1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoá luận tốt nghiệp vận dụng phương pháp dạy học hợp tác và phương pháp đàm thoại trong dạy học giải toán có lời văn lớp 4

67 1K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 139,09 KB

Nội dung

Hợp tác giữ vai trò quan trọng tạo nên thành công trong mọi mặt hoạt động,phát triển một số năng lực của con người, đáp ứng NHỮNG THÁCH THỨC CỦA CUỘC SONG , TRONG ĐÓ CỎ NĂNG LỰC TƯƠNG TÁ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC su PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIEU

HỌC

===%DIŨ3O3===

VŨ THỊ THU

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC • • • • HỢP TÁC VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÀM THOẠI TRONG DẠY HỌC GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN

LỚP 4

KHÓA LUẬN TỎT NGHIỆP ĐẠI

HỌC • • • •

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Toán Tiếu học

Ngưòi hướng dẫn khoa học

ThS PHẠM HUYÈN TRANG

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Vũ Thị Thu

Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy, cô giáo trongkhoa Giáo dục tiểu học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình làm khóaluận này.Đặc biệt tôi xin bày tỏ làng cảm ơn sâu sắc đến cô Phạm Huyền Trang -người đã trực tiếp hướng dẫn, chi bảo tận tình để tôi có thể hoàn thành khóa luận.Trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận, dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian

và năng lực có hạn nên vẫn chưa đi sâu khai thác hết được, vẫn còn nhiều thiếu sót vàhạn chế Vì vậy, tôi mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô và cácbạn

Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên

Đe tài khóa luận: “Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác và phương pháp đàmthoại trong dạy học giải toán có lời văn lớp 4” được tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của

cô giáo Phạm Huyền Trang Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cánhân tôi Ket quả thu được trong đề tài là hoàn toàn trung thực và không trùng với kếtquả nghiên cứu của các tác giả khác

Neu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!

Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐÀU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Đối tượng nghiên cứu 3

4 Phạm vi, khách thê nghiên cứu 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Giả thuyết khoa học 3

8 Cấu trúc khóa luận 3

NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1: CO SỎ LÝ LUẬN VÀ THỤ C TIỀN 5

1.1 C ơ sở lí luận 5

1.1.1 Khái niệm phương pháp dạy học 5

1.1.2 Một số vấn đề về phương pháp dạyhọc hợp tác, đàm thoại 6

1.1.3 Một số vấn đề về dạy - học giải toán có lời văn ở lớp 4 19

1.1.4 Đặc điểm tâm lí của HS lớp 4 24

1.2 Cơ sở thực tiễn 25 1.2.1 Mục đích 25

1.2.2 Nội dung 26

1.2.3 Phương pháp điều tra 26

1.2.4 Kết quả điều tra 26

CHƯƠNG 2: VẶN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC, PHƯƠNG PHÁP ĐÀM THOẠI TRONG DẠY HỌC GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN LỚP 4 .31

2.1 Nguyên tắc vận dụng phương pháp đàm thoại và hợp tác trong dạy học giải

Trang 4

toán có lời văn ở lớp 4

31 2.1.1 Phải xác định rõ mối quan hệ và nhiệm vụ của GV và HS trong quá trình dạy học

31 2.1.2 Tạo nhu cầu và hứng thú cho HS 31

2.1.3 Tạo môi trường học tập cho HS có điều kiện thuậnlợi để thảo luận trao đổi ý tưởng của mình vứi bạn bè và GV 32

2.1.4 GV phải thường xuyên chủ động trong việc điều khiển hoạtđộng nhận thức củaHS 32

2.1.5 Thường xuyên kiêm tra đánh giá và giúp HS tự kiêm tra đánh giá 32

2.1.6 Coi trọng những kiến thức và kinh nghiệm đã có của người học 33

2.2 Một số biện pháp hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng dạy học hợp tác và đàm thoại 33

2.2.1 Bồi dưỡng một số kĩ năng trong dạy học hợp tác và đàm thoại cho 33

GV vàHS 33

2.2.2 Hỗ trợ phương pháp dạy học hợp tác thông qua phiếu giao việc, phiếu hồtrợ học tập 35

2.3 Thiết kế bài dạy vận dụng phương pháp đàm thoại, hợp tác trong dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4 40

CHƯƠNG 3: THỤC NGHIỆM su PHẠM 50

3.1 Mô tả thực nghiệm 50

3.1.1 Mục đích, nguyên tắc thực nghiệm 50

3.1.2 Đối tượng và địa bàn 50

3.1.3 Nội dung thực nghiệm 51

3.1.4 Thời gian và tiến trình thực nghiệm 51

3.1.5 Chẩn bị thực nghiệm 51

Trang 5

3.2 Tổ chức thực nghiệm 52

3.2.1 Tiến hành thực nghiệm 52

3.2.2 kết quả thực nghiệm 52

KÉT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

MỞ ĐÀU

1 Lí do chọn đề tài

Con người đang sống trong thời đại có nền văn minh tiên tiến, thời đại mà cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ thông tin phát triên như vũ bão, đòi hởi người lao động cần phải có trình độ chuyên môn cao, năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đồ nhanh gọn, sáng tạo Vì vậy, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là việc

mà mỗi quốc gia đều quan tâm Xuất phát từ yêu cầu đào tạo con người mới của xã hội, ngành giáo duc và đào tạo đã từng bước thực hiện việc đôi mới một cách toàn diện từ mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trong nhà trường Trong

xu hướng đó, thì việc đổi mới phương pháp dạy học là một nhu cầu cấp thiết

Trên thực tế, bậc Tiểu học là bậc học nền tảng, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa Trong chương trình Toán ở Tiêu học, giải toán có lời văn là mạch kiến thức tông hợp của các mạch kiến thức toán học, bao gồm các loại toán về số học, các yếu tố đại số, các yếu tố hình học và đo đại lượng Có thê nói toán có lời văn là cầu nối các mạch kiến thức này, đặc biệt còn là cầu nối giữa toán học và thực tế đời sống, giữa toán học với các môn học khác Thông qua giải toán có lời văn, HS đi sâu vào lập luận, tìm lời giải với những lập luận chặt chẽ của mình Giúp HS nâng cao năng lực suy nghĩ, thúc đây HS phát triển sự thông minh sáng tạo, rèn luyện kĩ năng đọc, viết, diễn đạt, tính toán cho HS và làm cho quá trình rèn luyện tư duy ở HS diễn đạt một cách tự nhiên, mang lại hiệu quả cao

Tuy nhiên đó cũng là một nội dung khó, đặc biệt là giải toán có lời văn lớp 4 Ớ lớp 3 các em đã nắm vững cách giải một bài toán có lời văn xong đó chỉ là các bài toán

Trang 6

hợp vận dụng trực tiếp các phép tính, nhưng lên lớp 4 các em được tiếp xúc với các bàitoán điển hình do vậy các em gặp không ít khó khăn và dần tới việc giải sai bài toán Vìvậy nếu không đổi mới phương pháp dạy học thì có thể dẫn đến tình trạng truyền thựmột chiều, HS không hiêu cốt lõi của vấn đề Đê giải quyết mâu thuần trên đây ngườithầy cần tăng cường giao lưu giữa thầy và trò trong quá trình dạy học GV cần khéo léođặt hệ thống câu hỏi để HS trả lời nhằm gợi mở cho HS sáng tỏ những vấn đề mới; tựkhai phá những tri thức mới bằng sự tái hiện những tài liệu đã học hoặc từ những kinhnghiệm đã tích luỹ được trong cuộc sống, nhằm giúp HS củng cố, mở rộng, đào sâu,tổng kết, hệ thống hoá những tri thức đã tiếp thu được và nhằm mục đích kiểm tra, đánhgiá và giúp HS tự kiểm tra, tự đánh giá việc lĩnh hội tri thức Đó là lý do chúng ta cầnvận dụng phương pháp đàm thoại trong dạy học giải toán có lời văn.

