1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Định hướng ra đề làm văn theo hướng mở ở cấp trung học phổ thông

20 564 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 766,33 KB

Nội dung

1 Định hướng ra đề làm văn theo hướng mở cấp trung học phổ thông Orientation of giving literature exam questions with the open trend at High School” NXB H. : ĐHGD, 2012 Số trang 92 tr. + Ngô Văn Nghĩa Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS ngành: Lý luận và phương pháp dạy học( bộ môn Ngữ văn); Mã số:601410 Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hoàn Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Trình bày cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài định hướng ra đề làm văn theo hướng mở cấp trung học phổ thông. Đề xuất các hướng ra đề môn ngữ văn theo hướng mở: đề truyền thống và những thành tựu và hạn chế của đề truyền thống; quan niệm về đề văn theo hướng mở; các hướng ra đề theo hướng mở. Thiết kế thực nghiệm. Keywords: Phương pháp giảng dạy; Ngữ văn; Trường trung học phổ thông Content. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thế kỷ XXI là thế kỷ của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin và sự hội nhập. Con người muốn tồn tại muốn hội nhập, muốn tự khẳng định mình thì nhất định phải là những thành viên năng động, tích cực, sáng tạo, có óc quan sát nhạy bén tinh tế, trí tuệ linh hoạt, có thái độ lựa chọn thông tin và hiểu thông tin một cách sáng tạo nhanh nhạy. Để đáp ứng yêu cầu đó của con người và đòi hỏi xã hội, nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo là vô cùng quan trọng. Trong đó, hiện đại hoá giáo dục đổi mới phương pháp dạy học được đặt ra như một nhiệm vụ quan trọng của công tác phát triển giáo dục. Việc đổi mới nội dung phương pháp dạy và học là vấn đề then chốt trong chiến lược như một lẽ tồn tại: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy-học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh nhất là sinh sinh viên đại học”. (Văn kiện Hội nghị lần thứ Hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1997, tr4). Trên tinh thần đó trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc khoá IX khi nói về giáo dục đào tạo đã nhấn mạnh: “Tiếp 2 tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung phương pháp dạy và học phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn ”. (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia 2001, tr108, 109). Môn Ngữ văn trong nhà trường cũng không thể không có những thay đổi về nội dung và phương pháp học tập để đáp ứng được những yêu cầu về sự đổi mới, một trong những biểu hiện của sự đổi mới ấy là thực hiện giảm tải, đưa văn học gắn liền với thực tiễn đời sống và mang tính nhật dụng cao. Trong sự đổi mới dạy và học bộ môn Ngữ văn việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới ra đề kiểm tra, đánh giá là khâu then chốt có ý nghĩa quyết định bởi kiểm tra như thế nào sẽ yêu cầu dạy và học như thế ấy. Môn Ngữ văn là môn học công cụ. Đây môn học sẽ trang bị cho học sinh những kiến thức công cụ để học sinh học tập, sinh hoạt và có nhận thức đúng đắn về xã hội, con người từ đó bồi dưỡng tư tưởng tình cảm và nhân cách cho chính bản thân người học. Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực giáo dục thẩm mĩ từ đó bồi dưỡng năng lực tưởng tượng sáng tạo làm giàu xúc cảm thẩm mĩ, định hướng thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh nhằm hoàn thiện, phát triển nhân cách cho chính bản thân mình và từ đó lan toả ảnh hưởng tới những người xung quanh và cộng đồng xã hội. Với vị trí và mục tiêu quan trọng như vậy môn Ngữ văn luôn tìm tòi để đổi mới từ chương trình sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với xu thế thời đại, của hội nhập mở cửa và xu thế toàn cầu hoá hiện nay. Thực trạng việc dạy và học môn Ngữ văn những năm gần trong nhà trường phổ thông còn bộc lộ nhiều vấn đề cần trao đổi như: tình trạng học sinh không còn hứng thú với môn học, chán học, học mang tính đối phó, học chỉ nhằm mục đích thi cử sau đó quên ngay. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng theo chúng tôi có một nguyên nhân cơ bản là người thầy giáo dạy văn chưa thắp lửa được cho học sinh, chưa thổi bùng lên ngọn lửa yêu văn chương trong mỗi học sinh, chương trình còn nặng nề thiếu tính thực tiễn, chậm đổi mới phương pháp giảng dạy, dạy theo lối mòn nhắc đi nhắc lại những điều đã cũ. Ra đề kiểm tra, đánh giá theo lối mòn cũ, lối học còn nặng tính hàn lâm, ít tính thực tiễn dẫn đến học sinh không còn hứng thú với môn học này. Trước thực trạng ấy, vấn đề đổi mới chương trình sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy và học tập đã được đặt ra. Chúng ta đã thực hiện sự đổi mới ấy và ít nhiều đã đem lại hiệu quả tích cực cho môn Ngữ văn. Từ đó môn học này ít nhiều đã lấy lại được vị trí của mình như nó vốn có và phải có. Trong văn chương, kiến thức và kĩ năng không phải là mục đích cuối cùng mà chỉ là phương tiện giúp chủ nhân của nó biết cảm nhận cuộc sống một mức độ cao hơn và lựa chọn cách sống tốt hơn. Nói cách khác, văn chương là phương tiện để học sinh phát huy tiềm năng chứ không phải tái hiện những gì được trang bị. 3 Trong quá trình nâng cao chất lượng dạy và học trường phổ thông, việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa cũng như cách dạy và ra đề thi là vấn đề then chốt cần được tiến hành đồng bộ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp và kiểm tra đánh giá để đạt được mục tiêu giáo dục đề ra. Việc ra đề thi, đề kiểm tra luôn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đánh giá xếp loại phân loại học sinh. các nước có nền giáo dục phát triển như Mĩ, Pháp, Trung Quốc họ luôn có ý thức ra đề bộ môn Ngữ văn theo hướng mở. Đề mở là dạng đềhọc sinh có cơ hội bày tỏ quan điểm thái độ của mình trước một vấn đề nào đó, từ đó người dạy có điều kiện đánh giá năng lực tư duy, khả năng thẩm mĩ kĩ năng vận dụng kiến thức kĩ năng của học sinh, thái độ tâm tư tình cảm của học sinh một cách khách quan chính xác. Hiện nay, xu thế ra đề văn theo hướng mở đang được sự quan tâm của dư luận xã hội, của các nhà trường, của người dạy và người học, các cấp quản lí giáo dục Vì những lẽ trên chúng tôi chọn đề tài:“Định hướng ra đề làm văn theo hướng mở cấp trung học phổ thông”. Qua đó muốn góp một tiếng nói bàn sâu hơn, rộng hơn về vấn đề ra đề văn theo hướng mở, ít nhiều góp tiếng nói vào việc đổi mới phương pháp dạy và học bộ môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông hiện nay. 2. Lịch sử nghiên cứu Nhìn lại việc ra đề kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn những gần đây và chương trình sách giáo khoa thì việc ra đề văn theo hướng mở không phải là hoàn toàn mới mẻ. Điểm lại chương trình sách giáo khoa Ngữ văn từ cấp THCS cho đến cấp THPT đặc biệt là từ năm 2006 đến nay thì chúng ta có thể nhận ra sự đổi mới ấy. Những câu hỏi mở này có câu hỏi mở về nội dung có câu hỏi mở về hình thức. Có cả câu hỏi mở về nghị luận xã hội, cả câu hỏi mở về nghị luận văn học. Vậy, tính bao quát của dạng đề mở khá rộng và ai đó vẫn băn khoăn rằng câu hỏi mở chỉ có thể hỏi dạng câu hỏi nghị luận xã hội là một cái nhìn phiến diện thiếu đi cơ sở khoa học của nó. Những năm gần đây, việc dạy và học môn Ngữ văn trường phổ thông cùng với việc ra đề kiểm tra, đánh giá trong đó có việc ra đề thì sự xuất hiện đề mở không chỉ có tính chất cá lẻ một vài trường vài tỉnh vài địa phương nữa mà nó đã được xuất hiện các kì thi mang tính Quốc gia như kì thi TNTHPT, kì thi tuyển sinh vào các trường Đại học và Cao đẳng trong cả nước. Điều đó được thể hiện khá rõ nhất là từ năm học 2008 trở lại đây. Qua khảo sát chương trình sách giáo khoa và các đề thi của cả hai kì thi TNTHPT và ĐH, CĐ những năm gần đây, chúng tôi cũng thấy rằng việc đổi mới đề