7. Cấu trúc của luận văn
2.2. Thực tiễn dạy học Làm văn của giáo viên
Dạy học quan trọng nhất là làm thức dậy khát vọng học tập của học sinh. Khi học sinh nguội tắt nhiệt huyết, lòng đam mê thì kết quả không như mong muốn là tất yếu. Vì thế, yêu cầu đổi mới toàn diện đối với việc dạy và học nói chung và với học văn, làm văn nói riêng đã được quan tâm sâu sắc. Cụ thể, chương trình sách giáo khoa Ngữ văn Trung học phổ thông với mục tiêu là xây dựng chương trình như một chỉnh thể văn hoá mở, và thấy được một cái nhìn xuyên suốt từ cấp tiểu học cho đến hết Trung học phổ thông, chương trình đã nhấn mạnh cả ba phương diện: tri thức khoa học xã hội và nhân văn, kỹ năng và giáo dục tình cảm thẩm mỹ. Đặc biệt chương trình đã gắn liền với thực tế cuộc sống làm cho việc học văn thực sự hấp dẫn, gần gũi với tâm tư, tình cảm và thanh lọc được tư tưởng tình cảm của học sinh của học sinh hơn.
Bên cạnh việc đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa Ngữ văn thì việc đổi mới phương pháp dạy học cũng được đặt ra nhằm phát huy tối đa tiềm năng sáng tạo của học sinh. Trên tinh thần đổi mới đó mỗi một giờ dạy học văn nói chung, dạy học Làm văn nói riêng người giáo viên phải thắp sáng
được ngọn lửa đam mê học văn, làm văn, biết nói lời hay ý đẹp, biết tích luỹ để làm giàu thêm vốn ngôn ngữ phong phú của mình qua sánh vở và qua cuộc sống xã hội. Đặc biệt trong mỗi giờ làm văn làm sao để các học sinh không chỉ nắm được kiến thức lý thuyết làm văn mà phải biết vận dụng kiến thức lý thuyết một cách thành thục, và sáng tạo nhất.
Thực tế cho thấy mặc dù còn có một số nghịch lí diễn ra như thời gian thì có hạn mà tri thức thì không cùng, môn học thì quá tải mà thời gian và sức học của học sinh thì có hạn… nhưng đã có rất nhiều các thày cô giáo có tâm huyết với nghề đã biết biến mỗi giờ giảng dạy trên lớp là một giờ chia sẻ, trao đổi tâm tư, tình cảm, quan điểm khoa học. Và quan trọng hơn, ở đó, thầy và trò được bình đẳng trong quá trình sáng tạo, học sinh đã nói lên được những suy nghĩ, cảm nhận của chính mình. Chính điều đó đã giúp cho các bài viết văn nghị luận của các em không còn là một bài ghi chép lại những kiến thức thầy dạy trên lớp nữa mà nó thực sự là một “tác phẩm nhỏ” đầy tính sáng tạo của riêng các nhân các em. Các em đã thực sự biết vận dụng lý thuyết, phương pháp làm văn và những hiểu biết, những kinh nghiệm sống một cách chủ động, chính xác và đầy thuyết phục.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đáng tự hào đó, vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa truyền cho học sinh lòng yêu thích học văn, làm văn. Có rất nhiều nguyên nhân như họ vẫn giữ tư duy cũ dạy theo lối tư duy truyền đạo, tách dời lý thuyết với thực hành khiến cho học sinh không biết sử dụng các thao tác, kỹ năng làm văn cụ thể. Hoặc có thể là do yêú kém trong năng lực tư duy khiến cho giờ dạy làm văn nhạt nhẽo hời hợt với giờ dạy lý thuyết thì khô cứng, chủ yếu là thuyết giảng còn giờ học thực hành thì đơn điệu và chưa đa dạng về hệ thống bài tập thực hành. Hoặc có thể họ không đánh giá hết vị trí của phân môn làm văn coi phân môn này là phụ, học tác phẩm văn học mới là quan trọng. Nhưng có lẽ nguyên nhân sâu xa nhất vẫn là ở sự thiếu nhiệt tình thiếu tâm huyết nghề nghiệp tuy không phải là tất cả song phần nào
làm hạn chế chất lượng giảng dạy môn làm văn cũng như gián tiếp tạo ra những thế hệ học trò chán ghét môn Làm văn mà hệ luỵ của nó chính là thói lười tư duy, thiếu bản lĩnh, thiếu kỹ năng và thiếu kinh nghiệm sống. Với mong muốn đào tạo những công dân thời đại mới rất cần sự tâm huyết và sức sáng tạo của tất cả thầy cô giáo trong sự nghiệp cao cả và vĩ đại đó là sự nghiệp trồng người .