Tác động của hợp tác kinh tế Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-

Một phần của tài liệu Hợp tác kinh tế trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Thực trạng và giải pháp (Trang 66)

7. Bố cục của luận văn

2.3.3. Tác động của hợp tác kinh tế Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-

Campuchia.

Việc khởi động và phát triển Tam giác phát triển có ý nghĩa hết sức quan trong đối với mỗi nước cũng như với ba nước. Dù vẫn còn khá khiêm tốn, song để có được những kết quả như hôm nay quả là một sự nổ lực rất lớn của các bên, nhất là của Việt Nam. Thành công và cả những hạn chế của việc xây dựng Tam giác phát triển không chỉ tác động đến các địa phương trong vùng mà còn cả với các khu vực của ba nước.

Tăng cường hội nhập và cùng phát triển.

Ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia vốn là những nước nghèo và là những quốc gia hội nhập khu vực khá muộn. Vì thế, việc tham gia vào các hoạt động

60

chung của ASEAN, nhất là hợp tác kinh tế gặp khá nhiều khó khăn, kể cả khả năng cũng như kinh nghiệm. Do vậy, việc ba nước phối hợp hợp tác phát triển Tam giác phát triển cũng là cách thức phù hợp nhằm tạo điều kiện cần thiết cho hợp tác và hội nhập khu vực một cách tích cực và hiệu quả. Sự hợp tác ba bên sẽ tạo nên các mối liên kết nội vùng nhằm phát huy các lợi thế so sánh và khai thác các nguồn lực nhằm thúc đẩy sản xuất và cải thiện đời sống của khu vực này. Sự mở rộng hợp tác sẽ tạo nên thị trường hấp dẫn hơn khu vực Tam giác phát triển và sẽ là điều kiện cần thiết để thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Khi khu vực này được phát triển sẽ góp phần giảm khoảng cách chênh lệch giữa các vùng trong mỗi nước và của ba nước. Điều đó sẽ tạo nên những hiệu ứng tốt cho việc mở rộng liên kết giữa các vùng miền của Việt Nam - Lào - Campuchia với ASEAN. Hơn nữa, thông qua sự hợp tác sẽ góp phần đúc rút những kinh nghiệm quý cho việc tăng cường hợp tác ba nước và tạo điều kiện hội nhập sâu rộng hơn. Rõ ràng, thông qua sự phát triển của Tam giác phát triển các nước đã và sẽ thu được những kết quả tốt nhằm đạt được mục tiêu tăng cường hội nhập và cùng phát triển. Vốn là những nước có quan hệ lâu đời gắn bó, sự đồng thuận không chỉ tạo động lực cho phát triển Tam giác phát triển mà còn góp phần tăng cường liên kết 3 nước và với các nước ASEAN hiện nay và trong thời gian tới.

Góp phần vào việc thực hiện các kế hoạch hợp tác trong vùng.

Hiện tại do Tam giác phát triển còn khó khăn, song nếu đặt tam giác phát triển trong mối liên hệ với hành lang kinh tế Đông Tây và với hợp tác Tiểu vùng sông Mêcông mở rộng sẽ cho cho chúng ta một cái nhìn lạc quan về tác động của

vùng này với tổng thể khu vực. Trước hết, sự liên kết này sẽ cho phép khai thác

được lợi thế của cả vùng, tạo nên sự cân đối cũng như giảm thiểu những trở ngại

xuyên biên giới, giảm chi phí và rủi ro. Thứ hai, tăng cường liên kết sẽ tạo nên các

giá trị bổ sung cho nhau liên quan đến trao đổi thông tin, khoa học công nghệ, giáo

dục, đầu tư… Thứ ba, hiện thực hoá ý tưởng liên kết giữa các quốc gia và lãnh thổ

