Bên cạnh việc phát huy tính chủ động sáng tạo và khả năng tự học, năng lực tự nghiên cứu của sinh viên thì một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự học tập có hiệu quả là dạy cho họ phương pháp
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
VŨ THỊ HỒNG HẠNH
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC BỘ MÔN PHÁT TRIỂN HÌNH THÀNH CÁC BIỂU
TƯỢNG TOÁN CHO TRẺ MẪU GIÁO
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
HÀ NỘI - 2010
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu 1
3 Mục đích và phạm vi nghiên cứu 3
4 Câu hỏi nghiên cứu 3
5 Giả thuyết khoa học 3
6 Phương pháp nghiên cứu 4
7 Kết quả đóng góp mới của Luận văn 4
8 Cấu trúc của Luận văn 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 6
1.1 Hợp tác 6
1.1.1 Khái niệm hợp tác 6
1.1.2 Tính phổ biến của sự hợp tác 6
1.2 Quan niệm về phương pháp dạy học hợp tác 7
1.2.1 Các quan niệm về dạy học hợp tác 7
1.2.2 Cơ sở khoa học của phương pháp dạy học hợp tác 8
1.2.3 Các thành tố cơ bản của dạy học hợp tác 10
1.2.4 So sánh học hợp tác với các hình thức học khác 13
1.2.5 Tổ chức học hợp tác 17
Chương 2: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC BỘ MÔN PHƯƠNG PHÁP HÌNH THÀNH CÁC BIỂU TƯỢNG TOÁN CHO TRẺ MẪU GIÁO 24
2.1 Chương trình phương pháp hình thành các biểu tượng Toán cho trẻ mẫu giáo ở trường CĐSP 24
2.2 Giáo án dạy học môn phương pháp hình thành các biểu tượng Toán 24
- Giáo án số 1: Phương pháp hình thành biểu tượng tập hợp – số lượng – phép đếm 24
Trang 3- Giáo án số 2: Phương pháp hình thành biểu tượng kích thước 31
- Giáo án số 3: Phương pháp hình thành biểu tượng hình dạng 36
- Giáo án số 4: Phương pháp hình thành biểu tượng định hướng trong không gian 42
- Giáo án số 5: Thiết kế trò chơi cho biểu tượng hình dạng 48
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 57
3.1 Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 57
3.1.1 Mục đích của thực nghiệm sư phạm 57
3.1.2 Nhiệm vụ của thực nghiệm 57
3.2 Phương pháp thu thập thông tin 57
3.2.1 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 57
3.2.2 Trắc nghiệm 58
3.2.3 Phiếu khảo sát dành cho HS và GV 58
3.2.4 Quan sát trong lớp học 59
3.2.5 Phỏng vấn 60
3.3 Kế hoạch và nội dung thực nghiệm 60
3.3.1 Kế hoạch và đối tượng thực nghiệm 60
3.3.2 Nội dung thực nghiệm 61
3.4 Tiến hành thực nghiệm 61
3.5 Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm 62
3.5.1 Kết quả giáo dục đối với học sinh 62
3.5.2 Kết quả về phương pháp dạy học hợp tác 65
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 67
1 Kết luận 67
2 Khuyến nghị 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
PHỤ LỤC
Trang 4DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 51
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nghị quyết hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng
Sản Việt Nam (khóa VII, 1993) đã khẳng định rõ: “Mục tiêu giáo dục-đào tạo phải hướng vào đào tạo những con người lao động tự chủ, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề thường gặp, qua đó góp phần tích cực thực hiện mục tiêu lớn của đất nước là dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh”
Về phương pháp giáo dục, phải khuyến khích tự học, phải áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề
Bên cạnh việc phát huy tính chủ động sáng tạo và khả năng tự học, năng lực tự nghiên cứu của sinh viên thì một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự học tập có hiệu quả là dạy cho họ phương pháp hợp tác trong học tập Tuy nhiên việc áp dụng các phương pháp này ở một số trường vẫn gặp phải nhiều hạn chế Vậy phải vận dụng phương pháp dạy học này như thế nào cho thật sự đạt hiệu quả?
Vì thế, tôi chọn đề tài nghiên cứu là “Vận dụng quan điểm hợp tác trong dạy học bộ môn phương pháp hình thành các biểu tượng toán cho trẻ mẫu giáo.”
2 Lịch sử nghiên cứu
Vào đầu những năm 1980, nhà giáo dục thực dụng Mỹ, John Dewey, luôn nhấn mạnh vai trò của giáo dục như là một phương tiện dạy cho con người cách sống hợp tác trong một chế độ dân chủ Ông được coi là người đầu tiên khởi xướng ra xu thế dạy học hợp tác Trước đó, trong khoảng thời gian từ năm 1930 – 1940 nhà tâm lí học xã hội Kurt Lewin đã tạo nên một dấu ấn mới trong lịch sử phát triển của tư tưởng giáo dục hợp tác khi ông
Trang 6Đến năm 1992, nghiên cứu việc giảng dạy và học tập trên 200 trường đại học và cao đẳng, Astin đã rút ra kết luận rằng, sự tương tác giữa người học với nhau và giữa người học với giáo viên là những cơ sở rõ ràng nhất để
có thể dự đoán được những thay đổi tích cực về quan điểm nhận thức trong sinh viên đại học và cao đẳng Trên cơ sở nghiên cứu này, Astin đã nhấn mạnh đến yêu cầu phải sử dụng nhiều hơn nữa giáo dục hợp tác trong các trường đại học và cao đẳng
Năm 1996, lần đầu tiên phương pháp dạy học hợp tác đã được đưa vào chương trình học chính thức hàng năm của một số trường ĐH ở Mỹ
Hai anh em David và Roger Johnson thuộc trường ĐH Minnesota; ShlomSharan thuộc trường ĐH Tel Aviv; Robert Slavin thuộc viện John Hopkins cùng với nhiều nhà nghiên cứu khác đã phát triển giáo dục hợp tác thành một trong những phương pháp dạy học hiện đại nhất trong vòng 30 năm trở lại đây nhằm đạt được mục tiêu giáo dục hiện nay Có thể kể tên một số nhà giáo dục đã đề cập tới phương pháp dạy học hợp tác nữa như: Giang-giac-rut-xo(pháp), Pextalogi, Đisxtecvec, Usinxki(Nga), …
Điều đó chứng tỏ, phương pháp dạy học hợp tác đang là xu thế nghiên cứu và ứng dụng trong dạy học trên phạm vi toàn thế giới
Ở Việt Nam, phương pháp học tập theo nhóm cũng được manh nha từ lâu Cho đến cuối thế kỷ XX, học tập nhóm ở Việt Nam luôn diễn ra dưới
Trang 73 Mục đích và phạm vi nghiên cứu
Mục đích: Thông qua phương pháp dạy học hợp tác, cung cấp cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng cần thiết để tổ chức các hoạt động hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non
