Thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm

Một phần của tài liệu cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công trên địa bàn huyện thạch hà tỉnh hà tĩnh (Trang 83)

Năm 2009 tổng số tiền chi thu nhập tăng thêm đạt 1.573 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 16,91 triệu đồng/ngƣời/năm; đến năm 2013 tổng số tiền chi thu nhập tăng thêm đạt 2.523 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 21,03 triệu đồng/ngƣời/năm, bình quân giai đoạn (2009-2013) thu nhập tăng thêm tăng 12,54%/năm. Từ số liệu phân tích trên cho thấy kinh phí thu nhập tăng thêm bình quân của các đơn vị sự nghiệp công thực hiện tự chủ theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP so với các đơn vị hành chính thực hiện theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh cao hơn rất nhiều (bình quân xấp xỉ gấp 10 lần). Điều này khuyến khích đến tinh thần cũng nhƣ hiệu quả công việc của các đơn vị sự nghiệp công.

Bảng 2.2: Quyết toán kinh phí các đơn vị sự nghiệp công thực hiện cơ chế tự chủ tài chính giai đoạn 2007-2011.

Đơn vị tính: triệu đồng

Đơn vị

Tổng thu Tổng chi Chênh lệch thu chi

(Kinh phí tiết kiệm)

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Trung Tâm Văn hóa Thông tin Thể

thao và Du lịch 3.697 4.112 4.81,0 5.125 5.366 2.492 2.596 2.705 2.952 3.176 1.205 1.516 2.105 2.173 2.190 Trung Tâm Chuyển giao KHCN bảo

vệ cây trồng vật nuôi 3. [47 3.545 3.909 4.423 4.776 2.094 2.181 2.291 2.476 2.739 1.053 1.364 1.618 1.947 2.037 Trung Tâm giáo dục thƣờng xuyên

kỹ thuật tổng hợp 468 755 310 481 158 274

Trung Tâm dạy nghề huyện Thạch Hà 1.360 1.428 1.568 1.682 1.798 962 1.043 1.147 1.257 1.369 398 385 421 425 429 Trung Tâm Chính trị huyện Thạch Hà 1.627 1.712 1.850 2.036 2.154 1.083 1.203 1.413 1.559 1.631 544 509 437 477 523 Ban quản lý các dự án xây dựng cơ bản 734 756 79,8 876 988 482 539 596 633 752 252 217 202 243 236

Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc cũng còn những tồn tại hạn chế nhƣ: - Quản lý sử dụng các quỹ còn tình trạng chƣa xây dựng mức trích lập quỹ khen thƣờng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng ổn định thu nhập và quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Chƣa quy định cụ thể về đối tƣợng chi, mức chi.

- Một số khoản chi thƣờng xuyên phát sinh nhƣng chƣa đƣợc quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ mà thực hiện theo quyết định của thủ trƣởng đơn vị, dẫn tới hạn chế về tính công khai; dân chủ trong quá trình quản lý tài chính...

- Việc nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy định tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành và chất lƣợng hoạt động sự nghiệp của đơn vị khi đƣợc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm chƣa đƣợc thực hiện, nên đã hạn chế việc chi trả thu nhập theo mức độ hoàn thành công việc; chi trả thu nhập ở một số đơn vị vẫn mang tính cào bằng hoặc bình quân.

- Còn có đơn vị không tổ chức hạch toán riêng doanh thu, chi phí đối với từng hoạt động dịch vụ, do đó đã không thể tách bạch rõ về quỹ tiền lƣơng, chi phí quản lý, các khoản chi phí khác... của các hoạt động Nhà nƣớc giao theo chức năng nhiệm vụ với các hoạt động dịch vụ mà đơn vị đã cung cấp cho thị trƣờng.

