Tuy nhiên, để học sinh có thể viết được những bài văn hay thì trong quá trình dạy học làm văn người giáo viên phải chú ý đến việc dạy cho các em sử dụng tốt các cách lập luận là hết sức
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
Trang 2MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 3
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 8
4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 8
5 Phương pháp nghiên cứu 9
6 Giả thiết khoa học 10
7 Cấu trúc của luận văn 10
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA LẬP LUẬN SO SÁNH VỚI VIỆC LÀM VĂN NGHỊ LUẬN Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 11
1.1 Cơ sở lí luận 11
1.1.1 Quan niệm chung về so sánh 11
1.1.2 So sánh và lập luận so sánh trong làm văn nghị luận 13
1.2 Cơ sở thực tiễn 28
1.2.1 Thực tiễn chương trình sách giáo khoa bộ môn 28
2.2 Thực tiễn dạy học Làm văn của giáo viên 29
1.2.3 Thực tiễn học Làm văn của học sinh Trung học phổ thông 31
Chương 2: TỔ CHỨC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LẬP LUẬN SO SÁNH TRONG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 34 2.1 Rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong giờ dạy học lý thuyết 35
2.1.1 Mục đích rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong giờ dạy học lý thuyết 35
2.1.2 Yêu cầu rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong giờ dạy học lý thuyết 35
2.1.3 Tiến trình lên lớp của giáo viên 38
2.1.4 Lưu ý khi rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong giờ dạy học lý thuyết 42
Trang 32.2 Rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong giờ dạy học thực hành 43
2.2.1 Mục đích rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong giờ dạy học thực hành 44
2.2.2 Nội dung rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong giờ dạy học thực hành 45
2.2.3 Hình thức rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong giờ dạy học thực hành 47
2.2.4 Quy trình rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong giờ dạy học thực hành 49
2.2.5 Bài tập rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong giờ dạy học thực hành 50
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 72
3.1 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 72
3.1.1 Đối tượng 72
3.1.2 Địa bàn 72
3.1.3 Kế hoạch thực nghiệm 73
3.2 Mục đích thực nghiệm 73
3.3 Tổ chức thực nghiệm 74
3.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm 75
3.4.1 Các tiêu chí đánh giá 75
3.4.2 Các phương tiện đánh giá 76
3.4.3 Kết quả thực nghiệm 77
KẾT LUẬN CHUNG 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 PHỤ LỤC
Trang 4MỞ ĐẦU
2 Lí do chọn đề tài
Một trong những vấn đề cơ bản trong định hướng đổi mới của nền giáo dục nước ta hiện nay là đổi mới phương pháp dạy học sao cho vừa trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức vững chắc, hiện đại lại vừa trang bị được
cả những kỹ năng cần thiết để các em vận dụng sáng tạo vào thực tiễn một cách thuần thục nhất Trong nhà trường phổ thông, mỗi môn học đều có một
vị trí riêng biệt của mình nhằm cung cấp tri thức và rèn luyện những kỹ năng nhất định cho học sinh Môn Ngữ văn nói chung, phân môn Làm văn cũng không nằm ngoài mục tiêu đó
Phân môn Làm văn được xem là khoa học nghiên cứu vận dụng ngôn ngữ về các quy luật nói và viết sao cho đạt được hiệu quả và hiệu lực cao nhất Vì vậy, mà phân môn Làm văn có một vị trí quan trọng trong việc đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn thông qua thực hành sử dụng Tiếng Việt ở nhà trường phổ thông Ngoài ra phân môn Làm văn còn có vai trò to lớn trong việc giáo dục, giáo dưỡng phát triển hoàn thiện năng lực cũng như nhân cách cho học sinh bởi chính trong quá trình làm văn đó một mặt bộc lộ rõ nhất về năng khiếu, óc sáng tạo, khả năng tưởng tượng, khả năng vận dụng kiến thức văn học và những hiểu biết về đời sống xã hội cùng với những phẩm chất, tình cảm thái độ của các em Bên cạnh đó làm văn còn tạo cho học sinh cơ hội
để trau rồi thêm về năng lực tư duy ngôn ngữ giúp các em chủ động hơn trong việc chiếm lĩnh tri thức và say mê hơn với học văn và làm văn
Trong nhà trường phổ thông, việc học và rèn luyện viết văn nghị luận
là một yêu cầu rất quan trọng Văn nghị luận giúp học sinh vận dụng tổng hợp các tri thức văn học, tri thức đời sống, rèn luyện kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ và đặc biệt giúp đắc lực vào việc phát triển tư duy khoa học, tư duy lí luận ở họ Mỗi một yêu cầu nghị luận đều đặt ra một vấn đề tư tưởng và học
Trang 5tập đòi hỏi học sinh phải giải quyết bằng chính những hiểu biết về lí luận và thực tiễn với một phương pháp khoa học và một tư tưởng đúng đắn nhất Tuy nhiên, để học sinh có thể viết được những bài văn hay thì trong quá trình dạy học làm văn người giáo viên phải chú ý đến việc dạy cho các em sử dụng tốt các cách lập luận là hết sức quan trọng Có nhiều cách lập luận khác nhau, có thể lập luận theo các thao tác lôgíc, có thể lập luận theo các thao tác trình bày song dù lập luận theo cách nào thì mỗi cách lập luận đều mang lại cho đoạn văn, bài văn nghị luận một giá trị riêng
Lập luận so sánh là một trong những thao tác lập luận cơ bản được đưa vào giảng dạy theo tinh thần đổi mới nên rất khó với giáo viên Đã có một số công trình nghiên cứu về thao tác lập luận này song để giúp giáo viên và học sinh có thêm nhiều tài liệu tham khảo hơn nữa chúng tôi mạnh dạn đi nghiên
cứu đề tài “Lập luận so sánh với việc làm văn nghị luận ở Trung học phổ thông” Đề tài nghiên cứu của chúng tôi nhằm đề cập đến việc phải làm thế
nào để học sinh không chỉ nắm vững nội dung lí thuyết về lập luận so sánh
mà quan trọng hơn giúp các em tiến hành vận dụng thao tác lập luận này một cách độc lập và đặc biệt có thể phối kết hợp được các thao tác lập luận khác trong bài văn và làm chủ được các kỹ năng để viết được những bài văn nghị luận chặt chẽ, hoàn chỉnh, giàu sức thuyết phục
Với mong muốn, những bài văn của học sinh ngày càng ít đi những lỗi không đáng có trong quá trình lập luận so sánh, chúng tôi đã tìm tòi và mạnh dạn đề xuất những phương pháp dạy học trong giờ dạy học lý thuyết và trong giờ học thực hành cùng với những bài luyện tập ứng dụng cụ thể phù hợp với đặc thù bộ môn làm văn: tính chất tổng hợp, tính chất thực hành Hy vọng với hướng đi mới chỉ ở mức độ thực nghiệm ít nhiều góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng dạy và học làm văn ở nhà trường Trung học phổ thông hiện nay
Trang 62 Lịch sử vấn đề
2.1 Nhóm các công trình nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về Làm văn
và phương pháp dạy học Làm văn
Với vai trò vị trí vô cùng qua trọng của phân môn Làm văn trong việc đánh giá học sinh nên bên cạnh việc biên soạn các bộ sách dạy lý thuyết làm văn, các tư liệu về lý thuyết Làm văn ở nhà trường phổ thông, còn có rất nhiều các công trình nghiên cứu đồ sộ, các bài viết của các giáo sư, các nhà nghiên cứu đầu ngành giàu tâm huyết với môn làm văn nói chung trong nhà trường phổ thông
Các tác giả Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần
Thế Phiệt trong cuốn Phương pháp dạy học văn bên cạnh việc đánh giá
toàn diện, chính xác và sâu sắc về vị trí riêng, phương pháp dạy học và tình hình dạy học phân môn Làm văn trong nhà trường thì các tác giả còn chỉ ra các vấn đề có tính nguyên tắc và phương pháp trong dạy học làm văn, ở những việc cụ thể như dạy lý thuyết, việc ra đề kiểm tra, việc chấm, trả bài cho học sinh Bên cạnh đó các tác giả cũng nêu ra những khó khăn, những hạn chế còn tồn tại khiến việc dạy và học làm văn nghị luận chưa đạt được kết quả như mong muốn
Cũng trong giáo trình dạy học phương pháp bộ môn, các tác giả Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán đã đi vào xác định vị trí và mục tiêu chương trình của sách giáo khoa cũng như môn Làm văn trong nhà trường phổ thông, chỉ ra những tiền đề lý thuyết của việc dạy làm văn từ góc độ ngôn ngữ văn bản, lý thuyết giao tiếp, lôgíc học, lý luận văn học Các tác giả khẳng
định “Trên con đường xác định một lý thuyết thực sự khoa học cho môn Làm
văn, ta gặp nhiều vấn đề gắn với lôgíc Từ khâu ra đề, chấm bài, rèn luyện kỹ năng, giảng dạy lý thuyết của giáo viên, đến việc lập ý, dựng đoạn, viết bài của học sinh Ở đâu cũng cần sử dụng những hiểu biết về lôgíc học Các thao tác về tư duy được nghiên cứu trong lôgíc học như: suy diễn, chứng minh, bác
bỏ đã và đang được sử dụng triệt để trong làm văn Không nắm được các
Trang 7thao tác của tư duy, không nắm được các quy luật cơ bản của lôgíc học không thể tạo dựng được những bài văn chặt chẽ mạch lạc về nội dung và
rõ ràng, trong sáng về diễn đạt”[3,tr.197] Về phương pháp dạy học, các
tác giả đã nêu cụ thể về phương pháp dạy lý thuyết, phương pháp thực hành, phương pháp ra đề, phương pháp chấm và trả bài và một số kỹ năng cần rèn luyện cho học sinh
Với quan niệm “Tập làm văn là tập viết thành câu, thành đoạn, thành