Phạm vi: Đề tài nghiên cứu các phương pháp hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mẫu giáo trong các trường mầm non
4 Câu hỏi nghiên cứu
Vận dụng quan điểm hợp tác như thế nào vào bộ môn phương pháp
hình thành các biểu tượng toán cho trẻ mẫu giáo để soạn được một số giáo án trong dạy học mang lại hiệu quả cao
5 Giả thuyết khoa học
Trang 84
Vận dụng quan điểm hợp tác vào bộ môn phương pháp hình thành các
biểu tượng toán cho trẻ mẫu giáo thì vừa đạt được việc truyền thụ kiến thức,
rèn luyện kỹ năng, thái độ vừa góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng làm
việc hợp tác cho sinh viên
6 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận
+ Dựa trên các tài liệu về tâm lí, giáo dục học, các tài liệu về quan điểm hợp tác trong dạy học
- Phương pháp điều tra, quan sát
+ Tiếp thu và nghiên cứu ý kiến của giảng viên hướng dẫn
+ Tham khảo, học tập kinh nghiệm của nhiều giáo viên giàu kinh nghiệm
dạy môn phương pháp hình thành các biểu tượng toán cho trẻ mẫu giáo
+ Điều tra tình trạng tiếp thu kiến thức của sinh viên và tìm hiểu thực tế
khả năng vận dụng lý thuyết vào thực hành
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
+ Dạy thử nghiệm tại các lớp K21ACQ, K21BCQ nhằm kiểm tra tính khả
thi của quan điểm này trong việc tiếp thu kiến thức của sinh viên
7 Kết quả đóng góp mới của luận văn
- Trình bày rõ cơ sở lý luận về phương pháp dạy học hợp tác
- Kết quả điều tra thực tiễn cho thấy phương pháp dạy học hợp tác được
nhiều người quan tâm, vận dụng vào giảng dạy
- Đề xuất được 5 giáo án cụ thể vận dụng phương pháp dạy học hợp tác vào
bộ môn phương pháp hình thành các biểu tượng toán cho trẻ mẫu giáo
+ Phương pháp hình thành biểu tượng tập hợp – số lượng – phép đếm
+ Phương pháp hình thành biểu tượng kích thước
Trang 95
+ Phương pháp hình thành biểu tượng hình dạng
+ Phương pháp hình thành biểu tượng định hướng trong không gian + Thiết kế trò chơi cho biểu tượng hình dạng
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:
- Chương 1 Cơ sở lý luận
- Chương 2 Một số giáo án dạy học bộ môn phương pháp hình thành các biểu tượng toán cho trẻ mẫu giáo theo phương pháp dạy học hợp tác
- Chương 3 Thực nghiệm sư phạm
Trang 106
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Hợp tác
1.1.1 Khái niệm hợp tác
Theo nghĩa từ điển, hợp tác là cùng chung sức giúp đỡ lẫn nhau trong
một công việc, một lĩnh vực nào đó, nhằm một mục đích chung [18]
Hợp tác thường được tổ chức ở dạng các nhóm nhỏ sao cho các cá nhân làm việc cùng nhau để đạt được đến mức tối đa sản phẩm và thành tích chung của nhóm, mà thành tích đó gắn liền với mục tiêu của mỗi cá nhân [19] Trong học tập, mỗi cá nhân phấn đấu đạt được một kết quả có lợi nhất cho mình đồng thời có lợi cho nhóm của mình, các cá nhân nhận thấy họ có thể đạt đến mục tiêu của mình khi và chỉ khi các thành viên khác cũng đạt được điều đó (Deutsch, 1962) Sự đạt được các mục tiêu của mỗi thành viên trong nhóm có mối quan hệ liên đới, tích cực và thường xuyên Trong nhóm, các cá nhân bàn luận về công việc của nhau, của nhóm, hỗ trợ nhau và động viên nhau làm việc cho tốt hơn
1.1.2 Tính phổ biến của sự hợp tác
Lịch sử cuộc sống của con người đã chứng minh loài người dường như
bị buộc phải hợp tác với nhau, lý do là mỗi con người chỉ có thể đóng góp một cách có hiệu quả vào một vài loại công việc cụ thể Hợp tác là phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta Hợp tác là nền tảng của cuộc sống và những tiến bộ xã hội Hợp tác là trung tâm của các mối quan hệ liên
cá nhân, gia đình, các hệ thống kinh tế, pháp lý…
Sự phụ thuộc lẫn nhau trên bình diện quốc tế hiện nay là một thực tế, dựa trên công nghệ, kinh tế, sinh thái và chính trị, xuyên qua các biên giới và gắn bó các quốc gia trong một thế giới chung [19]
Việc tổ chức sự hợp tác có hiệu quả giữa những con người trên toàn cầu, trong mỗi quốc gia, trong khu vực, trong mỗi tổ chức, cộng đồng, trong
Trang 11Vấn đề không còn là có hay không có hợp tác, mà thực sự là làm thế nào
để thực hiện sự hợp tác một cách tốt đẹp [19]
1.2 Quan niệm về phương pháp dạy học hợp tác
1.2.1 Các quan niệm về dạy học hợp tác
PPDH hợp tác bao hàm cả về PP dạy của thầy và PP học của trò Theo
D Johnson, R Johnson và Holubec (1990), học tập hợp tác là toàn bộ những hoạt động học tập mà học sinh thực hiện cùng nhau trong các nhóm, trong hoặc ngoài phạm vi lớp học Có 5 đặc điểm quan trọng nhất mà mỗi giờ học hợp tác phải đảm bảo được là: sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực; ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân; sự tác động qua lại; các năng lực xã hội và đánh giá nhóm [20]
Theo J Cooper và các tác giả khác (1990): Học tập hợp tác là một chiến lược học tập có cấu trúc, có chỉ dẫn một cách có hệ thống, được thực hiện cùng nhau trong các nhóm nhỏ, nhằm đạt được nhiệm vụ chung [22]
Cũng có nhiều ý kiến bàn luận về ý nghĩa, vai trò của học hợp tác:
Theo D Johnson và R Johnson, năm 1983: Nơi nào thực sự áp dụng học hợp tác, nơi đó học sinh học được nhiều hơn, nhà trường dường như tốt hơn, học sinh thân thiện với nhau hơn, tự trọng hơn và học các kỹ năng xã hội có hiệu quả hơn [21]
Theo Francis Parker, trẻ em có bản chất là những người hợp tác Niềm vui lớn nhất là cùng nhau chia sẻ thực sự với các bạn, sau đó mới đến sự phát hiện ra chân lý Các thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập cũng như dạng HĐ khác
Trang 12sự hiểu biết và rèn luyện phong cách sống cho học sinh [25]
Như vậy ta có thể nói rằng PPDH hợp tác là một phương pháp luôn luôn phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học
1.2.2 Cơ sở khoa học của phương pháp dạy học hợp tác
PP dạy học hợp tác được xây dựng dựa trên cơ sở của thuyết làm việc đồng đội, thuyết giải quyết mâu thuẫn, thuyết hợp tác tập thể và thuyết dạy lẫn nhau [19]
