Thực tiễn hợp tác kinh tế Việt Nam-Lào-Campuchia và các Tam giác

Một phần của tài liệu Hợp tác kinh tế trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Thực trạng và giải pháp (Trang 26)

7. Bố cục của luận văn

1.3.1. Thực tiễn hợp tác kinh tế Việt Nam-Lào-Campuchia và các Tam giác

Campuchia, các Tam giác tăng trưởng ở châu Á.

1.3.1. Thực tiễn hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia và các Tam giác tăng trưởng ở châu Á. trưởng ở châu Á.

Hợp tác Việt Nam - Lào - Campuchia là mối quan hệ truyền thống tốt đẹp từ lâu đời. Dù rằng đã có thời kỳ quan các bên không yên ả, song các nước đã hết sức cố gắng vun trồng cho tình hữu nghị ba nước Đông Dương này càng nở hoa kết trái. Điều có thể khẳng định là qua gian nan thử thách các mối quan hệ này đã được củng cố và các nước đều nhận thấy là lợi ích đưa lại là vô cùng quan trọng và cần thiết

20

cho mỗi bên cũng như cho cả ba nước. Những kết quả thu được thể hiện rất rõ nét trên tất cả các lĩnh vực và nổi bật nhất là trong hợp tác kinh tế.

Những kết quả hợp tác ba nước tạo tiền đề cần thiết để phát triển tam giác phát triển

Trước hết, quan hệ chính trị ba nước ngày càng được củng cố vững chắc.

Không phải cho đến tận bây giờ các mối quan hệ Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia và Campuchia - Lào mới được củng cố mà đã từ lâu quan hệ giữa các quốc gia láng giềng này đã được hình thành và phát triển suốt cả chiều dài lịch sử của ba nước.

+ Quan hệ Việt Nam - Lào

Dù vẫn không ít thăng trầm, song vượt lên bao khó khăn trở ngai để có được quan hệ tốt đẹp như hiện nay quả là điều đáng tự hào. Điều này sẽ được kiểm chứng qua các mối quan hệ giữa Việt Nam với Campuchia, Lào và giữa Lào với Campuchia. Đó là mối quan hệ có một không hai giữa Việt Nam - Lào. Nhiều học giả đã cho rằng: Có lẽ trên thế giới hiếm có hai quốc gia nào có mối quan hệ anh em keo sơn tin cậy và bền vững như quan hệ Việt - Lào. Hai nước không chỉ núi liền núi sông liền sông mà còn có truyền thống hữu nghị từ lâu đời. Hai nước đã luôn sát cánh cùng nhau trong các cuộc chiến tranh cách mạng, chống kẻ thù chung. Hai nước đã chính thức lập quan hệ ngoại giao từ tháng 9 năm 1962. Đến tháng 7 năm 1977 đã ký Hiệp ước hữu nghị hợp tác. Tiếp tục phát huy những truyền thống hữu nghị tốt đẹp, suốt nhiều thập kỷ qua, Đàng, chính phủ và nhân dân hai nước đã ra sức nổ lực vun đắp cho mối quan hệ đặc biệt này. Hai bên duy trì cơ chế tiếp xúc trao đổi thường xuyên giữa các cấp lãnh đạo hai nước và đã ký nhiều Hiệp định quan trọng: Hiệp ước hoạch định biên giới (7/1977), Hiệp định quy chế biên giới 1990, Hiệp định hợp tác kinh tế - văn hóa - khoa học kỹ thuật 1992-1995 (tháng 2/1992), 2001-2005, 2006-2010 (1/2006)… Các nhà lãnh đạo hai nước đều đã khẳng định trách nhiệm và quyết tâm coi trọng và gìn giữ, tăng cường quan hệ Việt Nam - Lào dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. “Bước sang thế kỷ 21, quan hệ hợp tác

21

toàn diện Việt Nam - Lào ngày càng thực chất, hiệu quả hơn, phục vụ thiết thực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở mỗi nước. Việc thực hiện gần 50 Hiệp định, thảo thuận hợp tác song phương trong các lĩnh vực: thương mại, đầu tư, du lịch, văn hóa… đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận”. Mối quan hệ Việt Nam - Lào thực sự là tài sản vô cùng quý giá mà chúng ta cần cùng nhau gìn giữ và phát huy.