Đe trong dạy học giải toán có lời văn lớp 4 đạt được hiệu quả tối ưu thì việcgiao lưu giữa thầy và trò thôi là chưa đủ mà cần phải có thêm sự trao đổi giữa các HS,các nhóm HS với nhau Và dạy học hợp tác giải quyết được yêu cầu này trong dạy học.Dạy học hợp tác là một trong những phương pháp dạy học tích cực theo xu hướng dạyhọc không truyền thống, góp phần thực hiện định hướng đôi mới phương pháp dạy học

ở nước ta Hợp tác giữ vai trò quan trọng tạo nên thành công trong mọi mặt hoạt động,phát triển một số năng lực của con người, đáp ứng NHỮNG THÁCH THỨC CỦA CUỘC SONG ,

TRONG ĐÓ CỎ NĂNG LỰC TƯƠNG TÁC , HÒA ĐÔNG VỚI NHIỀU NHÓM XÃ

Không những thế việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác, phương pháp đàmthoại trong dạy học toán, đặc biệt là việc dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4 giúp HS

tự giác, tích cực tìm tòi, suy nghĩ, phát hiện những tri thức mới Giúp các em HS nắmchắc kiến thức, rèn luyện kĩ năng tư duy học tập và nêu ra ý tưởng nhanh chóng Trênthực tế, đã có nhiều GV sử dụng hai phương pháp này trong quá trình giảng dạy Tuynhiên, việc sử dụng vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn do chưa được thựchiện một cách đúng mức vấn đề đặt ra là sử dụng phương pháp dạy học hợp tác và

Trang 7

phương pháp đàm thoại như thế nào trong dạy học giải toán có lời văn đê phát huy tínhtích cực học tập của HS và nâng cao chât lượng dạy học.

Để góp phần cho việc dạy và học nội dung toán có lời văn trong chương trìnhlớp 4 đạt hiệu quả, tôi chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác và phươngpháp đàm thoại trong dạy học giải toán có lời văn lớp 4 ở Tiểu học”

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về phương pháp dạy học hợp tác và phương

pháp đàm thoại, nghiên cứu nội dung dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4 đê đề xuấtbiện pháp vận dụng phương pháp hợp tác và phương pháp đàm thoại trong dạy học giảitoán có lời văn cho HS lớp 4

3 Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp vận dụng phương pháp hợp tác và phương pháp đàm thoại trongdạy học giải toán có lời văn lớp 4 ở Tiêu học

4 Phạm vi, khách thể nghiên cứu

- Phạm vi: Do thời gian có hạn nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại ởviệc vận dụng phương pháp hợp tác và đàm thoại trong dạy học giải toán có lời văn lớp4

- Khách thể: Nghiên cứu quá trình dạy học giải toán có lời văn lớp 4

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của phương pháp hợp tác và phương phápđàm thoại trong dạy học giải toán có lời văn lớp 4

- Vận dụng phương pháp hợp tác và phương pháp đàm thoại trong dạy học giảitoán có lời văn ở lớp 4

- Thực nghiệm sư phạm

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lí luận và phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp quan sát

7 Giả thuyết khoa học

Trang 8

Neu vận dụng đúng các biện pháp vận dụng phương pháp đàm thoại và hợp táctrong dạy học giải toán có lời văn lớp 4 thì chất lượng dạy học môn học sẽ được nângcao.

8 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận khóa luận gồm 3 chương:

Chưo’ng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn.

Chưo'ng 2: Vận dựng phương pháp hợp tác và phương pháp đàm thoại trong

dạy học giải toán có lời văn cho HS lớp 4

Chưo'ng 3: Thực nghiệm sư phạm.

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CO SỞ LÝ LUẬN VÀ THỤC TIỄN

1.1 Co’ sở lí luận.

1.1.1 Khái niệm phưong pháp dạy học.

Thuật ngữ phương pháp dạy học bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp là “Mesthodos” cónghĩa là con đường và cách thức hoạt động nhằm đạt được mục đích dạy học TheoHeghen “Phương pháp là ý thức về hình thức của sự tự vận động bên trong của nộidung” Định nghĩa này chứa đựng nội hàm sâu sắc Phương pháp dạy học được hiểutheo nghĩa chung nhất là cách thức đạt tới mục tiêu, là hoạt động được sắp xếp theo mộttrật tự nhất định

Có nhiều khái niệm về phương pháp dạy học như sau:

Theo Nguyễn Ngọc Quang (1970): “Phương pháp dạy học là cách thức làm việccủa thầy và trò trong sự phối hợp thống nhất và dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm làm chotrò tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích dạy học”

Theo Trần Bá Hoành (2002): “Phương pháp dạy học là con đường, cách thức GVhướng dẫn, tô chức chỉ đạo các hoạt động học tập tích cực, chủ động của HS nhằm đạtcác mục tiêu dạy học”

Theo nhóm tác giả Hà Thế Ngữ, Phạm Thị Diệu Vân, đã quan niệm:

“Phương pháp dạy học là tô hợp các cách thức hoạt động của thầy và trò đượctiến hành trong quá trình dạy học, nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học”

Trang 9

Từ những quan điểm trên, ta có thể hiểu phương pháp dạy học là phương phápđược xây dựng và vận dụng vào một quá trình cụ thê - quá trình dạy học Đây là quátrình đặc trưng bởi tính chất hai mặt, nghĩa là bao gồm hai hoạt động: hoạt động củathầy và hoạt động của trò Hai hoạt động này tồn tại và được tiến hành trong mối quan

hệ biện chứng Hoạt động của thầy đóng vai trò chủ đạo - điều khiên, hoạt động của trò

có vai trò tích cực, chủ động - tự điêu khiên, tự tô chức

1.1.2 Một số vấn đề về ph ương pháp dạy học họp tác, phương pháp đàm thoại.

1.1.2.1 Phương pháp dạy học hợp tác.

a.Khái niệm phương pháp dạy học hợp tác.

Thuật ngừ “dạy học hợp tác”

Trong cuốn “Lí thuyết phương pháp dạy học” của Đặng Thành Hưng có viết:

Thuật ngữ " DẠY HỌC HỢP TÁC ” CHỈ KIÊU DẠY HỌC NHẰM GIÚP NGƯỜI HỌC TIẾN HÀNH HỌC TẬP THEO CHIẾN LƯỢC HỢP TÁC , TỨC LÀ DẠY NGƯỜI HỌC “ HỌC TẬP HỢP TÁC ” Theo đó,

các nhóm nhỏ được tô chức nhằm thực hiện những phương thức học tập hợp tác của họcsinh, trong đó HS phân chia công việc với nhau, tương trợ nhau, động viên, phê phánnhau cùng nỗ lực và đóng góp nhằm giải quyết công việc chung của nhóm và cùng chấpnhận điểm đánh giá chung dành cho nhóm - gọi là NHÓM HỢP TÁC

Theo PGS.TS Trần Kiều và một số tác giả khác, dạy học hợp tác được hiểu làphương pháp dạy học trong đó lớp học được phân chia thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6người Tùy vào mục đích sư phạm hay yêu cầu cua các vấn đề học tập mà nhóm đượcchia một cách ngẫu nhiên hoặc có chủ định, được duy trì ổn định trong cả tiết hay thayđổi trong từng hoạt động, từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ haynhiều nhiệm vụ khác nhau, thực hiện trong một thời gian nhất định đổ đạt được hiệuquả học tập nhất định

Theo các tài liệu của dự án phát triển GV Tiểu học, dạy học hợp tác là một hoạtđộng trong đó GV tô chức cho HS hoạt động hợp tác với nhau trong nhóm nhằm đạtđược mục tiêu học tập Ở đây, dạy học hợp tác lại được hiểu là một hoạt động mà GV tồchức cho HS nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập theo nhóm

Trang 10

Học tập hợp tác.

Dưới đây là định nghĩa về học tập hợp tác của David và Roger Johnson, hai nhàtâm lý học, giáo dục học nổi tiếng, những người đã có những đóng góp lớn trong việcnghiên cứu và phát triên phương pháp này:

“Học tập hợp tác là một loại hình cụ thê của học tập tích cực, là một phương pháp giảng dạy chính thức, trong đó HS làm việc cùng nhau trong các nhóm nhỏ đê đạt được một mục tiêu học tập chung ”

Có ít nhất 4 loại nhóm khác nhau được phân biệt bởi mức độ gắn kết trongnhóm 4 cấp độ đó là :

Nhóm sơ giản (pseudo groups) :

Là nhóm mà ở đó các thành viên được yêu cầu làm việc với nhau nhưng thực sự

họ không có hứng thú làm việc đó Vì thế hiệu quả công việc thường không bằng hiệuquả thực hiện của từng người

Nhóm truyền thống (traditional groups) :

Là loại nhóm mà ở đó các thành viên đồng ỷ làm việc cùng nhau nhưng họ chưathực sự thấy hoặc ít thấy lợi ích của cách làm việc theo nhóm Ket quả là chỉ một sốngười được hưởng lợi từ cách làm việc này, số còn lại lại thấy rằng họ sẽthực hiện công việc tốt hơn khi làm một mình

Nhóm hợp tác (cooperative groups) :

