Có thể kể đến các nghiên cứu về các vấn đề sức khỏe của học sinh, điển hình như nghiên cứu của bệnh viện tâm thần Mai Hương năm 2005 cho thấy tỉ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần của h
Trang 11
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYÊN CAO MINH
ĐIỀU TRA TỈ LỆ TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN Ở MIỀN BẮC CÓ
CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
HÀ NỘI – 2012
Trang 22
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN CAO MINH
ĐIỀU TRA TỈ LỆ TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN Ở MIỀN BẮC CÓ
CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN
Người hướng dẫn khoa học: TS Đặng Hoàng Minh
GS TS Bahr Weiss
HÀ NỘI – 2012
Trang 35
MỤC LỤC
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 8
1 Lý do chọn đề tài 8
2 Mục đích nghiên cứu 10
3 Đối tượng, khách thể nghiên cứu 11
3.1 Đối tượng nghiên cứu 11
3.2 Khách thể nghiên cứu 11
4 Giả thuyết khoa học 11
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 11
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 11
6.1 Về khách thể nghiên cứu chính 11
6.2 Về giới hạn nghiên cứu 11
6.3 Về địa bàn nghiên cứu 11
6.4 Nguồn thông tin 11
7 Phương pháp nghiên cứu 11
8 Đóng góp mới của luận văn 12
9 Cấu trúc luận văn: 12
Chương1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 13
1.1 Các khái niệm chung: 13
1.1.1 Khái niệm Trẻ em 13
1.1.2 Khái niệm Vị thành niên 13
1.1.3 Khái niệm vấn đề sức khỏe tâm thần 23
Trang 46
1.1.4 Dịch tễ học tâm thần 28
1.2 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 30
1.2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu dịch tễ học các rối loạn sức khỏe tâm thần trên thế giới 30
1.2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu dịch tễ học các vấn đề sức khỏe tâm thần trong nước 36
1.3 Chẩn đoán trong nghiên cứu dịch tễ học tâm thần 39
1.3.1 Phương pháp chẩn đoán trong nghiên cứu dịch tễ học 39
1.3.2 Công cụ chẩn đoán trong nghiên cứu dịch tễ: 41
Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
2.1 Xác định biến nghiên cứu 44
2.2 Phương pháp nghiên cứu 45
2.2.1 Nghiên cứu lý luận 45
2.2.2.Nghiên cứu bảng hỏi (anket) 45
2.2.3 Phương pháp thống kê: 46
2.3 Xác định mẫu nghiên cứu 48
2.3.1 Phương pháp xác định mẫu nghiên cứu 48
2.3.2 Mẫu nghiên cứu thu thập được trên thực tế: 53
2.4 Tiến độ thực hiện đề tài 55
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 57
3.1 Điểm số trung bình của thang đo YSR: 57
3.2 Tương quan giữa điểm trung bình với một số biến số độc lập: 60
3.2 Điểm trung bình 8 hội chứng của Achenbach: 62
3.3 Tỉ lệ các trẻ có vấn đề về sức khỏe tâm thần: 68
Trang 57
3.4 Tỉ lệ những trẻ có nguy cơ: 72
KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ 77
1 Kết Luận 77
2 Khuyến Nghị 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
Trang 6được chăm sóc cả sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tâm thần Tuy nhiên, “so với việc chăm sóc sức khỏe thể chất, việc chăm sóc sức khỏe tâm thần là một lĩnh vực mới mẻ” [4, Trg.15], và chưa được thực sự quan tâm ở mức cần thiết
Sự phát triển kinh tế, xã hội nhanh đã làm nảy sinh nhiều yếu tố tác động lớn đến phát triển và gây ra những vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ Trong những năm qua, chúng ta đã có rất nhiều báo động đáng lo ngại về các vấn đề tâm lý ở lứa tuổi học sinh Thực tế hiện nay, các vấn đề hành vi, cảm xúc của trẻ ngày càng có xu hướng gia tăng, gây quan ngại cho gia đình, nhà trường và xã hội Đó có thể là những vấn đề như mất tập trung, phát triển sớm, yêu sớm, chơi điện tử, chán học, học kém, thiếu kỹ năng xã hội Hoặc
đó là các vấn đề nghiêm trọng hơn như đua xe, trầm cảm, ngất tập thể (120 học sinh ở Xuân An, học sinh ở Đắc Nông), tự tử tập thể (ở Hải Dương), bạo lực học đường, trẻ phạm pháp, v.v Những hiện tượng này được phản ánh gần như hàng ngày trên các tờ báo lớn trong cả nước Thực trạng này yêu cầu nhà nước và xã hội cần có những biện pháp, chính sách can thiệp nhằm cải thiện
Trang 79
tốt hơn nữa việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em Cơ sở nền tảng để xây dựng những biện pháp, chính sách can thiệp này chính là những nghiên cứu cho biết tỉ lệ trẻ em có vấn đề sức khỏe tâm thần
Đã có một số nghiên cứu đánh giá về sức khỏe tâm thần của trẻ em Việt Nam nói chung Mặc dù kết quả không hoàn toàn nhất quán, nhưng các nghiên cứu cho thấy một xu hướng rõ ràng rằng tỉ lệ trẻ em Việt Nam gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần là đáng kể Có thể kể đến các nghiên cứu về các vấn
đề sức khỏe của học sinh, điển hình như nghiên cứu của bệnh viện tâm thần Mai Hương năm 2005 cho thấy tỉ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh trong các quận nội thành là 19,46 % [43] Hoàng Cẩm Tú và Đặng Hoàng Minh [6] (2010) nghiên cứu trên học sinh ở 2 trường THPT Nguyễn Trãi (Hà Nội) và Vân Tảo (Hà Tây) cho thấy trẻ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần chiếm 22.55% Nghiên cứu của trung tâm Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng tiến hành tại 6 tỉnh trên cả nước cho thấy tỉ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần là 19,6% [45, Trg.41] Tuy nhiên sau đó, một nghiên cứu khác lại của Ananda và Tuấn (2007) trên hai tình miền Trung lại cho kết quả tỉ lệ trẻ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần là 9% [27] Những nghiên cứu này cho thấy sự quan tâm chú ý của những nhà chuyên môn đến các vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ em Tuy nhiên, những nghiên cứu này thường có mẫu số không đại diện khiến nó chưa trở thành những thông số tin cậy để xác định và xây dựng các chiến lược can thiệp và phòng ngừa Phần lớn các nghiên cứu này tập trung vào trường học trong khi nước ta vẫn còn có những học sinh không đi học, việc tiếp cận qua trường học đã bỏ qua những đối tượng này làm mẫu số nghiên cứu không mang tính đại điện Thêm vào
đó, phần lớn các nghiên cứu tập trung vào đô thị, trong khi các 70% dân số nước ta tập trung ở nông thôn Một số nghiên cứu như nghiên cứu của trung tâm Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng và nghiên cứu
Trang 810
của tác giả Ananda có nghiên cứu ở nông thôn nhưng địa bàn nghiên cứu không bao quát hết được các đặc trưng địa lý vùng miền của Việt Nam Thêm vào đó, mặc dù sử dụng cùng một bộ công cụ nghiên cứu, nhưng hai nghiên cứu này lại có sự chênh lệch quá lớn (chênh lệch 10%) Như vậy có thể nói rằng vẫn còn thiếu những nghiên cứu về dịch tễ học mang tính chất đại diện cho các vùng miền, hay lớn hơn là cả nước về các vấn đề sức khỏe tâm thần
Nước ta được chia ra làm ba miền với các điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội khác nhau: Bắc, Trung, Nam Cùng với Trung Bộ và Nam bộ, miền Bắc là một vùng kinh tế, xã hội quan trọng của cả nước, nơi mà các vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ em đang nổi lên như những vấn đề xã hội nóng bỏng nhất, từ
đó đặt ra những yêu cầu cần có những chương trình can thiệp trên diện rộng
để cải thiện, giải quyết các vấn đề đó ở trẻ em miền Bắc Nhằm cung cấp những cơ sở khoa học để xây dựng các chương trình can thiệp và phòng ngừa
