Nhóm Giải pháp vĩ mô

Một phần của tài liệu Hợp tác kinh tế trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Thực trạng và giải pháp (Trang 73)

7. Bố cục của luận văn

3.2.2.1.Nhóm Giải pháp vĩ mô

* Xây dựng các chính sách đầu tư và chính sách thương mại đặc biệt giữa ba quốc gia

Chính sách ưu đãi đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài của từng quốc gia trong Tam giác phát triển

67

Chính sách ưu đãi đầu tư giữa các quốc gia Campuchia - Lào - Việt Nam dựa trên tinh thần hợp tác hữu nghị ba nước anh em. Bên cạnh các thoả thuận và biên bản ghi nhớ đã ký kết, ba nước phải tạo ra môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư của mỗi nước bằng cách thực hiện những công việc cụ thể sau:

Hợp lý hoá thủ tục đăng ký và thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp của Campuchia - Lào - Việt Nam vào mỗi nước trong khu vực TGPT. Mỗi nước hình thành một cơ quan chuyên trách và giao toàn quyền cho cơ quan đó thực hiện dịch vụ một cửa, công khai các luật và quy định liên quan đến đầu tư cùng các quy chế thực hiện.

Tăng cường khung pháp lý đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của mỗi nước trong TGPT. Nhanh chóng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong việc sử dụng đất, thế chấp cũng như tạo thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng giữa các nước.

Mỗi nước thành lập một trung tâm xúc tiến đầu tư để tư vấn, giới thiệu, quảng bá và mở rộng việc xúc tiến đầu tư của mỗi nước, để có thể nhanh chóng thúc đẩy các hoạt động đầu tư sang nhau.

Tăng cường thu hút khu vực tư nhân của mỗi nước làm đối tác trong hoạt động đầu tư của mỗi nước.

Chính sách ưu đãi thương mại

Mỗi nước xây dựng chiến lược buôn bán với nhau về một số sản phẩm ổn định, có thế mạnh của mỗi nước.

Xây dựng danh mục các loại hàng hoá có xuất xứ từ khu vực TGPT được hưởng chính sách ưu đãi đặc biệt dành riêng của khu vực.

Rà soát và thi hành các chính sách để điều chỉnh ngành công nghiệp và các ngành khác theo cam kết AFTA và tập trung các biện pháp nhằm đạt được tiếp cận thị trường và cạnh tranh quốc tế.

Sớm xoá bỏ bảo hộ và các hạn chế về hành chính còn lại đối với buôn bán giữa ba nước với nhau như quy định giá tối thiểu, các hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu, kiểm soát ngoại hối.

68

Trên cơ sở chiến lược hợp tác chung, các nước chuẩn bị một chương trình đẩy mạnh hoạt động thương mại trong khu vực TGPT thông qua cải tiến việc cung cấp tài chính cho xuất khẩu, thu hút nhiều hơn nữa khu vực tư nhân tham gia, cải thiện việc đảm bảo cơ sở hạ tầng về thể chế thương mại, thành lập cơ quan chuyên nghiệp về phát triển thương mại.

Xây dựng chính sách tỷ giá hối đoái tích cực giữa các nước.

Chính sách đẩy mạnh phát triển thị trường

Nâng cao sức mua trong nước nói chung và khu vực TGPT nói riêng, có chính sách hỗ trợ thị trường nông thôn, vùng xa trung tâm thương mại và giao thông khó khăn, vùng dân tộc ít người.

Tăng cường các hoạt động quảng cáo, điều tra thị trường, nắm bắt thị hiếu của nhân dân, trên cơ sở đó nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của cư dân từng nước.

Cân nhắc ban hành chính sách miễn thuế xuất nhập khẩu đối với các mặt hàng sản xuất tại khu vực TGPT; ban hành quy chế về tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá trong khu vực Tam giác; quy định cơ chế thanh toán qua hệ thống ngân hàng phù hợp tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh của mỗi nước.

Đơn giản hoá thủ tục xuất nhập cảnh về người và thiết bị, hàng hoá với thời gian nhanh nhất.

Cung cấp thường xuyên thông tin cần thiết về thương mại và kinh tế của mỗi nước trên mạng; đồng thời mỗi nước cần tổ chức tốt việc cung cấp thông tin thị trường và kinh tế cho các doanh nghiệp.