Là nhóm mà ở đó các thành viên tự nguyện hợp tác với nhau nhằm thực hiệnnhững mục tiêu chung có lợi cho toàn nhóm cũng như cho bản thân họ Các thành viêntrong nhóm chia sẻ, động viên, giúp đỡ lần nhau về vấn đề hoàn thành nhiệm vụ chung.Thông qua hoạt động nhóm, các thành viên có thể phát triển nhiều kỹ năng khác nhau,trong đó đặc biệt quan trọng là kỹ năng làm việc và học tập trong tập thể Ket quả làtổng sản phẩm mà họ thu được bao giò' cũng lớn hơn những gì mà một cá nhân trongnhóm có thể làm

Nhóm hợp tác cấp độ cao (high performance cooperative group)

Trang 11

Là nhóm mà ở đó tập hợp được tất cả những tiêu chí cần đạt được của một nhómhọc tập hợp tác, thậm chí kết quả của sự hợp tác nhóm còn tốt hơn mong đợi và tìnhđoàn kết giữa các thành viên trong nhóm thông qua quá trình làm việc được xây dựng

Trong dạy học hợp tác theo nhóm, HS có cơ hội bộc lộ và thê hiện mình vê cácmặt giao tiếp, làm việc hợp tác cũng như có cơ hội rèn luyện, phát triển các kĩ năng

về các mặt đó Đặc biệt, một số em HS có những nhược điểm nhút nhát hay khả năngdiễn đạt kém sẽ có điều kiện rèn luyện, tập dượt, từng bước khẳc phục nhược điểm,khẳng định được mình trong tập thể

Dạy học hợp tác theo nhóm tạo điều kiện cho HS học hởi lẫn nhau, hình thành vàphát triên các mối quan hệ qua lại trong các em góp phần đem lại bầu không khí đoànkết, giúp đờ, tin tưởng lần nhau trong học tập

Hiệu quả của hoạt động nhóm phụ thuộc vào hoạt động của từng thành viêntrong nhóm Neu có HS nào có thái độ xấu, bất hợp tác hay quá yếu kém, không hoàn

Trang 12

thành được phần việc của mình đều dẫn đến kết quả không tốt hay sự chậm trễ chungcủa cả nhóm.

Trong dạy học hợp tác theo nhóm, yêu cầu về đánh giá, xử lí thông tin từ phía

HS của GV cũng cao hơn vì trong một thời gian ngắn, GV thu nhận được nhiều thôngtin đa dạng từ các nhóm, cá nhân HS và những thông tin này đều phải xử lí, đưa ranhững kết luận phản hồi ngay

Trong dạy học hợp tác theo nhóm, với trường hợp lớp quá đông HS dẫn đến sốcác nhóm là nhiều, việc bao quát, kiêm soát các mặt, giúp đở từng nhóm hoạt động hiệuquả cũng như trình bày, phản ánh tốt kết quả hoạt động của nhóm sẽ là khó khăn lớn đốivới GV

- Bản chất.

Phương pháp dạy học hợp tác là phương pháp dạy học tích cực nhằm hình thành

ở HS khả năng giao tiếp bằng miệng, khả năng hợp tác, khả năng thích ứng và khả năngđộc lập suy nghĩ, HS phải trao đôi với nhau, chia sẻ kinh nghiệm đê hình thành kiếnthức, kĩ năng

Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều được hoạt động tích cực, không thể ỷ lạivào một vài thành viên năng động và nôi trội nào trong nhóm Nhóm sê tự bầu nhómtrưởng nếu cần Các thành viên trong nhóm sẽ thay phiên nhau làm nhóm trưởng Sựlãnh đạo của nhóm trưởng là rất quan trọng Nhiệm vụ chính của nhóm trưởng là phát

Trang 13

huy tinh thần trách nhiệm và những sáng kiến của các thành viên Dưới sự chi huy, điềukhiển của nhóm trưởng, các thành viên trong nhóm sẽ giúp nhau giải quyết vấn đề trongkhông khí thi đua với các nhóm khác Ket quả là việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vàokết quả chung của lớp.

- Phân loại nhóm.

a.Phân loại dựa vào số lượng: gồm có nhóm nhỏ và nhóm lớn.

+ Học tập theo nhóm nhỏ: số lượng HS trong mồi nhóm ít, cụ thê hai hoặc bangười hoặc bốn đến sáu người một nhóm

Ưu điêm: mỗi cá nhân đều phải nỗ lực, đều được giao một nhiệm vụ và toànnhóm phải phối hợp với nhau đổ hoàn thành công việc chung Thông qua sự hợp tác,nghiên cứu, thảo luận trong nhóm, ý kiến của mỗi cá nhân sẽ được khăng định, điềuchỉnh hay bác bỏ Qua đó sẽ tạo được hứng thú và sự tìm tòi trong học tập, tạo điều kiệncho các em rèn luyện năng lực làm việc theo nhóm

Nhược điểm: đôi khi gây mất trật tự và có thể vần có một số thành viên ỷ lại.+ Học tập theo nhóm lớn: “nhóm trong nhóm”, hình thức chủ yếu là vòng trònbên ngoài bao quanh vòng tròn bên trong Những người ngồi vòng tròn bên trong thảoluận một vấn đề nào đó, những người ở vòng tròn bên ngoài quan sát, kết quả được thuthập, ghi chép sau đó đổi vị trí cho nhau Loại hình nhóm này ít được vận dụng hơn

b Phân loại dựa vào nhiệm vụ được giao.

Gồm có nhóm đồng việc (tất cả các nhóm đều thực hiện chung một nhiệm vụ) vànhóm khác việc (mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ khác nhau phục vụ cho bài học)

- Cách chia nhóm.

Tuy thuộc vào nội dung học tập, mức độ khó, dễ của các nhiệm vụ học tập vàtrình độ của HS mà có các cách chia nhóm khác nhau, thường có các cách chia nhómsau:

a, Chia ngẫu nhiên: thường được tiến hành khi không cần sự phân biệt giữa cácđối tượng HS, nhiệm vụ không khác nhau nhiều về nội dung, ít có sự chênh

lệch về mức độ cùng chung yêu cầu GV có thể chia theo tô, theo bàn _Cách chi

Trang 14

này có ưu điểm là HS không phải di chuyển, hạn chế mất trật tự.

b, Chia theo trình độ: gồm chia thành nhóm có cùng trình độ và nhóm khác trìnhđộ

+ Nhóm cùng trình độ: được áp dụng khi cần có sự phân hoá về mức độ khó, dễcủa nội dung bài học cho từng đối tượng, thường chia thành bốn nhóm: giỏi, khá, trungbình và yếu GV có thê có những yêu cầu khác nhau đối với từng nhóm trong cách giảiquyết cùng một nhiệm vụ học tập, và có thể gợi ý cho nhóm yếu, đưa ra yêu cầu caohơn cho những nhóm khá, giỏi

ưu điểm: tác động đến từng đối tượng trong lớp, khuyến khích, động viêncác em, tạo hứng thú học tập cho cả lớp

Nhược điêm: việc đánh giá đúng trình độ của HS đê chia vào các nhóm là rấtkhó khăn và phải thận trọng vì trình độ của HS có thể thay đổi theo thời gian và đôi khiranh giới chưa rõ ràng Neu cho HS khá vào nhóm yếu, các em đó không cần cố gắnghoặc các HS yếu sẽ ỷ lại Một nhược điêm nữa là về mặt tâm lí đòi hỏi GV phải hết sứckhéo léo, tránh tâm lí tự ti cho nhóm kém và tự kiêu cho nhóm giỏi

+ Chia nhóm khác trình độ: thường đuợc sử dụng khi nội dung hoạt động dạyhọc cần có sự hỗ trợ lẫn nhau Ví dụ: khi tổ chức thực hành ngoài lớp học, ôn tập, vậndụng kiến thức vào thực tế Trong trường hợp này, vai trò của nhóm trưởng rất quantrọng, đê phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm

c, Chia nhóm theo sở trường: thường được tiến hành trong các buôingoạikhoá, mỗi nhóm gồm những HS có cùng sở trường, hứng thú

Tóm lại, có nhiều cách chia nhóm khác nhau, mồi cách đều có ưu và nhượcđiểm riêng, GV phải cân nhắc dựa vào mục tiêu bài học, loại bài học, không gianhọc tập, trình độ, sở trường của HS đê chọn cách chia nhóm phù hợp

- ưu điêm của phương pháp dạy học hợp tác:

Dạy học hợp tác theo nhóm là một hoạt động tích cực:

+ Đem lại cho HS cơ hội được sử dụng kiến thức và kĩ năng mà các em đượclĩnh hội và rèn luyện, thực hành các kĩ năng tư duy (so sánh, phân tích, tông hợp )

Trang 15

Dạy học hợp tác theo nhóm góp phần hình thành và phát triển các mối quan hệqua lại giữa các HS, đem lại bầu không khí đoàn kết, giúp đỡ, tin tưởng lẫn nhau tronghọc tập.

