- Định hướng chung về đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, tự học, khả năng hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem
Trang 1VTCP Vecto chỉ phương VTPT Vecto pháp tuyến
Trang 2MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Mẫu khảo sát 3
5 Câu hỏi nghiên cứu 3
6 Giả thuyết khoa học 4
7 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
8 Phương pháp nghiên cứu 4
9 Dự kiến luận cứ 5
10.Cấu trúc luận văn 5
Chương 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6
1.1 Phương pháp dạy học hợp tác 6
1.1.1 Khái niệm và một số vấn đề liên quan đến PPDH hợp tác 6
1.1.2 Tình huống dạy học hợp tác 17
1.1.3 Tổ chức dạy học hợp tác 24
1.2 Nhu cầu và sự hiểu biết của giáo viên và học sinh phổ thông tại thành phố Hải Phòng về phương pháp dạy học hợp tác 31
1.2.1 Nhu cầu và sự hiểu biết của giáo viên thành phố Hải Phòng về phương pháp dạy học hợp tác 31
1.2.2 Nhu cầu và sự hiểu biết của học sinh thành phố Hải Phòng về phương pháp dạy học hợp tác 33
1.3 Dạy học nội dung giải bài tập hình học lớp 10 36
1.3.1 Mục tiêu của bài tập hình học 10 36
1.3.2 Thuận lợi và khó khăn khi dạy học giải bài tập hình học lớp10 39
Tiểu kết chương 1 40
Chương 2: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC GIẢI BÀI TẬP HÌNH HỌC LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT 41
2.1 Một số dạng bài tập cơ bản và phương pháp giải trong chương trình hình học 10 41
2.1.1 Dạng toán về vectơ 41
2.1.2 Dạng toán về hệ thức lượng trong tam giác 43
Trang 32.1.3 Dạng toán về phương trình đường thẳng 43
2.1.4 Dạng toán về phương trình đường tròn 45
2.1.5 Dạng toán về ba đường cônic 48
2.2 Thiết kế một số tình huống dạy học hợp tác trong dạy học giải bài tập hình học lớp 10 –Trung học phổ thông 50
2.2.1 Tình huống dạy học hợp tác tìm quy trình giải cho một dạng toán, tổng kết các phương pháp giải một dạng toán 50
2.2.2 Tình huống dạy học hợp tác tìm nhiều cách giải cho một bài toán 59
2.2.3 Tình huống dạy học hợp tác trình bày lời giải bài toán 65
2.2.4 Tình huống dạy học hợp tác phát hiện và sửa chữa sai lầm trong giải toán 71
2.2.5 Tình huống dạy học hợp tác sáng tạo các bài toán mới 79
2.3 Thiết kế một số giáo án bằng PPDH hợp tác 86 2.3.1 Giáo án bài Luyện tập các phép toán vectơ 86
2.3.2 Giáo án bài Bài tập về đường tròn 91
Tiểu kết chương 2 98
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 99
3.1 Mục đích và nội dung thực nghiệm 99
3.1.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 99
3.1.2 Nội dung thực nghiệm 99
3.2 Tổ chức thực nghiệm 99
3.2.1 Kế hoạch, nhiệm vụ thực nghiệm 99
3.2.2 Phương pháp thực nghiệm 100
3.2.3 Tiến hành thực nghiệm 101
3.3 Kết quả thực nghiệm sư phạm 101
3.3.1 Đánh giá định lượng về mặt kiến thức 102
3.3.2 Đánh giá về mặt kĩ năng hợp tác 111
Tiểu kết chương 3 112
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
PHỤ LỤC
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
- Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH,HĐH) đất nước với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở thành nước công nghiệp, hội nhập cộng đồng quốc tế Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH, HĐH và hội nhập quốc tế là nguồn nhân lực được phát triển cả về số lượng và chất lượng Việc này cần được bắt đầu từ giáo dục phổ thông, đó là một hệ thống các phẩm chất và năng lực được hình thành trên một nền tảng kiến thức và kĩ năng đầy đủ, chắc chắn
- Trước sự phát triển nhanh, mang tính bùng nổ của khoa học công nghệ, chúng ta thấy học vấn mà nhà trường phổ thông trang bị không thể thâu tóm được mọi tri thức mong muốn Vì vậy, phải coi trọng việc dạy cách đi tới kiến thức của loài người, trên cơ sở đó tiếp tục học tập suốt đời, mọi người cùng sống trong một xã hội học tập
- Những kết quả nghiên cứu tâm sinh lí của HS và điều tra xã hội học gần đây cho thấy thanh thiếu niên có những thay đổi trong sự phát triển tâm – sinh lí, đó là sự thay đổi có gia tốc Trong điều kiện phát triển của xã hội hiện nay, HS được tiếp nhận nhiều nguồn thông tin đa dạng từ nhiều mặt của cuộc sống, có hiểu biết nhiều hơn, linh hoạt và thực tế hơn, đặc biệt là HS trung học Trong học tập, họ không thoả mãn với vai trò là người tiếp thu thụ động, không chỉ chấp nhận các giải pháp
có sẵn được GV đưa ra mà ở họ nảy sinh một nhu cầu lĩnh hội độc lập các tri thức
và phát triển các kĩ năng học tập và kĩ năng giao tiếp xã hội
Các lí do nêu trên đã cho thấy nhu cầu đổi mới phương pháp giáo dục để giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu đào tạo con người mới với thực trạng lạc hậu nói chung của phương pháp dạy học (PPDH) ở nước ta hiện nay
- Định hướng đổi mới PPDH đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII (1-1993), Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII (12-1996), được thể chế hoá trong Luật Giáo dục (năm 2005), được cụ thể hoá trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 14 (4-1999) Mục tiêu giáo dục phổ thông là
“giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng
Trang 5cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ”
Ngoài ra, chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo cũng
đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp
với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng HS, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho HS phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn , tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS ”
- Định hướng chung về đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, tự học, khả năng hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS; tận dụng được công nghệ mới nhất; khắc phục lối dạy truyền thống truyền thụ một chiều các kiến thức
có sẵn Rất cần phát huy các năng lực tự học, học suốt đời trong thời đại bùng nổ thông tin Tăng cường học tập cá thể phối hợp với hợp tác Có thể nói mục đích của việc đổi mới PPDH ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo phương pháp dạy học tích cực (PPDHTC)
- Phương pháp dạy học hợp tác (PPDHHT) là một trong những PPDHTC hiện đại
và hiệu quả PPDH hợp tác phát huy được tính tích cực chủ động cho HS đồng thời nâng cao ý thức cộng đồng và rèn luyện được các kĩ năng xã hội như kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức
ở cấp nhóm, tổ, lớp, hoặc trường Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập nhất là khi phải giải quyết những vấn đề gây tranh cãi; lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung
Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào môi trường học đường sẽ làm cho các thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội Trong nền kinh tế thị trường cũng đã xuất hiện nhu cầu hợp tác xuyên quốc gia và vì thế năng lực hợp tác phải trở thành một mục tiêu giáo dục mà nhà trường nên chuẩn bị cho HS
Trang 6- Trong giảng dạy phổ thông của nước ta, PPDH hợp tác đã được quan tâm nghiên cứu và ứng dụng những năm gần đây Nhìn chung, GV phổ thông đều biết đến dạy học hợp tác tuy nhiên hầu hết GV (đặc biệt là GV bộ môn Toán) đều ít sử dụng hoặc chưa có sự vận dụng hợp lí phương pháp này trong quá trình giảng dạy
Do vậy, việc vận dụng PPDH hợp tác trong quá trình dạy học môn Toán ở trường THPT luôn là vấn đề mới mẻ và cần thiết
- Bên cạnh đó, chương trình Hình học lớp 10 nâng cao có nhiều bài toán hay, có tính nâng cao và rất đa dạng về mặt phương pháp Đồng thời với mục đích khắc sâu thêm các kiến thức cơ bản, hình thành tốt các kĩ năng giải toán, giúp HS hiểu sâu sắc hơn bản chất của vấn đề, từ đó có thể giải quyết được thêm nhiều bài toán phức tạp hơn nữa, tôi đã lựa chọn PPDH hợp tác vào việc giảng dạy một số bài tập thuộc chương trình HH10NC Đề tài được chọn là: “Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong dạy học giải bài tập hình học lớp 10 –THPT ”
2 Mục đích nghiên cứu
Tìm ra biê ̣n pháp vận dụng PPDH hợp tác trong dạy học giải bài tập hình
học lớp 10-THPT nhằm mục đích vừa nâng cao chất lượng dạy học vừa rèn luyện
kỹ năng hợp tác và bồi dưỡng năng lực xã hội cho HS
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quá trình dạy học giải bài tập hình học lớp 10
-THPT bằng PPDH hợp tác
Phạm vi nghiên cứu: Bài tập Hình 10 NC (Trung học phổ thông)
4 Mẫu khảo sát : Trường THPT Lê Quý Đôn - Hải Phòng
Trường THPT Hải An- Hải Phòng
Trường THPT Thái Phiên - Hải Phòng
5 Câu hỏi nghiên cứu
Vận dụng PPDH hợp tác vào dạy học giải bài tập hình học lớp 10- THPT như thế nào để đạt được hiệu quả cao?