Xây dựng đồng bộ các loại thị trường: Ngoài thị trường hàng hoá, dịch vụ, trong khu vực TGPT cần phát triển thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường tiền tệ, vốn và thị trường chứng khoán:

Phát triển, tăng cường thị trường vốn của mỗi nước thông qua:

Giữ lãi suất ở mức hợp lý, tăng khả năng tiếp cận vốn, đặc biệt lãi suất dài hạn và tạo điều kiện dễ dàng vay dài hạn.

69

Tiến tới thị trường tài chính của khu vực TGPT:

Củng cố vai trò các ngân hàng trung gian, có chính sách khuyến khích mọi giao dịch thương mại khi thanh toán phải thông qua ngân hàng.

Thiết lập mạng lưới giao dịch và thanh toán liên ngân hàng trong mỗi nước.

Xây dựng và phát triển thị trường lao động có qui mô khu vực và tăng cường hợp tác giữa các địa phương trong TGPT về lao động:

Mỗi nước tiến hành phân tích đánh giá khả năng phát triển nguồn nhân lực và nhu cầu của mỗi nước theo ngành, địa phương để mỗi nước có thể xây dựng chương trình phát triển lao động và đào tạo phù hợp với nhu cầu thị trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng hệ thống thông tin giao dịch và giới thiệu việc làm, làm cầu nối cho cung cầu lao động, đặc biệt cho lao động kỹ thuật cho các dự án đầu tư có nhu cầu trong khu vực TGPT.

Về thị trường đất đai:

Mỗi Chính phủ cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc ký kết hợp đồng cho thuê đất trong khu vực, dựa trên tính ưu tiên của dự án.

Khuyến khích các nhà đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các khu kinh tế đặc biệt hoặc khu công nghiệp áp dụng giá cho thuê đất và nhà xưởng hợp lý cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tiến hành đầu tư tại khu vực TGPT.

Các ưu đãi cụ thể cho khu vực Tam giác phát triển.

Có thể thấy rằng, giữa 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia đã có những thỏa thuận và ngày càng hoàn thiện cơ chế, chính sách hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của các bên, tiến tới hội nhập khu vực. Thông qua các cuộc gặp giữa các tỉnh trong khu vực Tam giác phát triển cho thấy nhiều vấn đề về cơ chế, chính sách đã được thống nhất cao song khi thực hiện vẫn gặp nhiều khó khăn ở các địa phương do thiếu thông tin, do cách hiểu khác nhau giữa trung ương và địa phương… Do vậy, song song với các thỏa thuận song phương cần phải bổ sung thêm các cơ chế, chính sách có sự thỏa thuận của ba bên

70

Thứ nhất, phối hợp kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng của ba nước để hỗ trợ

trực tiếp và gián tiếp cho các hoạt động kinh tế then chốt trong Tam giác phát triển, vận dụng những điểm ưu đãi nhất trong Luật đầu tư của các nước, có cơ chế khuyến khích nhất để kêu gọi các nhà đầu tư cho các công trình lớn như xây dựng đường giao thông, viễn thông…

Thứ hai, tạo điều kiện thuận lợi cho dòng lưu chuyển qua biên giới của hàng

hóa, con người và vốn trong phạm vi Tam giác phát triển thông qua việc phối kết hợp chặt chẽ giữa thủ tục hải quan và nhập cảnh, cho phép người lao động được cư trú theo chương trình và thời hạn của các dự án đầu tư. Cho phép công dân thuộc các tỉnh trong Tam giác phát triển được sử dụng giấy thông hành chung trong Tam giác phát triển, tạo điều kiện cho du khách nước ngoài xin visa tại các cửa khẩu trong Tam giác phát triển…

Thứ ba, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương buôn bán trong khu vực Tam

giác phát triển như: nâng cao hiệu quả và hiệu lực của các thủ tục thương mại, các loại giấy tờ được hài hòa, một hệ thống phân loại hàng hóa nhất quán, cắt giảm thuế, dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan, thực hiện các quy định của AFTA tại khu vực Tam giác phát triển, tiến tới thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu hàng hóa đối với hàng nông lâm sản. Đặc biệt đối với các khu kinh tế cửa khẩu, xem xét tới việc hình thành các khu công nghiệp tạm nhập - chế biến - tái xuất nhằm khái thác những lợi thế về lao động, nguyên liệu… tại chỗ.