bài những cảm xúc, kinh nghiệm, suy nghĩ, nhận xét, ý kiến…của mình để cho người khác cảm được, hiểu được một cách đầy đủ, đúng đắn Do đó, tập làm văn là rèn luyện ngôn ngữ, ngôn từ Đồng thời, tập làm văn là phát triển các năng lực trí tuệ, tâm hồn, góp phần phát triển nhân cách của con người”[6,tr.4], bộ sách Làm văn 10,11,12 (Trần Thanh Đạm chủ biên) đã
trình bày nhất quán những vấn đề khái khát về lý thuyết làm văn và làm văn nghị luận, xây dựng bài văn nghị luận, nghị luận xã hội, nghị luận văn học, các bài làm văn tự do sáng tạo…phù hợp với đối tượng học sinh, thể hiện rõ ý
đồ đổi mới về tư tưởng dạy học
2.2 Nhóm các công trình nghiên cứu chuyên sâu về văn nghị luận và lập luận trong văn nghị luận
Từ việc khẳng định vị trí quan trọng và những đặc trưng của văn nghị luận, các tác giả của nhóm này đi sâu vào quy trình làm một bài văn nghị luận; phân tích đề, lập dàn ý, viết nhập đề và kết luận…
Trong Kỹ năng làm văn nghị luận phổ thông, tác giả Nguyễn Quốc Siêu đã khẳng định “Văn nghị luận là một thể loại thường dùng trong đời
sống xã hội Hiểu và nắm vững quá trình, phương pháp làm văn nghị luận sẽ giúp ta có được một tư duy sắc bén, chuẩn xác; đồng thời có thể trình bày luận điểm của mình một cách hoàn thiện, có sức thuyết phục mạnh mẽ”[23]
Với cơ sở đó, tác giả đã trình bày một cách hệ thống kiến thức cơ bản về văn nghị luận, những kỹ năng, kỹ xảo làm văn theo thể loại này, đồng thời giới
Trang 8thiệu một số kiểu bài nghị luận thường gặp Ngoài ra, tác giả cũng đã hướng dẫn phương pháp làm văn nghị luận, kỹ năng xây dựng đoạn và liên kết đoạn, dẫn chứng – cách sử dụng dẫn chứng trong văn nghị luận
Dạy học làm văn nghị luận nói chung là một công việc vô cùng quan
trọng trong quá trình dạy học ở nhà trường phổ thông vì thế trong cuốn Rèn
luyện kỹ năng làm văn nghị luận tác giả Bảo Quyến đã nhấn mạnh rằng:“Văn nghị luận đặt ra những vấn đề tư tưởng và học thuật đòi hỏi người học sinh phải giải quyết từ đó giúp các em vận dụng tổng hợp các trí thức đã học được từ tự nhiên đến xã hội rèn luyện khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ khả năng tư duy lôgic khoa học nghĩa là có phương pháp tư duy đúng để tìm hiểu đúng đắn vấn
đề và có thái độ đúng trước các sự việc xảy ra trong cuộc sống” [22, tr.34] Như
vậy, để đạt được các mục tiêu đề ra trong quá trình dạy học làm văn nghị luận ngoài việc chú trọng vào việc cung cấp lý thuyết làm văn, rèn kĩ năng thực hành cho học sinh như: xác định luận đề, luận điểm, luận cứ… thì việc rèn luyện các kỹ năng lập luận không được xem nhẹ Vì thế tác giả Trần Hữu Phong trong luận án tiến sĩ của mình đã đưa ra hệ thống bài tập rèn luyện cho học sinh Trung học phổ thông cách lập luận trong đoạn văn nghị luận Theo
đó, tác giả đề xuất hệ thống bài tập luyện nhận biết cách yếu tố của lập luận, luyện lựa chọn và sắp xếp các yếu tố của lập luận, luyện xây dựng lập luận, luyện chữa lỗi lập luận Phương hướng tổ chức luyện tập ứng dụng trong luận
án của tác giả phù hợp với con đường hình thành kỹ năng làm văn, phù hợp với tính chất đặc thù của môn làm văn: Tính chất tổng hợp, tính chất thực hành cho nên đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng luyện tập các
kỹ năng nói riêng và chất lượng dạy học làm văn nói chung
2.3 Nhóm các công trình nghiên cứu chuyên sâu về so sánh và lập luận so sánh trong làm văn nghị luận
So sánh là một thao tác của hoạt động tư duy lôgíc nhằm giúp con người tìm ra những điểm tương đồng và điểm khác biệt khi đưa đối tượng này
Trang 9ra đối chiếu với đối tượng khác dựa trên một tiêu chí nào đó, từ đó nhận thức
sâu sắc và làm nổi bật đối tượng So sánh là “nhìn vào cái này để mà xem xét
cái kia để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn kém” [21,tr.1331]
Trong giáo trình Làm văn của Lê A- Đình Cao cũng quan niệm “tính
chất cơ bản của so sánh là đối chiếu một cách tường minh các đối tượng, các
sự kiện, các vấn đề phát hiện ra những nét giống nhau và khác nhau giữa chúng” [1, tr.221] và “thực chất của nội dung so sánh là phân tích (phân tích bằng cách sóng đôi, đặt sóng đôi) hai đối tượng, hai vấn đề, thường là đối chiếu không biết hoặc ít biết với một sự vật quen thuộc cốt làm cho ý nghĩa của chúng rõ hơn, dễ nhận biết hơn”[1,tr 222] Yêu cầu cơ bản của phép so
sánh này là tính chính xác của các đối tượng, các sự kiện và chúng phải nằm trong một phạm trù, một bản chất tự nhiên nào đó, nếu không sự so sánh sẽ không có tính xác định và không có giá trị
Khi bàn về so sánh nhóm các tác giả Nguyễn Quang Ninh (chủ biên),
Trần Hữu Phong, Nguyễn Thị Ban trong cuốn Luyện tập cách lập luận trong
đoạn văn nghị luận đã phân chia so sánh thành hai loại đó là so sánh tương
đồng và so sánh tương phản và khẳng định “so sánh tương đồng là đi từ cái
đã biết để suy ra cái chưa biết mà mọi người đều phải thừa nhận cái chưa biết vì giữa cái chưa biết với cái đã biết có những nét tương tự nhau.”
[20,tr.66] Ngược lại, lập luận bằng cách “so sánh tương phản là cách lập
luận theo kiểu đối chiếu đối tượng này với đối tượng khác trong sự tương phản lẫn nhau nhằm khẳng định một trong hai đối tượng mà lập luận cần hướng tới” [20,tr.67] Đây là một cách phân chia cụ thể về việc dùng so sánh
để lập luận trong làm văn nghị luận Trên cơ sở của cách phân chia này sẽ giúp cho người viết văn có được một định hướng rõ ràng hơn trong việc lựa chọn,
sử dụng lập luận so sánh theo cách nào vào nghị luận một vấn đề cụ thể nhằm đạt
đến đích của nghị luận Cùng quan niệm đó sách giáo khoa Làm văn 12 do Trần
Đình Sử (chủ biên) chương trình cải cách giáo dục, cũng đưa ra cách luận
chứng trong nghị luận bằng cách: “so sánh tương đồng là từ một chân lí đã
Trang 10biết suy ra một chân lí tương tự, có chung một lôgíc bên trong, so sánh tương phản là đối chiếu các mặt đối lập nhau để làm nổi bật luận điểm”
Trong làm văn,“So sánh là một biện pháp hết sức cần thiết trong văn nghị
luận Một mặt nó làm sáng tỏ vấn đề đang nghị luận, mặt khác nó chứng tỏ người viết có kiến thức phong phú, rộng rãi” Đó là ý kiến nhấn mạnh trong
cuốn “Muốn viết được bài văn hay” của các tác giả Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ
Ngọc Thống, Lưu Đức Hạnh về vai trò, tác dụng và sự cần thiết của việc sử dụng thao tác lập luận so sánh trong làm văn nghị luận Tuy nhiên, các tác giả
cũng cho rằng “ nếu căn cứ vào hình thức nghị luận để chia ra các kiểu bài thì
so sánh cũng là kiểu bài tương đương với chứng minh, giải thích, bình luận… Bởi vì so sánh văn học không đơn thuần chỉ là một thao tác tư duy lôgíc mà trên
cơ sở của thao tác nó phát triển thành nghị luận, tức hàm chứa trong nó nhiều thao tác nhỏ nữa như giải thích, đối chiếu, liên hệ…” [15,tr 16-17]
Như vậy, trong làm văn nghị luận so sánh là một thao tác lập luận, lập luận so sánh có tác dụng to lớn nó nhấn mạnh những nét độc đáo, đặc sắc trong ý kiến của mình để tăng thêm sức hấp dẫn, thuyết phục của bài văn Việc phân chia các kiểu bài nghị luận theo thao tác (theo quan niệm trước đây) là hết sức phức tạp thậm chí là không thoả đáng Trên thực tế không một bài nghị luận nào chỉ vận dụng một thao tác lập luận mà nó là một
sự vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận.Vì thế hiện nay, các tác giả sách giáo khoa Ngữ văn biên soạn đã tách các thao tác lập luận thành từng bài riêng với mục đích giúp học sinh nắm bản chất của từng thao tác, từ đó có cách hiểu rộng, hiểu sâu hơn về mỗi thao tác, đồng thời giúp các em vận dụng linh hoạt các thao tác này vào quá trình viết bài văn nghị luận Cụ thể chương
trình và sách giáo khoa Ngữ văn 11 do tác giả Lê A- chủ biên phần Làm văn
(Bộ cơ bản), Đỗ Ngọc Thống- chủ biên phần Làm văn (Bộ nâng cao) đã thống nhất quan điểm không dựa vào thao tác lập luận để chia nhỏ văn bản nghị luận thành các loại như: chứng minh, phân tích, bình giảng, bình luận…và
Trang 11khẳng định mỗi thao tác lập luận có thể sử dụng ở nhiều kiểu bài nghị luận khác nhau, và ở một bài nghị luận có thể sử dụng nhiều thao tác lập luận khác nhau nhằm đạt đến đích cuối cùng của hoạt động nghị luận Đây cũng là quan điểm hoàn toàn phù hợp với thực tế viết văn hiện nay vừa tạo điều kiện để luyện tập cho học sinh sử dụng thành thạo các thao tác lập luận vào việc làm văn nghị luận vừa ứng dụng vào hoạt động giao tiếp hàng ngày
Từ tất cả hệ thống các lý thuyết phương pháp làm văn, những tư liệu tham khảo cũng như các công trình nghiên cứu tầm cỡ của các nhà nghiên cứu hàng đầu, những tác giả tâm huyết với phân môn làm văn đặc biệt là văn nghị luận trong nhà trường đã giúp tôi có cơ sở lý luận vững chắc, hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh cụ thể để triển khai tốt đề tài này cũng như mạnh dạn thử nghiệm một hướng tiếp cận mới trong quá trình rèn luyện thao tác lập luận so sánh trong làm văn nghị luận nói chung ở nhà trường Trung học phổ thông
3 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu quá trình dạy và học thao tác lập luận so sánh cho học sinh Trung học phổ thông