2.3. Đánh giá chung về thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh

2.3.1. Những mặt đạt được

Thực hiện cơ chế TCTC đối với các đơn vị sự nghiệp công tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đã tạo điều kiện cho đơn vị chủ động sử dụng nguồn lực tài chính, lao động, cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao, chủ động phân bổ nguồn tài chính của đơn vị theo nhu cầu chi tiêu đối với từng lĩnh vực trên tinh thần tiết kiệm, thiết thực hiệu quả, đồng thời mở rộng các hoạt động dịch vụ, tăng nguồn thu. Cơ chế tự chủ tạo điều kiện cho đơn vị thực hiện việc kiểm soát chi tiêu nội bộ, phát huy tính dân chủ, chủ động,

sáng tạo, của ngƣời lao động; nâng cao kỹ năng quản lý, chất lƣợng hoạt động sự nghiệp; bƣớc đầu rà soát lại chức năng nhiệm vụ của cơ quan hành chính đối với đơn vị sự nghiệp, từng bƣớc giảm sự can thiệp của cơ quan quản lý cấp trên; yêu cầu về công khai, minh bạch trong tổ chức sắp xếp công việc, nhân sự, chi tiêu tài chính đƣợc thực hiện, tạo không khí đoàn kết, phấn khởi trong nội bộ đơn vị.

- Về nhận thức: Đại đa số đều ý thức việc thực hiện CCTC tài chính là chủ trƣơng đúng đắn trong tình hình hiện nay, là một trong những giải pháp cải cách lớn của Nhà nƣớc về cơ chế quản lý tài chính công, chế độ TCTC là thiết thực, góp phần cải thiện thu nhập, tạo sự chủ động trong sử dụng biên chế và tài chính để phát huy vai trò, trách nhiệm và quyền làm chủ tập thể của CBCC, VC nên phần đông đều đồng tình hƣởng ứng chủ trƣơng này.

- Tổ chức bộ máy: Các đơn vị đã chủ động sắp xếp lại tổ chức bộ máy trên cơ sở xác định lại rõ chức năng nhiệm vụ của từng phòng, ban chuyên môn, khắc phục tình trạng chồng chéo đã kéo dài nhiều năm; có sự củng cố, sàng lọc, sắp xếp lại đội ngũ CBCC, VC, góp phần nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nƣớc, bƣớc đầu tạo sự thông thoáng trong cơ chế tài chính, đồng thời là cơ sở giúp UBND huyện Thạch Hà có cách nhìn mới hơn về quản lý biên chế hành chính.

- Trong phân bổ định mức và giao dự toán kinh phí tự chủ: Việc thực hiện CCTC đã dần hƣớng tới đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho đơn vị sự nghiệp, xoá bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lƣợng biên chế, thay thế bằng cách tính kinh phí căn cứ vào kết quả và chất lƣơng hoạt động, hƣớng vào kiểm soát đầu ra, chất lƣợng; chi tiêu theo mục tiêu của cơ quan đơn vị, đổi mới hệ thống định mức chi tiêu đơn giản, tăng quyền chủ động của cơ quan sử dụng ngân sách, xóa bỏ cơ chế cấp phát kinh phí hoạt động theo kiểu “xin-cho” nhƣ cấp bằng lệnh chi trƣớc đây, ban hành các cơ chế chính sách thực hiện cơ chế TCTC cho các đơn vị sự nghiệp trên cơ sở xác định nhiệm vụ thực hiện, mức hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nƣớc và phần còn lại do các đơn vị tự trang trải.

- Về xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, tiết kiệm kinh phí, chi trả thu nhập tăng thêm: Các đơn vị chủ động xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, phân bổ nguồn tài chính của đơn vị, thực hiện kiểm soát đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị theo kết quả "đầu ra", giảm dần việc quản lý theo các yếu tố "đầu vào", giảm sự can thiệp trực tiếp của cơ quan chủ quản và cơ quan - tài chính cấp trên. Cơ chế tự chủ đã góp phần rất lớn trong việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí; tạo ra sự thay đổi trong suy nghĩ, ý thức trách nhiệm của đội ngũ CBCCVC nhất là lãnh đạo đơn vị chủ động khai thác tốt đƣợc nguồn kinh phí để bố trí công việc, con ngƣời hợp lý. Các đơn vị đã tổ chức sắp xếp tinh giản bộ máy nhân sự; chất lƣợng công tác chuyên môn đƣợc nâng cao; huy động các nguồn lực, phát huy tính chủ động, sáng tạo của CBCCVC; chi tiêu ngân sách đúng mục đích, tiết kiệm. Ngoài ra, các cơ quan đơn vị đều đề ra biện pháp thực hành tiết kiệm, tiết giảm những khoản chí không cần thiết nhƣ xây dựng và điều hành theo quy chế chi tiêu nội bộ. Nhờ vậy, nguồn kinh phí tiết kiệm đƣợc các đơn vị sử dụng chi thu nhập tăng thêm cho ngƣời lao động trong cơ quan, đơn vị góp phần từng bƣớc cải thiện và nâng dần chất lƣợng cuộc sống cho CBCCVC trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh .

