7. Bố cục của luận văn
3.2.2.2. Nhóm Giải pháp vi mô
Lợi ích phát triển Tam giác phát triển là trước hết dành cho chính cư dân trong khu vực. Đó là tăng trưởng kinh tế; thực hiện xóa đói giảm nghèo; thúc đẩy những tiến bộ về văn hóa, xã hội… Do vậy, bài toán đặt ra là làm thế nào để nhân dân, nhất là các dân tộc ít người thuộc 13 tỉnh trong khu vực tham gia vào quá trình xây dựng và thụ hưởng thành quả của Tam giác phát triển này. Vì thế, trên cơ sở Quy hoạch phát triển tổng thể, khu vực Tam giác phát triển phải có chương trình dành cho đồng bào các dân tộc ít người, nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra vừa cơ bản vừa cấp bách đối với họ. Cần tập trung giải quyết một số vấn đề về nông thôn miền núi, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa, bởi đây là “cái nôi” của các tộc người bản địa đang sinh sống trong khu vực Tam giác phát triển.
* Xây dựng kế hoạch hợp lý trong việc thực hiện định canh, định cư cho các tộc người bản địa trong khu vực.
Đây là khu vực mà kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc, chủ yếu phát rẫy làm nương, phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên là chủ yếu. Vì thế, chuyển sang phát triển Nông - Lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống là công việc hết sức khó khăn và phức tạp. Vì thế, để ổn định cuộc sống trước hết cần tập trung cho chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Đó chính là sản xuất lương thực, thực phẩm và các sản xuất nông nghiệp… Coi trọng đẩy mạnh đầu tư cho sản xuất nông lâm nghiệp nhằm tạo điều kiện tăng thêm thu nhập cho các hộ nông dân và bảo vệ các nguồn lợi về rừng, cây công nghiệp… Xây dựng các chương trình kinh tế cần gắn với phát triển nông lâm nghiệp, xóa đói giảm nghèo như: chương trình phát triển kinh tế vườn đồi, vườn rừng, chăn nuôi gia súc, trồng rừng nguyên liệu… tạo cho các vùng nghèo, các hộ nghèo có cơ hội tham gia phát triển kinh tế, và đặc biệt là xây dựng một
83
vùng nông thôn mới với một cảnh quan điển hình, đẹp, hấp dẫn tiêu biểu cho tính hơn hẳn, “vượt trội” của một khu vực hợp tác phát triển kinh tế của ba nước, thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài kinh doanh trong lĩnh vực này.
* Phát triển nguồn nhân lực, đào tạo ngành nghề nông lâm nghiệp và nông thôn của các tỉnh trong vùng.
Đây cũng là một trong những mục tiêu quan trọng của Tam giác phát triển VLC. Phát triển nguồn nhân lực trước hết cần tập trung cho công tác giáo dục các cấp từ mẫu giáo, tiểu học… cho đến trung học cơ sở cao đẳng, đại học. Vấn đề đặt ra là phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con em các dân tộc bản địa được đi học và được đào tạo thực sự. Muốn vậy, cần có sự ưu đãi, tạo thuận lợi nhất định cho con em họ. Một nhiệm vụ hết sức cấp bách hiện nay là cần nhanh chóng đào tạo cán bộ kỹ thuật người địa phương, bởi chính họ mới là lực lượng có tâm huyết có trách nhiệm với làng bản, nơi họ sinh ra và lớn lên. Hướng đào tạo dạy nghề ở nông thôn miền núi hiện nay cần tập trung vào các lĩnh vực kỹ thuật chế biến nông lâm sản, đào tạo những người nông dân có tay nghề và có trình độ tổ chức quản lý giỏi.