Phạm vi: các bài học thao tác lập luận so sánh và các bài có quan hệ với bài học này như: Các thao tác nghị luận, thao tác lập luận so sánh, luyện tập thao tác lập luận so sánh, luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh, các bài làm văn nghị luận…ở chương trình sách giáo khoa cơ bản có liên hệ với chương trình sách giáo khoa nâng cao
4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu “Lập luận so sánh với việc làm văn nghị luận ở Trung
học phổ thông” nhằm hệ thống lại cơ sở lí thuyết và thực tiễn của thao tác lập luận
so sánh Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất cách thức tổ chức rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh vào viết các đoạn văn, bài văn một cách linh hoạt, sáng tạo theo yêu cầu nghị luận cụ thể trong quá trình dạy học làm văn nghị luận
Trang 124.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Lập luận so sánh với việc làm văn nghị luận ở
Trung học phổ thông” nhằm giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu và hệ thống hoá cơ sở lí thuyết và thực tiễn cho việc dạy học thao tác lập luận so sánh
- Đề xuất nội dung, cách thức tổ chức việc rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong giờ dạy học lý thuyết và trong giờ dạy học thực hành ở Trung học phổ thông qua hệ thống bài tập thực hành cụ thể
- Tổ chức thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi của những đề xuất trong luận văn đề ra
5 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Lập luận so sánh với việc làm văn nghị luận ở Trung
học phổ thông” chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
5.1 Phương pháp phân tích
Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích nhằm hiểu rõ hơn tâm sinh
lý, nhận thức năng lực cá nhân của đối tượng học sinh trung học phổ thông, phân tích những đặc trưng của so sánh và việc sử dụng lập luận so sánh trong làm văn nghị luận
5.2 Phương pháp thống kê
Đây là một trong những phương pháp của toán học Chúng tôi dùng phương pháp này để xử lí các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra thực nghiệm
5.3 Phương pháp điều tra khảo sát
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để điều tra tình hình học tập và rèn luyện thao tác lập luập so sánh trong làm văn nghị luận ở trường Trung học phổ thông Từ việc nắm bắt được tình hình thực tế chúng tôi đi nghiên cứu đề tài một cách tích cực nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học Làm văn ở nhà trường Trung học phổ thông
Trang 135.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp này giúp làm văn:
- Xây dựng cơ sở thực nghiệm sư phạm thông qua các bài thiết kế nội dung dạy học Cơ sở thực nghiệm xây dựng dựa vào các tri thức giáo dục, tâm
lý học, trình độ nhận thức của từng đối tượng và căn cứ vào hệ thống tri thức của thao tác lập luận so sánh trong chương trình Ngữ văn lớp 11
- Thông qua quá trình thực nghiệm giảng dạy, đánh giá nhận thức của học sinh từ đó đưa ra những đề xuất về việc giảng dạy thao tác lập luận
so sánh và việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh, đồng thời khẳng định mức độ thành công của đề tài
6 Giả thiết khoa học
Kỹ năng sử dụng lập luận so sánh trong bài văn của học sinh hiện nay là
chưa tốt Nếu xuất phát từ những cơ sở tin cậy để đề xuất được cách thức tổ chức rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong làm văn cho học sinh thì sẽ nâng cao được năng lực viết văn cho học sinh và năng cao chất lượng dạy học Ngữ văn ở Trung học phổ thông lên một bước đáng kể
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương
- Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của lập luận so sánh với việc làm văn nghị luận ở Trung học phổ thông
- Chương 2: Rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong làm văn nghị luận ở trung học phổ thông
- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 14CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA LẬP LUẬN SO SÁNH VỚI VIỆC LÀM VĂN NGHỊ LUẬN Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Quan niệm chung về so sánh
Trong thế giới khách quan, nhiều sự vật, hiện tượng có những điểm chung
và liên quan mật thiết với nhau, nhưng vẫn có nét riêng Bởi vậy, trong quá trình nhận thức, người ta thường so sánh để tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa các đối tượng để có những nhận xét, đánh giá chính xác về chúng
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2007 do Hoàng Phê (chủ biên) đã đưa ra cách hiểu về so sánh là “nhìn vào cái này mà xem xét cái
kia để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn kém”[21, tr.1331] Cuốn
Giáo trình Tâm lí học đại cương của Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) cũng cho rằng so sánh “là quá trình dùng trí óc để xác định sự giống nhau hay khác
nhau, sự đồng nhất hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau giữa các đối tượng nhận thức (sự vật, hiện tượng) [33, tr.116] Còn cuốn Phong cách học Tiếng Việt hiện đại của tác giả Hữu Đạt cùng đưa ra khái
niệm so sánh là “việc đặt hai hay nhiều sự vật hiện tượng vào các mối quan
hệ nhất định nhằm tìm ra sự giống nhau và khác nhau giữa chúng”[7, tr.294] Như vậy có thể nói rằng, các cách hiểu trên về so sánh đều có chung
một quan điểm là: so sánh để thấy được sự giống nhau và khác nhau của sự vật, hiện tượng, từ đó thấy được rõ nhất về giá trị và đặc điểm nổi bật của mỗi
sự vật hiện tượng
Trong Tiếng Việt, so sánh được xem xét trên hai góc độ: so sánh thường và so sánh tu từ So sánh thường là những so sánh giúp người ta hình dung ra sự vật dễ dàng hơn bằng cách lấy một sự vật làm tiêu chí rồi từ đó so
với sự vật khác Ví dụ: Lan học giỏi như Phương – so sánh ngang bằng; hay
Trang 15Tôi cao hơn Hoa hoặc Nó nặng hơn Nam – so sánh hơn kém So sánh tu từ là
những so sánh mang tính nghệ thuật Chúng ta thường gặp kiểu so sánh này rất nhiều trong các tác phẩm văn học Những so sánh này nhằm tạo nên tính bất ngờ, thể hiện độc đáo và có hiệu quả diễn đạt cao, chẳng hạn khi Trần Đăng Khoa viết:
Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi nghe mỏng như là rơi nghiêng
Hay khi Hồ Chí Minh viết:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ Người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
(Cảnh khuya)
Mô hình đầy đủ của so sánh trong ngôn ngữ thường được diễn đạt bởi
các yếu tố sau: Cái được so sánh (vế A)- phương tiện so sánh – từ so sánh –
cái dùng để so sánh (vế B) Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, cấu tạo mô hình
so sánh trên đây có thể biến đổi ít nhiều như các từ chỉ phương tiện so sánh hay ý chỉ so sánh có thể bớt, vế B có thể đảo ngược lên trước vế A cùng với
từ so sánh…
Trong Làm văn, so sánh được xem là một thao tác tư duy, một thao nghị luận vì để nhận thức thấu đáo về sự vật, hiện tượng, con người không chỉ cần biết phân tích, tổng hợp, diễn dịch hay quy nạp mà người ta còn phải thường xuyên đối chiếu từ hai trở lên những sự vật, hiện tượng có liên quan, trên căn cứ xác định, để tìm ra những chỗ giống nhau và khác nhau, hơn hoặc kém nhau Có thể nói, rõ ràng hơn thông qua so sánh giá trị của sự vật hiện tượng có thể xác định được, hoặc nổi bật hơn
Tóm lại, dù ở bất cứ bình diện nào thì so sánh cũng có một vị trí và vai trò vô cùng quan trọng Vì vậy, trong giao tiếp (nói và viết) chúng ta nên tận
Trang 16dụng lợi thế triệt để của cách thức này vì nhiều khi chỉ cần so sánh đã làm nổi
bật vấn đề
1.1.2 So sánh và lập luận so sánh trong làm văn nghị luận
1.1.2.1 So sánh là một thao tác tư duy
Thao tác là một yếu tố không thể thiếu trong hoạt động của con người bởi nó nảy sinh ra từ chính nhu cầu hành động Nhu cầu ấy chi phối việc con người hành động ra sao để đạt được mục tiêu đề ra trong cuộc sống Thao tác
là một quá trình và một phương pháp để làm nên nội dung cho hành động Vậy thao tác là gì? Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê (chủ biên) đã
định nghĩa thao tác là: “thực hiện những động tác kỹ thuật để hoàn thành một
công việc gì đó”[21,tr.1418] Từ định nghĩa trên ta thấy, thao tác có tính chất
kĩ thuật, có thể lắp ghép trong chuỗi hành động miễn sao phù hợp với mục tiêu đề ra của hành động
“Tư duy là một quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất,
những mối liên hệ bên trong có tính quy luật của sự việc, hiện tượng trong thế giới khách quan mà trước đó ta chưa biết”[33, tr.106] Như vậy tư duy chính
là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, đi sâu vào bản chất và phát hiện ra tính quy luật của sự vật bằng những hình thức như biểu tượng, khái niệm, phán đoán và suy lí Tính giai đoạn chỉ phản ánh được cấu trúc bên ngoài của
tư duy, còn nội dung bên trong của mỗi giai đoạn tư duy lại là một quá trình phức tạp, diễn ra trên cơ sở của các thao tác tư duy đặc biệt
Xét về bản chất, tư duy là một quá trình cá nhân thực hiện thao tác trí tuệ để giải quyết vấn đề được đặt ra Việc cá nhân có giải quyết được vấn đề
đó theo hướng nào phụ thuộc vào cá nhân đó tiến hành các thao tác tư duy trong đầu ra sao Thông thường để nhận thức thế giới chúng ta có các thao tác
