Vì vậy muốn thực hiện được nhiệm vụ cao cả của mình môn Ngữ văn cần cung cấp cho học sinh những kiến thức từ phổ thông, cơ bản, truyền thống đến hiện đại có tính hệ thống về ngôn ngữ và
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGÔ VĂN NGHĨA
ĐỊNH HƯỚNG RA ĐỀ LÀM VĂN THEO HƯỚNG MỞ Ở CẤP
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Hà Nội - 2012
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGÔ VĂN NGHĨA
ĐỊNH HƯỚNG RA ĐỀ LÀM VĂN THEO HƯỚNG MỞ Ở CẤP
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN) M· sè: 60 14 10
Người h-íng dÉn khoa học: TS NguyÔn Träng Hoµn
Hµ Néi - 2012
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 14
1.1 Cơ sở lí luận 14
1.1.1.Thế nào là một đề làm văn 14
1.1.2 Quan niệm về một đề làm văn hay 22
1.1.3 Tính vừa sức của một đề văn 23
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 40
CHƯƠNG 2 ĐỀ XUẤT CÁC HƯỚNG RA ĐỀ THEO HƯỚNG MỞ 45
2 1 Đề truyền thống - những thành tựu và hạn chế của đề truyền thống 45
2.2 Quan niệm về đề văn theo hướng mở 51
2.3 Các hướng ra đề theo hướng mở 63
CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ THỰC NGHIỆM 70
3.1 Các vấn đề chung 70
3.1.1 Mục đích thực nghiệm 70
3.1.2 Đối tượng thực nghiệm và đối chứng 70
3.1.3 Địa bàn thực nghiệm 70
3.1.4 Nội dung thực nghiệm 70
3.1.5 Phương pháp thực nghiệm 70
3.1.6.Những khó khăn khi tiến hành thực nghiệm 70
3.2 Thiết kế đề và đáp án thực nghiệm 70
3.3 Kết quả thực nghiệm và đánh giá 86
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
Trang 4DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KHXH-NV : Khoa học xã hội- nhân văn
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG BẢNG 1.1 KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Error! Bookmark not
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Thế kỷ XXI là thế kỷ của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin
và sự hội nhập Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ của lượng thông tin thách thức con người nhiều hơn so với thời đại trước Con người muốn tồn tại, hội nhập, muốn tự khẳng định mình thì nhất định phải là những thành viên năng động, tích cực, sáng tạo, có óc quan sát nhạy bén tinh
tế, trí tuệ linh hoạt, có thái độ lựa chọn thông tin và hiểu thông tin một cách sáng tạo nhanh nhạy Để đáp ứng yêu cầu đó của con người và đòi hỏi xã hội, nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo là vô cùng quan trọng Trong đó hiện đại hoá giáo dục đổi mới phương pháp dạy học được đặt ra như một nhiệm vụ quan trọng của công tác phát triển giáo dục, việc đổi mới nội dung phương pháp dạy và học là vấn đề then chốt trong chiến lược như một lẽ tồn tại: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy-học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh nhất là sinh
sinh viên đại học” (Văn kiện Hội nghị lần thứ Hai Ban chấp hành Trung
ương Đảng khoá VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1997, tr 4) Trên tinh
thần đó trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc khoá IX khi nói về giáo dục đào tạo đã nhấn mạnh: “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung phương pháp dạy và học phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học
vấn ” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc
Trang 7sự nghiệp giáo dục Giáo dục và Đào tạo cũng nằm trong sự đổi mới sâu sắc
ấy Đặc biệt từ năm học 2012-2013 nền giáo dục Việt Nam thực hiện đổi mới sâu sắc toàn diện thực hiện chiến lược giáo dục giai đoạn 2011-2020
Môn Ngữ văn trong nhà trường cũng không thể không có những thay đổi về nội dung và phương pháp học tập để đáp ứng được những yêu cầu về
sự đổi mới, một trong những biểu hiện của sự đổi mới ấy là thực hiện giảm tải, đưa văn học gắn liền với thực tiễn đời sống và mang tính nhật dụng cao Trong sự đổi mới dạy và học bộ môn Ngữ văn việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới ra đề kiểm tra, đánh giá là khâu then chốt có ý nghĩa quyết định bởi kiểm tra như thế nào sẽ yêu cầu dạy và học như thế ấy
Chúng ta đã biết môn Ngữ văn là môn học về khoa học xã hội và nhân văn, môn học mang tính nghệ thuật cao, môn học này có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những kiến thức về Tiếng Việt, Văn học và Làm văn, hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng Tiếng Việt, năng lực tiếp nhận tác phẩm văn học, khả năng ứng dụng sử dụng ngôn ngữ vào việc tạo lập văn bản Qua môn học này học sinh còn có thêm những hiểu biết về văn hoá xã hội, lịch sử, đời sống nội tâm của con người và bản thân, nắm bắt những tinh hoa văn hoá của nhân loại Nói như Mác xim Gorki: “Văn học
là nhân học”
Môn Ngữ văn là môn học công cụ Vì vậy môn học này sẽ trang bị cho học sinh những kiến thức công cụ để học sinh học tập và sinh hoạt, có nhận thức đúng đắn về xã hội và con người từ đó bồi dưỡng tư tưởng tình cảm, nhân cách cho chính bản thân người học
Môn Ngữ văn là môn học công cụ đồng thời là môn học thuộc lĩnh vực giáo dục thẩm mĩ từ đó bồi dưỡng năng lực tưởng tượng sáng tạo làm giàu xúc cảm thẩm mĩ, định hướng thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh nhằm hoàn thiện
và phát triển nhân cách cho chính bản thân mình và từ đó lan toả ảnh hưởng tới những người xung quanh và cộng đồng xã hội
Trang 8Vì vậy muốn thực hiện được nhiệm vụ cao cả của mình môn Ngữ văn cần cung cấp cho học sinh những kiến thức từ phổ thông, cơ bản, truyền thống đến hiện đại có tính hệ thống về ngôn ngữ và văn học, kỹ năng tạo lập văn bản phù hợp với trình độ phát triển tư duy của lứa tuổi học sinh và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước nhất là trong khi mở cửa giao lưu rộng rãi với tất cả các quốc gia trên thế giới và các nền văn hoá đa dạng của nhân loại hình thành và phát triển các năng lực sử dụng Tiếng Việt, tiếp nhận văn học, cảm thụ thẩm mĩ phương pháp học tập tư duy đặc biệt là phương pháp tự học năng lực ứng dụng những điều đã học vào cuộc sống Bồi dưỡng cho học sinh tình cảm yêu quý tự hào
về Tiếng Việt, văn học dân tộc, văn hoá tình yêu gia đình, thiên nhiên đất nước, lòng tự hào dân tộc ý chí tự cường lí tưởng xã hội chủ nghĩa tinh thần dân chủ nhân văn giáo dục cho học sinh trách nhiệm công dân tinh thần hữu nghị và hợp tác quốc tế ý thức tôn trọng và phát huy và bảo tồn các giá trị văn hoá tốt đẹp, truyền thống của dân tộc và nhân loại
Với vị trí và mục tiêu quan trọng như vậy môn Ngữ văn luôn tìm tòi để đổi mới từ chương trình sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với xu thế thời đại xu thế của hội nhập mở cửa và xu thế toàn cầu hoá hiện nay Việc đổi mới là tất yếu nhưng dù có đổi mới như thế nào thì khi đổi mới vẫn phải đảm bảo trên nguyên tắc bám sát mục tiêu môn học và quan trong nhất là phải đảm bảo tính dân tộc truyền thống phù hợp với đối tượng người học Bên cạnh việc đổi mới nội dung chương trình giáo khoa thì việc đổi mới phương pháp dạy học là vô cùng quan trọng
Thực trạng việc dạy và học môn Ngữ văn những năm gần trong nhà trường phổ thông còn bộc lộ nhiều vấn đề cần trao đổi như: tình trạng học sinh không còn hứng thú với môn học, chán học, học mang tính đối phó, học chỉ nhằm mục đích thi cử sau đó quên ngay Nguyên nhân thì có nhiều nhưng theo chúng tôi có một nguyên nhân cơ bản là người thầy giáo dạy văn chưa thắp lửa được cho học sinh, chưa thổi bùng lên ngọn lửa yêu văn chương
Trang 9trong mỗi học sinh, chương trình còn nặng nề thiếu tính thực tiễn, chậm đổi mới phương pháp giảng dạy, dạy theo lối mòn nhắc đi nhắc lại những điều đã
