7. Bố cục của luận văn
2.1.2. Quá trình phát triển của khu vực Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-
thuộc ngữ hệ Malayo-Polynesens và người Brao, Cachahk, Kravet, Phnong, Tampoun… thuộc ngữ hệ Mon-Khơ Me. Thậm chí, có những tộc người định cư trên cả ba vùng thuộc ba quốc gia. Chẳng hạn, người Jarai ở Rattanakiri và người Phnong ở Mondulkiri và Kratiê có thể tìm thấy ở Plâycu (Gia Lai) và Đà Lạt; Người Brao và Kravét ở Rattanakiri cũng có quan hệ với người đồng tộc ở Nam Lào; Các dân tộc như Ca Dong, Sê Đăng… ở Nam Lào vẫn giữ các mối quan hệ thân tộc với bà con ở vùng biên giới thuộc Tây Nguyên Việt Nam và luôn giữ mối liên hệ thăm thân và quan hệ hôn nhân với nhau.
Chính vì cư dân bản địa (cư dân tại chỗ) của khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia có cùng nguồn gốc tộc người như vậy, nên khu vực ngã ba Đông Dương này là nơi cư trú của cư dân bản địa tại chỗ có sự tương đồng về văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần.Vì thế, đây là khu vực địa - văn hoá hết sức độc đáo và hấp dẫn.
2.1.2. Quá trình phát triển của khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Campuchia.
Có thể khẳng định: Tam giác phát triển VLC đã trở thành hiện thực với nhiều kỳ vọng mới. Không chỉ trong vùng mà các tỉnh các địa phương khác cũng như nước ngoài cũng đã bắt đầu nhận ra sự cần thiết cũng như lợi ích mà sự phát triển của vùng đất này đưa lại hôm nay và trong tương lai. Chính sự thống nhất về nhận thức cần phải phát triển vùng này là kết quả của khá nhiều cuộc thảo luận của các nhà lãnh đạo cấp cao của ba nước và các địa phương. Nếu như cuộc gặp năm 1999 của 3 Thủ tướng Việt Nam, Lào, Campuchia chỉ mới hình thành ý tưởng về việc xây dựng chung tam giác phát triển của 3 nước thì các Hội nghị tiếp theo đã có khá nhiều đề xuất và dần hiện thực hoá các chủ trương chung của 3 nước cũng như của mỗi nước.
Tại Hội nghị cấp cao lần thứ 2 tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) vào 26/1/2002, ba thủ tướng VLC đã nhất trí ưu tiên triển khai hợp tác trên
32
các lĩnh vực giao thông vận tải, thương mại, điện lực, du lịch, đào tạo nguồn nhân lực và y tế. Các nhóm chuyên gia 3 nước tích cực xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế tam giác phát triển.
Tại Hội nghị cấp cao lần thứ 3 được tổ chức tại Siêm Riệp (Campuchia) vào 20/7/2004, ba bên đã nhất trí mở rộng về mặt địa lý tam giác phát triển (bao gồm 10 tỉnh), cam kết tăng cường phối hợp trong việc huy động các nguồn lực sẵn có của mỗi nước cũng như bên ngoài cho tam giác phát triển. 8 lĩnh vực được ưu tiên hợp tác: phát triển cơ sở hạ tầng, thương mại, nông nghiệp, bảo vệ môi trường, du lịch, y tế và giáo dục. Phía Việt Nam đã đề xuất các dự án về xây dựng đường bộ, mạng lưới điện, khu thương mại…
Cuộc họp cao cấp lần thứ 4 diễn ra 4-12 năm 2006 tại Đà Lạt (Việt Nam). Ba thủ tướng đã kiểm điểm những kết quả hợp tác và nhất trí triển khai một số nội dung cụ thể: thành lập Ủy ban điều phối tam giác phát triển, trong đó mỗi nước cử một Bộ trưởng làm đồng chủ tịch. Ủy ban gồm 4 tiểu ban: Kinh tế, Xã hội - môi trường, Địa phương, Chính trị - An ninh - đối ngoại. Ngoài kế hoạch xây dựng thủy điện, tại Hội nghị này ba bên nhất trí xây dựng đường 78 nối từ tỉnh Mondunkiri sang Đắc Lắc, tuyến 18 B từ Attapư sang Kon Tum…