trên diện rộng có hiệu quả, chúng tôi tiến hành nghiên cứu“Điều tra tỷ lệ trẻ
em và vị thành niên miền Bắc có các vấn đề sức khỏe tâm thần” Nghiên
cứu này sẽ là khảo sát đầu tiên mang tính đại diện cho miền Bắc ở Việt Nam,
sử dụng bộ công cụ rà soát có tính hiệu lực và được thích nghi về sức khỏe tâm thần trẻ em Qua nghiên cứu này, chúng tôi hy vọng sẽ xác định được tỉ lệ các vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ em ở miền Bắc để từ đó có thể làm cơ sở cho các chương trình can thiệp hiệu quả trên diện rộng nhằm cải thiện nâng cao đời sống tâm thần cũng như kết quả giáo dục cho các em học sinh
2 Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu tỉ lệ các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em miền Bắc
- Tìm hiểu tương quan giữa một số thông tin nhân khẩu và các vấn đề sức khỏe tâm thần như: độ tuổi, giới tính, vùng miền
- Từ đó, xây dựng những chính sách và chương trình phòng ngừa và can thiệp các vấn đề sức khỏe tâm thần ở cho trẻ em miền Bắc
Trang 911
3 Đối tượng, khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tỷ lệ trẻ có các vấn đề sức khỏe tâm thần ở miền Bắc
3.2 Khách thể nghiên cứu
240 trẻ vị thành niên tuổi từ 12-16 ở các tỉnh thành phố: Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Hòa Bình Nam nữ có tỉ lệ cân bằng nhau
4 Giả thuyết khoa học
Tỉ lệ các vấn đề sức khỏe tâm thần mắc phải ở trẻ em miền Bắc là khoảng từ 13% đến 20%
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về các vấn đề sức khỏe tâm thần
- Xác định tỷ lệ trẻ có các vấn đề sức khỏe tâm thần
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1 Về khách thể nghiên cứu chính
- Trẻ em từ 2 đến 16 tuổi
6.2 Về giới hạn nghiên cứu
- 240 trẻ em trong độ tuổi từ 12 đến 16 tuổi ở bốn tỉnh thành phố
6.3 Về địa bàn nghiên cứu
Dữ liệu sẽ được thu thập ở ba tỉnh (Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Hòa Bình) trên miền Bắc Các tỉnh được phân ra theo loại thành phố: đặc biệt, loại 1 đến loại 3
6.4 Nguồn thông tin
- Trẻ tự thuật
7 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu điều tra bằng thang đo
Trang 1012
8 Đóng góp mới của luận văn
- Đây là nghiên cứu dịch tễ về sức khỏe tâm thần trẻ em đầu tiên sử dụng các công cụ sàng lọc tiêu chuẩn Mẫu nghiên cứu mang tính ngẫu nhiên khách quan và mang tính đại diện
- Kết quả của nghiên cứu thực trạng đưa ra được những con số chính xác
về tỉ lệ trẻ có vấn đề về sức khỏe tâm thần
9 Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo luận văn được trình bày trong 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận: trình bày về những vấn đề lý luận trong
nghiên cứu dịch tễ học
Chương 2: Tổ chức nghiên cứu: trình bày về công cụ nghiên cứu,
phương pháp lấy mẫu, mẫu nghiên cứu và cách thức phân tích số liệu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu: trình bày về những kết quả nghiên cứu đạt được
Trang 1113
Chương1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Các khái niệm chung:
1.1.1 Khái niệm Trẻ em
Theo công ước về quyền trẻ em của Liên hợp quốc “trẻ em có nghĩa là
mọi người dưới 18 tuổi trừ khi theo luật có thể áp dụng cho trẻ em, tuổi trưởng thành được quy định sớm hơn" Trong trường hợp ở Việt Nam, luật pháp qui định tuổi trưởng thành là 18 tuổi nên trẻ em được định nghĩa theo đúng như khoảng tuổi của công ước quốc tế [38]
1.1.2 Khái niệm Vị thành niên
1.1.2.1 Khái niệm vị thanh niên
Vị thành niên là một khái niệm chưa được thống nhất Trẻ ở tuổi vị
thành niên được xác định là giai đoạn chuyển tiếp và phát triển từ cuối tuổi trẻ
em đến bắt đầu tuổi trưởng thành Có khá nhiều quan điểm khác nhau về độ tuổi này Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lứa tuổi 10 - 19 tuổi là độ tuổi vị thành niên Thanh niên trẻ là lứa tuổi 19 - 24 tuổi Chương trình Sức khỏe sinh sản/Sức khỏe tình dục vị thành niên-thanh niên của khối Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) lấy độ tuổi 15 - 24 tuổi Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Việt Nam, tuổi vị thành niên của trẻ em Việt Nam được xác định thấp hơn Nguyễn Thị Mỹ Lộc & cs [7, Trg11] cho rằng tuổi vị thành niên được xác định từ 10 đến 18 tuổi Tác giả Đặng Phương Kiệt lại cho rằng, tuổi này này bắt đầu từ 12 đến 18 tuổi [3] Sở dĩ có sự khác biệt lớn về thời điểm bắt đầu tuổi vị thành niên là do vị thành niên là một khái niệm mang tính xã hội, và mỗi thời đại, mỗi xã hội có yêu cầu và quan niệm khác nhau về sự trưởng thành của trẻ Quá trình phát triển của trẻ em ngày nay có những sự thay đổi rất lớn, nguyên nhân là do sự thay đổi của môi trường sống, cũng như do sự tác động của những tiến bộ khoa học về dinh dưỡng cũng như khoa học y tế Những yếu tố này tác động trực tiếp đến tuổi dậy thì, một mốc
Trang 121.1.2.2 Các giai đoạn của tuổi vị thành niên:
Theo các nhà nghiên cứu, tuổi vị thành niên có thể chia ra làm ba giai đoạn: đầu vị thành niên, giữa vị thành niên, và cuối vị thành niên Các giai đoạn này được đánh dấu bằng tuổi dậy thì, nên đôi khi ba giai đoạn này còn gọi là tiền dậy thì, dậy thì và sau dậy thì [3]
1.1.2.3 Một số đặc điểm tâm sinh lý của Vị thành niên
Tâm lý học duy vật biện chứng khẳng định trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại [40, Trg3] Giữa trẻ em và người lớn có sự khác nhau về chất
Sự vận động và phát triển của trẻ diễn ra theo quy luật riêng Từ khi cất tiếng khóc chào đời, trẻ đã là một con người, một thành viên của xã hội và có nhu cầu giao tiếp với người lớn Mỗi nền xã hội và thời đại khác nhau sẽ cho ra đời một con người khác nhau và tương ứng với xã hội đó Nói cách khác con người chính là sản phẩm của xã hội và do xã hội tạo ra
Sự phát triển tâm lý của trẻ em là sự lĩnh hội những tinh hoa văn hóa xã hội của loài người dưới sự hướng dẫn của người lớn thông qua hoạt động của bản thân, làm cho tâm lý của trẻ được hình thành và phát triển Người lớn đóng vai trò trung gian cho sự phát triển của trẻ và sự phát triển đó thể hiện qua 2 hình thái: phát triển sinh lý và phát triển tâm lý xã hội [40, Trg10] Việc phối hợp giữa giáo dục trong nhà trường và gia đình, xã hội sẽ mang lại hiệu quả cho sự phát triển của trẻ Sự phát triển tâm lý xã hội của trẻ diễn ra đầy biến động, cực kỳ nhanh chóng và là một quá trình liên tục ngay từ khi mới sinh ra, nó phát triển cùng với sự phát triển sinh lý Chính hoạt động của trẻ dưới sự tác động và hướng dẫn của người lớn làm cho tâm lý của trẻ hình
Trang 131.1.2.4 Sự phát triển về thể chất
Theo Đặng Phương Kiệt [3], trước tuổi dậy thì, các cơ quan sinh dục không có nhiều sự thay đổi, song đến tuổi dậy thì, sự tăng trưởng diễn ra rất nhanh và mạnh mẽ Tuổi dậy thì được xuất phát từ vùng dưới đồi, kích thích đến tuyến yên Tuyến yên kiểm soát toàn bộ sự tăng trưởng, kích thích sự sản xuất các hormon của buồng trứng, tinh hoàn và tuyến thượng thận Các tác nhân đặc biệt của tuổi dậy thì là hocmon giới tính - ở nam là androgen
từ tinh hoàn và ở nữ là estrogen từ buồng trứng Sự phát triển của hai giới
có sự khác biệt, nữ thường đạt tới tuổi chín muồi về giới tính sớm hơn nam
2 năm Tuổi dậy thì trung bình ở nữ là 11-14 tuổi ở nam là 13-16 tuổi Tuy vậy, mỗi cá nhân có tiến trình phát triển riêng, nên thời gian ở mỗi cá nhân