cũ, ra đề kiểm tra, đánh giá theo lối mòn cũ, lối học còn nặng tính hàn lâm, ít tính thực tiễn dẫn đến học sinh không còn hứng thú với môn học này Trước thực trạng ấy, vấn đề đổi mới chương trình sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy và học tập đã được đặt ra Chúng ta đã thực hiện sự đổi mới ấy và ít nhiều đã đem lại hiệu quả tích cực cho môn Ngữ văn và môn học này phần nào đã lấy lại được vị trí của mình như nó vốn có và phải có
Hiện nay, chương trình, sách giáo khoa ở bậc phổ thông đã được thay đổi và có những tiến bộ đáng kể: hiện đại nhưng vẫn đảm bảo được tính truyền thống tính dân tộc, tích hợp liên môn, văn chương đã gần gũi với cuộc sống hơn Sự đổi mới này được đội ngũ các nhà giáo, học sinh và dư luận xã hội quan tâm và đánh giá cao Sách giáo khoa không chỉ đổi mới về hình thức
mà đặc biệt đã có sự đổi mới tích cực về nội dung Hiện nay, các tác giả biên soạn đã mạnh dạn đưa vào trong chương trình những tác phẩm văn học hiện đại kể cả văn học Việt Nam và văn học nước ngoài (bên cạnh những tác phẩm văn học trung đại, những tác phẩm đã trở thành kinh điển), đưa những văn bản nhật dụng vào trong chương trình gần gũi với đời sống và thực tế và đòi hỏi của xã hội
Sự đổi mới là tích cực phù hợp với xu thế xã hội và sự phát triển của đất nước cũng như sự hội nhập quốc tế trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt Tuy nhiên muốn việc đổi mới việc dạy và học văn trong nhà trường phổ thông hiện nay đạt được kết quả và có sự chuyển biến tích cực thì phải đổi mới đồng
bộ từ chương trình sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy đến việc ra đề kiểm tra, đánh giá Trong kiểm tra, đánh giá thì việc ra đề kiểm tra như thế nào là điều quan trọng nhất và có ý nghĩa quyết định mặc dù kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng của việc dạy học nhưng nó chính là khâu kiểm nghiệm tất cả các quá trình dạy và học trước đó
Trang 10Trong văn chương, kiến thức và kĩ năng không phải là mục đích cuối cùng mà chỉ là phương tiện giúp chủ nhân của nó biết cảm nhận cuộc sống ở một mức độ cao hơn và lựa chọn cách sống tốt hơn Nói cách khác, văn chương là phương tiện để học sinh phát huy tiềm năng chứ không phải tái hiện những gì được trang bị
Trong quá trình nâng cao chất lượng dạy và học ở trường phổ thông, việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa cũng như cách dạy và ra đề thi là vấn đề then chốt cần được tiến hành đồng bộ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp và kiểm tra đánh giá để đạt được mục tiêu giáo dục đề ra
So với các môn học khác, Ngữ văn là môn học có nhiều nét đặc thù Việc cải tiến, đổi mới trong đề thi, kiểm tra sẽ có tác động đáng kể tới phương pháp dạy và học của giáo viên học sinh Có một thực tế là từ bấy lâu nay việc đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói chung và cách thức ra đề thi,
đề kiểm tra môn học có nhiều nét đặc thù này nói riêng diễn ra chưa triệt để, chưa đồng đều ở những đơn vị trường học khác nhau, những địa phương khác nhau Thường thì các thầy cô khi ra đề vẫn chọn giải pháp an toàn cho mình
là học cái gì thi cái nấy nhiều khi còn sợ học sinh điểm kém nên lại khoanh vùng ở một số văn bản nhất định, vùng kiến thức cụ thể Đây là quan niệm không hề sai nhưng nếu vậy sẽ không phát huy được tích chủ động tích cực và sáng tạo của người học và có lẽ cũng khó có thể đạt được mục tiêu của môn học cách ra đề này chúng ta vẫn quen gọi là ra đề theo lối truyền thống Những ám ảnh về dạng đề truyền thống, lối học khoa cử vẫn còn khá dai dẳng trong một bộ phận giáo viên hiện nay Vì thế trước sự xuất hiện của những câu hỏi mở trong đề thi ở những kì thi có tính chất quan trọng như kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và Cao đẳng, Đại học từ những năm 2008 trở lại đây thì đã có những ý kiến và thái độ khác nhau Nhiều giáo viên và học sinh
tỏ ra thích thú háo hức, một số lại tỏ ra ngỡ ngàng lúng túng băn khoăn, thậm
chí còn phản ánh là “đề thi lạ” hay đề thi có vấn đề
Trang 11Việc ra đề thi, đề kiểm tra luôn có vai trò quan trọng trong việc đánh giá xếp loại phân loại học sinh Ở các nước có nền giáo dục phát triển như
Mĩ, Pháp, Trung Quốc , họ luôn có ý thức ra đề ở bộ môn Ngữ văn theo
hướng mở bởi đề mở là dạng đề mà học sinh sẽ có cơ hội bày tỏ quan điểm
thái độ của mình trước một vấn đề nào đó và từ đó người dạy có điều kiện đánh giá năng lực tư duy, khả năng thẩm mĩ kĩ năng vận dụng kiến thức kĩ năng của học sinh, thái độ tâm tư tình cảm của học sinh một cách khách quan chính xác
Hiện nay, xu thế ra đề văn theo hướng mở đang được sự quan tâm của
dư luận xã hội, của các nhà trường, của người dạy và người học, các cấp quản
lí giáo dục Vì những lẽ trên chúng tôi chọn đề tài: “Định hướng ra đề làm văn theo hướng mở ở cấp trung học phổ thông” từ đó muốn góp một tiếng
nói đề bàn sâu hơn, rộng hơn về vấn đề ra đề văn theo hướng mở, ít nhiều góp tiếng nói vào việc đổi mới phương pháp dạy và học bộ môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông hiện nay
2 Lịch sử nghiên cứu
Nhìn lại việc ra đề kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn những gần đây và chương trình sách giáo khoa thì việc ra đề văn theo hướng mở không phải là hoàn toàn mới mẻ Điểm lại chương trình sách giáo khoa Ngữ văn từ cấp THCS cho đến cấp THPT đặc biệt là từ năm 2006 đến nay thì chúng ta có thể nhận ra những đổi mới sự đổi mới Điều đó được thể hiện trong sách giáo khoa:
SGK Ngữ văn 6 tập 1, trang 47 nêu một vấn đề: “Ngày sinh nhật em”;
“Kỉ niệm ngày thơ ấu”;
SGK Ngữ văn 7 tập 1 trang 88 cũng giới thiệu một số đề: “Loài cây em yêu”; “Vui buồn tuổi thơ”;
SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 trang 37 dạng đề mở tiếp tục xuất hiện: “Tôi thấy mình đã khôn lớn”; “Người ấy sống mãi trong lòng tôi”;
Trang 12Tương tự như vậy SGK Ngữ văn 9 tập 1 trang 42 cũng có các đề như :
“Một nét đặc sắc trong di tích thắng cảnh quê em”;“Cây lúa Việt Nam”
Không chỉ có ở cấp THCS mà những kiểu đề mở như trên đã xuất hiện trong chương trình sách giáo khoa ở các lớp cấp THPT cả 3 khối lớp Dưới đây chúng tôi chỉ xin nêu một vài ví dụ:
SGK Ngữ văn 10 tập 1 trang 27 có gợi ý đề bài làm văn: “Cảm nghĩ của anh/chị về một bài thơ hoặc một nhà thơ mà anh chị yêu thích”; “Những ngày đầu tiên bước chân vào trường Trung học phổ thông”; Ở tập 2 trang 136
có một số đề bài như: “Có ý kiến cho rằng những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ khó tính Anh /chị thấy ý kiến trên như thế nào?”; “Học bài thơ
Thuật hoài (Tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão, có bạn cho rằng: Sự hổ thẹn của tác
giả là thái quá, kiêu kì Ngược lại, có bạn ngợi ca và cho rằng đó là biểu hiện một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước Hãy cho biết ý kiến của anh/chị”
Sang đến lớp 11 trang 10 tập 2 Ngữ văn 11 cũng có câu hỏi mở như:
“Người xưa có câu: Đàn bà chớ kể Thuý Vân, Thuý Kiều, anh/chị nói rõ
thái độ của mình về quan niệm trên” Tiếp tục ở trang 35 cũng có một số câu hỏi như: “Anh /chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về bệnh vô cảm trong xã hội ta hiện nay” “Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về bệnh thành tích một căn bệnh gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của
xã hội ta hiện nay”
Lớp 12 trang 20 Ngữ văn 12 tập một: “Anh/ chị hãy trả lời câu hỏi sau
của nhà thơ Tố Hữu: Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn” Hay như ở trang 22
cũng nêu: “Nhà văn Nga L Tôn-xtôi nói: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống Anh/chị hãy nêu suy nghĩ
về vai trò của lí tưởng trong cuộc sống con người” Cũng trong cuốn sách này ở trang 66 nêu: “Chia chiếc bánh của mình cho ai”; “Anh /chị suy nghĩ
Trang 13gì về hiện tượng “nghiện” ka- ra -ô -kê và in-tơ - net trong nhiều bạn trẻ hiện nay”?