Thứ tư, Chính phủ ba nước cần phải có cơ chế, chính sách tài chính như ưu

tiên cao nhất về thuế, hỗ trợ về vốn, ưu đãi về tín dụng để phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là có chính sách tín dụng ưu đãi đối với các công ty nước ngoài đến đầu tư tại khu vực Tam giác phát triển.

Thứ năm, mở rộng và phát triển hợp tác thương mại biên mậu là cách thức để

phát huy lợi thế của khu vực Tam giác phát triển bởi khu vực này nằm trên tuyến hành lang Đông Tây và chạy xuyên ra các cảng biển của Việt Nam. Việc thành lập và nâng cấp các cặp cửa khẩu biên giới sẽ tác động trực tiếp đến gia tăng thương mại mậu biên giữa các tỉnh trong Tam giác phát triển.

71

Thứ sáu, phối hợp lợi thế so sánh để phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ

trong khu vực Tam giác phát triển. Mặc dù chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, song thời gian qua các doanh nghiệp đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư, triển khai hoạt động và tìm kiếm đối tác. Trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, việc phân bổ nhân lực trong khu vực Tam giác phát triển cho thấy khả năng có thể hỗ trợ sự khan hiếm về lao động có tay nghề của Việt Nam cho các tỉnh khác của Lào và Campuchia. Vì thế, cần phối hợp đào tạo nguồn nhân lực là cách thức để khắc phục những hạn chế về lĩnh vực này ở các địa phương cũng như của cả vùng.

Thứ tám, phối hợp khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là một

yêu cầu cấp thiết bởi Tam giác phát triển là đầu nguồn của nhiều dòng sông, là nơi có tỷ lệ che phủ của rừng lớn. Các tỉnh trong khu vực Tam giác phát triển cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau để đưa ra các biện pháp chung nhằm ngăn chặn nạn phá rừng làm nương rẫy, khai thác gỗ bừa bãi.

* Cơ chế chính sách hợp tác thông qua các chương trình hợp tác giữa các Chính phủ

Chính sách thuế

Đối với thuế xuất, nhập khẩu: giảm dần thuế suất thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Về xuất khẩu, cần khuyến khích các doanh nghiệp chủ động trong việc đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu với mức thuế suất thấp hơn hiện nay, có loại bằng không (0%).

Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thực hiện ưu đãi, miễn giảm thuế, tập trung vào các doanh nghiệp có doanh thu lớn từ hoạt động xuất khẩu các sản phẩm do chính doanh nghiệp tự sản xuất.

Chính sách đất đai

Cho phép doanh nghiệp thuê đất giảm 50% như quy định, nhưng ở những nơi khó khăn, thiếu sức hấp dẫn đầu tư có thể không thu tiền đất trong cả vòng đời dự án để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có cơ hội thuận lợi trong đầu tư phát triển.

72

Chính sách tài chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ưu tiên tài chính cần dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng như: cửa khẩu, kho tàng bến bãi, hệ thống điện nước, giao thông và cụm dân cư trong quy hoạch TGPT. Để phát huy hết nội lực cho biên giới, ngoài vốn hỗ trợ từ nguồn ngân sách Chính phủ, cần có chính sách thu hút nguồn vốn trong dân của cả nước để đầu tư vào vùng TGPT.

Chính sách tiền tệ ngân hàng

Ngân hàng của mỗi nước cần có biện pháp để giữ vai trò chủ đạo về thanh toán trên thị trường tiền tệ và giao lưu kinh tế. Cần khẩn trương xây dựng qui chế hoạt động tiền tệ trên biên giới. Hoạt động xuất nhập khẩu qua thanh toán ngân hàng. Có chính sách quản lý tỷ giá linh hoạt, phù hợp với thị trường và thông lệ quốc tế.

* Tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch tam giác phát triển chung cũng như của mỗi nước và địa phương trong vùng.