+ Quan hệ Việt Nam - Campuchia

Là nước láng giềng từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 6/1967 đến nay dù quan hệ Việt Nam - Campuchia đã trải qua khoảng tối khó quên, song hai bên đã có nhiều nổ lực vượt qua những trở ngại để trở thành láng giềng tin cậy của nhau. Hai nước đã ký kết nhiều Hiệp định quan trọng: Hiệp định về vùng nước lịch sử năm 1982, Hiệp ước về Nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới quốc gia hai nước năm 1883, Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia Việt Nam - Campuchia 1985 (và Hiệp ước Bổ sung Hiệp ước Biên giới quốc gia năm 1985), Nghị định thư thực hiện Hiệp định giao thông vận tải đường bộ ký năm 1998… Trong các cuộc viếng thăm cao cấp Việt Nam và Campuchia đã bày tỏ sự hài lòng trước những bước phát triển tốt đẹp của hai nước trên các lĩnh vực: kinh tế, giao thông vận tài, giáo dục, an ninh quốc phòng. Việt Nam và Campuchia khẳng định quyết tâm đưa mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước trong thế kỷ 21 lên tầm cao mới như khẳng định của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh và Quốc vương Campuchia NorođomShiamoni thỏa thuận tháng 3/2005: Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”. Trong cuộc thăm chính thức Campuchia tháng 8/2010 của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết và Quốc vương NorođomShiamoni hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác toàn diện và phát triển quan hệ hai nước lên tầm cao mới. Gần đây nhất hai bên đã thống nhất Bản thỏa thuận thúc đẩy thương mại Việt Nam - Campuchia giai đoạn 2012-2013 được ký ngày 17/2/2012 [34].

22

Dù bối cảnh quốc tế và khu vực đã và đang có nhiều thay đổi, song quan hệ ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia tiếp tục được duy trì và phát triển khá vững chắc và ngày càng đi vào chiều sâu. Các cuộc viếng thăm chính thức của các nhà lãnh đạo hai nước đều khẳng định quyết tâm duy trì và phát triển hợp tác hai nước (Đây chính cơ sở quan trọng tạo tiền đề chính trị cần thiết để các bên đẩy mạnh hợp tác ở các lĩnh vực khác nhau).

Thứ hai, quan hệ kinh tế ba nước ngày càng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu.

Mặc dù quan hệ kinh tế kinh tế Việt Nam - Campuchia đã phát triển khá sớm, song thập kỷ gần đây sự hợp tác hai bên mới thực sự có bước tiến vượt bậc. Nếu như tổng giá trị xuất nhập khẩu hai nước năm 2001 chỉ đạt 184 triệu USD, năm 2005 đạt 693 triệu USD thì năm 2009 đã lên tới 1,33 tỷ USD và năm 2010 khoảng 1,7 tỷ USD. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2010 trao đổi thương mại hai chiều đạt 862 triệu USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia đạt 728 triệu USD. Năm 2011 xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia đạt 728 triệu USD Đặc điểm đáng chú ý là Việt Nam luôn là nước xuất siêu trong quan hệ buôn bán với Campuchia suốt nhiều năm liền và với xu hướng ngày càng gia tăng: năm 2001 là 22,8 triệu USD, năm 2007 là 202 triệu USD. Khi xem xét quan hệ thương mại hai nước không thể không đề cập đến sự gia tăng khá nhanh quan hệ mậu dịch biên giới. Theo thống kê của các địa phương kim ngạch biên mậu chiếm tỷ trọng khá lớn: năm 2005 là 59%, 2006: 73%, năm 2007: 77%. Hiện nay buôn bán biên mậu vẫn tiếp tục sôi động thông qua 9 cửa khẩu quốc tế, trong đó chiếm tỷ trọng lớn là của khẩu Tịnh Biên và Mộc Bài. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc gia tăng nhanh chóng tăng trưởng thương mại hai nước, song lý do quan trọng nhất là nỗ lực của lãnh đạo hai nước trong việc thiết lập các thể chế và chính sách nhằm hỗ trợ cho các hoạt động thương mại song phương. Ngoài ra các Bộ ngành, các tỉnh, các doanh nghiệp đã thường xuyên cùng nhu bàn bạc tháo gỡ những khó khăn vướng mắc để thúc đẩy trao đổi hàng hoá dịch vụ hai bên. Kỳ họp lần thứ 10 ngày 6/10/2008 của Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam - Campuchia đã thông qua nhiều thoả thuận hợp tác quan trọng về kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật… Gần đây gày 17/3/2009 tại

23

Campuchia Hội nghị phát triển thương mại biên giới lần thứ hai giữa Việt Nam - Campuchia đã kết thúc tốt đẹp với việc ký Bản ghi nhớ với 15 điểm về Hợp tác phát triển thương mại biên giới. Trong đó hai bên cam kết triển khai Quy hoạch tổng thể về hợp tác vùng biên mậu, xây dựng chợ kiểu mẫu Việt Nam - Campuchia, thành lập Ban quản lý dự án biên mậu… Với sự cố gắng của cả hai bên triển vọng phát triển thương mại chung là hết sức sáng sủa và đây là cơ hội để quan hệ kinh tế Việt Nam - Campuchia ngày càng đi vào chiều sâu và phát triển vững chắc hơn trong thời gian tới.