Chỉ cần điểm qua như vậy, chúng ta cũng thấy gợi ý về câu hỏi mở, dạng câu hỏi mở đã xuất hiện nhiều trong các cuốn SGK ở nhà trường phổ thông Những câu hỏi mở này có câu hỏi mở về nội dung có câu hỏi mở về hình thức Có cả câu hỏi mở về nghị luận xã hội, cả câu hỏi mở về nghị luận văn học Vậy là tính bao quát của dạng đề mở là khá rộng Ai đó vẫn băn khoăn rằng câu hỏi mở chỉ có thể hỏi ở dạng câu hỏi nghị luận xã hội là một cái nhìn phiến diện thiếu đi cơ sở khoa học của nó
Những năm gần đây việc dạy và học môn Ngữ văn ở trường phổ thông cùng với việc ra đề kiểm tra, đánh giá trong đó có việc ra đề thì sự xuất hiện
đề mở không chỉ có tính chất cá lẻ ở một vài trường vài tỉnh vài địa phương nữa mà nó đã được xuất hiện ở các kì thi mang tính Quốc gia như kì thi TNTHPT, kì thi tuyển sinh vào các trường Đại học và Cao đẳng trong cả nước Điều đó được thể hiện khá rõ, nhất là từ năm học 2008 trở lại đây
Ở đây chúng ta điểm lại một số dạng đề mở từ năm 2009 đến nay
Trước hết ở kỳ thi TNTHPT: về mặt cấu trúc đề gồm có hai phần: phần chung và phần riêng, ở phần riêng học sinh được lựa chọn một trong hai ý và
ở phần chung từ năm 2009 đến nay ở câu số 2 đề thi đã được ra theo hướng
Trang 14Năm 2012: Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái đạo đức trong đời sống xã hội Viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh / chị về ý kiến trên
Sang đến đề thi đại học khối D, C từ năm 2009 đề thi cũng có cấu trúc tương tư như đề thi TNTHPT, tăng thời lượng làm bài, ở câu 2 phần chung đề thi cũng được ra theo hướng mở ở đây chúng tôi chỉ xin được trích dẫn một vài đề có tính tiêu biểu:
Đề thi khối D năm 2010: “Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng” Từ ý kiến trên anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về sự nguy hại của đạo đức giả đối với con người và cuộc sống
Đề thi khối D năm 2010: Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến trên
Đề thi khối C năm 2012: Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh /chị về ý kiến trên
Như vậy nhìn vào cách ra đề của hai kì thi TNTHPT và tuyển sinh ĐH những năm gần đây đã có sự đổi mới Mặc dù mới chỉ chiếm 1/3 tổng số điểm của cả bài thi nhưng sự xuất hiện của những câu hỏi mở đã được dư luận xã hội quan tâm, học sinh hứng thú bởi những câu hỏi mở đã kích thích tư duy khích lệ những hiểu biết của mình vào trong bài làm, học sinh đã có điều kiện nói ra những điều mình suy nghĩ, tránh được những bài làm giống nhau dập khuôn máy móc, học sinh thể hiện tư duy năng lực sáng tạo, chính những câu hỏi này đã tạo điều kiện giúp cho học sinh hình thành nhân cách, kỹ năng sống kỹ năng ứng xử phù hợp với những vấn đề đặt ra trong cuộc sống thường nhật Đây cũng là cách để kéo văn chương về gần với cuộc sống hơn
Qua khảo sát chương trình sách giáo khoa và các đề thi của cả hai kì thi TNTHPT và ĐH, CĐ những năm gần đây, chúng tôi cũng thấy rằng việc đổi
Trang 15mới đề thi theo hướng mở đã có những mạnh dạn và tích cực tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở các dạng đề nghị luận xã hội còn nghị luận văn học thì chưa nhiều Ở nghị luận văn học vẫn phổ biến chỉ là những câu hỏi tái hiện và cảm thụ Trước thực tế trên tôi nhận thấy việc đổi mới ra đề thi môn Ngữ văn theo
hướng mở là cần thiết, bởi nhiều lí do:
Thứ nhất, học sinh ở cấp THPT đều đã ở độ tuổi từ 15-18 đây là độ tuổi
phát triển mạnh cả về tâm- sinh lí Đây là giai đoạn học sinh có nhu cầu có khám phá tìm tòi hiểu biết chính mình và xung quanh và đặt biệt luôn có mong muốn được khẳng định mình, việc ra đề theo hướng mở nhất là những đề hay sẽ giúp cho học sinh có cơ hội tự bộc lộ mình nói ra những điều các em suy nghĩ các em muốn Chúng ta đều hiểu rằng ngôn ngữ là công cụ để tư duy, từ tư duy sẽ dẫn đến hành động và đây là điều kiện thuận lợi để giáo viên nắm bắt uốn nắn kịp thời tư tưởng tình cảm thái độ hành vi của học sinh điều chỉnh cách dạy và cách học cho phù hợp Hơn nữa, văn học bồi dưỡng cho học sinh năng lực cảm thụ cái đẹp, thị hiếu thẩm mĩ vì vậy trước một tác phẩm văn học cụ thể nhất là các tác phẩm văn học có giá trị thì học sinh qua tác phẩm ngoài việc nhận thức được thế giới xung quanh, hiểu được giá trị giáo dục, giá trị thẩm mĩ thì còn có cả giá trị dự báo
Thứ hai, chương trình SGK sau những lần biên soạn thay đổi đã có
hướng đổi mới tích cực, đưa những vấn đề có tính thời đại những văn bản có tính nhật dụng vào trong chương trình, kể cả một số gợi ý về đề tập làm văn Điều này đã được thể hiện ở sách Ngữ văn từ lớp 6 cho đến lớp 12 của NXB Giáo dục và thống nhất giảng dạy trong toàn quốc Xu thế hội nhập đòi hỏi người chủ tương lai của đất nước phải có quan niệm thái độ rõ ràng trước một vấn đề nào đó đồng thời phải có năng lực tư duy sáng tạo độc lập Chúng ta đều biết ngôn ngữ là công cụ của tư duy, ra đề theo hướng mở học sinh sẽ có
cơ hội bộc lộ tư duy khả năng hiểu biết vốn sống và kỹ năng sống của mình
mà tất cả những điều ấy phải được thể hiện thông qua ngôn ngữ
Trang 16Việc ra đề kiểm tra phục vụ cho kiểm tra định kì, kiểm tra cuối năm, thi hết cấp, thi tuyển sinh là một khâu rất quan trọng nó là kết quả của cả một quá trình dạy và học đồng thời cũng thể hiện được năng lực chuyên môn của người giáo viên và là kết quả của cả quá trình đổi mới Nhưng như đã nói ở trên vấn đề ra đề văn theo hướng mở ở nước ta hiện nay còn nhiều điều cần phải trao đổi
Gần đây khi ý thức được vai trò và tác dụng của việc ra đề mở, cơ quan chủ quản là Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những văn bản chỉ thị định hướng
về việc ra đề theo hướng mở Cụ thể là chỉ thị năm học đối với cấp học từ năm học 2006 đến nay
“Triển khai dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng phù hợp với từng đối tượng học sinh Tập trung chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy các môn Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý, Đạo đức, Giáo dục công dân, gắn kết chặt chẽ với việc mỗi trường nhận chăm sóc và phát huy giá trị một di tích văn hoá, lịch sử, cách mạng Tiến hành kiểm tra, đánh giá theo hướng khuyến khích tinh thần tự học và ý thức sáng tạo của học sinh, giảm yêu cầu học thuộc lòng, nhớ nhiều sự kiện, không làm bài rập khuôn theo bài mẫu; tổ chức dạy học các môn Mỹ thuật, Âm nhạc, Thủ công, Kỹ thuật, Thể dục, Giáo dục công dân, Công nghệ và các hoạt động ngoài giờ lên lớp phù hợp với thực tế địa phương và điều kiện nhà trường; coi trọng việc thực hành vận dụng, tổ chức hình thức dạy học linh hoạt theo hướng tích hợp; đánh giá sâu môn Thủ công,
Kỹ thuật (ở cấp tiểu học) và môn Giáo dục công dân (ở cấp trung học)” (Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2008 – 2009)
Điều đó cũng được thể hiện rất rõ ở thông báo số 287/TB – BGDĐT ngày 05/05/2009 của Bộ Giáo dục và đào tạo, thông báo số 300/TB - BGDĐT ngày 8/5/2009 về kết luận hội thảo đổi mới phương pháp dạy học
Gần đây, dạng đề mở đã xuất hiện ngày càng nhiều trong các tiết kiểm tra môn Ngữ văn ở các bậc học nhất là cấp THCS và THPT đặc biệt đề thi mở
Trang 17đã góp mặt trong những kì thi quan trọng như: thi tuyển sinh lớp 10, thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh vào Cao đẳng, Đại học
Ví dụ như trong kì thi THPT năm 2009 vừa qua, câu 2 phần chung cho tất cả các thí sinh được mở ra theo hướng mở: Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về tác dụng của việc đọc sách
