Với chính phủ

Một phần của tài liệu cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công trên địa bàn huyện thạch hà tỉnh hà tĩnh (Trang 116)

+ Chính phủ cần mạnh dạn giao thêm quyền cho các đơn vị sự nghiệp công thực hiện chế độ tự chủ, để các đơn vị hoàn toàn tự chủ trong quản lý, sử dụng biên chế và tài chính. Quy định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của ngƣời đứng đầu trong quản lý và điều hành đơn vị sự nghiệp, có cơ chế giám sát, kiểm tra việc thực hiện thẩm quyền của ngƣời đứng đầu đơn vị sự nghiệp công.

- Đối với Nghị định 130/2005/NĐ-CP quy định việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho UBND cấp xã, phƣờng do Chủ tịch UBND Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ƣơng căn cứ vào điều kiện thực tế tại địa phƣơng để quyết định. Đến nay đã có nhiêu địa phƣơng thực hiện giao quyền tự chủ cho cấp xã. Do vậy Nghị định trên cần sửa đổi để đảm bảo đồng bộ cho phép mở rộng thực hiện CCTC về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với tất cả UBND các xã, phƣờng, thị trấn trong cả nƣớc. Đồng thời theo điều 4 Nghị định 130/2005/NĐ-CP quy định mới chỉ cho phép thủ trƣởng cơ quan thực hiện tự chủ đƣợc quyền chủ động trong việc sử dụng biên chế đƣợc giao. Tuy nhiên hiện nay đã có các quy định về tiêu chuẩn từng ngạch bậc CBCC, đã có quy định về mặt bằng thi tuyển chung và từng ngành có quy định tiêu chuẩn riêng. Vì vậy trên cơ sở chỉ tiêu biên chế đƣợc giao và tiêu chuẩn, quy trình tuyển dụng CBCC đƣợc pháp luật quy định nên giao quyền cho thủ trƣởng cơ quan thực hiện cơ chế tự chủ đƣợc tổ chức tuyển dụng công chức để chọn đƣợc công chức cho phù hợp với đặc thù của từng cơ quan.

- Những đơn vị sự nghiệp công cùng thuộc loại đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần kinh phí nhƣng mức độ tự đảm bảo của mỗi đơn vị sự nghiệp là khác nhau, do vậy khoán thu nhập đƣợc phân bổ cho ngƣời lao động giữa các đơn vị này cũng khác nhau. Vì vậy, cần có tiêu chí phân loại lại các đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động theo mức độ tự chủ của đơn vị để có điều chỉnh về thu nhập phù hợp, đảm bảo việc phân bổ thu nhập cho ngƣời lao động hợp lý hơn.

- Việc thực hiện không đồng bộ và thống nhất giữa các cơ quan quản lý Nhà nƣớc thƣờng xảy ra khi triển khai thực hiện một cơ chế, chính sách mới đƣợc ban hành. Quá trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính và thực hiện cơ chế TCTC của các đơn vị hành chính và sự nghiệp công cũng không tránh khỏi tình trạng trên. Nhiều định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn ngành đã lạc hậu hoặc còn thiếu; không hợp lý nhƣng chƣa đƣợc sửa đổi, bổ sung. Vì vậy, để tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc tạo điều kiện cho các đơn vị thực hiện quyền TCTC ngoài việc đảm bảo sự nhất quán, đồng bộ của các văn bản pháp quy còn cần sự thực hiện đồng bộ, thống nhất các quy định quản lý giữa các bộ ngành Trung ƣơng; đồng thời tiếp tục rà soát để hoàn thiện các định mức kinh tế kỹ thuật, chế độ định mức, chi tiêu hợp lý trên cơ sở khách quan và sát hợp hơn với thực tế, theo hƣớng tạo ra sự chủ động cho cơ quan, đơn vị và khuyến khích tiết kiệm là cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động quản lý và là tiền đề để các đơn vị tiến hành đổi mới cơ chế quản lý theo hƣớng tự chủ.

- Cần sớm nghiên cứu xây dựng Đề án đổi mới phƣơng pháp lập dự toán và giao dự toán NSNN theo đầu vào nhƣ hiện nay sang lập dự toán và giao dự toán NSNN theo kết quả đầu ra. Trƣớc sức ép về phát triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập, nhu cầu của xã hội về nâng cao chất lƣợng hàng hóa, dịch vụ công, đòi hỏi Nhà nƣớc phải đổi mới phƣơng thức quản lý ngân sách theo đầu ra. Do vậy tại Nghị quyết Trung ƣơng 5 (khóa X) về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nƣớc, Đảng ta đã yêu cầu “Thí điểm thực hiện cơ chế cấp phát ngân sách theo kết quả công việc thay thế cơ chế cấp kinh phí chủ yếu dựa vào chỉ tiêu biên chế đối với đơn vị sự nghiệp dịch vụ công”.

- Lập ngân sách theo đầu ra là một hoạt động quản lý ngân sách dựa vào cơ sở tiếp cận những thông tin đầu ra để phân bổ và đánh giá sử dụng nguồn lực tài chính nhằm hƣớng đạt đƣợc các mục tiêu chiến lƣợc phát triển của Chính phủ. Lập ngân sách theo đầu ra bao hàm một chiến lƣợc tổng thể nhằm đạt đƣợc những thay đồi quan trọng trong việc quản lý và đo lƣờng

công việc thực hiện của các cơ quan Nhà nƣớc so với mục tiêu đề ra. Nó bao gồm nhiều công đoạn nhƣ: thiết lập mục tiêu, lựa chọn các chỉ số và kết quả hƣớng tới, xác định các nguồn lực tài trợ cho các đầu ra cần thiết để đạt đƣợc kết quả mong muốn, giám sát công việc thực hiện, phân tích và báo cáo những kết quả này so với mục tiêu đề ra.

- Quản lý NSNN theo kết quả đầu ra đƣợc coi là công cụ để Nhà nƣớc tập trung nguồn lực công vào nơi mang lại lợi ích cao nhất cho xã hội, giúp cải thiện chính sách công và góp phần tăng cƣờng hiệu quả quản lý. Thực hiện chuyển đổi từ việc giao dự toán ngân sách cho các đơn vị sự nghiệp công nhƣ hiện nay sang thực hiện phƣơng thức đặt hàng, mua hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công dựa trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn chất lƣợng của từng loại hình dịch vụ đơn vị cung cấp (không phân biệt cơ sở công lập, ngoài công lập) nhằm tạo cạnh tranh lành mạnh, tạo môi trƣờng thuận lợi, bảo đảm cho các đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập phát triển bình đẳng. Đồng thời đổi mới cơ chế tính giá đặt hàng sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công; Nhà nƣớc quy định giá hoặc khung giá sản phẩm, dịch vụ đối với các loại dịch vụ cơ bản, có vai trò thiết yếu đối với xã hội; từng bƣớc tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lý trong giá dịch vụ sự nghiệp, phù họp với thị trƣờng và khả năng của NSNN; thực hiện có lộ trình việc xóa bỏ bao cấp qua giá, phí dịch vụ. Đối với các hoạt động dịch vụ khác, đơn vị sự nghiệp đƣợc tự quyết định mức thu, theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí và có tích luỹ.

Một phần của tài liệu cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công trên địa bàn huyện thạch hà tỉnh hà tĩnh (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)