có thể rất khác nhau và càng ngày, trẻ em càng có xu hướng phát triển sớm hơn
Trang 1416
Cùng đồng thời với sự phát triển của các cơ quan sinh dục, cơ thể của
vị thành niên nói chung cũng diễn ra giai đoạn “nước rút” Trẻ vị thành niên như lớn lên từng ngày Trong thời kỳ dậy thì, nam cao thêm trung bình khoảng 20 cm và nữ cao lên khoảng 9 cm Trong giai đoạn này, không chỉ lớn lên về chiều cao và cân nặng, cơ thể còn phát triển cả các kích thước khác: đầu, ngực, mông, tay, chân Thường thì tất cả các bộ phận cơ thể không phát triển cùng một tốc độ, nên trẻ vị thành niên trông có dáng lóng ngóng, ngượng nghịu và có phần không cân đối
Tất cả xương, cơ và khớp đều có một giai đoạn phát triển rất nhanh, chúng trở nên dễ bị căng và đau Trong quá trình phát triển của hệ tim mạch, tim có thể quá nhỏ để chống đỡ với stress và các căng thẳng, nên trẻ
vị thành niên cần được bảo vệ để tránh bị kiệt sức Trẻ vị thành niên phải được cung cấp tất cả các yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng - các vitamin, muối khoáng và protein – không chỉ chất bột, chất béo, những chất cung cấp nhiều năng lượng
Nguyễn Thị Mỹ Lộc & cs [7, Trg12,13] cho rằng vị thành niên có một số dấu hiệu thay đổi về thể chất dễ nhận thấy sau đây:
Đối với nữ:
- Các em nữ có thể bắt đầu phát triển ngực khi 8-9 tuổi Ngực phát triển đầy đủ trong độ tuổi 12 đến 18
- Lông ở các bộ phận sinh dục, nách và chân bắt đầu phát triển ở độ tuổi
9 hoặc 10 và đạt được mức như người trưởng thành ở tuổi 13 hoặc 14
- Kinh nguyệt lần đầu xuất hiện khoảng sau 2 năm khi có ngực và lông Tuổi kinh nguyệt xuất hiện trung bình ở trẻ vị thành niên Việt Nam năm 2003 là 14.4 tuổi
- Trẻ vị thành niên nữ phát triển chiều cao nhanh ở tuổi 10 đến 14.5, đạt đỉnh vào tuổi 12
Trang 1517
Đối với nam:
- Trẻ vị thành niên nam có thể nhận thấy tinh hoàn và bừu phát triển ở tuổi lên 9 Ngay sau đó, dương vật bắt đầu phát triển Ở 16-17 tuổi, các cơ quan sinh dục đạt được hình dáng và kích cỡ như người trưởng thành
- Lông ở cơ quan sinh dục cũng như ở lông nách, chân, ngực, râu bắt đầu phát triển ở tuổi 12 và đạt được mức như người trưởng thành ở tuổi 15-16
- Trẻ vị thành niên nam không dậy thì đột ngột, như trường hợp ở trẻ vị thành niên nữ lần đầu xuất hiện kinh nguyệt Sự xuất tinh ban đêm đều đặn (“giấc mơ ướt”, “mộng tinh”) đánh dấu sự bắt đầu dậy thì ở nam giới Mộng tinh thường xuất hiện ở tuổi 13 đến 17
- Giọng nói của trẻ vị thành niên nam thay đổi (vỡ giọng) cùng lúc với dương vật phát triển Xuất tinh ban đêm xuất hiện cùng với sự đạt được tối đa về chiều cao
1.1.2.5 Sự phát triển về tính dục của trẻ vị thành niên
Sự thay đổi thể chất nhanh chóng và đột ngột mà trẻ vị thành niên trải qua khiến các em trở nên ý thức về bản thân, e dè, nhạy cảm và lo lắng về sự thay đổi cơ thể mình Các em thường so sánh bản thân với các bạn đồng tuổi
Vì những thay đổi về thể chất này rất dồn dập và có nhiều hiện tượng lần đầu tiên xuất hiện, thêm vào đó, sự thay đổi thể chất không diễn ra êm ả, đều đặn,
vị thành niên thường cảm thấy bản thân mình kì quặc, kể cả về hình dáng và phối hợp thể chất
Bắt đầu chú ý đến cơ thể mình là một trong những biểu hiện tính dục tương đối đặc trưng ở tuổi này của vị thành niên Các em đều rất bận tâm về ngoại hình của mình và đứng trước gương hàng giờ để ngắm nhìn và tìm hiểu
cơ thể mình Do nữ giới phát triển sớm hơn, có một số em cao lớn vọt lên so với các bạn cùng lứa Đôi khi các em bị các bạn trêu, dẫn đến các em thường
có mặc cảm về cơ thể mình Có rất nhiều em đi còng, khom người lại để làm
Trang 16Sự phát triển hoàn thiện của của các cơ quan sinh dục dẫn đến sự thức tỉnh và các ham muốn tính dục Tuy nhiên, xã hội lại có những ràng buộc rất nghiêm ngặt chi phối các ứng xử tính dục của vị thành niên Xã hội
và gia đình hướng trẻ vị thành niên kìm nén những cảm xúc tính dục của mình Một trong những lý do đó là mặc dù chín muồi về chức năng sinh lý, trẻ tuổi vị thành niên về cơ bản vẫn là được xem là trẻ em về mặt cảm xúc
và xã hội
Có rất nhiều hành vi liên quan đến tình dục bắt đầu xảy ra trong tuổi
vị thành niên, song phổ biến nhất là thủ dâm Thủ dâm diễn ra phổ biến ở nam và ít phổ biến hơn ở nữ Thủ dâm có nghĩa là dùng những hành động tự kích thích tác động vào các vùng gây khoái cảm của cơ thể để tạo ra những cảm xúc liên quan đến tính dục Đây không phải một vấn đề bất thường của
vị thành niên vì nó là những hành vi không gây hại, diễn ra phổ biến và mang chức năng khám phá bản thân mình của đứa trẻ Mà ngược lại, thủ dâm là hành vi khá có ý nghĩa với lứa tuổi vị thành niên, vì nó đánh dấu sự phát triển chín muồi tình dục trên phương diện sinh học Tuy nhiên, vị thành niên ở giai đoạn này lại chưa sẵn sàng có các quan hệ tình dục như ở người lớn Các em có những ham muốn và rung động tình dục, nhưng không có cách nào bộc lộ tình cảm của mình ra ngoài mà tập quán và phong tục cho phép, vì thế phải hướng chúng vào bên trong, tìm thấy nguồn gốc của khoái cảm tình dục và làm giảm nhẹ căng thẳng thông qua thủ dâm Một biểu hiện đặc trưng trong thời kỳ này là sự bắt đầu xuất hiện của các
Trang 1719
huyễn tưởng tình dục ở các em Các huyễn tưởng này có vai trò chuẩn bị cho các quan hệ tình dục của người lớn sau này
Không như các bé trai, các bé gái ít thực hành thủ dâm hơn nhưng các
em lại có một số hành vi khác đặc trưng riêng của các em Đó chính là vấn
đề rối loạn kinh nguyệt và các hành vi liên quan của các em Thường thì những “cơn đau chuột rút” có liên quan đến những trở ngại trong sự thích nghi của người thiếu nữ đối với vai trò của một người phụ nữ trưởng thành, chứ không liên quan đến một bất thường thực thể nào cả Tuy nhiên các em
nữ không được giáo dục và chuẩn bị đúng mức về việc kinh nguyệt Chính
vì vậy, các em có những biểu hiện lo lắng, xấu hổ và đôi khi là hoảng sợ và mặc cảm tội lỗi do không hiểu rõ về những gì đang diễn ra với cơ thể mình Những lần đầu tiên có kinh nguyệt có thể làm cho các em nữ rất sợ hãi Các
em nam khi thấy hiện tượng đó cũng không hiểu và thường có chế giễu các bạn nữ Với nam giới, những lần mộng tinh đầu tiên cũng có thể làm các em hoang mang và cảm thấy tội lỗi do không hiểu chuyện gì đang xảy ra [3]
Trang 1820
của vị thành niên làm nảy sinh những mâu thuẫn giữa giữa vị thành niên với những người khác, nhất là với cha mẹ Trong nhiều trường hợp, xu hướng độc lập hóa này diễn ra tương đối yên bình, không kèm theo các biểu hiện khủng hoảng và mâu thuẫn với bố mẹ, anh chị em hay thầy cô giáo Tuy vậy, rất nhiều trường hợp, xu hướng độc lập hóa ở trẻ vị thành niên có thể dẫn đến các xung đột gay gắt với bố mẹ, người thân và thầy cô giáo Do sự nhạy cảm, bồng bột vốn có của những “người lớn” chưa trưởng thành, những xung đột này nếu không được xử lý khéo léo có thể đẩy trẻ vị thành niên đến những hành vi rất
nguy hiểm như bỏ nhà đi “bụi”, phạm pháp và tự tử
Một đặc điểm khác tương đối nổi bật ở vị thành niên là thái độ ứng xử bồng bột, không nhất quán, không thể lường trước được của vị thành niên Các em rất muốn được bố mẹ âu yếm, vỗ về, nhưng ngay sau đó lại thấy xấu