Bài toán đặt ra đối với khu vực tam giác phát triển là làm thế nào đẩy nhanh sự phát triển của vùng này mà vẫn giữ gìn được bản sắc riêng vốn có của nó. Đây là sự lựa chọn vô cùng khó khăn và đã có không ít ý kiến trái ngược khi mâu thuẩn lớn đang đặt ra là: cần phải nhanh chóng triển khai các dự án khai thác các tài nguyên sẵn có (ví dụ khoáng sản) để có vốn cho phát triển vùng này với việc phát triển bền vững? Hệ lụy của việc khai thác nguồn tài nguyên này sẽ ra sao và triển vọng sẽ như thế nào? Vì thế, việc khai thác các lợi thế của vùng này phải lấy phát triển bền vững làm mục tiêu cao nhất. Với quan điểm đó các ưu tiên để khai thác lợi thế sẽ tập trung vào các lĩnh vực sau:

- Phát triển nông lâm ngư nghiệp: theo đó các địa phương sẽ xác định khả năng và nhu cầu để tiến hành sản xuất cho phù hợp. Vì thế, các loại cây trồng: lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả sẽ được đầu tư theo hướng tăng cường thâm canh. Chăn nuôi và thuỷ sản sẽ được ưu tiên: gia cầm, gia súc, cá…

Bảo vệ diện tích rừng hiện có kết hợp với việc phục hồi rừng là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Theo đó, cần thực hiện tốt chủ trương đóng cửa rừng và tăng cường

73

trồng cây nguyên liệu để phục vụ cho chế biến xuất khẩu. Tuỳ theo từng địa phương, song cố gắng đạt mức che phủ rừng từ 60-70% cả vùng

- Phát triển công nghiệp chế biến là ưu tiên trong phương hướng phát triển công nghiệp của tam giác phát triển. Cần có sự liên kết hợp tác để đạt hiệu quả cao tránh tình trạng xây dựng tràn lan các cơ sở chế biến. Việc khai thác khoáng sản trong vùng cần có sự chuẩn bị đầy đủ và có lộ trình và đảm bảo các yêu cầu về môi trường và an toàn.

- Tiếp tục đầu tư khai thác tài nguyên du lịch là hướng phát triển có nhiều triển vọng. Làm thế nào tam giác phát triển phải trở thành điểm hẹn hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước? Khu vực tam giác sẽ có khoảng 20 khu công viên quốc gia, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Đặc biệt du lịch văn hoá - lịch sử kết hợp với du lịch tự nhiên là điểm mạnh nổi bật của vùng này. Trong thời gian tới cùng với việc đầu tư phát triển các điểm du lịch gắn với khôi phục và phát triển truyền thống văn hoá sẽ tạo nên các sản phẩm du lịch độc đáo ở đây. Việc kết hợp với các điểm du lịch nổi tiếng của 3 nước (Viên Chăn, Siem Riêp, Huế, Hội An…) với các tour “Con đường huyền thoại”, “Con đường di sản”… sẽ mở ra triển vọng mới đối với hoạt động du lịch của Tam giác phát triển.

* Tạo cực tăng trưởng làm động lực phát triển cho cả vùng.

Để đạt được mục tiêu phát triển Tam giác phát triển cần phải áp dụng nhiều cách thức phù hợp, trong đó có việc tạo nên đầu tàu tăng trưởng hay cực tăng trưởng. Bởi một Tam giác tăng trưởng, về mặt lý thuyết, chỉ có thể thành công khi các bên tham gia vào khu vực này phải có lợi thế cạnh tranh và có khả năng bổ sung cho nhau. Tam giác tăng trưởng được coi là thành công nhất của ASEAN hiện nay là Tam giác tăng trưởng Singapore-Bantan(Indonesia)-Jôho (Malaixia). Các bên tham gia vào Tam giác tăng trưởng này có những lợi thế riêng và có khả năng bổ sung cho nhau rất lớn. Phía Singapore đem tới cho Tam giác tăng trưởng này nguồn vốn đầu tư và công nghệ. Trong khi đó, phía Indonesia đóng góp nguồn nhân lực rẻ tiền, tài nguyên thiên nhiên và thị trường tiêu thụ. Còn phía Malaixia đóng góp vốn đầu tư và nguyên liệu đầu vào.

74

Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia được xây dựng không theo nguyên tắc này. Các tỉnh Tây Nguyên Việt Nam, Đông Bắc Campuchia và Nam

Một phần của tài liệu Hợp tác kinh tế trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Thực trạng và giải pháp (Trang 73)