+ Tô chức cho HS học tập theo nhóm giúp các em nhút nhát, khả năng diễn đạtkém có điều kiện rèn luyện, tập dượt Từ đó khẳng định bản thân trong sự hấp dần củahoạt động hợp tác theo nhóm

+ Khi dạy học hợp tác theo nhóm, GV có dịp tận dụng các kinh nghiệm và sựsáng tạo của HS trong học tập

+ Cho phép HS được diễn đạt những ý tưởng, những khám phá của mình

+ Mở rộng suy nghĩ

- Hạn chế của phương pháp dạy học hợp tác.

Ngoài những ưu điêm kê trên, dạy học hợp

táccòntồntạinhữnghạnchế

Neu sử dụng dạy học hợp tác theo nhóm một

cáchtùytiện,khôngcósựlựa

Trang 16

chọn thích hợp sẽ không đạt được mục tiêu đề ra.

+ Trong hoạt động hợp tác theo nhóm chỉ có một số em tham gia, số còn lại íttham gia hoặc tham gia không tích cực

+ Nhóm có thể bị lạc hướng hoặc bị một cá nhân làm rối loạn

+ Các thành viên trong nhóm không lắng nghe ý kiến của nhau, có hiện tượnglấn át của nhau hoặc chấp nhận ý kiến của nhau một cách miễn cưỡng

+ Nhóm hoạt động tự do không ai điều khiên

+ Vai trò của các thành viên trong nhóm không thay đôi (chỉ 1,2 người thườngxuyên làm nhóm trưởng, thư kí, ) trong các buôi dạy học có sử dụng nhóm

c Quy trình của phương pháp dạy học hợp tác.

Bước 1: GV đưa ra chủ đề thảo luận

Bước 2: Tô chức thành lập các nhóm

Bước 3: Đe ra nhiệm vụ

Bước 4: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ

Bước 5: Đại diện các nhóm trình bày kết quả, nhận xét, bô sung, đánh gía

d.Một số lưu ỷ khi sử dụng phương pháp dạy học hợp tác.

- GV cần có trình độ chuyên môn sâu rộng, trình độ sư phạm vững vàng để tôchức, hướng dần các hoạt động theo nhóm của HS đê HS chiếm lĩnh tri thức bài học.Mặt khác, GV cần có sự chuẩn bị bài tốt, đầu tư công sức và thời gian HS cùng cần có

đủ đồ dùng học tập, tài liệu, dụng cụ cần thiết để thực hiện hoạt động theo nhóm

- Nhóm HS cần đồng đều về trình độ, nhiệm vụ đặt ra phải vừa sức và phù hợpvới nội dung bài học Có thê mỗi nhóm thảo luận một vấn đề

- Trong quá trình thảo luận, GV cần tạo ra không khí vui vẻ cởi mở tạo môitrường học tập hợp tác giữa trò - trò, trò - thầy từ đó HS sẽ là trung tâm của quá trìnhhọc tập

- GV phải theo dõi được hoạt động của các nhóm, có sự giúp đỡ kịp thời vớinhững nhóm gặp khó khăn và GV cần thu thập những thông tin phản hồi từ phía HS đê

có sự đánh giá chính xác nhất

Trang 17

- GV phải linh hoạt tổ chức các nhóm trao đổi, chất vấn tổng kết, đánh giá cáckết quả giúp HS nhận biết ý kiến đúng sai Sau đó GV khẳng định giải pháp tối ưu đểgiải quyết vấn đề bài học.

- Bàn ghế HS cần được thiết kế phù hợp với hoạt động nhóm, dễ di chuyển.Ngoài ra cần phải có đầy đủ phiếu học tập tranh, phù hợp với yêu cầu thảo luận Cóđược những trang thiết bị phục vụ học tập trên thì việc thảo luận thành công hơn

1.1.2.2 Phương pháp dạy học đàm thoại.

a.Khái niệm phương pháp dạy học đàm thoại.

Là phương pháp trong đó GV đặt ra những câu hỏi để HS trả lời hoặc có thểtranh luận với nhau và cả GV, qua đó lĩnh hội được nội dung bài học

b.Đặc điểm và bản chất của phương pháp dạy học đàm thoại.

mà họ lĩnh hội tri thức mới

+ Đàm thoại củng cố là phương pháp GV khéo léo đặt ra một câu hỏi hoặc hệthống câu hỏi nhằm giúp HS củng cố những tri thức cơ bản hoặc giúp họ mở rộng, đàosâu những tri thức đã thu lượm được

+ Đàm thoại tổng kết là phương pháp vấn đáp nhằm giúp HS khái quát, hệ thốnghoá những tri thức sau khi đã học một số bài, một chương, một bộ môn nhất định.+ Đàm thoại kiểm tra là phương pháp vấn đáp nhằm kiểm tra những tri thức đãhọc, đã được củng cố, khái quát, hệ thống hoá Qua câu trả lời của HS mà GV có thêđánh giá và họ tự kiêm tra, tự đánh giá những tri thức đã được lĩnh hội một cách kịpthời, nhanh gọn

Trang 18

- Dựa vào tính chất nhận thức của HS mà phân ra đàm thoại giải thích, minh hoạ,đàm thoại tái hiện, đàm thoại tìm tòi - phát hiện.

+ Đàm thoại giải thích - minh hoạ là phương pháp mà GV dặt ra những câu hỏiđòi hỏi HS giải thích và nêu lên dẫn chứng đê minh hoạ, làm sáng tỏ cho sự giải thíchcủa mình Trong câu trả lời của HS không chỉ đòi hỏi nhớ lại nội dung tri thức mà phải

có sự cấu trúc lại tri thức để có sự suy luận cần thiết

+ Đàm thoại tái hiện là phương pháp GV đặt ra những câu hỏi đòi hỏi HS phảinhớ lại những tri thức đã học và vận dụng chúng để giải quyết những nhiệm vụ học tậptrong hoàn cảnh đã biết

+ Đàm thoại tìm tòi - phát hiện là phương pháp mà GV đặt ra những câu hỏi cótính chất vấn đề gây cho HS gặp phải tình huống có vấn đề và qua đó họ có nhu cầuphải lĩnh hội tri thức mới đê giải quyết vấn đề đó

- Bản chất.

Phương pháp đàm thoại là phương pháp GV khéo léo đặt hệ thống câu hỏi đê HStrả lời nhằm gợi mở cho họ sáng tỏ những vấn đề mới; tự khai phá những tri thức mớibằng sự tái hiện những tài liệu đã học hoặc từ những kinh nghiệm đã tích luỹ được trongcuộc sống, nhằm giúp HS củng cố, mở rộng, đào sâu, tổng kết, hệ thống hoá những trithức đã tiếp thu được và nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá và giúp HS tự kiêm tra, tựđánh giá việc lĩnh hội tri thức

- Phân loại câu hỏi:

Tùy theo cơ sở phân loại mà có thê có những câu hỏi sau:

- Dựa theo nội dung, người ta phân theo câu hỏi giản đơn và câu hỏi phức

-Theo mục đích dạy học có thê phân ra câu hỏi định hướng, câu hỏi gợi mở

- Dựa theo chức năng, có thể phân ra câu hỏi phân tích - tổng hợp, câu hỏi sosánh, đối chiếu, câu hỏi hệ thống hóa tri thức, câu hỏi đòi hỏi sự cụ thê hóa tri thức

- Dựa theo mức độ tính chất hoạt động nhận thức của HS, có thê phân ra câu hởigiải thích, minh họa, câu hỏi tái hiện, câu hỏi có tính vấn đề

Trang 19

Câu hỏi có tính vấn đề là câu hỏi tạo cho HS gặp phải một tình huống có vấn đề,nghĩa là gây nên trạng thái tâm lí khi gặp phải mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều chưabiết nhưng muốn biết Câu trả lời cho câu hỏi có tính vấn đề chưa có trong tri thức đócủa HS, tạo nên tri thức mới Đê có tri thức đó, cần phải có hành động trí tuệ nào đómột quá trình tư duy có chủ đích nhất định.

