1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hợp tác kinh tế trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Thực trạng và giải pháp

94 894 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 762,97 KB

Nội dung

Để đưa Tam giác phát triển vào thực tế hoạt động, sự hợp tác này không chỉ dừng lại ở tầm quốc gia, mà còn phát triển theo chiều sâu hình thành các mối quan hệ chính thức của chính quyền

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-QUÁCH XUÂN DŨNG

HỢP TÁC KINH TẾ TRONG TAM GIÁC PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

Hà Nội - 2012

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

*********

QUÁCH XUÂN DŨNG

HỢP TÁC KINH TẾ TRONG TAM GIÁC PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Chuyên ngành: KTTG & QHKTQT

Mã số: 60 31 07

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN DUY DŨNG

Hà Nội - 2012

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong bản luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào

Tác giả luận văn

Quách Xuân Dũng

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU ii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu 4

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6

3.1 Mục đích nghiên cứu 7

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 7

6 Đóng góp mới của luận văn 8

7 Bố cục của luận văn 8

CHƯƠNG 1MỘT SỐ NỘI DUNG LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỢP TÁCPHÁT TRIỂN KINH TẾ KHU VỰC TAM GIÁC PHÁT TRIỂNVIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA 9

1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế 9

1.1.1 Khái niệm về hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế 9

1.1.2 Phân loại hợp tác và hội nhập quốc tế 10

1.1.3 Nguyên nhân hợp tác và hội nhập trong QHQT 12

1.2 Khía cạnh lý luận về hợp tác kinh tế và liên kết phát triển khu vực và tiểu vùng 12

1.2.1 Cơ sở của hợp tác và liên kết khu vực 13

1.2.2 Các loại hình hợp tác tiểu khu vực 17

1.3 Thực tiễn và bài học kinh nghiệm hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia, các Tam giác tăng trưởng ở châu Á 19

1.3.1 Thực tiễn hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia và các Tam giác tăng trưởng ở châu Á 19

1.3.2 Bài học kinh nghiệm trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia và các Tam giác tăng trưởng ở châu Á 25

CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG HỢP TÁC KINH TẾ TRONG TAM GIÁC PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA 28 2.1 Khái quát đặc điểm và quá trình phát triển của khu vực Tam giác phát triển

Trang 5

2.1.1 Đặc điểm của khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.

28

2.1.2 Quá trình phát triển của khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia 31

2.2 Thực trạng hợp tác kinh tế trong vùng Tam giác phát triển từ 1999 đến nay 35 2.2.1 Thực trạng hợp tác kinh tế trong vùng Tam giác phát triển từ 1999 đến 2004 35

2.2.2 Thực trạng hợp tác kinh tế trong vùng Tam giác phát triển từ 2004 đến nay 37

2.3 Đánh giá chung về kết quả, hạn chế và tác động của hợp tác kinh tế Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia 52

2.3.1 Kết quả của hợp tác kinh tế Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia 52

2.3.2 Hạn chế của hợp tác kinh tế Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia 58

2.3.3 Tác động của hợp tác kinh tế Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia 59

CHƯƠNG 3MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HỢP TÁCKINH TẾ TRONG TAM GIÁC PHÁT TRIỂNVIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA 63

3.1 Mục tiêu phát triển hợp tác kinh tế Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia 63

3.2 Định hướng và giải pháp chủ yếu thúc đẩy hợp tác kinh tế Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia 65

3.2.1 Định hướng thúc đẩy hợp tác kinh tế Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia 65

3.2.2 Giải pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia 66

3.2.2.1 Nhóm Giải pháp vĩ mô 66

3.2.2.2 Nhóm Giải pháp vi mô 82

KẾT LUẬN 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1 ADB Ngân hàng phát triển Châu Á

2 AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

3 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

4 ASEM Hội nghị Á-Âu

5 BIM-EAGA Khu vực tăng trưởng Đông ASEAN

6 CLMV Campuchia, Lào, Myanma, Việt Nam

8 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

9 GATT Hiệp định chung về thuế quan và thương mại

10 GDP Tổng thu nhập quốc nội

11 GMS Tiểu vùng sông Mekong mở rộng

12 GT Tam giác phát triển

13 HDI Chỉ số phát triển con người

14 IMS-GT Tam giác phát triển Indonesia-Malaysia-Singapore

15 JICA Cơ quan hợp tác quốc tế hải ngoại Nhật Bản

16 MERCOSUR Khối thị trường chung Nam Mỹ

17 ODA Viện trợ phát triển chính thức

18 QHQT Quan hệ quốc tế

19 SOM Hội nghị các quan chức cấp cao

20 TBCN Tư bản chủ nghĩa

21 TGPT Tam giác phát triển

22 UNDP Chương trình phát triển Liên hợp quốc

23 UNESCO Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hợp quốc

24 VLC Việt Nam, Lào, Campuchia

25 WB Ngân hàng thế giới

26 WTO Tổ chức thương mại thế giới

27 XHCN Xã hội chủ nghĩa

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

1 Bảng 2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP của bốn tỉnh Tây

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh quốc tế mới hợp tác phát triển nói chung, kinh tế - xã hội nói riêng giữa các nước đã trở nên hết sức cần thiết Thực tế của Việt Nam trong hơn 20 năm đổi mới và hội nhập quốc tế đã chỉ rõ điều đó Không chỉ chú trọng đến hợp tác với các nước phát triển mà chúng ta đã tăng cường mở rộng quan hệ với tất cả các quốc gia, đặc biệt với 3 nước Đông Dương Có thể nói 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia cùng nằm trên bán đảo Đông Dương (Indochina) núi liền núi, sông liền sông và vốn có sự gần gũi cố hữu về văn hoá, sự tương trợ lẫn nhau trên tất cả các lĩnh vực Hơn nữa, truyền thống hữu nghị và giúp đỡ lẫn nhau đã được thử thách và tôi luyện qua các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc và kiến thiết hòa bình Điều đó đã đặt cơ sở vững chắc cho mối quan hệ hợp tác giữa ba nước, đặc biệt khi các quốc gia này giành được độc lập và lựa chọn con đường phát triển và hội nhập với mục tiêu nhanh chóng thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, xây dựng đất nước phồn vinh Đây

là cơ sở hết sức quan trọng để tiếp tục mở rộng hình thức hợp tác giữa ba nước, trước đây, hiện nay cũng như trong tương lai Song, vấn đề đặt ra là làm thế nào phối hợp khai thác được thế mạnh của ba nước? Hình thức hoặc mô hình nào thích hợp để cùng nhau hợp tác phát triển? Đây là bài toán luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo ba nước Do vậy, sáng kiến tại cuộc gặp cấp cao giữa Thủ tướng ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia tổ chức ở Viên Chăn tháng 10/1999 của Thủ tướng Campuchia Hunsen về thành lập Khu vực Tam giác phát triển đó nhận được hưởng ứng tích cực của các nhà lãnh đạo Việt Nam và Lào Hợp tác phát triển vùng Tam giác phát triển được coi như sự lựa chọn cần thiết và có đầy đủ cơ sở để ba nước hiện thực hoá các sáng kiến về phát triển vùng của mỗi nước, cũng như của cả

ba quốc gia, nhất là ở những vùng giàu tiềm năng, song đang gặp nhiều khó khăn Khu vực Tam giác phát triển là vùng đất khá đặc biệt có nhiều nét tương đồng về đặc điểm tự nhiên văn hoá, và tài nguyên phong phú, đa dạng nhưng chưa được khai thác và có vị trí chiến lược quan trọng đối với cả ba nước về chính trị, kinh tế,

Trang 9

triển là khai thác tiềm năng thế mạnh, các nguồn lực của mỗi nước trong khu vực nhằm mục tiêu tăng trưỏng kinh tế nhanh và bền vững, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các vùng khác của mỗi nước, tạo động lực cho cả vùng và các khu vực khác của ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia

Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia là một khu vực biên giới của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia Phạm vi của Tam giác phát triển này lúc đầu bao gồm 10 tỉnh, đó là Ratanakiri, Stung Treng, Mondulkiri ở miền Đông Campuchia, Attapu, Salavan, Xekong ở miền Nam Lào, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông ở Tây Nguyên Việt Nam Sau đó, tại Hội nghị Ủy ban điều phối chung 3 nước về Tam giác phát triển tại Đắk Lắk ngày 21-22 tháng 12 năm 2009, ba nước nhất trí bổ sung tỉnh Bình Phước (Việt Nam), tỉnh Kratie (Campuchia) và tỉnh Champasak (Lào) vào Tam giác phát triển Hiện nay, Tam giác phát triển là một khu vực gồm 13 tỉnh với tổng diện tích tự nhiên là 145.672km2, tổng dân số năm 2011 khoảng 6.548 nghìn người (mật độ dân số 45 người/km2), trong đó:

- Vùng các tỉnh thuộc Tây Nguyên của Việt Nam bao gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Phước với diện tích tự nhiên 51.740 km2, dân số năm 2011 là 4.968 nghìn người, chiếm 35,5% diện tích tự nhiên và 75% dân số toàn khu vực, mật độ dân số 45 người/km2

- Vùng các tỉnh Đông bắc của Campuchia bao gồm tỉnh Mondulkiri, tỉnh Rattanakiri, tỉnh Stung Treng và tỉnh Kratie với diện tích tự nhiên khoảng 47.246

km2, tổng dân số 471 nghìn người, chiếm 32,4% diện tích tự nhiên và 7,1% tổng dân số toàn khu vực, mật độ dân số 10 người/km2

- Vùng các tỉnh Nam Lào bao gồm tỉnh Attapư, tỉnh Saravan, tỉnh Sê Kông

và Champasak với diện tích tự nhiên khoảng 46.746 km2, dân số năm 2011 là 1.110 nghìn người, chiếm 32,2% diện tích tự nhiên và 16,9% dân số toàn khu vực, mật độ dân số gần 24 người/km2./

Động lực thúc đẩy sự ra đời các Tam giác phát triển nói chung, Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia nói riêng chính là nhận thức về lợi ích

Trang 10

thu được từ sự hợp tác tiểu vùng sẽ lớn hơn so với những hoạt động độc lập của các địa phương riêng lẻ Các Tam giác phát triển cho phép các quốc gia khắc phục hạn chế về lao động, công nghệ, tài nguyên, đất đai và cơ sở hạ tầng thông qua việc tiếp cận dễ dàng hơn với các yếu tố đầu vào này trong phạm vi tiểu vùng và có điều kiện