* Phát triển kinh tế nông lâm nghiệp gắn với duy trì và phát triển văn hóa truyền thống của các dân tộc bản địa
Bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc bản địa là một vấn đề cần được giới khoa học tiếp tục nghiên cứu và sớm đề xuất chính sách phù hợp cho phát triển vùng này. Nếu ngay từ đầu không coi trọng và kết hợp bảo tồn phát triển văn hóa truyền thống của cư dân vùng này thì điều không mong muốn sẽ sớm xảy ra, đó là hiện tượng “Kinh hóa”, “Khơ me hóa”, “Lào hóa”. Hiện tại, ở các địa phương đã tiến hành nhiều công việc mà không tính đến đặc điểm văn hóa và phong tục của các dân tộc bản địa: việc xây dựng các làng tái định cư là một ví dụ khá điển hình. Thậm chí, ngay cả người Kinh cũng không muốn di dời vào ở các nhà dự án xây dựng chứ nói gì đến bà con dân tộc vốn bao đời nay sống với rừng với bản làng thân thuộc của mình. Để có thể vừa nhanh chóng đưa bà con các dân tộc ít người nơi đây hòa nhịp vào sự phát triển chung, vừa duy trì bảo tồn và phát triển được nền văn hóa truyền thống của họ (nhất là phong tục tập quán và lễ hội…)
84
đòi hỏi phải thận trọng và phải xuất phát từ văn hóa, quyền lợi và sự đồng thuận của chính người dân bản địa. Với người dân nói chung, dân tộc bản địa nói riêng nhất thiết không được áp đặt bằng mệnh lệnh và cưỡng bức một cách vô nguyên tắc.
Việc chuyển đổi mục tiêu sản xuất và cơ cấu cây trồng từ cây lương thực để tự túc sang cây công nghiệp nhằm mục đích thương mại đã góp phần to lớn trong việc cải thiện đời sống của nhiều buôn làng. Nhưng ngược lại, tình trạng độc canh những loại cây này đã ảnh hưởng sâu sắc rất nhiều tập quán văn hóa lâu đời của người dân, đặc biệt là các lễ hội gắn với mùa màng của hệ canh tác truyền thống như: lễ cúng cơm mới, cúng mùa phát rẫy… Bởi điều này không chỉ lôi cuốn, hấp dẫn sự khám phá của du khách đến với vùng này trong các tour du lịch sinh thái, lịch sử, văn hóa, tộc người mà còn để giữ vững và phát huy mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa văn hoá tộc người, văn hoá vùng và văn hoá quốc gia. Điều quan trọng hơn nữa là đảm bảo phát triển quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa các tộc người tại chỗ và cả những cư dân mới đến.
Vì thế, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống như thế nào là phù hợp phải có sự đầu tư nghiên cứu sâu sắc, trong đó phải có sự tham gia của những nhà nghiên cứu văn hoá các dân tộc thiểu số (bao gồm cả những người bản địa) và cả chính những người dân của vùng này.
Tóm lại: Phát triển tam giác của ba nước Đông Dương không còn là ý tưởng mà đã là hiện thực với những sự khởi động ban đầu khá khả quan. Không chỉ là vùng đất đầy tiềm năng mà tam giác phát triển còn có ý nghĩa chiến lược hết sức quan trọng với mỗi nước cũng như của cả ba nước. Để nhanh chóng thực hiện ý tưởng cũng như các kế hoạch đã đề ra đòi hỏi sự đầu tư và nổ lực rất lớn của ba nước cũng như của các địa phương trong vùng và các khu vực có liên quan cũng như sự hỗ trợ quốc tế.
85 KẾT LUẬN
Quan hệ Việt Nam - Lào - Campuchia đã có bề dày truyền thống và ngày càng được phát triển ổn định và vững chắc. Để có được mối quan hệ tốt đẹp đó cần phải dựa trên những nhu cầu và lợi ích của mỗi nước cũng như của ba quốc gia. Trong bối cảnh mới tiếp tục mở rộng và tăng cường mối quan hệ VLC càng trở nên cấp thiết hơn. Điều đó không chỉ vì sự phát triển của ba nước mà còn vì sự phồn thịnh của khu vực ASEAN, nhất là khi khu vực này sẽ trở thành cộng đồng vào năm 2015. Việc lãnh đạo ba nước thống nhất ý chí và hành động trong việc xây dựng Tam giác phát triển là sáng kiến sớm nhận được sự nhất trí cao và triển khai hết sức thuận lợi. Tính từ lúc sáng kiến xây dựng khu vực Tam giác phát triển đến nay đã được hơn 10 năm, song việc nghiên cứu một cách đầy đủ về mô hình hợp tác và thực tế hợp tác kinh tế đang diễn ra ở khu vực này vẫn còn khá khiêm tốn, nếu không muốn nói là chưa đầu tư nghiên cứu một cách bài bản và công phu. Vì thế, việc nghiên cứu đề tài này dù hơi muộn màng, song rất cần thiết. Tuy gặp nhiều khó khăn về việc khảo sát địa bàn, về nguồn tài liệu,... song tác giả đã tiến hành một cách nghiêm túc, khẩn trương các nội dung đặt ra.