Với những điều kiện sau, câu hỏi trở thành câu hỏi có tính vấn đề:

- Câu hỏi phải có mối liên hệ logic với những khái niệm đã lĩnh hội được trướcđây và những tri thức phải đặt trong tình huống nhất định

- Câu hỏi phải chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, câu hỏi phải gây nên sự ngạcnhiên, điều nghịch lí khi đối chiếu điều đã biết từ trước đối với điều đang học và khôngthỏa mãn với tri thức, kĩ năng, kĩ xảo trước đây và xuất hiện nhu cầu phải lĩnh hội trithức mới để giải quyết câu hỏi đang đặt ra

-Kĩ thuật đặt câu hỏi:

Việc sử dụng phương pháp đàm thoại phụ thuộc vào kĩ thuật đặt câu hỏi của GV.Biết đặt câu hỏi và tăng dần tính phức tạp, tính khó khăn của câu trả lời là một trongnhững kĩ năng sư phạm quan trọng và cần thiết đối với GV

Kĩ thuật đặt câu hỏi phải đảm bảo những yêu cầu sau:

- Trong tình huống học tập nhất định GV phải đặt câu hỏi như thế nào để đòi hởi

HS phải tích cực hóa tài liệu đã lĩnh hội trước đây, vạch ra ý nghĩa cơ bản của tri thức

đã học

- Câu hỏi không đơn thuần đòi hỏi HS tái hiện tài liệu đã lĩnh hội mà phải vậndụng những tri thức đã nắm trước đây để giải quyết vấn đề mới Lê tất nhiên có nhữngtrường hợp câu hỏi đòi hỏi tái hiện trực tiếp tài liệu rất cần thiết

- Câu hỏi phải hướng trí tuệ của HS vào mặt bản chất của sự vật, hiện tượngphải nghiên cứu, phải hình thành tư duy biện chứng cho HS

- Câu hỏi phải đặt như thế nào đê đòi hởi HS xem xét những sự vật, hiện tượngtrong mối quan hệ với nhau, nhìn nhận sự vật, hiện tượng không chỉ theo những thành

tô, theo từng bộ phận mà còn theo chỉnh thê toàn vẹn của chúng

Trang 20

- Câu hỏi phải đặt chúng theo những quy tắc logic.

- Việc diễn đạt câu hỏi phải phù hợp với đặc điêm lứa tuôi, đặc điểm cá nhân,trình độ hiếu biết và kinh nghiệm của HS Khối lượng những khái niệm trong các câuhỏi của GV không được vượt quá khả năng tìm ra câu trả lời đúng của HS

- Câu hỏi phải có nội dung chính xác, rõ ràng, dễ hiểu, thống nhất, không thê cóhai câu trả lời đều đúng, về hình thức phải gọn gàng sáng sủa

- ưu điêm của phương pháp dạy học đàm thoại.

Neu vận dụng khéo léo phương pháp vấn đáp sẽ có tác dụng quan trọng sau:+ Điều khiên có hiệu quả hoạt động tư duy của HS, kích thích tính tích cực hoạtđộng nhận thức của họ

+ Bồi dường cho HS năng lực diễn đạt bằng lời những vấn đề khoa học một cáchchính xác, đầy đủ, xúc tích

+ Giúp GV thu được tín hiệu ngược từ HS một cách nhanh, gọn, kịp thời đổ kịpđiều chỉnh hoạt động của mình và của HS Đồng thời qua đó mà HS cũng thu được tínhiệu ngược đê kịp thời điều chỉnh hoạt động nhận thức - học tập của mình Ngoài ra,thông qua đó mà GV có khả năng chỉ đạo hoạt động nhận thức của cả lớp và của từngHS

- Hạn chế của phưong pháp dạy học đàm thoại.

+ Tốn thời gian

+ Neu câu hỏi không phù hợp thì hiệu quả sẽ không cao

+ Trong cùng một nội dung nếu đặt câu hỏi chỉ theo một hình thức nhất định sêhạn chế sự linh hoạt trong suy nghĩ của HS và giờ học dễ trở nên nhàm chán

c Cách tô chức hoạt động của HS trong công tác đàm thoại:

Theo Nguyễn Ngọc Quang có thể nêu 3 phương án:

- Phương án 1 : GV đặt ra những câu hỏi nhỏ riêng rẽ, chỉ định từng HS trả lời(hoặc đê HS tự nguyện trả lời) Mồi HS trả lời một câu Tô hợp các câu hỏi (H) và đáp

án (Đ) là nguồn cung cấp thông tin mới cho cả lớp

Trang 21

- Phương án 2: GV nêu trước lớp một câu hỏi tương đối lớn, thường kèm theonhững gợi ý liên quan đến câu hỏi GV để cho HS lần lượt trả lời từng bộ phận của câuhỏi lớn, người sau bô sung, hoàn chỉnh thêm câu trả lời của người trước Cứ thế cho đếnkhi tổ hợp các câu trả lời của HS đủ để giải đáp các câu hỏi đã nêu ra một cách đầy đủ,đúng đan Ớ đây nguồn thông tin mới cho HS là câu hỏi lớn và tô hợp các lời giải đáp

bộ phận Trên thực tế GV có thế thinh thoảng nêu thêm những câu hỏi phụ đê địnhhướng, gợi ý, giúp cho HS tìm câu trả lời

- Phương án 3: GV nêu ra một câu hỏi chính kèm theo gợi ý nhằm tổ chức cho

HS thảo luận hoặc đặt những câu hỏi phụ để giúp nhau tìm lời giải đáp Câu hỏi chính

do GV nêu thường kích thích yếu tố tranh luận, chăng hạn một nghịch lí, một vấn đề cónhiều giải pháp đổ lựa chọn Trước những vấn đề như vậy, ý kiến HS thường khác nhau,hình thành những nhóm bảo vệ từng loại ý kiến, mỗi nhóm tìm ra những lí lẽ bảo vệ ýkiến của nhóm mình GV đưa ra những lời tông kết hoặc đưa ra nhừng câu hỏi phụ, hỗtrợ cho HS tự lực đi tới kết luận, tổng kết đoạn hội thoại

d Một số lưu ỷ khi sử dụng phương pháp đàm thoại.

Một là: Xây dựng được một hệ thống câu hởi thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Các câu hỏi phải phù hợp với các loại đối tượng HS, không quá khó hoặckhông quá dễ

- Mỗi câu hỏi cần có nội dung chính xác, phù hợp với mục đích, yêu cầu nộidung bài học Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng không mập mờ, khó hiểu hoặc có thể hiêutheo cách khác

- Cùng một nội dung có thể hỏi bằng nhiều cách khác nhau để tư duy năng động,hiểu kiến thức ở nhiều góc độ

- Các câu hỏi có liên quan chặt chẽ với nhau Câu hỏi trước là tiền đề cho câuhỏi sau Mồi câu hỏi là một cái nút của từng bộ phận mà HS cần lần lượt tháo gõ' đổđược kết quả cuối cùng

Trang 22

- Câu hởi phải gợi mở ra vấn đề HS suy nghĩ Thông thường nội dung cuộc đàmthoại gắn với việc phát hiện, giải quyết vấn đề, tìm cách giải một bài toán Nên hạn chếnhững câu hỏi mà chỉ cần trả lời có hoặc không.

Trong dạy học toán, có nhiều câu hỏi cần phải được khai thác bằng cách chẻnhỏ, đôi khi thay thế bằng một số câu hỏi khác giúp hiểu bài

- Dira vào kinh nghiệm dạy học, cần dự đoán trước khả năng trả lời để chuẩn bịsằn một số câu hỏi phụ, kiên trì dẫn dắt HS tìm tòi kiến thức qua quá trình suy nghĩ tìmtòi câu hỏi

Hai là:

- Sau khi các câu hỏi được đặt ra thì cần lắng nghe và yêu cầu cả lớp cùng nghe

và thảo luận về các câu trả lời, đe nhận xét, bô sung, sửa sai nếu cần GV phải là ngườiđưa ra kết luận cuối cùng khẳng định tính đúng đắn của các câu trả lời, cần chú ý làm

rõ, khen ngợi những điều hay, sửa chữa, chỉ ra những chỗ dở, và dựa vào đó mà chínhxác hóa các kiến thức

- Khi đưa ra câu hỏi, cần phải có đủ thời gian cho HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi,không yêu cầu HS trả lời ngay khi các em chưa kịp suy nghĩ, cũng không đổ thời gianquá dài gây mất trật tự lớp

Ba là:

- Cần sử dụng phương pháp đàm thoại đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ Cầnchú ý tới giá trị định hướng các câu hỏi Thê hiện rõ dụng ý sư phạm hướng tới đốitượng nào hoặc hướng tới giải pháp nào

Đe tăng hiệu quả của phương pháp đàm thoại GV cần tổ chức đàm thoại theonhiều chiều GV - HS, HS - HS, HS - GV

1.1.3 Một số vấn đề về dạy - học giải toán có lòi văn ở lóp 4.

1.1.3.1 Mục tiêu của dạy học giải toán có lời văn.

- HS biết tự tóm tat bài toán bằng cách ghi ngắn gọn hoặc bằng sơ đồ, hình vẽ

Trang 23

- Biết giải và trình bày bài giải các bài toán có đến ba bước tính, trong đó có cácbài toán: Tìm số trung bình cộng, Tìm phân số của một số, Tìm hai số khi biết tổng vàhiệu của hai số đó, Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.