Ở các kì thi tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng năm 2009 phần chung của đề thi ở cả hai khối C, D của môn Ngữ Văn ở câu 2 thuộc dạng đề mở
Từ một câu trong lá thư của một danh nhân gửi cho thầy giáo của con trai “xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận trong khi thi”;
Đề thi khối C yêu cầu thí sinh viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về đức tính trung thực trong khi thi và cuộc sống
Gần đây một số tác giả đã cho xuất bản những tuyển tập đề văn nghị luận xã hội có hướng ra mở như cuốn:
199 bài văn nghị luận xã hội ngắn của Lê Anh Xuân, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội
Tuyển tập đề bài và bài văn nghị luận (2 tập) của Nguyễn Văn Tùng và
Thân Phương Thu - NXB Giáo dục Việt Nam
Cuộc thi viết về đề văn theo hướng mở trên Văn học và tuổi trẻ do tạp chí văn học và tuổi trẻ phát động đã thu hút đông đảo các nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy tham gia…
Trên thế giới, việc xuất hiện các đề thi đề kiểm tra theo hướng mở không còn xa lạ Ví dụ như các đề thi của các nước có nền giáo dục phát triển như Anh, Pháp, Mĩ, Trung Quốc Ở đây chỉ xin lấy một ví dụ đề thi trên toàn Trung Quốc:
“Hiện nay, lượng người đọc sác ở Trung Quốc ngày một giảm: năm
1999 là 60%, 2001 là 52% Nguyên nhân đọc ít: người đứng tuổi nói không
có thời gian, thanh niên nói không có thói quen, có người nói đọc sách không
“vào” nổi Ngược lại, số người đọc trên mạng ngày một tăng: năm 1999 là
Trang 183,7%, năm 2003 là 18,3% Hãy trình bày một cách nhìn của bạn về vấn đề
trên, số chữ 800” (Theo Văn nghệ)
Với những căn cứ trên, chúng tôi thấy việc ra đề văn theo hướng mở là cần thiết
3 Mục đích nghiên cứu
- Tìm và chỉ ra được những thành tựu, mặt tích cực, những tồn tại và hạn chế của cách ra đề văn truyền thống
- Những ưu điểm của việc ra đề văn theo hướng mở, từ đó đề xuất phương
án tối ưu trong việc ra đề mở môn Ngữ văn đối với cấp THPT hiện nay
4 Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu tại các trường THPT của Hà Nội
- Chỉ xem xét các vấn đề về việc ra đề kiểm tra đánh giá môn Ngữ Văn trên cơ sở SGK và phương pháp giảng dạy hiện nay ở cấp THPT
5 Giả thuyết khoa học
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, bằng việc đề xuất các phương án ra đề làm văn theo hướng mở sẽ góp phần vào việc đổi mới dạy và học văn hiện nay
6 Đóng góp của đề tài
Đề xuất phương án ra đề làm văn theo hướng mở
Góp phần đổi mới việc dạy và học văn hiện nay
7 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát, thống kê phân loại
- Phương pháp so sánh phân tích tổng hợp lí giải
- Phương pháp thực nghiệm khoa học
8 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Đề xuất các hướng ra đề môn Ngữ văn theo hướng mở
Chương 3: Thiết kế thực nghiệm
Trang 19Theo từ điển Tiếng Việt, kiểm tra được hiểu là: “xem xét thực chất thực tế”
ví dụ như: kiểm tra chất lượng; kiểm tra sức khoẻ; kiểm tra sổ sách [16, tr 843]
Theo cách hiểu thông thường, với nghĩa chung nhất, đánh giá có nghĩa
là định giá trị cho một đối tượng nào đó theo một tiêu chuẩn nhất định với một mức độ và phạm vi nhất định Có hoạt động tất yếu phải có đánh giá để xác định giá trị về hoạt động đó
Như vậy, việc kiểm tra, đánh giá sẽ cung cấp những dữ liệu, thông số những thông tin cần thiết làm cơ sở để thấy được kết quả hoạt động học của học sinh
Một số nhà nghiên cứu cho rằng:
“Kiểm tra là thuật ngữ chỉ cách thức hoặc hoạt động của giáo viên sử dụng để thu tập thông tin về biểu hiện kiến thức kĩ năng và thái độ học tập của học sinh trong học tập nhằm cung cấp dữ liệu làm cơ sở cho việc đánh giá” [19, tr.2]
Trang 20“Kiểm tra được hiểu theo nghĩa rộng như là theo dõi quá trình học tập
và cũng có thể được hiểu theo nghĩa hẹp là công cụ kiểm tra hoặc một bài kiểm tra trong các kì thi.” [19, tr 2]
“Việc kiểm tra cung cấp dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá” [19, tr 2]
Trong giáo dục, từ xưa đến nay, người ta vẫn dùng thi cử và điểm của bài thi theo một thang đánh giá nào đó để đánh giá kết quả học tập của người học (đỗ hay trượt, giỏi hay yếu, đạt hay không đạt) Cách đánh giá như vậy thực ra mới dừng ở mức đo đạc và xếp loại kết quả học tập Thi và đánh giá là hai cấp độ khác nhau Thi là một hình thức cụ thể của đánh giá dùng để phân loại hoặc tuyển chọn người học theo những yêu cầu khác nhau nói chung Thi chỉ kiểm tra được một phạm vi kiến thức nhất định của người học vì thi thường diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định và còn tuỳ thuộc vào mục đích của từng kỳ thi Đánh giá là xem xét lại quá trình dạy và học quá trình nhận thức của học sinh Tuy nhiên, có không ít người đã đồng nhất đánh giá với cho điểm, xếp loại Nghĩa là đánh giá kết quả học tập được bao nhiêu điểm, xếp loại gì, thứ bậc nào qua kết quả làm bài
Có nhiều khái niệm về đánh giá, được nêu trong nhiều tài liệu khác nhau Theo Từ điển TiếngViệt: “đánh giá được hiểu là là nhận định giá trị” Dưới đây là một số khái niệm thường gặp trong các tài liệu về đánh giá kết quả học tập của học sinh:
“Đánh giá là quá trình thu thập và xử lí kịp thời có hệ thống thông tin
về hiện trạng khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu giáo dục làm cho những chủ trương biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo nhằm phát huy kết quả khắc phục thiếu sót”.[19, tr 3]
“Đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng đạt được mục tiêu học tập mà học sinh cùng với tác động và nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường để học sinh ngày một học tập tiến bộ hơn” [19, tr 3]
Trang 21“Đánh giá có nghĩa là thu thập một tập hợp thông tin đủ, thích hợp có giá trị và đáng tin cậy và xem xét mức độ phù hợp thông tin này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu hay điều chỉnh trong quá trình thu thập thông tin nhằm ra một quyết định” [19, tr 3]
“Đánh giá được hiểu là quá trình hình thành những nhận định phán đoán về kết quả công việc dựa vào sự phân tích những thông tin thu được đối chiếu với mục tiêu tiêu chuẩm đã đề nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục” [19, tr 3]
Như vậy, có thể có những cách định nghĩa khác nhau về kiểm tra, đánh giá nhưng bản chất của nó có những điểm chung Đến đây chúng ta có thể rút
ra một kết luận là: đánh giá gồm 3 khâu chính là thu thập, xử lí thông tin và ra quyết định Đánh giá là một quá trình bắt đầu khi chúng ta định ra một mục tiêu phải theo đuổi và kết thúc khi đưa ra quyết định liên quan đến mục tiêu
đó đồng thời lại mở đầu cho một chu trình tiếp theo Khâu kiểm, tra đánh giá
là khâu cuối cùng trong dạy và học Đây là khâu then chốt, ở khâu này việc ra
đề kiểm tra, đánh giá như thế nào cho phù hợp với mục tiêu chương trình là một vấn đề hết sức quan trọng từ đó sẽ quyết định mục tiêu chương trình, cách học cách dạy Ra đề như thế nào sẽ quyết định cách dạy và cách học như thế Vậy là việc ra đề là khâu quyết định quan trọng Tuy nhiên việc đánh giá phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau đây:
1 Đảm bảo tính khách quan, chính xác
Phản ánh chính xác kết quả như nó tồn tại trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu đề ra, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người đánh giá
2 Đảm bảo tính toàn diện
Đầy đủ các khía cạnh, các mặt cần đánh giá theo yêu cầu và mục đích
Trang 224 Đảm bảo tính công khai và tính phát triển
Đánh giá được tiến hành công khai, kết quả được công bố kịp thời, tạo
ra động lực để thúc đẩy đối tượng được đánh giá mong muốn vươn lên, có tác dụng thúc đẩy các mặt tốt, hạn chế mặt xấu