Trên cơ sở các tài liệu, các báo cáo của ba nước, các địa phương trong vùng, bài viết cố gắng phân tích hiện trạng phát triển của khu vực trên phương diện hợp tác kinh tế trong khu vực Tam giác. Có thể khẳng định rằng: trong điều kiện khó khăn, nhất là tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế, song sự nỗ lực của Chính phủ và nhân dân ba nước đã tạo nên diện mạo mới trong vùng. Dĩ nhiên, vẫn còn khá nhiều bất cập hạn chế đã ảnh hưởng đến tốc độ cũng như chất lượng phát triển kinh tế trong vùng tam giác phát triển.
Trong bối cảnh mới ba nước đã nỗ lực mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, an ninh… Sự hiểu biết tin cậy, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các địa phương trong vùng, giữa ba nước đã tạo nên sự đồng thuận, là cơ sở quan trọng và động lực để nhanh chóng biến ý tưởng hợp tác thành hiện thực trong việc khơi dậy một vùng đất khó khăn song giàu tiềm năng như khu vực Tam giác phát triển VLC.
86
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Báo Đăk Lăk, Hội nghị xúc tiến thương mại - du lịch - đầu tư khu vực tam giác Việt Nam-Lào-Campuchia, 12/11/2009.
2. Báo Sài Gòn Giải phóng, 14/8/2009.
3. Báo cáo tổng quan về rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể Tam giác phát
triển Việt Nam - Lào - Campuchia, (tại Hội nghị Ban điều phối chung 3 nước
lần thứ 5 tại Rattanakiri, Campuchia).
4. Nguyễn Duy Dũng - Chủ biên (2010), Tam giác phát triển Việt Nam - Lào -
Campuchia từ lý thuyết đến thực tiễn, NXB khoa học xã hội, Hà Nội.
5. Trương Minh Dục (2008), Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ở
Tây Nguyên, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Phạm Hảo (2007), Một số giải pháp góp phần ổn định và phát triển ở Tây
Nguyên hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Niên Giám thống kê tỉnh Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai, Bình Phước năm 2010.
8. Paul R. Krugman, Maurice Obstfeld (1996), Kinh tế học quốc tế - Lý thuyết
và chính sách, tập I (Những vấn đề về thương mại quốc tế) - bản dịch. NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Phạm Đức Thành, Vũ Công Quý (2009), Những khía cạnh dân tộc - tôn giáo
- văn hoá trong Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội.
10. Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê 2011.
11. Viện chiến lược - Bộ Kế hoạch đầu tư (tháng 8/2004), Báo cáo quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tam giác phát triển, Hà Nội.
Tiếng Anh
12. Balassa Bela (1961), The Theory of Economic Integration, Richard D. Irwin
87 Website 13. http://baodientu.chinhphu.vn 14. http://clv-triangle.vn 15. http://dantri.com.vn 16. http://vietnamese.vietradeinchile.gov.vn 17. http://voer.edu.vn 18. http://vssr.org.vn 19. http://www.adb.org 20. http://www.aseansec.org 21. http://www.baomoi.com 22. http://www.dav.edu.vn 23. http://www.gso.gov.vn 24. http://www.mofa.gov.vn 25. http://www.moit.gov.vn 26. http://www.mpi.gov.vn 27. http://www.nghean.gov.vn 28. http://www.nguoicaotuoi.org.vn 29. http://www.oecd.org 30. http://www.tgvn.com.vn 31. http://www.unctad.org 32. http://www.vcci.com.vn 33. http://www.vietnamembassy-cambodia.org 34. http://www.vietnamplus.vn 35. http://www.vilacaed.org.vn 36. http://www.vietrade.gov.vn