Bài tập rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong giờ dạy học

Một phần của tài liệu Lập luận so sánh với việc làm văn nghị luận ở trung học phổ thông (Trang 53)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.5. Bài tập rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong giờ dạy học

Bài tập là phương tiện, là một công cụ cơ bản để rèn luyện kỹ năng lập luận đồng thời giúp học sinh hiểu và vận dụng kiến thức một cách sâu sắc, linh hoạt và có hiệu quả. Hệ thống bài tập trong dạy học Làm văn là vô cùng quan trọng, và phải đảm bảo: tính hệ thống, tính tích hợp, tính khả thi, đặc biệt nó phải khoa học và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh để làm sao vừa phát triển tư duy sáng tạo, tích cực hoá hoạt động của học sinh, vừa nâng cao chất lượng dạy học. Những dạng bài tập chúng tôi đưa ra có thể xem là cơ sở, là tài liệu thiết thực và bổ ích giúp giáo viên và học sinh có kinh nhiều kinh nghiệm trong quá trình dạy học làm văn nghị luận.

Căn cứ vào mục đích, nội dung, hình thức rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong làm văn nghị luận chúng tôi chia hệ thống bài tập thành 3 loại: bài tập nhận diện; bài tập xây dựng; bài tập chữa lỗi. Mỗi một loại bài tập có nêu một số dạng bài tập minh họa. Hệ thống bài tập mà chúng tôi sử dụng chủ yếu lấy từ sách giáo khoa ngoài ra có một số bài tập được lấy ra từ các sách tham khảo.

2.2.5.1. Bài tập nhận diện thao tác lập luận so sánh

Yêu cầu

+ Thông qua các bài tập này học sinh có thể nhận diện được thao tác lập luận so sánh trong văn bản, đồng thời nắm được cách thức tiến hành thao tác đó trong văn bản nhằm làm sáng tỏ một vấn đề, một luận điểm nghị luận nào đó mà không nhầm lẫn với so sánh tu từ, so sánh nghệ thuật trong quá trình phân tích.

+ Sau khi học sinh nhận diện được thao tác lập luận so sánh trong một văn bản nghị luận cụ thể các em đánh giá được giá trị của việc sử dụng thao tác lập luận so sánh trong quá trình tạo lập văn bản nghị luận.

+ Ngoài ra các em còn nhận diện được sự phối hợp giữa thao tác lập luận so sánh với các thao tác lập luận khác trong một văn bản nghị luận và tác dụng của sự phối hợp đó.

Bài tập

Đây là dạng bài tập vừa có khả năng khơi gợi những kiến thức lý thuyết cơ bản mà các em đã được học về thao tác lập luận so sánh vừa giúp giáo viên một lần nữa củng cố, khắc sâu hơn những kiến thức và tác dụng của việc sử dụng kiểu lập luận này trong làm văn nghị luận.

Dạng bài tập này thường gồm hai phần: cung cấp ngữ liệu và phần trình bày yêu cầu. Ngữ liệu là cả một văn bản hoặc có thể chỉ là một đoạn văn còn phần yêu cầu thường là: xác định văn bản sử dụng thao tác lập luận nào. Sau đây là một số bài tập cụ thể.

Bài tập 1.

Cho đoạn văn sau:“Có thể nói nhất cử nhất động của Từ đều vượt khuôn khổ thường tình. Khi Từ ra đi, hình ảnh của Từ là cánh chim hồng lướt gió tung mây, không phải là lớp bụi hồng cuốn vó chinh an họ Thúc. Khi Từ nổi giận, đó là sấm sét đùng nổi dậy, không phải là lời quát tháo ồn ào của viên tri phủ lập nghiêm. Đến khi giã từ cuộc sống, Từ lại không chịu nằm dài trên đất như kiểu thế nhân mà chống thẳng đứng thành một trụ đá cột đồng không ai lay chuyển”[20, tr.67]

Em hãy xác định đoạn văn trên sử dụng thao tác lập luận nào? Nêu các bước thực hiện thao tác lập luận trong đó?