61

Điều rất quan trọng là những mục tiêu của tam giác phát triển cũng là những mục tiêu chung của hợp tác tiểu vùng và hành lang kinh tế Đông Tây. Chẳng hạn, tầm nhìn 3C (Liên kết, Cạnh tranh, Cộng đồng), “nối tiểu vùng với các thị trường lớn”, “các điểm nối trên hành lang kinh tế sẽ giữ vai trò trung tâm trong phát triển kinh tế”, hoặc Tuyên bố chung Tokyo và “Chương trình hành động Mê công - Nhật Bản 63 điểm” trong đó nhấn mạnh: 1.Phát triển hơn nữa hạ tầng cứng và mềm; 2.Tăng cường hợp tác Nhà nước - tư nhân; 3. Hỗ trợ phát triển các quy định và hệ thống kinh tế liên vùng.

Vì thế, nếu hiện thực hoá được những nội dung trên triển vọng liên kết giữa tam giác phát triển và hành lang kinh tế Đông Tây, tiểu vùng Mêkông mở rộng sẽ hết sức khả quan và khu vực này sẽ là mô hình mẫu trong kết nối khu vực cũng như hợp tác quốc tế. Do vậy, khả năng thu hút đầu tư và viện trợ bên ngoài cũng sẽ tăng lên và đây là cơ hội tốt để khai thác tiềm năng của tam giác phát triển.

Tác động của các yếu tố tiêu cực đối với sự phát triển bền vững của Tam giác phát triển.

Dù đã đạt được nhiều kết quả khả quan, song sự phát triển của Tam giác phát triển sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, trở ngại. Trên thực tế đã và đang tồn tại nhiều vấn đề tiêu cực tác động đến hoạt động chung của vùng cũng như của mỗi địa phương. Đó không chỉ do trình độ thấp kém, sự chênh lệch về trình độ, thu nhập giữa các vùng các tầng lớp nhân dân trong vùng ở mỗi nước cũng như của ba nước vẫn còn khá lớn mà cả những yếu tố bất lợi tiềm tàng từ chính bên trong và cả các nhân tố bên ngoài. Dù hiện tại phát triển Tam giác phát triển nhận được sự đồng thuận và ủng hộ cao của các nhà lãnh đạo, các đảng cầm quyền của ba nước. Song, cần phải thẳng thắn thừa nhận rằng vẫn còn không ít thế lực trong nội bộ các nước và quốc tế đã và đang tìm mọi cách cản trở sự phát triển này. Vấn đề đặt ra là nếu có sự thay đổi nào đó trong chính trường các nước liệu các thỏa thuận, các kế hoạch, các dự án… có thể tiếp tục được thực hiện? Ngay cả các địa phương trong khu vực nếu không có sự hỗ trợ của Trung ương sẽ rất khó có thể thực hiện được các dự án đã ký kết. Đó là chưa tính đến những biến động chính trị, kinh tế ở các

62

nước trong khu vực sẽ tác động và ảnh hưởng rất lớn đến các kế hoạch trung hạn cũng như dài hạn đối với sự phát triển Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Rõ ràng, cần phải tính đến tác động của các yếu tố không đồng thuận đối với sự phát triển trước mắt và lâu dài của khu vực quan trọng này.

Tóm lại: Hơn 10 năm qua ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia đã hết sức cố gắng để biến những ý tưởng thành hiện thực: đưa khu vực tam giác nghèo nàn thành vùng đất phát triển. Những kết quả được dù còn khiêm tốn song cho thấy sự lựa chọn và phát triển Tam giác phát triển là hết sức đúng đắn. Tuy nhiên, những khó khăn thử thách vẫn còn là những trở ngại lớn đòi hỏi sự nổ lực của tất cả các bên và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế. Hy vọng rằng, với sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các chính phủ và các địa phương, khu vực Tam giác phát triển VLC sẽ có những bước chuyển biến tích cực trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, góp phần vào sự ổn định, hòa bình và thịnh vượng của của ASEAN nói chung, ba nước Đông Dương nói riêng.

63 CHƯƠNG 3

MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HỢP TÁC KINH TẾ TRONG TAM GIÁC PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu Hợp tác kinh tế trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Thực trạng và giải pháp (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)