1) Thuyết làm việc đồng đội (học tập mang tính xã hội)
Tư tưởng chính của thuyết này là, khi các cá nhân làm việc cùng nhau hướng tới một mục tiêu chung thì sự phụ thuộc lẫn nhau sẽ thúc đẩy họ hoạt động tích cực hơn Từ đó sẽ giúp nhóm và giúp chính cá nhân trong nhóm đạt đến thành công Để cùng thành công, nhóm thường tìm cách giúp đỡ những thành viên đặc biệt, mọi người đều có xu hướng vươn tới sự thống nhất và coi trọng thành viên của nhóm mình Thuyết này đã được nhiều nhà giáo dục học trên thế giới áp dụng thực nghiệm trong các nhà trường bằng các hình thức học tập như: học cùng nhau; tổ học tập; tổ hỗ trợ cá nhân Các thực nghiệm đã chứng tỏ các mô hình học tập hợp tác xây dựng trên thuyết làm việc đồng đội
có tính chất xã hội và mang lại kết quả vượt hẳn các cách học truyền thống
2) Thuyết giải quyết mâu thuẫn (thuyết Piaget)
Theo Piaget, để thúc đẩy sự phát triển trí tuệ cho HS, GV nên đưa HS vào những tình huống làm xuất hiện những quan điểm mẫu thuẫn với nhau Sau đó giáo viên tổ chức HS vào các nhóm để thảo luận, suy nghĩ trao đổi, lập luận, tư duy đối thoại có phê phán,…cho đến khi có sự nhất trí trong nhóm
Trang 139
hoặc có câu trả lời chung thì đi đến kết luận về bài học Sau khi học sinh đã thống nhất kiến thức, GV kiểm tra riêng từng em Kết quả cho thấy những em lúc đầu còn kém về một vấn đề nào đó thì bây giờ có thể tự mình giải quyết nội dung bài học một cách đúng đắn Với quan điểm sự giải quyết mâu thuẫn,
HS còn có cơ hội học cách giải quyết đúng đắn một vấn đề, thông qua việc chứng kiến cách lập luận của bạn và cách suy nghĩ của mình, HS học cách tìm
ra những nguyên nhân của sự mâu thuẫn, từ đó tìm ra được phong cách tự học
có tác dụng phát triển tư duy độc lập, sáng tạo
3) Thuyết hợp tác tập thể (thuyết Vygotsky)
Vygotsky cho rằng, mọi chức năng tâm lý cao cấp đều có nguồn gốc xã hội và xuất hiện đầu tiên ở cấp độ liên cá nhân, sau đó mới được chuyển vào trong và tồn tại ở cấp độ nội cá nhân Ông khẳng định: “ Trong sự phát triển của trẻ, mọi chức năng tâm lý cao cấp đều xuất hiện hai lần: lần thứ nhất như
là một hoạt động tập thể, một hoạt động xã hội, nghĩa là như một chức năng liên tâm lý; lần thứ hai như là một hoạt động cá nhân, như là một chức năng tâm lý bên trong” Vygotsky đã đưa ra khái niệm và xây dựng lý thuyết về vùng phát triển gần nhất Ông thấy rằng, dạy học chỉ có hiệu quả đối với việc thúc đẩy sự phát triển khi tác động của nó nằm ở vùng phát triển gần nhất của HS Quá trình chuyển vào trong và hoạt động bên trong của đứa trẻ chỉ xẩy ra trong phạm vi mối quan hệ với những người xung quanh và sự hợp tác với bạn bè Các quá trình nội tại này sẽ tạo nên những kết quả bên trong của bản thân đứa trẻ Nhiệm vụ của người GV là phải làm sao để kích thích và làm thức tỉnh quá trình chuyển vào trong và hoạt động bên trong của HS với quan điểm: “Điều trẻ em làm cùng với nhau hôm nay, chúng sẽ
tự làm được vào ngày mai”
4) Thuyết dạy lẫn nhau (Thuyết khoa học nhận thức mới)
Palincsar và Brown đã xây dựng và phát triển phương pháp “dạy lẫn nhau” này Theo phương pháp này thì HS và GV thay phiên nhau đóng vai trò
Trang 1410
người dạy sau khi cùng nghiên cứu tài liệu học tập GV làm mẫu đưa ra cách thức nêu ra các vấn đề, đặt các câu hỏi, cách trả lời, cách bình luận, cách tìm ngôn ngữ để diễn đạt chính xác, thích hợp nội dung kiến thức, khái quát và rút
ra các kết luận…HS học cách làm của GV và áp dụng vào trong nhóm học tập của mình Vai trò của từng thành viên được luân phiên thay đổi
1.2.3 Các thành tố cơ bản của dạy học hợp tác
Dạy học hợp tác bao gồm 5 thành tố cơ bản là: Sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực, sự tương tác trực tiếp tác động đến sự thành công của nhau, trách nhiệm của cá nhân và tập thể, kỹ năng giao tiếp trong nhóm và rút kinh nghiệm nhóm [19]
Thành tố 1 Sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực
Sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực là mối quan hệ dẫn đến cùng nhau thành công hay thất bại Sự phụ thuộc này khuyến khích các cá nhân làm việc cùng nhau để tất cả các thành viên học tập tốt nhất
Sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực thể hiện ở những dấu hiệu sau:
- Các thành viên trong nhóm phấn đấu vì lợi ích chung mà nhờ đó tất cả các thành viên trong nhóm đều tiến bộ Như vậy sự nỗ lực của mỗi thành viên trong nhóm là hết sức cần thiết và không thể thiếu đối với sự thành công của nhóm Mỗi thành viên đều có một đóng góp nhất định trong nỗ lực chung của nhóm Sự đóng góp cá nhân này xuất phát từ khả năng của mỗi người hoặc từ vai trò và trách nhiệm của người đó đối với công việc chung
- Các thành viên trong nhóm cùng chia sẻ số phận chung khi tất cả cùng thắng hoặc cùng thua dựa trên nền tảng vì thành tích chung
- Thành tích của các thành viên trong nhóm phụ thuộc lẫn nhau Trong một nhóm hợp tác, mỗi học sinh có trách nhiệm phải giúp đỡ, hỗ trợ các thành viên khác, đồng thời phải có nghĩa vụ ngược lại
- Tính đồng đội: Mỗi học sinh là thành viên của một đội Tính đồng đội được chia sẻ sẽ kết hợp các thành viên cùng hợp tác một cách có tình cảm
Trang 1511
- Sự phân công thích hợp: Mỗi học sinh được tham gia và hoàn thành công việc phù hợp với năng lực của bản thân, không để có sự chồng chéo công việc giữa các thành viên trong nhóm Sự phân công thích hợp sẽ giúp nhóm đó gặt hái được thành công trong sự nỗ lực phấn đấu của từng cá nhân
và thành công đó không phải là thành tích của một người, mà đó là kết quả của sự hợp tác
- Sự cảm nhận hương vị chiến thắng: Cần có những thời điểm để học sinh cảm nhận được hương vị chiến thắng cũng như những xúc cảm khi chưa thành công Mỗi sự nỗ lực của nhóm sẽ mang đến cảm giác thân thiết, phụ thuộc, niềm tự hào hương vị chiến thắng được chia sẻ cùng nhau, vì đó là chiến thắng của mình và những người khác trong nhóm