Bài tập 2

Đọc kĩ văn bản sau, rồi trả lời câu hỏi ghi bên dưới:“Bài thơ hay cũng như hòn ngọc quý, bông hoa đẹp; phải chăng còn hơn thế, vì ngọc cũng có

lúc phải mòn, hoa cũng có khi tàn héo, nhưng thơ hay thì còn sống mãi. Ngọc đã quý, vẫn cần bàn tay mài giũa; hoa đã đẹp, vẫn cần bàn tay gọt tỉa, trưng bày; thơ dù hay vẫn cần đến những lời bình tri âm tri kỷ. Những lời bình hay có khi đem lại hiệu quả không ngờ, như tạo thêm cho thơ một vầng hào quang, như giúp đời phát hiện một vì sao xa bị mây mù che khuất” [20,tr. 66]. 1 - Hãy cho biết, trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào chính xác? Vì sao?

A- Văn bản trên là một lập luận phân tích. B- Văn bản trên là một lập luận so sánh.

C- Văn bản trên không liên quan gì đến lập luận so sánh, lập luận phân tích. 2 - Một bạn cho rằng, trong đoạn văn bản trên, tác giả đã sử dụng thao tác lập luận so sánh tương đồng và nhờ kiểu so sánh này làm cho người khác phải thừa nhận giá trị thực của một bài thơ được đánh giá là “bài thơ hay”. Nhận xét ấy có đúng không? Vì sao?

Bài tập 3

Vì sao có thể cho rằng đoạn trích sau đây kết hợp rất thành công hai thao tác lập luận phân tích và so sánh?

“Nhưng thơ Xuân Diệu chẳng những diễn đạt được cái tinh thần cố hữu của nòi giống. (…) Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cùng như khi buồn, người đều nồng nàn, tha thiết.

Nhưng sự sống muôn hình thức mà trong những hình thức nhỏ nhặt thường lại ẩn náu một nguồn sống dồi dào. Không cần phải là con hổ ngự trị trên rừng xanh, không cần phải là con chim đại bằng bay một lần chín vạn dặm mới là sống. Sự bồng bột của Xuân Diệu có lẽ đã biểu hiện ra một cách đầy đủ hơn cả trong những rung động tinh vi. Sau khi đọc đi đọc lại nhà thơ có tâm hồn phức tạp này, sau khi đã tìm kiếm Xuân Diệu hoài, tôi thấy đây mới thực là Xuân Diệu.

Trong cánh mùa thu rất quen với thi nhân Việt Nam, chỉ Xuân Diệu mới để ý đến:

Những luồng run rảy rung rinh lá… Cùng cái:

Cành biếc run run chân ý nhi. Nghe đàn dưới trăng thu, chỉ Xuân Diệu mới thấy:

Lung linh bóng sáng bỗng rùng mình. Và mới có cái xôn xao gửi trong mấy hàng chữ lạ lùng này:

Thu lạnh, càng thêm nguyệt tỏ ngời? Đàn ghê như nước lạnh trời ơi, Long lanh tiếng sỏi vang vang hận; Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người. Cũng chỉ Xuân Diệu mới tìm được nơi đồng quê cái cảnh:

Mây biếc về đâu bay gấp gấp, Con cò trên ruộng cánh phân vân.

Từ con cò của Vương Bột lặng lẽ bay với ráng chiều đến con cò của Xuân Diệu không bay mà cách phân vân, có sự cách biệt của hơn một ngàn năm và của hai thế giới.”[Hoài Thanh]

Hƣớng dẫn thực hiện bài tập

Để thực hiện tốt yêu cầu của các bài tập nhận diện này giáo viên định hướng cho học sinh thực hiện theo các bước sau:

- Cho học sinh nhắc lại kiến thức lí thuyết: Khái niệm, mục đích, yêu cầu và cách thực hiện thao tác lập luận so sánh và một số kiến thức có liên quan. - Học sinh đọc kĩ bài tập và yêu cầu bài tập.

- Xác định những thao tác lập luận đã được sử dụng và đặc điểm cơ bản của những thao tác lập luận đó. Việc lựa chọn các thao tác lập luận đó phối hợp với nhau có phù hợp với mục đích nghị luận không. Các thao tác đã sử dụng

có kết hợp một cách tự nhiên, nhuần nhuyễn trong việc làm sáng tỏ điều cần bàn luận không.

- Rút ra kết luận, nhận xét về đặc điểm, giá trị của việc sử dụng kiểu lập luận đó. Về phương pháp thực hiện dạng bài tập có thể sử dụng phương pháp đàm thoại trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời. Học sinh có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên để từ đó học sinh được khắc sâu kiến củng cố tri thức đã học.