để khai thác và bổ sung các lợi thế của nhau

Ngoài lợi ích mang lại cho mỗi quốc gia, Tam giác phát triển còn thúc đẩy mối quan hệ hợp tác kinh tế khu vực Trong trường hợp sự hội nhập rộng rãi còn gặp nhiều khó khăn thì đẩy mạnh các quan hệ song phương hay tiểu vùng có thể là những bước tiến đầu tiên để mở rộng quan hệ hợp tác giữa các quốc gia

Hơn nữa, phát triển Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia còn có

ý nghĩa củng cố hoà bình và an ninh trong khu vực Để đưa Tam giác phát triển vào thực tế hoạt động, sự hợp tác này không chỉ dừng lại ở tầm quốc gia, mà còn phát triển theo chiều sâu hình thành các mối quan hệ chính thức của chính quyền địa phương trong vùng Bằng cách tạo ra sự liên kết, phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế địa phương và có thể giúp hạn chế những rủi ro tranh chấp xảy ra gây ảnh hưởng đến hợp tác kinh tế của các bên cũng như của cả tam giác Việt Nam - Lào - Campuchia

Phát triển Tam giác phát triển tạo điều kiện tăng cường gìn giữ an ninh trong nội bộ các quốc gia nhờ lợi ích kinh tế mà nó mang lại Ở phần lớn các quốc gia, nhất là ở Đông Nam Á, vùng biên giới chủ yếu là khu vực sinh sống của các dân tộc

ít người Lợi ích kinh tế thu được từ việc mở rộng thương mại qua biên giới và đầu

tư sẽ giúp phát triển vùng biên - nơi còn vô vàn khó khăn và thường ít nhận được sự quan tâm đầu tư của nhà nước và các nhà đầu tư nước ngoài Cải thiện mức sống người dân và đem lại thu nhập cao hơn cho họ chắc chắn sẽ góp phần giải quyết các tranh chấp bắt nguồn từ xung đột lợi ích, nhất là lợi ích kinh tế

Phát triển Tam giác phát triển còn tạo điều kiện đảm bảo nâng cao đời sống người dân địa phương, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em trong khu vực, thúc đẩy hợp tác ngăn chặn tội phạm xuyên quốc gia, các tệ nạn xã hội…

Trang 11

Để có luận cứ khoa học về phát triển Tam giác phát triển không chỉ phải làm

rõ cơ sở khách quan của việc phát triển kinh tế xã hội vùng này mà còn cần phân tích đầy đủ thực trạng hợp tác, các tác động nội vùng và cả vùng ở cả khía cạnh tích cực và tiêu cực, nhất là khi khu vực này đang triển khai các chương trình hợp tác quốc tế với quy mô lớn (hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông, hợp tác các nước ASEAN mới (CLVM) và trong khuôn khổ các hợp tác với ASEAN) Thực tế cho thấy, việc thực hiện quy hoạch phát triển vùng này sẽ khó thực hiện hiệu quả, nếu không đánh giá đầy đủ thực trạng và dự báo được sự phát triển của vùng, trong đó

có cả việc thu hút sự giúp đỡ hợp tác của các tổ chức quốc tế và của các nước lớn Hơn nữa, nghiên cứu vùng tam giác phát triển sẽ góp phần vào việc xây dựng quy hoạch phát triển chung của các nước trong đó có Việt Nam cả về trung hạn và dài hạn

Từ những lý do trên việc thực hiện luận văn “Hợp tác kinh tế trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia Thực trạng và giải pháp” có ý nghĩa cả về

lý luận và thực tiễn xét ở góc độ lợi ích phát triển của vùng cũng như mỗi quốc gia

và của cả ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia hiện nay và trong thời gian tới

2 Tình hình nghiên cứu

Ý tưởng về phát triển Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia mới hình thành, do vậy trên thực tế số lượng các công trình có liên quan chưa nhiều Tuy nhiên, có thể quy tụ lại thành hai dạng công trình đã có sự đầu tư nghiên cứu nghiêm túc và đạt được nhiều kết quả bước đầu đáng chú ý về khu vực này

Nhóm thứ nhất, đó là các báo cáo của các nước, các tỉnh trong vùng tam giác

phát triển và các biên bản, các đề án của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Tiêu biểu là các công trình: “Tổng kết đề tài nghiên cứu: Sử dụng tài nguyên đất và nước hợp lý làm

cơ sở phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Đắc Lắc, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, năm 2003 Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Dự thảo báo cáo về hợp tác kinh tế (Tại cuộc họp SOM lần thứ 3 cuộc gặp Thủ tướng ba nước ngày 18 tháng 7 năm 2004, Xiêm Riệp, Campuchia), “Ban hợp tác Lào và Campuchia: Sáng kiến hình thành tam giác phát triển Việt Nam - Lào và Campuchia, Hà Nội, 2007 Bộ Kế hoạch và

Trang 12

Đầu tư “Đề án về việc tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư khu vực tam giác phát triển, Kon Tum ngày 12-16 tháng 3 năm 2007…

Đặc biệt công trình quan trọng với những khảo cứu rất có giá trị, đó là: “Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia ” của Viện chiến lược, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tháng 8 năm 2004 Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội trong Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu của các bộ, các cơ quan của các Bộ có liên quan của 3 nước tiến hành nghiên cứu về tình hình chính trị, kinh tế xã hội của khu vực này Các kết quả đạt được đã cụ thể hoá trong báo cáo tổng hợp với 4 chương Trong đó bước đầu làm rõ khái niệm, nội dung liên quan đến tam giác phát triển và bài học kinh nghiệm từ các nước Châu Á Các điều kiện phát triển cũng như định hướng hợp tác giữa ba nước đã được đề cập khá đầy

đủ và có tính khả thi cao Nhìn chung, đây là một trong số ít những công trình trực tiếp nghiên cứu đến Tam giác phát triển có giá trị cao Kết quả đáng ghi nhận là bước đầu đã phác họa được bức tranh tổng thể về tam giác phát triển - Một mô hình hợp tác còn khá mới mẻ đối với các nước Đông Dương Tuy nhiên, bàn luận về cơ

sở lý luận và thực tiễn, nhất là vấn đề phát triển kinh tế - xã hội thì còn khá mờ nhạt, nếu không muốn nói là hầu như chưa đề cập tới Lý do rất dễ nhận thấy là thời gian quá ngắn để các báo cáo này có thể đánh giá được thực trạng hợp tác phát triển của vùng này

Nhóm công trình nghiên cứu thứ hai là những bài viết, đề tài của các học giả

(chủ yếu là của Viện nghiên cứu Đông Nam Á) Trong đó, nổi bật là công trình nghiên cứu cấp Bộ: “Điều tra cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội của Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia ” do Phạm Đức Thành, làm chủ nhiệm Công trình thực hiện trong hai năm (2006 - 2007) Một số giải pháp góp phần ổn định và phát triển ở Tây Nguyên hiện nay, Phạm Hảo - Hà Nội: Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, 2007 Những khía cạnh dân tộc - tôn giáo - văn hoá trong Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, Phạm Đức Thành, Vũ Công Quý - Hà Nội: NXB

Trang 13

Khoa học xã hội, 2009 Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên, Trương Minh Dục - Hà Nội: Nhà xuất bản CTQG, 2008

Ngoài các báo cáo có giá trị được thảo luận tại hội thảo được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của các nhà khoa học ba nước, nhiều bài báo liên quan đến nội dung trên đã được công bố trên các tạp chí Các sách và bài báo đó giới thiệu một cách tổng quát về Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, phân tích những kết quả hợp tác ban đầu và nêu lên một số vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới Các nội dung này đã được công bố trên Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, Kinh tế chính trị thế giới Đặc biệt, báo cáo tổng quan đề tài cấp nhà nước: “Một số vấn đề phát triển và quản lý phát triển kinh tế - xã hội Tam giác phát triển Việt Nam

- Lào - Campuchia ” do Nguyễn Duy Dũng chủ trì hoàn thành đầu năm 2010 đã có nhiều đóng góp mới về nghiên cứu khu vực này

Mặc dù các công trình đã công bố liên quan đến Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia đã đạt được những kết quả có giá trị Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu tập trung vào các vấn đề vĩ mô và cung cấp các luận cứ để luận giải

mô hình và xây dựng định hướng và quy hoạch phát triển và quản lý phát triển của Tam giác phát triển Vì thế, rất nhiều nội dung mới đang đặt ra và chưa được nghiên cứu đầy đủ, trong đó có vấn đề thực trạng hợp tác kinh tế của vùng này ở các mức

độ, các chủ thể và các đối tác tham gia Trong đó có hợp tác giữa các nước Việt Nam - Lào - Campuchia, các địa phương trong vùng và nhất là quan hệ hợp tác kinh

tế của vùng này với các quốc gia (Trung Quốc, Nhật Bản…) các tổ chức kinh tế quốc tế Để góp phần làm rõ hơn thực tế của nội dung trên cần phải được đi sâu nghiên cứu nhằm làm rõ hơn thực trạng và từ đó đưa ra các gợi ý về giải pháp thúc đẩy hợp tác để phát triển khu vực này Đây là vấn đề cấp thiết hiện nay đối với phát triển Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia và cũng là lý do học viên lựa chọn chủ đề này làm nội dung nghiên cứu của luận văn

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 14

3.1 Mục đích nghiên cứu

- Góp phần làm rõ một số khía cạnh lý luận và thực tiễn hợp tác kinh tế trong khu vực tam giác phát triển nói riêng, hợp tác của các nước Việt Nam - Lào - Campuchia nói chung…

- Phân tích và đánh giá thực trạng hợp tác của 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia trong vùng và với các đối tác bên ngoài vùng

- Dự báo triển vọng và gợi ý đề xuất một số các chính sách, giải pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia hiện nay và trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu một số nội dung lý luận và thực tiễn liên quan đến hợp tác kinh

tế quốc tế trong phát triển kinh tế tiểu khu vực và khu vực

- Phân tích các kinh nghiệm phát triển các tam giác phát triển và tiểu vùng ở châu Á để tìm kiếm bài học tham khảo phát triển khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia

- Phân tích thực trạng hợp tác kinh tế của Tam giác phát triển và làm rõ những kết quả, hạn chế và tác động đối với quan hệ của 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia nói chung, khu vực Tam giác phát triển nói riêng…

