Thực trạng hợp tác kinh tế trong vùng Tam giác phát triển từ 1999 đến nay

Một phần của tài liệu Hợp tác kinh tế trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Thực trạng và giải pháp (Trang 42)

7. Bố cục của luận văn

2.2. Thực trạng hợp tác kinh tế trong vùng Tam giác phát triển từ 1999 đến nay

và trong thời gian tới trong việc phát triển tam giác phát triển.

Từ những nội dung đã phân tích ở trên đã khẳng định chính thực tiễn sinh động trong quan hệ hợp tác ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia sẽ là những tiền đề cần thiết để hình thành và phát triển vùng tam giác phát triển. Từ ý chí cho đến hành động thực tế dù trải qua không ít khó khăn, trở ngại, song với những cơ sở lý luận và thực tiễn đã được minh chứng cho thấy sự lựa chọn về phát triển Tam giác phát triển là đúng đắn. Hy vọng với sự nỗ lực của các nhà lãnh đạo, doanh nghiệp dân chúng, nhất là những người dân trong vùng và sự giúp đỡ của quốc tế ý tưởng về việc biến một vùng đất vốn nghèo nàn lạc hậu trở thành khu vực phát triển nhanh và bền vững sẽ sớm hiện thực.

2.2. Thực trạng hợp tác kinh tế trong vùng Tam giác phát triển từ 1999 đến nay. nay.

2.2.1. Thực trạng hợp tác kinh tế trong vùng Tam giác phát triển từ 1999 đến 2004.

Hiện nay trong Khu vực Đông Nam Á đã hình thành và đi vào hoạt động một số Tam giác phát triển mà điển hình là Tam giác phát triển Indonesia - Malaysia - Singapore, Indonesia - Malaysia - Thái Lan, vùng lãnh thổ phát triển Brunei - Indonesia - Malaysia - Phillipines… Ngoài ra, ý tưởng xây dựng tam giác “Ngọc Bích” ở khu vực biên giới ba nước Campuchia - Lào - Thái Lan đã được các nhà lãnh đạo ba nước Campuchia, Lào và Thái Lan đề cập và bước đầu đã có những nghiên cứu tiền khả thi về tam giác này.

36

Nhằm củng cố và tăng cường tình đoàn kết và hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa ba nước trên tinh thần láng giềng, hữu nghị truyền thống vốn có, tại cuộc gặp giữa ba Thủ tướng của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia tháng 12 năm 1999 tại Viên Chăn và tháng 01 năm 2002, thành phố Hồ Chí Minh, ý tưởng về một Tam giác phát triển khu vực biên giới ba nước, bao gồm một số tỉnh Đông Bắc Campuchia, Nam Lào và Tây Nguyên Việt Nam đã được hình thành và trở thành một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong việc hợp tác phát triển giữa ba nước.

Cuộc gặp lần thứ ba Thủ tướng ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia tại Siêm Riệp, tháng 7 năm 2004, các bên đã thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tam giác ba nước. Tuyên bố Viên chăn về việc thiết lập Tam giác phát triển và định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tam giác ba nước đã được phê chuẩn ngày 28 tháng 11 năm 2004 tại Viên chăn. Trong đó, Mục tiêu và quan điểm phát triển khu vực Tam giác phát triển được xác định là:

(i)- Khơi dậy và phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, các nguồn nội lực của từng tỉnh trong khu vực vào phát triển nền kinh tế sản xuất hàng hoá. Phát huy và sử dụng có hiệu quả (trước mắt và lâu dài) mọi tiềm năng và nguồn lực vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, bền vững.

(ii)- Tăng cường mối liên kết kinh tế trong nội bộ vùng, thông qua các chương trình hợp tác phát triển giữa các tỉnh trong vùng; Hợp tác mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại; Thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút nguồn lực từ bên ngoài; Gắn quá trình phát triển của mỗi nước với sự phát triển của từng địa phương trong khu vực Tam giác phát triển biên giới ba nước nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả trên từng ngành, từng tỉnh của khu vực.

(iii)- Hiệp tác phát triển giữa các địa phương trong khu vực được coi là biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển tốt Tam giác phát triển khu vực biên giới ba

37

nước có tính tới thu hút sự tham gia của nước thứ ba. Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ kỹ thuật và vốn đầu tư.

(iv)- Phát huy ưu thế đầu mối cửa ngõ ra biển của Việt Nam tạo ra sức hấp dẫn, lôi cuốn giao lưu kinh tế, thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế đẩy mạnh hợp tác phát triển để hỗ trợ lẫn nhau cùng lợi thế bổ sung và phối hợp để có sự phát triển tốt hơn cho khu vực và đảm bảo cho cả khu vực có được sự an ninh và phát triển.

Trong giai đoạn 1999-2004 Hợp tác kinh tế trong Tam giác phát triển chưa thể hiện rõ nét. Trong giai đoạn này mới hình thành các ý tưởng xây dựng, quy hoạch và định hướng phát triển tổng thể khu vực Tam giác Phát triển Việt Nam - Lào - Camphuchia.

Một phần của tài liệu Hợp tác kinh tế trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Thực trạng và giải pháp (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)