Bài tập 1

Thao tác lập luận đã được sử dụng trong bài tập là thao tác lập luận so sánh với mục đích thể hiện và làm sáng tỏ luận điểm “Có thể nói nhất cử nhất động của Từ đều vượt khuôn khổ thường tình”.Để làm sáng tỏ luận điểm ấy, tác giả dùng cách so sánh tương phản. Tác giả đem đối chiếu hình ảnh của Từ Hải trong trên những phương diện khác nhau như: Khi Từ ra đi (cánh chim hồng lướt gió) đối chiếu với sự ra đi của Thúc Sinh (lớp bụi hống cuốn vó chinh an); khi Từ nổi giận (sấm sét đùng đùng) đối chiếu với viên tri phủ

(quát tháo ồn ào); khi Từ giã từ cuộc sống (đứng thành một trụ đá cột đồng) so với kiểu của thế nhân (nằm).

Thông qua lập luận so sánh tương phản đã làm nổi bật nên hình ảnh người anh hùng Từ Hải “ vượt khuôn khổ thường tình”.

Bài tập 2

1. Ý kiến A không chính xác. Trong đoạn văn bản trên không thấy sự chia tách đối tượng (bài thơ hay) để làm rõ đặc điểm, nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng. Vì thế ở đoạn văn bản trên không phải là một lập luận phân tích.

Ý kiến C cũng không chính xác. Bởi đoạn văn bản trên có liên quan đến lập luận so sánh (so sánh bài thơ hay với viên ngọc quý, bông hoa đẹp) và không liên quan đến lập luận phân tích.

Vậy chỉ có ý kiến B là chính xác vì đoạn văn bản trên chứa một lập luận so sánh so sánh (bài thơ hay với viên ngọc quý, bông hoa đẹp)

Bên cạch việc cho học sinh nhận diện được thao tác lập luận so sánh thông qua phân tích một ngữ liệu cụ thể thì giáo viên tiến hành cho học sinh đánh giá được việc sử dụng thao tác lập luận này trong qua trình triển khai nội dung một văn bản nghị luận. Đây chính là yêu cầu 2 của bài tập.

2. Giáo viên cần định hướng cho học sinh xác định được đó là lập luận theo kiểu so sánh tương đồng (đi từ cái đã biết để suy ra cái chưa biết mà mọi người đều phải thừa nhận cái chưa biết vì giữa cái chưa biết với cái đã biết có những nét tương tự nhau) hay so sánh tương phản (đối chiếu đối tượng này với đối tượng khác trong sự tương phản lẫn nhau để nhằm khẳng định một trong hai đối tượng mà lập luận cần hướng tới).

Thông qua việc xác định thao tác lập luận được sử dụng trong ngữ liệu và định hướng của giáo viên học sinh sẽ xác định được kiểu dùng so sánh để lập luận và đánh giá việc sử dụng thao tác lập luận so sánh đó trong triển khai nội dung nghị luận. Ở bài tập này có thể thấy việc sử dụng lập luận so sánh tương đồng giữa cái trừu tượng (bài thơ hay) với cái cụ thể (hòn ngọc quý, bông hoa đẹp) đã làm cho mọi người hiểu và thừa nhận giá trị thực của một bài thơ hay.

Bài tập 3

Đoạn văn bản nghị luận đã cho kết hợp rất thành công thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh. Tác giả đã khẳng định thơ Xuân Diệu chẳng những “diễn đạt được cái tinh thần cố hữu của nòi giống” mà còn là

“một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này” và phân tích điều đó bằng cách chỉ ra những “rung động tinh vi” mà chỉ Xuân Diệu mới phát hiện được trong cảnh mùa thu rất quen thuộc của thi nhân Việt Nam. Đặc biệt, tác giả còn so sánh hình ảnh con cò trong thơ của Xuân Diệu với con cò trong thơ của Vương Bột thời Đường để thấy “đây mới thực là

Xuân Diệu”. Sự kết hợp này đã làm cho luận điểm trở nên sáng rõ, có sức thuyết phục hơn.