Hội nghị cao cấp về Tam giác phát triển lần thứ 5 ngày 26 tháng 11 năm 2008 tại Viên chăn, Ba Thủ tướng VLC đã ký tuyên bố “Sẽ xây dựng các chính sách ưu đãi đặc biệt để thúc đẩy khu vực tam giác phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới nhằm đảm bảo khu vực ổn định chính trị, vững chắc về an ninh, phát triển kinh tế xã hội nhằm góp phần đảm bảo phát triển của mỗi nước”. Ba thủ tướng nhấn mạnh: Việc đẩy nhanh sự phát triển trong khu vực phát triển là nhiệm vụ quan trọng cấp bách, đồng thời khẳng định quan điểm tăng cường hợp tác hơn nữa để đẩy nhanh tiến trình xây dựng tam giác phát triển, sớm đưa khu vực này ra khỏi tình trạng kém phát triển vì lợi ích của nhân dân ba nước. Tại Hội nghị các bên đã nhất trí đẩy mạnh hợp tác về kinh tế thương mại và đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực giao thông, khai khoáng, sản xuất và chế biến nông sản, năng lượng, viễn thông, du
33
lịch, nhất trí thúc đẩy hoàn thành việc điều chỉnh Quy hoạch tam giác phát triển đến năm 2020 theo hướng gắn kết quy hoạch, kế hoạch phát triển của mỗi nước với hợp tác tiểu vùng sông Mekông, đặc biệt gắn quy hoạch phát triển giao thông, công nghiệp nặng, năng lượng, nông nghiệp, du lịch, bảo vệ môi trường có trọng tâm, trọng điểm với những chương trình dự án của ba nước, có kế hoạch lộ trình cụ thể để triển khai các dự án. Hội nghị nhấn mạnh đến vấn đề môi trường, theo đó muốn phát triển bền vững cần thiết phải quản lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên trong khu vực tam giác phát triển. Ba Thủ tướng ủng hộ sáng kiến tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp, Diễn đàn Thanh niên Tam giác phát triển, tranh thủ sự giúp đỡ hợp tác với bên ngoài, nhất là với Nhật Bản, nhất trí phối hợp vận động tài trợ đầu tư nước ngoài cho tam giác phát triển.
Tại Hội nghị Uỷ ban điều phối chung 3 nước về tam giác phát triển tại Đắc Lắc ngày 21-22 tháng 12 năm 2009 ba nước nhất trí bổ sung tỉnh Bình Phước (Việt Nam), tỉnh Kratie (Campuchia) và tỉnh Champasak (Lào) vào Tam giác phát triển. Việc bổ sung 3 tỉnh mới đã tạo nên một vùng rộng lớn nối liền các trục đường giao thông chính và các cảng biển quan trọng, và nối Phnôm Penh, Viên Chăn và trục đường quốc lộ 1A của Việt Nam để tạo nên sự liên kết cần thiết trong việc mở rộng hợp tác của các tỉnh trong vùng và với bên ngoài.
Hội nghị cao cấp về Tam giác phát triển lần thứ 6 ngày 16 tháng 11 năm 2010 tổ chức tại Cung Hòa bình ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia, các Thủ tướng đã trao đổi và đánh giá cao các kết quả hợp tác đạt được trong việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của 13 tỉnh thuộc Tam giác Phát triển CLV trong thời gian qua; đồng thời thông qua và đánh giá cao Bản Quy hoạch lại khu vực Tam giác Phát triển đến năm 2020 do Việt Nam chủ trì xây dựng. Kết thúc hội nghị, các Thủ tướng đã ký Tuyến bố chung khẳng định quyết tâm tăng cường hợp tác chặt chẽ nhằm biến khu vực Tam giác Phát triển CLV thành một khu vực ổn định về an ninh, chính trị và phát triển về kinh tế. Các Thủ tướng cũng chứng kiến lễ ký điều chỉnh Bản ghi nhớ về Chính sách ưu đãi cho khu vực Tam giác phát triển giữa ba Chủ tịch Ủy ban điều phối.