Trang 76 Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng hơ ̣p lí PPDH hợp tác trong dạy học giải bài tập hình học lớp10 - THPT thì sẽ vừa nâng cao hiệu quả dạy học vừa rèn luyện các kỹ năng hợp tác và bồi dưỡng năng lực xã hội cho HS
7 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của PPDH hợp tác
- Điều tra nhu cầu và hiểu biết của GV và HS phổ thông tại thành phố Hải Phòng
8 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu về Tâm lý học, Giáo dục học, Lý luận và PP dạy học môn Toán, PP da ̣y ho ̣c hình ho ̣c ở trường THPT, đo lường và đánh giá trong giáo dục và các tài liệu về Giáo dục có liên quan đến đề tài
-Phương pháp điều tra, quan sát, phỏng vấn:
+Tiếp thu và nghiên cứu ý kiến của giảng viên hướng dẫn, các giáo viên, giảng viên có nhiều kinh nghiệm về dạy học môn Toán về PPDH hợp tác
+Điều tra nhu cầu và hiểu biết của GV và HS phổ thông tại thành phố Hải Phòng
về PPDH hợp tác
+Tiến hành dự giờ một số tiết dạy có v ận dụng PPDH hợp tác và một số tiết da ̣y
không vâ ̣n du ̣ng PPDH hợp tác (cùng một nội dung dạy học)
+Điều tra, đánh giá hiệu quả lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng hợp tác của HS
sau mỗi tiết học có vận dụng PPDH hợp tác
+Điều tra ý kiến của GV và HS sau khi dự giờ dạy học có vận dụng PPDH hợp tác -Thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm một số tình huống và một số giáo
án đã thiết kế
Trang 89 Dự kiến luận cứ
-Luận cứ lý thuyết:
+Nghiên cứu cơ sở lý luận về PPDH hợp tác
+Nghiên cứu cơ sở lý luận về quá trình dạy học giải bài tập Toán học, giải bài tập hình học
+Nghiên cứu chương trình hình học lớp 10 NC, bài tập HH10NC
-Luận cứ thực tế:
+Thiết kế một số tình huống dạy học hợp tác và một số giáo án vận dụng PPDH hợp tác vào dạy học giải bài tập hình học lớp 10-THPT
+Tổ chức và tiến hành kiểm tra đánh giá từ các bài dạy thực nghiệm để
kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của đề tài
10 Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Vận dụng PPDH hợp tác trong dạy học giải bài tập hình học lớp
10 – trung học phổ thông
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 9Chương 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Phương pháp dạy học hợp tác
1.1.1 Khái niệm và một số vấn đề liên quan đến phương pháp dạy học hợp tác
1.1.1.1 Khái niệm về phương pháp dạy học hợp tác
Một trong những vấn đề cơ bản mà thế giới đang đối mặt chính là vấn đề hợp tác
Theo Từ điển tiếng Việt: Hợp tác là cùng chung sức giúp đỡ lẫn nhau trong
một công việc, một lĩnh vực nào đó, nhằm một mục đích chung [8]
Hợp tác có nghĩa là cùng nhau làm việc, cùng nhau xây dựng, cùng nhau suy nghĩ và có một điểm chung nào đó để cùng nhau làm việc Trẻ con thường cùng nhau làm việc trong niềm vui, trong sự tự nguyện
Hợp tác là yêu cầu tự thân của cuộc sống, là nền tảng của những tiến bộ xã hội Hợp tác sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng Hợp tác thể hiện sự tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhau, cùng nhau bàn bạc để thống nhất cách giải quyết vấn đề nhằm đạt được mục tiêu chung
“Dạy học hợp tác là một PPDH, trong đó, mỗi HS được học tập trong một nhóm,
có sự cộng tác giữa các thành viên trong nhóm, giữa các nhóm để đạt mục đích chung Trong PPDH hợp tác, vai trò của GV là người tổ chức, điều khiển việc học của HS thông qua học tập hợp tác bằng việc thiết kế các giờ học hợp tác, vai trò của người HS
là người học tập trong sự hợp tác Hợp tác vừa là phương tiện vừa là mục tiêu của dạy học Hoạt động trong giờ dạy học hợp tác bao gồm: hợp tác giữa các HS trong một nhóm, hợp tác giữa các nhóm và hợp tác giữa HS và GV” [18-tr.21-22]
Với PPDH hợp tác, việc HS được tham gia vào các nhóm học tập không chỉ thúc đẩy quá trình học tập, tăng tính chủ động, sáng tạo trong quá trình giải bài tập, tạo niềm vui khi giải được một bài toán, làm tăng thêm hứng thú, kích thích sự tìm tòi lời giải bài toán, mà còn giúp HS phát triển các kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ, phát triển tư duy hội thoại, nâng cao lòng tự trọng, ý thức trách nhiệm và sự tự tin của người học, giúp thúc đẩy những mối quan hệ cạnh tranh mang tính tích cực trong học tập Hoạt động trong giờ dạy học hợp tác bao gồm:
Trang 10- Hợp tác giữa các HS trong nhóm: Các thành viên trong nhóm tham gia thảo luận, cùng tổng hợp, trình bày kết quả của nhóm
- Hợp tác giữa các nhóm: Các nhóm cùng thống nhất xác nhận kiến thức, tranh luận, nhận xét, học tập lẫn nhau Mối quan hệ này vừa mang tính hợp tác vừa mang tính cạnh tranh tương đối
- Hợp tác giữa GV và HS: GV và HS cùng thống nhất nhằm thể chế hóa kiến thức; hoạt động đánh giá tổng kết các kết quả về kiến thức, về hoạt động nhóm; các hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn hoặc can thiệp, điều chỉnh của GV đối với nhóm khi cần thiết
Trước giờ học hợp tác, GV cần phổ biến và hướng dẫn cho HS cách học hợp tác, cách tổ chức và phân công nhiệm vụ của từng cá nhân trong nhóm, GV cũng cần thông báo cho HS nhiệm vụ và hình thức học tập của giờ học tiếp theo để HS chuẩn bị về mặt tâm lý và kiến thức Trong giờ học hợp tác, để các hoạt động có hiệu quả thì nghệ thuật điều hành của GV có ý nghĩa rất quan trọng, GV cần khéo léo dẫn dắt các hoạt động của HS sao cho họ luôn cảm thấy tự mình tìm ra kiến thức mà không có sự áp đặt của GV
Tóm lại: PPDH hợp tác là một mắt xích quan trọng trong quá trình dạy học,
một PPDH tích cực, có “tính xã hội cao” và phát huy tối đa mục tiêu đặt ra đối với
người học; có thể khai thác, vận dụng PPDH hợp tác vào việc dạy học giải bài tập hình học lớp 10 cho HS ở trường THPT
1.1.1.2 Các yếu tố cơ bản của dạy học hợp tác
Dạy học hợp tác bao gồm 5 yếu tố cơ bản sau:
- Sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực
- Sự tương tác trực tiếp (tác động đến thành công của nhau)
- Trách nhiệm của cá nhân và tập thể
- Các kỹ năng giao tiếp trong nhóm
- Rút kinh nghiệm nhóm
* Yếu tố 1: Sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực(Positive interdependence)
Trong hoạt động học tập mang tính hợp tác, người học phải tham gia vào các hoạt động nhóm Công việc của nhóm sẽ không được hoàn thành nếu không có sự
Trang 11đóng góp của từng cá nhân Sự đóng góp này xuất phát từ khả năng của mỗi người hoặc từ vai trò và trách nhiệm của người đó với công việc Người học phải nhận thức được rằng nỗ lực của mỗi cá nhân là thiết yếu cho sự thành công của cả nhóm
và của chính họ
Sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực chính là mối quan hệ dẫn đến cùng
nhau thành công hay thất bại (sink or swim together) và nó được thể hiện ở những
dấu hiệu sau:
+ Các thành viên trong nhóm phấn đấu vì lợi ích chung mà nhờ đó tất cả các thành viên trong nhóm đều tiến bộ
+ Các thành viên trong nhóm cùng chia sẻ số phận chung khi tất cả cùng thắng hoặc cùng thua
+ Thành tích của các thành viên trong nhóm phụ thuộc lẫn nhau Trong một nhóm hợp tác, các thành viên phải dựa vào nhau, hỗ trợ nhau để hoàn thành tốt công việc + Tính đồng đội: Mỗi HS là thành viên của một đội Katzenbach và Smith (1993)
đã có lý khi dùng từ đội (team) thay cho nhóm (group) Từ đội được hiểu là một
nhóm người có năng lực khác nhau nhưng cùng chung một mục đích, họ sẽ hỗ trợ cho nhau, hợp tác với nhau một cách tình cảm để hoàn thành công việc
