Nâng cao chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin.

Một phần của tài liệu Công tác giám sát, đánh giá đầu tư tại Vụ Giám sát và Thẩm định Đầu tư (Trang 64)

b. Thời gian báo cáo

2.2.1. Nâng cao chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin.

Để nâng cao chất lượng công tác giám sát, đánh giá đầu tư cần phải có thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời, nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của công việc. Do vậy, càn nâng cao chất lượng của công tác thu thập thông tin cho cán bộ trong quá trình giám sát và đánh giá đầu tư.

Thông tin thu nhập được không phải lúc nào cũng chính xác, sát với thực thế của các công tác đầu tư, do đó cần phải xem xét tính đúng đắn, tính cập nhật, và phù hợp giữa các luồng thông tin khác nhau.

các nguồn khác nhau, do vậy tại Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư phải xây dựng cho mình một kênh thu thập thông tin chính xác:

Thông tin cung cấp cho cơ quan giám sát được lấy từ nhiều nguồn: từ địa phương, từ thông tin từ các ngành kinh tế, từ doanh nghiệp, từ dự án...Do đó công tác giám sát, đánh giá cần thu thập thông tin từ những nội dung cần đánh giá của dự án từ các phương pháp giám sát được đảm bảo. Thông tin có thể thu thập được qua phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp. Cán bộ giám sát, đánh giá có thể về các địa phương, cơ quan để trực tiếp thu thập thông tin, đây chính là nguồn thông tin có chính xác cao.

Để nâng cao chất lượng thông tin, ngoài thu thập thông tin cho chính xác, cần phải xử lý thông tin tốt để đạt được tính pháp lý và độ chính xác cao trong giám sát, đánh giá đầu tư. Việc xử lý thông tin là rất phức tạp, do đó Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư cần đánh giá thông tin một cách toàn diện. Việc có các thông tin khác nhau về một dự án hay một công việc làm cho thông tin không chính xác nhưng điều đó cũng giúp cán bộ thẩm định có thể đánh giá một cách khách quan và đưa ra các kết luận chạt chẽ và có độ tin cậy cao.

Xây dựng một hệ thống cung cấp thông tin, xử lý, lưu trữ và quản lý thông tin nhằm trao đổi cung cấp kịp thời phục vụ cho công tác giám sát, đánh giá đầu tư. Đưa ra các phương pháp xử lý thông tin riêng nhằm đáp ứng yêu cầu côn việc.

Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư cần xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu riêng cho hoạt động giám sát. Có hệ thống lưu trữ thông tin về các ngành, lĩnh vực vùng lãnh thổ để phục vụ cho công tác sau này.

Thực hiện phân tích, tổng hợp các thước đo, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, suất đầu tư cho các ngành, các lĩnh vực đầu tư quan trọng và trọng điểm cho nền kinh tế cho cả nước.

Để có hệ thống cơ sở dữ liệu cho hoạt động này cần phải đầu tư thêm máy móc, thiết bị để chương trình phần mềm tin học ứng dụng trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư.

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, vấn đề hiện đại hóa, tin học hóa là rất cần thiết. Trên thế giới nhiều nước đã sử dụng những công nghệ tự động hóa, mạng máy tính siêu nhanh và đầy đủ, họ có thể ngồi một chỗ cũng nắm bắt được các thông tin cần thiết. Công nghệ thông tin đáp ứng được yêu cầu về lưu trữ và truyền tải dữ liệu.

Trong khi đó vấn đề công nghệ ở nước ta nói chung và tại Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư nói riêng trở nên rất búc xúc và nhiều thiếu thốn. Do đó cần thực hiện tin học hóa toàn bộ hệ thống giám sát và thẩm định. Xây dựng hệ thống máy tính kết nối Internet giữa các phòng, ban trong Vụ GS&TĐĐT, giữa các đơn vị quản lý đầu tư với nhau trong các nước, để trao đổi và cập nhật thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý đầu tư.

Các cán bộ của Vụ đều được trang bị máy tính để sử dụng nhưng còn nhiều máy tính đã cũ, do đó cần phải đầu tư thêm cho hệ thống máy tính, các chương trình phần mềm chuyên dụng đưa các chỉ tiêu kinh tế cần thiết trong việc giám sát, đánh giá vào cac chương trình phần mềm để có kết quả giám sát, đánh giá chính xác và nhanh chóng hơn.

Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về các dự án đã và đang thẩm định, các dự án đang theo dõi giám sát, đánh giá. Cơ sở dữ liệu đó rất quan trọng đối với hoạt động đầu tư do đó cần thực hiện bảo quản kỹ các cơ sở dữ liệu.

Xây dựng mạng lưới thông tin đầy đủ, chương trình quản lý dữ liệu phục vụ cho cán bộ, chuyên viên dễ dàng truy cập khi thực hiện công tác thẩm định cũng như công tác giám sát đánh giá đầu tư.

Trong thời gian tới các cán bộ trong Vụ cũng cần được đào tạo về cách sử dụng công nghệ mới, vi tính hóa trong công việc.

2.2.2. Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật liên quan đến công tác giám sát, đánh giá đầu tư. sát, đánh giá đầu tư.

Hệ thống văn bản pháp luật là cơ sở cốt lõi cho mọi hoạt động của công tác giám sát và đánh giá đầu tư. Từ theo dõi, kiểm tra và đánh giá đầu tư đều dựa theo quy định của pháp luật. Như vậy cần thiết phải xây dựng một hệ thống quy phạm pháp luật hoàn chỉnh và tránh chồng chéo.