hổ nếu bố mẹ âu yếm vỗ về mình, nhất là trước mặt nhiều người Vừa mới đây thì tỏ ra ngoan ngoãn và phục tùng, nhưng liền sau đó lại sinh ra ngờ vực, ngang ngạnh rất khó chịu, từ chối không nghe những lời khuyên bảo, chỉ dẫn của cha mẹ Có lúc tỏ ra yêu thương và kính trọng cha mẹ, nhưng liền sau đó lại chê bai, bác bỏ, vì cho rằng cha mẹ cổ lỗ và và chẳng hiểu gì Vị thành niên thường tỏ ra hào hiệp, ân cần và chu đáo với người khác, song bất thình lình lại trở nên ích kỷ, tàn bạo và gian xảo Các nhà tâm lý học cho rằng đặc điểm hành vi của trẻ vị thành niên có nguyên nhân từ nhu cầu tự trọng, muốn
tạo ra bản sắc và thử nghiệm các vai trò khác nhau [3]
Trong xã hội ngày nay, trẻ em được mong đợi sẽ lớn lên, rời tổ ấm và khởi sự thành lập gia đình riêng của mình Để làm được như vậy, mỗi cá nhân phải được tự do thoát khỏi sự che chở và điều khiển của cha mẹ, học cách tự đưa ra quyết định, suy nghĩ cho bản thân và có trách nhiệm về các hành động của mình Và quá trình này bắt đầu từ giai đoạn vị thành niên Tuy nhiên, nhiệm vụ này thường vượt quá sức của các em, các em thường mắc lỗi và rất
Trang 1921
cần sự định hướng của người lớn Vì hay mắc lỗi, cộng thêm với sự bồng bột, hoài nghi và xu hướng tự khẳng định mình, giai đoạn vị thành niên đầy rẫy những mơ hồ, hụt hẫng và mâu thuẫn Chính lúc này, trẻ bộc lộ một nhu cầu trái ngược vừa muốn độc lập, tách biệt với cha mẹ, nhưng cũng đồng thời cần
có tình thương yêu, sự an ủi và hướng dẫn của cha mẹ Trong quan hệ với cha
mẹ, vị thành niên chịu ảnh hưởng bởi những cảm nghĩ và các quan hệ của cha
mẹ với nhau, với con cái và với người khác Cha mẹ là những kiểu mẫu cho
vị thành niên về người nam giới và người phụ nữ, người chồng và người vợ, người cha và người mẹ nên vị thành niên có chiều hướng giống cha mẹ mình nhiều hơn là không giống họ Vị thành niên học được cách ứng xử mà
họ thấy cha mẹ mình bộc lộ trong cuộc sống thường ngày Vị thành niên đặc biệt dễ nhạy cảm và phê phán sự không trung thực, cho nên họ tin vào việc
làm chứ không phải vào lời nói
1.1.2.7 Phát triển về mặt xã hội
Một kết quả tất yếu của xu hướng tách ra khỏi bố mẹ để khẳng định bản sắc riêng, sự độc lập của bản thân mình, đó là việc các em tìm đến các bạn bè đồng trang lứa, những người đang gặp các vấn đề giống như các em Chính vì vậy, bạn bè đồng trang lứa trong tuổi này lại trở nên quan trọng hơn Sau đây
là một số đặc điểm khái quát về mối quan hệ bạn bè ở tuổi vị thành niên theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc & cs [7, Trg14]
Nhóm bạn có thể là nơi trú ẩn an toàn của trẻ vị thành niên Ở đó, trẻ vị thành niên có thể thử các ý tưởng mới
Ở đầu vị thành niên, các nhóm bạn thường không có các quan hệ lãng mạn, thường mang tính chất là hội, nhóm Các thành viên của nhóm thường hành động giống nhau, ăn mặc giống nhau, có những bí mật hoặc nghi thức của nhóm và các thành viên cùng tham gia chung vào các hoạt động
Trang 20và giá trị này có thể làm nảy sinh mâu thuẫn gay gắt với cha mẹ
Một phần quan trọng của sự lớn lên về mặt xã hội trong tuổi vị thành
niên là phát triển khả năng tự định hướng (self-direction) và một ý thức
trách nhiệm [3] Trẻ vị thành niên cần trải qua những cảm nghĩ về sự thỏa đáng và sự hoàn thành trong công việc mà các em làm ở nhà và ở trường học, cho nên các công việc do cha mẹ và thầy cô giáo cho phải được chính trẻ vị thành niên nhìn nhận là quan trọng, là đáng giá và có hiệu quả Trẻ vị thành niên sẽ xây dựng các chuẩn mực để hoàn thành nhiệm vụ cho phù hợp với kỳ vọng, nếu trẻ vị thành niên được đối xử với sự tôn trọng Nếu người
ta kỳ vọng trẻ vị thành niên phải làm tốt công việc, thì cha mẹ và thầy cô phải tin trẻ vị thành niên, tạo cho trẻ vị thành niên cơ hội thực hiện các nhiệm vụ đó theo cách riêng Một sự quan tâm to lớn đối với các vị thành niên là lựa chọn sự nghiệp và chuẩn bị cho sự nghiệp đó
Sự gia tăng năng lực tự định hướng bao gồm khả năng đánh giá và hành động đạo đức Người vị thành niên hình thành ý thức đạo đức về sự công bằng từ các kinh nghiệm mà mình gặt hái được Trẻ vị thành niên có thể
có các tác động qua lại mang tính tôn giáo với những người khác hoặc những
ý tưởng đang dẫn dắt trẻ vị thành niên tìm kiếm ý nghĩa của cuộc đời Một phương tiện quan trọng trong khả năng thích nghi của người vị thành niên là quan niệm về bản thân như một con người có đạo đức ứng xử, có trách nhiệm
Trang 2123
và có thể chấp nhận được trong cái nhìn của mình và của người khác, có khả năng kiềm chế mình và kiểm soát môi trường xung quanh
1.1.3 Khái niệm vấn đề sức khỏe tâm thần
1.1.3.1 Khái niệm sức khỏe tâm thần:
tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến sự lành mạnh về tâm trí, một yếu tố quan
trọng trong định nghĩa của WHO về sức khỏe: “là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tâm thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật” [36]
Theo từ điển tâm lý học, sức khỏe tâm thần “là một trạng thái thoải mái, dễ chịu về tinh thần, không có các biểu hiện rối loạn về tâm thần, một trạng thái đảm bảo cho sự điểu khiển hành vi, hoạt động phù hợp với môi trường” [9, Trg.719] Như vậy cách định nghĩa này cũng thống nhất với cách
định nghĩa của WHO
Ở Việt Nam, khái niệm sức khỏe tinh thần và sức khỏe tâm thần thường được dùng lẫn lộn với nhau nhưng với ý nghĩa như nhau và cùng có từ tương đương trong tiếng Anh là “mental health” Trong Tiếng Việt, từ tâm thần mang rất nhiều định kiến vì nó gắn liền với những bệnh tâm thần nặng như tâm thần phân liệt, động kinh (điên, cuồng, lên cơn giật ) nên những nhà tâm
lý thường sử dụng từ sức khỏe tinh thần nhằm làm giảm nhẹ những định kiến
xã hội với sức khỏe tâm thần Tuy nhiên để thống nhất với chung với các nghiên cứu trong y học, chúng tôi xin sử dụng thuật ngữ tâm thần trong luận văn này
1.1.3.2 Khái niệm vấn đề sức khỏe tâm thần:
Tổ chức Y tế thế giới cho rằng các vấn đề sức khỏe tâm thần bao gồm rất nhiều các vấn đề khác nhau từ nhẹ đến nặng với nhiều triệu chứng phong phú Tuy nhiên, một cách khái quát, những triệu chứng này là sự kết hợp của những suy nghĩ cảm xúc, hành vi lệch lạc và mối quan hệ với người khác lệch lạc, ví dụ như trầm cảm, lo âu, stress đến chậm phát triển và những rối loạn liên quan đến việc lạm dụng chất gây nghiện [36] Vấn đề sức khỏe tâm thần
Trang 2224
rất phổ biến với con người nói chung Cũng theo WHO, cứ ba người thì có một người có vấn đề về sức khỏe tâm thần, và trong đời người ai cũng có một lần trải qua các vấn đề về sức khỏe tâm thần [36]
Khi đề cập đến khái niệm các vấn đề sức khỏe tâm thần, có một số thuật ngữ hay được sử dụng kèm là rối loạn tâm thần, bệnh tâm thần Rối loạn tâm thần là thuật ngữ dùng để chỉ những suy nghĩ, cảm xúc, hành vi lệch lạc ở
mỗi cá nhân và những biểu hiện này ảnh hưởng đến chức năng cuộc sống hiện tại của cá nhân đó Một người có thể có vấn đề về sức khỏe tâm thần
những chưa chắc đã bị rối loạn tâm thần nếu như vấn đề đó không ảnh hưởng đến cuộc sống (gia đình, công việc, xã hội, v.v) của họ Ví dụ một người sợ
độ cao, người đó có vấn đề về sức khỏe tâm thần nhưng sẽ không được coi là mắc rối loạn tâm thần nếu chứng sợ độ cao của họ không cản trở họ sống bình thường Trong trường hợp nếu người đó làm xây dựng nhà cao tầng, chứng sợ
độ cao sẽ cản trở họ thực hiện công việc, ảnh hưởng đến cuộc sống Trường hợp này sẽ được xác định là có rối loạn tâm thần