tư duy cơ bản như: phân tích – tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá và khái quát hoá Các thao tác tư duy có mối liên hệ mật thiết với nhau, thống nhất với nhau theo một hướng nhất định
Trang 17Như vậy, so sánh vốn là một thao tác cơ bản của tư duy lôgic Khi tìm hiểu một đối tượng cụ thể, muốn xây dựng được một khái niệm, tìm ra được
những đặc điểm và giá trị thực của nó thì ta phải tiến hành so sánh Đó là thao
tác đem sự vật này đối chiếu với các sự vật khác để thấy sự tương đồng và sự khác biệt giữa chúng Người ta thường đối chiếu một vật không biết hoặc ít biết với một sự vật quen thuộc, cốt làm cho ý nghĩa của chúng trở lên rõ ràng hơn, dễ nhận biết hơn Có thể thấy rằng chính những thao tác này đã thúc đẩy quá trình vận động của tư duy để tìm ra cái mới
So sánh thực chất cũng là phân tích bởi vì trong thế giới khách quan khi muốn tìm hiểu sâu sắc các sự vật, hiện tượng xem chúng có điểm tương đồng nào đó nhằm tìm ra cái chung và cái riêng thì người ta phải đặt sóng đôi với
sự vật, hiện tượng khác, dùng trí óc để khám phá, tìm hiểu và đem ra so sánh
để chỉ ra điểm chung nào thuộc tính bên ngoài hay bản chất bên trong Muốn vậy thì phải tiến hành phân tích, chia nhỏ đối tượng ra để so sánh chúng trong
sự thống nhất, trong các mối quan hệ qua lại, trong sự phụ thuộc lẫn nhau Từ
đó, ta mới có kết luận chính xác về sự tương đồng và sự khác biệt của các dấu hiệu được so sánh
Với các nghiên cứu dựa trên cơ sở tính khoa học, lôgic học đã đưa ra
định nghĩa khái quát về so sánh như sau: “So sánh là thao tác lôgic nhờ đó
mà nêu lên được dấu hiệu đối tượng bằng cách chỉ ra dấu hiệu tương tự với dấu hiệu ấy trong dấu hiệu khác đã biết là dấu hiệu đặc trưng nhất”[8, tr.40]
Từ định nghĩa trên, ta thấy so sánh chính là quá trình chia tách đối tượng, đặt chúng sóng đôi, nghiên cứu chúng trên cơ sở các dấu hiệu đặc trưng đã biết của đối tượng, tìm ra dấu hiệu tương tự với nó ở đối tượng khác từ đó tìm ra cái chung, cái riêng của đối tượng được so sánh
Trong so sánh lôgic, cấu trúc của so sánh thường có hai vế cái so sánh
và cái được so sánh, có từ chỉ quan hệ so sánh và có các tiêu chí so sánh Cái
so sánh là sự vật, hiện tượng có những dấu hiệu đặc trưng đã biết để làm
Trang 18chuẩn, cái được so sánh là sự vật, hiện tượng chưa biết được đem ra để đối
chiếu với những sự vật, hiện tượng đã biết, từ dùng để so sánh thể hiện quan
hệ so sánh thường được diễn đạt bằng các từ: như, tựa, giống như, bằng, gần
bằng, hơn, kém…
Ví dụ: Có câu “Trên trời mây trắng như bông” Khi đem ví dụ này ra phân tích theo cấu trúc của so sánh lôgic ta có: Sự vật được so sánh là mây, sự vật so sánh là bông, từ chỉ quan hệ so sánh là như, tiêu chí so sánh của sự vật
là màu sắc trắng Cách so sánh như vậy giúp người ta dễ dàng hình dung màu
sắc của mây trắng giống như màu sắc của bông
Để so sánh được chính xác và không khập khiễng thì trong quá trình
so sánh phải luôn dựa trên cùng một tiêu chí, có vậy so sánh mới cụ thể và mới rút ra được kết luận chính xác được
Tóm lại, so sánh theo lôgic có tác động rất lớn tới quá trình nhận thức của con người, nó luôn làm mới tư duy, làm tư duy có hình ảnh
1.1.2.2 So sánh là một thao tác lập luận
Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 2 (cơ bản) do Lê A ( Chủ biên phần Làm văn) đã đưa ra khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận như sau:
“Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (đọc) đến
một kết luận nào đó mà người nói (viết) muốn đạt tới ” Nói cách khác, lập
luận có thể được hiểu là chiến lược trình bày vấn đề, là quá trình liên kết, xâu chuỗi, là cách thức sắp xếp luận điểm, luận cứ nhằm làm rõ luận đề theo một chính kiến, một quan niệm nhất định để dẫn dắt người đọc, người nghe đi đến kết luận và thuyết phục họ chấp nhận các kết luận đó mà người viết thực sự muốn đạt tới Lập luận là sản phẩm của của tư duy, do vậy, lập luận phải có lí
lẽ, bằng chứng thuyết phục, lại phải biết trình bày, dẫn dắt sao cho lập luận chặt chẽ nếu không thì dù cho luận điểm và luận cứ đưa ra có hay đến mấy chăng nữa thì cũng không tạo nên hiệu quả tốt Mặt khác lập luận phải có đích, đích của lập luận là tìm ra những chân lí mới, rút ra tri thức này từ
Trang 19những tri thức khác, đó cũng chính là con đường đi đến nhận thức chân lí một cách khoa học, biện chứng
Trong làm văn nghị luận, lập luận gồm các yếu tố như luận cứ, kết luận, cách thức lập luận Luận cứ là những lí lẽ, những dẫn chứng được rút ra
từ thực tiễn của đời sống xã hội, đời sống văn học hoặc những chân lí được nhiều người thừa nhận…dùng để làm chỗ dựa, làm cơ sở cho việc dẫn tới kết luận Trong bất kì một bài viết, bài nói nào, kết luận bao giờ cũng đòi hỏi cần phải được giải thích, phân tích, chứng minh Không có sự phân tích, giải thích, chứng minh thì kết luận không có giá trị Những lí lẽ, dẫn chứng đưa ra nhằm mục đích giải thích, phân tích, chứng minh cho kết luận ấy chính là luận cứ trong một lập luận Kết luận lập luận là điều rút ra được sau khi đã giải thích, chứng minh trong quá trình lập luận, kết luận là cái đích của lập luận Đây là điều người viết người nói muốn người đọc chấp nhận Cách thức lập luận là sự phối hợp, tổ chức, liên kết các luận cứ theo những cách thức suy luận nào đấy để dẫn đến kết luận và làm nổi bật kết luận
Để lập luận người ta phải sử dụng các thao tác lập luận Có nhiều thao tác lập luận như: chứng minh, giải thích, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận Đặc điểm của các thao tác này là người viết sử dụng ngôn ngữ để trình bày lí
lẽ và qua đó đánh giá sự đúng - sai, đưa ra các phán đoán, nêu ra các kiến giải, thể hiện rõ lập trường tư tưởng, quan điểm của mình Vậy thao tác lập luận chính là thao tác được sử dụng để thực hiện một hành động lập luận Các thao tác lập luận trong văn nghị luận đã được chia thành các bài học riêng và được giảng dạy trong nhà trường từ cấp Trung học cơ sở đến cấp Trung học phổ thông
Thao tác lập luận so sánh được xem là một thao tác rất quan trọng trong làm văn nghị luận vì nhờ có thao tác lập luận này mà luận điểm của người viết được làm sáng rõ và vững chắc hơn Thông thường để hướng tới một kết luận (tức một luận điểm trong bài văn nghị luận: một ý kiến, một
Trang 20quan điểm, một nhận định… về đối tượng nghị luận), người ta đem so sánh với một hay nhiều đối tượng nào đó trên cơ sở những nét tương đồng Nhờ
có so sánh mà những điểm tương đồng và khác biệt của đối tượng nghị luận với đối tượng so sánh được cụ thể hoá bởi sự phân tích, lí giải Cuối cùng người đọc, người nghe nắm được, hiểu và công nhận tính đúng đắn của kết luận được khẳng định
Với vai trò là một thao tác lập luận trong văn nghị luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, hoặc là các mặt trong cùng một sự vật lập luận so sánh
thường có hai cách là: so sánh tương đồng và so sánh tương phản
Lập luận bằng cách so sánh tương đồng là cách lập luận trình bày hệ thống lí lẽ và luận chứng một cách chặt chẽ, rành mạch, gẫy gọn bằng cách đối chiếu đối tượng đem ra nghị luận này bên đối tượng khác, vấn đề này bên vấn đề khác trên cơ sở có chung một nét nghĩa đồng nhất hay tương tự mà người đọc đã và dễ chấp nhận để làm nổi rõ vấn đề cần lập luận, làm cho ý nghĩa của nó thêm bộc lộ rõ nét Lập luận bằng so sánh tương đồng không có
sự đối lập giữa các ý, trái lại các ý hỗ trợ, bổ sung, thuyết minh làm sáng rõ ý
nghĩa cho nhau Ví dụ: “Sách giống như thức ăn Có thứ chỉ nếm, có thứ có
thể ăn nhiều Chỉ có một ít thứ là cần nhai kĩ, cần ăn chậm để thấy vị ngon Cho nên có đọc sách chỉ đọc một phần, có sách chỉ cần đọc sơ lược, còn một
ít sách thì phải đọc hết, đọc kĩ, đọc đi đọc lại” [Ph Bê-cơn] So sánh tương
đồng ở đây đã giúp cho cho mọi người hiểu việc đọc sách như thế nào để có hiệu quả cao nhất Lập luận so sánh dựa trên sự tương đồng giữa hai đối
tượng sách và thức ăn Cách so sánh này giúp cho người nói thể hiện được rõ
phương pháp đọc sách và việc lựa chọn phương pháp đọc như thế nào cho phù hợp với từng loại sách
Lập luận so sánh tương phản (đối lập) là cách lập luận theo kiểu đối chiếu đối tượng nghị luận này với đối tượng khác trong sự tương phản lẫn
nhau để khẳng định đối tượng mà lập luận hướng tới Chẳng hạn: “Làm sao
Trang 21trong đêm tối ngày xưa đó, Ngô Tất Tố đã mò ra được những thực tế đó và trong đêm tối ông đã lụi hụi thắp được bó hương mà tự mình soi đường cho nhân vật mình đi? Lúc đó, không phải không ai nói về làng xóm dân cày, nhưng người ta nói năng khác ông, người ta bàn cải lương hương ẩm, người
ta xoa xoa mà ngư ngư, tiều tiều, canh canh, mục mục… Còn Ngô Tất Tố thì xui người nông dân nổi loạn cách viết lách như thế, cái cách dựng truyện như thế, không là phát động quần chúng nông dân chống Tây, chống vua thì còn là cái gì nữa!” [Theo Nguyễn Tuân] Nguyễn Tuân đã so sánh quan niệm
soi đường của Ngô Tất Tố với hai loại người Một là loại người chủ trương cải lương hương ẩm, hai là loại người hoài cổ Cách so sánh bằng lập luận dựa trên sự đối chiếu các mặt trái ngược nhau Thông qua so sánh này tác giả