+ Sự phân công thích hợp
+ Sự cảm nhận hương vị chiến thắng và chia sẻ thất bại
Như vậy, dạy học hợp tác có thành tố cơ bản là tạo sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực về mục tiêu, thái độ, tình cảm và năng lực cá nhân
* Yếu tố 2: Sự tương tác trực tiếp (tác động đến thành công của nhau)
(Interation)
Sự tương tác trực tiếp thể hiện thông qua việc chia sẻ tri thức của mình cho người khác trong nhóm, thảo luận, bàn bạc, kiểm tra nội dung đang học, được học với tư duy hội thoại
Sự tương tác trực tiếp tạo nên những tác dụng tích cực đối với HS Đó là:
- Tăng cường động cơ học tập, kích thích sự giao tiếp, lập luận và thống nhất kết quả
Trang 12- Tăng cường bản năng xã hội như thái độ, cách cư xử, cách biểu đạt, cách phản hồi
ý kiến của người khác thông qua lời nói, ánh mắt, cử chỉ,
- Khích lệ, phát triển các mối quan hệ thân thiện, gắn bó, quan tâm đến nhau
* Yếu tố 3: Trách nhiệm của cá nhân và tập thể (Individual accountability)
Đặc điểm nổi bật của học tập hợp tác là người học hoạt động theo nhóm Các thành viên trong nhóm phụ thuộc vào nhau nhưng cá nhân đều có trách nhiệm riêng, đều phải nỗ lực đóng góp công sức nhằm đạt mục tiêu chung của cả nhóm
Có thể nói đây là thành tố rất cơ bản của học tập hợp tác Khi mà cá nhân và tập thể không hoà quyện vào nhau thì hợp tác chỉ còn là hình thức và sớm muộn gì
sự hợp tác đó cũng tan rã
Hoạt động học tập hợp tác phải được tổ chức sao cho mỗi thành viên được phân công thực hiện một vai trò nhất định, phải đóng góp vào công việc chung và thành công của cả nhóm Sau khi tham gia vào một hoạt động học tập hợp tác, người học có thể tự mình thực hiện thành công một hoạt động tương tự
Để việc kết hợp trách nhiệm cá nhân và tập thể đạt kết quả tốt, chúng ta có thể thực hiện một số biện pháp như sau:
- Giữ cho quy mô của nhóm ở mức độ phù hợp Số lượng thành viên trong nhóm càng ít thì trách nhiệm của cá nhân càng lớn Tuy nhiên, nếu kích thước nhóm quá nhỏ thì tính hợp tác sẽ giảm đi
- Phát phiếu học tập cho từng HS để kiểm tra năng lực mỗi cá nhân
- Bất ngờ kiểm tra bằng cách gọi một HS bất kỳ trình bày công việc, kết quả của nhóm trước GV và toàn thể lớp
- GV quan sát từng nhóm, ghi lại mức độ thường xuyên đóng góp công việc của mỗi thành viên, của nhóm để có cách điều chỉnh, đánh giá chính xác
- Hướng dẫn nhóm trưởng cùng các thành viên kiểm tra chéo nhau về cơ sở dẫn tới những câu trả lời của nhóm, về việc lĩnh hội kiến thức và cách lập luận để sẵn sàng đại diện cho nhóm lên trình bày trước lớp
- Tạo điều kiện để HS dạy lại những gì đã được học cho người khác
Trang 13* Yếu tố 4: Các kỹ năng giao tiếp trong nhóm (Interposnal and small group skills)
Những nghiên cứu về học hợp tác của Lew, Mesch, D Johnson và
R.Johnson (1986-1988) đã khẳng định rằng: “Việc hợp tác phụ thuộc lẫn nhau một
cách tích cực, sự nỗ lực của tất cả các thành viên trong nhóm cũng như việc sử dụng các kỹ năng xã hội đã đưa thành tích học tập lên mức cao nhất ”[97]
Trong học hợp tác, nếu HS càng có nhiều kỹ năng xã hội và GV tăng cường động viên, khen thưởng các kỹ năng đó thì thành tích của nhóm đạt được sẽ cao hơn rất nhiều Các kỹ năng xã hội đó là:
- Khả năng lãnh đạo
- Tính quyết đoán
- Khả năng tạo lòng tin
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn (biết cách lắng nghe, biết cách kiềm chế, biết cách lập luận bảo vệ quan điểm của mình một cách thuyết phục)
* Yếu tố 5: Rút kinh nghiệm nhóm (Group processing)
Sau mỗi hoạt động học tập hợp tác, nhóm cần nhìn lại toàn bộ hoạt động của nhóm mình, rút kinh nghiệm, nhận xét nhóm để lần sau nhóm đạt được kết quả cao hơn Việc nhận xét nhóm bao gồm:
- Tự nhận xét trong nhóm: Quá trình này giúp duy trì quan hệ giữa các thành viên trong nhóm, củng cố và hoàn thiện các hoạt động đạt hiệu quả cao, điều chỉnh các hoạt động chưa phù hợp hoặc không hiệu quả
Các thành viên trong nhóm phải đánh giá mức độ thành công trong việc hoàn thành
các mục tiêu đề ra (hoạt động nào đạt hiệu quả, hoạt động nào chưa phù hợp, hoạt
động nào nên duy trì, hoạt động nào cần thay đổi) cũng như mức độ thành công
trong việc duy trì các mối quan hệ (xem xét khả năng thay đổi hoặc giữ nguyên
những mối quan hệ hợp tác trong nhóm)
- Tham khảo, ghi nhận ý kiến nhận xét của nhóm khác, rút kinh nghiệm từ những thành công cũng như những hạn chế của các nhóm khác
- Tiếp thu nhận xét, hướng dẫn góp ý của GV
Trang 141.1.1.3 Một số hình thức tổ chức hoạt động nhóm
(Phần này được trình bày dựa theo[18]-tr.35-37 )
* Thi trò chơi theo đội – TGT (Team- Game- Tournament)
David DeVries, Keith Edward và Robect Slavin (trường Đại học John
Hopkin) đã nghiên cứu và thực hiện thành công hình thức này Có thể kể ra một vài
ví dụ như sau: Trò chơi giải ô chữ về các nhà toán học; tìm hiểu lịch sử toán học; tìm hiểu lịch sử xuất hiện các con số, thi logic toán học;…
* Thi kiến thức theo đội – STAD (Student – Team- Achievement- Division)
Hình thức này đòi hỏi kiến thức, sự nỗ lực học tập, hợp tác giữa các nhóm cao hơn hình thức thi trò chơi theo đội HS có thể tham gia thi trong tiết học hoặc trong thời gian dài hơn đã được ấn định trước Để động viên HS, GV có thể tiến hành tổng kết thi đua và xếp hạng các nhóm Có thể kể ra một vài ví dụ như sau: Thi giải nhanh phương trình lượng giác, thi giải nhanh các bài toán xác xuất, tổ hợp,…
* Học ghép nhóm (Jygsaw)
Hình thức này được sử dụng lần đầu tiên trong dạy học vào năm 1971, tại thành phố Austin bang Texas (Mỹ) Lớp được chia thành những nhóm gồm 5 HS, mỗi thành viên trong nhóm được phân công nghiên cứu một nội dung học tập nào
đó và sau đó dạy lại cho các thành viên khác trong nhóm Sau khi tiến hành những nhóm chuyên biệt như vậy, HS sẽ tập hợp lại theo nhóm ban đầu và cùng nhau dạy lại những kiến thức đã được học Tiếp theo đó sẽ là công việc kiểm tra và đánh giá
Có thể nói đây là sự kết hợp giữa học tập cá nhân và học hợp tác Ví dụ: Mỗi HS
nghiên cứu một phương pháp giải bất phương trình vô tỷ sau đó tổng hợp lại thành
các phương pháp giải bất phương trình vô tỷ
* “ Phỏng vấn ba bước”
Mỗi thành viên chọn một thành viên trong nhóm khác làm “đối tác” của mình Đầu tiên mỗi người sẽ phỏng vấn “đối tác” bằng cách đưa ra các câu hỏi nhằm làm sáng tỏ vấn đề Sau đó, vai trò sẽ được thay đổi, “đối tác” đặt câu hỏi Cuối cùng, các thành viên trao đổi lại những câu trả lời của “đối tác” với cả nhóm
* Ôn tập trong 3 phút ( three- minute review)
Trang 15Trong suốt cuộc thảo luận, GV có thể yêu cầu tạm ngừng và cho mỗi nhóm
3 phút để nhìn lại những gì đã được thảo luận, đặt ra những câu hỏi nhằm sáng tỏ vấn đề hoặc trả lời các câu hỏi
* Tập thể- Nhóm đôi- Cá nhân
Lúc đầu, HS tiến hành giải quyết vấn đề trong phạm vi một đội, sau đó là làm việc với một “đối tác” nào đó để tạo thành một nhóm đôi và cuối cùng là làm việc một mình Hoạt động này được tổ chức nhằm mục đích khuyến khích, tạo động cơ thúc đẩy HS trong việc giải quyết thành công những vấn đề ban đầu nằm ngoài khả năng của mình Điều này dựa trên cơ sở một khái niệm đơn giản về việc học trung gian, nghĩa là HS có thể làm được nhiều hơn khi có sự giúp đỡ của các yếu tố trung gian
* Lựa chọn những người thông thái