Với ba bài dạng bài tập cụ thể trong nhóm bài tập nhận diện trên đóng vai trò vừa củng cố lại các đơn vị kiến thức lý thuyết vừa giúp các em nhận diện và thấy được tác dụng và sự cần thiết như thế nào khi vận dụng thao tác lập luận so sánh vào tạo lập văn bản nghị luận cụ thể. Đó cũng là những bài tập tạo tiền đề cho các em vận dụng lập luận so sánh cũng như các kiểu lập luận khác vào trong quá trình tạo lập một văn bản triển để khai một vấn đề nghị luận cụ thể. Đồng thời thông qua làm các bài tập các em hiểu giá trị của việc sử dụng lập luận so sánh cần sử dụng thao tác này vào viết văn nghị luận thường xuyên hơn vì đây cũng là một trong những yếu tố tạo sức hấp dẫn và thuyết phục cho bài văn. Như vậy để nhận diện thao tác lập luận so sánh, giáo viên phải xuất phát từ những tri thức cơ bản về thao tác này để từ đó định hướng cho học sinh tiến hành hoạt động nhận diện ngữ liệu. Kiểu bài tập này được thực hiện đầu tiên trong giờ thực hành.

Một số lƣu ý trong khi thực hiện bài tập

Trong thực tế sử dụng so sánh, chúng ta cần phải phân biệt rõ so sánh là một thao tác lập luận và so sánh tu từ. Cả hai cách này đều có điểm tương đối giống nhau đó là: về cấu trúc và về mục đích. Tuy nhiên, so sánh tu từ thiên về diễn đạt, mang tính hình tượng, tính sinh động và tính cụ thể cho lời văn mà ít có giá trị về lập luận. So sánh tu từ mang tính nghệ thuật. Những so sánh này thường tạo nên cách nói bất ngờ, cách thể hiện độc đáo và có hiệu quả diễn đạt cao.

So sánh là một thao tác lập luận là so sánh nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, hiện tượng hoặc là các mặt trong cùng một sự vật nhưng không chỉ cốt để tìm ra cái đồng nhất và khác biệt mà làm sáng tỏ đặc điểm và giá trị của sự vật, hiện tượng được đem ra nghị luận. Mục đích của so sánh với tư cách là

một thao tác lập luận là tác động vào ý chí (thậm chí là cả tình cảm) của người đọc, người nghe làm cho họ hiểu, tin vào kết luận của đối tượng nghị luận và thuyết phục họ đồng tình với kết luận đó.

2.2.5.2. Bài tập xây dựng

Hiểu sâu lý thuyết để nhận diện và đánh giá được việc sử dụng thao tác lập luận so sánh trong văn nghị luận cũng là chưa đủ để hình thành kỹ năng cho học sinh. Để hình thành được kỹ năng thuần thục thì việc giúp học sinh vận dụng các tri thức của thao tác này vào triển khai một nội dung nghị luận là rất quan trọng. Do vậy dạng bài tập thực hiện thao tác lập luận so sánh sẽ giải quyết tốt được vấn đề này. Với dạng bài tập này một mặt giúp các em không bị lúng túng khi trình bày những suy nghĩ, những nhận thức của mình về sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. Việc rèn luyện dạng bài tập này thường mất nhiều thời gian nên thường thì giáo viên cho về nhà học sinh tự làm thiếu sự chỉ dẫn, điều tra của giáo viên. Như thế việc rèn luyện thì có nhưng không hiệu quả và học sinh vẫn không biết cách làm cho nên theo chúng tôi dạng bài tập này nên cho học sinh viết đoạn văn ngắn tại lớp, giáo viên cho sẵn luận điểm để các em dễ dàng triển khai mà vẫn đảm bảo thời gian một giờ luyện tập thực hành. Còn lại giáo viên giao đề tài về nhà cho học sinh và yêu cầu học sinh làm một bài văn hoàn chỉnh có quy định thời gian nộp bài. Giáo viên thu bài viết ở nhà của các em, chấm trả bài và có thể sử dụng điểm viết đó vào điểm đánh giá cho học sinh.

Yêu cầu

- Học sinh vận dụng kiến thức lý thuyết về lập luận so sánh đặc biệt là các cách thức lập luận để tạo lập văn bản nghị luận.

- Vận dụng kết hợp thao tác lập luận so sánh với các thao tác lập luận khác như giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bác bỏ để tạo lập nên các văn bản nghị luận phong phú, sinh động, giàu tính thuyết phục.

Bài tập

Bài tập 1

Em hãy sử dụng thao tác lập luận so sánh để viết một đoạn văn ngắn thể hiện vẻ đẹp khác nhau của hai hình tượng người lính thời kỳ kháng chiến

Một phần của tài liệu Lập luận so sánh với việc làm văn nghị luận ở trung học phổ thông (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)