2.3.2. Những hạn chế, yếu kém

Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, quá trình triển khai thực hiện cơ chế TCTC tại các đơn vị sự nghiệp công trên địa bàn huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh cũng bộc lộ nhiều tồn tại hạn chế:

- Về nhận thức: vẫn còn một bộ phận cán bộ CCVC, đơn vị do chƣa nhận thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa, nội dung của cơ chế tài chính công nên vẫn muốn duy trì cơ chế quản lý tài chính cũ và chƣa tập trung thực hiện nghiêm túc.

- Chƣa thật sự chú trọng đến yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý tài chính, nhiều đơn vị chỉ xem việc giao tự chủ là hình thức để tăng thu nhập cho CBCC, VC;

- Một số đơn vị chƣa quan tâm chú trọng xây dựng phƣơng án tự chủ để trình cấp có thẩm quyền - phê duyệt, tƣ tƣởng trông chờ ỷ lại vào NSNN còn nặng nề; tổ chức triển khai thực hiện còn thụ động.

- Về biên chế, tổ chức bộ máy: các đơn vị chƣa đƣợc quyền chủ động trong việc tuyển dụng, sử dụng biên chế tại đơn vị mình dù trên danh nghĩa họ có toàn quyền quyết định.

- Về định mức phân bổ và giao dự toán: Tuy đã có đổi mới trong giao dự toán theo 2 phần tự chủ và không tự chủ, về thời gian không khống chế theo từng quý, đã mở rộng và điều chỉnh trong cả năm, nhƣng về bản chất vẫn còn giao dự toán theo đầu vào, giao kinh phí theo đầu biên chế. Theo đó, các đơn vị tự chủ theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP về danh nghĩa, là đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ hoàn toàn về tài chính nhƣng xét về bản chất lại là đơn vị nhận khoán kinh phí và họ chỉ đƣợc tự chủ trong phạm vi kinh phí đƣợc giao khoán và định mức khoán lại đƣợc duy trì ổn định trong 3 năm ngân sách; định mức phân bổ còn khiêm tốn, hàng năm phải tiết kiệm 10% chi thƣờng xuyên cho lộ trình tăng lƣơng tối thiểu; chƣa có sự đồng nhất trong việc giao định mức phân bổ ngân sách giữa các đơn vị tự chủ theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP với đơn vị sự nghiệp công tự chủ theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP (định mức phân bổ cho đơn vị sự nghiệp công do NSNN đảm bảo toàn bộ kinh phí bằng 80% định mức phân bổ của đơn vị tự chủ theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP); đồng thời, các đơn vị tự chủ theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP, nhất là các đơn vị tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động vẫn chƣa thật sự tự chủ hoàn toàn mà vẫn còn chịu sự kiểm soát chặt chẽ của đơn vị chủ quản UBND huyện. Chính điều này hạn chế tính chủ động, sáng tạo của các đơn vị trong thực hiện CCTC)

- Về xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ: tại một số đơn vị việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ còn mang tính hình thức, đối phó, chƣa giao khoán vật tƣ, văn phòng phẩm, điện thoại, công tác phí, chi phí nghiệp vụ chuyên môn cho từng cá nhân sử dụng; thiếu các biện pháp để quản lý chặt chẽ có hiệu quả

kinh phí đƣợc giao, chi tiêu một số nội dung còn chƣa bám sát quy định hiện hành và quy chế chi tiêu nội bộ; việc mở rộng và khai thác các nguồn thu phí, lệ phí, thu sự nghiệp, dịch còn hạn chế nên thu nhập tăng thêm cho CBCCVC một số đơn vị còn khiêm tốn. Một số khoản chi thƣờng xuyên phát sinh nhƣng chƣa đƣợc quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ mà thực hiện theo quyết định của thủ trƣởng đơn vị, dẫn tới hạn chế về tính công khai, dân chủ trong quá trình quản lý tài chính.