Nhà nước cần có quy định chung về chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư: các báo cáo định kỳ 6 tháng 1 lần của Bộ, ngành, địa phương; chế độ báo cáo thường xuyên của các đơn vị trực thuộc; các báo cáo thực hiện 6 tháng, 1 năm của chủ đầu tư; các báo cáo giám sát đánh giá dự án của ban quản lý dự án, như Thông tư 03/2003/TT-BKH đã đưa ra các mẫu về báo cáo hàng năm tổng thể đầu tư; báo cáo thực hiện giám sát đầu tư; báo cáo tổng hợp về giám sát, đánh giá dự án đầu tư; báo cáo giám sát, đánh giá chuẩn bị đầu tư dự án; báo cáo kế hoạch triển khai thực hiện dự án; báo cáo giám sát, đánh giá thực hiện đầu tư; báo cáo giám sát, đánh giá

kết thúc dự án đầu tư. Kèm theo các báo cáo này là đánh giá tình hình thực hiện giám sát đầu tư và kết quả đạt được và đề xuất các giải pháp, kiến nghị.

Để tăng cường trách nhiệm của các cấp trong công tác giám sát, đánh giá đầu tư cần ban hành các quy định, yêu cầu các cơ quan đơn vị trong cả nước gửi báo cáo giám sát đúng thời gian quy định và các báo cáo có nội dung, chất lượng tốt, đầy đủ thông tin chi tiết, xử lý đối với những cơ quan không gửi báo cáo hoặc báo cáo nhưng thiếu khách quan như vậy công tác giám sát, đánh giá của Vụ GS&TĐĐT mới thực hiện tốt nhiệm vụ tổng hợp và phân tích để báo cáo Thủ tướng chính phủ.

Ban hành và sửa đổi bổ xung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Loại bỏ các văn bản không còn phù hợp, tránh chồng chéo giữa luật và các văn bản dưới luật, kiến nghị sửa đổi những văn bản không phù hợp thuộc thẩm quyền ban hành của cấp trên.

Hoàn thiện và ban hành quy định về định mức chi phí giám sát, đánh giá đầu tư chung, đầy đủ giữa văn bản các Bộ, ngành. Các hướng dẫn quản lý, sử dụng chi phí giám sát, đánh giá đầu tư.

Hoàn thiện thông tư hướng dẫn điều kiện năng lực của tổ chức và các nhân thực hiện tư vấn đánh giá dự án đầu tư..v.v.

Ngoài ra cần đề xuất các chế tài cụ thể để đảm bảo thực hiện nghiêm túc công tác giám sát, đánh giá đầu tư. Các chế tài còn quy định chung trách nhiệm của các cơ quan, cần có các quy định về trách nhiệm cá nhân, hình thức và mức độ xử lý các vi phạm đồng thời có biện pháp xử lý giám sát thường xuyên trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư (chuẩn bị đầu tư, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, đấu thầu...), tìm các biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư, rút kinh nghiệm và chấn chỉnh công tác đầu tư.

Thực hiện nghiêm việc xử lý hành vi vi phạm các quy định về Báo cáo giám sát, đanh giá đầu tư theo Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 11/5/2007 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Gắn công tác giám sát, đánh giá đầu tư với công tác giao kế hoạch, điều chỉnh dự án đầu tư (cơ quan có thẩm quyền chỉ giao kế hoạch vốn và điều chỉnh dự án khi dự án có báo cáo giám sát, đánh gia đầu tư theo quy định).

Để công tác giám sát, đánh giá đầu tư được tốt, cần tăng cường hệ thống thẩm định, thẩm tra dự án đầu tư. Công tác thẩm định dự án ngay từ ban đầu được

tiến hành tốt, nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư sẽ khắc phục được những tồn tại về thất thoát, lãng phí, chậm tiến độ trong đầu tư, xây dựng. Hoàn thiện các văn bản về công tác thẩm định, sửa đổi, bổ xung và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới phù hợp thay thế các văn bản trước đây.

Tránh chồng chéo, mâu thuẫn giữa các quy định về thẩm định giữa các Bộ, ngành, như của Bộ KH&ĐT, của Bộ Xây dựng… nhằm đưa ra một quy chế chung cho công tác thẩm định, điều đó tạo điều kiện làm việc một cách nhanh chóng và có hiệu quả.

Trong hệ thống các văn bản pháp luật liên quan cần xác định rõ trách nhiệm của các đơn vị giám sát và đánh giá đầu tư như: Thủ trưởng của các Bộ, ngành, địa phương và chủ đầu tư chịu trách nhiệm về các hậu quả do không tổ chức thực hiện việc giám sát, đánh giá đầu tư hoặc không báo cáo theo quy định; Các cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư phải chịu trách nhiệm về nội dung các báo cáo của mình; Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo của mình và phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về mọi hậu quả phát sinh do không thực hiện hay thực hiện không đầy đủ các quy định về giám sát đầu tư hoặc do báo cáo, cung câp thông tin sai sự thật về tình hình thực hiện đầu tư trong phạm vi mình quản lý; Các Bộ, ngành, địa phương phải xem xét và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh, các kiến nghị của các cơ quan giám sát, đánh giá đầu tư về những vấn đề thuộc quyền hạn và trách nhiệm của mình.

Một phần của tài liệu Công tác giám sát, đánh giá đầu tư tại Vụ Giám sát và Thẩm định Đầu tư (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w