Bệnh tâm thần là một tình trạng sức khỏe do bị rối loạn các chức năng nhận thức, cảm xúc, xã hội Một người được coi là có bệnh tâm thần khi được những người có chuyên môn y tế công nhận như bác sĩ tâm thần, cán bộ tâm
lý lâm sàng Các bệnh tâm thần nặng là: tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, stress sau sang chấn, tự kỉ, chậm phát triển
Trong nghiên cứu này chúng tôi quan tâm đến tỉ lệ trẻ có vấn đề sức khỏe tâm thần
1.1.3.3 Phân loại những vấn đề sức khỏe tâm thần
Phân loại các vấn đề sức khỏe tâm thần là một trong những vấn đề trọng yếu Hiện nay trên thế giới có hai bảng phân loại về sức khỏe tâm thần được sử dụng rộng rãi Đó là Cẩm nang chuẩn đoán và thống kê các bệnh tâm thần lần thứ tư của Hiệp hội tâm thần Mỹ lần thứ 4 (DSM IV) và Bảng phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 10 (ICD 10) Sự ra đời của hai loại bảng phân loại này được đánh giá là mang lại nhiều lợi ích với những tiêu chuẩn chẩn
Trang 2325
đoán rõ ràng và hợp lý của chúng, được đánh giá nền tảng cho sự tiến bộ lớn
về phương pháp cho các nghiên cứu dịch tễ học[23], [15, trg 222]
Cẩm nang chuẩn đoán và thống kê các bệnh tâm thần lần thứ tư [42] là
bảng phân loại bệnh do Hiệp hội tâm thần Mỹ xuất bản, nhằm mục đích cung cấp những thuật ngữ và tiêu chí thống nhất trong việc phân loại các bệnh tâm thần Phiên bản đầu tiên của bảng phân loại bệnh này là vào năm 1952 Bảng phân loại bệnh này được sử dụng rộng rãi tại Mỹ và một số nơi trên thế giới Bảng phân loại bệnh này là một hệ thống đa trục, và trạng thái tâm thần của mỗi cá nhân có thể được đánh giá theo 5 trục khác nhau:
- Trục I: có hoặc không có hầu hết các hội chứng lâm sàng, bao gồm chủ yếu các rối loạn tâm thần và rối loạn học tập Các rối loạn thường gặp bao gồm rối loạn cảm xúc, trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực, tăng động giảm chú ý, chứng tự kỷ, chứng ám sợ, tâm thần phân liệt, rối loạn tình dục, rối loạn ăn…
- Trục II: có hoặc không có trạng thái bệnh lí kéo dài, bao gồm các rối loạn nhân cách và rối loạn phát triển tâm trí (mặc dù các rối loạn phát triển, như
Tự kỷ, đã được mã hoá trên trục II trong phiên bản trước đó, các rối loạn này đang có trên trục I) Các rối loạn thường gặp bao gồm các rối loạn nhân cách như nhân cách bị hại, nhân cách phân liệt, nhân cách kiểu phân liệt, rối loạn nhân cách chống đối xã hội, rối loạn nhân cách ái kỷ, rối loạn nhân cách không thành thật, rối loạn nhân cách lảng tránh, rối loạn nhân cách phụ thuộc,
ám ảnh-cưỡng bức, chậm phát triển tâm trí
- Trục III: thông tin về trạng thái sức khỏe cơ thể của cá nhân Các rối loạn thường gặp bao gồm các tổn thương não và các rối loạn sức khỏe thể chất …
- Trục IV: Các vấn đề tâm lý và các yếu tố môi trường
- Trục V: Đánh giá tổng quát về hoạt động chức năng (từ 1 điểm cho kích động liên tục, hành vi tự sát hoặc bất lực cho đến 100 điểm đối với duy trì nhân cách hài hoà, không có các triệu chứng)
Trang 2426
Bảng phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 10 (ICD 10) [41] được WHO xuất bản
và được đưa vào sử dụng từ năm 1994 Phiên bản đầu tiên của ICD được công
bố vào năm 1900 ICD 10 là hệ thống phân loại bệnh theo tiêu chuẩn quốc tế cho tất cả các lĩnh vực liên quan đến y tế nói chung, mục đích quản lý sức khỏe và sử dụng trong lâm sàng Phần các vấn đề về sức khỏe tâm thần thuộc chương 5 của Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 Nó gồm các mảng sau đây:
- Rối loạn tâm thần thực thể bao gồm rối loạn tâm thần triệu chứng
- Rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất tác động tâm thần
- Tâm thần phân liệt, rối loạn dạng phân liệt và rối loạn hoang tưởng
- Rối loạn cảm xúc
- Loạn thần kinh, rối loạn liên quan đến stress và rối loạn dạng cơ thể
- Hội chứng hành vi kết hợp với rối loạn sinh lý và yếu tố thể chất
- Rối loạn nhân cách và hành vi ở người trưởng thành
- Chậm phát triển tâm thần
- Rối loạn phát triển tâm lý
- Rối loạn về hành vi và cảm xúc với sự khởi bệnh thường xảy ra ở lứa tuổi trẻ em và thiếu niên
- Rối loạn tâm thần không xác định
Trong nghiên cứu của chúng tôi, một số vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến được tìm hiểu bao gồm (tổng hợp dựa trên DSM IV) [42]:
Lo âu: là một dạng rối loạn cảm xúc, đặc trưng bởi sự sự lo sợ quá mức trước
một tình huống xảy ra, có tính chất vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng tới
sự thích nghi với cuộc sống, mặc dù tình huống đó không thực sự nguy hiểm vẫn gây ra những lo âu
Trầm cảm/thu mình: là một rối loạn tâm thần thường gặp bao gồm nhiều triệu
chứng, nhưng hay gặp nhất là sự buồn bã sâu sắc và người bệnh không còn
Trang 2527
quan tâm hay thích thú đối với tất cả những gì xảy ra chung quanh hoặc đối với bản thân mình Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, mất hy vọng vào tương lai, nghĩ rằng thế giới xung quanh dường như lúc nào cũng u ám
Tăng động giảm chú ý: là một rối loạn về khả năng chú ý, bao gồm những
biểu hiện kém tập trung chú ý và từ đó dẫn đến khó hoàn thành bất cứ việc gì, thường nhảy từ việc này sang việc khác, nhảy trong quá trình làm
Hành vi hung tính: là một dạng rối loạn hành vi, đặc trưng bằng những biểu
hiện lời nói hoặc hành động thể chất có chủ đích làm tổn thương hoặc làm hại người khác hoặc thứ khác (đồ vật, động vật)
Hành vi phá bỏ qui tắc: những biểu hiện hành vi không phù hợp với lứa tuổi,
được lặp đi lặp lại có tính phá bỏ những qui tắc luật lệ tại môi trường sống hay trong học đường Hành vi phá bỏ qui tắc có một số triệu chứng đặc trưng sau đây: uống rượu, nói dối, bỏ học, không cảm thấy tội lỗi
Vấn đề suy nghĩ: là một rối loạn liên quan đến suy nghĩ, với những triệu
chứng thể hiện sự không kỳ lạ và mất chức năng trong tư duy Vấn đề suy nghĩ có một số triệu chứng đặc trưng như nhìn thấy, nghe thấy những gì kì lạ,
có những ý tưởng kỳ lạ
Vấn đề xã hội: là một rối loạn liên quan đến chức năng xã hội của trẻ, bao
gồm những triệu chứng điển hình sau: cô đơn, quá phụ thuộc, thích chơi với những trẻ bé hơn
Vấn đề tâm thể: là một rối loạn liên quan đến những vấn đề sức khỏe thể chất
mà không có nguyên nhân thực thể Bệnh tâm thể có những triệu chứng điển hình sau: đau đầu, đau bụng không rõ nguyên nhân
1.1.3.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần:
Theo tổ chức Mental Health Foundation của Anh [35], có một số yếu tố, gọi
là yếu tố nguy cơ, sẽ khiến cho trẻ em dễ dàng mắc phải các vấn đề vế sức khỏe tâm thần hơn Đó là những yếu tố sau đây:
Trang 26 Bị bắt nạt, hoặc lạm dụng cơ thể hoặc tình dục
Sống trong nghèo đói hoặc không có nhà cửa
Bị kỳ thị có thể là đó là kỳ thị về giới tính, dân tộc hoặc vùng miền
Đảm nhận vai trò của người chăm sóc cho họ hàng, hoặc phải nhận những nhiệm vụ của người lớn
Gặp những khó khăn trong học tập ở tình trạng kéo dài
1.1.4 Dịch tễ học tâm thần
Trong các nghiên cứu về sức khỏe và hành vi con người, nghiên cứu điều tra về tỷ lệ người có những vấn đề về sức khỏe được xếp vào nghành khoa học dịch tễ
1.1.4.1 Dịch tễ học
Dịch tễ học là ngành khoa học giao thoa giữa y sinh, các khoa học hành
vi và các khoa học hành vi Thuật ngữ dịch tễ học epidemiology được hình thành từ những chữ La tinh sau:
Epi = upon (vào)
Demos = people (người)
Ology = science (khoa học)
Epidemiology = ngành khoa học nghiên cứu những gì con người mắc phải
Dịch tễ học có nguồn gốc từ ý tưởng của Hippocrates và một số người khác từ hơn 2000 năm Ban đầu, đó là nghiên cứu các yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến sự xuất hiện bệnh Mãi đến thế kỷ 19 thì sự phân bố bệnh
Trang 2729
trong các nhóm quần thể cụ thể mới được đo lường trên quy mô lớn Công việc này đã đánh dấu sự khởi đầu chính thức và đồng thời ghi nhận những thành tựu kỳ diệu của dịch tễ học Một trong những dấu ấn quan trọng đầu tiên của dịch tễ học là công trình nghiên cứu của Jonh Snow 1848 – 1849 Dựa trên những thống kê xác định nơi cư trú của mỗi trường hợp tử vong vì bệnh tả, John đã nhận thấy một mối liên quan rõ ràng giữa nguồn nước uống Khuyến cáo của ông về cải thiện nguồn nước cấp đã đi trước khá lâu so với việc khám phá vi khuẩn gây bệnh tả
Tác giả Hoàng Khải Lập cho rằng [5, tr 5]: “Dịch tễ học là một khoa học nghiên cứu sự phân bố tần số mắc hoặc chết đối với các bệnh trạng cùng với những yếu tố qui định sự phân bố”
Tác giả Porta [27, tr6] cho rằng: “Dịch tễ học là nghành khoa học nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố của những bệnh hoặc những sự kiện liên quan đến sức khỏe hoặc tại một cộng đồng cụ thể, bao gồm việc xác định cả những yếu tố ảnh hưởng và những ứng dụng những kiến thức này để kiểm soát những vấn đề về sức khỏe”
Như vậy nhìn chung, các tác giả đều thống nhất rằng dịch tễ học nghiên cứu hai vấn đề chính: tỉ lệ phân bố của bệnh, và những yếu tố ảnh hưởng đến
sự phân bố đó
1.1.4.2 Dịch tễ học tâm thần:
Dịch tễ học tâm thần là một nghành khoa học nghiên cứu nguyên nhân
và tỉ lệ của các bệnh tâm thần trong xã hội Đây là một phân nghành khoa học của dịch tễ học Trong dịch tễ học tâm thần, có hai loại tỉ lệ được nghiên cứu
Đó là tỉ lệ mắc lâm sàng (clincal prevalence) và tỉ lệ mắc tại cộng đồng (actual prevalence) Tỉ lệ mắc lâm sàng có được dựa trên số lượng bệnh nhân được các cán bộ chuyên môn (bác sĩ tâm thần, cán bộ tâm lý) chẩn đoán mắc bệnh tâm thần tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế khác Tỉ lệ này tương đối dễ
Trang 2830
nghiên cứu do nó sử dụng các số liệu sẵn có tại bệnh viện và các cơ sở y tế Tỉ
lệ mắc tại cộng đồng là tỉ lệ ước lượng số người mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần tại cộng đồng theo phương pháp điều tra xã hội học dựa trên các thang
đo tự thuật hoặc các bảng phỏng vấn có cấu trúc theo DSM hoặc ICD Tuy nhiên, với mục đích can thiệp và phòng ngừa các nhà dịch tễ học tâm thần quan tâm nhiều hơn đến tỉ lệ mắc tại cộng đồng Tỉ lệ này đuợc nghiên cứu dựa trên những khảo sát tại cộng đồng [25]
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu dịch tễ học các rối loạn sức khỏe tâm thần trên thế giới
Tác giả Hoàng Khải Lập [5, Trg10] cho rằng một trong những ứng dụng quan trong nhất của dịch tễ học là góp phần xác định sự phân bố các bệnh và các yếu tố nguy cơ cũng như căn nguyên, tác nhân gây bệnh, phát triển và duy trì bệnh Với ý nghĩa quan trọng như vậy, nghiên cứu dịch tễ học
về các rối loạn tâm thần từ lâu đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu cũng như các nhà hoạch định chính sách vì tính hữu dụng của nó Đã có rất nhiều những nghiên cứu về dịch tễ học sức khỏe tâm thần Thông qua cơ sở
dữ liệu Psychoinfo, chúng tôi sử dụng từ khóa epidemiology (dịch tễ học) và mental health (sức khỏe tâm thần) hoặc DSM kết quả cho thấy có 965 bài báo khoa học được tìm thấy Nếu chỉ giới hạn cho những bài báo được xuất bản trong năm vừa qua, thì con số này là 43 bài báo Nếu sử dụng database Pubmed – cơ sở dữ liệu của nghành y tại Mỹ, tìm kiếm này cho kết quả là
2534 bài báo và sách xuất bản Điều này nói lên một sự quan tâm rất lớn của
các nghiên cứu về dịch tễ học các vấn đề sức khỏe tâm thần
Sự phát triển dịch tễ học tâm thần chia ra 4 giai đoạn Đáng lưu ý là, trước đây, trong quá trình lịch sử, cách hiểu về các vấn đề tâm thần đã có
Trang 29- Năm1838, Jean Etienne Esquirol báo cáo số bệnh nhân tâm thần nhập viện tại các bệnh viện Paris tăng gấp 4 lần trong vòng 15 năm (từ 1786 đến 1801)
- Robert Faris và Warren Dunham nghiên cứu tại chỗ ở của người bệnh tâm thần, giữa những năm 1922 và 1934 tại Chicago; kết quả cho thấy,
tỷ lệ Tâm thần phân liệt ở nông thôn thấp hơn ở thành thị
Những nghiên cứu ở giai đoạn thứ nhất đã có nỗ lực rất lớn nhằm cung cấp thông tin về những yếu tố có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ mắc bệnh trên các nhóm người khác nhau Tuy nhiên, điểm hạn chế của nghiên cứu trong giai đoạn này là không cho ra được các tỉ lệ người mắc trong cộng đồng mà mới chỉ đưa ra được tỉ lệ mắc các bệnh tâm thần tại bệnh viện Tỉ lệ mắc trong cộng đồng trong giai đoạn này thường được ước lượng bằng cách lấy số bệnh nhân trong bệnh viện rồi chia cho tỉ lệ toàn dân số trong vùng hoặc quốc gia
đó Tuy nhiên cách tính này không bao quát hết được những người có bệnh vì
có rất nhiều người có bệnh không tiếp cận các bệnh viện
b Giai đoạn thứ hai từ nhăm 1950 đến 1980:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, có nhiều quân nhân bị bệnh tâm thần,
tỷ lệ bệnh tâm thần ở trong quân đội được quan tâm và nghiên cứu, nhiều
Trang 3032
cuộc điều tra trong quân đội được tiến hành Từ đây, khái niệm điều tra trong cộng đồng bắt đầu được sử dụng Trong dân sự, các nhà tâm thần học bắt đầu nghiên cứu bệnh tâm thần trong cộng đồng và bắt đầu điều tra bệnh tâm thần trong cộng đồng Trong giai đoạn này, các nhà nghiên cứu cũng bắt đầu sử dụng các bảng câu hỏi để nghiên cứu tại cộng đồng [1] Sau đây là một vài thí dụ:
- Trong điều tra ở Midtown Manhattan, do chuyên viên xã hội tiến hành, việc đánh giá người bệnh dựa vào hậu quả của bệnh tâm thần, kết quả điều tra cho thấy, 23% mẫu bị bệnh tâm thần nặng
- Điều tra Stirling County ở New York trên 1.010 hộ dân dựa trên bộ câu hỏi, và dựa vào Cẩm Nang Hướng Dẫn Thống Kê Chẩn Đoán về Các Chứng Bệnh Tâm thần lần 1 (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders) của Hiệp hội tâm thần Mỹ Kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh tâm thần là 20% dân số
- Trong một điều tra ở New Haven, Connecticut, August Hollingshead và Frederick Redlich kết luận rằng tỷ lệ bệnh tâm thần ở người có tình trạng kinh tế xã hội thấp cao hơn ở lớp xã hội kinh tế cao
Những nghiên cứu trong giai đoạn này đã cung cấp được số liệu về tỉ lệ các vấn đề trong cộng đồng, nhờ sử dụng bảng câu hỏi mà kết quả có tính chất thống nhất và khách quan Tuy nhiên, phương pháp chẩn đoán và thu thập số liệu chưa được thống nhất giữa các cuộc điều tra Bên cạnh đó các công cụ nghiên cứu trong giai đoạn này không dựa vào các tiêu chuẩn chẩn đoán Số liệu từ những cuộc điều tra cộng đồng trên diện rộng sử dụng các bảng hỏi tự thuật về các dấu hiệu căng thẳng, đau buồn những không dựa trên các tiêu chuẩn chẩn đoán tổ chức hợp lý [15, Trg 221 – 223]
Trang 3133
c Giai đoạn thứ ba từ 1980 đến 1980:
Trong giai đoạn này, các bảng câu hỏi vẫn được sử dụng trong các điều tra, nhưng với sự ra đời của ICD 10 và DSM IV, các bảng câu hỏi đã dựa trên những tiêu chuẩn chẩn đoán rõ ràng và hợp lý Sự ra đời của ICD 10 và DSM