- Các em có thể nêu bài toán rồi giải theo sơ đồ cho trước

1.1.3.2 Nội dung mạch giải toán có lời văn trong chương trình toán lớp 4.

a Thế nào là giải toán có lời văn?

B ÀI TOÁN CỔ LỜI VĂN : Là những bài tập mà dừ kiện, ấn số cũng như các quan hệ

giữa chúng được mô tả bằng các tình huống ngôn ngữ (Ngữ nghĩa, cú pháp)

Mồi bài toán bao gồm 3 yếu tố:

- Dừ kiện bài toán: Là những cái đã cho, đã biết trong bài toán

- Những ân số: Là những cái chưa biết và cần tìm (ở Tiểu học thường diễn đạtdưới dạng câu hỏi)

- Những điều kiện: Là quan hệ giữa các dừ kiện và ấn số (hoặc giữa cái đã cho

và cái cần phải tìm)

Ở Tiểu học, những tình huống ngôn ngữ trong một bài toán có lời văn thường lànhững tình huống thực tiễn rất gần gũi với đời sống hàng ngày Việc giải bài toán buộc

HS phải phân tích tình huống ngôn ngữ đê tìm ra thuật giải

Giải toán nói chung và giải toán ở Tiêu học nói riêng là một hoạt động quantrọng trong quá trình dạy và học toán Khi giải toán, chúng ta thường quan tâm tới haivấn đề lớn là: Nhận dạng bài toán và lựa chọn phương pháp giải toán thích hợp Thựchành giải toán là rèn luyện kĩ năng cho hai hoạt động nêu trên

Tùy theo quan điêm của từng tác giả mà vấn đề nhận dạng các bài toán ở Tiểu học córất nhiều ý kiến khác nhau và có thê phân chia ra theo những cách khác nhau Tác giảTrần Diên Hiển đã phân chia các bài toán các bài toán ở Tiểu học thành 3 nhóm: Các

bài toán đơn, các bài toán hợp và các bài toán có văn điên hình C ÁC BÀI TOÁN ĐƠN

Bài toán đơn là những bài toán khi giải chỉ dùng một phép tính Các bài toánđơn ở Tiểu học thường được phân chia thành 4 dạng:

- Các bài toán đơn một phép tính cộng

Trang 24

- Các bài toán đơn một phép tính trừ.

-Các bài toán đơn một phép tính nhân

- Các bài toán đơn một phép tính chia

Các bài toán hợp.

Bài toán hợp là những bài toán khi giải phải dùng từ 2 phép tính trở lên Khácvới bài toán có lời văn điển hình, những bài toán hợp là những bài toán mà chúng takhông thê gọi tên theo dạng toán cụ thê nào nhưng căn cứ vào các bước giải trong bàitoán, các phép tính cần phải thực hiện chúng ta có thê đưa các bài toán hợp này theomẫu cơ bản mà HS thường gặp trong quá trình giải toán ở Tiểu học:

- Các bài toán khi phải giải chỉ sử dụng 2 phép tính cộng và trừ

- Các bài toán khi giải phải sử dụng 2 phép tính trong đó có ít nhất mộtphéptính là nhân hoặc chia

- Giải các bài toán này có tới 2-3 bước tính, đặc biệt là các bài toán có lờivăn liên quan đến các phép tính với phân số hoặc các số đo đại lượng

Các bài toán có lời văn điền hình.

Bài toán có lời văn điên hình là những bài toán khi giải ta sử dụng nhữngphương pháp giải toán như nhau

ơ Tiêu học, HS lần lượt được làm quen với các dạng toán:

- Các bài toán về tìm hai số khi biết tông và tỉ số của chúng

- Các bài toán về tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của chúng

- Các bài toán về tìm hai số khi biết tôngvà hiệu của chúng

- Toán về tìm số trung bình cộng

- Các bài toán về quan hệ tỉ lệ

- Toán về chuyển động đều

b Đặc điêm của mạch giải toán có lời văn trong chương trình toán lớp 4.

Trong chương trình môn toán ở Tiêu học, nội dung dạy học giải toán có lời vănđược xây dựng như là một mạch kiến thức xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 5, mạch kiếnthức đó có đặc điêm chung của cả chương trình nhưng cũng có cả đặc điêm riêng ở từng

Trang 25

lớp Neu gọi giai đoạn các lớp 1, 2, 3 là giai đoạn học tập cơ bản thì có thể gọi giaiđoạn lớp 4 là giai đoạn học tập sâu, giai đoạn này được coi là sự mở đầu ở mức độ caohơn, hoàn thiện hơn cúa giai đoan dạy học các nội dung cơ bản nhưng ở mức sâu hơn,trừu tượng và khái quát hơn so với các lớp 1, 2, 3.

Nội dung dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4 đã kế thừa, bổ sung và phát triểnnội dung dạy học giải toán có lời văn ở các lớp 1, 2, 3 Chẳng hạn, HS được tiếp tụcgiải các bài toán bằng một phép tính liên quan đến ỷ nghĩa của các phép cộng, trừ, nhân,chia với các số tự nhiên có nhiều chữ số hoặc với các phân số (lớp 4); Tiếp tục giải cácbài toán chủ yếu có không quá 3, 4 bước tính; Làm quen với các bài toán giải theo cácbước hoặc công thức giải; Được tiếp cận các bài toán đa dạng đòi hỏi cách giải phải linhhoạt, suy nghĩ sáng tạo hơn (các bài toán có liên quan tới biểu đồ, các bài toán về hìnhhọc, bài toán dạng trắc nghiệm )

Các bài toán khó hầu như không có Thay vào đó, có một số bài (số lượng khôngnhiều) mang tính chất phát triển, đòi hỏi HS phải “suy nghĩ” độc lập để giải (như cácbài toán trắc nghiệm)

Nội dung và phương pháp dạy học giải toán có lời văn tiếp tục phát triển theođịnh hướng tăng cường rèn luyện phương pháp giải bài toán Khi giải mồi bài toán cólời văn, HS phải biết tìm hiểu, phân tích đề bài, biết tìm ra cách giải bài toán và biếtcách trình bày bài toán

Tăng cường khả năng “diễn đạt” của HS khi giải các bài toán có lời văn Diễnđạt bằng lời khi cần trao đôi, thảo luận, trình bày miệng bài giải tại lớp hoặc diễn đạtbằng viết khi cần viết bài giảng bài toán trên bảng

Nội dung bài toán có lời văn trong toán 4 có chất liệu phong phú, có tính cậpnhật hơn trước, nội dung bài toán gắn bó với đời sống xung quanh của trẻ, gắn với cáctình huống cần giải quyết trong thực tế, phù hợp với đối tượng HS tiêu học

Các bài toán có lời văn trong toán 4 được thể hiện qua các tiết:

- Bài toán Tìm số trung bình cộng: 6 tiết (tiết 22, 26, 28, 169, 171, 172)

Trang 26

- Bài toán tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của hai số đó: 8 tiết (tiết 37, 38, 39,170,172, 173, 174, 175).

- Bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó: 11 tiết (tiết 142, 143,

kĩ xảo và phát triển tư duy sáng tạo Bản thân dạy học giải toán mang trong mình cácchức năng: chức năng giáo dường, chức năng giáo dục, chức năng phát triên và kiêmtra Hoạt động giải toán có lời văn góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mụctiêu của dạy học toán Thông qua giải toán có lời văn, HS biết cách vận dụng nhữngkiến thức toán học và rèn luyện kĩ năng thực hành với những yêu cầu được thể hiện mộtcách đa dạng, phong phú Nhờ việc dạy học giải toán mà HS có điều kiện phát triểnnăng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận và hình thành những phấm chất cầnthiết của người lao động mới

- Dạy học giải toán có lời văn ở TH giúp HS biết xử lí và giải quyết các tìnhhuống toán học khác nhau xảy ra trong thực tế Trong cuộc sống hàng ngày HS thườnggặp rất nhiều các tình huống toán học khác nhau yêu cầu các em phải giải quyết, đóchính là việc thực hiện giải các bài toán có lời văn khác nhau

Trang 27

Ví dụ: Đê mua 5 quyên vở và 2 cái bút, trong đó giá mỗi quyên vở là 3000 đồng

và mỗi cái bút là 2000 đồng, HS sẽ dễ dàng biết được cái cần phải có là bao nhiêu tiềnnếu như trong quá trình dạy GV đưa ra những bài toán có lời văn khác nhau có dạngnhư:

Bài toán đơn 1: Huy mua 5 quyển vở, giá mỗi quyển là 3000 đồng Hỏi Huy muahết tất cả bao nhiêu tiền?