- Dự báo triển vọng và đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác kinh tế khu vực Tam giác phát triển hiện nay và trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu :

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực trạng hợp tác kinh tế trong Tam giác phát triển cả ở hợp tác nội vùng và với bên ngoài

Trang 15

- Đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp, phương pháp nghiên cứu so sánh, phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc nhằm thống kê, phân tích, so sánh nhằm làm rõ hợp tác kinh tế trong khu vực Tam giác phát triển

- Sử dụng phương pháp thống kê để rút ra những kết luận khoa học trong việc đánh giá thực trạng hợp tác kinh tế Tam giác phát triển

6 Đóng góp mới của luận văn

- Làm rõ một số khía cạnh lý luận và thực tiễn hợp tác kinh tế của Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia và việc mở rộng quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực của khu vực này

- Trên cơ sở phân tích thực trạng hợp tác kinh tế Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia sẽ đề xuất và gợi ý một số giải pháp thúc đẩy phát triển hợp tác khu vực này hiện nay và trong thời gian tới

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1 : Một số nội dung lý luận và thực tiễn về hợp tác phát triển kinh tế khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia

Chương 2 : Thực trạng hợp tác kinh tế trong Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia

Chương 3 : Mục tiêu, định hướng và giải pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế trong Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia

Trang 16

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ NỘI DUNG LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỢP TÁC

PHÁT TRIỂN KINH TẾ KHU VỰC TAM GIÁC PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA

1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế

1.1.1 Khái niệm về hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế

Hợp tác (Cooperation) đã tồn tại ngay từ đầu lịch sử loài người với sự hình

thành các cộng đồng sơ khai như bầy đàn, công xã, thị tộc, bộ lạc, liên minh bộ lạc Cho đến khi quốc gia và dân tộc hình thành, tức là xuất hiện chủ thể QHQT, hợp tác

đã trở thành hợp tác quốc tế Hợp tác quốc tế là một hiện tượng xuyên lịch sử Nó tồn tại trong mọi giai đoạn lịch sử bất chấp thế giới đầy rẫy xung đột và chiến tranh Cho đến nay, hợp tác quốc tế đã trở thành xu thế lớn trong QHQT và lôi cuốn mọi quốc gia và con người khắp nơi trên thế giới cùng tham gia

Mặc dù có nhiều cách tiếp cận với nhiều quan niệm khác nhau, song về cơ bản có thể đưa ra khái niệm chung về hợp tác quốc tế như sau: “Hợp tác quốc tế là

sự phối hợp hoà bình giữa các chủ thể QHQT nhằm thực hiện các mục đích chung”

Hội nhập (Integration) là một hiện tượng lịch sử xuất hiện từ lâu với điển

hình là sự hình thành các quốc gia, dân tộc Tuy nhiên, hội nhập quốc tế xuất hiện muộn hơn nhiều Cùng với sự phát triển QHQT, hội nhập quốc tế bắt đầu xuất hiện trong quan hệ giữa các quốc gia Hội nhập quốc tế bắt đầu diễn ra từ nửa cuối thế kỷ XIX, tăng lên từ sau Chiến tranh Thế giới thứ I và đặc biệt mạnh mẽ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh Cho đến nay, hội nhập quốc tế đã trở thành một xu thế lớn trong đời sống quốc tế, chi phối mạnh mẽ mọi QHQT, ảnh hưởng sâu sẵc lên mọi quốc gia So với hợp tác, quy mô phổ biến của hội nhập cũng hạn chế hơn nhiều khi

không phải diễn ra ở khắp mọi nơi Có thể nêu lên một số đặc trưng cơ bản sau: Thứ

nhất, hội nhập là một quá trình kết hợp các đơn vị riêng rẽ vào một chỉnh thể mới

Sự kết hợp này chính là sự vận động chủ yếu trong quá trình hội nhập Đối với hội

Trang 17

nhập quốc tế, các đơn vị ở đây chính là chủ thể QHQT, đặc biệt là quốc gia Thứ

hai, quá trình kết hợp nói trên dẫn đến sự hình thành chỉnh thể mới Chỉnh thể ở đây

là một hệ thống với cơ cấu riêng, luật lệ riêng và những tương tác liên quốc gia mới

Đó có thể là hình thức cộng đồng hay cơ quan liên quốc gia hoặc siêu quốc gia nào

đó Thứ ba, khi tham gia vào chỉnh thể này, các quốc gia thường tự nguyện nhường

một phần chủ quyền của mình cho chỉnh thể này Việc san sẻ một phần chủ quyền nhằm đem lại quyền hành và tính hiệu lực cần thiết cho cơ cấu chung, đem lại cho

hệ thống những đặc tính mới có lợi cho các thành viên Thứ tư, động cơ thúc đẩy

quốc gia tham gia hội nhập quốc tế chính là lợi ích cơ bản của quốc gia Quốc gia không tham gia hội nhập nếu lợi ích quốc gia bị vi phạm Quốc gia cũng không tự nguyện nhường một phần chủ quyền nếu điều đó có hại cho lợi ích của mình

Từ các cơ sở trên, chúng ta có thể đi đến khái niệm hội nhập quốc tế như sau:

“Hội nhập quốc tế là quá trình kết hợp các quốc gia riêng rẽ vào một trạng thái của chỉnh thể mới trên cơ sở đảm bảo lợi ích cơ bản của quốc gia”

1.1.2 Phân loại hợp tác và hội nhập quốc tế

Sự phân loại hợp tác và hội nhập quốc tế giúp tìm hiểu các đặc tính khác nhau của hai hiện tượng, hai xu thế quan trọng này Điều này càng có ý nghĩa hơn bởi đặc tính khác nhau quy định những tác động khác nhau trong QHQT Đầu tiên

là sự phân loại hợp tác quốc tế Có nhiều cách phân loại hợp tác, dưới đây là ba cách phân loại chính

+ Cách phân loại thứ nhất phân chia dựa theo lĩnh vực hoạt động Đó là các

lĩnh vực lớn diễn ra những hoạt động chủ yếu của quốc gia Trong đó, hợp tác có thể là hợp tác kinh tế, hợp tác chính trị, hợp tác quân sự, hợp tác văn hoá… Đây là cách phân loại được sử dụng khá nhiều trong đời sống Ngoài ra hợp tác có thể được phân loại chi tiết hơn nữa trong những lĩnh vực chuyên môn cụ thể

+ Cách phân loại thứ hai phân chia dựa theo quy mô không gian Cách này

thường chia hợp tác thành loại: hợp tác khu vực và hợp tác toàn cầu Trong thực tế hợp tác khu vực người ta còn sử dụng các thuật ngữ hợp tác liên khu vực để chỉ hợp tác giữa các tổ chức có quy mô địa lý vượt khỏi khuôn khổ khu vực truyền thống,

Trang 18

hợp tác tiểu khu vực để chỉ hợp tác giữa một số nước bên trong khu vực nào đó Ví

dụ, ASEM là hợp tác liên khu vực, hợp tác tiểu vùng sông Mê công là hợp tác tiểu khu vực

+ Cách phân loại thứ ba căn cứ trên số lượng chủ thể tham gia Theo cách

này, có hai loại là hợp tác song phương giữa hai chủ thể và hợp tác đa phương với

sự tham gia của từ ba chủ thể trở lên Ngoài ra, cũng dựa trên số lượng chủ thể tham gia, còn có cách gọi chi tiết hơn như hợp tác ba bên, hợp tác bốn bên,… Ví dụ, hợp tác Việt Nam - Thái Lan là hợp tác song phương, hợp tác giữa 10 nước trong ASEAN là hợp tác đa phương

Ngoài ra, còn một số cách phân loại khác dựa trên tính chất hay mục đích hợp tác Ví dụ, hợp tác mở hay đóng, hợp tác lỏng hay chặt, hợp tác phát triển hay hợp tác an ninh… Tuy nhiên, các cách này không được sử dụng phổ biến mà thường chỉ dùng để nhấn mạnh tính chất hay mục đích nào đó của hợp tác

Thứ hai là sự phân loại hội nhập quốc tế Đối với hội nhập, sự phân loại cũng gần giống như trên Chủ yếu hai cách đầu được sử dụng để phân loại hội nhập Riêng cách thứ ba dựa theo số lượng chủ thể rất ít được áp dụng

+ Cách phân loại thứ nhất phân chia dựa theo lĩnh vực: Hội nhập kinh tế, hội

nhập chính trị Ngoài ra, còn có hội nhập tổng thể là hội nhập đồng thời đa lĩnh vực

+ Dựa theo quy mô không gian, có hội nhập toàn cầu và hội nhập khu vực + Ngoài ra, còn có cách phân chia hội nhập căn cứ theo mức độ liên kết Béla

Balassa (1928-1991) chia hội nhập ra làm 5 loại hay 5 giai đoạn hội nhập

1 Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area): Bãi bỏ hàng rào thuế quan và

phi thuế quan giữa các nước thành viên với nhau

2 Liên hiệp thuế quan (Custom Union): Các nước thành viên cùng quy định

mức thuế suất chung đối với các nước ngoài liên hiệp

3 Thị trường chung (Common Market): Tự do lưu thông các yếu tố như lao

động, vốn… trong thị trường của các thành viên

4 Liên hiệp kinh tế (Economic Union): Hoà hợp các chính sách kinh tế giữa

các nước thành viên

Trang 19

5 Hội nhập kinh tế toàn bộ (Total Economic Integration): Thống nhất các

chính sách kinh tế, thiết lập thể chế chung, mức độ hội nhập nhất định về chính trị

Ngoài ra, còn có cách phân loại chung Đây là cách phân loại áp dụng đối với

cả hợp tác và hội nhập Xuất phát từ bản chất chung đều là hợp tác, cách phân loại này coi hợp tác và hội nhập là hai loại hình hợp tác khác nhau Trong đó, hội nhập

là hình thức cao hơn với mức độ liên kết sâu sắc hơn, có tính ổn định và dài lâu hơn Còn hợp tác là hình thức đơn giản hơn, ít sâu sắc hơn và theo vụ việc là chính Cách phân loại này chủ yếu dùng trong nghiên cứu và đã bắt đầu được áp dụng nhiều trong thực tiễn

