Mục tiêu phát triển hợp tác kinh tế Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-

Một phần của tài liệu Hợp tác kinh tế trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Thực trạng và giải pháp (Trang 70)

7. Bố cục của luận văn

3.1.Mục tiêu phát triển hợp tác kinh tế Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-

3.1. Mục tiêu phát triển hợp tác kinh tế Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Campuchia.

Từ ý tưởng hợp tác phát triển khu vực tam giác đến thực tế cần phải giải quyết hàng loạt vấn đề. Hơn 10 năm qua lãnh đạo ba nước đã tỏ rõ quyết tâm hợp tác phát triển khu vực này. Điều này có thể nhận thấy qua các thoả thuận hợp tác mà những người đứng đầu ba quốc gia, các nhóm công tác Tam giác phát triển, các đề xuất của các cơ quan nghiên cứu… đã trao đổi bàn bạc và đi đến thống nhất nhiều nội dung quan trọng. Sau đây là những mục tiêu, quan điểm và định hướng phát triển đã được 3 nước nhất trí và được công bố rộng rãi khi tiến hành xây dựng tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.

- Phát huy những ưu thế đầu mối cửa ngõ ra biển của Việt Nam tạo ra sức hấp dẫn, lôi cuốn giao lưu kinh tế thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế, đảm bảo cho cả khu vực có được sự an ninh và phát triển.

- Khơi dậy và phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, các nguồn nội lực của từng tỉnh và cả khu vực nhằm đảm bảo hiệu quả trước mắt và lâu dài, đảm bảo phát triển bền vững.

- Tăng cường liên kết nội bộ khu vực và với bên ngoài, nhất là với quốc tế nhằm mở rộng hợp tác và nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hương nâng cao hiệu quả của từng ngành, từng tỉnh, và cả khu vực.

- Hợp tác toàn diện giữa các địa phương trong tam giác phát triển được coi là giải pháp quan trọng hàng đầu nhằm phát triển tốt khu vực tam giác phát triển và tranh thu sự giúp đỡ của bên ngoài.

Tại Hội nghị Cấp cao VLC lần thứ sáu đã diễn ra vào ngày 16/11/2010 tại Phnompenh, Campuchia, ba Thủ tướng Việt Nam, Lào, Campuchia đã thảo luận và

64

đánh giá cao các kết quả hợp tác đã đạt được trong việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của 13 tỉnh thuộc Tam giác phát triển VLC trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, đây vẫn là khu vực khó khăn, trình độ phát triển thấp do đó cần phải có sự ưu tiên và quan tâm của từng nước cũng như của cả ba nước. Tại Hội nghị cấp cao lần này đã xem xét và thông qua Bản Quy hoạch lại khu vực Tam giác Phát triển đến năm 2020 do Bộ Kế hoạch đầu tư Việt Nam chủ trì xây dựng thay thế cho bản Quy hoạch cũ năm 2004. Các Thủ tướng đã ký Tuyên bố chung của Hội nghị và chứng kiến lễ ký điều chỉnh Bản ghi nhớ về Chính sách ưu đãi cho khu vực Tam giác phát triển. Theo đó mục tiêu hợp tác kinh tế trong khu vực Tam giác phát triển đã được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của khu vực và Thế giới.

- Tiếp tục phối hợp các kế hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cấp, cải tạo các trục giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong Tam giác phát triển nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành, lĩnh vực khác (du lịch, thương mại, nông nghiệp, công nghiệp thủy điện, chế biến và khai khoáng…) hợp tác phát triển.

- Hợp tác xúc tiến kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực Tam giác phát triển và các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, phát triển kết cấu hạ tầng của các địa phương trong Tam giác phát triển.

- Tiếp tục phát triển nguồn nhân lực ở các ngành kinh tế có nhiều tiềm năng nhất trong Tam giác phát triển.

- Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho dòng lưu chuyển qua biên giới của hàng hoá, con người và vốn đầu tư trong phạm vi Tam giác phát triển thông qua xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù cho Tam giác phát triển.

Các lĩnh vực ưu tiên phát triển

Trên cơ sở các lĩnh vực ưu tiên được đề xuất của các nước, các lĩnh vực ưu tiên phát triển và hợp tác trong Tam giác phát triển bao gồm:

- Cơ sở hạ tầng (Bao gồm mạng lưới giao thông, cấp điện, bưu chính - viễn thông, thủy lợi và cấp nước…);

65

- Dịch vụ (Du lịch, thương mại và các dịch vụ khác)

Các lĩnh vực bổ trợ và ưu tiên tiếp theo bao gồm

- Công nghiệp;

- Các lĩnh vực khoa học - xã hội và công nghệ (Giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa - lao động, khoa học công nghệ và các lĩnh vực xã hội khác);

- Bảo vệ môi trường và quản lý đất đai; - An ninh quốc phòng;

- Thuận lợi hóa trong thương mại và đầu tư…

Một phần của tài liệu Hợp tác kinh tế trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Thực trạng và giải pháp (Trang 70)