GV lựa chọn những HS có đủ kiến thức (người thông thái) để chia sẻ với một số thành viên đã được lựa chọn, thông qua việc đặt ra các câu hỏi tương đối khó Sau đó những HS đó và người thông thái toả ra xung quanh lớp
Những HS còn lại từng người một đứng xung quanh người thông thái (với điều kiện
không có 2 người cùng một nhóm có cùng một người thông thái) Người thông thái
sẽ giải thích những gì họ biết, trong khi đó những người khác sẽ lắng nghe, đặt câu hỏi và ghi chép lại Cuối cùng, tất cả HS trở lại nhóm của mình và lần lượt từng người giải thích lại những gì họ vừa học được, so sánh những kiến thức đã lĩnh hội được với nhau Khi có những ý kiến không đồng nhất phát sinh, cả nhóm sẽ tiến hành thảo luận, giải quyết và đi đến thống nhất chung
* Hợp tác- hợp tác (Kagan 1985)
HS được phân theo nhóm không đồng nhất, phân chia bài học theo các chủ
đề và phân công công việc cho từng đội Trong mỗi đội lại phân công cho từng cá nhân, các cá nhân làm việc độc lập sau đó trình bày lại cho cả nhóm, nhóm tiếp tục tổng kết để trình bày trước lớp
Chiến lược dạy học này còn có thêm tác dụng là giúp HS có được phương pháp học tập hiệu quả, học được cách học hợp tác
Trang 16* Chia sẻ theo cặp
Hình thức dạy học này được phát triển dựa trên nghiên cứu của nhà giáo dục học Frank Lyman (Đại học tổng hợp Maryland) Đặc điểm của hình thức này như sau: GV đặt câu hỏi, HS nghe, HS suy nghĩ tìm câu trả lời Sau đó, từng cặp học sinh ngồi cạnh nhau có thể thảo luận câu trả lời rồi chia sẻ kiến thức, ý tưởng với nhóm hoặc cả lớp
* Học tập theo dự án
* Hợp tác tích hợp trong dạy học hình học
Đây là sự kết hợp giữa chương trình giảng dạy môn hình học, chương trình
vi tính tương tác và nhóm học hợp tác HS được chia thành các nhóm hợp tác 4 người, sau đó thành 2 cặp sử dụng máy tính (nội dung kiểm tra được đưa vào trong máy tính) Hai HS cùng nhau tương tác với máy tính bằng cách tập hợp giả thiết, rồi đưa ra những dự đoán và kết luận Sau khi làm việc với máy tính, hai cặp HS về nhóm thảo luận những điều vừa tìm được
* Hợp tác tích hợp giữa đọc và viết luận
Hình thức này là sự kết hợp của sự tương tác hợp tác và cấu trúc giải thưởng
cá nhân (Stevens, Maden, Slavin và Fawish, 1987) Nó bao gồm nội dung chương trình giảng dạy để giúp HS biết cách đọc sách và tổng hợp các kiến thức đã đọc được Lớp học được chia làm 2 nhóm từ 8 đến 15 thành viên Trong đó, một nhóm tập trung vào việc rèn luyện kỹ năng đọc hiểu tài liệu, nhóm kia tập trung vào các
kỹ năng suy diễn ý nghĩa của nội dung viết trong tài liệu HS được chia thành cặp trong nhóm đọc hiểu của mình, sau đó bắt cặp với HS trong nhóm đọc khác Điểm của HS trong các cuộc thi kiến thức, bài luận và báo cáo sẽ đóng góp vào điểm của
cả đội
* Kĩ thuật “Khăn trải bàn”
Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân
và hoạt động nhóm nhằm:
- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực
- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS
- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS
Trang 17
*Cách tiến hành kĩ thuật “Khăn trải bàn”:
Hoạt động theo nhóm (4 người /nhóm)
Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa
Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,…)
Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề ) Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút
Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời
Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn
*Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kỹ thuật “khăn trải bàn”
- Trong trường hợp số HS trong nhóm quá đông, không đủ chỗ trên “khăn trải bàn”, có thể phát cho HS những mảnh giấy nhỏ để HS ghi ý kiến cá nhân, sau đó dính vào phần xung quanh “khăn trải bàn”
- Trong quá trình thảo luận thống nhất ý kiến, đính ý kiến thống nhất vào giữa “khăn trải bàn”.Những ý kiến trùng nhau có thể đính chồng lên nhau
Trang 18*Kĩ thuật “Các mảnh ghép”
Cách tiến hành kĩ thuật “Các mảnh ghép”
VÒNG 1
Hoạt động theo nhóm khoảng từ 4-6 người
Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ (Ví dụ: nhóm 1 : nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C)
Đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao
Mỗi thành viên đều trình bày được kết quả câu trả lời của nhóm
Trang 19 Xác định một nhiệm vụ phức hợp để giải quyết ở vòng 2 dựa trên kết quả các nhiệm vụ khác nhau đã được thực hiện ở vòng 1
- Xác định những yếu tố cần thiết để giải quyết nhiệm vụ phức hợp (kiến thức,
kĩ năng, thông tin, chiến lược)
- Xác định các nhiệm vụ mang tính chuẩn bị (thực hiện ở vòng 1) Xác định các yếu tố hỗ trợ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 2
Thành viên
Nhiệm vụ các thành viên trong nhóm
Hậu cần Chuẩn bị đồ dùng tài liệu cần thiết
Liên lạc với nhóm khác Liên hệ với các nhóm khác
Liên lạc với GV Liên lạc với giáo viên để xin trợ giúp
* Sơ đồ KWL:
Được Ogle xây dựng vào năm 1986…
Tìm ra điều bạn đã biết về một vấn đề Tìm ra đều bạn muốn biết về một chủ đề Thực hiện nghiên cứu và học tập Ghi lại những điều bạn
học được
Trang 20HS và tạo nhu cầu hợp tác trong học tập Thực chất đó là một dạng tình huống gợi vấn
đề mà GV đưa ra với dụng ý tạo ra hoạt động học tập hợp tác cho HS
Đặc điểm khác biệt nhất của tình huống dạy học hợp tác so với các tình huống dạy học khác là: Phải tạo được cơ hội cho HS thảo luận và từng bước đạt kết quả học tập Nhiệm vụ học tập được sắp xếp, thiết kế có dụng ý, có phân bậc để HS có thể tự mình, bàn bạc để đạt được mục tiêu học tập
Tình huống dạy học hợp tác không phụ thuộc vào nội dung dạy học mà phụ thuộc vào đặc điểm của kiến thức Dấu hiệu của nội dung kiến thức có thể thiết kế tình huống dạy học hợp tác là: Nội dung phức tạp, có nhiều cách suy nghĩ khác nhau, khối lượng kiến thức nhiều mà cần giải quyết trong thời gian ngắn
Một tình huống dạy học hợp tác phải đồng thời thoả mãn ba điều kiện sau: 1.Tình huống phải có tác dụng gợi ra vấn đề
2 HS thấy có nhu cầu hợp tác, trao đổi với nhau và hy vọng sự hợp tác đó sẽ có tác dụng tốt
3 Tạo ra môi trường hợp tác để thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa vai trò cá nhân với vai trò tập thể.[12-tr.32]
Trang 21Nhiệm vụ cơ bản của xây dựng tình huống dạy học hợp tác là phải tạo ra cơ hội để HS được suy nghĩ cá nhân, cùng thảo luận nhóm để khẳng định mình và rèn luyện tư duy hội thoại [18-tr.48]
Cùng một mục đích và nội dung, chúng ta có thể thiết kế nhiều tình huống khác nhau Các tình huống dạy học hợp tác phải đạt yêu cầu là: vừa sức, phù hợp với mục đích nội dung bài học Tình huống phải chính xác, đưa ra đúng lúc, đúng chỗ nhằm thu hút sự chú ý của HS Tình huống phải có tác dụng gợi động cơ và dẫn dắt học sinh hoạt động để phát triển một số kỹ năng trình bày, diễn đạt, kỹ năng tư duy hội thoại Để tạo tình huống dạy học hợp tác trong dạy học giải bài tập Toán học, chúng ta có thể dựa vào một số hoạt động trí tuệ sau: so sánh, dự đoán kết quả nhờ nhận xét trực quan và thực nghiệm, lật ngược vấn đề, xem xét tương
tự, khái quát hoá, nhìn nhận vấn đề theo nhiều khía cạnh khác nhau,
Chẳng hạn: “Vận dụng kết quả của dạng bài tập xác định toạ độ hình chiếu vuông góc của một điểm trên một mặt phẳng để tìm hướng giải cho một số bài tập
dưới đây”
*) Nội dung phiếu học tập:
Cho điểm M (3;3;0) và mp (P) có phương trình: x+2y-z-3=0
Xác định toạ độ hình chiếu vuông góc H của điểm M trên mp (P)
Câu hỏi 1: Nêu các bước tìm điểm H?