thi theo hướng mở đã có những mạnh dạn và tích cực. Tuy nhiên mới chỉ dừng lại các dạng đề nghị luận xã hội còn nghị luận văn học thì chưa nhiều. nghị luận văn học vẫn phổ biến chỉ là những câu hỏi tái hiện và cảm thụ. Trước thực tế trên tôi nhận thấy việc đổi mới ra đề thi môn Ngữ văn theo hướng mở là cần thiết, bởi nhiều lí do: Thứ nhất, học sinh cấp THPT đều đã độ tuổi từ 15-18 đây là độ tuổi phát triển mạnh cả về tâm- sinh lí. Đây là giai đoạn học sinh có nhu cầu có khám phá tìm tòi hiểu biết chính mình và xung 4 quanh và đặt biệt luôn có mong muốn được khẳng định mình, việc ra đề theo hướng mở nhất là những đề hay sẽ giúp cho học sinh có cơ hội tự bộc lộ mình nói ra những điều các em suy nghĩ các em muốn. Hơn nữa, văn học bồi dưỡng cho học sinh năng lực cảm thụ cái đẹp, thị hiếu thẩm mĩ. Vì vậy trước một tác phẩm văn học cụ thể nhất là các tác phẩm văn học có giá trị thì học sinh qua tác phẩm ngoài việc nhận thức được thế giới xung quanh, hiểu được giá trị giáo dục, giá trị thẩm mĩ thì học sinh còn mở ra nhiều hướng tiếp nhận và cách hiểu khác nhau về đời sống. Thứ hai, xu thế hội nhập đòi hỏi người chủ tương lai của đất nước phải có quan niệm thái độ rõ ràng trước một vấn đề nào đó đồng thời phải có năng lực tư duy sáng tạo, độc lập. Chúng ta đều biết ngôn ngữ là công cụ của tư duy, ra đề theo hướng mở học sinh sẽ có cơ hội bộc lộ tư duy khả năng hiểu biết vốn sống và kỹ năng sống của mình. Tất cả những điều ấy phải được thể hiện thông qua ngôn ngữ. Việc ra đề kiểm tra phục vụ cho kiểm tra định kì, kiểm tra cuối năm, thi hết cấp, thi tuyển sinh là một khâu rất quan trọng nó là kết quả của cả một quá trình dạy và học đồng thời cũng thể hiện được năng lực chuyên môn của người giáo viên và là kết quả của cả quá trình đổi mới. Nhưng như đã nói trên vấn đề ra đề văn theo hướng mở nước ta hiện nay còn nhiều điều cần phải trao đổi. Gần đây khi ý thức được vai trò và tác dụng của việc ra đề mở, cơ quan chủ quản là Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những văn bản chỉ thị định hướng về việc ra đề theo hướng mở. Cụ thể là chỉ thị năm học đối với cấp học từ năm học 2006 đến nay. “Triển khai dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng phù hợp với từng đối tượng học sinh. Tập trung chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy các môn Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý, Đạo đức, Giáo dục công dân, gắn kết chặt chẽ với việc mỗi trường nhận chăm sóc và phát huy giá trị một di tích văn hoá, lịch sử, cách mạng. Tiến hành kiểm tra, đánh giá theo hướng khuyến khích tinh thần tự học và ý thức sáng tạo của học sinh, giảm yêu cầu học thuộc lòng, nhớ nhiều sự kiện, không làm bài rập khuôn theo bài mẫu; tổ chức dạy học các môn Mỹ thuật, Âm nhạc, Thủ công, Kỹ thuật, Thể dục, Giáo dục công dân, Công nghệ và các hoạt động ngoài giờ lên lớp phù hợp với thực tế địa phương và điều kiện nhà trường; coi trọng việc thực hành vận dụng, tổ chức hình thức dạy học linh hoạt theo hướng tích hợp; đánh giá sâu môn Thủ công, Kỹ thuật (ở cấp tiểu học) và môn Giáo dục công dân (ở cấp trung học)”(Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2008 – 2009). Điều đó cũng được thể hiện rất rõ thông báo số 287/TB – BGDĐT ngày 05/05/2009 của Bộ Giáo dục và đào tạo, thông báo số 300/TB - BGDĐT ngày 8/5/2009 về kết luận hội thảo đổi mới phương pháp dạy học. Đặc biệt gần đây một số tác giả đã cho xuất bản những tuyển tập đề văn nghị luận xã hội có hướng ra mở như cuốn: 199 bài văn nghị luận xã hội ngắn của Lê Anh Xuân, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 5 Tuyển tập đề bài và bài văn nghị luận (2 tập) của Nguyễn Văn Tùng và Thân Phương Thu - NXB Giáo dục Việt Nam. Cuộc thi viết về đề văn theo hướng mở trên tạp chí Văn học và tuổi trẻ do văn học và tuổi trẻ phát động đã thu hút đông đảo các nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy tham gia… Trên thế giới việc xuất hiện các đề thi đề kiểm tra theo hướng mở không còn xa lạ nữa. Ví dụ như đề thi của các nước có nền giáo dục phát triển như Anh, Pháp, Mĩ, Trung Quốc. Với những căn cứ trên, chúng tôi thấy việc ra đề văn theo hướng mở là cần thiết. 