đã phê phán ảo tưởng của hai loại người trên và khẳng định tính đúng đắn của Ngô Tất Tố khi kêu gọi người nông dân hãy tự vùng lên cứu mình Đây là sự
so sánh chỉ ra sự khác nhau về mặt tư tưởng của các nhà văn cùng thời, cùng viết về đề tài nông thôn và người nông dân trước cách mạng tháng Tám
Như vậy, mục đích của so sánh là làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác So sánh giúp cho người viết văn nghị luận triển khai và phát triển luận điểm một cách thuận lợi và nổi bật, so sánh đúng còn làm cho bài văn nghị luận thêm sáng rõ, cụ thể, sinh động và
có giá trị thuyết phục rất cao
Xét dưới góc độ là một thao tác, thao tác lập luận so sánh trong văn nghị luận về cơ bản gần giống với thao tác so sánh trong lôgic, tức là cùng đem đối chiếu trong tư tưởng hai hay nhiều sự vật, hiện tượng để thấy được
sự giống nhau và khác nhau giữa chúng Và như vậy thao tác lập luận so sánh
trong văn nghị luận cũng có “cái được so sánh”, “cái so sánh” tiêu chí so
sánh, quan trọng hơn đó là quá trình tác động và tư tưởng, vào nhận thức trong tư duy của con người Song trong thao tác lập luận so sánh trong văn nghị luận thiên về mặt lập luận nhằm làm cho người đọc, người nghe hiểu và
Trang 22tin một cách sâu sắc về đối tượng nghị luận, dẫn đến một kết luận, một nhận định nào đó và thuyết phục người nghe chấp nhận kết luận mà người viết muốn hướng tới Nói cách khác, lập luận so sánh thường đi đôi với nhận xét, đánh giá, có như vậy thì sự liên hệ so sánh mới trở lên sâu sắc Ngược lại, nhận xét, đánh giá phải dựa trên liên hệ, đối chiếu, so sánh thì mới có cơ sở,
có sức thuyết phục
Trong thực tế sử dụng so sánh, chúng ta cũng cần phải phân biệt rõ so sánh là một thao tác lập luận và so sánh tu từ Cả hai cách này đều có điểm tương đối giống nhau đó là: về cấu trúc và về mục đích Tuy nhiên, so sánh tu
từ thiên về diễn đạt, mang tính hình tượng, tính sinh động và tính cụ thể cho lời văn mà ít có giá trị về lập luận So sánh tu từ mang tính nghệ thuật Những
so sánh này thường tạo nên cách nói bất ngờ, cách thể hiện độc đáo và có hiệu quả diễn đạt cao Ví dụ:
Quê hương là chùm khế ngọt Cho con chèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng
… Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
(Đỗ Trung Quân)
Ở đây, Đỗ Trung Quân đã sử dụng so sánh tu từ liên tiếp trong mỗi cặp thơ bằng những hình ảnh mới mẻ, phong phú, hoàn chỉnh để cuối cùng nêu
Trang 23bật nên được so sánh chủ đạo : Quê hương và mẹ trong mỗi con người (chỉ có một) đậm nét và sâu sắc hơn
So sánh là một thao tác lập luận là so sánh nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, hiện tượng hoặc là các mặt trong cùng một sự vật nhưng không chỉ cốt để tìm ra cái đồng nhất và khác biệt mà làm sáng tỏ đặc điểm và giá trị của sự vật, hiện tượng được đem ra nghị luận Mục đích của so sánh với tư cách là một thao tác lập luận là tác động vào ý chí (thậm chí là cả tình cảm) của người đọc, người nghe làm cho họ hiểu, tin vào kết luận của đối tượng nghị luận và thuyết phục họ đồng tình với kết luận đó
Ví dụ: “Bài ca của Nguyễn Đình Chiểu làm chúng ta nhớ tới bài Đại
cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi Hai bài văn: hai cảnh ngộ, hai thời buổi, nhưng một dân tộc Bài cáo của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ca ngợi chiến công oanh liệt chưa từng thấy, biểu dương chiến thắng làm rạng rỡ nước nhà Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang: Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc…muôn kiếp nguyện được trả thù kia…”
[Phạm Văn Đồng]
Tác giả Phạm Văn Đồng đã sử dụng lập luận so sánh để chỉ ra sự khác nhau cơ bản: một bên là khúc ca khải hoàn, ca ngợi chiến công, biểu dương chiến thắng; một bên là khúc ca của những anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang Thông qua lập luận so sánh này tác giả đã làm nổi bật đánh giá về giá trị của hai bài văn: hai cảnh ngộ, hai thời buổi nhưng một dân tộc
1.1.2.3 Mối quan hệ giữa thao tác lập luận so sánh với các thao tác lập luận khác
Trong quá trình làm văn nghị luận, thao tác lập luận so sánh thường không bao giờ đứng độc lập, tách biệt một cách thuần tuý mà nó luôn kết hợp với các thao tác khác như: chứng minh, giải thích, phân tích, bác bỏ, bình luận với mục để làm tăng hiệu quả và sức thuyết phục cho đối tượng nghị luận
Trang 24Thao tác lập luận so sánh trong mối quan hệ với thao tác chứng minh, giải thích
Muốn chứng minh một vấn đề ta phải dùng lí lẽ và dẫn chứng để minh hoạ, xác nhận, khẳng định, bênh vực cho một ý kiến, một nhận định một vấn
đề chắc chắn là đúng đắn Nhưng để làm cho vấn đề đó được nổi bật người ta phải lấy dẫn chứng giống như vấn đề rồi tiến hành so sánh đối chiếu chúng với nhau để vấn đề cần chứng minh được nhận biết dễ dàng hơn Giải thích cũng vậy, khi muốn giải thích một vấn đề, người ta dùng lí lẽ là chủ yếu và dẫn chứng để cắt nghĩa, giảng giải, phân tích sâu và so sánh làm cho vấn đề sinh động dễ nhận biết, dễ hiểu
Ví dụ: “Lòng quê là lòng nhớ quê hương, lấy từ hai chữ “hương tâm”,
chứ không phải là tấm lòng chất phác quê mùa Dợn là gợn lên, như ta nói sóng dợn, chỉ một chất lỏng xao động, chuyển động dâng lên, uốn xuống Dơn dợn là dợn liên tục, nhiều lần, hô ứng với chữ “sóng gợn, “điệp điệp” ở dòng đầu bài thơ, không phải là dờn dợn, chỉ ở mức độ giao động thấp, Chính vì vậy mà nhà thơ phiền lòng khi thấy người ta đọc chệch thành “dờn dợn” hay
“rờn rợn”, làm mất ý nghĩa câu thơ
Cả câu này có nghĩa là lòng nhớ quê hương dâng mãi lên khi phóng tầm mắt nhìn con nước, Chữ “vời” cũng hay, ta cảm thấy như gặp ý ở câu Kiều:
Bốn phương mây trắng một màu Trông vời cố quốc biết đâu là nhà?
Lòng nhớ quê hương được gợn lên từ mây trắng từ cách chim, nhưng mạnh hơn là từ con nước Và nhà thơ kết thúc bài thơ bằng câu: “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” Viết câu thơ này chứng tỏ Huy Cận đã biết có câu thơ Thôi Hiệu đời Đường trong bài Hoàng hạc lâu do Tản Đà dịch:
“Quê hương khuất bóng hoàng hôn Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai” Nhà thơ dựa ý thơ Thôi Hiệu để nói ý mình
Trang 25Nhiều người, kể cả nhà thơ, khi đọc đến câu này đều nói rằng Huy Cận buồn hơn Thôi Hiệu Bởi Thôi Hiệu trông khói sóng mới nhớ nhà, còn Huy Cận thì ngược lại, không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà Thực ra ai buồn hơn
ai làm sao mà xác định được Điều quan trọng là Huy Cận có một ý thơ khác Xưa Thôi Hiệu buồn vì cõi tiên mờ mịt, quê nhà cách xa, khói sóng trên sông gợi lên cảnh mờ mịt mà sầu Nay Huy Cận buồn trước không gian hoang vắng, sóng gợn tràng giang khiến ông nhớ tới quê hương như một nguồn ấm
áp Xưa Thôi Hiệu tìm giấc mơ tiên chỉ thấy hư vô, lòng khát khao một cõi quê hương thực tại Nay Huy Cận một mình đối diện với khung cảnh vô tình, dợn lên nỗi khát khao quê nhà ấm áp Một đằng là ý thức về thực tại, một đằng là ý thức về tình người
Tràng giang là một bài thơ buồn, dòng nào cũng buồn (…) Cái buồn như toát ra từ cấu tạo của thế giới, từ cái đẹp thiếu tình người, từ một sự mất liên lạc
có tính phổ quát gây nên Một cái buồn đậm tính triết lý”[24, tr 430-431]
Đoạn văn trên đã sử dụng kết hợp thao tác lập luận giải thích cái buồn trong thơ của Huy Cận với cái buồn trong thơ của Thôi Hiệu có khác nhau, chứng minh bằng việc trích dẫn thơ của Thôi Hiệu trong bài thơ Đường luật Hoàng Hạc lâu và thơ của Huy Cận, kết hợp so sánh hai tâm trạng để làm nổi
bật một “nỗi buồn mang tính triết lý” trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận
Thao tác lập luận so sánh trong mối quan hệ với thao tác lập luận phân tích
Trong thực tế giao tiếp, nói năng nói chung và trong quá trình làm văn nghị luận nói riêng, rất hiếm những trường hợp người nghị luận chỉ sử dụng một thao tác lập luận duy nhất Thường trong một bài văn luôn có sự kết hợp với nhau làm cho bài văn thêm sinh động Thao tác lập luận phân tích thường rất hay kết hợp với thao tác lập luận so sánh vì trong quá trình nhận thức của con người, để tìm ra được sự giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng cần phải tiến hành phân tích từng đối tượng đó ra thành từng yếu tố, từng bộ phận
Trang 26rồi đem từng yếu tố, từng bộ phận đó so sánh với nhau để từ đó có những nhận xét đánh giá xác đáng nhất So sánh giúp cho sự phân tích thêm sáng rõ,
dễ tiếp nhận hơn Còn phân tích lại làm cho những nét chung và nét riêng của các đối tượng so sánh hiện lên đầy đủ, sáng rõ hơn và nhờ đó bản chất và đặc điểm của đối tượng trở lên nổi bật
Ví dụ: “Ở đời, chết vì thuốc độc, muôn người hoạ mới phải một người,
chứ chết vì ăn không ngồi rồi thì thật là nhiều Cái độc ăn không ngồi rồi rất thảm, rất hại Nay ta hãy xem một vài sự đáng sợ để thí dụ mà nghe
Xe đi trên mặt đất, đi chỗ gập ghềnh, thường được chắc chắn hơn chỗ phẳng phiu Thuyền đi trên mặt nước, đi chỗ ghềnh thác, thường được vững vàng hơn đi giữa dòng sông Tại sao vậy? Tại vì, biết là khó khăn mà giữ gìn thì được yên, cho là dễ dàng, mà khinh thường thì phải hỏng (bại vong)
…Những lúc thư nhàn, thử nghĩ mà coi Vì đâu mà chí khí ta phải suy kém?
