Khái quát đặc điểm và quá trình phát triển của khu vực Tam giác phát triển

Một phần của tài liệu Hợp tác kinh tế trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Thực trạng và giải pháp (Trang 35)

7. Bố cục của luận văn

2.1. Khái quát đặc điểm và quá trình phát triển của khu vực Tam giác phát triển

triển Việt Nam - Lào - Campuchia.

2.1.1. Đặc điểm của khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Đặc điểm tự nhiên.

Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia bao gồm lãnh thổ của 13 tỉnh có đường biên giới hoặc có liên quan đến khu vực biên giới chung giữa ba nước là: Mondulkiri, Rattanakiri và Stung Treng, Kraitie (Campuchia), Attapư, Saravan và Sê Kông, Chămpasăc (Lào), Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk và Đắk Nông, Bình Phước (Việt Nam).

Tổng diện tích là 144,3000km2, chiếm 19,3% diện tích ba nước và Dân số hơn 6,5 triệu người, chiếm 6,1% dân số của ba nước. Trong đó: 5 tỉnh của Việt Nam với diện tích tự nhiên là 44.710 km2, dân số 3.328.000 người (2002), chiếm 40,3% diện tích tự nhiên và 82% dân số của vùng Tam giác. Mật độ dân số 74 người/km2. Bốn tỉnh Đông Bắc Campuchia có diện tích tự nhiên khoảng 37.636 km2, tổng dân số là 247.8000 người, chiếm 33,9 %, diện tích tự nhiên và 6,1% dân số của vùng Tam giác. Mật độ dân số là 7 người/km2 Bốn tỉnh Nam Lào có diên tích tự nhiên khoảng 28.675 km2, dân số khoảng 482.1000 người, chiếm 25,8 % diện tích tự nhiên và 11,9 % dân số của vùng Tam giác. Mật độ dân số là 17 người/km2.

Trong khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, năm tỉnh Tây Nguyên của Việt Nam có diện tích, dân số và mật độ dân số cao nhất. Về diện tích tự nhiên chiếm 40,3%, dân số chiếm 82%, mật độ dân số 74 người/km2 gấp hơn 10 lần mật độ dân số của bốn tỉnh Đông Bắc Campuchia và 4,3 lần mật độ dân số của bốn tỉnh Nam Lào. Tỉnh có mật độ dân số thấp nhất trong khu vực Tam giác phát triển là tỉnh Mondulkiri (Campuchia): 3 người/km2. Tỉnh có mật độ dân số cao

29

nhất trong khu vực Tam giác phát triển là tỉnh Đắk Lắk (Việt Nam): 120 người/km2 (gấp 40 lần tỉnh Mondulkiri).

13 tỉnh trong vùng Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia có nhiều điểm tương đồng về các yếu tố tự nhiên và môi trường. Phần lớn các tỉnh này nằm trong lưu vực của hệ thống sông Mê Kông, kéo dài từ các cao nguyên thuộc Trường Sơn đến cao nguyên Rattanakiri và một phần cao nguyên Bôlôven, có độ cao trung bình của toàn khu vực khoảng từ 400-800m. Đây là khu vực có khí hậu nóng ẩm với hai mùa mưa, nắng rõ rệt. Khí hậu nóng ẩm kết hợp với địa hình, đất đai vùng cao nguyên đã phân chia khu vực này thành những vùng, tiểu vùng có điều kiện sinh thái rất khác nhau thích hợp với sự phát triển của một nền nông nghiệp nương rẫy. Đồng thời, khu vực Tam giác phát triển này là khu vực của cao nguyên Miền Trung Đông Dương đất đỏ bazal rất thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế và hướng xuất khẩu cao như cao su, cà phê, tiêu, điều… Đây là nơi vốn có những cánh rừng nhiệt đới bạt ngàn, nguồn khoáng sản quý giá với những mỏ kim loại quý có trữ lượng lớn như bô xít, vàng, đá quý, than…

Như vậy, khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia có vị thế địa - kinh tế quan trọng và hấp dẫn, nếu chúng ta biết khai thác một cách có hiệu quả sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam, Lào và Campuchia. Tiềm năng của khu vực này thể hiện ở sự dồi dào về tài nguyên (Tài nguyên đất, Tài nguyên rừng, Tài nguyên khoáng sản…).

Hệ thống giao thông của khu vực.

Dù chưa thực sự phát triển, song các tỉnh trong vùng bước đầu đã được kết nối bởi mạng lưới giao thông đường bộ. Đó là: trục Quốc lộ 78 (Campuchia) và Quốc lộ 18 B (Lào), qua các Quốc lộ 14, 19, 24, 49 (Việt Nam) nối toàn bộ khu vực Tam giác phát triển này với các cảng biển của Việt Nam. Trong đó, có Quốc lộ 14 B, nối từ Quốc lộ 14 ra cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), cùng với đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 19 xuất phát từ biên giới Campuchia - Việt Nam đến cảng Quy Nhơn dài

30

247 km. Đây cũng là trục giao thông tốt nhất từ Tây Nguyên ra các cảng biển Miền Trung Việt Nam.

Ngoài ra, trục Quốc lộ 7 (Campuchia) và Quốc lộ 13 (Lào) nối khu vực Tam giác phát triển với Phnôm Pênh và Viên Chăn, trục Quốc lộ 1A và Đường Hồ Chí Minh nối vùng này với các thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.

Mối liên kết về mặt giao thông trên tạo điều kiện thuận lợi để ba nước mở rộng giao lưu, liên kết phát triển kinh tế - xã hội nói chung và Khu vực Tam giác phát triển nói riêng. Bởi đây vừa là điểm nối giữa Việt Nam với Lào và Campuchia vừa là cửa ngõ nối liền nước ta với các nước trong khu vực như Thái Lan và Myanma, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương trong khu vực và là cơ sở cho cho sự phát triển của hệ thống giao thông liên Á trong tương lai.

Bởi vậy, hợp tác của ba nước nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của từng vùng để phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng và của cả khu vực tam giác phát triển. Phát triển Tam giác phát triển này không chỉ đảm bảo đời sống của nhân dân ở đây, nhất là của đồng bào các dân tộc thiểu số mà còn tạo điều kiện để thực hiện các chủ trương, chính sách của Chính phủ ba nước về vấn đề dân tộc và tôn giáo. Đồng thời, phát triển Tam giác phát triển này không chỉ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân trong khu vực mà còn tạo điều kiện để ổn định chính trị, bảo vệ an ninh biên giới ba nước.

Đặc điểm văn hóa con người

Khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia được coi là một vùng địa - văn hoá. Bởi vì cư dân bản địa (cư dân tại chỗ) ở ba vùng này đều thuộc hai hệ ngôn ngữ là: Môn-Khơ Me và Malyo-Polynesien

Bốn tỉnh Tây Nguyên Việt Nam, nơi có đường biên giới chung với Lào và Campuchia hiện có 8 dân tộc tại chỗ, trong đó có 2 dân tộc nói ngôn ngữ Nam Đảo (Malayo-Polinesiens) là dân tộc Gia Rai, Ê Đê và 6 dân tộc nói ngôn ngữ Môn Khơ Me là Ba Na, Sê Đăng, Giẻ-Triêng, Brâu, Rơ Măm, Mnông. ở Nam Lào cũng có dân tộc nói ngôn ngữ Môn-Khơ Me tương tự như người Taliêng, Alắc, Nghẹ, Xuồi, Tà

31

Một phần của tài liệu Hợp tác kinh tế trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Thực trạng và giải pháp (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)