Thành tố 2 Sự tương tác trực tiếp tác động đến sự thành công của nhau
Trong học tập hợp tác, học sinh dành cho nhau những sự hỗ trợ, cộng tác
có ý nghĩa và hiệu quả, trao đổi các thông tin, kiến thức cũng như cách lập luận về kiến thức có hiệu quả hơn Học sinh dành cho nhau sự phản hồi để tiếp tục nâng cao khả năng thể hiện của mình trước nhiệm vụ được giao Học sinh được thử thách các lý lẽ và kết luận của nhau nhằm đưa ra được các kết luận đúng đắn và thấu suốt về những nội dung học tập đang được quan tâm Học sinh cùng nhau ủng hộ những quyết định đúng đắn, tác động nhau, phấn đấu cho mục tiêu chung Học sinh được hành động trong sự hợp tác và cảm thấy sự được tin tưởng ở các bạn khác đối với mình, được thôi thúc phấn đấu
để cùng có lợi Đặc biệt học sinh không còn cảm thấy trạng thái lo âu và căng thẳng trong học tập mà được sống trong bầu không khí chân tình, cởi mở, hợp tác giúp đỡ nhau
Sự tương tác trong nhóm học sinh đòi hỏi sự trao đổi qua lại tích cực giữa các học sinh trong nhóm Tương tác trực tiếp có tác động tốt đối với học sinh như: tăng cường động cơ học tập, kích thích sự giao tiếp, lập luận và kết
Trang 1612
quả Tăng cường bản năng xã hội như thái độ, cách biểu đạt Khích lệ các thành viên tham gia phát triển mối quan hệ gắn bó quan tâm đến nhau
Thành tố 3 Trách nhiệm của cá nhân và tập thể
Đây là thành tố rất cơ bản của học tập hợp tác Mỗi cá nhân phải hết sức
nỗ lực để đóng góp công sức nhằm đạt mục tiêu chung của nhóm Khi mà cá nhân và tập thể không hòa quyện vào nhau thì hợp tác chỉ còn là hình thức và sớm muộn gì sự hợp tác đó cũng tan rã Để đảm bảo cho việc kết hợp trách nhiệm cá nhân và tập thể đạt kết quả tốt, mỗi thành viên trong nhóm cần được phân công thực hiện một vai trò nhất định (được luân phiên trong các hoạt động học tập khác nhau) và phải hiểu rằng không phải dựa dẫm vào người khác mà mọi người đều phải học, phải đóng góp phần mình vào công việc chung và thành công của nhóm
Thành tố 4 Kỹ năng giao tiếp trong nhóm
Trong các tình huống hợp tác, các năng lực và kỹ năng xã hội có xu hướng được nâng cao Hoạt động cùng nhau để hoàn thành công việc sẽ đòi hỏi học sinh tính tổ chức, sự xây dựng và duy trì không khí tin tưởng lẫn nhau, kỹ năng giao tiếp có hiệu quả, cách giải quyết mâu thuẫn trên tinh thần xây dựng Đó là năng lực tư duy đối thoại có phê phán Trong học hợp tác, học sinh càng có nhiều các kỹ năng xã hội, giáo viên càng quan tâm và động viên khen thưởng việc sử dụng kỹ năng đó thì thành tích đạt được sẽ cao hơn
Thành tố 5 Rút kinh nghiệm nhóm
Nhận xét nhóm được hiểu như việc rút kinh nghiệm hoạt động của nhóm
để lần sau đạt kết quả tốt hơn Việc nhận xét nhóm bao gồm:
- Tự nhận xét trong nhóm:
Sau mỗi hoạt động hợp tác, học sinh cần phải đánh giá quá trình hoạt động của mỗi thành viên trong nhóm Tìm ra những mặt tốt trong hoạt động chung và những đóng góp cá nhân tiêu biểu cần được phát huy
Trang 17hệ hợp tác trong nhóm
- Tiếp thu sự nhận xét và hướng dẫn góp ý của giáo viên:
Các nghiên cứu của D Johnson và R Johnson, Stame và Garibalni đã rút
ra nhận xét rằng: Học tập hợp tác có sự kết hợp giữa GV và HS trong quá trình nhận xét nhóm sẽ đưa đến cho HS sự thành công hơn việc không nhận xét hoặc chỉ nhận xét riêng trong nhóm
Tham khảo ý kiến nhận xét của các nhóm khác, học tập cũng rút kinh nghiệm từ sự thành công và điểm còn hạn chế của nhóm khác
1.2.4 So sánh học hợp tác với các hình thức học khác
a) Học hợp tác, học cá nhân, học tranh đua
- Học cá nhân là hình thức học mà mỗi người tự hoàn thành nhiệm vụ được giao Học cá nhân có tác dụng rèn ý chí phấn đấu cho HS và phù hợp với những HS có năng lực đặc biệt Đối với những HS bình thường thì việc học này gặp khó khăn Đặc biệt với cách học này, HS chỉ có kiến thức mà không được rèn luyện các kỹ năng giao tiếp xã hội nên sản phẩm con người tương lai sẽ khó thích ứng với điều kiện phát triển của thế giới cộng đồng
- Học tranh đua là hình thức học mà trong đó mỗi HS cần phải thấy được mình thắng hay thua những người khác trong một cuộc so tài học tập Học tranh đua kích thích tính tích cực trong học tập Đó là tác nhân không thể thiếu trong quá trình dạy học, song nhược điểm là dễ tạo nên tính ích kỷ cá nhân, không động viên được số đông HS Một số em bị thất bại liên tiếp sẽ bị
Trang 18Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm môn học, nội dung kiến thức, thời điểm học tập, đối tượng HS và điều kiện học tập cụ thể mà giáo viên có thể quyết định lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp Không có phương pháp nào là tuyệt đối hoàn hảo, tác dụng của nó còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố khách quan Xu hướng tốt nhất là kết hợp các phương pháp trong toàn thể quá trình dạy học với phương châm dạy người là chính
Bảng 1.1 So sánh giữa học hợp tác, học tranh đua và học cá nhân [19]
Học hợp tác Học tranh đua Học cá nhân
Thực hành kỹ năng, ôn tập kiến thức
Đơn giản, sự phân công rõ ràng
và được cụ thể hóa
Mục tiêu Thành công Chiến thắng Nắm được kiến
Trang 19Tài liệu và các bản hướng dẫn cho riêng từng
em
Sự tương tác học
sinh – học sinh
Có sự tương tác trường diễn và ngày càng sâu sắc, hỗ trợ và chia
sẻ
Cạnh tranh Không có mối
tương tác với nhau, học sinh làm việc độc lập
Kết quả Nhóm thành
công Mọi thành viên đều thông hiểu kiến thức
Thông qua chiến thắng và thất bại,
HS tự đánh giá và rút kinh nghiệm
để học tốt hơn
Mỗi cá nhân tự chiếm lĩnh kiến thức trong khả năng của mình
Bố trí lớp học Phân học sinh
thành các nhóm
Học sinh được phân thành những đội thi
Cá nhân ngồi xa nhau
Cách đánh giá Đối chiếu theo
Trang 2016
b) Học hợp tác nhóm và học nhóm truyền thống
- Học nhóm truyền thống là hình thức ghép một số HS vào một nhóm để giúp nhau trong học tập, chủ yếu là ôn luyện những phần đã được học ở lớp Hình thức này xuất hiện khi những tư tưởng xã hội chủ nghĩa được dấy lên với mục tiêu kêu gọi lòng tương thân tương ái Hình thức này đã làm tăng thêm tình bạn Các học sinh khá đã giúp đỡ các bạn yếu hơn mình học tập tốt hơn Đặc điểm của hình thức này là HĐ học nhóm có tính chất tự phát, ít có