Vì đâu mà công việc ta phải hư hỏng? Vì đâu mà cũng uổng mất một đời rồi cũng nát với cỏ cây? Vì đâu mà hoá ra hôn mê, không biết quay đầu, rồi lại đeo thêm cái tiếng xấu về sau? Vì đâu mà thành chểnh mảng không biết lo xa rồi đến nỗi mắc vào tội vạ? Ấy rút lại mấy điều là chỉ bởi ăn không ngồi rồi
mà ra cả
Sự ăn không ngồi rồi quả là cái cửa của những điều ác Cửa ấy người giỏi vào, đến lúc ra thì dở; người tỉnh vào, đến lúc ra thì mê; người cương trực vào, đến lúc ra thì thành liệt nhược; người thanh khiết vào, đến lúc ra thì thành ô uế; sự ăn không ngồi rồi hại thân, hại nhà, hại nước, nghĩ chẳng đáng sợ lắm du!”[Lã Đông Lai, theo bản dịch Cổ học tinh hoa]
Có thể thấy rằng, đoạn trích trên đây đã kết hợp rất thành công thao tác
lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh Tác giả đã khẳng định “cái độc
ăn không ngồi rồi rất thảm, rất hại” và lần lượt phân tích điều đó bằng cách
đi vào từng mặt của vấn đề kết hợp với lập luận so sánh để làm bật vấn đề “ăn
Trang 27không ngồi rồi hại thân, hại nhà, hại nước” nghĩ thật “đáng sợ” Sự kết hợp
này đã làm cho luận điểm trở nên sáng rõ, có sức thuyết phục hơn
Thao tác lập luận so sáng trong mối quan hệ với thao tác lập luận bác bỏ
Trong đời sống nhiều khi ta bắt gặp những ý kiến sai lầm, những lời nói, bài viết không chính xác, những quan điểm, những cách hiểu lệch lạc… Trước tình huống đó, chúng ta phải trao đổi, tranh luận, so sánh với những cách hiểu đúng, với những nhận thức mang tính chuẩn mực, nhất quán đã được mọi người thừa nhận từ đó ta có quan điểm bày tỏ và bênh vực những quan điểm đúng đắn Để nghị luận thêm sâu sắc và giàu tính thuyết phục thì ta cần phải biết bác bỏ, tức là dùng lí lẽ và dẫn chứng đúng đắn, khoa học để chỉ
rõ những sai lầm, lệch lạc, thiếu khoa học của một quan điểm, ý kiến nào đó
Ví dụ: “(…) Cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng của
nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa Nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa Nhưng hễ có một cơn giông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát
và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn một nơi hoang dại nào Con người không thể hạnh phúc với một mảnh vườn mong manh như thế Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng, nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước Số phận của cái tuyệt đối cá nhân, không bộc lộ khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.”[Theo A.L.Ghec-xen]
Ví dụ trên cho thấy, để bác bỏ một lối sống sai lầm – sống bó hẹp trong ngưỡng cửa của nhà mình tác giả đã dùng lí lẽ bác bỏ trực tiếp, kết hợp với so sánh một cách khéo léo đã tác động sâu sắc tới người đọc người nghe
Trang 28Thao tác lập luận so sánh trong mối quan hệ với thao tác lập luận bình luận
Thao tác lập luận bình luận là một hoạt động nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn luận của mình về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc trong văn học Trong quá trình bình luận, người viết (người nói) cần có sự đối chiếu ý kiến của mình với các ý kiến khác cùng hiện tượng, vấn đề, để có thể đứng về phía cái đúng, phê phán cái sai, hoặc dung hoà những mặt đúng của hai quan điểm đối lập, hoặc đưa ra một ý kiến hoàn toàn riêng biệt Như vậy, chính quá trình đó của thao tác lập luận bình luận đã có so sánh, đối chiếu Hoạt động so sánh làm cho hoạt động bình luận rõ ràng, trung thực và sâu rộng Ngược lại, hoạt động bình luận cũng làm cho so sánh phong phú, chính xác và tăng sức thuyết phục hơn
Cùng tìm hiểu ví dụ sau:“Đường đi khó, không phải vì ngăn sông cách
núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi, cũng là nhờ cái mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là cái gì.(…)
Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ đợi số, chỉ mong cho được một đời bình an vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào được nữa Hãy trông những bọn thiếu niên con nhà kiều dưỡng, cả đời không dám đi đâu xa nhà, không dám làm quen với một người khách lạ; đi thuyền thì sợ sóng, trèo cao thì sợ run chân, cứ buông áo chùng quần đóng gót, tưởng thế là nho nhã, tưởng thế là tư văn; mà thực ra không có lực lượng, không có khí phách; hễ ra khỏi tay bảo hộ của cha
mẹ hay kẻ có thế lực nào thì không có thể tự lập được
Vậy học trò ngày nay phải biết xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không thấy làm khổ sở
Trang 29Phải biết rằng: hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì kêu chóng mặt,… ấy là những cách yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi” [Nguyễn Bá Học]
Có thể thấy đoạn văn trên tác giả đã đi bình luận sâu về ý chí phấn đấu
và sức chịu đựng gian khổ của con người Vì thế tác giả đặc biệt nhấn mạnh thế hệ học trò ngày nay phải quyết tâm vượt qua mọi khó khăn trở ngại trong cuộc sống để làm nên những việc cao cả, kì vĩ Lời bình càng thêm sâu sắc hơn khi tác giả đã so sánh giữa các bậc anh hùng với những bọn thiếu niên con nhà kiều dưỡng có một sự khác nhau như thế nào trong cuộc sống tự lập Cách kết hợp thao tác lập luận so sánh với thao tác lập luận bình luận như vậy
đã tác động sâu vào tư tưởng và nhận thức của con người
Một bài văn nghị luận nói chung luôn là một sự kết hợp một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các thao tác lập luận, trong đó tuỳ theo yêu cầu của đề bài, căn cứ vào vấn đề nghị luận được nêu ra trong bài mà có sự lựa chọn và
sử dụng các thao tác Mỗi một thao tác lập luận có vai trò, vị trí có đặc điểm
và ưu thế riêng và thao tác lập luận so sánh cũng vậy Để triển khai được rõ nét, trọn vẹn một cách lý tưởng ý tưởng của người viết trong mỗi bài văn thường sử dụng một tổ hợp các thao tác lập luận khác nhau Bởi nếu chỉ sử dụng một thao tác đơn lẻ sẽ khiến người viết lúng túng thụ động, giới hạn phạm vi diễn đạt của mình, thậm chí bố cục bài viết trở lên lỏng lẻo, diễn đạt
ý nghèo nàn, sơ sài và đơn điệu Chính vì thế mà thao tác lập luận so sánh luôn luôn có mối quan hệ chặt chẽ, hài hoà với các thao tác khác trong làm văn nghị luận
1.1.2.4 Vai trò của việc sử dụng lập luận so sánh trong làm văn nghị luận
So sánh là một trong những thao tác lập luận rất quan trọng và được vận dụng rất nhiều trong giao tiếp (nói và viết) Trong làm văn nghị luận lập luận so sánh làm cho luận chứng lập luận có lí hơn, thông qua so sánh chúng
ta có thể tìm ra chân lí của luận điểm hoặc làm nổi bật được luận điểm; so
Trang 30sánh một mặt chứng minh người viết có kiến thức phong phú, rộng lớn mặt khác nó nhấn mạnh những nét độc đáo, mới mẻ trong ý kiến của người viết để tăng thêm sức hấp dẫn, sức thuyết phục cho bài văn
Chẳng hạn, khi bàn về mùa thu trong bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu thông thường, chúng ta đi phân tích các bình diện về nội dung và nghệ thuật của bài thơ đó Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng lập luận phân tích đi đến kết luận về mùa thu trong thơ Xuân Diệu là hấp dẫn, là mới mẻ, là lạ, mang phong cách riêng… thì có lẽ khó thuyết phục được người đọc tin vào kết luận đó Chỉ khi chúng ta sử dụng phối hợp với lập luận so sánh để so sánh để chỉ ra chỗ giống nhau và khác nhau của mùa thu trong thơ của Xuân Diệu với mùa thu trong thơ Đường, mùa thu trong thơ của Nguyễn Khuyến trên các tiêu trí cụ thể như: cách cảm nhận, ngôn ngữ thơ, thể loại… thì khi đó kết luận trên mới đủ sức thuyết phục người đọc, người nghe Như vậy, có thể thấy, trong nghị luận một vấn đề văn học, có thể việc so sánh chỉ diễn ra trong một tác phẩm, một tác giả, một thời đại… nhưng cũng có thể diễn ra ở nhiều tác phẩm, nhiều tác giả, nhiều thời đại… để thấy được những mặt kế thừa, những điểm cách tân, những vẻ đạp riêng của từng tác phẩm và sự đa dạng trong phong cách nhà văn
Không dừng ở đó, quá trình sử dụng lập luận so sánh trong làm văn nghị luận còn góp phần hình thành kỹ năng lí giải nguyên nhân của sự khác biệt giữa các vấn đề nghị luận – một năng lực rất cần thiết góp phần tránh đi khuynh hướng “bình tán” khuôn sáo trong các bài văn của học sinh hiện nay
Lẽ dĩ nhiên, đối với đối tượng là học sinh trung học phổ thông, các yêu cầu về năng lực lí giải cần phải vừa sức, hợp lí Nghĩa là các tiêu chí so sánh cần ở mức độ vừa phải, khả năng lí giải sự giống nhau và khác nhau phù hợp với năng lực của các em Chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng trong từng bài, từng cấp học sẽ là căn cứ để kiểm định vấn đề này
Trang 311.2 Cơ sở thực tiễn
Có nhiều lí do khiến cho nền giáo dục cần thiết phải đổi mới để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực đó là: nền kinh tế - xã hội phát triển, sự bùng nổ của khoa học công nghệ, xu thế hội nhập thế giới hiện nay…Và một trong những nội dung đổi mới là đổi mới về chương trình và sách giáo khoa Sách giáo khoa là một tài liệu khoa học chuẩn thể hiện một cách cụ thể nội dung và phương pháp giáo dục của từng môn học trong chương trình giáo dục Cho tới nay, sách giáo khoa vẫn là tài liệu cơ bản, chủ yếu để dạy và học
ở các cấp học phổ thông Đối với giáo viên phổ thông, việc dạy học, kiểm tra, đánh giá theo sách giáo khoa cũng đồng nghĩa với việc thực hiện chương trình Đối với môn Ngữ văn mới gồm hai bộ sách: bộ Ban khoa học tự nhiên