5 Đảm bảo tính công bằng
Đảm bảo rằng những học sinh thực hiện các hoạt động học tập với cùng một mức độ và thể hiện cùng một nỗ lực sẽ nhận được kết quả đánh giá như nhau
Ở đây chúng ta cần phải hiểu thế nào về một đề văn, hiểu một cách thấu đáo cặn kẽ
Đề thi, đề kiểm tra môn học nào cũng phải có yêu cầu sáng tạo nhưng
đề thi đề kiểm tra môn Ngữ văn thì yêu cầu sáng tạo lại càng phải được chú ý
vì đây là là sáng tạo trong thưởng thức nghệ thuật Sáng tạo là đổi mới nhưng đổi mới phải dựa trên những căn cứ những tiêu chí và phải bám sát mục tiêu môn học
Ra đề là một hoạt động chuyên môn thường nhật, thường niên của người giáo viên Ngữ văn, việc ra đề làm văn sẽ thể hiện được năng lực chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp, sự đam mê tìm tòi sáng tạo của người giáo viên
Trong quá trình đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục THCS, THPT nói riêng, việc đổi mới được tiến hành từ từ mục tiêu, nội dung, phương pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế xã hội đang phát triển,
xu thế hội nhập, giao lưu rộng rãi
Việc đổi mới phương pháp dạy học được chú trọng và xem như một khâu đột phá quan trọng trong quá trình đổi mới giáo dục Đổi mới phương pháp dạy học cần hình thức kiểm tra tương xứng với nó để tạo ra động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy học Để đáp ứng những mục tiêu mới của giáo dục, việc kiểm tra, đánh giá cũng phải đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh
Trang 23nhằm phát triển trí thông minh, sáng tạo của học sinh, khuyến khích vận dụng linh hoạt kiến thức, kỹ năng đã học vào những tình huống thực tế, làm bộc lộ những cảm xúc, thái độ của học sinh trước những vấn đề được đặt ra trong cuộc sống phức tạp biến động nhanh chóng hiện nay
Kiểm tra, đánh giá có vai trò ý nghĩa đối với cả học sinh và giáo viên vì qua KTĐG sẽ giúp cho giáo viên giảng dạy, các nhà quản lý giáo dục và bản thân học sinh có những thông tin xác thực để có tác động kịp thời nhằm điều chỉnh và bổ sung phương pháp trong quá trình dạy và học điều chỉnh kĩ năng
con đường cách thức tiếp nhận Không đổi mới kiểm tra đánh giá thì tất cả trở
nên vô nghĩa
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một mắt xích quan trọng trong quá trình giáo dục và đào tạo Kiểm tra đánh giá có hệ thống và thường xuyên sẽ cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết giúp học sinh tự điều chỉnh hoạt động học, giúp giáo viên có thông tin phản hồi để điều chỉnh
và hoàn thiện quá trình dạy để từ đó nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường phổ thông
Do yêu cầu đặc trưng bộ môn nên kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ văn nhằm mục đích đánh giá học sinh một cách toàn diện và rèn luyện cho học sinh về hai kỹ năng rất cơ bản là năng lực đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản, tạo điều kiện cho HS phát triển toàn diện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và xúc cảm thẩm mĩ Những năng lực này đã được cụ thể hóa trong chuẩn chương trình môn học với những yêu cầu cần đạt trên cả ba mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ
Trong đánh giá môn Ngữ văn, cần lưu ý một số điểm sau:
Thứ nhất: Việc đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn trước
hết cần phải bám sát mục tiêu môn học, và chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đánh giá Ở đây cũng cần phải hiểu đúng về chuẩn kiến thức kĩ năng, chuẩn kiến thức kĩ năng tức là yêu cầu tối thiểu phải đạt được, thế nên trong quá trình dạy
và học, kiểm tra, đánh giá phải căn cứ vào đối tượng vào đặc trưng cơ bản của
Trang 24vựng miền để nõng chuẩn đỏp ứng được yờu cầu của học sinh và đũi hỏi của
xó hội nghĩa là chương trỡnh khi biờn soạn phải làm sao đảm bảo học sinh ở tất cả cỏc vựng miền trong cả nước đều cú thể tiếp thu lĩnh hội Tuy nhiờn, cỏc chuẩn trong chương trỡnh chưa phải là chuẩn đỏnh giỏ vỡ chuẩn đỏnh giỏ được hiểu là “biểu hiện cụ thể những yờu cầu cơ bản, tối thiểu của mục tiờu giỏo dục mà người học phải đạt được” Vỡ thế trước khi ra quyết định kiểm tra, cần hiện thực hoỏ cỏc mục tiờu và chuẩn yờu cầu cần đạt về kiến thức - kỹ năng từ
3 mạch nội dung Văn học, Tiếng Việt, Làm văn (chuẩn chương trỡnh) và có khi là cả thái độ xác định cho mỗi nội dung học tập của mụn học thành cỏc tiờu chớ đỏnh giỏ cụ thể, cú thể đo đếm được, phự hợp với năng lực học tập Ngữ văn chung của học sinh và cú thể thực hiện được trong thực tế với một khoảng thời gian nhất định Việc xỏc định chuẩn đỏnh giỏ sẽ là cơ sở để định
ra nội dung và hỡnh thức kiểm tra trong mụn học, cũng là căn cứ để cú thể đo một cỏch chớnh xỏc cỏc mức độ nhận thức và vận dụng của học sinh
Thứ hai: Đổi mới đỏnh giỏ kết quả học tập mụn Ngữ văn của học sinh
được căn cứ trờn những đổi mới về nội dung chương trỡnh và sỏch giỏo khoa Ngữ văn THCS, THPT Đối với bộ mụn Ngữ văn ở trường THPT đỏnh giỏ học sinh ở 3 cấp độ: Nhận biết, Thụng hiểu, Vận dụng (trong vận dụng thỡ cú vận dụng thấp và vận dụng cao) Cụ thể như sau:
+ Theo quan điểm tớch hợp, bao gồm 3 xu thế: tớch hợp nội dung kiến thức, kỹ năng của ba mạch kiến thức Văn học, Tiếng Việt, Làm văn; tớch hợp dạy kiến thức Ngữ văn với rốn luyện cỏc kỹ năng nghe, núi, đọc, viết; tớch hợp kiến thức liờn mụn vào từng bài học, cú liờn thụng và lặp lại ở cỏc bài học khỏc giỏo dục ý thức cụng dõn, giỏo dục thỏi độ kỹ năng sống giỏo dục mụi trường
+ Chỳ trọng hỡnh thành, phỏt triển và hoàn thiện cả 4 kỹ năng nghe,
núi, đọc, viết đặc biệt là qua 4 kỹ năng này hỡnh thành năng lực cảm thụ, năng lực bộc lộ, biểu đạt tư tưởng, tỡnh cảm bằng ngụn ngữ núi, viết Tiếng
Việt cho học sinh; quan tõm hơn đến việc hỡnh thành năng lực đọc văn (đọc hiểu văn bản) và năng lực làm văn (tạo lập, sản sinh văn bản)
Trang 25+ Chú trọng giảm kiến thức lý thuyết hàn lâm, tăng những kiến thức, kỹ
năng có ý nghĩa và ích dụng cho cuộc sống, dành thời gian cho những vấn đề
có tính địa phương, có tính toàn cầu, tăng thời lượng cho việc thực hành nói
và viết Tiếng Việt gắn với những vấn đề của thực tiễn đời sống, phù hợp với nhu cầu và khả năng tiếp nhận của HS
+ Theo tinh thần phát triển các năng lực thiết yếu ở người học như
năng lực tự học, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp, năng lực tự khẳng định một chiến lược sư phạm chú trọng tới việc tích cực hóa hoạt động học
tập của người học và xuất phát từ quyền lợi và mong muốn của người học sau khi kết thúc chương trình học tập môn Ngữ văn
Thứ ba: Mở rộng phạm vi kiến thức kỹ năng được kiểm tra qua mỗi lần
đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh Trong đánh giá, coi trọng sự đánh giá toàn diện về các mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ dựa trên kết quả thực hành vận dụng 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết của học sinh - không có nghĩa làđề cao kỹ năng, coi nhẹ đánh giá thái độ và trình độ nhận thức có tính khoa học Ngay cả việc đánh giá năng lực cảm thụ của học sinh cũng không thể chỉ căn cứ vào các bài kiểm tra viết (làm văn) theo định kỳ mà không dựa trên kết quả kiểm tra thường xuyên của cả 4 kỹ năng này Kết hợp với sự thể hiện, bộc lộ các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong học tập các môn học khác
và trong những hoạt động khác ở lớp học, trong nhà trường, ngoài xã hội
Với nguyên tắc này, các bài kiểm tra chỉ yêu cầu học sinh nhớ, tái hiện