sự can thiệp của GV và HS kém phụ thuộc HS khá mà không có sự tác động qua lại Nhìn về hình thức bên ngoài thì học nhóm truyền thống có vẻ giống học hợp tác nhóm, song về bản chất bên trong thì có nhiều khác biệt, thể hiện trong bảng so sánh sau:
Bảng 1.2 Sự khác nhau giữa học hợp tác nhóm với học nhóm truyền thống [19]
Học hợp tác nhóm Học nhóm truyền thống
Phụ thuộc tích cực Phụ thuộc không tích cực
Tính đến tránh nhiệm cá nhân Không tính đến trách nhiệm cá nhân Thành viên nhóm rất đa dạng Thành viên nhóm thuần nhất
Chia sẻ vai trò trưởng nhóm Vai trò nhóm trưởng được chỉ định Chịu trách nhiệm về bạn cùng nhóm Chỉ chịu trách nhiệm về bản thân Chú trọng đến nhiệm vụ và sự duy trì
nhóm
Chỉ chú trọng đến nhiệm vụ
Các kỹ năng xã hội được dạy trực tiếp Các kỹ năng xã hội chỉ mang tính
hình thức và thả nổi Giáo viên theo dõi và can thiệp Giáo viên để mặc các nhóm hoạt
động Diễn ra quá trình nhận xét nhóm Không có quá trình nhận xét nhóm
(Nguồn: D W Johnson, R Johnson, & E Holubec (1990): Circles of learning: Cooperation in the classroom (in lần thứ 3) Endina, MN, Interaction, [tr.16])
Trang 21- Các thành viên tham gia có ý thức trách nhiệm cao
- Có sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực giữa các thành viên
- Thi kiến thức theo đội: Hình thức này đòi hỏi sự nỗ lực học tập, hợp tác giữa các nhóm cao hơn việc thi trò chơi HS có thể được thi kiến thức trong giờ học hoặc trong một thời gian nhất định, có tổng kết thi đua và xếp hạng giữa các nhóm để động viên thi đua
- Học ghép (Jigsaw): Đây là sự kết hợp giữa học tập cá nhân và học hợp tác Mỗi cá nhân trong nhóm được nghiên cứu một phần trong nhiệm
vụ của nhóm, sau đó hợp tác lại để tổng kết thành kiến thức chung Mỗi thành viên có trách nhiệm học toàn bộ nội dung đã được các thành viên khác trình bày
- Kiểm tra theo nhóm nhằm mục đích đặt HS trong nhóm học hợp tác và
tự kiểm tra kiến thức của nhau (Sharan & Hertz – Lazarowitz, 1980)
- Hợp tác – Hợp tác (Kagan, 1985) Chiến lược này còn có thêm tác dụng là giúp HS có phương pháp học tập, học được cách học hợp tác Các cuộc trao đổi nhóm giúp kích thích sự ham hiểu biết của HS Học sinh được
Trang 2218
phân theo nhóm không đồng nhất, phân chia bài học theo các chủ đề và phân công cho từng đội Trong mỗi đội lại phân công cho từng cá nhân làm việc độc lập, sau đó trình bày cho nhóm Nhóm lại tổng kết để trình bày trước lớp Việc đánh giá thực hiện theo ba trình độ: các thành viên nhóm đánh giá các phần trình bày của từng cá nhân, HS trong lớp đánh giá phần trình bày của các nhóm và GV đánh giá công việc và kiến thức của từng cá nhân
- Chia sẻ theo cặp GV đặt câu hỏi, HS nghe, suy nghĩ tìm câu trả lời, sau
đó từng cặp HS ngồi cạnh nhau có thể thảo luận câu trả lời rồi chia sẻ với nhóm học tập hoặc cả lớp Chiến lược này được phát triển nhờ công lao của nhà giáo dục học Frank Lyman tại Trường đại học tổng hợp Maryland
Như vậy dựa vào đặc điểm môn học và bài học cụ thể, cùng toàn bộ chương trình giảng dạy ta có thể lựa chọn nội dung dạy học và hình thức tổ chức học hợp tác thích hợp nhất
Ngoài ra, còn có những hình thức hợp tác tích hợp, như: Hợp tác tích hợp trong dạy học hình học, hợp tác tích hợp giữa đọc và viết luận
1.2.5.3 Tổ chức các nhóm học hợp tác
Tùy theo mục đích dạy học hợp tác trong phạm vi một tiết học, một chương hay cả quá trình học tập mà GV có thể quyết định việc thành lập nhóm học hợp tác cho phù hợp
a) Có ba yêu cầu liên quan đến nhóm như sau: Nhóm chính thức, nhóm không chính thức và nhóm cơ sở [26]
- Nhóm học tập chính thức là những nhóm học sinh được tổ chức chặt chẽ và duy trì cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ
- Nhóm học tập không chính thức là những nhóm tồn tại trong thời gian ngắn và có tổ chức lỏng lẻo (chẳng hạn kiểm tra người ngồi cạnh xem bạn đó
có hiểu bài không)
- Nhóm học tập hợp tác cơ sở là những nhóm học tập hợp tác lâu dài, có mối quan hệ lâu bền giữa các thành viên với trách nhiệm chính là giúp đỡ,
Trang 23c) Lựa chọn các thành viên vào một nhóm: Có thể lựa chọn nhóm thuần nhất theo năng lực, theo chủ đề cần quan tâm hoặc chọn nhóm gồm đa dạng trình độ nhận thức, về điều kiện học tập
d) Xác định thời gian duy trì nhóm: Cần duy trì nhóm đến thời điểm đủ
độ ổn định và có thành công nhất định Có thể giải tán nhóm và thành lập nhóm mới khi nhóm cũ hoạt động kém hiệu quả hoặc khi có mong muốn cho tất cả các HS trong lớp có cơ hội cùng học tập với tất cả các bạn trong lớp Việc thay đổi nhóm sẽ giúp cho HS xây dựng cảm nhận tích cực, khách quan,
có tư tưởng lành mạnh về sự hợp tác và tạo cho các em có nhiều cơ hội thực hành các kỹ năng cần thiết cho việc hợp tác, tránh tư tưởng chủ nghĩa cục bộ
Để thành lập được nhóm tốt, GV cần nắm vững đặc điểm, tính cách, năng lực học tập của từng HS Mỗi nhóm tự cử ra người giữ vài trò nhóm trưởng, thư ký, quan sát viên, báo cáo và thành viên của nhóm để thực hiện các nhiệm vụ đạt kết quả tốt Các vai trò này nên được thay đổi luân phiên để
HS được trải nghiệm các chức năng trong hợp tác qua đó tự khẳng định mình
1.2.5.4 Tổ chức lớp học
Nên bố trí HS trong mỗi nhóm học tập được ngồi gần nhau sao cho các
em có thể dễ dàng chia sẻ tài liệu học tập, duy trì sự liên hệ mặt đối mặt và trao đổi nhỏ, đủ nghe trong nhóm mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các nhóm khác Thường nên chọn HS ngồi ở hai bàn trên và dưới, khi đó HS bàn trên có thể quay xuống bàn dưới để trao đổi Cách bố trí này không tốn thời gian tập chung nhóm, tránh được sự ồn ào không cần thiết và đặc biệt tạo cơ
Trang 2420
hội cho HS dễ dàng thực hiện các kỹ năng hợp tác Cần có khoảng trống làm lối đi để GV có thể dễ dàng di chuyển từ nhóm này qua nhóm khác nhằm quản