Bài toán đơn 2: Huy mua 2 cái bút, giá mỗi cái bút là 2000 đồng Hỏi Huy muahết tất cả bao nhiêu tiền?

Bài toán đơn 3: Huy mua vở hết 15000 đồng và mua bút hết 4000 đồng Hỏi huymua hết tất cả bao nhiêu tiền?

Suy ra bài toán hợp: Huy mua 5 quyến vở và 2 cái bút, biết giá mỗi quyến vở là

3000 đồng và toán hợp: Huy mua 5 quyên vở và 2 cái bút, biết giá mỗi quyên vở là

3000 đồng và mỗi cái bút là 2000 đồng Hỏi Huy mua hết tất cả bao nhiêu tiền?

Rõ ràng nếu trong khi học các em đã được làm quen với các bài toán dạng trênthì việc vận dụng vào mua bán hàng hóa trong thực tế sẽ giúp các em gặp rất nhiềuthuận lợi

- Dạy học giải toán có lời văn giúp HS rèn luyện và phát triên kĩ năng thực hànhcác phép tính Khi dạy HS một quy tắc, một công thức, một tính chất toán học nào đó,

GV thường đưa ra những bài toán có lời văn yêu cầu các em phải vận dụng các côngthức, các tính chất, quy tắc đó đê giải bài toán, việc làm đó đã giúp các em rất nhiềutrong việc rèn luyện và phát trien kĩ năng thực hành các phép tính

Ví dụ: Khi dạy về phép cộng các số tự nhiên, ngoài việc cho HS thực hành cácphép tính cộng một cách thuần túy, GV còn đưa ra các bài toán đơn giải bằng một phéptính chăng hạn như: Anh có 25 viên bi, em có 16 viên bi Hỏi cả hai anh em có tất cảbao nhiêu viên bi? Với bài toán này, ngoài việc rèn kĩ năng giải toán cho HS còn giúpcác em rèn luyện kĩ năng thực hành phép tính cộng (25+16)

- Dạy học giải toán có lời văn không những giúp HS làm quen với việc giảiquyết các tình huống toán học trong thực tế mà còn giúp các em phát triên được tư duy

Trang 28

sáng tạo một cách tốt nhất Với một dãy tính dù có phức tạp đến đâu nếu HS giải đượcthì cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ kĩ năng, kĩ xảo, song với một bài toán có lời văn thìkhác, ngoài việc phân tích, lập kế hoạch để tìm ra hướng giải bài toán thì HS còn phảibiết sáng tạo trong khi giải toán tức là phải tìm ra được những cách giải khác hay hơnngắn gọn hơn.

Ví dụ: Khi giải bài toán dạng tìm hai số khi biết tông và hiệu của hai số đó ngoàiviệc nắm được 2 cách giải như SGK đã nêu, HS còn phải nắm được muốn tìm số lớn khibiết số bé cùng có thể tính 2 cách (Lấy tông trừ đi số bé hoặc lấy số bé cộng với hiệu)tương tự như vậy cũng có 2 cách tìm số bé khi biết số lớn Hoặc HS cũng có thê sángtạo khi tìm ra các cách giải khác nhau như:

- Muốn tìm số lớn ta có thê lấy tông chia cho 2 rồi cộng với một nửa hiệu

- Muốn tìm số bé ta có thê lấy tông chia cho 2 rồi trừ đi một nửa hiệu

- Áp dụng cách giải bằng giả thiết tạm: Neu tăng số bé thêm một lượng bằng vớihiệu ta sẽ được số bé bằng số lớn, khi đó tông của hai số sẽ tăng thêm một lượng bằngvới hiệu, từ đó tìm được số lớn bằng số bé, khi đó tổng của hai số sẽ giảm đi một lượngbằng với hiệu, từ đó tìm được số bé và suy ra số lớn

Như vậy thiết kế đề toán có lời văn ở Tiêu học còn giúp HS làm quen với việcphân tích đề bài toán trong khi giải toán, từ đó hình thành kĩ năng giải bài toán có lờivăn một cách thành thạo qua việc khai thác tìm ra các cách giải khác nhau

1.1.4 Đặc điểm tâm lí của HS lóp 4.

Đối với HS lớp 4, giai đoạn cuối của bậc Tiêu học, các em đã hình thành chomình những năng lực học tập, được tạo dựng bởi các thành tố như cách làm việc trí óc,với những cơ sở ban đầu theo kiểu tư duy khoa học, tư duy lí luận

Sự chú ý có chú định bắt đầu ôn định và bền vững hơn nhiều so với HS giai đoạnđầu Tiểu học Khối lượng chú ý tăng lên, HS biết hướng chú ý vào nội dung cơ bản củatài liệu học tập và bắt đầu có kĩ năng phân phối chú ý

Tri giác phân tích bắt đầu được hình thành và phát triển mạnh So với HS đầutiểu học các em HS ở lớp 4 có các họat động tri giác đã phát triển và được hướng dẫn

Trang 29

bởi các hoạt động nhận thức khác nên chính xác dần Tuy nhiên, tri giác của HS còn gắnliền với cảm xúc.

Trí nhớ logic, trí nhớ dài hạn dân hình thành và phát triên hơn so với HS giaiđoạn đầu tiểu học

Tính trực quan trong hình ảnh tưởng tượng giảm đi nhiều so với HS giai đoạnđầu Tiểu học Các hình ảnh tưởng tượng đầy đủ hơn về chi tiết, về kết cấu, về tínhlogic

Tư duy cụ thê vẫn tiếp tục phát triển, tư duy trừu tượng đang dần dần chiếm ưuthế Các thao tác tư duy đã liên kết với nhau thành các cấu trúc tương đối ổn định vàtrọn vẹn HS biết căn cứ vào các dấu hiệu bản chất cúa đối tượng đê khái quát thànhkhái niệm Ớ giai đoạn này, HS không chỉ xác lập được từ nguyên nhân ra kết quả màcòn xác lập được từ kết quả suy ra nhiều nguyên nhân

Căn cứ vào đặc điểm phát triển tư duy của HS, mà chúng ta có thể vận dụng cácphương pháp dạy học tích cực đê giúp HS phải phát huy tính tích cực chủ động và khảnăng tư duy khoa học để giải quyết các tình huống trong bài học

- Thực trạng nhận thức của GV về hiệu quả sử dụng của phương pháp dạy họchợp tác và phương pháp dạy học đàm thoại trong quá trình dạy học giải toán có lời vănlớp 4 của GV trường Tiểu học cổ Loa

- Thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác và phương pháp đàmthoại trong quá trình dạy học giải toán có lời văn lớp 4

- Kĩ năng giải toán có lời văn của HS lớp 4

Trang 30

1.2.2 Nội dung.

Chúng tôi tiến hành khảo sát thực tế ở trường Tiêu học:

1 Trường Tiểu học cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội

Qua thực tiễn khảo sát ở trường Tiểu học trên để điều tra:

- Thực trạng nhận thức của GV về sự cần thiết của việc sử dụng phương phápdạy học hợp tác và phương pháp dạy học đàm thoại trong quá trình dạy học giải toán

có lời văn lớp 4

- Thực trạng nhận thức của GV về hiệu quả sử dụng của phương pháp dạy họchợp tác và phương pháp dạy học đàm thoại trong quá trình dạy học giải toán có lờivăn lớp 4 của GV trường Tiểu học cổ Loa

- Thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác trong quá trình dạyhọc giải toán có lời văn lớp

- Kĩ năng giải toán có lời văn của HS lớp 4

1.2.3 Phương pháp điều tra.

1.2.4 Kết quả điều tra.

1.2.4.1 Thực trạng nhận thức của GV về sự cần thiết của việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác và phương pháp dạy học đàm thoại trong quá trình dạy học giải toán có lời văn lớp 4.