3. Mục đích nghiên cứu - Tìm và chỉ ra được những thành tựu, mặt tích cực, những tồn tại và hạn chế của cách ra đề văn truyền thống. - Những ưu điểm của việc ra đề văn theo hướng mở, từ đó đề xuất phương án tối ưu trong việc ra đề mở môn Ngữ văn đối với cấp THPT hiện nay. 4. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu tại các trường THPT của Hà Nội - Chỉ xem xét các vấn đề về việc ra đề kiểm tra đánh giá môn Ngữ Văn trên cơ sở SGK và phương pháp giảng dạy hiện nay cấp THPT. 5. Giả thuyết khoa học Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, bằng việc đề xuất các phương án ra đề làm văn theo hướng mở sẽ góp phần vào việc đổi mới dạy và học văn hiện nay. 6. Đóng góp của đề tài Đề xuất phương án ra đề làm văn theo hướng mở. Góp phần đổi mới việc dạy và học văn hiện nay. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp khảo sát, thống kê phân loại. - Phương pháp so sánh phân tích tổng hợp lí giải. - Phương pháp thực nghiệm khoa học. 8. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài Chương 2: Đề xuất các hướng ra đề môn Ngữ văn theo hướng mở Chương 3: Thiết kế thực nghiệm 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1.Thế nào là một đề làm văn Trước khi đi vào vấn đề thế nào là một đề văn, chúng ta cần phải xác định rõ dạy học là cả một quá trình gồm có nhiều khâu nhiều công đoạn trong đó có khâu kiểm tra, đánh giá. Theo từ điển Tiếng Việt, kiểm tra được hiểu là: “xem xét thực chất thực tế” ví dụ như: kiểm tra chất lượng; kiểm tra sức khoẻ; kiểm tra sổ sách. [16, tr. 843] Một số nhà nghiên cứu cho rằng: “Kiểm tra là thuật ngữ chỉ cách thức hoặc hoạt động của giáo viên sử dụng để thu tập thông tin về biểu hiện kiến thức kĩ năng và thái độ học tập của học sinh trong học tập nhằm cung cấp dữ liệu làm cơ sở cho việc đánh giá”. [19, tr.2] “Kiểm tra được hiểu theo nghĩa rộng như là theo dõi quá trình học tập và cũng có thể được hiểu theo nghĩa hẹp là công cụ kiểm tra hoặc một bài kiểm tra trong các kì thi.” [19, tr. 2] “Việc kiểm tra cung cấp dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá”. [19, tr. 2] Như vậy việc kiểm tra, đánh giá sẽ cung cấp những dữ liệu, thông số những thông tin cần thiết làm cơ sở để thấy được kết quả hoạt động học của học sinh. Trong giáo dục, từ xưa đến nay, người ta vẫn dùng thi cử và điểm của bài thi theo một thang đánh giá nào đó để đánh giá kết quả học tập của người học (đỗ hay trượt, giỏi hay yếu, đạt hay không đạt). Cách đánh giá như vậy thực ra mới dừng mức đo đạc và xếp loại kết quả học tập. Vì thi và đánh giá là hai cấp độ khác nhau. Thi là một hình thức cụ thể của đánh giá dùng để phân loại hoặc tuyển chọn người học theo những yêu cầu khác nhau nói chung. Thi chỉ kiểm tra được một phạm vi kiến thức nhất định của người học vì thi thường diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định và còn tuỳ thuộc vào mục đích của từng kỳ thi. Đánh giá là xem xét lại quá trình dạy và học quá trình nhận thức của học sinh. Tuy nhiên, có không ít người đã đồng nhất đánh giá với cho điểm, xếp loại. Nghĩa là đánh giá kết quả học tập được bao nhiêu điểm, xếp loại gì, thứ bậc nào qua kết quả làm bài. Có nhiều khái niệm về đánh giá, được nêu trong nhiều tài liệu khác nhau. Theo Từ điển TiếngViệt: “đánh giá được hiểu là là nhận định giá trị”. “Đánh giá là quá trình thu thập và xử lí kịp thời có hệ thống thông tin về hiện trạng khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu giáo dục làm cho những chủ trương biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo nhằm phát huy kết quả khắc phục thiếu sót”. [19, tr. 3] “Đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng đạt được mục tiêu học tập mà học sinh cùng với tác động và nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường để học sinh ngày một học tập tiến bộ hơn”. [19, tr. 3] 7 “Đánh giá có nghĩa là thu thập một tập hợp thông tin đủ, thích hợp có giá trị và đáng tin cậy và xem xét mức độ phù hợp thông tin này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu hay điều chỉnh trong quá trình thu thập thông tin nhằm ra một quyết định”. [19, tr. 3] “Đánh giá được hiểu là quá trình hình thành những nhận định phán đoán về kết quả công việc dựa vào sự phân tích những thông tin thu được đối chiếu với mục tiêu tiêu chuẩm đã đề nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục”. [19, tr. 3] Như vậy có thể có những cách định nghĩa khác nhau về kiểm tra, đánh giá nhưng bản chất của nó có những điểm chung và như vậy đến đây chúng ta có thể rút ra một kết luận: đánh giá gồm 3 khâu chính là thu thập, xử lí thông tin và ra quyết định. Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng trong dạy và học. Đây là khâu then chốt, khâu này việc ra đề kiểm tra đánh giá như thế nào cho phù hợp với mục tiêu chương trình là một vấn đề hết sức quan trọng từ đó sẽ quyết định mục tiêu chương trình, cách học cách dạy. Ra đề như thế nào sẽ quyết định cách dạy và cách học như thế. Tuy nhiên việc đánh giá phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau đây: 1. Đảm bảo tính khách quan, chính xác 2. Đảm bảo tính toàn diện 3. Đảm bảo tính hệ thống 4. Đảm bảo tính công khai và tính phát triển 5. Đảm bảo tính công bằng Ra đề là một hoạt động chuyên môn thường nhật, thường niên của người giáo viên Ngữ văn, việc ra đề làm văn sẽ thể hiện được năng lực chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp, sự đam mê tìm tòi sáng tạo của người giáo viên. Đổi mới phương pháp dạy học cần hình thức kiểm tra tương xứng với nó để tạo ra động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Để đáp ứng những mục tiêu mới của giáo dục, việc kiểm tra, đánh giá cũng phải đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh nhằm phát triển trí thông minh, sáng tạo của học sinh, khuyến khích vận dụng linh hoạt kiến thức, kỹ năng đã học vào những tình huống thực tế, làm bộc lộ những cảm xúc, thái độ của học sinh trước những vấn đề được đặt ra trong cuộc sống phức tạp biến động nhanh chóng hiện nay. Không đổi mới kiểm tra đánh giá thì tất cả trở nên vô nghĩa. Do yêu cầu đặc trưng bộ môn nên kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ văn nhằm mục đích đánh giá học sinh một cách toàn diện và rèn luyện cho học sinh về hai kỹ năng rất cơ bản là năng lực đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản, tạo điều kiện cho HS phát triển toàn diện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và xúc cảm thẩm mĩ. Những năng lực này đã được cụ thể hóa trong chuẩn chương trình môn học với những yêu cầu cần đạt trên cả ba mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ. Trong đánh giá môn Ngữ văn, cần lưu ý một số điểm sau: 8 Thứ nhất: Việc đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn trước hết cần phải bám sát mục tiêu môn học, chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đánh giá. Thứ hai: Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh được căn cứ trên những đổi mới về nội dung chương trình và sách giáo khoa. Đối với bộ môn Ngữ văn trường THPT đánh giá học sinh 3 cấp độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng (trong vận dụng thì có vận dụng thấp và vận dụng cao). Thứ ba: Mở rộng phạm vi kiến thức kỹ năng được kiểm tra qua mỗi lần đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh. Thứ tư: Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh luôn dựa trên quan điểm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh (với ý nghĩa học sinh tự giác, chủ động, linh hoạt trong lĩnh hội và vận dụng kiến thức kỹ năng). Thứ năm: Cần đa dạng hoá các hình thức kiểm tra, kết hợp các dạng bài tự luận truyền thống với các dạng bài kiểm tra khác để tăng cường tính chính xác, khách quan trong đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn… Thứ sáu: Chú trọng tới tính phân hóa trong khi kiểm tra. Như vậy đề kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn cũng như đề kiểm tra đánh giá các môn học khác phải đảm bảo được những yêu cầu nói trên. 1.1.2. Quan niệm về một đề làm văn hay Đúng là yêu cầu đầu tiên quyết định và là cơ sở đánh giá đề văn hay. “Đúng” theo G.S. Phan Trọng Luận là chuẩn xác về hình thức, chuẩn xác về phát ngôn yêu cầu của đề bài, chính xác về diễn đạt và cách dùng chữ nghĩa. Một đề văn hay là một đề không quá khó đối với học sinh, huy động được nhiều đơn vị kiến thức nhưng lại vừa có tính khoa học, tính chính xác và tính hàm súc, khơi gợi hứng thú làm bài cho học sinh. Ra đề làm văn để đạt được hay thì phải lao tâm khổ tứ ra đề hay là phải “trúng” trúng đây phải hiểu là trúng về nội dung, trúng đối tượng. 1.1.3.Tính vừa sức của một đề văn 1.1.3.1. Những vấn đề lí luận Thế nào là tính vừa sức của một đề văn? đây ta phải hiểu tính vừa sức là phù hợp khả năng trình độ nhận thức và tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh phát huy được năng lực chủ động, tạo được hứng thú học tập kích thích khả năng sáng tạo hứng thú học tập cho học sinh đồng thời tính vừa sức của một đề văn là phù hợp với mục tiêu môn học đảm bảo bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học. Vừa sức là không quá nặng nề, là vừa phải, vừa sức là đảm bảo học sinh có học lực từ trung bình trở lên có thể làm được bài tất nhiên đây là làm được bài mức độ trung bình (theo thang điểm đánh giá hiện nay thì mức trung bình đạt từ 5-6 điểm). Tuy nhiên đây cũng cần phải hiểu cho thật đầy đủ vừa sức không phải là đánh đồng tất cả không phải là theo kiểu bình quân chủ nghĩa. Không phải là các bài kiểm tra cùng một đề bài thì có điểm số giống nhau. Vừa sức nhưng phải có sự phân hoá, nghĩa là đảm 9 bảo tối thiểu một học sinh có học lực trung bình có thể đạt 5 điểm còn có sự phân loại điểm theo thang điểm khá giỏi, khuyến khích những học sinh có năng lực có khả năng môn học. Vì vậy muốn có được một đề văn đạt được mục đích đề ra và hay cần phải thực hiện tốt theo quy trình sau: Bƣớc 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra Bƣớc 2. Xác định hình thức đề kiểm tra Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng tả tiêu chí của đề kiểm tra) Bƣớc 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận Bƣớc 5. Xây dựng hƣớng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm Bƣớc 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra 1.1.3.2. Một số đề thể hiện tính vừa sức Đề bài số 1 Câu 1. (2,0 điểm) Văn bản là gì? Nêu đặc điểm của văn bản? Câu 2. (3.0 điểm) Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn khoảng 300 từ bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề sử dụng điện thoại di động của học sinh trung học phổ thông trong trường học hiện nay. Câu 3. (5,0 điểm) Anh (chị) hãy phân tích quá trình biến hoá của nhân vật Tấm trong truyện cổ tích“ Tấm Cám”. (SGK Ngữ Văn 10- Tập 1, chương trình Cơ bản). Đề bài số 2 Câu 1. (2,0 điểm) a. Trong truyện ngắn “Người trong bao”(A. P. Sê- khốp), nhân vật Bê- li- cốp có một khát vọng mãnh liệt và một nỗi lo sợ thường trực. Đó là gì? b. Những chi tiết trên góp phần bộc lộ chủ đề nào của tác phẩm? Câu 2. (3,0 điểm) Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn khoảng 400 từ bày tỏ suy nghĩ của mình về câu nói: “Trong mắt người khác, bạn có thể thất bại vài ba lần, nhưng với bản thân, bạn không được phép trở nên mềm yếu vì đó là sự thất bại thảm hại nhất”. Câu 3. (5,0 điểm) Anh (chị ) hãy trình bày những cảm nhận của mình về đoạn thơ sau đây trích trong bài thơ “Vội vàng” của thi sĩ Xuân Diệu. Từ đó, hãy chỉ ra những đóng góp mới mẻ của Xuân Diệu với thơ ca đương thời? Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; 10 Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi sáng sớm thần Vui hằng gõ của; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa: Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân. (Trích“Vội vàng”- Xuân Diệu) 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài Dạy và học văn được diễn ra trong phạm vi nhà trường. Đây là hoạt động thường niên, thường nhật. Môn Ngữ văn là môn học cơ bản là môn học công cụ chính vì thế nó không thể thiếu trong nhà trường phổ thông. Kết quả giảng dạy bộ môn Ngữ văn được thể hiện qua việc kiểm tra đánh giá nhận thức của học sinh, kết quả giảng dạy của thầy cô. Tuy nhiên từ trước cho đến những năm gần đây, việc kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn thường dập khuôn máy móc chủ yếu quanh đi quẩn lại chỉ hỏi một vài tác phẩm dẫn đến chỉ sau vài năm liên tiếp học trò có thể đoán định được thầy cô sẽ ra đề vào vấn đề gì, ra cái gì và ra như thế nào. Trước thực tế ấy Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản hướng dẫn chỉ đạo định hướng cho việc ra đề môn Ngữ văn nói riêng và các môn khoa học xã hội nói chung. Căn cứ vào các chỉ thị cho từng năm học của Bộ, đặc biệt là từ năm học 2006 trở lại đây, nhất là trong thông báo số 287/TB - BGDĐT, ngày 5/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ đã khẳng định: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và gắn với phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. Coi trọng việc phân tích kết quả kiểm tra qua đó giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy học hướng dẫn giúp đỡ học sinh phát huy điểm mạnh khắc phục điểm yếu trong học tập; các cấp quản lí cũng điều chỉnh các hoạt động dạy và học kiểm tra đánh giá một cách kịp thời. Quán triệt đặc trưng môn học để tăng cường hiệu quả giảng dạy học các môn KHXH - NV. Khắc phục tình trạng thiên về kiểm tra ghi nhớ tăng cường ra đề “mở” nhằm kiểm tra mức độ thông hiểu và vận dụng tổng hợp tri thức để giải quyết vấn đề, rèn luyện các kĩ năng và học sinh được tự do biểu đạt chính kiến khi trình bày, hiểu biết và tôn trọng các giá trị lịch sử văn hoá của quê hương đất nước. Đối với môn Ngữ văn: coi trọng kiểm tra, đánh giá kĩ năng biểu đạt trình bày một chủ đề bằng lời nói chữ viết, bồi dưỡng tình cảm hứng thú học tập, thái độ trân trọng tiếng mẹ đẻ, yêu di sản văn hoá của nhân loại và truyền thống văn hoá dân tộc, biết coi đó là vốn văn hoá tối cần thiết đối với mỗi con người. [...]... những vấn đề thuộc văn học như tác giả văn học, trào lưu, xu hướng văn học, tác phẩm văn học, lí luận văn học Câu hỏi dạng văn học vừa tồn tại dạng tái hiện và dạng nghị luận Làm thế nào để ra đề kiểm tra có tính mở như đã nói trên là vấn đề cần trao đổi Mở về câu hỏi nghị luận văn học, trên cơ sở những tác phẩm văn học đã được học trong chương trình chúng ta cũng có thể có nhiều cách hỏi mở khác... loại được HS 13 Đề văn mở nhưng xuất phát từ văn học để mở cho HS một vấn đề nào đó về cuộc sống cũng như văn chương Sáng tạo nhưng vẫn đảm bảo tính đại trà Đề thi văn vẫnđề thi của một môn học nên dù mở vẫn phải là đề của bộ môn Văn trong đó HS phải dùng kiến thức văn học để luận giải các vấn đề của đề bài Những đề mởvẫn xuất phát từ kiến thức văn học đã được tích lũy của HS mở ra không gian... đến đề kiểm tra ra theo hướng mở thì sẽ có rất nhiều cách hiểu khác nhau về việc ra đề theo hướng mở từ nội dung kiến, vùng kiến thức đến hình thức kết cấu bố cục Dưới đây chúng tôi xin trao đổi một số cách mở cơ bản - Mở nội dung: Mở về mặt nội dung đây chúng ta cũng cần chia ra mở về mặt nội dung dạng câu hỏi nghị luận văn học và dạng câu hỏi về nghi luận xã hội Câu hỏi dạng văn học là câu hỏi... những xu hướng ra đề theo hướng mở như sau: Ra đề theo hướng mở: Chỉ nêu vấn đề cần bàn luận trong bài nghị luận hoặc