1.1.3 Nguyên nhân hợp tác và hội nhập trong QHQT

+ Hợp tác và hội nhập xuất phát từ mục đích tồn tại của con người và quốc

gia Cuộc sống có quá nhiều mối đe doạ mà con người không thể đơn độc chống lại

được Thế giới ngày càng đối mặt với nhiều nguy cơ chung đe doạ sự tồn tại của nhân loại mà quốc gia không thể giải quyết riêng lẻ được Vì sự tồn tại của mình, con người và quốc gia buộc liên kết thành nhóm hợp tác với nhau nhằm đảm bảo các nhu cầu cơ bản vì sự tồn tại của mình

+ Hợp tác nhằm đáp ứng lợi ích phát triển Hợp tác chính là cách thức tương

tác có lợi cho sự phát triển nhằm giúp phối hợp nguồn lực, thống nhất nỗ lực, nâng cao khả năng giải quyết các mục đích phát triển Thực tế lịch sử cũng cho thấy, hợp tác gắn liền với phát triển Hợp tác càng mở rộng, cơ hội và điều kiện phát triển càng nhiều hơn, khả năng thực hiện lợi ích phát triển càng lớn hơn

+ Hợp tác và hội nhập giúp làm giảm xung đột và duy trì hoà bình, giúp làm

giảm các khía cạnh tiêu cực của các nguyên nhân xung đột Hợp tác và hội nhập không chỉ có thể làm giảm mức độ mâu thuẫn mà còn là cách thức giải quyết mâu thuẫn bằng con đường hoà bình Đó cũng là cố gắng khai thác sự đa dạng cho mục đích phát triển và giảm thiểu sự bất đồng Hợp tác và hội nhập được thiết lập nhằm phối hợp nguồn lực, giải quyết mâu thuẫn trên con đường phát triển

1.2 Khía cạnh lý luận về hợp tác kinh tế và liên kết phát triển khu vực và tiểu vùng

Trang 20

1.2.1 Cơ sở của hợp tác và liên kết khu vực

Yếu tố vị trí địa lý

Xét về mặt địa lý, một khu vực thường được xác định như một nhóm quốc gia cùng nằm trong một vùng đặc thù về địa lý Bởi thế, một sự hợp tác đa phương khu vực cũng phải có một không gian địa lý, một cộng đồng khu vực cũng phải nằm trong một khuôn khổ địa lý nhất định

Sự gần gũi về mặt địa lý được coi là tiền đề quan trọng của hợp tác đa phương khu vực bởi vì nó tạo nên mối quan hệ địa lý - nhân văn giữa các quốc gia, dân tộc trong vùng Trên cơ sở đó, ý thức về địa bàn chung và môi trường chung, ý niệm và tình cảm khu vực được hình thành Sự gần kề nhau cũng tạo sự tương tác chặt chẽ về địa - chính trị khi quốc gia này chính là môi trường an ninh trực tiếp của quốc gia kia Cùng với sự phụ thuộc lẫn nhau về an ninh ngày càng tăng, không gian lợi ích sống còn của quốc gia ngày càng gắn chặt với khu vực và ngược lại Sự gần gũi địa lý cũng đặt cơ sở địa - kinh tế cho sự hình thành quan hệ kinh tế trong khu vực Quan hệ kinh tế giữa các quốc gia gần kề thường được hình thành sớm và

sự gần gũi địa lý thường đem lại những thuận lợi hơn cho sự liên kết kinh tế khu vực ngày nay Trong sự phát triển của mối quan hệ liên khu vực và toàn cầu, tính khu vực và vị trí chiến lược của khu vực ngày càng được nhận thức mạnh mẽ cả từ trong lẫn ngoài khu vực Và như vậy, yếu tố địa - chiến lược đã góp phần nâng cao vai trò của sự gần gũi địa lý đối với sự cố kết khu vực

Yếu tố lịch sử

Nếu địa lý là không gian thì lịch sử là thời gian của một cộng đồng khu vực

Sự gần gũi về mặt địa lý tạo điều kiện cho quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc hình thành sớm và được duy trì suốt chiều dài lịch sử Lịch sử quan hệ lâu dài giúp tạo dựng và củng cố các liên hệ nhiều mặt giữa chúng - cơ sở cho sự phát triển quan hệ trong khu vực Chính bởi vai trò như vậy mà yếu tố lịch sử có thể được coi như một

cơ sở của hợp tác khu vực

Trang 21

Quá trình quan hệ lâu dài trong lịch sử làm tăng sự hiểu biết lẫn nhau và sự tương tác với nhau, từ đó làm tăng khả năng cố kết khu vực Những quan hệ lịch sử lâu dài giúp tạo dựng và củng cố hệ thống quan hệ song phương trong khu vực - nền tảng để hình thành quan hệ đa phương Các quá trình tương tác chính trị, trao đổi kinh tế, giao lưu văn hoá, các cuộc di cư… trong lịch sử giúp hình thành nên những giá trị chung giữa các quốc gia, dân tộc gần kề, góp phần hình thành bản sắc riêng của khu vực Lịch sử chính là một yếu tố quan trọng làm nên những đặc thù riêng, những vấn đề riêng, những quan niệm riêng và cách hành xử riêng trong quan hệ quốc tế khu vực Trong thời hiện đại, dù mức độ mạnh yếu khác nhau, lịch sử vẫn tiếp tục tác động lên ý thức khu vực, tình cảm khu vực, quan niệm về hợp tác khu vực và quá trình hình thành cộng đồng khu vực Rõ ràng, quá trình quan hệ lâu dài giữa các quốc gia, dân tộc ở gần kề nhau là cơ sở cần được tính đến cho việc phát triển hợp tác khu vực

Yếu tố văn hóa - xã hội

Giữa các quốc gia trong vùng thường có những tương đồng giúp tạo nên đặc điểm phân biệt khu vực này với khu vực khác Sự tương đồng của một khu vực có thể là về văn hoá - xã hội, số phận lịch sử, kinh tế, chính trị hay trên phương diện đối ngoại… Trong số này, những tương đồng về mặt văn hoá - xã hội thường có quá trình dài lâu nên dễ có tính vững bền hơn Chúng cũng dễ đem lại ý thức khu vực và tình cảm cộng đồng hơn Sự tương đồng về văn hoá - xã hội thường dựa trên các yếu tố như chủng tộc, các mối quan hệ đồng tộc, tôn giáo, ngôn ngữ và các giá trị văn hoá khác Cùng với lịch sử, văn hoá - xã hội là tiền đề góp phần đem lại sự tương đồng đó

Trong nhiều trường hợp, tương đồng văn hoá - xã hội được coi là một cơ sở

để xác định khu vực Thậm chí, do có sự vận động nên các tương đồng này có thể củng cố hoặc thậm chí làm thay đổi khuôn khổ địa lý của khu vực Quan trọng hơn, các tương đồng đó còn là những sợi dây liên kết tình cảm, ý thức và hành vi giữa các quốc gia Sự liên kết khu vực thường được hình thành trên những tương đồng

Trang 22

như vậy Thực tế cũng cho thấy điều này khi sự hội nhập khu vực đang diễn ra khá nhiều theo vùng văn hoá và không gian xã hội

Tiền đề văn hoá - xã hội tạo nên những nét chung về bản sắc, giá trị và tình cảm cộng đồng với nhau Bản sắc tạo nên ý thức về khu vực và những cái “của chúng ta” Sự chia sẻ giá trị chung góp phần tạo nên sự đồng điệu trong ứng xử với nhau và với bên ngoài Còn tình cảm là những sợi dây gắn kết để hình thành nên cộng đồng Tất cả những điều này đều có xu hướng thúc đẩy các quốc gia trong vùng hướng về nhau nhiều hơn Và trên cơ sở đó, quan hệ đa phương, chủ nghĩa khu vực và cộng đồng khu vực dễ được hình thành và phát triển hơn

Yếu tố an ninh

An ninh - chính trị luôn là vấn đề cơ bản của mọi quốc gia nên thường tác động mạnh mẽ đến nhận thức, hành vi và chính sách đối ngoại của đất nước Trong bối cảnh môi trường khu vực ngày càng gắn bó với nền an ninh - chính trị quốc gia, bảo đảm an ninh - chính trị trở thành động lực cho xu hướng tăng cường hợp tác khu vực Trên thực tế, an ninh - chính trị luôn là mục tiêu công khai hoặc không công khai của xu hướng này Bởi vai trò như vậy, an ninh - chính trị chính là cơ sở quan trọng cho sự phát triển hợp tác khu vực

Gần đây, hợp tác khu vực đang có thêm một xung lực mới do sự nổi lên của các vấn đề an ninh phi truyền thống Các vấn đề này tạo ra những mối đe doạ chung đòi hỏi phải có sự phối hợp hành động và thống nhất nỗ lực giữa các quốc gia thì mới giải quyết được Và điều này dẫn đến yêu cầu tăng cường hợp tác khu vực

Yếu tố kinh tế

Kinh tế là lợi ích cơ bản gắn chặt với nhu cầu phát triển của quốc gia cũng như mọi thành viên trong xã hội nên luôn là một mục tiêu chính trong chính sách đối ngoại Kinh tế luôn là động lực căn bản cho sự mở rộng quan hệ đối ngoại của các cộng đồng/quốc gia trong mọi thời kỳ lịch sử Xu hướng của kinh tế là sự tăng trưởng ngày càng cao và sự mở rộng thị trường không ngừng Cả hai điều này đều

Trang 23

dẫn đến yêu cầu tăng cường hợp tác kinh tế, đầu tiên với các thị trường gần kề bởi những lợi thế về địa lý, lịch sử, văn hoá - xã hội và yêu cầu giảm giá thành

Bên cạnh đó, kinh tế còn là điều kiện cho sự phát triển hợp tác đa phương và hình thành cộng đồng khu vực Những quan hệ kinh tế xuyên quốc gia được thiết lập và phát triển sẽ tạo điều kiện cho việc nâng cao ý thức khu vực, tình cảm cộng đồng Những liên kết kinh tế cũng thúc đẩy sự hợp tác trên các lĩnh vực khác, góp phần làm tăng sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trong vùng Cùng với đó, sự

mở rộng lợi ích và không gian kinh tế, yêu cầu ổn định môi trường và thể chế hóa quan hệ kinh tế quốc tế sẽ dẫn đến xu hướng phát triển hợp tác kinh tế đa phương