Câu hỏi 2: Đưa ra hướng giải các bài tập sau đây:
Bài tập 1: Cho điểm M (3;3;0) và mp (P) có phương trình: x+2y-z-3=0
Tìm toạ độ điểm N đối xứng với M qua mp(P);
Bài tập 2: Viết phương trình đường thẳng d’ là hình chiếu vuông góc của đường thẳng d:
Bài tập 3: Cho N(2;3;1) Tìm trên mp(P) điểm I sao cho IM+IN nhỏ nhất;
Bài tập 4: Cho N(1;0;1) Tìm trên mp(P) điểm J sao cho │JM-JN│ lớn nhất
Trang 22*) Tổ chức học hợp tác:
- HĐ 1: GV chia lớp thành 7 nhóm, phát phiếu học tập cho từng HS và yêu cầu
HS giải bài tập trên trong thời gian 6 phút
- HĐ 2: Nhóm trưởng các nhóm phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm mình; các thành viên độc lập suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ được giao
- HĐ 3: Hợp tác nhóm, mỗi HS trình bày cách giải của mình bằng lời, các thành viên khác lắng nghe, đối chiếu các hướng giải, cùng thảo luận, thống nhất ý kiến chung để hoàn thành sản phẩm nhóm
- HĐ 4: Các nhóm kiểm tra chéo sản phẩm của nhau
- HĐ 5: Hợp tác giữa các nhóm, thống nhất các cách giải các bài tập trên
- HĐ6: GV tổng kết kiến thức
*) Dự kiến các ý kiến trong thảo luận:
- Qui trình tìm tọa độ H:
+ Hướng1: H là giao điểm của đường thẳng đi qua M, vuông góc với mp(P) và mp (P); + Hướng2: H là điểm thuộc mp(P) và MHcùng phương với VTPT n của (P)
- Nếu các thành viên trong một nhóm đều không tìm được hướng giải thì sự hợp tác giữa các nhóm giúp HS suy nghĩ và tự tìm hướng giải cho mình
- Nếu các nhóm có nhiều hướng giải khác nhau, thì việc tổ chức kiểm tra chéo giữa các nhóm chính là sự hợp tác giữa các nhóm, có tác dụng tạo thêm nhiều hướng giải cho mỗi nhóm
- Nếu các thành viên trong một nhóm đều có cùng một hướng giải, thì GV có thể gợi ý bằng cách đưa ra một hướng giải khác có thể chưa hoàn toàn đúng, yêu cầu
HS phát hiện và khắc phục sai lầm, hoặc bằng cách chia bài toán thành các bài tập nhỏ, vừa sức với HS, vừa có tác dụng gợi ý vừa có tác dụng động viên, khuyến khích tinh thần học tập của HS
*) Dự kiến câu hỏi gợi ý:
- Hướng 1:
+ Hãy vẽ hình minh hoạ cách xác định điểm H?
+ H có thể coi là giao điểm của 2 đối tượng nào?
Trang 23- Hướng 2:
+ Quan hệ của véctơ MHvà VTPT của mp (P)?
*) Kết luận vấn đề:
Để giải dạng toán “Xác định toạ độ hình chiếu vuông góc của một điểm M trên mp
(P) ”, ta có thể lựa chọn một trong 2 cách sau:
- Cách 1: Xem M là giao điểm của đường thẳng đi qua M, vuông góc với mp(P) và mp(P):
1.1.2.2 Quy trình thiết kế tình huống dạy học hợp tác
Thiết kế tình huống dạy học hợp tác tựa như việc viết kịch bản, thể hiện rõ ý định của GV trong việc định hướng, tổ chức, hướng dẫn hoạt động học tập hợp tác cho HS Trong thiết kế cần thể hiện rõ hoạt động dạy học diễn ra là hoạt động gì? Như thế nào? Thể hiện rõ ý định của GV trong quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện xuất phát cần thiết kế, đề xuất vấn đề và phương hướng giải quyết vấn đề, củng cố kết quả học tập, định hướng nhiệm vụ tiếp theo
Có thể thiết kế tình huống dạy học hợp tác theo quy trình bốn bước như sau:
Trang 24Bước 1: Xác định mục tiêu, ngoài mục tiêu về chiếm lĩnh kiến thức cụ thể
trong hoạt động học tập, cần chú trọng hơn đến mục tiêu rèn luyện cách học và cách giao tiếp cho HS Trong dạy học hợp tác, mục tiêu đề ra là dạy cho HS phương pháp hợp tác, rèn luyện tư duy hội thoại
Bước 2: Chọn nội dung
Không phải giờ học nào cũng có thể đưa ra để dạy học hợp tác được, vì vậy phải chọn nội dung thích hợp Đó là những nội dung có tác dụng hình thành nhu cầu học tập hợp tác, những nội dung kích thích sự tranh luận trong tập thể Chẳng hạn: Nhiệm vụ có khối lượng công việc nhiều mà cần hoàn thành trong một thời gian ngắn; những nội dung phức tạp cần lập luận đầy đủ ở trình độ tổng hợp; nội dung có nhiều khía cạnh cần giải quyết, cần sử dụng nhiều cách suy nghĩ khác nhau
Trong dạy học giải bài tập hình học lớp 10 có thể chọn những nội dung như sau:
- Tìm sai lầm và sửa chữa sai lầm cho một lời giải
- Tổng kết kiến thức cho hệ thống các bài tập, cho một chương ,
- Tìm nhiều cách giải cho một bài toán
- Xây dựng quy trình giải toán cho một dạng toán,
Bước 3: Thiết kế tình huống cụ thể, bao gồm các nhiệm vụ
- Đề ra nhiệm vụ cho HS: có thể thông qua phiếu học tập, sử dụng máy chiếu để thiết kế tình huống như một đoạn phim, những câu chuyện dẫn đến nghịch lý,
- Dự kiến các cách nghĩ khác nhau và hướng giải quyết
- Dự kiến những mâu thuẫn trong thảo luận nhóm, và cách hướng dẫn HS thảo luận
- Chuẩn bị những câu hỏi phụ gợi ý cho HS cách thảo luận
- Dự kiến cách xác nhận kiến thức và cách đánh giá HS
Bước 4: Tổ chức học tập hợp tác
Trong bước này, GV tổ chức cho HS học tập theo nhóm, thi giải toán giữa các nhóm, Nhiệm vụ chính của HS là vận dụng kĩ năng hợp tác và kĩ năng tư duy hội thoại để tìm ra kiến thức Tổng hợp, kết luận vấn đề và phát triển vấn đề.[18-tr.49]
Trang 25Ví dụ: Rèn luyện bài toán “Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số khi
biết hệ số góc”
*) Kiến thức chuẩn bị:
- Ý nghĩa hình học của đạo hàm tại một điểm
- Phương trình đường thẳng
*) Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện kỹ năng viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số khi biết tiếp điểm
Bước 2: Hoạt động thảo luận nhóm, các thành viên trong nhóm trao đổi về cách
giải quyết vấn đề của mình; thư kí ghi chép; nhóm trưởng thống nhất ý kiến chung
Bước 3: Các thành viên chuẩn bị, sẵn sàng lên trình bày sản phẩm nhóm
Bước 4: GV tổng kết vấn đề
Trang 26*) Dự kiến các tình huống thảo luận:
- HS có thể tìm được các đặc điểm chung như sau :
Các bài tập đều có dạng là bài toán viết phương trình tiếp tuyến;
Bài toán viết phương trình tiếp tuyến mà từ giả thiết có thể suy ra được
hệ số góc của tiếp tuyến
- Để tìm con đường để giải các bài tập này HS cần thảo luận các câu hỏi:
+ Yếu tố nào của tiếp tuyến chưa biết?
+ Từ giả thiết ta tìm được hệ số góc của tiếp tuyến bằng cách nào?
+ Liên hệ giữa hệ số góc của tiếp tuyến với giá trị của đạo hàm tại x0 là gì?