- Kinh phí tăng thu nhập còn nhiều bất cập: Theo quy định, có sự khống chế tăng thu nhập tăng thêm tối đa không quá 01 lần đối với đơn vị tự chủ theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP. Thực tế, định mức phân bổ ngân sách đối với đơn vị tự chủ theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP còn thấp, chủ yếu chỉ đủ trang trải kinh phí hoạt động thƣờng xuyên, nếu có dƣ thì phần còn lại cũng rất ít. Vì vậy, khoản trích lại tăng thu nhập cho CBCC hầu nhƣ không đáng kể, điều này chƣa thực sự kích thích đƣợc tinh thần làm việc ở CBCC khi mà khoảng cách chênh lệch về mặt bằng lƣơng giữa khu vực Nhà nƣớc với khu vực bên ngoài ngày càng lớn, do đó không thu hút đƣợc ngƣời tài, ngƣời có năng lực vào làm việc trong khu vực Nhà nƣớc. Đối với đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP, dù kinh phí tăng thu nhập cao hơn so với đơn vị thực hiện Nghị định 130/2005/NĐ-CP. Theo quy định, hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP vẫn khống chế thu nhập đối với các đơn vị sự nghiệp công, tổng mức thu nhập trong năm cho ngƣời lao động không quá 2 lần đối với đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần kinh phí và 1 lần đối với đơn vị sự nghiệp do NSNN đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động theo quỹ tiền lƣơng, cấp bậc, chức vụ thực tế trong năm sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định pháp luật, có trƣờng hợp nhƣ Ban quản lý các dự án xây dựng công trình huyện đƣợc xác định là đơn vị sự nghiệp có thu tự chủ hoàn toàn kinh phí từ nguồn thu đƣợc trích theo tỷ lệ (%) tổng giá trị quyết toán dự án công trình phục vụ công tác quản lý, giám sát dự án công trình, song theo Thông tƣ số 12/2011/TT-BLĐTBXH ngày 26/4/2011 của Bộ Lao động và Thƣơng binh

xã hội lại khống chế hệ số tiền lƣơng điều chỉnh tăng thêm không quá 1, 1 lần. Trong khi đơn vị tự chủ một phần phần lớn nhu cầu kinh phí do NSNN cấp, nguồn thu sự nghiệp không đáng kể nhƣng thu nhập tăng thêm dù thấp hơn đơn vị tự chủ hoàn toàn nhƣng lại cao hơn rất nhiều so với đơn vị TCTC theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP dẫn đến sự so bì giữa CBCC trong các phòng ban thực hiện CCTC theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP và Nghị định 43/2006/NĐ-CP, thậm chí là giữa các đơn vị thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP với nhau.

- Việc nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy định tiêu chí cụ thể để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của từng đơn vị khi đƣợc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm chậm, đƣợc huyện, tỉnh ban hành, chƣa có tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động thích hợp nên đã hạn chế việc chi trả thu nhập theo mức độ hoàn thành công việc, ở một số đơn vị việc chi trả thu nhập vẫn mang tính chất bình quân, chƣa gắn chất lƣợng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của từng CBCC trong đơn vị. Ví dụ: chƣa có chính sách trả lƣơng cao cho các cán bộ có trình độ cao (thạc sĩ, tiến sĩ), các quy định cụ thể về tuyển dụng, ký hợp đồng, thang bảng lƣơng còn chƣa đƣợc thay đổi phù hợp với cơ chế mới làm giảm tính tự chủ.

- Về phân cấp đầu tƣ mua sắm tài sản và định mức các khoản chi thƣờng xuyên: mặc dù Tỉnh đã phân cấp mua sắm tài sản nhƣng giá trị tài sản phân cấp thấp, chƣa phát huy tính tích cực, chủ động. Ví dụ: chỉ phân cấp cho các đơn vị có quyền quyết định mua sắm những tài sản có giá trị dƣới 100 triệu đồng/1 đơn vị tài sản, trƣờng hợp tổng giá trị tài sản đƣợc quyết định mua sắm trên 100 triệu đồng/1 đơn vị phải tổ chức đấu thầu nên còn hạn chế tính chủ động trong việc đầu tƣ, mua sắm tài sản của các đơn vị sự nghiệp công. Định mức

Một phần của tài liệu cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công trên địa bàn huyện thạch hà tỉnh hà tĩnh (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)