lý và hỗ trợ khi cần thiết [20]
1.2.5.5 Những hoạt động của giáo viên trong dạy học hợp tác
Trong dạy học hợp tác người GV thường có những HĐ sau:
- Xây dựng mục tiêu chung
- Hỗ trợ cho HS khi cần thiết
- Đánh giá kết quả học tập và hoạt động của nhóm
- Tổng kết giờ học
1.2.5.6 Rèn luyện kỹ năng hợp tác cho HS
Một nhiệm vụ rất quan trọng trong DH hợp tác của người GV là rèn luyện kỹ năng hợp tác cho HS
Các kỹ năng hợp tác là một trong các mục tiêu dạy học quan trọng có liên quan đến nghề nghiệp tương lai và sự thành đạt trong cuộc sống của HS sau này
a) Các kỹ năng học hợp tác
Có 5 loại kỹ năng cơ bản là: kỹ năng giao tiếp, xây dựng và duy trì bầu không khí tin tưởng lẫn nhau, kỹ năng kèm cặp nhau, kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng tư duy phê phán [19]
Kỹ năng 1 Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp là bước khởi đầu trong sự hợp tác Có thể hiểu “giao tiếp là sự trao đổi và chia sẻ những ý nghĩ và cảm xúc thông qua hệ thống các ký hiệu được hiểu gần như thống nhất giữa những người cùng tham gia” Đối với học
Trang 2521
sinh có hai loại kỹ năng giao tiếp là: truyền đạt và tiếp nhận Mỗi học sinh phải có khả năng truyền đạt một thông tin trực tiếp thể hiện ý tưởng, niềm tin, cảm nhận, ý kiến, phản ứng, nhu cầu, mục đích, mối quan tâm, các nguồn lực,
và những điều trung thực khác Mỗi HS cũng phải có khả năng tiếp nhận thông tin một cách chính xác sao cho bản thân có thể hiểu được ý tưởng, niềm tin, cảm nhận, v.v…của người khác Qua truyền đạt và tiếp nhận hai học sinh
có thể làm sáng tỏ mục tiêu chung, theo dõi bạn mình, thuyết phục nhau, thống nhất hành động, chia sẻ nguồn lực, giúp đỡ lẫn nhau và thúc đẩy nhau hoạt động
Kỹ năng 2 Kỹ năng xây dựng và duy trì bầu không khí tin tưởng lẫn
nhau
Sự tin tưởng thể hiện ở những hành vi cởi mở và chia sẻ, chấp nhận, ủng
hộ và những ý muốn hợp tác Khi đánh giá hành vi được tin tưởng của một
HS, điều quan trọng cần nhớ là sự chấp nhận và ủng hộ của một người đối với những đóng góp của các thành viên khác trong nhóm không có nghĩa là người
đó phải đồng ý với mọi điều mà những người khác nói ra Một cá nhân có thể bộc lộ sự chấp nhận và ủng hộ trước sự cởi mở và chia sẻ của những người khác trong khi vẫn nói lên các ý tưởng khác cũng như các quan điểm thậm chí đối lập Đây là một điểm quan trọng trong việc xây dựng và duy trì sự tin tưởng lẫn nhau
Kỹ năng 3 Kỹ năng kèm cặp nhau trong học tập
Các kỹ năng này sẽ được rèn luyện thông qua hàng loạt các vai trong các tình huống học tập hợp tác do GV xây dựng và HS thực hiện
Kỹ năng 4 Kỹ năng lãnh đạo
Khả năng lãnh đạo được định nghĩa là sự thể hiện những hành động giúp cho nhóm hoàn thành các nhiệm vụ
Kỹ năng 5 Kỹ năng tư duy hội thoại có phê phán
Trang 2622
Những xung đột giữa các tư tưởng, ý kiến, kết luận, lý thuyết, lời giải và phương pháp giải toán, …gây ra những cuộc tranh luận là một khía cạnh quan trọng của học tập hợp tác
b) Các bước rèn luyện kỹ năng hợp tác cho HS
Bước 1 Tạo ra bối cảnh hợp tác: Tức là làm cho HS nhận thức được sự
phụ thuộc lẫn nhau và quan tâm đến sự vui buồn của người khác
Bước 2 Xây dựng và tổ chức các cuộc tranh luận về kiến thức Tạo ra
những mâu thuẫn về nhận thức để HS có cơ hội rèn luyện tư duy phê phán
Bước 3 Dạy cho HS cách thỏa thuận
Bước 4 Dạy cho HS cách hòa giải
Tiến trình rèn luyện kỹ năng hợp tác cho HS là:
- Giáo viên chọn một số kỹ năng quan trọng cần quan sát
- Giáo viên cử ra HS làm nhiệm vụ cụ thể trong vai trò của mình như: nhóm trưởng, thư ký, quan sát viên, thành viên
- Giáo viên quan sát và can thiệp khi cần thiết
- Những HS được cử làm quan sát viên đánh giá xem các bạn trong lớp
đã thể hiện những kỹ năng hợp tác như thế nào
- Tổ chức cho học sinh tiến hành nhận xét nhóm, sử dụng các quan sát viên như một nguồn phản hồi
- Nhận xét toàn lớp, tóm tắt thông tin phản hồi từ những dữ liệu quan sát được của giáo viên
- Các thành viên nhóm đặt ra các mục tiêu trong việc thể hiện các kỹ năng hợp tác ở lần hoạt động nhóm tiếp sau [19]
Tiểu kết chương 1
DH hợp tác là PPDH đã được các nhà giáo dục trên thế giới chú ý và nghiên cứu ngay từ đầu thế kỷ Đó là một PPDH tích cực và mang tính xã hội
Trang 2723
cao PPDH hợp tác được xây dựng dựa trên cơ sở của thuyết làm việc đồng đội, thuyết giải quyết mâu thuẫn, thuyết hợp tác tập thể và thuyết dạy lẫn nhau Dạy học hợp tác bao gồm 5 thành tố cơ bản là: Sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực, sự tương tác trực tiếp tác động đến sự thành công của nhau, trách nhiệm của cá nhân và tập thể, kỹ năng giao tiếp trong nhóm và rút kinh nghiệm nhóm
Trong PPDH hợp tác, có rất nhiều hình thức tổ chức học hợp tác khác nhau như: thi trò chơi theo đội, thi kiến thức theo đội, học ghép, kiểm tra theo nhóm, hợp tác – hợp tác, chia sẻ theo cặp, hợp tác tích hợp trong dạy học hình học, hợp tác tích hợp giữa đọc và viết luận Để dạy học hợp tác đạt hiệu quả thì một trong những nhiệm vụ quan trọng là rèn kỹ năng hợp tác cho HS bao gồm 5 loại kỹ năng cơ bản sau: kỹ năng giao tiếp, xây dựng và duy trì bầu không khí tin tưởng lẫn nhau, kỹ năng kèm cặp nhau, kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng tư duy phê phán [19]
Sự hợp tác tạo nền tảng để trên đó diễn ra những sự tranh đua và những nỗ lực cá nhân Nỗ lực cá nhân có hiệu quả, kết hợp với sự tranh đua lành mạnh vì lợi ích chung sẽ càng thúc đẩy sự hợp tác phát triển lên đỉnh cao mới Những nghiên cứu của các nhà giáo dục học trên thế giới đã chỉ ra rằng: nơi nào thực sự áp dụng học hợp tác có hiệu quả, nơi đó HS được học nhiều hơn, nhà trường dường như tốt hơn, HS thân thiện với nhau hơn, tự trọng cao hơn và mỗi HS được học các kỹ năng xã hội có hiệu quả hơn (học cùng nhau và học một mình)
Trang 2824
CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC
BỘ MÔN PHƯƠNG PHÁP HÌNH THÀNH CÁC BIỂU TƯỢNG TOÁN CHO TRẺ MẪU GIÁO 2.1 Chương trình phương pháp hình thành các biểu tượng toán cho trẻ mẫu giáo ở trường CĐSPTW
- Thời lượng: 3 đơn vị học trình = 45 tiết
- Mục đích của môn học: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng cần thiết để có khả năng tổ chức hoạt động hình thành các biểu tượng toán cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non
- Nội dung chương trình:
Chương I Những vấn đề lý luận cơ bản (8 tiết)
Chương II Phương pháp hình thành các biểu tượng Toán cho trẻ mẫu giáo (37 tiết)
2.2 Giáo án dạy học môn phương pháp hình thành các biểu tượng toán cho trẻ mẫu giáo
Giáo án số 1 PHƯƠNG PHÁP HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG
Trang 2925
- Học sinh tự làm được một số giáo cụ cơ bản từ các nguồn nguyên liệu phong phú để dạy trẻ làm quen với biểu tượng về tập hợp – số lượng – phép đếm
- Học sinh biết cách tổ chức môi trường Toán học phù hợp để hướng dẫn trẻ mầm non làm quen với biểu tượng về tập hợp – số lượng – phép đếm
Tổ chức học tập hợp tác trong từng nhóm và giữa các nhóm trong lớp học
B Nhiệm vụ của giáo viên và học sinh
- Chuẩn bị hai phiếu học tập cho 2 HĐ nhóm
- Báo trước cho HS hình thức học theo nhóm và phân nhóm để HS chuẩn bị (mỗi nhóm gồm các HS ngồi ở hai bàn liền nhau)
- Hướng dẫn HS các kỹ năng hợp tác nhóm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xây dựng và duy trì bầu không khí tin tưởng lẫn nhau, kỹ năng kèm cặp nhau, kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng tư duy phê phán
- Cá nhân làm việc độc lập, sau đó cả nhóm cùng nhau thảo luận thống nhất
ý kiến vào phiếu học tập chung của cả nhóm
- Chấm điểm phiếu học tập, kết quả trình bày và HĐ nhóm
C Quá trình điều hành
- Tổ chức thi đua giữa các nhóm thông qua 2 vòng thi tương ứng với 2 HĐ
đề ra trong phiếu học tập (tổng điểm là: 100 = 50+50)
D Mô hình tiến trình giờ học
Hoạt động 1 Cách sắp xếp đồ dùng phù hợp khi dạy trẻ kỹ năng xếp tương
ứng 1-1
Trang 301a) Các đối tượng trong hai nhóm khác nhau (nhóm hoa và nhóm bướm)
1b) Các đối tượng trong hai nhóm giống hệt nhau (hai nhóm xoài)
2a) Năm hay ít hơn năm đối tượng
2b) Nhiều hơn năm đối tượng
Trang 3127
3a) Số bánh và số quả bằng nhau
3b) Số bánh và số quả không bằng nhau
4a) Mỗi bé ngồi vào một ghế
4b) Người và ghế không liên kết với nhau
b) Hoạt động thảo luận nhóm
Bước 1 Cá nhân nghiên cứu nhiệm vụ và trả lời vào phiếu học tập
Bước 2 Thảo luận nhóm
Dự kiến các tình huống trong thảo luận nhóm
+ Học sinh sẽ trả lời từng trường hợp và giải thích tại sao
+ Dự kiến câu hỏi gợi ý khi cần thiết: Cần chú ý vào cách sắp xếp đồ dùng
và số lượng đồ dùng
Bước 3.Tập trình bày kết luận của nhóm Mỗi học sinh đều tự tập trình bày,
trong quá trình đó nếu khó khăn thì trao đổi và hỏi các bạn khác để hiểu thấu đáo kết luận của nhóm
Trang 32Kết luận
Trường hợp 1
1a) Các đối tượng trong hai nhóm là khác nhau như vậy trẻ sẽ dễ dàng thực hiện kỹ năng xếp tương ứng 1 – 1 khi xếp mỗi con bướm với một bông hoa 1b) Các đối tượng trong hai nhóm là giống nhau sẽ làm cho trẻ khó kiểm soát xem mỗi đối tượng trong nhóm này đã được xếp với một đối tượng trong nhóm khác chưa vì vậy việc thực hiện kỹ năng xếp tương ứng 1 – 1 sẽ khó khăn hơn
Trường hợp 2
2a) Cả hai nhóm có số lượng ít hơn 5 như vậy trẻ sẽ dễ dàng xếp tương ứng
1 – 1 hơn vì xếp được nhanh hơn không bị nhầm lẫn
2b) Cả hai nhóm có số lượng nhiều hơn 5 như vậy trẻ gặp khó khăn hơn trong việc xếp tương ứng 1 – 1, vì quá trình xếp diễn ra lâu hơn thì dễ gặp phải nhầm lẫn
Trường hợp 3
3a) Cả hai nhóm có số lượng nhiều bằng nhau thì việc xếp tương ứng 1 – 1
sẽ dễ dàng hơn với trẻ vì trẻ cho rằng mỗi cái bánh đã đủ một quả như vậy công việc đã hoàn thành
Trang 3329
3b) Cả hai nhóm có số lượng không nhiều bằng nhau thì việc xếp tương ứng 1-1 sẽ khó khăn hơn vì khi một cái bánh không có quả với trẻ công việc dường như chưa hoàn thành
Trường hợp 4
4a) Hai nhóm được xếp liền kề nhau như vậy trẻ dễ dàng xếp tương ứng 1 –
1 hơn vì cứ mỗi bé được ngồi trực tiếp vào một ghế
4b) Hai nhóm được xếp cách xa nhau như vậy trẻ sẽ xếp tương ứng 1 – 1 khó hơn vì mỗi bé không xếp ngồi trực tiếp vào một ghế, khoảng cách giữa bé
và ghế ở mỗi lần xếp sẽ rất khác nhau
Hoạt động 2
a) Nhiệm vụ học tập
GV phát phiếu học tập cho từng HS của các nhóm có nội dung:
Hãy nêu các hình thức nhằm luyện tập kỹ năng đếm cho trẻ và lấy ví dụ minh họa
b) Hoạt động học tập hợp tác theo nhóm
Bước 1 Cá nhân nghiên cứu nhiệm vụ và trả lời vào phiếu học tập
Bước 2 Hợp tác trong nhóm:
Dự kiến các tình huống trong thảo luận nhóm
+ Học sinh sẽ nêu từng hình thức và lấy ví dụ cụ thể
+ Dự kiến câu hỏi gợi ý khi cần thiết: các hình thức cần phù hợp và gần gũi với trẻ
Bước 3 Trình bày kết luận của nhóm GV gọi một HS bất kỳ trình bày kết
Trang 34- Đếm theo hàng thẳng ( ví dụ: Có bao nhiêu quả dâu tây)
- Đếm theo các cách sắp xếp khác nhau: Xếp theo đường cong (có bao nhiêu quả táo), xếp lộn xộn (có bao nhiêu quả bóng bay), đếm xuôi, đếm ngược
Trang 3531
- Câu hỏi củng cố kiến thức
Khi hình thành biểu tượng tập hợp – số lượng – phép đếm, cô giáo đã cho trẻ làm các bài tập sau:
1) Cháu hãy lấy cho cô một nhóm đồ vật có số lượng là 4 và lấy chữ số tương ứng
2) Tìm cho cô một nhóm có số lượng là 7
3) Chọn tất cả quả có 1 hạt trong rổ xếp ra sàn
4) Có 5 con mèo muốn còn 4 con mèo cháu làm thế nào?
5) Cháu hãy đếm xem cô vỗ tay bao nhiêu tiếng thì lấy bấy nhiêu đồ chơi
6) Có mấy cách để chia 5 đối tượng làm 2 phần
7) Tìm những nhóm đồ dùng, đồ chơi có số lượng nhiều hơn 5 ở xung quanh lớp
8) Có 7 bông hoa muốn còn 3 bông hoa cháu làm thế nào?
9) Cháu hãy chia 7 con thỏ thành hai nhóm có số lượng nhiều bằng nhau
10) Có 6 bông hoa muốn có 8 bông hoa cháu làm thế nào?
Anh (chị) hãy nhận xét xem nội dung các bài tập trên đúng hay sai? Nếu đúng thì phù hợp với lứa tuổi nào? Tại sao?