Trong bối cảnh hiện nay, khi phát triển kinh tế trở thành ưu tiên và dưới tác động của khu vực hóa, kinh tế là yếu tố điều chỉnh phạm vi khu vực mạnh nhất với

sự định danh khu vực thường dựa theo các hiệp định thương mại khu vực Thực tế hiện nay cũng cho thấy, sự hợp tác khu vực đang diễn ra mạnh nhất và phổ biến nhất là trong lĩnh vực kinh tế Rõ ràng, kinh tế đóng vai trò tiền đề quan trọng bậc nhất đối với sự phát triển hợp tác đa phương và hình thành cộng đồng khu vực, ít nhất là trong thời hiện đại

Tầm quan trọng của yếu tố kinh tế cũng được phản ánh đậm nét đối với tam giác tăng trưởng khi hầu hết các tam giác phát triển hiện nay được xây dựng với mục tiêu chủ yếu là phát triển kinh tế

Quan hệ quốc tế

Sự hình thành hợp tác khu vực nói chung, tam giác tăng trưởng nói riêng phụ thuộc vào sự phát triển quan hệ song phương giữa các thành viên Quan hệ song phương là cơ sở xuất phát của quan hệ đa phương So với quan hệ đa phương, quan

hệ song phương là cái bắt đầu, cái có trước Quan hệ đa phương chỉ được xuất hiện khi các quan hệ song phương đã ngày càng nhiều và chồng chéo lên nhau, tạo ra những vấn đề liên quan đến lợi ích của nhiều bên Quá trình hình thành quan hệ đa phương được bắt đầu trên nền quan hệ song phương, được thực hiện qua kênh song

Trang 24

phương và nhằm giải quyết những vấn đề chung nảy sinh trong quá trình quan hệ song phương

Quan hệ song phương là điều kiện cần cho sự phát triển quan hệ đa phương

Thứ nhất, quan hệ đa phương chỉ có được khi các chủ thể có cùng lợi ích, các quan

hệ song phương có chung mục đích và dòng vận động của chúng cùng đi theo một

hướng Thứ hai, khi quan hệ song phương phát triển đến mức độ nào đó, sự giao

thoa nối kết giữa các quan hệ song phương được hình thành, khi đó quan hệ đa phương mới có khả năng hiện thực

Bên cạnh đó, quan hệ song phương còn là nguồn cung cấp cơ chế và lực lượng cho quan hệ đa phương Do xuất hiện muộn hơn, do được xây dựng trên nền quan hệ song phương, quan hệ đa phương có xu hướng tiếp thu những yếu tố phù hợp trong cơ chế và lực lượng của quan hệ song phương Chính cơ chế và lực lượng

có sẵn này đã tạo thuận lợi cho sự hình thành và phát triển quan hệ đa phương

Cuối cùng, phát triển quan hệ song phương còn là cách thức duy trì và củng

cố quan hệ đa phương Quan hệ song phương đóng vai trò như một kênh thực hiện quan hệ đa phương Không hiếm trường hợp vấn đề của quan hệ đa phương chỉ có thể được giải quyết trên cơ sở song phương Không những thế, quan hệ song phương còn góp phần củng cố quan hệ đa phương khi giúp tạo ra môi trường thuận lợi, đem thêm nhiều cơ hội và giải pháp cho việc thúc đẩy hợp tác đa phương

1.2.2 Các loại hình hợp tác tiểu khu vực

Khu vực thương mại tự do Nam Mỹ (Mercosur)

Mercosur (Mercado Común del Sur - Khu vực thị trường chung Nam Mỹ),

mở đầu bằng hiệp định thành lập khối Thương mại tự do giữa Brazil và Acgentina

ký kết tại thủ đô Buenos Aires trong năm 1989, phát triển bằng hiệp định cộng tác

và gia nhập giữa Brazil, Acgentina, Paraguay và Uruguay ký kết năm 1991 và bắt đầu có hiệu lực từ năm 1994, hiện có 5 thành viên chính thức là Brazil, Argentina, Uruguay, Venezuela (thành viên chính thức mới nhất, kết nạp cuối tháng 7/2012) và

Trang 25

Paraguay (đang bị đình chỉ tư cách thành viên sau khi Thượng viện nước này phế truất Tổng thống hợp hiến Fernando Lugo)

Ngoài ra, MERCOSUR còn có 4 thành viên liên kết là Chile, Equador, Colombia và Peru MERCOSUR hiện là thực thể kinh tế lớn thứ 5 thế giới và là một trong những nhà sản xuất hàng đầu về lương thực, nguyên liệu và năng lượng cũng như là một thị trường đầy tiềm năng, với hơn 275 triệu người tiêu dùng

Theo thống kê, GDP của khối lên đến 3,3 nghìn tỷ USD, chiếm 83% tổng GDP của Nam Mỹ, với trao đổi thương mại nội khối hàng năm đạt gần 62 tỷ USD [23]

Ngày 7/12, tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ 44 Khối thị trường chung Nam

Mỹ (MERCOSUR) tổ chức ở thủ đô Brazilia của Brazil, các nhà lãnh đạo dự họp đã

ký nghị định thư về việc kết nạp Bolivia làm thành viên đầy đủ của khối Tuy nhiên,

để trở thành thành viên chính thức, Bolivia sẽ phải chờ quốc hội 5 nước thành viên chính thức phê chuẩn

Hợp tác tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS)

Sáng kiến Hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS) được khởi xướng năm 1992 bởi Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) Các nước thành viên của tiểu vùng Mê Kông mở rộng gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc (với 2 tỉnh đại diện là Vân Nam và Quảng Tây)

Hợp tác GMS nhằm mục tiêu thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế cùng có lợi giữa các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc), đưa tiểu vùng Mê Kông mở rộng nhanh chóng trở thành vùng phát triển nhanh và thịnh vượng ở Đông Nam Á

Hợp tác GMS được đánh giá là hợp tác hiệu quả nhất trong các cơ chế hợp tác Tiểu vùng Các sáng kiến và hoạt động trong chương trình GMS tập trung vào 9 lĩnh vực chính bao gồm: Giao thông vận tải, Năng lượng, Môi trường, Du lịch, Bưu

Trang 26

chính Viễn thông, Thương mại, Đầu tư, Phát triển Nguồn nhân lực, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

11 chương trình ưu tiên đã được xác định trong khuôn khổ hợp tác kinh tế tiểu vùng GMS, bao gồm: (i) Các tuyến trục bưu chính viễn thông và công nghệ

thông tin liên lạc; (ii) Hành lang kinh tế Bắc - Nam; (iii) Hành lang kinh tế Đông – Tây; (iv) Hành lang kinh tế phía Nam; (v) Các tuyến liên kết điện năng và thương mại điện năng trong khu vực; (vi) Khung khổ chiến lược môi trường; (vii) Tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư qua biên giới; (viii) Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân và khả năng cạnh tranh; (ix) Phát triển nguồn nhân lực và các kỹ năng; (x) Quản lý nguồn nước và phòng chống lũ; (xi) Phát triển du lịch tiểu vùng GMS

Cho đến nay, GMS đã tổ chức 4 Hội nghị cấp cao và 17 Hội nghị Bộ trưởng Hội nghị Bộ trưởng GMS lần thứ 18 được tổ chức tại Trung Quốc vào năm 2012, Hội nghị Thượng đỉnh GMS lần 5 tại Thái Lan vào năm 2014

Tại Hội nghị Thượng đỉnh GMS lần 4, các nhà lãnh đạo GMS đã thông qua Khung chiến lược Hợp tác mới GMS giai đoạn 2012 - 2022 ưu tiên tập trung vào các lĩnh vực phát triển các hành lang kinh tế tiểu vùng, tăng cường kết nối giao thông, phát triển năng lượng bền vững, nâng cao hiệu quả môi trường

1.3 Thực tiễn và bài học kinh nghiệm hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia, các Tam giác tăng trưởng ở châu Á

1.3.1 Thực tiễn hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia và các Tam giác tăng trưởng ở châu Á

Hợp tác Việt Nam - Lào - Campuchia là mối quan hệ truyền thống tốt đẹp từ lâu đời Dù rằng đã có thời kỳ quan các bên không yên ả, song các nước đã hết sức

cố gắng vun trồng cho tình hữu nghị ba nước Đông Dương này càng nở hoa kết trái Điều có thể khẳng định là qua gian nan thử thách các mối quan hệ này đã được củng

cố và các nước đều nhận thấy là lợi ích đưa lại là vô cùng quan trọng và cần thiết

Trang 27

cho mỗi bên cũng như cho cả ba nước Những kết quả thu được thể hiện rất rõ nét trên tất cả các lĩnh vực và nổi bật nhất là trong hợp tác kinh tế

Những kết quả hợp tác ba nước tạo tiền đề cần thiết để phát triển tam giác phát triển

Trước hết, quan hệ chính trị ba nước ngày càng được củng cố vững chắc

Không phải cho đến tận bây giờ các mối quan hệ Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia và Campuchia - Lào mới được củng cố mà đã từ lâu quan hệ giữa các quốc gia láng giềng này đã được hình thành và phát triển suốt cả chiều dài lịch sử của ba nước

+ Quan hệ Việt Nam - Lào

Dù vẫn không ít thăng trầm, song vượt lên bao khó khăn trở ngai để có được quan hệ tốt đẹp như hiện nay quả là điều đáng tự hào Điều này sẽ được kiểm chứng qua các mối quan hệ giữa Việt Nam với Campuchia, Lào và giữa Lào với Campuchia Đó là mối quan hệ có một không hai giữa Việt Nam - Lào Nhiều học giả đã cho rằng: Có lẽ trên thế giới hiếm có hai quốc gia nào có mối quan hệ anh em keo sơn tin cậy và bền vững như quan hệ Việt - Lào Hai nước không chỉ núi liền núi sông liền sông mà còn có truyền thống hữu nghị từ lâu đời Hai nước đã luôn sát cánh cùng nhau trong các cuộc chiến tranh cách mạng, chống kẻ thù chung Hai nước đã chính thức lập quan hệ ngoại giao từ tháng 9 năm 1962 Đến tháng 7 năm

1977 đã ký Hiệp ước hữu nghị hợp tác Tiếp tục phát huy những truyền thống hữu nghị tốt đẹp, suốt nhiều thập kỷ qua, Đàng, chính phủ và nhân dân hai nước đã ra sức nổ lực vun đắp cho mối quan hệ đặc biệt này Hai bên duy trì cơ chế tiếp xúc trao đổi thường xuyên giữa các cấp lãnh đạo hai nước và đã ký nhiều Hiệp định quan trọng: Hiệp ước hoạch định biên giới (7/1977), Hiệp định quy chế biên giới

