Nội dung rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong giờ dạy học

Một phần của tài liệu Lập luận so sánh với việc làm văn nghị luận ở trung học phổ thông (Trang 48)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Nội dung rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong giờ dạy học

Rèn luyện kỹ năng sử dụng các thao tác lập luận cho học sinh là một yêu cầu vô cùng quan trọng của quá trình học và làm văn nghị luận. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu rèn luyện thì nhất thiết giáo viên phải định ra được nội dung rèn luyện một cách khoa học, đúng trọng tâm, trọng điểm và cơ bản nhất giúp cho học sinh không chỉ nắm chắc lý thuyết làm văn mà còn vận dụng nó một cách thành thạo trước một vấn đề nghị luận cụ thể. Vì thế trong việc rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh, trên cơ sở đổi mới phương pháp dạy dọc, chúng tôi đề ra ba nội dung rèn luyện cụ thể

Thứ nhất, rèn luyện cho học sinh kỹ năng nhận diện thao tác lập luận so sánh trong một đoạn văn, một bài văn nghị luận cụ thể. Để nhận diện chính xác một thao tác lập luận nào đó trong văn bản nghị luận đòi hỏi người học phải tư duy, phải tái hiện lại những đơn vị lý thuyết đã được học và trong trường hợp này học sinh phải tư duy lại kiến thức lý thuyết về lập luận so sánh. Trong quá trình tư duy ấy, học sinh cũng đồng thời phải phân tích, đối chiếu so sánh với các thao tác lập luận khác rồi từ đó mới đưa ra được kết luận chính xác nhất là văn bản đó có chứa lập luận so sánh hay không. Quá trình nhận diện của các em chính là quá trình các em nhận thức lại được cái so sánh, cái được so sánh, mục đích, yêu cầu, thao tác và giá trị của việc sử dụng thao tác lập luận so sánh trong văn bản nghị luận. Bên cạnh đó, các em cũng nhận diện được sự phối hợp thao tác lập luận so sánh với các thao tác lập luận khác như phân tích, chứng minh, bình luận… trong vai trò là thao tác chủ đạo hay là thao tác bổ trợ từ đó các em tự học được phương pháp làm văn nghị một cách sáng tạo và thuyết phục nhất.

Ví dụ: “Tiền bạc giống như một chiếc găng tay. Còn tình bạn giống như một bàn tay. Một cái thì hữu ích, còn cái kia thì lại thiết yếu.

Trái ngược với điều mọi người thường nghĩ – rằng khái niệm hạnh phúc thường khó giải thích hoặc hạnh phúc tuỳ thuộc vào việc bạn có nhiều của cải

hay không – các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và nhận thấy các yếu tố như bạn bè, mức độ thân thiết với bạn bè và gia đình cùng mối quan hệ với đồng nghiệp, hàng xóm hợp lại chiếm 70% yếu tố làm nên hạnh phúc.

Nếu ai muốn biết ai đó có hạnh phúc hay không đừng bao giờ hỏi họ có bao nhiêu tiền, cũng đừng bao giờ hỏi họ thu nhập của họ là bao nhiêu mà hãy hỏi về mối quan hệ của họ với bạn bè. Có được những người bạn tâm giao hay thậm trí chỉ cần một người bạn hiểu mình thật sự và có thể chia sẻ mọi điều đã là hạnh phúc lắm rồi”.

Với đoạn văn trên học sinh phải nhận diện được sự phối hợp giữa thao tác lập luận so sánh với thao tác lập luận bình luận. Nhờ sự phối hợp này hoạt động bình luận thêm sâu sắc, sinh động và hoạt động so sánh thêm phong phú, chính xác, giàu sức thuyết phục hơn.

Thứ hai, bên cạnh việc nhận diện ra được thao tác lập luận so sánh trong văn nghị luận thì việc xây dựng được một văn bản có chứa thao tác lập luận này đóng vai trò quyết định trong quá trình rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Thông qua hoạt động này giáo viên một mặt đánh giá chính xác được mức độ hiểu và vận dụng lý thuyết của học sinh đến đâu mặt khác từ kết quả bài làm giáo viên rút ra được kinh nghiệm cho cả hoạt động dạy và hoạt động học của thầy và trò trong quá trình dạy và học làm văn. Tất nhiên trong quá trình xây dựng một văn bản ngoài việc luyện kỹ năng lập luận so sánh giáo viên cũng cần rèn luyện cho các em phối hợp với các thao tác lập luận khác vì chính trong quá trình phối hợp đó một mặt giúp các em nắm chắc lập luận so sánh mặt khác giúp các em nắm chắc cả các kỹ năng lập luận khác trong quá trình nghị luận đặc biệt là hiểu được mặt mạnh, mặt yếu của từng kiểu lập luận từ đó có sự lựa chọn phù hợp với mỗi yêu cầu nghị luận.

Cuối cùng trong khâu rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh mà giáo viên không thể bỏ qua đó là rèn cho các em biết cách phát hiện và phát hiện chính xác các lỗi lập luận trong đoạn văn. Việc học sinh phát hiện chính xác được

lỗi lập luận là việc các em chỉ ra được trong đoạn văn, bài văn nghị luận các luận cứ có đầy đủ không, luận cứ sắp xếp ra sao có mâu thuẫn với nhau không và có phù hợp với kết luận không, rồi cách so sánh có đúng không... tất cả những điều đó góp phần hoàn thiện cho các em kiến thức và khả năng vận dụng lập luận so sánh vào làm văn nghị luận một cách thông thạo, chính xác và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Lập luận so sánh với việc làm văn nghị luận ở trung học phổ thông (Trang 48)