kiến thức (mức độ tư duy nhận biết) được giảm thiểu, những câu hỏi bài tập thử thách tư duy sáng tạo (mức độ tư duy thông hiểu), năng lực vận dụng linh
hoạt các tri thức kĩ năng đã học để giải quyết hợp lí những vấn đề đặt ra trong
thực tiễn (mức độ tư duy vận dụng) được tăng cường Mặt khác, mỗi bài kiểm
tra có thể sử dụng nhiều loại câu hỏi khác nhau nhằm phân hoá các đối tượng học sinh, giúp giáo viên có được những thông tin đầy đủ về việc học tập Ngữ văn của từng đối tượng học sinh trong lớp và từ đó có những quyết định sư phạm
chính xác, kịp thời giúp từng học sinh tiến bộ thực sự
Trang 26Thứ tư: Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh
luôn dựa trên quan điểm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh (với ý nghĩa học sinh tự giác, chủ động, linh hoạt trong lĩnh hội và vận dụng kiến thức kỹ năng) Mỗi một đề kiểm tra đều cố gắng tạo điều kiện cho tất cả các đối tượng học sinh được suy nghĩ, tìm tòi, khám phá để có thể hiểu, cảm, vận dụng tốt các kiến thức, kỹ năng về văn, Tiếng Việt, làm văn vào quá trình thực hiện bài kiểm tra Đặc biệt chú trọng kiểm tra hoạt động nghĩ (tư duy), làm (thực hành) của học sinh Cụ thể là các hoạt động nghe hiểu, đọc hiểu, viết và nói; hoạt động vận dụng kiến thức kỹ năng đã có để tự khẳng định mình qua các hoạt động giao tiếp cụ thể
Việc đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh cần cố gắng thể hiện được tinh thần đổi mới phương pháp dạy học nhằm đánh giá và phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh khi tham gia vào quá trình học tập, khuyến khích học sinh biết cách tự đánh giá kết quả học tập của mình, của bạn thông qua những chỉ số đánh giá mà thầy cô cung cấp
Thứ năm: Cần đa dạng hoá các hình thức kiểm tra, kết hợp các dạng bài
tự luận truyền thống với các dạng bài kiểm tra khác để tăng cường tính chính xác, khách quan trong đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn… Điều này được thể hiện qua việc nắm vững các kĩ thuật đo lường, đánh giá và tăng cường số lần kiểm tra, kiểm tra bằng nhiều hình thức khác nhau, coi kiểm tra như là một biện pháp kích thích hứng thú học tập môn học, công khai biểu điểm và định hướng đánh giá giúp học sinh tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục những sai sót, hạn chế (nếu có) trong quá trình tìm hiểu, lĩnh hội và vận dụng những kiến thức, kỹ năng của môn Ngữ văn
Thứ sáu: Chú trọng tới tính phân hóa trong khi kiểm tra Một đề kiểm
tra phải góp phần phân loại được học sinh theo mục tiêu và theo mặt bằng chất lượng chung Căn cứ trên yêu cầu cần đạt, đề kiểm tra phải đảm bảo đánh giá được năng lực và thành tích học tập thực sự của đa số học sinh Đề kiểm tra phải giữ một tỉ lệ nhất định cho những câu hỏi dễ (nhớ, thuộc lòng), trung
Trang 27bình, khó, sao cho điểm số có thể phản ánh trung thực nhất năng lực học tập của mỗi học sinh
Như vậy, đề kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn cũng như đề kiểm tra đánh giá ở các môn học khác phải đảm bảo được những yêu cầu nói trên
1.1.2 Quan niệm về một đề làm văn hay
Ra đề làm văn là một công việc không hề đơn giản mà rất nặng nhọc đòi hỏi người ra đề phải nắm chắc chương trình sách giáo khoa, kĩ năng đồng thời phải có năng lực chuyên môn vững vàng xác định đúng mục tiêu môn học Ra đề làm văn không chỉ dừng lại ở đúng mà còn phải hay
Đúng là yêu cầu đầu tiên quyết định và là cơ sở đánh giá đề văn hay
“Đúng” theo G.S Phan Trọng Luận là chuẩn xác về hình thức, chuẩn xác về
phát ngôn, yêu cầu của đề bài, chính xác về diễn đạt và cách dùng chữ nghĩa
Một đề văn đúng chưa chắc đã hay, một đề văn hay là đề văn phải thoả mãn được các tiêu chuẩn: tính khoa học, tính thẩm mĩ và tính tư tưởng (Tính khoa học nghĩa là kiến thức trong đề bài kiểm tra phải chuẩn xác phù hợp, thẩm mĩ là trình bày đẹp ngôn ngữ chau chuốt, chuẩn mực ngắn gọn rõ ràng, tính tư tưởng đảm bảo tính giáo dục cao, đem đến cho học sinh những nhận thức tích cực đúng đắn về một vấn đề nào đó và phù hợp với xu thế thời đại truyền thống dân tộc, văn hoá cộng đồng, xu thế chung của nhân loại)
Một đề văn hay là một đề không quá khó đối với học sinh, huy động được nhiều đơn vị kiến thức nhưng lại vừa có tính khoa học, tính chính xác và tính hàm súc, khơi gợi hứng thú làm bài cho học sinh Như vậy đề làm văn hay là một đề làm văn phải đảm bảo tính khoa học sư phạm, hàm xúc nghĩa là phải chính xác về nội dung bám sát chương trình sách giáo khoa chính xác về câu từ gọn gàng về câu chữ, đẹp về hình thức chau chuốt trong ngôn ngữ, đảm bảo tính tư tưởng nghĩa là phù hợp với trình độ lứa tuổi tâm sinh lí của học sinh
xu thế phát triển của thời đại và môi trường xã hội sinh sống và tình hình chính trị xã hội của đất nước phù hợp với xu hướng thời đại
Trang 28Ra đề làm văn để đạt được hay thì phải lao tâm khổ tứ ra đề hay là phải
“trúng” trúng ở đây phải hiểu là trúng về nội dung, trúng đối tượng
1.1.3 Tính vừa sức của một đề văn
1.1.3.1 Những vấn đề lí luận
Để có các giải pháp tích cực cho việc ra đề văn theo hướng mở chúng
ta cần đi vào một số vấn đề có liên quan Trước hết, chúng ta phải quan niệm thế nào là tính vừa sức của một đề văn
Thế nào là tính vừa sức của một đề văn? Ở đây chúng ta phải hiểu tính vừa sức là phù hợp khả năng trình độ nhận thức và tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh phát huy được năng lực chủ động, tạo được hứng thú học tập kích thích khả năng sáng tạo hứng thú học tập cho học sinh đồng thời tính vừa sức của một đề văn là phù hợp với mục tiêu môn học đảm bảo bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học
Vừa sức là không quá nặng nề, là vừa phải, vừa sức là đảm bảo học sinh có học lực từ trung bình trở lên có thể làm được bài tất nhiên ở đây là làm được bài ở mức độ trung bình (theo thang điểm đánh giá hiện nay thì mức trung bình đạt từ 5-6 điểm) Tuy nhiên ở đây cũng cần phải hiểu cho thật đầy
đủ vừa sức không phải là đánh đồng tất cả không phải là theo kiểu bình quân chủ nghĩa Không phải là các bài kiểm tra cùng một đề bài thì có điểm số giống nhau Vừa sức nhưng phải có sự phân hoá, nghĩa là đảm bảo tối thiểu một học sinh có học lực trung bình có thể đạt 5 điểm còn có sự phân loại điểm theo thang điểm khá giỏi, khuyến khích những học sinh có năng lực có khả năng ở môn học
Muốn có một đề văn vừa sức người ra đề phải tuân thủ theo những yêu cầu cụ thể như sáng tạo, bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng Kiểm tra là để đánh giá quá trình học tập của học sinh và kết quả giảng dạy của thầy, đánh giá kết quả học tập của học sinh Đó là một hoạt động rất quan trọng trong quá trình giáo dục bởi dạy thế nào sẽ có kết quả như thế ấy học như thế nào sẽ có kết quả như vậy
Trang 29Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình
độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên, các giải pháp của các cấp quản lí giáo dục và cho bản thân học sinh, để học sinh học tập đạt kết quả tốt hơn
Đánh giá kết quả học tập của học sinh cần sử dụng phối hợp nhiều công
cụ, phương pháp và hình thức khác nhau Việc ra đề kiểm tra là một trong những công cụ được dùng phổ biến để đánh giá kết quả học tập của học sinh
Tuy nhiên như đã nói ở trên việc ra được một đề kiểm tra cho có hồn hay nói
một cách văn chương là phải thắp lửa cho học sinh là một việc làm không hề đơn giản bởi việc ra đề sẽ thể hiện trình độ chuyên môn thể hiện cái tâm, cái tầm, sự nhiệt huyết và trách nhiệm của người thầy Muốn có được một đề văn đạt được mục đích đề ra và hay cần phải thực hiện tốt theo quy trình sau:
Bước 1 Xác định mục đích của đề kiểm tra
Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học Người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào yêu cầu của việc kiểm tra tức là kiểm tra để làm gì? Kiểm tra để đánh giá kết quả học tập nhận thức của học sinh hay kiểm tra để đánh giá phân loại học sinh, kiểm tra để chuyển cấp học hay kiểm tra để tuyển chọn , từ đó căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp
Đối với bộ môn Ngữ văn ở cấp THPT có những nét đặc thù riêng Môn Ngữ văn là sự tích hợp của ba phân môn: Làm Văn, Tiếng Việt, đọc hiểu văn bản văn học Cấu tạo của chương trình môn Ngữ văn theo hướng đồng tâm Phân môn này là kết quả của phân môn kia Hơn nữa Ngữ văn là một môn học mang tính nghệ thuật
Ở phân môn Tiếng Việt học sinh ở cấp THPT được học Tiếng Việt từ hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các biện pháp tu từ, khái quát lịch sử Tiếng Việt, những yêu cầu của việc sử dụng Tiếng Việt, các phong cách ngôn ngữ chức năng trong sử dụng Tiếng Việt
Trang 30Ở phân môn Làm văn học sinh được học các thao tác nghị luận cơ bản như phân tích, chứng minh, bình giảng, bình luận, giải thích với hai dạng nghị luận cơ bản là nghị luận văn học và nghị luận xã hội (nghị luận xã hội gồm hai kiểu bài chính là nghị luận về một tư tưởng đạo lý lối sống và nghị luận về một hiện tượng đời sống, nghị luận văn học thường là lấy các vấn đề thuộc văn học đã học để học sinh trao đổi bàn bạc thảo luận trình bày suy nghĩ ý kiến của mình về vấn đề đó các vấn đề văn học có thể thuộc về nội dung có thể là hình thức nghệ thuật có thể là tư tưởng của tác phẩm)
Ở phân môn đọc hiểu văn bản được học từ văn học sử đến các văn bản
cụ thể tiêu biểu cho văn học Việt Nam ở từng thời kì và giai đoạn nhất định (Văn học dân gian, văn học viết: văn học trung đại, văn học hiện đại) Bên cạnh đó chúng ta còn được đọc hiểu một số văn bản văn học nước ngoài tiêu biểu cho các nền văn học trên thế giới (văn học Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Nhật Bản)
Vì vậy khi ra đề kiểm tra, đánh giá cần xác định đâu là vấn đề trọng tâm đâu là vấn đề cốt lõi cần hỏi, cần kiểm, tra đánh giá (trong thực tế chương trình có những vấn đề đưa vào học với mục đích là để so sánh đối chiếu, bổ sung làm căn cứ để hiểu sâu sắc hơn vấn đề khác)
Bước 2 Xác định hình thức đề kiểm tra
Thực tế kiểm tra có rất nhiều hình thức kiểm tra khác nhau và từ đó quyết định đến cách thức ra đề kiểm tra Đề kiểm tra có các hình thức sau:
1) Đề kiểm tra tự luận;
2) Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;
3) Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận
và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan
Mỗi hình thức kiểm tra đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức để làm sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác khách quan và cao hơn là tạo và kích kích hứng thú học tập cho học sinh
Trang 31Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức trắc nghiệm và tự luận thì nên cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với việc làm bài kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi mới cho học sinh làm phần tự luận
Đối với bộ môn Ngữ văn từ trước cho đến nay, việc ra đề kiểm tra đánh giá vẫn chủ yếu ở dạng tự luận, vài năm trở lại đây trong đề kiểm tra, đánh giá từ thường xuyên đến định kì (kiểm tra 15 phút, kiểm tra 45 phút, kiểm tra 90 phút, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra học kỳ) ở bộ môn Ngữ văn đã xuất hiện dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan Điều này được trải nghiệm qua thực tế khoảng 3 năm nhưng thực tế đã không phát huy tác dụng Vì vậy dạng câu hỏi trong đề kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn vẫn chủ yếu là dạng câu hỏi tự luận Ra đề kiểm tra đánh giá ở câu hỏi tự luận thì phải làm thế nào
để phủ được các vùng kiến thức đã học đây là yêu cầu đòi hỏi người ra đề phải bao quát và nắm chắc được chương trình và chuẩn kiến kiến kĩ năng môn học phân loại phạm vi kiến thức kĩ năng để hỏi sao cho phù hợp
Bước 3 Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra)
Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ cao)
Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ
% số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi
Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức Đối với bộ môn Ngữ văn không phải bất kì đề kiểm tra đánh giá nào cũng cần phải thiết lập ma trân
mà tuỳ vào mức độ yêu cầu của đề kiểm tra đánh giá, số lượng câu hỏi của đề kiểm tra mà thiết lập ma trận đề cho phù hợp
Trang 32BẢNG 1.1 KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA (Dùng cho loại đề kiểm tra TL hoặc TNKQ)
Chuẩn KT,
KNcần kiểm tra
Chuẩn KT, KNcần
kiểm tra
Chuẩn KT, KNcần
Chủ đề 2 Chuẩn KT,
KNcần kiểm tra
Chuẩn KT,
KNcần kiểm tra
Chuẩn KT, KNcần
kiểm tra
Chuẩn KT, KNcần
Chủ đề n Chuẩn KT,
KNcần kiểm tra
Chuẩn KT,
KNcần kiểm tra
Chuẩn KT, KNcần
kiểm tra
Chuẩn KT, KNcần
Trang 33BẢNG 1.2 KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA (Dùng cho loại đề kiểm tra kết hợp TL và TNKQ)
tra
Chuẩn
KT, KNcần kiểm
tra
Chuẩn
KT, KNcần kiểm
tra
Chuẩn
KT, KNcần
kiểm tra
Chuẩn
KT, KNcần
kiểm tra
Chuẩn
KT, KNcần
kiểm tra
Chuẩn
KT, KNcần kiểm
tra
Chuẩn
KT, KNcần kiểm
tra
Chuẩn
KT, KNcần kiểm
tra
Chuẩn
KT, KNcần
kiểm tra
Chuẩn
KT, KNcần
kiểm tra
Chuẩn
KT, KNcần
kiểm tra
Chuẩn
KT, KNcần kiểm
tra
Chuẩn
KT, KNcần kiểm
tra
Chuẩn
KT, KNcần kiểm
tra
Chuẩn
KT, KNcần
kiểm tra
Chuẩn
KT, KNcần
kiểm tra
Chuẩn
KT, KNcần
kiểm tra
Chuẩn
KT, KNcần kiểm
Tỉ lệ %
Trang 34Các bước cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra:
B1 Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương ) cần kiểm tra;
B2 Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy;
B3 Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương );
B4 Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra;
B5 Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương ) tương ứng với tỉ lệ %; B6 Tính số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng; B7 Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột;
B8 Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột;
B9 Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết
Cần lưu ý:
- Khi viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy:
+ Chuẩn được chọn để đánh giá là chuẩn có vai trò quan trọng trong chương trình môn học Đó là chuẩn có thời lượng quy định trong phân phối chương trình nhiều và làm cơ sở để hiểu được các chuẩn khác
+ Mỗi một chủ đề (nội dung, chương ) đều phải có những chuẩn đại diện được chọn để đánh giá
+ Số lượng chuẩn cần đánh giá ở mỗi chủ đề (nội dung, chương ) tương ứng với thời lượng quy định trong phân phối chương trình dành cho chủ đề (nội dung, chương ) đó Nên để số lượng các chuẩn kĩ năng và chuẩn đòi hỏi mức độ tư duy cao (vận dụng) nhiều hơn
- Quyết định tỉ lệ % tổng điểm phân phối cho mỗi chủ đề (nội dung, chương ):
Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra, căn cứ vào mức độ quan trọng của mỗi chủ đề (nội dung, chương ) trong chương trình và thời lượng quy định trong phân phối chương trình để phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho từng chủ đề
Trang 35- Tính số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng
Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra để phân phối tỉ lệ % số điểm cho
mỗi chuẩn cần đánh giá, ở mỗi chủ đề, theo hàng Giữa ba cấp độ: nhận biết,