IV được đánh giá là nền tảng cho sự tiến bộ lớn về phương pháp cho các nghiên cứu dịch tễ học [23], [15, Trg 222] Bộ câu hỏi được chú ý trong giai đoạn này là Bảng liệt kê phỏng vấn chẩn đoán (Diagnostic Interview Schedule -DIS) xây dựng dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM IV Sau đây là một vài cuộc điều tra:
- Điều tra dịch tễ vùng (Epidemiological Catchment Area - ECA) tại Hoa
kỳ, [17] với bộ câu hỏi Bảng liệt kê phỏng vấn chẩn đoán (DIS), xác định tỷ lệ bệnh tại Hoa kỳ, được coi là cuộc điều tra đầu tiên trên thế giới có sử dụng phiếu hỏi chẩn đoán Kết quả nghiên cứu cho thấy trong vòng sáu tháng, cứ năm người Mỹ thì có một người bị mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần Nếu tính trong thời gian của cả đời, thì cứ
3 người Mỹ sẽ có người mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần
c Giai đoạn thứ tư từ 1990 đến này: Các điều tra trong giai đoạn này cũng nhằm nhiều mục đích khác nhau: tỷ lệ bệnh trong cộng đồng, các thiệt hại của bệnh tâm thần, nhận thức của xã hội về bệnh tâm thần, tổ chức y tế v.v… Cuộc điều tra quốc gia ở Úc năm 1999 [24, Trg 197–205], với bộ câu hỏi Bảng phỏng vấn chẩn đoán quốc tế tổng hợp (Composite International Diagnostic Interview – CIDI) ngoài việc xác định tỷ lệ bệnh tâm thần trong cộng đồng, cuộc điều tra này còn nghiên cứu thiệt hại do bệnh tâm thần gây
ra, chất lượng cuộc sống và sử dụng các dịch vụ y tế Kết quả nghiên cứu này cho thấy tỉ lệ người dân mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến là 17,7% Trong tổng số những người mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần, có 4,6%
Trang 3234
không bao giờ liên lạc với các cơ sở chăm sóc sức khỏe, 29,4% đã có gặp bác
sĩ và 7,5% đã có gặp bác sĩ tâm thần trong năm qua
Lần đầu tiên cuộc điều tra của Tổ chức Y tế thế giới năm 1990 (WHO) với bộ câu hỏi CIDI, trên 60.559 người ở trên 14 quốc gia khác nhau để xác định tỷ lệ bệnh tâm thần trong cộng đồng, thiệt hại do bệnh tâm thần gây ra;
và bộ câu hỏi khảo sát việc sử dụng dịch vụ y tế; hoạt động của ngành y tế v.v Kết quả nghiên cứu này được cho trong bảng sau:
Bảng 1.1 Tỉ lệ các vấn đề sức khỏe tâm thần trên thế giới (trích từ giáo trình: Dịch tễ học tâm thần, ĐH Y Phạm Ngọc Thạch, tác giả Đặng Hoàng Hải)
Trang 33Trong giai đoạn thứ tư và thứ ba của các nghiên cứu dịch tễ học, các nghiên cứu dịch tễ học có xu hướng nhấn mạnh đến việc nghiên cứu tìm tỉ lệ mắc bệnh ở cộng đồng Số liệu nghiên cứu trong hai giai đoạn này được thu thập bằng một trong hai cách: a) phỏng vấn có cấu trúc dựa trên các tiêu chuẩn chẩn đoán của hai bảng phân loại bệnh ICD 10 và DSM 4, thông qua các nghiên cứu viên được chính dự án nghiên cứu đào tạo b) sử dụng các bảng hỏi điều tra cộng đồng có cấu trúc dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán của hai bảng phân loại bệnh ICD 10 như bộ câu hỏi CIDI [26] Trong đó, phương pháp nghiên cứu dựa trên phỏng vấn bán cấu trúc có nhiều hạn chế dothường rất tốn kém và tính thống nhất không cao do số liệu thu được phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm lâm sàng và quá trình đào tạo của cán bộ thu thập số liệu, và do vậy những độ tin cậy của các nghiên cứu này bị đặt câu hỏi [23],
Trang 341.2.2.1 Nghiên cứu dịch tễ về một bệnh tâm thần cụ thể
Một trong những nghiên cứu đầu tiên phải kể đến nghiên cứu dịch tễ về bệnh tâm thần phân liệt do Nguyên Văn Siêm thực hiện [10], nghiên cứu trên một phường tại Thành Phố Đà Nẵng, khảo sát toàn bộ các hộ trong phường với tổng số hộ dân là 23758 Khảo sát đựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán ICD 10, tác giả sử dụng hai phiếu khảo sát: a) khảo sát sàng lọc: “Phiếu sức khỏe gia đình” b) sau đó nếu tìm thấy những dấu hiệu nghi bệnh, người bệnh tiến hành “Bảng phỏng vấn bệnh tâm thần phân liệt” Kết quả: tỷ lệ mắc chung là 0,52 – 0,61% dân số Tỷ lệ mắc điểm là 0,49 – 0,53% Tỷ lệ mới mắc trong một năm 0,29 – 0,56‰ Xác suất mắc bệnh 1,26 – 1,44% Tỷ số bệnh nhân nữ/nam là 0,9 Số bệnh nhân khởi phát ở độ tuổi 15 – 25 có tỷ lệ cao nhất (49 – 65%) Tuổi khởi phát trung bình ở nam là 20 – 25, ở nữ là 25 – 30 Tỷ lệ độc thân ở bệnh nhân nam là 40,58%, ở bệnh nhân nữ là 38,71% Tỷ lệ ly hôn, ly thân là 5,33% Tỷ
lệ bệnh nhân mạn tính và hay tái phát là 88 – 94% Tiên lượng: số bệnh nhân lành bệnh (ổn định trên 7 năm) khoảng 13% (bệnh nhân nữ lành bệnh so với nam là 5/1); tỷ lệ thuyên giảm tốt là 33%, cả khá và tốt là 50 – 77%
Nghiên cứu này được tiến hành từ những năm 1977, và sau đó tiếp tục vào những năm 1999 Đề tài thực hiện cả bốn công đoạn của nghiên cứu dịch
tễ học theo quan điểm của các nhà y học: (mô tả, phân tích, can thiệp và đánh
Trang 3537
giá) Điểm hạn chế của đề tài là sử dụng một công cụ nghiên cứu do mình sáng tạo ra, nhưng lại không đề cập đến tính hiệu lực, độ tin cậy của công cụ nghiên cứu Điều này ảnh hướng đến giá trị khoa học của đề tài Mặc dù vậy,
số liệu của đề tài này vẫn rất đáng tham khảo vì đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên về dịch tễ học liên quan đến tâm thần học
Một số nghiên cứu dịch tễ khác về trầm cảm như của Nguyễn Văn Siêm (2010) cho biết tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm của một làng ven sông Hồng là 8,35%; Lâm Phương Điền cho biết [37] , tỉ lệ rối loạn cảm xúc ở Việt Nam là
3 đến 6%; Bùi Hồng Tâm, Cao Tiến Đức [11] khảo sát tại Quảng Ninh, cho biết tỉ lệ mắc tâm thần phân liệt là 0,21%; động kinh là 0,12%, chậm phát triển tâm thần là 0,15%, nghiện rượu là 0,25), sa sút trí tuệ là 0,05% Trần Viết Nghi & cộng sự [8] cho biết tỉ lệ mắc căng thẳng trên 881 công nhân làm việc tại một công ty giày da là 11,5%
Nhìn chung những nghiên cứu dịch tễ theo hướng này đã cho thấy sự quan tâm của giới chuyên môn về các vấn đề sức khỏe tâm thần Phương pháp nghiên cứu sử dụng theo hai hướng: a) đào tạo các nghiên cứu viên để có thể
sử dụng bảng hỏi phỏng vấn sâu, b) sử dụng các bảng hỏi điều tra Cả bảng hỏi phỏng vấn sâu và bảng hỏi điều tra đều dựa trên các tiêu chuẩn chẩn đoán của hai bảng phân loại bệnh quốc tế DSM IV và ICD 10 Tuy vậy, không thấy các nghiên cứu này xây dựng độ hiệu lực và độ tin cậy của các công cụ phỏng vấn, điều tra này
1.2.2.2 Những nghiên cứu điều tra các vấn đề sức khỏe tâm thần
Nghiên cứu do McKelvey & cs [31], thực hiện với mục đích xác định tỉ
lệ của các vấn đề hành vi, cảm xúc và các điểm mạnh của trẻ từ độ tuổi 4 đến
18 tuối sống tại Hà Nội Nghiên cứu tiến hành khảo sát 1526 trẻ em ở hai khu vực dân cư tại Hà Nội Thông tin về các vấn đề hành vi và cảm xúc, điểm mạnh của các em được thu thập thông qua phiếu điều trả CBCL (bảng kiểm
Trang 36nữ, từ độ tuổi từ 12 đến 18 có 9,5% trẻ nam và 10,1% trẻ nữ được coi là mắc các rối loạn sức khỏe tâm thần
Nghiên cứu của Amstadter [16] đánh giá mức độ các rối loạn tâm thần
ở thanh thiếu niên Việt Nam cũng như nhằm đánh giá các yếu tố có liên quan đến các rối nhiễu này Để tìm hiểu các vấn đề này, nghiên cứu đã phỏng vấn