1990, Hiệp định hợp tác kinh tế - văn hóa - khoa học kỹ thuật 1992-1995 (tháng 2/1992), 2001-2005, 2006-2010 (1/2006)… Các nhà lãnh đạo hai nước đều đã khẳng định trách nhiệm và quyết tâm coi trọng và gìn giữ, tăng cường quan hệ Việt Nam - Lào dù trong bất cứ hoàn cảnh nào “Bước sang thế kỷ 21, quan hệ hợp tác

Trang 28

toàn diện Việt Nam - Lào ngày càng thực chất, hiệu quả hơn, phục vụ thiết thực cho

sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở mỗi nước Việc thực hiện gần 50 Hiệp định, thảo thuận hợp tác song phương trong các lĩnh vực: thương mại, đầu tư, du lịch, văn hóa… đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận” Mối quan hệ Việt Nam - Lào thực sự là tài sản vô cùng quý giá mà chúng ta cần cùng nhau gìn giữ và phát huy

+ Quan hệ Việt Nam - Campuchia

Là nước láng giềng từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 6/1967 đến nay

dù quan hệ Việt Nam - Campuchia đã trải qua khoảng tối khó quên, song hai bên đã

có nhiều nổ lực vượt qua những trở ngại để trở thành láng giềng tin cậy của nhau Hai nước đã ký kết nhiều Hiệp định quan trọng: Hiệp định về vùng nước lịch sử năm 1982, Hiệp ước về Nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới quốc gia hai nước năm 1883, Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia Việt Nam - Campuchia 1985 (và Hiệp ước Bổ sung Hiệp ước Biên giới quốc gia năm 1985), Nghị định thư thực hiện Hiệp định giao thông vận tải đường bộ ký năm 1998… Trong các cuộc viếng thăm cao cấp Việt Nam và Campuchia đã bày tỏ sự hài lòng trước những bước phát triển tốt đẹp của hai nước trên các lĩnh vực: kinh tế, giao thông vận tài, giáo dục, an ninh quốc phòng Việt Nam và Campuchia khẳng định quyết tâm đưa mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước trong thế kỷ 21 lên tầm cao mới như khẳng định của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh và Quốc vương Campuchia NorođomShiamoni thỏa thuận tháng 3/2005: Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” Trong cuộc thăm chính thức Campuchia tháng 8/2010 của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết và Quốc vương NorođomShiamoni hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác toàn diện và phát triển quan hệ hai nước lên tầm cao mới Gần đây nhất hai bên đã thống nhất Bản thỏa thuận thúc đẩy thương mại Việt Nam - Campuchia giai đoạn 2012-2013 được

ký ngày 17/2/2012 [34]

Trang 29

Dù bối cảnh quốc tế và khu vực đã và đang có nhiều thay đổi, song quan hệ

ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia tiếp tục được duy trì và phát triển khá vững chắc và ngày càng đi vào chiều sâu Các cuộc viếng thăm chính thức của các nhà lãnh đạo hai nước đều khẳng định quyết tâm duy trì và phát triển hợp tác hai nước (Đây chính cơ sở quan trọng tạo tiền đề chính trị cần thiết để các bên đẩy mạnh hợp tác ở các lĩnh vực khác nhau)

Thứ hai, quan hệ kinh tế ba nước ngày càng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu

Mặc dù quan hệ kinh tế kinh tế Việt Nam - Campuchia đã phát triển khá sớm, song thập kỷ gần đây sự hợp tác hai bên mới thực sự có bước tiến vượt bậc Nếu như tổng giá trị xuất nhập khẩu hai nước năm 2001 chỉ đạt 184 triệu USD, năm

2005 đạt 693 triệu USD thì năm 2009 đã lên tới 1,33 tỷ USD và năm 2010 khoảng 1,7 tỷ USD Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2010 trao đổi thương mại hai chiều đạt 862 triệu USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia đạt 728 triệu USD Năm 2011 xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia đạt 728 triệu USD Đặc điểm đáng chú ý là Việt Nam luôn là nước xuất siêu trong quan hệ buôn bán với Campuchia suốt nhiều năm liền và với xu hướng ngày càng gia tăng: năm 2001 là 22,8 triệu USD, năm 2007 là 202 triệu USD Khi xem xét quan hệ thương mại hai nước không thể không đề cập đến sự gia tăng khá nhanh quan hệ mậu dịch biên giới Theo thống kê của các địa phương kim ngạch biên mậu chiếm tỷ trọng khá lớn: năm 2005 là 59%, 2006: 73%, năm 2007: 77% Hiện nay buôn bán biên mậu vẫn tiếp tục sôi động thông qua 9 cửa khẩu quốc tế, trong đó chiếm tỷ trọng lớn là của khẩu Tịnh Biên và Mộc Bài Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc gia tăng nhanh chóng tăng trưởng thương mại hai nước, song lý do quan trọng nhất là nỗ lực của lãnh đạo hai nước trong việc thiết lập các thể chế và chính sách nhằm hỗ trợ cho các hoạt động thương mại song phương Ngoài ra các Bộ ngành, các tỉnh, các doanh nghiệp đã thường xuyên cùng nhu bàn bạc tháo gỡ những khó khăn vướng mắc để thúc đẩy trao đổi hàng hoá dịch vụ hai bên Kỳ họp lần thứ 10 ngày 6/10/2008 của

Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam - Campuchia đã thông qua nhiều thoả thuận hợp tác quan trọng về kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật… Gần đây gày 17/3/2009 tại

Trang 30

Campuchia Hội nghị phát triển thương mại biên giới lần thứ hai giữa Việt Nam - Campuchia đã kết thúc tốt đẹp với việc ký Bản ghi nhớ với 15 điểm về Hợp tác phát triển thương mại biên giới Trong đó hai bên cam kết triển khai Quy hoạch tổng thể

về hợp tác vùng biên mậu, xây dựng chợ kiểu mẫu Việt Nam - Campuchia, thành lập Ban quản lý dự án biên mậu… Với sự cố gắng của cả hai bên triển vọng phát triển thương mại chung là hết sức sáng sủa và đây là cơ hội để quan hệ kinh tế Việt Nam - Campuchia ngày càng đi vào chiều sâu và phát triển vững chắc hơn trong thời gian tới

Không chỉ lĩnh vực thương mại, hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Campuchia cũng hết sức khả quan Trong năm 2009 Việt Nam đầu tư sang Campuchia mới đứng hàng thứ 5 với 128 triệu USD thì đầu năm 2010 đã vươn lên hàng thứ 2 sau Trung Quốc với 526, triệu USD Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam và Campuchia ngày 26 tháng 12/2010 hàng loạt các dự án đầu tư với vốn đăng ký kỷ lục 6 tỷ USD đã đuợc ký kết Con số này thực sự gây ấn tượng mạnh khi Campuchia đã đứng vào tốp đầu của đầu tư Việt Nam ra nước ngoài (tính đến 2010 Việt Nam đầu tư ra 50 nước với 457 dự án và 7,2 tỷ USD) Ở Campuchia ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam (BIDV) với vai trò đầu mối đã chủ trì thành lập Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam vào Campuchia (AVIC) Đáng chú ý là Việt Nam đầu tư vào Campuchia ở hầu hết các lĩnh vực quan trọng, trong đó có dịch vụ, ngân hàng, viễn thông, khai thác, nông nghiệp…

Cùng với việc mở rộng và triển khai các dự án đầu tư các doanh nghiệp Việt Nam rất chú trọng hỗ trợ Campuchia trong lĩnh vực an sinh xã hội với tổng số tiền 6 triệu USD Hoạt động trên của các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ góp phần giúp bạn giải quyết khó khăn mà con tạo được niềm tin đối với nhà nước cũng như người dân Campuchia Vì thế, triển vọng hợp tác hai nước là hết sức sáng sủa

Quan hệ kinh tế Việt Nam - Lào phát triển với khá mạnh trong hơn thập kỷ qua Trong đó, tốc độ tăng trưởng thương mại hàng năm tăng rất khả quan: Nếu năm 2004 tổng kim ngạnh buôn bán hai nước đạt 142,761 triệu USD, thì đến 2007

Trang 31

đạt 313,31 triệu USD, năm 2010 đạt 850-900 triệu USD Nhiều dự báo lạc quan cho rằng: đến 2015 kim ngạch thương mại hai nước đạt trên 2 tỷ USD, trong đó xuất khẩu Lào sang Việt Nam đạt 1,34 tỷ USD, Việt Nam sang Lào đạt 1,08 tỷ USD

Không chỉ gia tăng thương mại mà hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào đã đạt được những thành tựu rất khả quan Hai bên đã thống nhất nhiều biện pháp nhằm khuyến khích các nhà đầu tư: giảm 50% thuế suất nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ mỗi nước xây dựng các khu kinh tế của khẩu Tính đến hết năm 2008 Việt Nam đã đầu tư sang Lào 142 dự án với tổng giá trị 758,6 triệu USD Trong đó có 91 dự án với 100% vốn của Việt Nam và 51 dự án liên doanh với Lào Lĩnh vực thủy điện luôn dẫn đầu trong đầu tư (36,3%) tiếp đó là nông nghiệp 25,08%, khai khoáng 15,24%… Việt Nam đang tăng cường đầu tư vào Lào ở các lĩnh vực quan trọng khác như: dịch vụ, bảo hiểm… Điểm đáng chú ý là Lào cũng đang đầu tư vào Việt Nam dù còn khá khiêm tốn: tính đến tháng 12/2008 có 7 dự án với vốn đăng ký 17 triệu USD

Có thể khẳng định rằng không chỉ mở rộng và tăng cường quan hệ về chính trị mà hợp tác kinh tế của ba nước ngày càng phát triển mạnh trên nhiều lĩnh vực quan trọng Rõ ràng lợi ích của mỗi nước cũng như của cả ba nước đã làm cho mối quan hệ Việt Nam - Lào - Campuchia ngày càng gắn bó và hiệu quả hơn

Thứ ba, tăng cường hợp tác ba nước trong các diễn đàn khu vực và các quan hệ đa

Trang 32

Rõ ràng, những thành tựu được trong hợp tác ba nước trên tất cả các lĩnh vực

sẽ là cơ sở thực tiễn quan trọng đối với mở rộng quan hệ các bên nói chung, phát triển tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia nói riêng