Đê tìm hiêu thực trạng này tôi sử dụng câu hỏi số 1 trong phụ lục 1

Ket quả thu được như sau:

Bảng 1: Nhận thức của GV về sự cần thiết của việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác và phương pháp đàm thoại trong dạy học giải toán có lời văn lớp

Trang 31

Ket quả thu được cho thấy có 70% GV cho rằng việc sử dụng phương phápdạy học hợp tác và phương pháp đàm thoại trong dạy học giải toán có lời văn là rấtcần thiết và 30% GV cho rằng cần thiết và không có GV nào cho rằng sử dụngphương pháp này là không cần thiết Như vậy các GV đã nhận thức rất rõ về sự cầnthiết của việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác và phương pháp đàm thoại trongdạy học giải toán có lời văn lớp 4 và coi đó là phương pháp hữu hiệu giúp HS nắmbài hiệu quả hơn.

1.2.4.2 Thực trạng nhận thức của GV về hiệu quả sử dụng của phương pháp dạy học hợp tác và phương pháp dạy học đàm thoại trong quá trình dạy học giải toán có lời vãn lớp 4 của GV trường Tiểu học cổ Loa.

Đê tìm hiêu thực trạng này, tôi sử dụng câu hỏi sô 2 trong phụ lục 1

Ket quả thu được như sau:

Bảng 2: Nhận thức của GV về hiệu quả sử dụng cửa phương pháp dạy học hợp tác và phương pháp đàm thoại trong dạy học giải toán có lời văn lớp 4.

Ket quả thu được ở 3ảng 2 cho thấy có 60% GV cho rằng sử dụng phươngpháp hợp tác và phương pháp đàm thoại trong dạy học giải toán có lời văn lớp 4 là rấthiệu quả, có 30% GV cho rằng hiệu quả và 10% cho rằng ít hiệu quả

Như vậy, đa số các GV đều cho rằng việc sử dụng phương pháp dạy học hợptác và phương pháp đàm thoại trong dạy học giải toán có lời văn lớp 4 sẽ đem lại hiệuquả cao và HS nắm bài tốt hơn Đa số các GV đã nhận thức được hiệu quả khi sửdụng phương pháp dạy học theo nhóm trong dạy học giải toán có lời văn lớp 4

Trang 32

1.2.4.3 Thực trạng việc sử dụng phương pháp hợp tác và phương pháp đàm thoại trong dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4.

Bảng 3: Bảng điều tra về thực trạng sử dụng phương pháp dạy học hợp tác và phương pháp đàm thoại trong dạy học giải toán có lời văn lóp 4.

Thường xuyên

HS chiếm 60%, tốt chiếm 30% và bình thường chiếm 10% Trong phương pháp hợptác và phương pháp đàm thoai, GV là người nêu ra vấn đề, HS là người giải quyết vấn

đề Nhờ có không khí thảo luận sôi nôi, cởi mở nên các em HS, đặc biệt là những emnhút nhát trở nên bạo dạn hơn, các em học được cách trình bày ý kiến của mình, biếtlắng nghe ý kiến của bạn đê từ đó giúp trẻ dễ hòa nhập vào nhóm, tạo cho các em sự

tự tin, hứng thú trong học tập và sinh hoạt phát huy tính tích cực của

1.2.4.4 Kĩ năng giải toán có lời văn của HS lớp 4 hiện nay.

Qua thực tiễn điều tra từ kì thi chất lượng giừa kì 2 năm học 2014 - 2015 ởtrường Tiêu học Cô loa về giải toán có lời văn của HS lớp 4 Tôi đã thu được kết quảnhư sau:

Trang 33

- Tôi chỉ điều tra một câu về giải toán có lời văn của HS Qua tông hợp kết quảcủa 531 bài làm của HS ở khối lớp 4 thì có 239 bài giải đúng và đạt yêu cầu, 149 bàichỉ giải được một phần của bài toán, còn lại 147 bài không biết cách giải bài toán.

+ Đối với bài toán có văn trong đề bài cho HS lớp 4, biểu điểm đưa ra là 2,5điêm Tôi đã thống kê điêm từng bài của học sinh với các mức điểm: 0,5 điêm; 1 điểm;1,5 điểm; 2 điểm và 2,5 điểm

- Sau đây là kết quả điểm cụ thể ở từng mức:

Bảng kết quả điểm bài toán có văn

Đe thi chất lượng giữa kì 2 năm học 2014 - 2015

KÉT QUẢ KIỂM TRA

T Ỉ ỈỆ

%

S Ô BÀI

T Ỉ ỈỆ

%

S Ô BÀI

T Ỉ LỆ

%

S Ô BÀI

bị sai do đó theo biểu điểm các bài đó hoặc không cho điểm hoặc chỉ được khuyếnkhích cho 0,5 điêm Có nhiều bài HS lại quên ghi đáp số và cũng bị trừ 0,5 điêm

Như vậy có thể nói GV chưa có được những phương pháp dạy học phù hợp đểphát triên tư duy cho HS tạo cầu nối giữa nội dung bài học và vận dụng kiến thức bàihọc vào giải quyết vấn đề bài toán có lời văn trong quá trình dạy học, đặc biệt là cáchđặt lời giải cho phép tính của bài toán

Ngày đăng: 03/11/2015, 15:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001) - C HƯƠNG TRÌNH T IỂU HỌC , NXB giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: C"HƯƠNG"TRÌNH" T"IỂU"HỌC
Nhà XB: NXB giáo dục
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001)- T OÁN ( sách giáo khoa), Nxb giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: T"OÁN
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb giáo dục
Năm: 2001
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001)- T OÁN ( sách giáo viên), Nxb giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: T"OÁN
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb giáo dục
Năm: 2001
5. Đỗ Trung Hiệu, Đồ Đình Hoan, Vũ Dương Thụy, Vũ Quốc Chung (2005), P HƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN T OÁN Ở T IÊU HỌC , NXBĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: P"HƯƠNG"PHÁP"DẠY"HỌC"MÔN" T"OÁN"Ở" T"IÊU"HỌC
Tác giả: Đỗ Trung Hiệu, Đồ Đình Hoan, Vũ Dương Thụy, Vũ Quốc Chung
Nhà XB: NXBĐHSP
Năm: 2005
7. Bùi Văn Huệ (1997), T ÂM LÍ HỌC T IÊU HỌC , NXB Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: T"ÂM"LÍ"HỌC" T"IÊU"HỌC
Tác giả: Bùi Văn Huệ
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 1997
8. Nguyễn Bá Kim, Vũ Dương Thụy (2002), PHÁP DẠY HỌC MÔN T OÁN , Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: PHÁP"DẠY"HỌC"MÔN" T"OÁN
Tác giả: Nguyễn Bá Kim, Vũ Dương Thụy
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
10. Hoàng Công Kiên (2010), V ẬN DỤNG DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG MÔN T OÁN Ở T IÊU HỌC , Tạp chí Giáo dục số 234 trang 43-44 Sách, tạp chí
Tiêu đề: V"ẬN"DỤNG"DẠY"HỌC"HỢP"TÁC"TRONG"MÔN" T"OÁN"Ở" T"IÊU"HỌC
Tác giả: Hoàng Công Kiên
Năm: 2010
13. Trần Ngọc Lan, Trương Thị Tố Mai (2009), R ÈN LUYỆN TƯ DUY CHO HỌC SINHTRONG DẠY HỌC TOÁN BẬC T IÊU HỌC , Nhà xuất bản Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: R"ÈN"LUYỆN"TƯ"DUY"CHO"HỌC"SINH"TRONG"DẠY"HỌC"TOÁN"BẬC" T"IÊU"HỌC
Tác giả: Trần Ngọc Lan, Trương Thị Tố Mai
Nhà XB: Nhà xuất bản Trẻ
Năm: 2009
4. Nguyễn Thị Dung (2003), Một sổ bài lí luận và khả năng học theo nhóm của học sinh, tạp chí Giáo dục, Bộ giáo dục và Đào tạo, số 46 Khác
6. Đồ Đình Hoan (2006), Đôi mới phương pháp dạy học ở Tiêu học, NXB Giáo dục Khác
9. Nguyễn Thành Kỉnh (LATS-2010), Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên THCS, ĐH Thái Nguyên Khác
11. Trần Ngọc Lan (2006), Sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi trong dạy học Toán ở Tiều học nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh, Tạp chí Giáo dục, số 145 Khác
12. Trần Ngọc Lan (2007), Kĩ thuật chia nhóm và điều khiên nhóm học tập hợp tác trong dạy học toán ở tiêu học, Tạp chí Giáo dục, số 157, tr 29-30 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w