Rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong giờ dạy học thực hành

Một phần của tài liệu Lập luận so sánh với việc làm văn nghị luận ở trung học phổ thông (Trang 46)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong giờ dạy học thực hành

Những kiến thức cơ bản được thu nhận được trên lớp qua các giờ học lý thuyết sẽ được học sinh hệ thống hóa trở thành kiến thức sống, kiến thức định hướng. Tuy nhiên, nếu chỉ có kiến thức không thôi thì chưa đủ mà việc biết vận dụng những kiến thức đó vào thực hành mới là quan trọng. Trên thực tế, các em đã biết vận dụng lý thuyết vào thực hành ngay sau khi học xong lí thuyết nhưng trong quá trình vận dụng các em vẫn còn lúng túng hoặc có vận dụng được nhưng lại vận dụng máy móc, chưa linh hoạt và sáng tạo. Bởi vậy, giờ thực hành trong quá trình dạy học Làm văn là không thể thiếu. Thông qua giờ thực hành giúp các em khắc sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng nói, viết và đặc biệt tạo điều kiện để các em tạo lập những văn bản nghị luận hay và sáng tạo.

Đối với một giờ học thực hành về lập luận so sánh trong làm văn nghi luận, học sinh cần phải nắm chắc được bản chất của kiểu lập luận này, phải hiểu được ưu thế khi sử dụng nó vào trong các yêu cầu nghị luận tức là các em không còn mơ hồ về lý thuyết nữa. Có được điều đó thì các em mới có thể vận dụng trí tuệ, sự thông minh của bản thân để chuyển hoá những lí lẽ và dẫn chứng đã thu lượm được vào thực hiện thành công kiểu lập luận này. Tuy nhiên, một bài văn được xem là hay không phải chỉ sử dụng duy nhất một thao tác lập luận . Tính hấp dẫn, phong phú và tính thuyết phục của bài văn nghị luận cần phải vận dụng phối hợp nhiều thao tác lập luận vì thế việc nắm chắc và vận dụng nhuần nhuyễn lập luận so sánh với các thao tác lập luận khác cũng cần thiết phải rèn luyện. Có tri thức cần thiết cộng với năng lực của mỗi học sinh chưa đủ để tạo nên sản phẩm sáng tạo nếu thiếu đi kỹ năng. Kỹ năng được coi như một chiếc cầu nối giữa lý thuyết và thực hành và kỹ năng chỉ có được khi chúng ta tích cực rèn luyện mà thôi.

Để giờ thực hành làm văn đạt kết quả cao cũng rất cần đến sự tỉ mỉ, cặn kẽ, và phương pháp làm việc của giáo viên. Những thao tác, những hoạt động

của giáo viên luôn luôn mang tính chất dẫn đường và học sinh phải biết cách đi tốt nhất trên con đường ấy. Bên cạch đó, việc rèn cho các em ý thức và thói quen tự học, tự nghiên cứu cũng là một trong những phương pháp dạy học hiệu quả mà giáo viên cần chú ý trong việc rèn kỹ năng lập luận nói chung và lập luận so sánh nói riêng trong làm văn nghị luận.

Theo tinh thần đổi mới của phương pháp dạy học mới với tư tưởng đơn giản nhưng vô cùng quan trọng trong việc rèn luyện ý thức và thói quen tự học tự nghiên cứu ở học sinh vì thế giờ học làm văn không còn lối giảng theo hướng truyền thụ có tính áp đặt của giáo viên nữa mà thông qua mỗi giờ học giáo viên dẫn dắt học sinh hình thành kiến thức mới và rèn luyện kỹ năng. Điều này đồng nghĩa với việc trong một giờ học, học sinh có một vị thế mới, học sinh sẽ làm nên tính hiệu quả của giờ học bằng chính sự đa dạng hoá các hoạt động và các hình thức làm việc mình.

2.2.1. Mục đích rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong giờ dạy học thực hành

Việc rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong giờ dạy học thực hành nhằm giúp cho học sinh nắm chắc được lập luận so sánh và các yếu tố của lập luận so sánh như: Mục đích, yêu cầu, thao tác thực hiện và tác dụng của lập luận so sánh khi sử dụng vào làm văn nghị luận thông qua hệ thống bài tập cụ thể. Từ đó học sinh nhận ra chính xác thao tác lập luận so sánh được sử dụng trong một đoạn văn, bài văn nghị luận. Đồng thời từ nội dung lý thuyết đã được trang bị trước, học sinh biết cách tổ chức thành một đoạn văn, một bài văn nghị luận hoàn chỉnh có chứa lập luận so sánh và cao hơn nữa học sinh còn biết vận dụng phối hợp thao tác lập luận so sánh với các thao tác lập luận khác như phân tích, chứng minh, giải thích, bác bỏ, bình luận. Cùng với đó học sinh biết phát hiện và phát hiện chính xác các lỗi lập luận so sánh trong đoạn văn, bài văn nghị luận. Từ việc phát hiện lỗi đó, các em đề ra được biện pháp chữa lỗi một cách phù hợp và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Lập luận so sánh với việc làm văn nghị luận ở trung học phổ thông (Trang 46)