và ban cơ bản học chương trình chuẩn (3 tiết/tuần) và Ban khoa học xã hội học chương trình nâng cao(4 tiết/tuần) Trong phạm vi của luận văn này, chúng tôi xin được đề cập đến sách giáo khoa Ngữ văn, bộ cơ bản
1.2.1 Thực tiễn chương trình sách giáo khoa bộ môn
Chương trình chúng tôi sử dụng, nghiên cứu làm cơ sở để đề xuất rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong làm văn nghị luận cho học sinh Trung học phổ thông là chương trình Ngữ văn ban hành theo Quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được áp dụng từ năm học 2006 – 2007
Qua khảo sát chương trình sách giáo khoa phần Làm văn Trung học phổ thông hiện hành có thể thấy sự đa dạng các kiểu văn bản song kiểu văn bản nghị luận vẫn được dành thời lượng tiết học nhiều nhất đặc biệt là ở lớp 11,12 Mỗi một nội dung của kiểu văn bản nghị luận cụ thể đều được triển khai có một tiết lí thuyết và một tiết thực hành ứng dụng điều này có ý nghĩa
vô cùng quan trọng trong việc rèn luyện thao tác làm văn nghị luận cho học sinh Ở chương trình sách giáo khoa lớp 10, mặc dù thời lượng tiết học dành cho văn nghị luận còn ít tuy nhiên đây lại là năm học có tính chất nền móng giúp học sinh tìm hiểu, khám phá, rèn luyện và vận dụng các kỹ năng, thao
Trang 32tác lập luận một cách có bài bản, chất lượng và thành thạo cho các lớp trên Đến lớp 11, vẫn tinh thần của lớp 10, các bài học làm văn nghị luận chiếm vai trò chủ đạo với nội dung chính là chia các thao tác lập luận ra thành các bài học riêng biệt nhằm giúp học sinh hiểu được bản chất của từng thao tác lập luận và từ đó có thể vận dụng sáng tạo vào việc làm văn nghị luận Chương trình lớp 12 trên đại thể không rèn luyện kiểu bài quen thuộc trong nhà trường như phân tích, bình giảng mà chú trọng kiểu bài nghị luận trên cơ sở hình thành các thao tác nghị luận như xây dựng luận điểm, luận cứ Với sự đổi mới
về kiến thức, thời lượng và phương pháp, chương trình Làm văn mới đã thực
sự đem lại cho giờ học làm văn nghị luận nhiều kỹ năng nghị luận mới mẻ và hiệu quả trong việc tạo lập văn bản
2.2 Thực tiễn dạy học Làm văn của giáo viên
Dạy học quan trọng nhất là làm thức dậy khát vọng học tập của học sinh Khi học sinh nguội tắt nhiệt huyết, lòng đam mê thì kết quả không như mong muốn là tất yếu Vì thế, yêu cầu đổi mới toàn diện đối với việc dạy và học nói chung và với học văn, làm văn nói riêng đã được quan tâm sâu sắc
Cụ thể, chương trình sách giáo khoa Ngữ văn Trung học phổ thông với mục tiêu là xây dựng chương trình như một chỉnh thể văn hoá mở, và thấy được một cái nhìn xuyên suốt từ cấp tiểu học cho đến hết Trung học phổ thông, chương trình đã nhấn mạnh cả ba phương diện: tri thức khoa học xã hội và nhân văn, kỹ năng và giáo dục tình cảm thẩm mỹ Đặc biệt chương trình đã gắn liền với thực tế cuộc sống làm cho việc học văn thực sự hấp dẫn, gần gũi với tâm tư, tình cảm và thanh lọc được tư tưởng tình cảm của học sinh của học sinh hơn
Bên cạnh việc đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa Ngữ văn thì việc đổi mới phương pháp dạy học cũng được đặt ra nhằm phát huy tối đa tiềm năng sáng tạo của học sinh Trên tinh thần đổi mới đó mỗi một giờ dạy học văn nói chung, dạy học Làm văn nói riêng người giáo viên phải thắp sáng
Trang 33được ngọn lửa đam mê học văn, làm văn, biết nói lời hay ý đẹp, biết tích luỹ
để làm giàu thêm vốn ngôn ngữ phong phú của mình qua sánh vở và qua cuộc sống xã hội Đặc biệt trong mỗi giờ làm văn làm sao để các học sinh không chỉ nắm được kiến thức lý thuyết làm văn mà phải biết vận dụng kiến thức lý thuyết một cách thành thục, và sáng tạo nhất
Thực tế cho thấy mặc dù còn có một số nghịch lí diễn ra như thời gian thì có hạn mà tri thức thì không cùng, môn học thì quá tải mà thời gian và sức học của học sinh thì có hạn… nhưng đã có rất nhiều các thày cô giáo có tâm huyết với nghề đã biết biến mỗi giờ giảng dạy trên lớp là một giờ chia sẻ, trao đổi tâm tư, tình cảm, quan điểm khoa học Và quan trọng hơn, ở đó, thầy và trò được bình đẳng trong quá trình sáng tạo, học sinh đã nói lên được những suy nghĩ, cảm nhận của chính mình Chính điều đó đã giúp cho các bài viết văn nghị luận của các em không còn là một bài ghi chép lại những kiến thức thầy dạy trên lớp nữa mà nó thực sự là một “tác phẩm nhỏ” đầy tính sáng tạo của riêng các nhân các em Các em đã thực sự biết vận dụng lý thuyết, phương pháp làm văn và những hiểu biết, những kinh nghiệm sống một cách chủ động, chính xác và đầy thuyết phục
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đáng tự hào đó, vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa truyền cho học sinh lòng yêu thích học văn, làm văn Có rất nhiều nguyên nhân như họ vẫn giữ tư duy cũ dạy theo lối tư duy truyền đạo, tách dời lý thuyết với thực hành khiến cho học sinh không biết sử dụng các thao tác, kỹ năng làm văn cụ thể Hoặc có thể là do yêú kém trong năng lực tư duy khiến cho giờ dạy làm văn nhạt nhẽo hời hợt với giờ dạy lý thuyết thì khô cứng, chủ yếu là thuyết giảng còn giờ học thực hành thì đơn điệu và chưa đa dạng về hệ thống bài tập thực hành Hoặc có thể họ không đánh giá hết vị trí của phân môn làm văn coi phân môn này là phụ, học tác phẩm văn học mới là quan trọng Nhưng có lẽ nguyên nhân sâu xa nhất vẫn là ở sự thiếu nhiệt tình thiếu tâm huyết nghề nghiệp tuy không phải là tất cả song phần nào
Trang 34làm hạn chế chất lượng giảng dạy môn làm văn cũng như gián tiếp tạo ra những thế hệ học trò chán ghét môn Làm văn mà hệ luỵ của nó chính là thói lười tư duy, thiếu bản lĩnh, thiếu kỹ năng và thiếu kinh nghiệm sống Với mong muốn đào tạo những công dân thời đại mới rất cần sự tâm huyết và sức sáng tạo của tất cả thầy cô giáo trong sự nghiệp cao cả và vĩ đại đó là sự nghiệp trồng người
1.2.3 Thực tiễn học Làm văn của học sinh Trung học phổ thông
Công cuộc đổi mới chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học nói chung đã đem lại cho học sinh một vị trí mới Học sinh là chủ thể trong giờ học, học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức và tự do sáng tạo mà không phải chịu sự áp đặt của người thầy Vì thế, mà trong những năm gần đây chất lượng học tập môn Làm văn có sự tiến bộ rõ rệt Đặc biệt với làm văn nghị luận, đã có rất nhiều bài văn của học sinh đã thể hiện được sức sáng tạo trong
tư duy, lối lập luận sắc sảo Các em đã xác định chính xác được yêu cầu nghị luận và lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp với vấn đề cần nghị luận Ngoài ra, trong các bài văn ấy, các em đã thể hiện được vốn hiểu biết rộng lớn
từ chính những kiến thức trong nhà trường và kiến thức thực tế cuộc sống, đặc biệt có chính kiến và thái độ sống đúng đắn trước thực tế cuộc sống Chẳng
hạn với đề bài: “Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật
người vợ nhặt (Vợ nhặt – Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu” các em đã biết lực chọn thao
tác lập luận so sánh phối hợp với thao tác lập luận phân tích để so sánh đối chiếu vẻ đẹp riêng của từng nhân vật trên từng phương diện như cảm hứng
sáng tác của nhà văn (Kim Lân miêu viết về người vợ nhặt với cảm hứng lãng
mạn, con người đặt trong mối quan hệ giai cấp, con người có một quá trình phát triển, biến đổi từ thấp đến cao Người đàn bà trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu lại được viết bằng cảm hứng thế sự - đời tư trong khuynh hướng nhận thức thực tại cho nên con người ở đây có phần đa dạng phức tạp hơn)
Trang 35Sau khi so sánh và phân tích các vấn đề trên các em đã rút ra nhận xét (cả hai
nhân vật nhỏ bé đều là nạn nhân của hoàn cảnh song trong họ vẫn toát lên một vẻ đẹp rất đáng trân trọng đó là vẻ đẹp của những người phụ nữ Việt Nam hiền hậu, ý tứ, giàu lòng vị tha luôn khát khao hạnh phúc) Thêm vào đó
chương trình và sách giáo khoa của chúng ta hiện đã có những đổi mới cơ bản theo hướng tích hợp, giảm tải, tăng thực hành, tăng vận dụng, gắn thực tế… giúp học sinh biết viết các văn bản nhật dụng nên phần nào góp phần làm các
em thấy được tầm quan trọng và lợi ích trong cuộc sống của môn Văn nên có thể xem đây cũng là một trong những yếu tố có tính động lực kéo các em gần hơn với việc học văn và làm văn Đạt được những điều trên đây chính là nỗ lực của toàn ngành giáo dục nói chung và cũng là tâm huyết của các thày cô giáo trực tiếp đứng trên bục giảng nói riêng
Nhưng những cố gắng trên chưa thể đem lại kết quả toàn diện, đồng bộ khi còn một bộ phận học sinh không nhỏ còn thờ ơ, chán ghét môn Làm văn, học mang tính chất đối phó bắt chước nên thiếu kỹ năng và phương pháp làm văn, kiến thức mơ hồ, thiếu sự trải nghiệm và bản lĩnh sống
Có rất nhiều lí do lí giải cho vấn đề trên Một phần nhỏ vì học văn làm văn không phục vụ cho quyền lợi thiết thực của các em khi thi đại học và vào đời (môn văn không phải là môn thi bắt buộc vào các trường thời thượng ở thời điểm hiện tại) Một phần là do chính là do sự lúng túng và bối rối về phương pháp làm văn do các em còn ít được tiếp xúc với tài liệu hướng dẫn