thông hiểu, vận dụng theo thứ tự nên theo tỉ lệ phù hợp với chủ đề, nội dung
và trình độ, năng lực của học sinh
+ Căn cứ vào số điểm đã xác định ở B5 để quyết định số điểm và câu
hỏi tương ứng, trong đó mỗi câu hỏi dạng TNKQ phải có số điểm bằng nhau
+ Nếu đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm khách quan và
tự luận thì cần xác định tỉ lệ % tổng số điểm của mỗi một hình thức sao cho
thích hợp
Bước 4 Biên soạn câu hỏi theo ma trận
Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: mỗi câu
hỏi chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm; số lượng câu hỏi và
tổng số câu hỏi do ma trận đề quy định
Để các câu hỏi biên soạn đạt chất lượng tốt, cần biên soạn câu hỏi thoả
mãn các yêu cầu sau: (ở đây trình bày theo 2 loại câu hỏi thường dùng nhiều
trong các đề kiểm tra)
a Các yêu cầu đối với câu hỏi có nhiều lựa chọn
1) Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình;
2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày
và số điểm tương ứng;
3) Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể;
4) Không trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa;
5) Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi
Trang 368) Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra;
9) Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn; 10) Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất;
11) Không nên đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có phương án nào đúng”
b Các yêu cầu đối với câu hỏi tự luận
1) Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trình;
2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày
và số điểm tương ứng;
3) Câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới;
4) Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo;
5) Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện yêu cầu đó;
6) Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh; 7) Yêu cầu học sinh phải am hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin;
8) Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải được hết những yêu cầu của cán bộ ra đề đến học sinh;
9) Câu hỏi nên nêu rõ các vấn đề: Độ dài của bài luận; Mục đích bài
luận; Thời gian để viết bài luận; Các tiêu chí cần đạt
10) Nếu câu hỏi yêu cầu học sinh nêu quan điểm và chứng minh cho quan điểm của mình, câu hỏi cần nêu rõ: bài làm của học sinh sẽ được đánh giá dựa trên những lập luận logic mà học sinh đó đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình chứ không chỉ đơn thuần là nêu quan điểm đó
Bước 5 Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm
Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu:
Trang 37- Nội dung: khoa học và chính xác;
- Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu;
- Phù hợp với ma trận đề kiểm tra Đối với bộ môn Ngữ văn việc xây dựng đáp án thang điểm là hết sức quan trọng, đặc biệt đối với đề mở thì đáp
án và hướng dẫn chấm cũng phải có độ mở tương ứng nghĩa là khi làm đáp án chấm phải khuyến khích được những học sinh có cách làm bài mới lạ độc đáo, sáng tạo Ở bộ môn Ngữ văn đề mở tức là trước một vấn đề đặt ra, học sinh có thể có những cách tiếp cận và lí giải khác nhau miễn là lôgíc hợp lí và phù hợp với xu thế xã hội, chuẩn mực đạo đức, thuần phong mĩ tục và xu thế hội nhập Vì vậy trong quá trình xây dựng đáp án người làm đáp án phải lường trước được các khả năng làm bài của học sinh để từ đó có các hướng dẫn chấm cho phù hợp và đánh giá được hết năng lực của học sinh
Cách tính điểm
a Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan
Cách 1: Lấy điểm toàn bài là 10 điểm và chia đều cho tổng số câu hỏi
Ví dụ: Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi thì mỗi câu hỏi được 0,25 điểm
Cách 2: Tổng số điểm của đề kiểm tra bằng tổng số câu hỏi Mỗi câu
trả lời đúng được 1 điểm, mỗi câu trả lời sai được 0 điểm
Sau đó qui điểm của học sinh về thang điểm 10 theo công thức:
ax
10
m
X
X , trong đó + X là số điểm đạt được của HS;
+ X max là tổng số điểm của đề
Ví dụ: Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm,
một học sinh làm được 32 điểm thì qui về thang điểm 10 là: 10.32 8
40 điểm
b Đề kiểm tra kết hợp hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan
Cách 1: Điểm toàn bài là 10 điểm Phân phối điểm cho mỗi phần TL,
TNKQ theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu TNKQ có số điểm bằng nhau
Trang 38Ví dụ: Nếu đề dành 30% thời gian cho TNKQ và 70% thời gian dành
cho TL thì điểm cho từng phần lần lượt là 3 điểm và 7 điểm Nếu có 12 câu
TNKQ thì mỗi câu trả lời đúng sẽ được 3 0, 25
12 điểm
Cách 2: Điểm toàn bài bằng tổng điểm của hai phần Phân phối điểm
cho mỗi phần theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu TNKQ trả lời đúng được 1 điểm, sai được 0 điểm
Khi đó cho điểm của phần TNKQ trước rồi tính điểm của phần TL theo công thức sau:
X , trong đó + X là số điểm đạt được của HS;
+ Xmax là tổng số điểm của đề
Ví dụ: Nếu ma trận đề dành 40% thời gian cho TNKQ và 60% thời gian
dành cho TL và có 12 câu TNKQ thì điểm của phần TNKQ là 12; điểm của
phần tự luận là: 12.60 18
40
TL
X Điểm của toàn bài là: 12 + 18 = 30 Nếu một
học sinh đạt được 27 điểm thì qui về thang điểm 10 là: 10.27 9
30 điểm
c Đề kiểm tra tự luận
Cách tính điểm tuân thủ chặt chẽ các bước từ B3 đến B7 phần Thiết lập
ma trận đề kiểm tra, khuyến khích giáo viên sử dụng kĩ thuật Rubric trong
việc tính điểm và chấm bài tự luận (tham khảo các tài liệu về đánh giá kết
quả học tập của học sinh)
Trang 39Bước 6 Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau:
1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác
2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không?
3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu,
chuẩn chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện)
4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm
1.1.3.2 Một số đề thể hiện tính vừa sức
Trong kiểm tra, đánh giá vừa sức là đề phải nằm trong phạm vi chương trình, đảm bảo học sinh có sự hiểu biết nhất định về vấn đề ấy có khả năng làm bài theo yêu cầu gợi ý của đề bài, dưới đây chúng tôi xin nêu một số ví dụ
về đề làm văn được coi là đảm bảo tính vừa sức
Ví dụ đề thi TNTHP năm học 2011-2012:
Đề thi như sau:
I Phần chung cho tất cả các thí sinh (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Trong phần cuối tác phẩm Số phận con người, nhà văn M,Sô-lô-khốp viết: Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ
(Ngữ văn 12, Tập hai, tr.123,NXB Giáo dục-2008)
Hai con người được nói đến ở trên là những nhân vật nào? Vì sao tác giả gọi họ là hai con người côi cút? Ý nghĩa hai hạt cát trong câu văn có ý nghĩa gì?
Trang 40Câu 2 (3,0 điểm)
Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị
về ý kiến trên
II Phần riêng-phần tự chọn (5,0 điểm)
Thí sinh được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b.)
Câu 3.a Theo chương trình Chuẩn (5,0điểm)
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu:
Ta đi ta nhớ những ngày Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi
Thương nhau, chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rãy, bẻ từng bắp ngô
Nhớ sao lớp học i tờ Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều Chày đêm nện cối đều đều suối xa
(Ngữ văn 12, Tập một, tr.111, NXB Giáo dục - 2009)
Câu 3.b Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Phân tích hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà
của nhà văn Nguyễn Tuân (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một,