HS thảo luận để tìm ra được phương pháp giải của bài tập đó:
Bước 1: Gọi tiếp điểm là M0(x0;f(x0)
Bước 2: Tìm x0 bằng phương trình f’(x0)= k0
Bước 3: Viết phương trình tiếp tuyến theo phương trình:
y =f’(x0)(x – x0) + f(x0)
Tóm lại: Dạy học hợp tác có thể thực hiện được trong dạy học giải bài tập
hình học lớp 10 ở trường THPT Tuy nhiên, GV cần thiết kế từng phần trong nội dung dạy học thành những tình huống dạy học hợp tác, theo 4 bước đã nêu ở trên Nội dung càng khó, càng phức tạp thì việc thiết kế tình huống dạy học hợp tác càng đòi hỏi công phu và bù lại thì hiệu quả trong quá trình dạy học càng lớn Tuỳ theo mục đích của giờ học mà GV sẽ quyết định có thiết kế nội dung dạy học hợp tác hay không
Trang 27vụ phù hợp cho mỗi thành viên trong nhóm, giữa các nhóm, có sự phối hợp giữa các nhiệm vụ
1.1.3.2 Các khâu trong quá trình tổ chức dạy học hợp tác
- Thiết kế nhiệm vụ học tập cụ thể cho HS
1.1.3.3 Lập kế hoạch cho bài dạy học hợp tác
Khi tiến hành giờ học hợp tác, GV cần xác định rõ hai mục tiêu:
- Một là mục tiêu về kiến thức bao gồm: Kiến thức, kĩ năng, tư duy, thái độ
- Hai là mục tiêu về kĩ năng hợp tác
Theo TS Hoàng Lê Minh, để đạt được hai mục tiêu trên GV cần lập kế hoạch bài dạy, khiến HS học tập hợp tác một cách có ý thức Kế hoạch này bao gồm những phần thảo luận có trọng tâm, trước và sau bài giảng và xen kẽ vào đó là những lần thảo luận, trao đổi giữa các HS trong suốt giờ học
- Kế hoạch dạy học xoay quanh những câu hỏi mà bài học cần làm rõ Cho HS nghiên cứu kỹ câu hỏi và thảo luận câu hỏi theo từng nhóm, sau đó các nhóm trình
Trang 28bày kết quả và nhận xét lẫn nhau Mục đích của phần thảo luận này là tăng cường
tổ chức trước những ý tưởng của HS về đề tài sẽ trình bày và thiết lập mong muốn hay kỳ vọng mà bài giảng sẽ đề cập tới
- Chia bài học ra thành từng phần nhỏ Chuẩn bị nhiệm vụ cho một thảo luận ngắn cho từng nhóm HS sau mỗi phần của bài học Nhiệm vụ của thảo luận có thể là: tóm tắt câu trả lời cho những vấn đề được thảo luận Phản hồi những lý thuyết, khái niệm, nội dung hay thông tin được trình bày Dự đoán vấn đề sẽ được trình bày tiếp theo Nỗ lực giải quyết những mâu thuẫn trong nhận thức mà phần trình bày đã gợi ra
Mỗi nhiệm vụ thảo luận cần phải có bốn phần: Trình bày câu trả lời cho vấn
đề được nêu, chia sẻ câu trả lời với những bạn cùng nhóm, lắng nghe câu trả lời của bạn và đưa ra câu trả lời hoàn chỉnh hơn câu trả lời ban đầu của từng thành viên thông qua quá trình kết hợp, xây dựng và tổng hợp dựa trên ý tưởng của nhóm
- Chuẩn bị nhiệm vụ thảo luận cuối cùng để tóm tắt lại những kiến thức mà học sinh được học từ bài học Phần thảo luận này phải giúp cho học sinh gắn được những kiến thức vừa được học vào vốn kiến thức đã có, hoặc chỉ ra cho học sinh thấy nhiệm vụ ở nhà sẽ đề cập đến vấn đề gì, có liên hệ như thế nào với bài sau Khi công việc chuẩn bị đã xong, giờ học có thể được tiến hành như sau:
- Tạo ra các nhóm HS tự nguyện và ngẫu nhiên, thường là những người ngồi gần nhất GV có thể sắp xếp chổ ngồi khác nhau trong từng giờ học để HS gặp gỡ
và trao đổi với nhiều bạn khác trong lớp học
- Phân công cho mỗi nhóm hoàn thành nhiệm vụ ban đầu (có hướng dẫn trước)
- Thực hiện phần đầu của bài học Có thể tiến hành như sau: Đưa ra nhiệm vụ thảo luận cho mỗi nhóm từ 3 đến 4 phút Sử dụng cách thức trình bày/ chia sẻ/ lắng nghe/ đưa ra câu trả lời mới Chọn ngẫu nhiên một hoặc hai HS trình bày phần thảo luận của mình Việc chọn ngẫu nhiên HS trình bày câu trả lời sau khi thảo luận là rất quan trọng Trách nhiệm cá nhân kiểu này sẽ đảm bảo rằng mỗi nhóm đều
Trang 29nghiêm chỉnh thực hiện nhiệm vụ và tự kiểm tra lẫn nhau để chắc chắn rằng cả nhóm đều chuẩn bị tinh thần trả lời câu hỏi
- Thực hiện phần hai của bài giảng và đưa ra nhiệm vụ thảo luận thứ hai Trình
tự này tiếp tục lặp lại cho đến khi bài học hoàn thành
- Đưa ra nhiệm vụ học tập có trọng tâm cuối cùng để kết thúc bài học Dành khoảng 5 phút để tóm tắt và thảo luận về những vấn đề đã được đề cập trong giờ học
Thực hiện trình tự này một cách đều đặn để giúp HS nâng cao kĩ năng và đẩy nhanh tốc độ hoàn thành những nhiệm vụ thảo luận ngắn Có thể đưa vào một số câu hỏi như: “Em đã chuẩn bị nhiệm vụ thảo luận như thế nào?”, “Trong quá trình thảo luận em có tham gia ý kiến gì?”, Điều đó sẽ thúc đẩy HS học tập tích cực hơn Quá trình học tập hợp tác nhóm không chỉ giúp HS chủ động nhận thức, mà còn tạo cho GV có thời gian để suy nghĩ, thiết kế lại giáo án, bao quát lớp học và lắng nghe HS trao đổi Việc lắng nghe HS trao đổi, thảo luận có thể giúp GV hiểu được tình hình học tập của từng HS và có những thay đổi cần thiết cho phù hợp với năng lực của từng HS
1.1.3.4 Tổ chức các nhóm hợp tác
Theo D.Johnson, R.Johnson và Holubec (1994): Học tập hợp tác là toàn bộ những hoạt động học tập mà HS thực hiện cùng nhau trong các nhóm, trong hoặc ngoài phạm vi lớp học Có 5 đặc điểm quan trọng nhất mà mỗi giờ học hợp tác phải đảm bảo được là: sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực; sự tương tác trực tiếp; ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân và tập thể; sự cộng tác qua lại; các năng lực xã hội và đánh giá nhóm [46]
Tuỳ theo mục đích của dạy học hợp tác trong phạm vi một tiết học, một chương hay cả quá trình học tập mà GV có thể quyết định việc thành lập nhóm học hợp tác cho phù hợp Có ba loại nhóm hợp tác là: Nhóm chính thức, nhóm không chính thức và nhóm cơ sở
- Nhóm học tập chính thức: Là những nhóm có tổ chức chặt chẽ và duy trì cho
đến khi hoàn thành nhiệm vụ
Trang 30- Nhóm học tập không chính thức: Là những nhóm tồn tại trong thời gian ngắn
và có tổ chức lõng lẻo (chẳng hạn kiểm tra người bạn ngồi cạnh xem bạn có hiểu bài không)
- Nhóm học tập hợp tác cơ sở: Là những nhóm học tập hợp tác lâu dài, có mối
quan hệ lâu bền giữa các thành viên với trách nhiệm chính là giúp đỡ, khuyến khích, hỗ trợ nhau hoàn thành việc được giao, nỗ lực hơn trong học tập
Xác định kích thước của nhóm: Việc xác định kích thước của nhóm phụ thuộc vào điều kiện học tập và tầm quan trọng của sự hợp tác Kích thước càng nhỏ thì
HS càng có nhiều cơ hội trao đổi mặt đối mặt, nhưng kích thước nhỏ quá thì ảnh hưởng đến khả năng tận dụng sức mạnh của sự hợp tác
Lựa chọn các thành viên và một nhóm: Có thể lựa chọn nhóm thuần nhất theo năng lực, theo chủ đề cần quan tâm hoặc chọn nhóm gồm đa dạng trình độ nhận thức, về điều kiện học tập
Xác định thời gian duy trì nhóm: Cần duy trì các nhóm đến thời điểm đủ độ ổn định và có thành công nhất định Có thể giải tán nhóm và lập nhóm mới khi nhóm
cũ hoạt động kém hiệu quả hoặc khi có mong muốn cho tất cả các HS trong lớp có
cơ hội cùng học tập với tất cả các bạn Việc thay đổi nhóm sẽ giúp cho học sinh xây dựng cảm nhận tích cực, khách quan, có tư tưởng lành mạnh cho việc hợp tác, tránh tư tưởng chủ nghĩa cục bộ
