năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt và xác định được xác định số chênh lệch thu lớn hơn chi, thủ trưởng đơn vị thực hiện chi trả tiếp thu nhập tăng thêm theo chế độ quy định cho người lao động theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị Trường hợp đơn vị đã tạm chi vượt quá số chênh lệch thu lớn hơn chi để chi thu nhập tăng thêm theo quy chế chi tiêu nội bộ; số chi vượt phải trừ vào thu nhập tăng thêm của năm sau

1.2.2 Mục tiêu và nguyên tắc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính

1.2.2.1 Mục tiêu

- Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp công trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động

- Thực hiện chủ trương xã hội hóa trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động

sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ NSNN

- Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp, quan tâm đầu tư để hoạt động sự nghiệp ngày càng phát triển; bảo đảm cho các đối tượng chính sách - xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng

Ngày đăng: 17/03/2015, 14:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Mai Phương (2012), Giải pháp cải cách, tăng cường tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp, Tạp chí Tài chính số 2 tháng 2/2012, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Tài chính số 2 tháng 2/2012
Tác giả: Mai Phương
Năm: 2012
11. Xuân Tuyến - Nhật Bắc (2012), Hoàn thiện cơ chế tự chủ của cơ quan Nhà nước, đơn vị công lập, Báo điện tử Chỉnh Phủ (VGPNEWS), ngày 06/4/2012, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo điện tử Chỉnh Phủ (VGPNEWS)
Tác giả: Xuân Tuyến - Nhật Bắc
Năm: 2012
26. Kohtamaki, V. (2009), “Financial Autonomy in Higher Education Institutions”, http ://acta.uta.fi/pdf978-951-44-7756-0.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Financial Autonomy in Higher Education Institutions”
Tác giả: Kohtamaki, V
Năm: 2009
27. Nguyễn Hải Hằng (2008), Câu chuyện 115 tại các địa phương - vân còn nhiều bất cập, http://www.tchdkh.org.vn/tchitiet.asp?code=2871 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Câu chuyện 115 tại các địa phương - vân còn nhiều bất cập
Tác giả: Nguyễn Hải Hằng
Năm: 2008
28. Hoàng Đình Phu (2008), Cần nâng cao năng lực thực hiện Nghị định 115, http://www.tchdkh.org.vn/tchitiet.asp?code=2885 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cần nâng cao năng lực thực hiện Nghị định 115
Tác giả: Hoàng Đình Phu
Năm: 2008
29. Nguyễn Quân (2008), Vấn đề đầu tư cho khoa học công nghệ, http: //www. tchdkh. org.vn/tchitiet.asp?code=2973 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề đầu tư cho khoa học công nghệ
Tác giả: Nguyễn Quân
Năm: 2008
31. Leonardo Letelier S (Mar 2005), Explaining fiscal decentralization, Public Finance Review, 33 (2): p. 155 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Explaining fiscal decentralization
33. Mintzberg, H., 1996. Managing government, governing management. Harvard Business Review, (May - June): 75-83 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Managing government, governing management
35. Nguyễn Huy Tranh (2011), “Quản lý nhà nước về tài chính hoạt động có thu tại đơn vị dự toán quân đội”, chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Khoa học Quản lý), mã số: 62.34.01.01, ĐH Kinh tế quốc dân, tháng 06/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước về tài chính hoạt động có thu tại đơn vị dự toán quân đội”, "chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Khoa học Quản lý), mã số: 62.34.01.01
Tác giả: Nguyễn Huy Tranh
Năm: 2011
36. Phạm Quang Trung (2003), “Tập đoàn kinh doanh và cơ chế quản lý tài chính trong tập đoàn kinh doanh”, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập đoàn kinh doanh và cơ chế quản lý tài chính trong tập đoàn kinh doanh
Tác giả: Phạm Quang Trung
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2003
37. Dominicis, D.L, Pérez S. E and Fernânde, A.Z. (2011), “European university funding and financial autonomy: a study on the degree of diversification of university budget and the share of competitive funding”, http://itp.jrc.es/EURdoc/JRC63682.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: European university funding and financial autonomy: a study on the degree of diversification of university budget and the share of competitive funding
Tác giả: Dominicis, D.L, Pérez S. E and Fernânde, A.Z
Năm: 2011
38. Estermann, T. & Pruvot, E.B (2011), “Financially Sustainable Universities II European universities diversifying income streams”,http ://www.eua.be/.. ./Financially_Sustainable_Universities_;Copyright © by the European University Association 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Financially Sustainable Universities II European universities diversifying income streams
Tác giả: Estermann, T. & Pruvot, E.B
Năm: 2011
39. Estermann, T. (2011), “The challenge of financial sustainability”, http://www.universityworldnews.com / [Truy cập: 27/05/2011] Sách, tạp chí
Tiêu đề: The challenge of financial sustainability
Tác giả: Estermann, T
Năm: 2011
41. Europea commission, “Levels of Autonomy and Responsibilities of Teachers in Europe”, Eurydice the information network on education in european,http://eacea.ec.europa.eu/education/eurydice/documents/thematic_reports/094EN.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Levels of Autonomy and Responsibilities of Teachers in Europe
43. Fumasoli, T. University of Lugano, “Governance in Swiss Universities. A comparative Analysis through Cantonal and federal laws”,http://www.fup.pt/old/cipes/docs/eventos/pdf_docs/Tatiana%20Fumasoli.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Governance in Swiss Universities. A comparative Analysis through Cantonal and federal laws
44. Gherghina, R., Văduva, F,. Postole, M. (2009), “The perfomance management in public institutions of higher education and the economic crisis”, http://oeconomica.uab.ro/upload/lucrari/1120092/03.pdf/ [Truy cập:2/11/2009] Sách, tạp chí
Tiêu đề: The perfomance management in public institutions of higher education and the economic crisis
Tác giả: Gherghina, R., Văduva, F,. Postole, M
Năm: 2009
45. Hauptman, A..M. (2007), “Four models of growth. International Higher Education” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Four models of growth. International Higher Education
Tác giả: Hauptman, A..M
Năm: 2007
46. Heller, D. E., Liverpool Hope University (2009), “Financial Innovation and Experimentation in Higher Education in the United States and England”, http://www.personal.psu.edu/deh29/papers/Liverpool_Hope_4-09.pdf [Truy cập: 28/04/2009] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Financial Innovation and Experimentation in Higher Education in the United States and England
Tác giả: Heller, D. E., Liverpool Hope University
Năm: 2009
40. Europea commission, “Higher education governance in europe. Policies, structures, funding and academic staff’, Eurydice the information network on education in european,http://eacea.ec.europa.eu/educatLon/eurydice/documents/thematic_reports/091EN.pdf Link
42. Financially sustainable universities: Towards full costing in European universities, EUA publications 2008,http://www.eua.be/Libraries/Publications_homepage_list/Financially_Sustainable_Universities_Towards_Full_Costing_in_European_Universities.sflb.ashx Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w