1.3.2 Bài học kinh nghiệm trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia và các Tam giác tăng trưởng ở châu Á

Từ thực tiễn thành công của các tam giác phát triển ở Đông Nam Á có thể nêu lên một số kinh nghiệm có thể tham khảo cho phát triển Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia

Thứ nhất: Phải có ít nhất một trung tâm mạnh có khả năng phát triển những hiệu

quả lan toả về mậu dịch và đầu tư đối với các khu vực tham gia tam giác

Trong Tứ giác tăng trưởng Đông ASEAN (BIM-EAGA) có Brunây và Trung tâm tài chính quốc tế ngoài khơi (IOFC) Labuan của Malaixia có thể đóng vai trò như một động lực thúc đẩy sự phát triển của BIM-EAGA Tuy nhiên, BIM-EAGA không phải là mối quan tâm duy nhất của Brunây Do vậy, năng lực đầu tư của IOFC cho BIM-EAGA chỉ có hạn Điều này là một trong những nguyên nhân giải thích sự thiếu thành công của BIM-EAGA

Thứ hai: Các bên tham gia phải có quan hệ bổ sung các nguồn lực cho nhau

Sự thành công của Tam giác phát triển Indonesia - Malaysia - Singapore (IMS-GT) cho thấy khả năng bổ sung nguồn lực cho nhau là nhân tố quan trọng nhất để đảm bảo thành công cho một tam giác phát triển Ngay trong IMS-GT, những khu vực có khả năng bổ sung nhiều nhất cho nhau là những khu vực phát triển nhanh nhất Liên kết kinh tế giữa Singapore - Riau, giữa Xingapo - Joho mạnh hơn liên kết giữa Riau và Joho do khả năng bổ sung lẫn cho nhau giữa Singapore với Riau và Joho lớn hơn so với Riau và Joho

Thứ ba: Cơ sở hạ tầng, các mối quan hệ xã hội, cam kết chính trị tốt và khu vực tư

nhân phải là động lực trong tam giác tăng trưởng

Trang 33

Cần thiết phải tạo lập cơ sở hạ tầng tốt, xây dựng các mối quan hệ xã hội và thúc đẩy khu vực tư nhân tham gia vào phát triển tiểu vùng, rất cần tự do hoá mậu dịch, lao động và tư bản Mức độ cam kết chính trị cao là hết sức quan trọng để đảm bảo khung thể chế cho hợp tác giữa chính quyền trung ương và địa phương, khu vực

tư nhân và dân cư sống trong tam giác

Thứ tư: Hợp tác trong Tam giác phát triển phải là hợp tác cùng thắng

Tham gia vào IMS-GT, bang Joho của Malaixia đã được lợi lớn từ sự đầu tư cao của Singapore và các nước Đông Á Sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh chóng của Singapore với tư cách là một trục vận tải và liên lạc quốc tế quan trọng

đã lan toả tới Joho Joho đang trở thành trung tâm tăng trưởng quan trọng của miền Nam Malaixia khi liên kết với sức mạnh kinh tế nội địa Việc đầu tư ra bên ngoài đã giúp Singapore khắc phục tình trạng thiếu đất, lao động, giảm chi phí sản xuất và duy trì khả năng cạnh tranh quốc tế cho các ngành công nghiệp tập trung lao động của Singapore Tuy nhiên, khi so sánh việc phân phối lợi ích hợp tác trong IMS-GT, Malaixia dường như ít thu đựơc lợi hơn Có lẽ vì vậy, Kuala Lumpua không thật nhiệt tình tham gia vào IMS-GT Ưu tiên trong hợp tác tiểu vùng của họ được dành chi IMT-GT và BIM-EAGA

Thứ năm: Chính phủ mỗi nước tham gia cần nỗ lực để có đựơc sự đồng thuận xã

hội

Trong quá trình thực hiện các chương trình hợp tác sẽ xuất hiện nhiều mâu thuẩn, nhất là sự không đồng đều về lợi ích giữa các vùng và các nước Trong bối cảnh như vậy, chính phủ các nước tham gia vào các Tam giác phát triển (GTs) đã nỗ lực để tạo ra sự đồng thuận xã hội về sự cần thiết tham gia vào GT cũng như sự cần thiết phải tập trung các nguồn lực phát triển cho các địa phương tham gia vào hợp tác tiểu vùng Lợi ích của việc tập trung nguồn lực quốc gia trong một thời gian nhất định là tạo ra được một cực tăng trưởng mới Sau khi hình thành, cực tăng trưởng đó phát huy tác động lan toả tới các khu vực xung quanh, tạo nên những làn

Trang 34

sóng đầu tư và dòng thương mại mới cho các khu vực ngoại vi của tam giác tăng trưởng

Thứ sáu: Sự ổn định chính trị ở các vùng tham gia vào tam giác tăng trưởng

Kinh nghiệm của BIM-EAGA đã chứng minh: Nếu không ổn định sẽ không thành công Mặc dù các bên tham gia vào BIM-EAGA đều là những địa phương có chung nguồn gốc chủng tộc Mã lai và văn hoá, tín ngưỡng Hồi giáo, nhưng khu vực này, đặc biệt là Minđanao luôn bất ổn định về chính trị Vì thế, khả năng thu hút FDI vào BIM-EAGA bị hạn chế khá nhiều

Trang 35

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỢP TÁC KINH TẾ TRONG TAM GIÁC PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA

2.1 Khái quát đặc điểm và quá trình phát triển của khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia

2.1.1 Đặc điểm của khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia Đặc điểm tự nhiên

Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia bao gồm lãnh thổ của 13 tỉnh có đường biên giới hoặc có liên quan đến khu vực biên giới chung giữa ba nước là: Mondulkiri, Rattanakiri và Stung Treng, Kraitie (Campuchia), Attapư, Saravan và Sê Kông, Chămpasăc (Lào), Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk và Đắk Nông, Bình Phước (Việt Nam)

Tổng diện tích là 144,3000km2, chiếm 19,3% diện tích ba nước và Dân số hơn 6,5 triệu người, chiếm 6,1% dân số của ba nước Trong đó: 5 tỉnh của Việt Nam với diện tích tự nhiên là 44.710 km2, dân số 3.328.000 người (2002), chiếm 40,3% diện tích tự nhiên và 82% dân số của vùng Tam giác Mật độ dân số 74 người/km2 Bốn tỉnh Đông Bắc Campuchia có diện tích tự nhiên khoảng 37.636 km2, tổng dân

số là 247.8000 người, chiếm 33,9 %, diện tích tự nhiên và 6,1% dân số của vùng Tam giác Mật độ dân số là 7 người/km2 Bốn tỉnh Nam Lào có diên tích tự nhiên khoảng 28.675 km2, dân số khoảng 482.1000 người, chiếm 25,8 % diện tích tự nhiên và 11,9 % dân số của vùng Tam giác Mật độ dân số là 17 người/km2

Trong khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, năm tỉnh Tây Nguyên của Việt Nam có diện tích, dân số và mật độ dân số cao nhất Về diện tích tự nhiên chiếm 40,3%, dân số chiếm 82%, mật độ dân số 74 người/km2 gấp hơn

10 lần mật độ dân số của bốn tỉnh Đông Bắc Campuchia và 4,3 lần mật độ dân số của bốn tỉnh Nam Lào Tỉnh có mật độ dân số thấp nhất trong khu vực Tam giác phát triển là tỉnh Mondulkiri (Campuchia): 3 người/km2. Tỉnh có mật độ dân số cao

Trang 36

nhất trong khu vực Tam giác phát triển là tỉnh Đắk Lắk (Việt Nam): 120 người/km2 (gấp 40 lần tỉnh Mondulkiri)

13 tỉnh trong vùng Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia có nhiều điểm tương đồng về các yếu tố tự nhiên và môi trường Phần lớn các tỉnh này nằm trong lưu vực của hệ thống sông Mê Kông, kéo dài từ các cao nguyên thuộc Trường Sơn đến cao nguyên Rattanakiri và một phần cao nguyên Bôlôven, có độ cao trung bình của toàn khu vực khoảng từ 400-800m Đây là khu vực có khí hậu nóng ẩm với hai mùa mưa, nắng rõ rệt Khí hậu nóng ẩm kết hợp với địa hình, đất đai vùng cao nguyên đã phân chia khu vực này thành những vùng, tiểu vùng có điều kiện sinh thái rất khác nhau thích hợp với sự phát triển của một nền nông nghiệp nương rẫy Đồng thời, khu vực Tam giác phát triển này là khu vực của cao nguyên Miền Trung Đông Dương đất đỏ bazal rất thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế và hướng xuất khẩu cao như cao su, cà phê, tiêu, điều… Đây là nơi vốn có những cánh rừng nhiệt đới bạt ngàn, nguồn khoáng sản quý giá với những mỏ kim loại quý có trữ lượng lớn như bô xít, vàng, đá quý, than…

Như vậy, khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia có vị thế địa - kinh tế quan trọng và hấp dẫn, nếu chúng ta biết khai thác một cách có hiệu quả sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam, Lào và Campuchia Tiềm năng của khu vực này thể hiện ở sự dồi dào về tài nguyên (Tài nguyên đất, Tài nguyên rừng, Tài nguyên khoáng sản…)

Hệ thống giao thông của khu vực

Dù chưa thực sự phát triển, song các tỉnh trong vùng bước đầu đã được kết nối bởi mạng lưới giao thông đường bộ Đó là: trục Quốc lộ 78 (Campuchia) và Quốc lộ 18 B (Lào), qua các Quốc lộ 14, 19, 24, 49 (Việt Nam) nối toàn bộ khu vực Tam giác phát triển này với các cảng biển của Việt Nam Trong đó, có Quốc lộ 14

B, nối từ Quốc lộ 14 ra cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), cùng với đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 19 xuất phát từ biên giới Campuchia - Việt Nam đến cảng Quy Nhơn dài

Trang 37

247 km Đây cũng là trục giao thông tốt nhất từ Tây Nguyên ra các cảng biển Miền Trung Việt Nam

Ngoài ra, trục Quốc lộ 7 (Campuchia) và Quốc lộ 13 (Lào) nối khu vực Tam giác phát triển với Phnôm Pênh và Viên Chăn, trục Quốc lộ 1A và Đường Hồ Chí Minh nối vùng này với các thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh

Mối liên kết về mặt giao thông trên tạo điều kiện thuận lợi để ba nước mở rộng giao lưu, liên kết phát triển kinh tế - xã hội nói chung và Khu vực Tam giác phát triển nói riêng Bởi đây vừa là điểm nối giữa Việt Nam với Lào và Campuchia vừa là cửa ngõ nối liền nước ta với các nước trong khu vực như Thái Lan và Myanma, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương trong khu vực và là cơ sở cho cho sự phát triển của hệ thống giao thông liên Á trong tương lai

Bởi vậy, hợp tác của ba nước nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của từng vùng để phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng và của cả khu vực tam giác phát triển Phát triển Tam giác phát triển này không chỉ đảm bảo đời sống của nhân dân

ở đây, nhất là của đồng bào các dân tộc thiểu số mà còn tạo điều kiện để thực hiện các chủ trương, chính sách của Chính phủ ba nước về vấn đề dân tộc và tôn giáo Đồng thời, phát triển Tam giác phát triển này không chỉ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân trong khu vực mà còn tạo điều kiện để ổn định chính trị, bảo vệ an ninh biên giới ba nước

Đặc điểm văn hóa con người

Khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia được coi là một vùng địa - văn hoá Bởi vì cư dân bản địa (cư dân tại chỗ) ở ba vùng này đều thuộc hai hệ ngôn ngữ là: Môn-Khơ Me và Malyo-Polynesien

Bốn tỉnh Tây Nguyên Việt Nam, nơi có đường biên giới chung với Lào và Campuchia hiện có 8 dân tộc tại chỗ, trong đó có 2 dân tộc nói ngôn ngữ Nam Đảo (Malayo-Polinesiens) là dân tộc Gia Rai, Ê Đê và 6 dân tộc nói ngôn ngữ Môn Khơ

Me là Ba Na, Sê Đăng, Giẻ-Triêng, Brâu, Rơ Măm, Mnông ở Nam Lào cũng có dân tộc nói ngôn ngữ Môn-Khơ Me tương tự như người Taliêng, Alắc, Nghẹ, Xuồi, Tà

Trang 38

Ôi, Đrụ, Nha Hớn, Sê Đăng… ở Đông Bắc Campuchia, người Jarai, người Rade thuộc ngữ hệ Malayo-Polynesens và người Brao, Cachahk, Kravet, Phnong, Tampoun… thuộc ngữ hệ Mon-Khơ Me Thậm chí, có những tộc người định cư trên

cả ba vùng thuộc ba quốc gia Chẳng hạn, người Jarai ở Rattanakiri và người Phnong

ở Mondulkiri và Kratiê có thể tìm thấy ở Plâycu (Gia Lai) và Đà Lạt; Người Brao và Kravét ở Rattanakiri cũng có quan hệ với người đồng tộc ở Nam Lào; Các dân tộc như Ca Dong, Sê Đăng… ở Nam Lào vẫn giữ các mối quan hệ thân tộc với bà con ở vùng biên giới thuộc Tây Nguyên Việt Nam và luôn giữ mối liên hệ thăm thân và quan hệ hôn nhân với nhau

Chính vì cư dân bản địa (cư dân tại chỗ) của khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia có cùng nguồn gốc tộc người như vậy, nên khu vực ngã ba Đông Dương này là nơi cư trú của cư dân bản địa tại chỗ có sự tương đồng

về văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần.Vì thế, đây là khu vực địa - văn hoá hết sức độc đáo và hấp dẫn

2.1.2 Quá trình phát triển của khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia

Có thể khẳng định: Tam giác phát triển VLC đã trở thành hiện thực với nhiều

kỳ vọng mới Không chỉ trong vùng mà các tỉnh các địa phương khác cũng như nước ngoài cũng đã bắt đầu nhận ra sự cần thiết cũng như lợi ích mà sự phát triển của vùng đất này đưa lại hôm nay và trong tương lai Chính sự thống nhất về nhận thức cần phải phát triển vùng này là kết quả của khá nhiều cuộc thảo luận của các nhà lãnh đạo cấp cao của ba nước và các địa phương Nếu như cuộc gặp năm 1999 của 3 Thủ tướng Việt Nam, Lào, Campuchia chỉ mới hình thành ý tưởng về việc xây dựng chung tam giác phát triển của 3 nước thì các Hội nghị tiếp theo đã có khá nhiều đề xuất và dần hiện thực hoá các chủ trương chung của 3 nước cũng như của mỗi nước

Tại Hội nghị cấp cao lần thứ 2 tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) vào 26/1/2002, ba thủ tướng VLC đã nhất trí ưu tiên triển khai hợp tác trên

Trang 39

các lĩnh vực giao thông vận tải, thương mại, điện lực, du lịch, đào tạo nguồn nhân lực và y tế Các nhóm chuyên gia 3 nước tích cực xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế tam giác phát triển

Tại Hội nghị cấp cao lần thứ 3 được tổ chức tại Siêm Riệp (Campuchia) vào 20/7/2004, ba bên đã nhất trí mở rộng về mặt địa lý tam giác phát triển (bao gồm 10 tỉnh), cam kết tăng cường phối hợp trong việc huy động các nguồn lực sẵn có của mỗi nước cũng như bên ngoài cho tam giác phát triển 8 lĩnh vực được ưu tiên hợp tác: phát triển cơ sở hạ tầng, thương mại, nông nghiệp, bảo vệ môi trường, du lịch, y

tế và giáo dục Phía Việt Nam đã đề xuất các dự án về xây dựng đường bộ, mạng lưới điện, khu thương mại…

Cuộc họp cao cấp lần thứ 4 diễn ra 4-12 năm 2006 tại Đà Lạt (Việt Nam) Ba thủ tướng đã kiểm điểm những kết quả hợp tác và nhất trí triển khai một số nội dung cụ thể: thành lập Ủy ban điều phối tam giác phát triển, trong đó mỗi nước cử một Bộ trưởng làm đồng chủ tịch Ủy ban gồm 4 tiểu ban: Kinh tế, Xã hội - môi trường, Địa phương, Chính trị - An ninh - đối ngoại Ngoài kế hoạch xây dựng thủy điện, tại Hội nghị này ba bên nhất trí xây dựng đường 78 nối từ tỉnh Mondunkiri sang Đắc Lắc, tuyến 18 B từ Attapư sang Kon Tum…

Hội nghị cao cấp về Tam giác phát triển lần thứ 5 ngày 26 tháng 11 năm

2008 tại Viên chăn, Ba Thủ tướng VLC đã ký tuyên bố “Sẽ xây dựng các chính sách ưu đãi đặc biệt để thúc đẩy khu vực tam giác phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới nhằm đảm bảo khu vực ổn định chính trị, vững chắc về an ninh, phát triển kinh tế xã hội nhằm góp phần đảm bảo phát triển của mỗi nước” Ba thủ tướng nhấn mạnh: Việc đẩy nhanh sự phát triển trong khu vực phát triển là nhiệm vụ quan trọng cấp bách, đồng thời khẳng định quan điểm tăng cường hợp tác hơn nữa để đẩy nhanh tiến trình xây dựng tam giác phát triển, sớm đưa khu vực này ra khỏi tình trạng kém phát triển vì lợi ích của nhân dân ba nước Tại Hội nghị các bên đã nhất trí đẩy mạnh hợp tác về kinh tế thương mại và đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực giao thông, khai khoáng, sản xuất và chế biến nông sản, năng lượng, viễn thông, du

Trang 40

lịch, nhất trí thúc đẩy hoàn thành việc điều chỉnh Quy hoạch tam giác phát triển đến năm 2020 theo hướng gắn kết quy hoạch, kế hoạch phát triển của mỗi nước với hợp tác tiểu vùng sông Mekông, đặc biệt gắn quy hoạch phát triển giao thông, công nghiệp nặng, năng lượng, nông nghiệp, du lịch, bảo vệ môi trường có trọng tâm, trọng điểm với những chương trình dự án của ba nước, có kế hoạch lộ trình cụ thể

để triển khai các dự án Hội nghị nhấn mạnh đến vấn đề môi trường, theo đó muốn phát triển bền vững cần thiết phải quản lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên trong khu vực tam giác phát triển Ba Thủ tướng ủng hộ sáng kiến tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp, Diễn đàn Thanh niên Tam giác phát triển, tranh thủ sự giúp đỡ hợp tác với bên ngoài, nhất là với Nhật Bản, nhất trí phối hợp vận động tài trợ đầu tư nước ngoài cho tam giác phát triển

Tại Hội nghị Uỷ ban điều phối chung 3 nước về tam giác phát triển tại Đắc Lắc ngày 21-22 tháng 12 năm 2009 ba nước nhất trí bổ sung tỉnh Bình Phước (Việt Nam), tỉnh Kratie (Campuchia) và tỉnh Champasak (Lào) vào Tam giác phát triển Việc bổ sung 3 tỉnh mới đã tạo nên một vùng rộng lớn nối liền các trục đường giao thông chính và các cảng biển quan trọng, và nối Phnôm Penh, Viên Chăn và trục đường quốc lộ 1A của Việt Nam để tạo nên sự liên kết cần thiết trong việc mở rộng hợp tác của các tỉnh trong vùng và với bên ngoài

Hội nghị cao cấp về Tam giác phát triển lần thứ 6 ngày 16 tháng 11 năm

2010 tổ chức tại Cung Hòa bình ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia, các Thủ tướng

đã trao đổi và đánh giá cao các kết quả hợp tác đạt được trong việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của 13 tỉnh thuộc Tam giác Phát triển CLV trong thời gian qua; đồng thời thông qua và đánh giá cao Bản Quy hoạch lại khu vực Tam giác Phát triển đến năm 2020 do Việt Nam chủ trì xây dựng Kết thúc hội nghị, các Thủ tướng

đã ký Tuyến bố chung khẳng định quyết tâm tăng cường hợp tác chặt chẽ nhằm biến khu vực Tam giác Phát triển CLV thành một khu vực ổn định về an ninh, chính trị và phát triển về kinh tế Các Thủ tướng cũng chứng kiến lễ ký điều chỉnh Bản ghi nhớ về Chính sách ưu đãi cho khu vực Tam giác phát triển giữa ba Chủ tịch Ủy ban

Ngày đăng: 17/03/2015, 12:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w