Để thành lập được nhóm tốt, GV cần nắm vững đặc điểm, tính cách, năng lực học tập của từng HS Mỗi nhóm tự cử ra người giữ vai trò nhóm trưởng, thư ký, quan sát viên, báo cáo viên và thành viên của nhóm để thực hiện các nhiệm vụ đạt kết quả tốt Các vai trò này nên được thay đổi luân phiên để HS được trải nghiệm các chức năng trong hợp tác, qua đó tự khẳng định mình
1.1.3.5 Các bước tiến hành dạy học hợp tác trong một tiết học
a Các bước tiến hành dạy học hợp tác:
Dạy học hợp tác dựa trên hoạt động của các nhóm được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Tổ chức lớp học
- Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức
Trang 31Căn cứ vào mục tiêu bài học và nội dung tri thức cần truyền đạt mà GV thiết
kế các nhiệm vụ học tập phù hợp với khả năng nhận thức của HS
Các nhiệm vụ đề ra cho HS có thể thông qua phiếu học tập, sử dụng máy chiếu,
- Tổ chức nhóm
Tuỳ theo ý đồ sư phạm và điều kiện lớp học cụ thể mà GV quyết định về: + Hình thức nhóm: nhóm chính thức, nhóm không chính thức, nhóm cơ sở Nhóm thuần nhất (thuần nhất theo năng lực) hay nhóm hỗn hợp (gồm đa dạng trình
độ nhận thức)
+ Xác định quy mô nhóm, số lượng nhóm
+ Phân công trách nhiệm: nhóm trưởng, thư ký,
- Hướng dẫn kĩ năng hợp tác nhóm
Tập trung vào 5 kĩ năng cơ bản: kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng kèm cặp nhau, kĩ năng duy trì không khí tin tưởng lẫn nhau, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy phê phán
Cần đặt ra một số yêu cầu với nhóm hợp tác là
+ Mỗi thành viên trong nhóm phải luôn có ý thức làm việc với nhóm một cách tích cực
+ Biết giữ trật tự trong khi thảo luận nhóm, phát biểu đúng lúc
+ Biết trình bày ý kiến của mình, biết lắng nghe và nhận xét ý kiến của người khác + Biết trao đổi ý kiến, thảo luận Chủ động hỗ trợ bạn hoặc chủ động yêu cầu bạn giúp đỡ một cách cởi mở, tự tin
Bước 2: Làm việc theo nhóm
Quá trình làm việc nhóm được tiến hành theo các bước:
+ Học sinh độc lập làm bài
+ Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm
+ Tổng hợp, kết luận vấn đề, thống nhất phương án trả lời cho nhóm Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm
Trang 32Bước 3: Thảo luận, tổng kết kiến thức
+ Các nhóm báo cáo kết quả
+ Thảo luận chung giữa các nhóm
+ Nhận xét kết quả hoạt động của nhóm, đánh giá rút kinh nghiệm hoạt động nhóm nếu cần
+ Giáo viên bổ sung, thể chế hoá kiến thức, tổng kết và đặt vấn đề tiếp theo
b Rèn luyện kĩ năng hợp tác
Hợp tác là bản năng của con người, nhưng để hợp tác có hiệu quả thì con người cần phải được rèn luyện kĩ năng hợp tác để thích ứng với từng hoàn cảnh và trong từng mối quan hệ cụ thể Nhà trường cần phải dạy cho HS các kĩ năng hợp tác, bởi vì nếu HS không biết chia sẻ vai trò lãnh đạo, không biết cách giao tiếp phù hợp, không xây dựng và duy trì sự tin tưởng lẫn nhau cũng như không biết cách giải quyết các mối quan hệ bất đồng trên tinh thần xây dựng thì các nhóm học hợp tác sẽ không nâng cao được hiệu quả Các kĩ năng hợp tác là một trong các mục tiêu dạy học quan trọng có liên quan đến nghề nghiệp tương lai và sự thành đạt trong cuộc sống của HS sau này
Có 5 loại kĩ năng cơ bản là kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xây dựng và duy trì bầu không khí tin tưởng lẫn nhau, kĩ năng kèm cặp nhau, kĩ năng lãnh đạo và kĩ năng tư duy phê phán
-Kĩ năng giao tiếp: Giao tiếp là bước khởi đầu trong sự hợp tác Có thể hiểu
“Giao tiếp là sự trao đổi và chia sẻ những ý nghĩ và cảm xúc thông qua hệ thống các ký hiệu được hiểu gần như thống nhất giữa những người cùng tham gia” Đối
với HS, có hai loại kĩ năng giao tiếp là: truyền đạt và tiếp nhận Mỗi HS phải có khả năng truyền đạt một thông tin trực tiếp thể hiện ý tưởng, niềm tin, cảm nhận, ý kiến, phản ứng, nhu cầu, mục đích, mối quan tâm, các nguồn lực và những điều trung thực khác Qua truyền đạt và tiếp nhận, hai HS có thể làm sáng tỏ mục tiêu chung, theo dõi bạn mình, thuyết phục nhau, thống nhất hành động, chia sẻ nguồn lực, giúp đỡ lẫn nhau và thúc đẩy nhau hoạt động
Trang 33-Kĩ năng xây dựng và duy trì bầu không khí tin tưởng lẫn nhau: Sự tin tưởng thể hiện ở những hành vi cởi mở và chia sẻ, chấp nhận và ủng hộ những ý muốn hợp tác Khi đánh giá hành vi được tin tưởng của một HS, điều quan trọng cần nhớ là sự chấp nhận và ủng hộ của một người đối với những đóng góp của các thành viên khác không
có ý nghĩa là người đó phải đồng ý với mọi điều mà những người khác nói ra Một cá nhân có thể bộc lộ sự chấp nhận và ủng hộ trước sự cởi mở và chia sẻ với người khác trong khi vẫn nói lên các ý tưởng khác cũng như các quan điểm thậm chí đối lập Đây là một điểm quan trọng trong việc xây dựng và duy trì sự tin tưởng lẫn nhau
-Kĩ năng kèm cặp nhau trong học tập: Các kĩ năng này sẽ được rèn luyện thông qua hàng loạt các vai trong tình huống học tập hợp tác do GV xây dựng và HS thực hiện -Kĩ năng lãnh đạo: Khả năng lãnh đạo được định nghĩa là sự thể hiện những hành động giúp cho nhóm hoàn thành các nhiệm vụ
-Kĩ năng tư duy phê phán: Những xung đột giữa các tư tưởng, ý kiến, kết luận,
lý thuyết, lời giải và phương pháp giải toán, gây ra những cuộc tranh luận là một chìa khoá quan trọng của học tập hợp tác
*Các bước rèn luyện kỹ năng hợp tác cho HS
Bước 1 Tạo ra bối cảnh hợp tác: tức là làm cho HS nhận thức được sự phụ
thuộc lẫn nhau và quan tâm đến sự vui buồn của người khác
Bước 2 Xây dựng và tổ chức các cuộc tranh luận về kiến thức Tạo ra những
mâu thuẫn về nhận thức để HS có cơ hội rèn luyện tư duy phê phán
Bước 3 Dạy cho HS cách thoả thuận
Bước 4 Dạy cho HS cách hoà giải
Tiến hành rèn luyện kĩ năng hợp tác cho HS: GV chọn một số kĩ năng quan trọng cần quan sát, cử ra HS làm nhiệm vụ cụ thể trong vai trò của nhóm mình như: Nhóm trưởng, thư kí, quan sát viên, sau đó GV quan sát và can thiệp khi cần thiết Những
HS được cử làm quan sát viên đánh giá xem các bạn trong lớp, nhóm đã thể hiện những kĩ năng hợp tác như thế nào GV tổ chức cho HS nhận xét nhóm, sử dụng các quan sát viên như một nguồn phản hồi Nhận xét toàn lớp, tóm tắt thông tin phản hồi
Trang 34từ những dữ liệu quan sát được của GV Các thành viên trong nhóm đặt ra các mục tiêu trong việc thể hiện các kĩ năng hợp tác ở lần hoạt động nhóm tiếp theo [22]
1.2 Nhu cầu và sự hiểu biết của giáo viên và học sinh phổ thông tại thành phố Hải Phòng về phương pháp dạy học hợp tác
1.2.1 Nhu cầu và sự hiểu biết của giáo viên thành phố Hải Phòng về phương pháp dạy học hợp tác
Điều tra nhu cầu và sự hiểu biết của GV đối với PPDH hợp tác Trên cơ sở
đó đề ra các phương thức nhằm trang bị kiến thức cho GV về PPDH hợp tác
Điều tra được thực hiê ̣n vào th áng 09 năm 2010 tại một số trường tại thành
phố Hải Phòng:
+ Trường THPT Lê Quý Đôn
+ Trường THPT Thái Phiên
+ Trường THPT Hải An
Bảng 1.1: Bảng thống kê số trường, số giáo viên tham gia điều tra
0đ 45s 0
Trang 35Phân tích kết quả điều tra:
+ 100% GV được điều tra cho biết chưa từng được tập huấn về PPDH hợp tác Chỉ có 3 GV đã tập huấn về hình thức dạy học theo nhóm do Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hải Phòng tổ chức
+ Chỉ có 20 GV trả lời đúng câu hỏi 2: “Một lớp học hợp tác đảm bảo các yếu
tố nào?”