Không chỉ lĩnh vực thương mại, hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Campuchia cũng hết sức khả quan. Trong năm 2009 Việt Nam đầu tư sang Campuchia mới đứng hàng thứ 5 với 128 triệu USD thì đầu năm 2010 đã vươn lên hàng thứ 2 sau Trung Quốc với 526, triệu USD. Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam và Campuchia ngày 26 tháng 12/2010 hàng loạt các dự án đầu tư với vốn đăng ký kỷ lục 6 tỷ USD đã đuợc ký kết. Con số này thực sự gây ấn tượng mạnh khi Campuchia đã đứng vào tốp đầu của đầu tư Việt Nam ra nước ngoài (tính đến 2010 Việt Nam đầu tư ra 50 nước với 457 dự án và 7,2 tỷ USD). Ở Campuchia ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam (BIDV) với vai trò đầu mối đã chủ trì thành lập Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam vào Campuchia (AVIC). Đáng chú ý là Việt Nam đầu tư vào Campuchia ở hầu hết các lĩnh vực quan trọng, trong đó có dịch vụ, ngân hàng, viễn thông, khai thác, nông nghiệp…

Cùng với việc mở rộng và triển khai các dự án đầu tư các doanh nghiệp Việt Nam rất chú trọng hỗ trợ Campuchia trong lĩnh vực an sinh xã hội với tổng số tiền 6 triệu USD. Hoạt động trên của các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ góp phần giúp bạn giải quyết khó khăn mà con tạo được niềm tin đối với nhà nước cũng như người dân Campuchia. Vì thế, triển vọng hợp tác hai nước là hết sức sáng sủa.

Quan hệ kinh tế Việt Nam - Lào phát triển với khá mạnh trong hơn thập kỷ qua. Trong đó, tốc độ tăng trưởng thương mại hàng năm tăng rất khả quan: Nếu năm 2004 tổng kim ngạnh buôn bán hai nước đạt 142,761 triệu USD, thì đến 2007

24

đạt 313,31 triệu USD, năm 2010 đạt 850-900 triệu USD. Nhiều dự báo lạc quan cho rằng: đến 2015 kim ngạch thương mại hai nước đạt trên 2 tỷ USD, trong đó xuất khẩu Lào sang Việt Nam đạt 1,34 tỷ USD, Việt Nam sang Lào đạt 1,08 tỷ USD.

Không chỉ gia tăng thương mại mà hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào đã đạt được những thành tựu rất khả quan. Hai bên đã thống nhất nhiều biện pháp nhằm khuyến khích các nhà đầu tư: giảm 50% thuế suất nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ mỗi nước xây dựng các khu kinh tế của khẩu. Tính đến hết năm 2008 Việt Nam đã đầu tư sang Lào 142 dự án với tổng giá trị 758,6 triệu USD. Trong đó có 91 dự án với 100% vốn của Việt Nam và 51 dự án liên doanh với Lào. Lĩnh vực thủy điện luôn dẫn đầu trong đầu tư (36,3%) tiếp đó là nông nghiệp 25,08%, khai khoáng 15,24%… Việt Nam đang tăng cường đầu tư vào Lào ở các lĩnh vực quan trọng khác như: dịch vụ, bảo hiểm… Điểm đáng chú ý là Lào cũng đang đầu tư vào Việt Nam dù còn khá khiêm tốn: tính đến tháng 12/2008 có 7 dự án với vốn đăng ký 17 triệu USD.

Có thể khẳng định rằng không chỉ mở rộng và tăng cường quan hệ về chính trị mà hợp tác kinh tế của ba nước ngày càng phát triển mạnh trên nhiều lĩnh vực quan trọng. Rõ ràng lợi ích của mỗi nước cũng như của cả ba nước đã làm cho mối quan hệ Việt Nam - Lào - Campuchia ngày càng gắn bó và hiệu quả hơn.

Thứ ba, tăng cường hợp tác ba nước trong các diễn đàn khu vực và các quan hệ đa

phương.

Hợp tác ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia trong khuôn khổ hợp tác ASEAN trên nhiều lĩnh vực không chỉ khai thác có hiệu quả lợi thế của mỗi nước mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển, giúp tăng cường vị thế của ASEAN trên trường quốc tế. Hợp tác ba nước càng trở nên quan trọng hơn trong khuôn khổ các hợp tác đa phương mà nổi bật là phát triển Tiểu vùng MêKông mở rộng, khu vực mà Việt Nam, Lào và Campuchia là những thành viên quan trọng.

25

Rõ ràng, những thành tựu được trong hợp tác ba nước trên tất cả các lĩnh vực sẽ là cơ sở thực tiễn quan trọng đối với mở rộng quan hệ các bên nói chung, phát triển tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia nói riêng.

Một phần của tài liệu Hợp tác kinh tế trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Thực trạng và giải pháp (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)