34
Tại Hội nghị Ủy ban điều phối chung lần thứ 8 Khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV) đã diễn ra tại thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum ngày 07 tháng 12 năm 2012 các bên đánh giá cao việc triển khai hiệu quả Thỏa thuận Hợp tác về quản lý và điều hành trang thông tin điện tử Khu vực Tam giác phát triển, đồng thời đề nghị tổ công tác ba nước thường xuyên trao đổi, cập nhật tin tức trên trang thông tin điện tử bằng bốn thứ tiếng Anh, Việt, Khmer và Lào vì đây là nguồn cung cấp thông tin quan trọng cho mọi người cũng như các nhà đầu tư quan tâm đến khu vực; đánh giá cao kết quả Hội nghị Xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch lần thứ 7 vừa qua, mong muốn trong thời gian tới tiếp tục tổ chức nhiều hơn nữa để tăng cường hợp tác cộng đồng doanh nhân ba nước cũng như chia sẻ thông tin để phát triển mạnh hơn việc giao lưu thương mại và du lịch giữa ba nước; ghi nhận sự đóng góp giúp đỡ của Nhật Bản đối với việc phát triển kinh tế xã hội của khu vực thông qua khoản viện trợ 20 triệu USD để triển khai các dự án trong khu vực thời gian qua.
Theo báo cáo tại Hội nghị cao cấp về Tam giác phát triển lần thứ 6 ngày 16 tháng 11 năm 2010, Việt nam hiện có hơn 60 dự án đầu tư sang Campuchia, với tổng số vốn trên 900 triệu USD, gấp 4 lần về tổng dự án và 6 lần về tổng vốn đầu tư so với trước năm 2009, đưa Việt Nam đứng thứ 3 trong số các nhà đầu tư vào Campuchia. Lĩnh vực đầu tư vào Campuchia của các doanh nghiệp Việt Nam tập trung chủ yếu vào ngân hàng - tài chính, hàng không, nông nghiệp, năng lượng, khai khoáng… Nổi bật là các dự án đang được tập trung triển khai như năng lượng và thủy điện có tổng vốn đầu tư 2,2 tỷ USD do EVN quốc tế và IDICO chủ trì; khai thác bauxite do Tập đoàn Công nghiệp Than, Khoáng sản Việt Nam chủ trì… Ngân hàng Đầu tư và Pháp triển Việt Nam (BIDV) đã ký các hợp đồng tín dụng với tổng số tiền hơn 150 triệu USD để tài trợ cho các dự án đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang Campuchia và sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới khi các dự án hoàn thiện thủ tục đầu tư. Về quan hệ thương mại trong thời gian qua giữa Việt Nam - Campuchia cũng đạt những kết quả đáng khích lệ. Kim ngạch đạt 1,150 tỷ USD với các mặt hàng tiêu dùng của Việt Nam đã bắt đầu thâm nhập thị trường Campuchia
35
và được người dân nước này tiếp nhận. Khai thác dịch vụ du lịch giữa hai nước tăng nhanh trong thời gian gần đây, nhất là khi mở tuyến bay mới của liên doanh hàng không Vietnam Airlines đã hỗ trợ cho phát triển hoạt động du lịch giữa Việt Nam và Campuchia.
Không những tạo lập được ý chí thống nhất trong định hướng phát triển của cả vùng mà các cấp độ liên kết hợp tác từ cấp Trung ương và các tỉnh của 3 nước đã bắt đầu có sự hợp tác. Hơn thế nữa, các doanh nghiệp của các nước đã bắt đầu đầu