25 GV trả lời chưa chính xác câu 2 (tức là họ chọn một số yếu tố trong 5 yếu
tố đã nêu , trong khi đó đáp án đúng là cả 5 yếu tố trên)
+ Có từ 40% đến 70% GV trả lời các câu 7, 8, 9, 10, 11, 12 chọn đáp án: Chưa biết, phân vân hoặc không biết
+ 100% GV cho rằng cần thiết phải dạy cho HS những kỹ năng hợp tác
Trang 36+ Để tạo ra những tình huống nhằm giúp HS rèn luyện các kỹ năng hợp tác thì 100% GV cho rằng có tạo ra tình huống nhưng không thường xuyên
+ Về những khó khăn mà GV gặp khi áp dụng học hợp tác trong lớp họ phụ trách có :
* 7 GV cho rằng nhà trường chưa khuyến khích
* 17 GV cho rằng HS không tích cực tham gia
* 21 GV cho rằng họ gặp khó khăn trong việc soạn giáo án và tổ chức lên lớp theo phương pháp trên
+ Có 100% GV có quan niệm chưa chính xác về phương pháp dạy học hợp tác
+ Có 100% GV trả lời chưa chính xác câu hỏi: “Nêu sự giống nhau và khác
nhau giữa dạy học hợp tác và dạy học theo nhóm” Trong đó có 15 GV không trả
lời và 30 GV có trả lời nhưng chưa đầy đủ hoặc không đúng
Qua kết quả điều tra chúng tôi nhận thấy rằng:
+Đối với GV: Hầu hết GV được điều tra đều mong muốn được tìm hiểu và vận dụng PPDH hợp tác vào dạy học tại lớp mình, tuy nhiên sự hiểu biết của họ về PPDH hợp tác còn nhiều phiến diện
1.2.2 Nhu cầu và sự hiểu biết của học sinh thành phố Hải Phòng về phương pháp dạy học hợp tác
Điều tra nhu cầu và sự hiểu biết của HS (học sinh đại trà ) đối với PPDH hợp tác Trên cơ sở đó đề ra các phương thức trang bị cho HS các kiến thức về PPDH hợp tác
Thời gian điề u tra: Thực hiê ̣n vào tháng 09 năm 2010 tại một số trường tại thành phố Hải Phòng:
+ Trường THPT Lê Quý Đôn
+ Trường THPT Thái Phiên
+ Trường THPT Hải An
Trang 37Bảng 1.3: Bảng thống kê số trường, số học sinh tham gia điều tra
Trang 38Phân tích kết quả điều tra:
+ Về nhận thức và thái độ của HS đối với việc học hợp tác (câu hỏi 1)
Có 416 HS chiếm 92,4% mong muốn thường xuyên được học hợp tác + Về khả năng tự khẳng định mình
* Có 205 HS chiếm 45,6 % HS mạnh dạn nêu ý kiến riêng của mình
(câu hỏi 25)
* Có 384 HS chiếm 85,3% HS có cơ hội thể hiện khả năng của mình
(câu hỏi 26)
* Có 330 HS chiếm 73,3% HS biết tự đánh giá khả năng của mình.(câu hỏi 27)
* Có 396 HS chiếm 88% HS biết đánh giá khả năng của bạn khác.(câu hỏi 28)
+ Về trách nhiệm cá nhân đối với nhóm (Câu hỏi 5 và 22)
* Có 445 HS chiếm 98.8 % HS cho rằng có đóng ý kiến cho nhóm, tuy nhiên chỉ có 45,6% HS thường xuyên có đóng góp ý kiến cho nhóm
* Có 329 HS chiếm 73,1% HS cho rằng mọi thành viên trong nhóm phải có đóng góp ý kiến cho nhóm
+ Về các kỹ năng giao tiếp trong quá trình học hợp tác nhóm :
Trang 39* 78% HS thường xuyên lắng nghe khi bạn mình đưa ra ý kiến
* 50,4% HS sau khi trình bày, hỏi lại bạn xem có hiểu ý mình không (câu hỏi 17)
* 90% HS sẵn sàng trao đổi, giải thích lại câu hỏi cho bạn nếu được yêu cầu
* 51% HS thường xuyên tóm tắt ý kiến bạn trình bày (câu hỏi 19)
* 75% HS thường xuyên yêu cầu bạn nhắc lại, giải thích lại khi chưa rõ (câu hỏi 16)
* 75% HS thường xuyên tìm mọi cách để bạn hiểu ý mình (câu hỏi 11)
* 33.5% HS thường xuyên có đề nghị nhóm để bạn học yếu hơn cũng được trình
bày ý kiến (câu hỏi 20)
* 31.5% HS đôi khi còn ngắt lời của bạn khi bạn đang nói không giống với suy
nghĩ của mình (câu hỏi 18)
+ Về câu hỏi ý kiến khác của em, có 38% HS không trả lời, 62% có trả lời và hầu hết các em rất mong muốn được thầy, cô của mình tổ chức các tiết học hợp tác Qua kết quả điều tra chúng tôi nhận thấy rằng:
+Đối với HS: HS cảm thấy hứng thú khi được GV tổ chức dạy học hợp tác và mong muốn được GV tổ chức nhiều giờ học hợp tác hơn, tuy nhiên các em chưa nắm rõ các kỹ năng hợp tác
1.3 Dạy học nội dung giải bài tập hình học lớp 10
1.3.1 Mục tiêu của bài tập hình học 10
Theo GS Nguyễn Bá Kim: “Bài tập toán học là giá mang hoạt động học tập của HS ” Giải bài tập là mục đích của việc dạy học toán Nếu biết khai thác tốt hệ
thống bài tập sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thể hiện tốt quan điểm “cần tổ
chức cho HS học tập trong HĐ và bằng HĐ tự giác, tích cực, sáng tạo được thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu ” [19, tr.21]
Bài tập Toán học có vai trò đặc biệt quan trọng trong môn toán ở trường phổ thông Giải bài tập toán là hình thức chủ yếu của hoạt động toán học Thông qua giải bài tập , HS phải thực hiện những hoạt động như nhận dạng , thể hiện các khái niê ̣m, định nghĩa, định lý, qui tắc hay phương pháp, những hoạt động toán học
Trang 40phức hợp, những hoạt động trí tuệ chung , những hoa ̣t đô ̣ng trí tuê ̣ phổ biến trong toán học
Vị trí của bài tập toán học : Giải toán là hình thức chủ yếu của hoạt động toán học, giúp học sinh nắm vững tri thức, phát triển tư duy, hình thành kỹ năng, kỹ xảo và ứng dụng toán học vào thực tiễn
Chức năng của bài tâ ̣p toán ho ̣c là: dạy học, giáo dục, phát triển và kiểm tra
Có thể dạy học giải bài tập hình học 10 theo các trình tự sau:
+ HĐ 1: Tìm hiểu nội dung bài toán
+ HĐ 2: Xây dựng chương trình giải toán
+ HĐ 3: Thực hiện chương trình giải
+ HĐ 4: Kiểm tra đánh giá và nghiên cứu lời giải
Thông qua các HĐ này, GV nên chú ý không chỉ dạy tri thức mà còn dạy phương pháp, quan trọng là dạy cho HS cách tự mình tìm tòi ra lời giải bài toán Điều đó không những giúp cho HS học được tri thức từ bài toán mà còn có được nhiều kinh nghiệm trong giải toán, tự khám phá, tự chinh phục giúp HS càng tự tin hơn trong học tập
Do đặc thù của PPDH hợp tác, không phải bất kỳ bài toán nào, nội dung nào cũng có thể thiết kế tình huống tạo ra nhu cầu cần hợp tác Vì vậy, tuỳ theo nội dung và mục tiêu dạy học mà GV thiết kế tình huống học tập hợp tác cho phù hợp
* Chương 1:
Chương này bao gồm những kiến thức về vectơ và các phép toán vectơ, sẽ được áp dụng trong chương trình Hình học của cả ba lớp 10, 11 và 12 Học xong chương này, HS phải đạt được các yêu cầu sau đây:
1) Nắm được các khái niệm: vectơ, sự bằng nhau của các vectơ, tổng và hiệu của
hai vectơ, tích của một vectơ với một số
2) Nắm được các tính chất của các phép toán vectơ và sử dụng các tính chất đó
trong các tính toán và biến đổi các đẳng thức vectơ
3) Biết phát biểu một số sự kiện cơ bản của Hình học bằng ngôn ngữ vectơ như:
trung điểm của đoạn thẳng, trọng tâm của tam giác, điều kiện để hai đường thẳng