1368 gia đình được các đơn vị nghiên cứu sức khỏe tâm thần ở địa bàn nghiên cứu tại Việt Nam lựa chọn Các gia đình được yêu cầu trả lời bộ công cụ SDQ – bộ câu hỏi về điểm mạnh điểm yếu Kết quả nghiên cứu cho thấy có 9,1% thanh thiếu niên cho là có mắc phải các vấn đề về tâm thần Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy số liệu có tính nhất quán với số liệu của các nghiên cứu dịch tễ sử dụng công cụ sàng lọc SDQ được tiến hành ở các nước khác (Mỹ, các nước Phương Đông và các nước không thuộc Phương Đông) Tuy nhiên, nghiên cứu này có nhiều hạn chế do sử dụng công cụ SDQ Bộ công cụ này rất hữu ích cho việc sàng lọc những vấn đề sức khoẻ tâm thần nhưng lại có nhiều hạn chế ví dụ như (a) không đánh giá các vấn đề tâm bệnh nghiêm trọng (ví dụ như ám ảnh, hoang tưởng), và (b) không phân biệt bệnh cơ thể với các triệu chứng cảm xúc, hoặc (c) hành vi xâm kích với hành vi phạm tội – phá bỏ quy tắc Bên cạnh đó, mặc dù cỡ mẫu lớn (1368 nghiệm thể) nhưng lại chỉ tập trung ở hai tỉnh Đà Nẵng và Khánh Hòa, do vậy nghiên cứu này không có tính đại diện vùng cũng như cho quốc gia
Viện sức khỏe tâm thần ban ngày Mai Hương, khảo sát sức khỏe tâm thần học sinh trường học thành phố Hà Nội bằng công cụ SDQ của Tổ chức Y
tế Thế giới chuẩn hóa Việt Nam cho thấy trên mẫu nghiên cứu gồm 1.202 học
Trang 3739
sinh tiểu học và trung học cơ sở trong độ tuổi 10 - 16 tuổi, tỷ lệ học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần chung là 19,46 % Tỷ lệ này đối với nam, nữ, tiểu học, trung học cơ sở, nội thành, ngoại thành không có gì khác biệt [42] Đặng Hoàng Minh và Hoàng Cẩm Tú, năm 2009 sử dụng công cụ YSR thực hiện khảo sát trên 1727 học sinh, lứa tuổi từ 11- 15, ở 2 trường THCS ở Hà Nội cho thấy tỉ lệ trẻ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần là 10,94% [6]
Như vậy có thể thấy rằng, các nghiên cứu mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế,
đã cung cấp những số liệu ban đầu về tỉ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trên một số vùng dân cư ở Việt Nam Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu tỉ lệ các vấn đề sức khỏe tâm thần dao động trong khoảng từ 9% đến 20%
1.3 Chẩn đoán trong nghiên cứu dịch tễ học tâm thần
1.3.1 Phương pháp chẩn đoán trong nghiên cứu dịch tễ học
Vấn đề cơ bản của những nghiên cứu trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần
là xác định các trường hợp các vấn đề về sức khỏe tâm thần Xác định các trường hợp này rất khó khăn vì: a) những định nghĩa bệnh tâm thần không đưa ra được một ranh giới rõ ràng giữa những trường hợp bệnh lý và trường hợp bình thường Trong trường hợp với các bệnh thực thể, các trắc nghiệm lâm sàng như trắc nghiệm máu, trắc nghiệm virut hoặc phim chụp xương có thể đưa ra một kết luận rõ ràng bệnh nhân có bị bệnh hay không Bởi vì những trắc nghiệm này giúp xác định một cách định lượng sự có mặt hay không có mặt của những mầm bệnh, những sự sai lệch chức năng của cơ thể Nhưng trong các bệnh tâm thần, chúng ta thường không có những trắc nghiệm để xác định sự xuất hiện của mầm bệnh, định lượng sự sai lệch chức năng tâm thần Chính điều này gây ra khó khăn cho việc chẩn đoán bệnh tâm thần, b) Những phỏng vấn có cấu trúc dựa trên các tiêu chuẩn chẩn đoán của hai loại bảng phân loại bệnh chính thức thường không có tính chính xác cao vì những
Trang 38Để khắc phục những sự hạn chế trên, Achenbach đưa ra một phương pháp tiếp cận gọi là chẩn đoán dựa trên thực chứng Trong khi những phương pháp chẩn đoán dựa trên các tiêu chuẩn chẩn đoán chính thống (hai bảng phân loại bệnh DSM IV và ICD 10) có xu hướng trả lời câu hỏi trẻ có đáp ứng tiêu chuẩn của một bệnh hay không, thì phương pháp đánh giá trẻ dựa trên thực chứng có xu hướng chẩn đoán các vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ dựa trên định lượng và nhiều nguồn cung cấp thông tin khác nhau Xu hướng nghiên cứu này hiện đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới [14] Để xây dựng các
cơ sở thực chứng cho những phương pháp chẩn đoán này, các nhà nghiên cứu tiến hành xây dựng bộ công cụ dựa trên điều tra trên một nhóm dân cư đủ
Trang 3941
mang tính chất đại diện cho cộng đồng Từ số liệu thu thập được được tiến hành phép thống kê phân tích nhân tố để tìm ra được những item nào có xu hướng đi liên với nhau, được định nghĩa là hội chứng Hay nói cách khác, một hội chứng là một nhóm các item thỏa mãn điều kiện khi một item trả lời có số điểm thấp thì các item khác cũng có xu hướng tương tự như vậy và ngược lại Tiếp theo đó, các nhà nghiên cứu tiến hành các phép thống kê phân tích để xác định điểm ranh giới giữa bình thường và bất thường của thang đo Những trường hợp được xác định có vấn đề sức khỏe tâm thần là những trường hợp
có điểm của thang đo lớn hơn điểm ranh giới Như vậy chúng ta có thể thấy trong phương pháp chẩn đoán dựa trên thực chứng, các hội chứng và mức điểm đánh giá vấn đề của trẻ đều xây dựng dựa trên những số liệu thực tiễn
1.3.2 Công cụ nghiên chẩn đoán trong nghiên cứu dịch tễ:
Như trên đã nói, rất nhiều các công cụ khác nhau được sử dụng trong các nghiên cứu dịch tễ học tâm thần Có thể chia chúng ra làm hai loại: a) các bảng hỏi có cấu trúc dựa trên các tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD 10 hoặc DSM
IV với hai bảng hỏi có cấu trúc nổi tiếng nhất là DIS và CIDI, b) các bảng hỏi sàng lọc dựa trên thực chứng Hai bộ công cụ được sử dụng nhiều nhất hiện nay là Bản tự thuật dành cho trẻ (YSR), Bản kiểm kê hành vi dành cho cha
mẹ (CBCL) và Bảng hỏi về những điểm mạnh và khó khăn (SDQ) Nếu chỉ tính đến những bảng hỏi điều tra trực tiếp trên trẻ em thì hai bộ công cụ được
sự dụng nhiều nhất là YSR và SDQ
Bảng tự thuật dành cho trẻ (YSR) dùng cho từ 11 đến 18 tuổi YSR bao gồm 112 item Bảng hỏi về những điểm mạnh và khó khăn (SDQ) dùng cho trẻ từ 3 đến 16 tuổi, gồm 25 câu Các item của cả YSR và SDQ đều là một biểu hiện về các hành vi cảm xúc ở trẻ Cách đánh giá của trẻ ơ hai thang công cụ này là như nhau Trẻ được yêu cầu đánh dấu những biểu hiện này ở 3
Trang 40ưu thế hơn so với YSR ở tính ngắn gọn do có 25 câu trong khi bộ công cụ YSR, có 113 câu nhưng YSR được tiến hành nghiên cứu nhiều hơn [14]; b)
bộ công cụ SDQ có một số đặc điểm như không đánh giá các vấn đề tâm bệnh nghiêm trọng (ví dụ như ám ảnh, ảo tưởng), không phân biệt bệnh cơ thể với các triệu chứng cảm xúc, hoặc hành vi xâm kích với hành vi phạm tội – phá bỏ quy tắc trong khi công cụ YSR, lại thực hiện được những việc này; c)
có những bằng chứng cho thấy bộ công cụ YSR có mối quan hệ tương đối chặt chẽ với DSM IV Rất nhiều hội chứng trong bộ công cụ YSR được mô tả giống như DSM IV Bên cạnh đó, nghiên cứu chỉ ra rằng một số hội chúng trong công cụ YSR, có tương quan về mặt thống kê với một số bệnh tương ứng ở DSM IV [45],[12,Trg 42,43] Với những điểm mạnh đó, chúng tôi lựa chọn sử dụng công cụ YSR, trong nghiên cứu của mình
Bảng tự thuật dành cho trẻ (YSR) dùng cho từ 11 đến 18 tuổi YSR bao gồm 112 item, mỗi item là một biểu hiện về các hành vi cảm xúc ở trẻ Trẻ được yêu cầu đánh dấu những biểu hiện này ở 3 mức độ (0= hoàn toàn không có, 1= phần nào hoặc thỉnh thoảng có, 2= hoàn toàn hoặc thường xuyên có) trong khoảng thời gian từ 6 tháng trở lại đây Các vấn đề này được phân thành 8 trục hội chứng chính của các hành vi và cảm xúc thường gặp ở trẻ em và vị thành niên là trầm cảm/thu mình, bệnh tâm thể, lo âu/trầm