Giáo án số 2 PHƯƠNG PHÁP HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG KÍCH
Trang 36Tổ chức học tập hợp tác trong từng nhóm và giữa các nhóm trong lớp học
B Nhiệm vụ của giáo viên và học sinh
- Chuẩn bị hai phiếu học tập cho 2 HĐ nhóm
- Cá nhân làm việc độc lập, sau đó cả nhóm cùng nhau thảo luận thống nhất
ý kiến vào phiếu học tập chung của cả nhóm
- Điểm của nhóm sẽ là điểm của từng cá nhân
C Quá trình điều hành
- Tổ chức thi đua giữa các nhóm thông qua 2 vòng thi tương ứng với 2 HĐ
đề ra trong phiếu học tập (tổng điểm là: 100 = 50+50)
D Mô hình tiến trình giờ học
Hoạt động 1 Nhận xét về cách chuẩn bị đồ dùng khi dạy trẻ mẫu giáo hình
thành biểu tượng kích thước
Hoạt động 2 Những điểm cần chú ý khi dạy trẻ đo một vật bằng các thước
đo khác nhau và đo các vật khác nhau bằng một thước đo
Hoạt động 3 Củng cố và tổng kết thi đua
Trang 3733
E Tiến trình giờ học
Hoạt động 1
a) Nội dung học tập
GV phát phiếu học tập cho từng HS của các nhóm có nội dung:
Khi dạy trẻ làm quen với biểu tượng kích thước, cô giáo đã chuẩn bị các đồ dùng sau:
- Bút chì màu xanh dài 30cm và bút chì màu đỏ dài 20cm
- Cốc màu xanh cao 18cm và cốc màu vàng cao 20cm
- Hai cái hộp màu xanh có độ lớn khác nhau rõ nét
- Búp bê áo đỏ và búp bê áo vàng cao bằng nhau
- Một bưu thiếp màu xanh có kích thước 12cmx14cm và một bưu thiếp màu
đỏ có kích thước 10cmx16cm
- Một bưu ảnh và một cái hộp
Em hãy nhận xét xem nội dung các bài tập trên đúng hay sai? Nếu đúng thì phù hợp với lứa tuổi nào? Tại sao?
b) Hoạt động thảo luận nhóm
Bước 1 Cá nhân nghiên cứu nhiệm vụ và trả lời vào phiếu học tập
Bước 2 Thảo luận nhóm
Dự kiến các tình huống trong thảo luận nhóm
+ Học sinh sẽ giải thích từng nội dung xem việc chuẩn bị đồ dùng như vậy
là đúng hay sai, sau đó giải thích rõ ràng: nếu đúng thì phù hợp với lứa tuổi nào vì sao, sai vì sao
+ Dự kiến câu hỏi gợi ý khi cần thiết: cách chọn đồ dùng cần phải chú ý vào kích thước và mầu sắc
Bước 3 Trình bày kết luận của nhóm Các cá nhân tự luyện cách trình bày
kết luận của nhóm, nếu chỗ nào chưa rõ thì trao đổi với các bạn trong nhóm c) Tiêu chí thi đua
Biểu điểm: 50đ
Trang 3834
GV sẽ chấm điểm trong phiếu học tập chung của nhóm, gọi bất kỳ người trong nhóm trình bày ý kiến của nhóm và chấm điểm, sau đó cộng thành điểm của nhóm
d) Tổng kết vấn đề
GV cùng HS tổng kết từng nội dung: GV cho HS nhắc lại từng nội dung của từng biểu tượng: Dài – Ngắn, Rộng – Hẹp, Cao – Thấp, To – nhỏ, đối với từng lứa tuổi mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ thì cần chuẩn bị đồ dùng thế nào cho phù hợp
Kết luận
Nội dung 1 Đúng, phù hợp với mẫu giáo bé vì mẫu giáo bé dạy trẻ nhận
biết sự khác nhau rõ nét về chiều dài (20cm và 30cm) và rõ nét về màu sắc (xanh và đỏ)
Nội dung 2 Đúng, phù hợp với mẫu giáo nhỡ vì mẫu giáo nhỡ dạy trẻ nhận
biết sự khác nhau không rõ nét về chiều cao (20cm và 18cm) và rõ nét về màu sắc (xanh và vàng)
Nội dung 3 Sai, vì hai cái hộp là cùng màu xanh mà khi dạy trẻ mẫu giáo
hình thành biểu tượng kích thước thì mầu sắc phải khác nhau rõ nét
Nội dung 4 Đúng, phù hợp với mẫu giáo nhỡ vì mẫu giáo nhỡ đã dạy trẻ
nhận biết sự bằng nhau của 2 đối tượng
Nội dung 5 Sai, vì khi so sánh bề rộng cô phải chuẩn bị 2 đối tượng có
chiều dài bằng nhau
Nội dung 6 Sai, vì bưu ảnh và cái hộp là hai đối tượng không cùng dạng
Trang 3935
b) Hoạt động thảo luận nhóm
Bước 1 Cá nhân nghiên cứu nhiệm vụ và trả lời vào phiếu học tập
Bước 2 Thảo luận nhóm
Dự kiến các tình huống trong thảo luận nhóm
+ Học sinh sẽ nêu cụ thể các mối quan hệ khi dạy trẻ nội dung đo
+ Dự kiến câu hỏi gợi ý khi cần thiết: khi dạy trẻ đo một vật bằng các thước
đo khác nhau thì phải hình thành mối quan hệ gì? Khi dạy trẻ đo các vật khác nhau bằng một thước đo thì phải hình thành mối quan hệ gì?
Bước 3 Trình bày kết luận của nhóm Nhóm nào xong trước có thể trình
bày trước GV chỉ định một HS bất kỳ trình bày
c) Tiêu chí thi đua
Điểm của nhóm bao gồm: Kết quả phiếu học tập chung của nhóm, ý kiến của một HS bất kỳ trong nhóm và tinh thần thái độ học hợp tác nhóm Điểm của nhóm sẽ tính cho cá nhân Tổng điểm là 50
- phải cho trẻ so sánh xem thước đo nào dài hơn, thước đo nào ngắn hơn
- Sau khi trẻ dùng lần lượt từng thước đo để đo vật, thì cần cho trẻ so sánh kết quả đo xem thước đo nào đo được nhiều lần hơn, thước đo nào đo được ít lần hơn
- GV cần gợi ý để trẻ nêu được mối quan hệ: thước đo dài hơn đo được ít lần hơn, thước đo ngắn hơn đo được nhiều lần hơn
2) Khi dạy trẻ đo các vật khác nhau bằng một thước đo, cụ thể trong trường hợp dùng 2 vật khác nhau thì cần chú ý những điểm sau:
Trang 4036
- Phải cho trẻ so sánh xem vật nào dài hơn, vật nào ngắn hơn
- Sau khi trẻ đo lần lượt từng vật một, thì cần cho trẻ so sánh kết quả đo xem vật nào đo được nhiều lần hơn, vật nào đo được ít lần hơn
- GV cần gợi ý để trẻ nêu được mối quan hệ: vật dài hơn đo được nhiều lần hơn, vật ngắn hơn đo được ít lần hơn
Hoạt động 3
Củng cố và giao bài tập về nhà
- Câu hỏi củng cố kiến thức
1) Mô tả kiến thức và kĩ năng về kích thước được hình thành ở trẻ mầm non
2) Hãy mô tả việc hướng dẫn trẻ mầm non cách thức đo các đối tượng 3) Dự các giờ dạy của giáo viên mầm non, ghi nhận các dạng hoạt động khác nhau đó sử dụng để giúp trẻ làm quen với kích thước Thảo luận trong nhóm với nhau
4) Tham quan trường mầm non, mô tả các loại giáo cụ, bài tập có trong góc toán dùng để củng cố về kiến thức cho trẻ mầm non
5) Sưu tầm và tự viết 2 – 3 bài tập, 3 – 4 dạng hoạt động khác nhau nhằm giúp trẻ mầm non làm quen với kích thước Trao đổi với các bạn
6) Thực hiện theo nhóm: tự chọn đề tài, lứa tuổi, chủ điểm, thiết kế một giờ dạy trẻ mầm non làm quen với kích thước Tập dạy trong nhóm
Giáo án số 3 PHƯƠNG PHÁP HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG HÌNH