về phương pháp làm văn cụ thể, rõ ràng trong khi đó những sách tham khảo tập trung giải quyết những bài văn cụ thể thì rất nhiều Tuy nhiên, sâu xa nhất vẫn là các em không thấy được ý nghĩa đích thực và quan trọng của môn học này bởi vì trong cuộc sống, dù làm việc ở bất cứ một lĩnh vực nào thì chúng ta cũng cần phải biết diễn thuyết trước đám đông một cách thuyết phục, cần phải biết đưa ra lí lẽ, dẫn chứng để chứng minh, giải thích cho một đề án, một kế hoạch mà mình đề ra… Chính vì thế mà trong quá trình tạo lập các thể loại
Trang 36văn bản đa phần các em còn máy móc, rập khuôn, xào xáo văn mẫu đặc biệt các em còn mắc lỗi diễn đạt, lỗi viết câu, lỗi dùng từ, lỗi chính tả…rất trầm trọng và phổ biến Thực tế cho thấy rằng dù cho học sinh học đã tốt phần tiếng Việt, hoặc đã đọc – hiểu tốt phần văn bản văn học nhưng lại rất yếu về
kỹ năng tạo lập văn bản thì kết quả chung của toàn bộ phận môn Ngữ văn cũng khó đạt được điểm cao
Thiết nghĩ những chủ nhân tương lai của đất nước cần phải có sự đổi mới trong tư duy, phải nhìn nhận đúng vị trí, vai trò của phân môn Làm văn trong nhà trường phổ thông, phải cố gắng rèn luyện trau rồi nhiều hơn nữa bởi môn Văn nói chung, phân môn Làm văn nói riêng có ý nghĩa quan trọng góp phần tạo tiền đề vững chắc cho sự thành công nối tiếp thành công trong tương lai của các em
Trang 37CHƯƠNG 2
TỔ CHỨC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LẬP LUẬN SO SÁNH
TRONG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Có thể thấy thời đại ngày nay đang chứng kiến những biến động vô cùng
to lớn với những tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học, của cuộc cách mạng số, cách mạng thông tin chưa kể đến sự thao túng của đồng tiến đang len lỏi vào những giá trị đạo đức truyến thống tốt đẹp của con người dân tộc Tất cả những điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc giảng dạy và học tập môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông
Thực trạng dạy và học Ngữ văn nói chung, dạy và học Làm văn hiện nay nói riêng đang thực sự trở thành sức ép không nhỏ đối với toàn ngành giáo dục Đứng trước thực trạng ấy việc cơ chế dạy học mới ra đời cùng với những đổi mới về phương pháp giảng dạy Ngữ văn một cách kịp thời đã phần nào khắc phục được những hạn chế, yếu kém thiếu sót trong công việc giảng dạy
và học tập ngữ văn nói chung và làm văn vói riêng Từ nguyên lý truyền thống tập trung hướng vào văn bản, hướng trọng tâm vào người thầy giáo, thầy đóng vai trò vị trí độc tôn đến việc hướng vào mục tiêu cuối cùng là giải phóng tiềm năng, phát huy cá tính sáng tạo của người học sinh Trong cơ chế dạy học mới chức năng của thầy và trò cũng có sự thay đổi Từ phương pháp dạy học cũ, thày là người truyền đạo giảng dạy theo phương pháp rót bình học sinh là bình chứa thụ động thì sang cơ chế dạy học mới thầy đóng vai trò là người tổ chức, cố vấn, chỉ đạo học sinh là chủ thể tham gia tích cực vào quá trình khám phá và chiếm lĩnh kiến thức Phương pháp dạy học mới đã tích cực hoá hoạt động bên trong của học sinh từ việc tri giác ngôn ngữ đến tưởng tượng tái hiện đến phân tích, đánh giá, khái quát, tự nhận thức mà gọi chung
là quá trình cảm xúc hoá.Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là cơ chế dạy học mới phủ nhận vai trò của người thầy càng không phải tuyệt đối hoá vai
Trang 38trò của học sinh Một giờ học thành công luôn cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động của thầy và thao tác của trò và có thể xem đây là điều kiện thuận lợi nhất để học sinh được làm việc nhiều hơn, tự mình chiếm lĩnh kiến thức, tự mình rèn luyện kỹ năng, tự mình cho ra đời những tác phẩm nhỏ vừa mang tính chất thực hành tổng hợp vừa mang tính sáng tạo của riêng cá nhân Tương tự như vậy để có được những giờ học rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong làm văn nghị luận đạt hiệu quả luôn cần đến sự cố gắng, nỗ lực, cần đến sự chuẩn bị chu đáo cùng với tất cả những công việc cần thiết của thầy và trò cả ở giờ dạy học lý thuyết và giờ dạy học thực hành
2.1 Rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong giờ dạy học lý thuyết 2.1.1 Mục đích rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong giờ dạy học lý thuyết
Về mặt tri thức, học sinh nắm được bản chất, mục đích của thao tác lập luận so sánh trong làm văn nghị luận nhằm làm sáng tỏ, vững chắc hơn lập luận của mình Học sinh nắm được yêu cầu của thao tác lập luận so sánh: đối tượng đưa ra so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt, một phương diện nào đó; khi so sánh cần phải đặt các đối tượng vào chung một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí thì mới thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng Kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, giúp cho việc nhận thức sự vật, hiện tượng được sâu sắc, chính xác hơn
Về kỹ năng, học sinh biết vận dụng thao tác lập luận so sánh khi viết một đoạn văn, bài văn nghị luận
2.1.2 Yêu cầu rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong giờ dạy học lý thuyết
Trong những năm qua việc dạy học phân môn Làm văn đã có nhiều đổi mới song vì nhiều lí do khác nhau mà vẫn còn những bộ phận học sinh không phân biệt được các kiểu bài, không có phương pháp viết văn nói chung và văn nghị luận nói riêng, lý thuyết về làm văn còn mù mờ nên có lúc không hiểu mình đang làm gì, viết gì trước một yêu cầu nghị luận Bên cạnh đó, giáo viên phổ thông cũng gặp không ít khó khăn và còn lúng túng trước những biện
Trang 39pháp đổi mới Đâu là nguyên nhân dẫn đến tồn tại trên? Có lẽ nguyên nhân sâu sa là do trong quá trình dạy học chưa có sự phối kết hợp hài hoà giữa lý thuyết với thực hành Giờ dạy học làm văn vẫn nặng tính lý thuyết trong khi phân môn làm văn lại có tính chất thực hành việc sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt và là nơi thể nghiệm những kiến thức về nhiều mặt của học sinh Và như vậy vô hình dung đã làm mất đi tính thiết thực, tính ứng dụng một đặc điểm vốn có của phân môn Làm văn
Để rèn luyện cho học sinh kỹ năng lập luận so sánh trong giờ dạy học lý thuyết thì giáo viên cần phải tổ chức giờ dạy theo một quy trình khoa học, hợp lí để học sinh vừa nắm bắt được tri thức một cách vững chắc, cụ thể vừa biết rõ được cách thức để vận dụng vào thực hành Để làm được điều đó, theo chúng tôi, cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
2.1.2.1.Về nội dung
Trong một giờ dạy lý thuyết từ việc giáo viên đưa ngữ liệu và tổ chức phân tích ngữ liệu, học sinh hình thành được khái niệm thao tác lập luận so sánh, nắm được những đặc điểm mang tính bản chất và các thao tác cụ thể của lập luận so sánh Bên cạnh đó, một mặt học sinh phân biệt được lập luận so sánh với so sánh lôgíc, so sánh tu từ mặt khác các em nhận thức được vai trò, giá trị của thao tác lập luận so sánh khi sử dụng chúng vào làm văn nghị luận,
từ đó các em có kỹ năng và ý thức sử dụng thao tác này thường xuyên và sáng tạo hơn Cuối cùng, các em vận dụng toàn bộ những tri thức, những hiểu biết của mình để nhận diện thao tác lập luận so sánh và bước đầu tạo lập được những văn bản có chứa lập luận so sánh một cách hiệu quả
2.1.2.2.Về phương pháp
Đối với một giờ dạy lý thuyết việc phối hợp hài hoà giữa lí thuyết và thực hành là một yêu cầu rất quan trọng tuy nhiên công việc này phải được giáo viên vận dụng một cách linh hoạt bởi quỹ thời gian của một tiết học là rất ngắn chỉ có 45 phút mà khối lượng công việc lại nhiều Vì thế việc sử dụng
Trang 40phương pháp dạy học nào để vừa đảm bảo được yêu cầu trên vừa phát huy được tính tích cực của học sinh và đạt được mục tiêu của bài học cần được giáo viên lựa chọn cho phù hợp
Có thể sử dụng phương pháp diễn dịch hoặc phương pháp quy nạp Diễn dịch và quy nạp đều là những thao tác tư duy lôgíc Nếu diễn dịch đi từ một nguyên lý chung suy ra những hệ luận những đoán định cụ thể, đi từ cái chung đến cái riêng, từ khái quát đến cụ thể thì quy nạp là quá trình suy nghĩ vận động tự xem xét những bộ phận đối tượng riêng lẻ tìm ra mối liên hệ bản chất giữa chúng với nhau từ đó nâng lên thành nhận định khái quát và những đặc điểm tính chất chung của chúng
Ví dụ: Khi muốn hình thành khái niệm so sánh có thể đưa ra một đoạn
văn mẫu “Những kẻ nho nhoe năm ba câu học vấn, mặt sáng nhỏ như hạt
đậu, kinh lịch chẳng ra khỏi nhà, gặp một vài chú đi cày, năm ba chị hàng xén đã tưởng mình là trí thức, trên trời dưới đất chỉ có một mình ta, không phải là người tự trọng
Người tự trọng vốn ở trong nhân quần, vốn tôn kính bậc tiền bối, tài đức kiến thức tự đủ, việc đã làm không sợ khó, trí đã định không rút rè, thân mình
tự trị, không sai pháp luật, không trái đạo lí, không dối mình, không dối người, không thấy người sang, quyền quý mà nịnh hót, không thấy người bần tiện mà khinh bỉ” [Theo Nguyễn Bá Học]
Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Người tự trọng khác người không tự trọng theo Nguyễn Bá Học ở những điểm nào? Từ đó giúp học sinh hình thành khái niệm so sánh
Tuy nhiên, trong một giờ dạy lý thuyết nếu chỉ dùng một trong hai phương pháp trên thì rất dễ gây nên sự nhàm chán cho học sinh Vì thế, giáo viên còn có thể dạy học theo phương pháp gợi mở Phương pháp dạy học gợi
mở tức giáo viên nêu câu hỏi gợi mở nêu vấn đề nhằm phát huy tính tích cực cho học sinh