chỉ nêu đề tài Tùy thuộc vào nội dung vấn đề, đề tài được nêu ra trong đề bài mà người viết lựa chọn và quyết định sử dụng các thao tác nghị luận phù hợp Đề mở yêu cầu cao HS sự sáng tạo, linh hoạt, những suy nghĩ cảm thụ độc lập, khó có thể lệ thuộc vào các tài liệu tham khảo Đề mở không... phải nhọc công phải đổ mồ môi trên trang sách trang giáo án thì mới có thể có được những đề mở hay Những đề mở vẫn phải xuất phát từ kiến thức văn học đã được tích luỹ của học sinh để mở ra một không gian rộng lớn cho các em suy nghĩ, tưởng tượng sáng tạo kích thích được trí thông minh, khả năng văn học và hứng thú làm bài của các em Đó là những đề hay 2.3 Các hƣớng ra đề theo hƣớng mở Khi nói đến đề. .. lập văn bản và đặc biệt là thái độ của học sinh trước các vấn đề của cuộc sống xã hội Đề tài giúp giáo viên kịp thời bổ sung uốn nắn những thiếu sót của học sinh, khích lệ học sinh phát huy những điểm mạnh 17 Với đề tài Định hướng ra đề làm văn theo hướng mở cấp trung học phổ thông chúng tôi xuất phát từ mong muốn đề tài sẽ góp một tiếng nói trong đổi mới phương pháp dạy và học môn Ngữ văn trường... phẩm văn học thơ, văn hay giảng Phân tích bài thơ Phân tích một vấn đề nào đó của tác phẩm văn xuôi Phân tích nhân vật Phân tích một hình tượng Phân tích một hình ảnh Phân tích một tâm trạng So sánh hai tác phẩm văn học Văn học sử Đề về một nền văn học Phân tích giải thích Đề về một giai đoạn văn học chứng minh bình luận Đề về một khuynh hướng văn học Đề về một tác gia văn học Đề về một tác phẩm văn học. .. văn học Lí luận văn học Đặc trưng văn học Giải thích chứng minh Cấu trúc tác phẩm văn học bình luận Các giá trị văn học và tiếp nhận văn học Nghị luận Một vấn đề đạo đức nhân sinh Giải thích chứng minh 11 xã hội Một vấn đề chính trị bình luận Một vấn đề văn hoá tư tưởng Một vấn đề kinh tế Một vấn đề lịch sử Một vấn đề địa lí môi trường CHƢƠNG 2 ĐỀ XUẤT CÁC HƢỚNG RA ĐỀ THEO HƢỚNG MỞ 2.1 Đề truyền thống... hoa theo khuôn mẫu cho sẵn Chỉ có điều cần có một quan niệm đúng đắn về đề văn mở: mở như thế nào, mở đến đâu, điều quan trọng là các đề văn mở phải gắn bó với kiến thức văn học như thế nào chứ không thể thoát ly hoặc tách rời với những điều đã học trong chương trình Ngữ văn bậc phổ thông Đây là yêu cầu và cũng là thách thức không nhỏ đối với những người làm công tác biên soạn đề thi, đề kiểm tra... nghiệm chúng ta có thể dễ dàng nhận ra với việc áp dụng việc ra đề kiểm tra theo hướng mở cấp THPT hiện nay là cần thiết Vì việc ra đề kiểm tra như vậy đã thức dậy học sinh lòng đam mê học văn khơi dậy các em ngọn lửa văn chương Hơn nữa kết quả thực nghiệm cho thấy học sinh khá giỏi bộ môn Ngữ văn tăng lên đáng kể, số lượng bài giống nhau (có thể chép của nhau, hoặc một tài liệu tham khảo nào đó) . tiễn của đề tài định hướng ra đề làm văn theo hướng mở ở cấp trung học phổ thông. Đề xuất các hướng ra đề môn ngữ văn theo hướng mở: đề truyền thống. dạy và người học, các cấp quản lí giáo dục Vì những lẽ trên chúng tôi chọn đề tài: Định hướng ra đề làm văn theo hướng mở ở cấp trung học phổ thông . Qua

Ngày đăng: 08/02/2014, 16:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG 1.1.THỐNG KÊ LOẠI ĐỀ, PHẠM VI, HÌNH THỨC NGHỊ LUẬN - Định hướng ra đề làm văn theo hướng mở ở cấp trung học phổ thông
BẢNG 1.1. THỐNG KÊ LOẠI ĐỀ, PHẠM VI, HÌNH THỨC NGHỊ LUẬN (Trang 11)
Kết quả được thể hiện qua bảng so sánh đối chiếu giữa lớp được thực nghiệm và lớp không thực nghiệm (lớp không thực nghiệm chúng tôi vẫn ra đề theo lối truyền thống, lớp thực nghiệm chúng tôi ra  đề theo hướng mở)  - Định hướng ra đề làm văn theo hướng mở ở cấp trung học phổ thông
t quả được thể hiện qua bảng so sánh đối chiếu giữa lớp được thực nghiệm và lớp không thực nghiệm (lớp không thực nghiệm chúng tôi vẫn ra đề theo lối truyền thống, lớp thực nghiệm chúng tôi ra đề theo hướng mở) (Trang 17)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w